Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, mục tiêu trước mắt của công ty là đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành Nhà máy Xi măng Đồng Lâm tại xã Phong An, huyện
Trang 1PHÒNG ĐẦU TƯ – TÀI TRỢ DỰ ÁN
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH
Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
**************
Kính gửi: TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
GIỚI THIỆU CHUNG
A GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG LÂM
Tên viết tắt : DONGLAM., JSC
Địa chỉ trụ sở chính : Thôn Cổ Xuân, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
HuếĐiện thoại : 054.375 1702
Công ty Cổ phần Xây dựng và dịch vụ thương
1 Tên dự án : NHÀ MÁY XI MĂNG ĐỒNG LÂM
2 Địa điểm đầu tư : Lâm trường Phong Điền, thôn Đồng Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
3 Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm
Trang 24 Mục tiêu của dự án : Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Đồng Lâm công suất 5.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1.650.000 tấn clinker/năm, tương đương 2.062.500 tấn xi măng/năm).
5 Quy mô Dự án và các thiết bị chính:
• Quy mô đầu tư:
Dự án tổng thể Nhà máy xi măng Đồng Lâm dự kiến sẽ đầu tư dây chuyền sản xuất đồng
bộ từ tiếp nhận, đập, vận chuyển, đồng nhất sơ bộ nguyên liệu đến sản xuất clinker, nghiền xi măng, đóng bao và xuất sản phẩm với công suất 5000 tấn clinker/ngày, bao gồm:
- 01 dây chuyền sản xuất clinker đồng bộ từ công đoạn tiếp nhận và đập nguyên liệu đến công đoạn nghiền liệu, nung clinker:
+ Năng suất lò nung : 5.000 tấn clinker/ngày (~ 1.650.000 tấn clinker/năm)
+ Số ngày hoạt động : 330 ngày/năm
- 01 dây chuyền nghiền, đóng bao và phân phối sản phẩm:
+ Nghiền xi măng : năng suất 120 tấn/h (~ 800.000 tấn XM/năm)
+ Đóng bao : năng suất 100T/h x 2
• Các thiết bị chính:
Dây chuyền sản xuất nhà máy xi măng Đồng Lâm được lựa chọn với thiết bị tiên tiến và hiện đại, công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô với tháp trao đổi nhiệt và buồng phân hủy Thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thế giới, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đồng thời đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường thiên nhiên, bao gồm các thiết bị chính sau:
- Đập đá vôi: Máy đập búa 1 cấp với năng suất 750t/h để đập đá vôi từ kích thước ≤ 1.500mm xuống cỡ hạt ≤ 70mm
- Đập sét: Máy đập 2 trục răng xoắn (đập 1 cấp) với năng suất 200t/h có thể đập được cả sét dẻo độ ẩm cao, sét cứng và cao silic khi cần thiết
- Đập phụ gia, thạch cao: Máp đập thạch cao và phụ gia puzzolan với năng suất 250t/h đạt
cỡ hạt cho phép ≤ 70mm với máy nghiền đứng
- Tiếp nhận và vận chuyển than: Hệ thống tiếp nhận và vận chuyển than cám được bố trí song song với hệ thống tiếp nhận thạch cao và phụ gia Năng suất hệ thống là 200t/h
- Công đoạn nghiền nguyên liệu: 01 máy nghiền đứng kết hợp thiết bị phân ly hiệu suất cao có năng suất sản phẩm nghiền đạt 320t/h
- Hệ thống lò nung: Lò quay phương pháp khô, năng suất lò hoạt động bình thường là 4.000t/ngày đêm Hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 (hoặc 2) nhánh, 5 tầng xyclon có buồng phân hủy với tỷ lệ phân hủy cacbonat trước khi vào lò đến 92%
- Hệ thống làm nguội clinker: Thiết bị làm lạnh với hiệu suất thu hồi nhiệt cao, có trang bị máy đập clinker quá cỡ Năng suất thiết bị ghi làm lạnh clinker phù hợp với năng suất lò nung
có tính đến dự phòng cần thiết
Trang 3- Công đoạn nghiên than: Máy nghiền đứng kết hợp thiết bị phân ly hiệu suất cao với năng suất sản phẩm nghiền đạt 30t/h.
- Công đoạn nghiền xi măng: Hệ thống 01 máy nghiên con lăn đứng, năng suất 120t/h với
độ mịn sản phẩm ≥ 3.500 cm2/g Sử dụng lọc bụi tay áo để thu hồi sản phẩm và khử bụi cho hệ thống nghiền, đảm bảo nồng độ bụi không quá 30 mg/Nm3
- Công đoạn đóng bao và xuất sản phẩm:
+ Sử dụng 02 máy đóng bao kiểu quay 8 vòi, có thiết bị tiếp bao, làm sạch bao và phá bao tự động, năng suất mỗi máy là 100t/h với loại bao 50 ± 0,15 kg
+ Sử dụng 03 máng xi măng bao đường bộ cho ôtô, năng suất 3x100t/h
+ Sử dụng 01 đầu xuất xi măng rời dạng telescopic cho xe bồn, năng suất 1x100t/h
+ Sử dụng 02 đầu xuất clinker đường bộ, năng suất 2x100t/h
6 Tổng vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Đơn vị: nghìn đồng
STT Chi phí Giá trị chưa thuế Thuế GTGT Giá trị sau thuế Giá trị sau thuế
quy đổi USD
4 Chi phí đền bù GPMB 5.799.159 0 5.799.159 324.719
Tổng VĐT 3.417.246.293 113.501.75
9 3.530.748.052 197.701.330
Tỷ giá quy đổi: 1USD = 17.859 VND
7 Cơ cấu nguồn vốn:
Trang 4+ Vay thương mại : 880.000.000.000 đồng
PHẦN I: PHẦN THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN
a GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG LÂM
Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm có số đăng ký kinh doanh 3300384306 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 10/08/2009, đăng ký lần đầu ngày 06/12/2005
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Khai thác và chế biến khoáng sản
- Sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng
- Xây dựng các công trình dân dụng
- Xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và viễn thông
- Xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu nhà dân cư, khu công nghiệp, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại; công trình cảng sông và cảng biển
Vốn điều lệ: 1.200.000.000.000 đồng (Một nghìn hai trăm tỷ đồng chẵn)
Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, mục tiêu trước mắt của công ty là đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành Nhà máy Xi măng Đồng Lâm tại xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Vì vậy đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp chưa có hoạt động kinh doanh nào, các phát sinh hiện tại đều phục vụ Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Các cổ đông góp vốn tính đến thời điểm hiện tại gồm:
- Công ty Cổ phần Quốc tế ASEAN (50%)
- Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, thương mại và công nghệ Hà Nội (25%)
- Công ty Cổ phần Xây dựng và dịch vụ thương mại Vạn Niên (25%)
i Hồ sơ pháp lý của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm
Hồ sơ pháp lý của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm gồm có:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300384306 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 10/08/2009 (thay đổi lần 5), đăng ký lần đầu ngày 06/12/2005
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế do Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 05/01/2006
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 20/12/2005
- Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm số 02/2007/QĐ-DOLACE ngày 03/08/2007
Trang 5- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm số 11QĐ-HộI ĐồNG QUảN TRị ngày 16/08/2007.
- Điều lệ Công ty CP Xi măng Đồng Lâm
- Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2006, 2007, 2008
- Hồ sơ pháp lý và báo cáo tài chính của các cổ đông
Căn cứ các Hồ sơ pháp lý của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm, các cổ đông của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm, Phòng Đầu tư – Tài trợ Dự án có ý kiến như sau:
Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm được thành lập theo đúng các quy định của pháp luật Trong đăng ký kinh doanh của Công ty thể hiện rõ Công ty được phép làm chủ đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp
Các cổ đông đều có tư cách pháp nhân đầy đủ, có trụ sở, tài khoản, con dấu riêng và hạch toán độc lập tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành Các cổ đông đều đã được Hội đồng Quản trị thống nhất đồng ý tham gia góp vốn vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm Người đại diện các cổ đông được uỷ quyền theo đúng quy định của pháp luật
Như vậy, có thể đánh giá Công ty có đủ năng lực pháp lý để xây dựng và vận hành Nhà máy Xi măng Đồng Lâm, hồ sơ pháp lý đầy đủ, hợp lệ, đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng
ii Quá trình hình thành.
