2.3.2.1 Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% được trồng ở giai đoạn sau năm 1993, trong độ tuổi từ 10 – 15 năm. Đây là số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này. Trong khi đó số diện tích cà phê còn lại có 139.600 ha , chiếm 27,9% được trồng trong giai đoạn từ 1988 – 1993, đến nay ở tuổi từ 15 – 20 năm, phần lớn diện tích này đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn già cỗi và khả năng cho năng suất giảm dần. Số diện tích cà phê trồng từ trước năm 1988 đến nay đã trên 20 năm tuổi có tới 86.400ha chiếm 17,3%. Những diện tích này đã già cỗi và không còn khai thác có hiệu quả cần phải được thay thế.
Như vậy có thể thấy rằng trong thời gian 5 – 10 năm tới sẽ có trên 50% diện tích cà phê của Việt nam đã hết thời kỳ kinh doanh có hiệu quả phải cưa đốn phục hồi hoặc phải trồng lại. Cùng với diện tích cà phê già cỗi tăng lên thì tổng sản lượng cà phê của cả nước sẽ giảm xuống, không còn khả năng duy trì ở con số khoảng 1 triệu tấn như hiện nay.
trồng mới được tăng lên đáng kể, có năm tới gần 30.000ha. Nhưng hầu hết những diện tích trồng mới này không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là được trồng trên những nơi không thích hợp như tầng đất nông, độ dốc lớn, nơi thiếu nguồn nước tưới v.v… và không ít trong số đó là đất rừng. Do vậy dù diện tích trồng mới có tăng lên, nhưng do được trồng ở những vùng không thích hợp sẽ khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao do năng suất thấp và chi phí sản xuất tăng cao. Số diện tích trồng mới này không những không đủ bù đắp phần sản lượng thiếu hụt của những diện tích cà phê già cỗi phải thanh lý mà còn đe dọa trực tiếp đến tính bền vững của những diện tích cà phê còn lại do môi trường bị hủy hoại, trong đó đặc biệt là nguồn nước tưới.
Cùng với việc mở rộng diện tích không theo quy hoạch, ngành cà phê Việt nam trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ 1990 trở đây do có nhiều năm giá cà phê lên cao người trồng cà phê đã loại bỏ cây che bóng, đồng thời tăng cường bón phân hóa học, lượng nước tưới v.v… nhằm mục đích đạt được năng suất tối đa. Những biện pháp thâm canh cao độ này không những đã làm cho cây cà phê nhanh chóng bị kiệt sức, sớm già cỗi mà còn làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm phát sinh nhiều loại sâu, bệnh hại, trong đó đặc biệt là nấm bệnh và tuyến trùng hại rễ. Thực tế trong những năm qua đã có hàng chục ngàn ha cà phê bị bệnh không có khả năng phục hồi phải thanh lý và nhiều diện tích cà phê già cỗi sau khi thanh lý cũng không có khả năng trồng lại được cà phê.
2.3.2.2 Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao.
Quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động. Để thực hiện các khâu chăm sóc làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại v.v… và thu hoạch trong một năm, trung bình 1 ha cà phê cần từ 300 – 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm tới trên 50%. Trước đây vào thời kỳ thu hoạch cà phê thường có hàng ngàn lao động từ các tỉnh ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu long đến vùng Tây nguyên để tham gia thu hái cà phê, nhưng bắt đầu từ một hai năm trở lại đây số lao động ở các vùng này đến Tây nguyên vào mùa thu hoạch cà phê đã giảm đi rõ rệt. Do mang tính chất thời vụ rất khắt khe, trong khoảng thời gian thu hái rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng đòi hỏi số
công lao động rất lớn chiếm trên 50% số công trong năm đã làm cho tình trạng thiếu hụt lao động càng trở nên trầm trọng, từ đó đẩy giá ngày công lên cao. Trước sức ép về thiếu hụt lao động và chi phí ngày công tăng cao, để giảm chi phí công thu hái người nông dân có xu hướng giảm số lần thu hái xuống còn một đến 2 lần dẫn đến chất lượng cà phê bị giảm sút do thu hái quả xanh và thiếu hụt điều kiện phơi xấy.