Tháng 10/2005, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định đồng ý cho Công ty CP Quốc tế ASEAN được tiến hành lập các thủ tục đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Tháng 11/2005, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thành lập do Công ty CP Quốc tế ASEAN chiếm cổ phần chi phối đã tiếp nhận lại toàn bộ dự án
Tháng 03/2006, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Tháng 05/2006, Sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp giấy chứng nhận thỏa thuận sơ
bộ bước đầu bố trí mặt bằng về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình nhà máy xi măng Đồng Lâm
Tháng 06/2006, Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã chính thức phê duyệt dự án đầu tư Nhà máy xi măng Đồng Lâm công suất 4.000 tấn clinker/ngày – tỉnh Thừa Thiên Huế
Tháng 03/2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn chấp thuận cho phép Công
ty CP Xi măng Đồng Lâm thăm dò đá vôi, đất sét tại khu vực triển khai dự án
Tháng 11/2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất thỏa thuận về phương án cấp điện thi công và giải phóng mặt bằng nhà máy
Tháng 02/2008, Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã chính thức phê duyệt Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm với tổng mức đầu tư mới
iii Nhân sự và quản trị điều hành.
Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm triển khai thực hiện theo sơ đồ sau:
Đại hội đồng cổ đông
Trang 6- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.
- Ban kiểm soát: Gồm có một kiểm soát trưởng là cổ đông của Công ty và hai kiểm soát viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính và các công tác khác ghi trong Điều lệ Công ty
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản trị Công ty Hội đồng Quản trị thay mặt Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ như quy định của Điều lệ Công ty.Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại diện cho Công ty trước pháp luật và các đối tác liên quan, là người thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
- Dưới Hội đồng Quản trị là Ban Điều hành
Công ty CP Xi măng Đồng Lâm quản lý theo mô hình như các Công ty xi măng liên doanh trong nước và một số Công ty Xi măng nước ngoài Toàn bộ được phân bố theo 04 khối như sau:
- Khối Hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý tài liệu, quản lý các mối quan hệ và thông tin công cộng, tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ cá nhân; Cùng các bộ phận khác lập kế hoạch tuyển dụng, làm các thủ tục về chế độ cho người lao động; Kiểm tra, giám sát công tác an toàn,
Hội đồng Quản trị Ban Kiểm soát
Ban Điều hành
Khối
Hành chính tổng hợp
Khối Tài chính kế tóan
Khối Thị trường
Khối Sản xuất
Trang 7y tế, vệ sinh và bảo hộ lao động trong các nhà máy và các bộ phận khác thuộc Công ty; Quản lý ngày công của CBCNV trong Công ty.
- Khối Tài chính, kế toán: Do Kế toán trưởng điều hành, có trách nhiệm, tính toán chi phí sản xuất, lỗ, lãi, thuế Quản lý tài chính, báo cáo thống kê Phân tích các hoạt động kinh tế của Công ty Lập kế hoạch sử dụng vốn và hoàn trả vốn vay Giám sát các hoạt động hợp tác và kế toán Bảo quản tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng Giải quyết thanh quyết toán và cùng khối Hành chính tổng hợp tính toán lương, thưởng cho CBCNV trong Công ty
- Khối Thị trường: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về các hoạt động kinh doanh của Công ty Phụ trách kinh doanh trên toàn quốc bao gồm cả vận tải xuất, nhập xi măng, clinker trên phương diện giao thông, thủy, bộ
- Khối Sản xuất: Do Giám đốc sản xuất quản lý Trong đó có 01 giám đốc và 01 phó giám đốc trực tiếp quản lý các nhà máy như sau: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ vấn đề sản xuất tại nhà máy; Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về kế hoạch vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh an toàn cho thiết bị và con người tại nhà máy; Chịu trách nhiệm khai thác tối đa công suất thiết bị; Đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra của các sản phẩm theo yêu cầu của Ban Giám đốc
Về bộ máy lãnh đạo hiện tại của Công ty như sau:
Bà Đào Thị Thanh, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm,
là cử nhân, chuyên ngành Thống kê Công nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân Trước khi tham gia vào Công ty Đồng Lâm, bà Thanh là Phó Giám đốc Xí nghiệp mỳ Chùa Bộc
Ông Phan Lê Dũng, sinh năm 1963, kỹ sư công nghệ hóa học, giữ chức Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm Ông Dũng có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xi măng với quá trình công tác như sau:
Tháng 4/1984 – 12/1993: Phó, Quản đốc Nhà máy xi măng Kiên Lương
Tháng 1/1994 – 11/1999: Trưởng phòng Kế hoạch Công ty xi măng Hà Tiên 2
Tháng 12/1999 – 7/2001: Phó phòng điều độ Tổng công ty xi măng Việt Nam
Tháng 8/2001 – 9/2003: Trưởng phòng quản lý các dự án Công ty xi măng Hà Tiên 1.Tháng 10/2003 – 12/2004: Trưởng phòng Tổ chức lao động Công ty xi măng Hà Tiên 1.Tháng 1/2005 – 8/2007: Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng FICO Tây Ninh.Tháng 9/2007 – hiện nay: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm
Ông Lê Viết Huấn, sinh năm 1974, tốt nghiệp Học viện Tài chính năm 1996, hiện giữ chức vụ Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng tại Công ty CP Xi măng Đồng Lâm Năm
2004, ông Huấn là Phó trưởng phòng Tài chính kế toán của Công ty Xi măng Hải Phòng Đến cuối năm 2005, giữ chức vụ Phó Giám đốc bộ phận kiêm Trưởng phòng Kế toán Công ty Xi măng Hải Phòng
b TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG GÓP VỐN
Trang 8Tình hình góp vốn của các cổ đông đến thời điểm 31/08/2009
Tên cổ đông
Tỷ lệ vốn góp
Số vốn phải góp Số vốn đã góp Số vốn còn
phải góp
Kế hoạch góp vốn đến 31/12/2009
Công ty CP Quốc tế
Asean 50% 600.000.000.000 60.000.000.000 540.000.000.000 180.000.000.000Công ty CP Đầu tư
A TÀI SẢN
I Tài sản ngắn hạn 4.868.436.053 14.479.387.927 32.625.496.445
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 4.000.000.000 11.983.791.331 12.398.375.103
Trang 92 Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0
TỔNG NGUỒN VỐN 7.338.728.362 27.528.335.906 102.899.250.888
Qua bảng cân đối kế toán trên, có thể thấy tài sản của Công ty trong năm 2008 tăng lên đáng kể
so với các năm trước (tăng 273,79% so với năm 2007) Tài sản của công ty tăng lên nhiều như vậy là do tài sản cố định tăng Năm 2008, Công ty đã triển khai xây dựng nhà điều hành công trường, đường giao thông, các công trình phụ trợ để chuẩn bị xây dựng nhà máy chính Nhờ đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh, làm cho tổng tài sản cũng tăng theo
Về nguồn vốn, năm 2008 vốn chủ sở hữu là 91.565.000.000 đồng, tăng 2189,12% so với năm