Quá trình công nghiệp hóa không những không thu hút được lực lượng lao động đến từ các vùng khác mà ngay cả một bộ phận lực lượng lao động thanh niên trẻ, khỏe từ các vùng trồng cà phê về các thành phố, khu công nghiệp làm cho lực lượng lao động trong ngành cà phê ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Như vậy có thể thấy trước rằng trong những năm tới việc thiếu hụt lao động sẽ là một áp lực nặng nề cho người trồng cà phê và chi phí công lao động sẽ ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong các khoản chi phí sản xuất. Lợi thế cạnh tranh về giá ngày công lao động rẻ trong ngành cà phê Việt nam so với các nước khác sẽ không còn.
Cùng với sự thiếu hụt lao động và chi phí nhân công tăng cao, giá cả vật tư phân bón, xăng dầu v.v… cũng đang có xu hướng ngày càng tăng cao sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận thu được từ sản xuất cà phê sẽ ngày một giảm sút. Thực tế trong năm vụ 2007 – 2008 tuy giá cà phê có tăng cao nhưng do chí phí công lao động và vật tư phân bón v.v… tăng cao nên người trồng cà phê vẫn không thu được nhiều lợi nhuận.
2.3.2.3. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.
Trên 80% diện tích cà phê cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý, số diện tích cà phê còn lại thuộc các doanh nghiệp Nhà nước quản lý, nhưng sau khi thực hiện cơ chế giao khoán đến từng người lao động thì số diện tích này thực chất cũng do hộ nông dân quản lý. So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,5 – 1ha và mang tính tương đối độc lập. Số hộ gia đình có diện tích lớn trên 5 ha và sản xuất dưới hình thức trang trại chiếm một tỷ lệ không đang kể. Do hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ và tương đối độc lập dẫn đến suất đầu tư/ tấn sản phẩm của từng hộ gia đình nói riêng và toàn ngành cà phê nói chung tăng cao do hộ gia đình nào cũng phải tự mua sắm
máy bơm, phương tiện vận chuyển, máy xay xát v.v… đầu tư xây dựng sân phơi, kho tàng, v.v… nhưng hiệu quả sử dụng thấp vì chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn trong năm từ đó làm tăng chí phí sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng v.v… cũng hết sức khó khăn, do diện tích nhỏ, manh mún và khả năng tài chính hạn hẹp. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, trong đó đặc biệt là nguồn nước ngầm và tài nguyên rừng. Cũng do hình thức tổ chức theo kiểu sản xuất, nhỏ lẻ, phân tán và tính độc lập tương đối của các hộ gia đình nên sản phẩm làm ra không những chất lượng không cao mà còn không ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hái chế biến khác nhau, từ đó làm cho chất lượng cà phê của toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc xây dựng thương hiệu, chứng chỉ chất lượng hàng hóa khó có thể thực hiện được.
2.3.2.4. Nhận thức và khả năng của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu cà phê
Sự phát triển của cây cà phê nước ta là thành tựu lớn trong thế kỷ XX. Từ chỗ không được ghi vào bản đồ các nước trồng cà phê, đến nay, Việt Nam đã ở vị trí thứ hai (chỉ sau Brazil) về cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới. Cà phê Việt Nam đã có mặt trên toàn thế giới, nhưng dường như người tiêu dùng các nước vẫn chưa biết rõ về điều đó. Họ hằng ngày vẫn dùng cà-phê nhãn hiệu Nestle, Maxell, Folger... Mãi cho đến những năm gần đây, một số doanh nghiệp, trong đó có Vina cà phê, cà phê Trung Nguyên... mới bắt đầu quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam một cách tích cực trên thị trường thế giới.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành cà phê thì Việt Nam tuy là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê, nhưng thực tế thương hiệu cà phê Việt Nam còn rất mờ nhạt. Việc phát triển thương hiệu cà phê của nước ta đến nay vẫn chưa tương xứng với quy mô của ngành, thậm chí việc quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam dường như cũng chưa được chú ý tới. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa chú trọng đến chất lượng do kỹ thuật chế biến cũng như chưa có một chiến lược xác định đâu là ưu thế nổi trội để phát triển. Và đặc biệt quan trọng là một chiến lược tổng thể để đưa cà