2007 Vốn chủ sở hữu tăng là kết quả góp vốn của các cổ đông Dự kiến trong năm 2009, các cổ đông sẽ phải góp thêm 360 tỷ
Khoản mục các khoản phải thu: Khoản mục này của Công ty chiếm phần lớn trong khoản mục
Tài sản ngắn hạn (Năm 2006, chiếm 82,16%; Năm 2007, chiếm 82,76%; Năm 2008, chiếm 38,00%) Các khoản phải thu của Công ty chủ yếu là các khoản trả trước cho người bán (ứng trước các hợp đồng) Ngoài ra, tài sản ngắn hạn khác cũng có một phần là thuế GTGT được khấu trừ
Khoản mục nợ ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng không đáng kể trong khoản mục nợ phải trả, trung bình
chỉ từ 5% - 8% Nợ ngắn hạn của Công ty hiện nay chủ yếu là các khoản phải trả người bán và công nhân viên
Nợ dài hạn: Khoản mục nợ dài hạn của Công ty tăng nhanh do Công ty đang trong giai đoạn đầu
tư xây dựng cơ bản Đây là khoản nợ vay trung dài hạn của Ngân hàng Bắc Á
Nhận xét: Công ty xi măng Đồng Lâm được thành lập đã được 4 năm, tuy vậy vẫn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản Do đó, những số liệu về biến động tài sản như trên là hoàn toàn hợp lý
1 Công ty CP Quốc tế ASEAN
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Quốc tế ASEAN số 055938 do
Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 31/03/1999, thay đổi lần 2 ngày 30/01//2002
- Trụ sở doanh nghiệp: Số 6 – 8 Phố Chùa Bộc, Q Đống Đa, Hà Nội
- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VND
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch TDTT vui chơi giải trí, hội chợ triển lãm, hội nghị hội thảo; Kinh doanh bất động sản …
Công ty CP Quốc tế ASEAN đã cử Bà Đào Thị Thanh – Quyền Tổng Giám đốc Công ty
CP Quốc tế ASEAN là người đại diện phần vốn góp của Công ty
Kết quả kinh doanh của Công ty như sau:
Trang 10
Hiện tại, tòa nhà số 9 Đào Duy Anh và khu văn phòng cho thuê số 6 Tràng Tiền đã đi vào hoạt động Nhà máy thủy điện Za Hưng đã phát điện vào tháng 09/2009 Doanh thu dự kiến từ một số dự án chủ yếu của Công ty ASEAN trong 02 năm tới như sau:
Đơn vị: đồng
của Asean Năm 2010 Năm 2011
1 Tòa nhà cho thuê số 9 Đào Duy Anh 5% 2.145.800.000 3.628.800.000
2 Tòa nhà cho thuê số 6 Tràng Tiền 65% 25.000.000.000 37.346.400.000
3 Nhà máy thủy điện Za Hưng 19% 5.000.000.000 9.500.000.000
4 Tổ hợp văn phòng cho thuê số 6
Công ty CP Quốc tế ASEAN có tiềm lực tài chính mạnh Các cổ đông của Công ty đều có khả năng tài chính lớn, đang giữ những vị trí quan trọng tại các công ty khác Cho đến thời điểm này Công ty đã góp vốn đầy đủ theo đúng tiến độ góp vốn do Công ty CP Xi măng Đồng Lâm yêu cầu Với những tiềm lực hiện có, Công ty có thể đáp ứng được nguồn vốn góp theo cam kết
2 Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Vạn Niên
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055962 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ
An cấp lần đầu vào ngành 06 tháng 02 năm 1999, thay đổi lần thứ 9 vào ngày 09 tháng 12 năm 2004
- Trụ sở chính: Số 166 Nguyễn Thái Học, thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An
- Ngành nghề kinh doanh: xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng, kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản…và một số lĩnh vực khác
Trang 11Dự kiến doanh thu từ một số dự án lớn của Công ty trong 02 năm tới như sau:
Đơn vị: đồng
của Vạn Niên Năm 2010 Năm 2011
1 Tòa nhà cho thuê số 9 Đào Duy Anh 95% 15.000.000.000 34.947.200.000
Như vậy, Công ty có khả năng góp đủ vốn như cam kết
3 Công ty CP Đầu tư Xây dựng, Thương mại và Công nghệ Hà Nội
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003824 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 09/03/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 31/01/2008
- Trụ sở doanh nghiệp: Số 61 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội
- Vốn điều lệ: 400.000.000.000 VND
Trang 12- Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: dịch vụ tư vấn xây dựng, dịch vụ tư vấn đầu tư, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng, tổng thầu tư vấn và quản lý các dự án xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp, bưu điện, đường dây trạm biến thế điện và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
3 Lợi nhuận sau thuế 91.017.257 123.271.684 (1.460.257.562)
Là một công ty mới thành lập nhưng 02 năm liền (năm 2006 và 2007) hoạt động của công
ty đều có lãi Đến năm 2008, do chi phí tài chính của công ty tương đối lớn nên Công ty bị lỗ Tuy nhiên, hiện tại, Công ty đã và đang thi công một số công trình xây dựng lớn: Khách sạn Hùng Vương Huế tại thành phố Huế, khu chung cư và nhà ở cao cấp Quang Minh tại tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án khu chung cư và biệt thự Làng Đoàn Kết, Bên cạnh đó, công ty cũng đã tham gia góp vốn đầu tư vào rất nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Thái An, Dự án khai thác mỏ Kon Hà Nừng, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kim loại Titan, khai thác bauxit…Khi các dự án này đi vào hoạt đông, tiềm lực tài chính của công ty được khẳng định rõ
Một số nguồn thu của công ty trong những năm tới:
Đơn vị: đồng
của HN.CIT Năm 2010 Năm 2011
1 Nhà máy thủy điện Thái An 20% 16.000.000.000 21.000.000.000
Trang 13Qua phân tích ở trên cho thấy, các cổ đông đều có tiềm lực tài chính, có khả năng góp vốn vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm.
Qua làm việc với các cổ đông và Chủ đầu tư cho thấy: đây là một dự án đầu tư nghiêm túc,
có tính khả thi và hiệu quả cao Các cổ đông có cơ chế giám sát nhau rất chặt chẽ việc thực hiện các nghĩa vụ góp vốn theo cam kết Sau khi tiến hành họp Hội đồng Quản trị về tình hình góp vốn của các cổ đông đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư sẽ chuyển cho ngân hàng biên bản góp vốn
Trang 14PHẦN II: PHẦN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
I MÔ TẢ DỰ ÁN
1 Địa điểm - vị trí thực hiện Dự án.
Xi măng Đồng Lâm được nghiên cứu xây dựng tại địa phận xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế Vị trí nhà máy nằm dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cách tỉnh lộ 9 khoảng 100m và cách thị trấn Phong Điền 5km về phía Đông Nam, cách thành phố Huế khoảng 35km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 2,8km về phía Bắc Từ nhà máy theo đường TL
9 ra QL 1A đi tới các tỉnh phía Bắc hoặc phía Nam
Diện tích chiếm đất tổng thể khu vực dự án khoảng 399,44 ha:
1 Mặt bằng nhà máy và hành lang an toàn 81,39
2 Trạm đập đá vôi và tuyến băng tải 7,48
3 Trậm đập đá sét và tuyến băng tải 5,31
5 Mỏ đá sét (trừ trạm đập đá sét khoảng 4,4ha) 56,6
6 Đường giao thông từ mỏ đá vôi về trạm đập 4,3
10 Kho vật liệu nổ và hành lang an toàn 3,7
11 Bãi đỗ ôtô chờ lấy hàng ngoài hàng rào 6,74
Khu vực này trước năm 1975 là căn cứ quân sự liên hợp Đồng Lâm do 1 trung đoàn chính quy Mỹ - Ngụy chiếm đóng Do vậy, toàn bộ khu vực sau giải phóng còn sót lại rất nhiều loại bom, mìn sát thương và đạn pháo
Tuy nhiên, tất cả các loại bom, mìn sát thương, đạn pháo trên bề mặt khu vực dự án nói riêng và huyện Phong Điền nói chung về cơ bản đã được rà phá trong thời gian trước đây nhằm phục vụ đoàn tìm kiếm MIA của USA Khi triển khai dự án, công tác rà phá bom mìn cũng đã được thực hiện với độ sâu lớn hơn (5m hay 10m)
Nhận xét:
Công trình Nhà máy xi măng Đồng Lâm nằm cách xa khu dân cư, chủ yếu là trồng bạch đàn, sắn và một số cây trồng ít giá trị khác là một thuận lợi không nhỏ của Dự án; Giúp cho công tác thu hồi đất, đền bù, tái định cư khá đơn giản, tiết kiệm đáng kể chi phí ban đầu, không ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhân dân trong khu vực Ngoài ra, mặt bằng Nhà máy còn ở gần
Trang 15mỏ đá vôi (cách mỏ đá vôi 3,6km về phía Tây Nam), mỏ đất sét (cách mỏ sét 1km về phía Tây Nam), nhờ vậy, tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
2 Quy mô công trình
Nhà máy Xi măng Đồng Lâm có công suất lò nung là 5.000 tấn clinker/ngày đêm, công suất nhà máy là 2.062.500 tấn xi măng/năm, thuộc loại nhà máy xi măng lớn, cấp công trình là cấp II Với các thông số chính như sau:
BẢNG THÔNG SỐ CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH XI MĂNG ĐỒNG LÂM
hoạt động (giờ/năm)
Năng suất thiết bị (Tấn/giờ)
Hệ số
sử dụng Yêu cầu Đặt
3 Các yếu tố kỹ thuật của Dự án :
- Mặt bằng của Dự án có diện tích khá rộng – 81,4 ha, tuy địa hình không bằng phẳng nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố cần thiết cho công tác thiết kế tổng mặt bằng, quy hoạch đường nội bộ, diện tích đất cho mở rộng sản xuất cũng như bố trí công tác thi công xây dựng Về mùa mưa, vị trí này không bị úng ngập, cũng không ảnh hưởng đến hệ thống giao thông ra vào nhà máy
- Cấu trúc địa chất của khu vực xây dựng dự án tương đối đơn giản Địa hình không có nguy cơ tác động như sói mòn, sụt lở…Đá gốc tại khu vực này là đá sét bột kết bị phong hóa thành đất sét Đá gốc có cấu tạo lớp, tương đối cứng và bị phong hóa nứt nẻ mạnh Địa chất khu vực xây dựng như vậy tương đối tốt cho việc xây dựng công trình, hoàn toàn có thể sử dụng các giải pháp móng nông trên nền thiên nhiên cho các hạng mục công trình nhỏ và vừa
Trang 16- Các thông số về địa hình, địa chất, thủy văn của Dự án Xi măng Đồng Lâm dựa trên
“Báo cáo khảo sát ĐCCT mặt bằng nhà máy – trạm đập và tuyến băng tải vận chuyển đá vôi” do Chi nhánh Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khảo sát và Xây dựng thực hiện tháng 12/2007 Được thành lập ngày 06/10/1960, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khảo sát
và xây dựng (USCo) tiền thân là Viện Khảo sát địa chất trực thuộc Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng) Công ty hiện có 13 đơn vị thành viên đang hoạt động trên khắp mọi miền đất nước và 10 Trung tâm trực thuộc cơ quan Công ty với gần 1000 cán bộ, công nhân viên trong đó có nhiều người được đào tạo chuyên môn trong và ngoài nước có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm Cho đến nay, Công ty đã thực hiện công tác thăm dò địa chất, thủy văn của các mỏ nguyên liệu phục vụ cho rất nhiều dự án lớn nhỏ trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực xi măng như: Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy xi măng Thái Nguyên, Kiên Giang, Tây Ninh, Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên, Công Thanh, Thăng Long 2, Cẩm Phả… Do đó, các thông số về địa hình, địa chất, thủy văn có độ tin cậy cao
4 Điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào:
a Nguyên nhiên liệu
về phía Nam Điều kiện giao thông khu vực mỏ như vậy là khá thuận lợi Trong khu vực mỏ không có cơ sở kinh tế nào của Địa phương cũng như Trung ương Nằm giữa khu vực mỏ đá vôi Phong Xuân là xã Điền Lộc với khoảng gần 80 hộ dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm nghiệp Hiện nay, địa phương đã giao đất, giao rừng, vì vậy, tại các khu đồi đã được trồng cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, v.v…
Thành phần của đá chủ yếu là 2 loại gồm đá vôi màu xám đen có xen kẹp các lớp thấu kính đá vôi sét màu xám đen tập trung ở phía Bắc khu mỏ có chiều dày thay đổi từ 16m ÷ 36m Thế nằm của đá cắm hướng Bắc, Đông Bắc từ 250 ÷ 500 với góc dốc 450 ÷ 700
Tổng trữ lượng khai thác của mỏ đá vôi là 71.193.000 tấn theo Quyết định số HĐTL của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản ngày 29/08/2008, đáp ứng được nhu cầu về
630/QĐ-đá vôi cho khai thác dự án trong 35 năm Khối lượng đất phủ khoảng 690.000m3
Trước khi khai thác đá vôi, lớp tầng phủ trên bề mặt đá vôi sẽ được bóc tách và vận chuyển ra bãi thải Trong quá trình khai thác đá vôi, đá phi nguyên liệu sẽ được bóc tách và vận chuyển về bãi chứa đá phi nguyên liệu
Đá vôi sau khi nổ mìn sẽ được xúc lên ôtô sau đó vận chuyển về Trạm đập đá vôi với công suất đáp ứng yêu cầu của Trạm đập đá vôi Đá vôi có kích thước lớn (không phù hợp với yêu cầu của Trạm đập) sẽ được phá vỡ bằng đầu đập thủy lực trước khi xúc lên ôtô
Trang 17Mỏ đá sét là một khu đồi dạng bát úp, sườn đồi thoải 200 ÷ 250, cao độ địa hình thay đổi
từ 44,26m ÷ 3,52m, cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam Trên bề mặt địa hình có trồng cây bạch đàn, thông
Thành phần cấu tạo mỏ đá sét gồm sét bột kết xen kẹp các lớp mỏng thấu kính sét kết nghèo Silic thuộc phụ hệ tầng trên Nằm bất chỉnh trên phụ hệ tầng trên là các thành tạo trầm tích tuổi đệ tứ (Q) phân bố trong thung lũng sông, thung lũng giữa núi
Tổng trữ lượng khai thác mỏ đá sét khoảng 16.961.000 tấn theo Quyết định số HĐTL của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản ngày 29/08/2008 Với mức trữ lượng này,
631/QĐ-dự án có thể khai thác sử dụng cho hơn 49 năm
Trước khi khai thác đá sét, lớp tầng phủ trên bề mặt sẽ được dọn sạch và vận chuyển ra bãi thải (chủ yếu là mùn và rễ cây)
Đá sét sẽ được máy xúc xúc trực tiếp từ gương tầng khai thác lên ôtô sau đó vận chuyển về Trạm đập đá sét với công suất đáp ứng yêu cầu của Trạm đập Đá sét có kích thước lớn (không phù hợp với yêu cầu của Trạm đập) sẽ được phá vỡ bằng đầu đập thủy lực trước khi xúc lên ôtô.Hiện tại, các thủ tục pháp lý cho Dự án khai thác mỏ đá vôi và đá sét đã tương đối hoàn thành Công ty đang xúc tiến triển khai thực hiện hai dự án mỏ này
• Các nguyên liệu, nhiên liệu khác:
- Laterit: Khu vực này có nhiều mỏ Laterit, ngay tại lớp phủ của mỏ đá vôi cũng có laterit với trữ lượng không nhỏ Hiện tại, nhân dân trong khu vực đang khai thác để cung cấp cho nhà máy xi măng Lucvaxi, Long Thọ Do nhu cầu về laterit của nhà máy xi măng Đồng Lâm cũng không lớn, chỉ khoảng 30.000 tấn/năm nên có thể sử dụng ngay nguồn tại chỗ khi khai thác đá vôi
- Phụ gia Puzzoland: Theo kết quả điều tra ở đề tài “Điều tra đánh giá các loại phụ gia có trên địa bàn Thừa Thiên Huế phục vụ sản xuất xi măng” do Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ trì và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chấp nhận thì trên địa bàn Thừa Thiên Huế tồn tại 2 loại phụ gia: Phụ gia hoạt tính và phụ gia đầy, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của TCVN 6882 – 2001 và TCVN 3735 – 1982 hiện hành đối với phụ gia khoáng cho xi măng
Trang 18- Thạch cao: Nguồn thạch cao sử dụng cho nhà máy được nhập khẩu từ Lào và được đơn
vị cung cấp vận chuyển bằng xe ôtô với cự ly khoảng 40km theo QL 1A từ Đông Hà về mặt bằng nhà máy Thạch cao Lào có chất lượng tốt Khối lượng tiêu thụ hàng năm 60.000 tấn
- Than cám: Than được vận chuyển từ Hòn Gai (Quảng Ninh) theo đường biển về khu vực nhà máy Đây là đặc điểm chung của các nhà máy xi măng tại khu vực miền Trung và miền Nam Khu vực nhà máy xi măng Đồng Lâm cũng có mỏ than bùn Phong Chương đã được thăm
dò đánh giá với trữ lượng khoảng 5 triệu m3 Tuy nhiên, do đặc tính lý học không thuận lợi cũng như trữ lượng thấp nên không đảm bảo cung cấp nhiên liệu lâu dài cho nhà máy xi măng
- Dầu DO: Nhà máy sử dụng dầu Do cho buồng đốt phụ tại khâu nghiền sấy nguyên liệu
và sấy lò quay Dầu DO sẽ được các Công ty kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp tận mặt bằng nhà máy
- Các vật tư phụ tùng khác:
Các loại vật tư phụ tùng khác phục vụ cho việc sản xuất của nhà máy như: Dầu mỡ, vỏ bao
xi măng, v.v…được nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ thị trường nội địa
Nhận xét chung: Các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu cho dự án tương đối thuận lợi, đáp
ứng nhu cầu về trữ lượng khai thác và sản xuất liên tục 30 năm Mỏ đá vôi, đất sét có vị trí gần khu vực nhà máy, thuận tiện trong việc vận chuyển, giảm chi phí đầu vào
b Các yếu tố đầu vào
• Nguồn cung cấp nước:
- Nước phục vụ cho quá trình thi công: Trong quá trình thi công xây dựng nhà máy, nước phục vụ thi công sẽ được cung cấp từ nguồn nước sạch do Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng & Cấp nước Thừa Thiên Huế quản lý
- Nước phục vụ quá trình sản xuất của nhà máy: Phương án cấp nước của nhà máy sẽ được lấy từ hệ thống ống dẫn nước sạch Φ200PVC chạy dọc Quốc lộ 1A của nhà máy nước tại Tứ Hạ Phương án cấp nước và thi công tuyến ống dẫn nước từ điểm giao cắt giữa QL1A và TL9 về nhà máy sẽ do Công ty TNHH Nhà nước MTV xây dựng & cấp nước Thừa Thiên Huế thực hiện Lưu lượng cấp nước dự kiến không thấp hơn 7000 m3/ngày đêm tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của nhà máy tại từng giai đoạn đầu tư
• Nguồn cung cấp điện:
- Cấp điện thi công: Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng 2,703km đường dây trên không 22KV và TBA 400kVA-22/0.4kV phục vụ thi công xây lắp nhà máy xi măng Đồng Lâm
- Cấp điện sản xuất: Theo “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2006 – 2010 và có xét đến 2015”, nhà máy xi măng Đồng Lâm sẽ được cấp điện từ đường dây mạch kép 110kV Đồng Hới – Huế, đoạn tuyến ngang qua mặt bằng nhà máy Khoảng cách cấp điện khoảng 1,5km
Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm đã ký hợp đồng nguyên tắc cấp điện phục vụ sản xuất với Công ty Điện lực 3 và hoàn thành các thủ tục như ký quỹ bảo lãnh để Điện Lực 3 đầu
tư xây dựng đường điện 110KV và trạm biến áp để cung cấp điện cho nhà máy
Trang 19Đến nay, các thủ tục đầu tư đã được tiến hành gồm: Hoàn thành công tác khảo sát, lập và phê duyệt dự án; Hoàn thành thủ tục về hướng tuyến với địa phương; Hoàn thành hồ sơ thiết kế
kỹ thuật của trạm; Đang thực hiện đấu thầu cung cấp thiết bị
• Hệ thống giao thông:
- Hệ thống giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông khu vực dự án bao gồm Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 11B, Quốc lộ 49, đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) Các hệ thống giao thông đường tỉnh, đường huyện và đường thôn xã đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá hợp lý với tổng chiều dài khoảng 545km Một số khu vực địa hình đồi núi phức tạp đã gây
ra một số khó khăn nhất định cho giao thông đường bộ cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, so với thời điểm lập dự án đầu tư, hiện nay, đường bộ từ TL 9 vào nhà máy đã hoàn thành
- Hệ thống giao thông đường sắt: Đoạn tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh Khu vực dự án nằm giữa ga Phò Trạch và ga Hiền Sĩ Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xi măng Đồng Lâm trong giai đoạn đến hết 2010 chưa tính tới khả năng sử dụng đường sắt do chi phí đầu tư tuyến đường nối từ nhà máy tới tuyến đường sắt Bắc – Nam khá cao và năng lực vận tải của ngành đường sắt hiện nay còn rất hạn chế
- Hệ thống giao thông đường sông: Các sông có khả năng khai thác vận tải thủy đáng chú
ý là sông Hương và phá Tam Giang, sông Bồ Vị trí mặt bằng nhà máy cách sông Bồ 6,5km về phía Đông Với khoảng cách này, nếu thủy văn của sông Bồ cho phép có thể thiết lập một cảng sông để trung chuyển nguyên liệu, nhiên liệu từ cảng Thuận An về nhà máy cho sà lan 200 – 300DWT Từ bến cảng về đến mặt bằng nhà máy có thể vận chuyển bằng đường bộ Tuy nhiên,
do đặc điểm của sông Bồ ngắn và có độ dốc lớn, cạn về mùa khô, độ sâu chỉ khoảng từ 0,8 – 1,5m với nhiều đoạn bị cạn nên phương án vận tải đường thủy với cảng sông trung chuyển là không khả thi Như vậy, vận tải đường thủy không phải là một lợi thế với dự án
- Hệ thống cảng biển: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 cảng biển lớn là cảng Thuận An
và cảng Chân Mây
+ Cảng Thuận An: có vị trí kinh tế xã hội tương đối thuận lợi, từ cảng có đường QL 49 nối với mạng lưới giao thông đường bộ như QL1A, QL49B,…Cảng được xây dựng năm 1968 phục vụ quân sự Sau năm 1975, cảng được khai thác như một cảng tổng hợp tiếp nhận tàu vận tải và bốc xếp hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh Cảng Thuận An nằm ở vị trí rất thuận lợi trong tuyến vận tải phục vụ dự án Khoảng cách từ cảng Thuận An về nhà máy là 50km Dự kiến cảng Thuận An sẽ tiếp nhận chủ yếu là than được vận chuyển theo đường biển từ Quảng Ninh bằng tàu tải trọng 1.000DWT Hiện nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng hai mỏ hàn bảo vệ chống xói lở cửa biển và ổn định chống bồi tạo điều kiện thuận lợi cho tàu 1.000 – 2.000 tấn ra vào cảng Ngoài ra, cảng Thuận An đang lập kế hoạch chỉnh trị luồng vào với kinh phí 135 tỷ đồng, đảm bảo cho tàu 5.000DWT ra vào dễ dàng
+ Cảng Chân Mây: Cảng Chân Mây là cảng nước sâu thuộc hệ thống cảng biển quốc gia, cách vị trí nhà máy khoảng 100km về phía Nam Năng lực thông qua hiện tại là 3 triệu tấn/năm
Dự kiến cảng Chân Mây sẽ được sử dụng để xuất clinker và xi măng bao vào miền Nam và nước
Trang 20ngoài bằng tàu 10.000 – 20.000DWT Hiện nay, công tác khảo sát, lập phương án sử dụng cảng Chân Mây đã hoàn thành.
- Hàng không: Vị trí khu vực dự án cách sân bay Phú Bài 50km về phía Nam Trong tương lai, sân bay Phú Bài sẽ được đầu tư mở rộng, nâng cấp thành sân bay du lịch quốc tế Việc đi lại, điều hành sản xuất kinh doanh và liên hệ công tác của nhà máy sẽ thuận tiện hơn rất nhiều
Nhận xét chung:
Các tuyến giao thông đường bộ tới thị trường tiêu thụ hiện tại đủ đảm bảo năng lực vận chuyển sản phẩm với khối lượng lớn Tuy nhiên, dự án không có lợi thế về đường thủy như các
dự án khác mà phải trung chuyển với cự ly từ 40km (đối với than) đến 80km (đối với clinker và
xi măng) Nhưng ảnh hưởng này không có tính quyết định và đã được xem xét, cân nhắc trong các tính toán hiệu quả của dự án
Với đặc điểm hệ thống giao thông vận tải như trên, phương án vận tải giao thông ngoài nhà máy như sau:
Giai đoạn xây dựng và lắp đặt:
Máy và thiết bị dây chuyền công nghệ của nhà máy xi măng được tiếp nhận tại cảng Chân Mây và vận chuyển về mặt bằng nhà máy theo phương án:
Cảng Chân Mây → Quốc lộ 1A (đoạn tránh Huế) → Tỉnh lộ 9 → Nhà máy
Giai đoạn sản xuất:
- Vận tải đầu vào: Hàng hóa được chở đến nhà máy gồm có nguyên liệu và nhiên liệu dùng trong sản xuất xi măng Tổng khổi lượng hàng vận chuyển vào nhà máy khoảng 6.650.000 tấn/năm Nguồn cung cấp và khối lượng từng mặt hàng được xác định như sau:
+ Đá vôi: được khai thác tại mỏ đá vôi Phong Xuân, vận chuyển về trạm đập bằng ôtô tự
đổ 36T Đá vôi sau khi đập vận chuyển về nhà máy bằng hệ thống băng tải Khối lượng
đá vôi vận chuyển về nhà máy với số lượng tối đa là 2.190.789 tấn/năm
+ Đá sét: được khai thác tại mỏ đá sét Phong Xuân, vận chuyển về trạm đập bằng ôtô tự
đổ 20 ÷ 22T Đá sét sau khi đập sẽ được chuyển về nhà máy bằng hệ thống băng tải Khối lượng đá sét vận chuyển về nhà máy là 422.271 tấn/năm
+ Laterit, phụ gia điều chỉnh: được khai thác tại mỏ laterit Phong Xuân và được chở về nhà máy bằng đường bộ (theo tỉnh lộ 11B và tỉnh lộ 9) với khối lượng là 40.000 – 50.000 tấn/năm
+ Thạch cao: dự kiến mua thạch cao Lào do Công ty Thạch cao xi măng Huế cung cấp Thạch cao được vận chuyển bằng đường bộ theo tuyến Quốc lộ 1A → Tỉnh lộ 9 → mặt bằng nhà máy Khối lượng vận chuyển là 103.125 tấn/năm
+ Puzzoland: dự kiến khai thác tại các mỏ trong khu vực gần nhà máy, vận chuyển về theo tỉnh lộ 9 và 11
+ Bazan: dự kiến được khai thác tại Quảng Ngãi, vận chuyển về cảng Chân Mây hoặc cảng Thuận An, trung chuyển về nhà máy bằng đường bộ
Trang 21+ Than cám loại 4aHG: than vận chuyển đường biển từ Quảng Ninh bằng tàu 2000DWT, cập cảng Thuận An (hoặc cảng Chân Mây) và được trung chuyển về nhà máy bằng dường bộ Khối lượng vận chuyển là 205.930 tấn/năm.
+ Các loại vật tư phụ tùng (như vật liệu nghiền, vật liệu chịu lửa, dầu mỡ bôi trơn, vỏ bao): được vận chuyển đến nhà máy bằng đường bộ với khối lượng 5000 tấn/năm
- Hình thức vận tải đầu ra: Sản phẩm của nhà máy xi măng Đồng Lâm sẽ được tiêu thụ chủ yếu theo các nguồn và phương thức sau:
+ Clinker, xi măng: Vận chuyển bằng đường bộ đến cảng Chân Mây, chuyển qua tàu biển tải trọng 10.000 – 20.000 DWT đưa vào miền Nam Khối lượng vận chuyển tối đa 825.000 tấn clinker/năm (hoặc 1.031.000 tấn xi măng/năm)
+ Xi măng tiêu thụ tại chỗ: Chủ yếu vận chuyển theo đường bộ nhờ hệ thống giao thông trong địa bàn tỉnh và hệ thống giao thông quốc gia tới các địa bàn lân cận và đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Lào theo tuyến đường Quốc lộ 49A và đường Hồ Chí Minh Khối lượng vận chuyển tối đa khoảng 1.000.000 tấn/năm
• Hệ thống thông tin liên lạc:
Trung tâm thị trấn Phong Điền cách nhà máy 3km về phía Bắc là một trong những trung tâm có hạ tầng cơ sở về thông tin liên lạc khá phát triển Khu vực dự án nằm gần trung tâm hành chính kinh tế huyện Phong Điền và thành phố Huế nên hệ thống thông tin liên lạc rất thuận tiện
Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đảm bảo thông suốt với các tuyến nội hạt, trong nước và quốc tế
c Các nguồn lực khác:
Dự án nằm gần trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc Trung Bộ nên việc huy động các nguồn lực cho dự án khá thuận lợi và dễ dàng với chi phí thấp
II GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ TƯ VẤN
Công nghiệp xi măng là một trong những ngành công nghiệp then chốt, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân, là tiền đề cho việc hình thành cơ sở vật chất
xã hội, kết cấu hạ tầng Đây là lĩnh vực có tổng mức đầu tư tương đối lớn, mang tính kỹ thuật và chuyên ngành Việc xây dựng các nhà máy xi măng phải khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật…rất kỹ lưỡng trước khi tiến hành xây dựng Nếu không khảo sát tốt, mọi thiết kế bị sai lệch làm chất lượng công trình không đảm bảo, có thể dẫn đến hỏng toàn bộ công trình Vì vậy, trong công tác đầu tư và xây dựng các công trình ngành xi măng, vai trò của công tác tư vấn có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần không nhỏ vào thành công và hiệu quả của
dự án đầu tư Quá trình khảo sát và báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án này cũng phải thông qua sự giám sát, kiểm tra rất chặt chẽ của Uỷ ban nhân dân các Tỉnh và Bộ Công nghiệp
Dự án đầu tư nhà máy xi măng Đồng Lâm được Công ty Tư vấn Xây dựng Công trình Vật liệu Xây dựng – CCBM lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Đây là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng thành lập theo Quyết định số 176A/BXD-TCLĐ ngày 05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công ty thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 1928/QĐ-BXD ngày 07/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Trang 22CCBM là tổ chức tư vấn chuyên ngành trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, có tổ chức cơ cấu đồng bộ chính quy với đội ngũ CBCNV gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, phạm vi hoạt động trong cả nước CCBM có quan hệ với hầu hết các doanh nghiệp lớn và các Viện nghiên cứu chuyên ngành ở Việt Nam Bên cạnh đó, CCBM còn có quan hệ hợp tác với các Viện, các Công ty nước ngoài trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công nghệ, thiết bị dịch vụ vật tư kỹ thuật về gốm sứ, thủy tinh và đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất xi măng như: Công ty FCB – Pháp, Công ty TECHNIP-CLE – Pháp, Công ty BMH – Cộng hòa liên bang Đức, Công ty IBAU – Cộng hòa liên bang Đức, Công ty ONODA – Nhật Bản, Công ty ABB – Thụy Sỹ…
Với các doanh nghiệp trong nước, CCBM đã tham gia tư vấn cho nhiều nhà máy xi măng với công suất lớn, chẳng hạn như: Nhà máy xi măng Duyên Hà với công suất 1.900.000 tấn xi măng/năm, Xi măng Hoàng Mai - Nghệ An với công suất 1.400.000 tấn xi măng/năm, Xi măng
Tà Thiết - Bình Phước với công suất 2.000.000 tấn xi măng/năm, Xi măng Quang Hanh - Cẩm Phả với công suất 2.300.000 tấn xi măng/năm, Xi măng Mỹ Đức - Hà Tây với công suất 1.400.000 tấn xi măng/năm, Xi măng Tuyên Quang với công suất 2.500 tấn clinker/ngày
Như vậy, nhìn vào thực tế hồ sơ kinh nghiệm trên, có thể thấy Công ty tư vấn xây dựng công trình vật liệu xây dựng là một trong những công ty có năng lực tốt về tư vấn ngành xi măng, có đủ trình độ lập dự án các nhà máy xi măng theo tiêu chuẩn quốc tế
III TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN.
Dự án xi măng Đồng Lâm được nghiên cứu từ năm 1995 khi Liên hiệp các xí nghiệp khảo sát Xây dựng tiến hành tìm kiếm nguyên liệu sản xuất xi măng cho khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có mỏ đá vôi Phong Sơn Cuối năm 1995, dự án được triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi làm cơ sở cho việc hợp tác với đối tác nước ngoài là tập đoàn CEMEX (Mehico) Sau đó, dự án không triển khai tiếp vì phía Việt Nam và đối tác nước ngoài không thoả thuận được hình thức hợp tác Các năm sau đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á nên dự án bị tạm dừng
Những năm đầu thế kỷ 21, sau khi nền kinh tế của khu vực bắt đầu hội phục, đặc biệt nền kinh tế Việt Nam có đà tăng trưởng khá nhanh nên nhu cầu xi măng tăng nhanh Tổng công ty
Xi măng Việt Nam đã triển khai công tác nghiên cứu để chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm Tuy nhiên, tại thời điểm đó Tổng công ty Xi măng Việt Nam đang thực hiện hàng loạt dự án nên không thể cân đối được nguồn vốn cho dự án xi măng Đồng Lâm Năm
2003, có một số đối tác khác quan tâm đến dự án (tập đoàn LAFARGE) nhưng các bước thực hiện mới chỉ dừng lại ở mức khảo sát sơ bộ và biên bản ghi nhớ, chưa có kế hoạch triển khai cụ thể
Với xu thế phát triển mạnh của nhu cầu xi măng trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/05/2006 về “Quy hoạch phát triển công nghiệp
xi măng đến năm 2010 và định hướng đến 2020”, trong đó dự án xi măng Đồng Lâm là một trong số các dự án được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2010 Nắm bắt được cơ hội đầu
tư, Công ty CP Quốc tế Asean đã nhanh chóng tiến hành công tác nghiên cứu để triển khai đầu
tư dự án Ngày 12/10/2005 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản số 3206/UBND-QH đồng ý cho phép Công ty CP Quốc tế Asean đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Đồng Lâm tại xã Phong An, huyện Phong Điền Ngay sau đó, công ty CP Quốc tế Asean đã kết hợp cùng Công ty
Trang 23CP Xây dựng và dịch vụ TM Vạn Niên và Công ty CP Đầu tư xây dựng, thương mại và công nghệ Hà Nội thành lập ra Công ty CP xi măng Đồng Lâm để xúc tiến trển khai dự án Cho đến nay, công tác nghiên cứu, khảo sát mọi mặt của dự án đã và đang được tiến hành rất khẩn trương.
• Tóm tắt quá trình đầu tư:
Tháng 10/2005, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định đồng ý cho Công ty CP Quốc tế ASEAN được tiến hành lập các thủ tục đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Tháng 11/2005, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thành lập do Công ty CP Quốc tế ASEAN chiếm cổ phần chi phối đã tiếp nhận lại toàn bộ dự án
Tháng 11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Tháng 03/2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn chấp thuận cho phép Công
ty CP Xi măng Đồng Lâm thăm dò đá vôi, đất sét tại khu vực triển khai dự án
Tháng 10/2007, Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã chính thức phê duyệt Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Tháng 11/2007, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn đồng ý với phương án làm đường ngoài hàng rào nhà máy để triển khai dự án
Tháng 12/2007, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn đồng ý về nguyên tắc việc điều chỉnh phương án cấp nước sạch cho nhà máy xi măng Đồng Lâm
Tháng 03/2008, Công ty Điện lực 3 đã có công văn đồng ý với phương án cấp điện phục
vụ thi công Dự án Nhà máy xi măng Đồng Lâm
Tháng 04/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án xi măng Đồng Lâm cho công ty CP Xi măng Đồng Lâm
• Khối lượng công việc đã thực hiện đến nay:
Về các hạng mục công trình phục vụ thi công xây dựng dự án:
- Hệ thống cấp điện 22KV phục vụ thi công trong mặt bằng nhà máy và trạm đập đá vôi với hai phần trong và ngoài hàng rào đã hoàn thành vào tháng 04/2009
- Ký hợp đồng nguyên tắc cấp điện phục vụ sản xuất với công ty Điện lực 3 Hiện đã hoàn thành các thủ tục như ký quỹ bảo lãnh để Điện Lực 3 đầu tư xây dựng đường điện 110KV và trạm biến áp để cung cấp điện cho nhà máy Công ty Điện Lực 3 đã phê duyệt dự án đầu tư và đang tiến hành công tác đầu thầu cung cấp thiết bị và thi công xây dựng
- Xác định nhu cầu sử dụng nước phục vụ thi công nhà máy và thống nhất với các Sở, Ban, Ngành có liên quan của tỉnh để triển khai thiết kế, xây dựng hệ thống cấp nước và đã hoàn thành để phục vụ thi công giai đoạn 1 với công suất 100 m3/ ngày đêm Công ty đã ký hợp đồng
sử dụng nước sạch với Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế Hiện nay, Công ty cấp thoát nước đang triển khai các thủ tục đầu tư cho giai đoạn 2 để nâng công suất lên 330 m3/ ngày đêm
- Phối hợp với Sở Công nghiệp hoàn thành thiết kế điều chỉnh hệ thống điện phục vụ thi công ngoài hàng rào nhà máy (do tỉnh đầu tư)
Trang 24 Về nhà máy chính:
- Đã hoàn thành xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng Nhà văn phòng Ban Điều hành Công trường (bao gồm khu văn phòng làm việc, can tin, nhà để xe, nhà ở cho kỹ sư giám sát) để chuẩn bị phục vụ cho việc điều hành và giám sát thi công dự án
- Thực hiện công tác dò tìm, xử lý bom mìn vật nổ toàn bộ diện tích cho mặt bằng nhà máy chính và một số công trình phụ trợ với tổng diện tích 97,18 ha
- Công tác đấu thầu gói tư vấn thiết kế và cung cấp thiết bị đã hoàn thành Công ty đã ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị với Công ty TNHH Viện nghiên cứu và thiết kế công nghiệp xi măng Thiên Tân – Trung Quốc Riêng phần xây lắp Công ty Đồng Lâm sẽ tự tổ chức chọn thầu trong nước
Về mỏ đá vôi, đá sét Phong Xuân:
- Hoàn thành thăm dò mỏ đá vôi, đá sét Phong Xuân theo đề án thăm dò được Cục địa chất khoáng sản – Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy phép
- Hoàn thành công tác khảo sát đánh giá tiềm năng trữ lượng mỏ đá vôi Phong Xuân để có
cơ sở đánh giá trữ lượng tiềm năng của mỏ nhằm định hướng quy hoạch đầu tư mở rộng nhà máy trong tương lai
- Hoàn thành công tác khảo sát đo vẽ địa hình tỷ lệ 1/1000 khu vực Mỏ đá vôi, đá sét, trạm đập và tuyến băng tải và xem xét, phục vụ công tác lập thiết kế mỏ Công tác thiết kế khai thác
mỏ đá vôi và đá sét được Công ty Tư vấn Holtec Ấn Độ thực hiện
- Kế hoạch khai thác mỏ đá vôi và đá sét, phương án đền bù tổng thể của mỏ đã được hoàn thành để chuẩn bị cho công tác khai thác mỏ
- Hoàn thành việc đánh giá phân khối trữ lượng mỏ đá vôi sử dụng phần mềm máy tính CADE
- Đã có quyết định phê duyệt trữ lượng mỏ của Bộ Tài nguyên và Môi trường Công tác lập dự án đầu tư mỏ đá vôi và mỏ đá sét đã được hoàn thiện
- Các thủ tục về cấp phép đầu tư mỏ đá vôi và mỏ đá sét làm nguyên liệu phục vụ Nhà máy xi măng Đồng Lâm đã hoàn thành
Hệ thống giao thông vận tải ngoài nhà máy:
- Thống nhất phương án tuyến về các tuyến đường từ tỉnh lộ 9 vào nhà máy với các Sở, Ban, Ngành
- Đường giao thông từ tỉnh lộ 9 vào nhà máy đã được hoàn thành, gồm 2 tuyến:
+ Tuyến số 1: Từ Tỉnh lộ 9 vào cổng chính nhà máy
+ Tuyến số 2: Từ Tỉnh lộ 9 vào cổng xuất nhập nguyên liệu, hàng hóa
- Hoàn thành công tác khảo sát địa hình, địa chất ban đầu, lập phương án đầu tư xây dựng
hệ thống giao thông ngoài nhà máy theo phương án gồm tuyến đường bộ nối từ Nhà máy đến cảng biển tại khu vực Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Việc lập dự án đầu tư cảng biển đã được Công ty TNHH tư vấn cảng Nhật Bản (JPC) đang tiến hành lập Hiện nay, Tư vấn JPC đã hoàn thành công tác thiết kế quy hoạch cảng (sơ bộ)
Trang 25Ước giá trị thực hiện đến 31/07/2009
TT Khoản mục chi phí
Giá trị thực hiện đến hết năm 2008
Giá trị thực hiện từ 01/01 – 31/07/2009
Lũy kế dự án đến hết 31/07/2009
• Các bước công việc thời gian tới:
Các công việc quan trọng cần hoàn thành trong năm 2009:
- Hoàn thành công tác đền bù và giao thuê đất mỏ;
- Hoàn thành các công trình cấp điện, cấp nước phục vụ thi công;
- Chuẩn bị triển khai công trình giao thông ngoài nhà máy, bao gồm: Cảng Chân Mây, Hệ thống giao thông đường thủy, Đầu tư cảng biển mới trong khu vực biển hở thuộc địa phận Xã Điền Lộc và tuyến đường bộ chuyên dụng từ nhà máy ra cảng biển
Tiến độ thực hiện Dự án dự kiến là 30 tháng (kể từ ngày ký kết hợp đồng EP cho đến khi hoàn thành chạy thử, nghiệm thu công trình)
Nhận xét :
Do một số vướng mắc trong quá trình thực hiện các công tác liên quan đến đền bù, hỗ trợ tái định cư đã làm cho tiến độ thi công bị chậm lại Hiện nay, Ban QLDA Nhà máy đang rất khẩn trương, đốc thúc các nhà thầu xây dựng công trình phụ trợ hoàn thành sớm công việc của mình để triển khai thi công công trình chính
IV THẨM ĐỊNH HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
1 Danh mục hồ sơ pháp lý của Dự án:
• Hồ sơ phê duyệt của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm:
(1) Quyết định số 63A/XMĐL/QĐ- HĐQT ngày 30/06/2006 của Hội đồng Quản trị Công ty
CP Xi măng Đồng Lâm phê duyệt dự án đầu tư nhà máy Xi măng Đồng Lâm
(2) Biên bản số 24/BB- HĐQT ngày 09/10/2007 của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm về việc huy động vốn cho Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Trang 26(3) Công văn số 25/NQ- HĐQT ngày 09/10/2007 của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm về việc vay vốn các tổ chức tín dụng phục vụ cho Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm.
(4) Nghị quyết số 23/2008/BB/ HĐQT/0100 của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm về việc huy động vốn góp của các cổ đông phục vụ cho dự án xi măng Đồng Lâm
(5) Nghị quyết số 24/2008/NQ-ĐHĐCĐ/0100 của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm về tiến độ góp vốn của các cổ đông phục vụ cho dự án xi măng Đồng Lâm.(6) Báo cáo số 23/2008/BC/0600 ngày 24/04/2008 về kết quả thẩm định dự án đầu tư điều chỉnh dự án xi măng Đồng Lâm
(7) Tờ trình số 35/2008/TTr/ĐLSG/0200 ngày 24/04/2008 về việc trình phê duyệt điều chỉnh
dự án nhà máy xi măng Đồng Lâm
(8) Quyết định số 33/2008/QĐ- HĐQT/ĐLHN/0100 ngày 25/04/2008 của Hội đồng Quản trị
về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư nhà máy xi măng Đồng Lâm
(9) Quyết định số 47/2008/QĐ- HĐQT/ĐLHN/0100 của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm ngày 10/09/2008 về việc phê duyệt định hướng đầu tư dự án giao thông ngoài nhà máy
(10) Quyết định số 04/2009/ HĐQT /ĐLHN/0100 ngày 19/03/2009 của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và khai thác
mỏ nguyên liệu đá vôi – Nhà máy xi măng Đồng Lâm
(11) Quyết định số 05/2009/QĐ-HĐQT/ĐLHN/0100 của Hội đồng Quản trị Công ty CP Xi măng Đồng Lâm về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và khai thác mỏ nguyên liệu đá sét 19/03/2009
(12) Báo cáo tình hình thực hiện năm 2007 và kế hoạch thực hiện năm 2008 – Dự án Xi măng Đồng Lâm số 93/2008/ĐLSG/0600 ngày 18/03/2008
(13) Quyết định số 30/2009/QĐ-HĐQT/ĐLHN/0100 ngày 09/09/2009 của Hội đồng Quản trị Công ty Đồng Lâm về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung của Dự án nhà máy xi măng Đồng Lâm
• Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của dự án:
Trang 27(3) Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 18/03/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế v/v Thu hồi và cho Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thuê đất để xây dựng nhà máy xi măng Đồng Lâm.
(4) Công văn số 522/PC23 ngày 18/05/2006 của Bộ Công an v/v thỏa thuận bước đầu bố trí mặt bằng về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình nhà máy xi măng Đồng Lâm.(5) Công văn số 243/CV-TN&MT-MT ngày 23/05/2006 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế v/v thỏa thuận môi trường đối với dự án xi măng Đồng Lâm
(6) Công văn số 03/GP-ĐCKS ngày 15/03/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý cho phép Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thăm dò đá sét làm nguyên liệu xi măng
(7) Công văn số 04/GP-ĐCKS ngày 15/03/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý cho phép Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thăm dò đá vôi làm nguyên liệu xi măng
(8) Công văn số 4210/UBND-CN ngày 26/09/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xác định địa điểm nhà máy xi măng Đồng Lâm
(9) Công văn số 1196/SKHĐT-CN ngày 15/11/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất về phương án cấp điện, giải phóng mặt bằng nhà máy xi măng Đồng Lâm
(10) Công văn số 5109/UBND-CN ngày 20/11/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế V/v vị trí nhà máy và các hạng mục công trình khác của nhà máy xi măng Đồng Lâm
(11) Chứng chỉ quy hoạch số 174/2007/CCQH ngày 07/12/2007 của Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế cấp cho Công ty CP Xi măng Đồng Lâm
(12) Công văn số 5813/UBND-XD ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phương án cấp nước dự án nhà máy xi măng Đồng Lâm
(13) Công văn số 594/PA-ĐTTH-P4 ngày 05/03/2008 của Công ty Điện lực 3 v/v lập phương
án cấp điện phục vụ thi công dự án nhà máy xi măng Đồng Lâm
(14) Văn bản số 695/BXD-KSTK của Bộ Xây dựng ngày 14/04/2008 về việc thẩm định thiết
(17) Quyết định số 90/QĐ-TNMT-MT của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 11/12/2008 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Dự án đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá sét Phong Xuân, Nhà máy Xi măng Đồng Lâm
(18) Quyết định số 23/QĐ-TNMT-MT ngày 11/12/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Dự án cải tạo và phục hồi môi trường mỏ đá sét Phong Xuân và Phong An phục vụ Dự án Xi măng Đồng Lâm
Trang 28(19) Quyết định số 495/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/03/2009 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đá vôi Phong Xuân – Nhà máy Xi măng Đồng Lâm”.
(20) Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 22/08/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cho Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thuê đất để xây dựng nhà máy, trạm đập, tuyến băng tải và bãi quay đậu xe thuộc dự án xây dựng Nhà máy xi măng Đồng Lâm
(21) Quyết định số 1779/QĐ-UBND ngày 22/08/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thu hồi đất để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để làm bãi thải thuộc
dự án Nhà máy xi măng Đồng Lâm
(22) Hợp đồng thuê đất số 71/HĐTĐ ngày 31/08/2009 giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty CP Xi măng Đồng Lâm
(23) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần đất sử dụng để xây dựng nhà máy, trạm đập, tuyến băng tải và bãi quay đậu xe
• Hồ sơ phê duyệt mỏ đá vôi và đá sét:
(1) Quyết định số 20/QĐ-TNMT-MT ngày 13/03/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Dự án cải tạo và phục hồi môi trường mỏ đá sét Phong Xuân và Phong An
(2) Giấy chứng nhận đầu tư số 31111000125 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 30/06/2009 cho Công ty Đồng Lâm để thực hiện dự án đầu tư khai thác mỏ đá sét phục vụ
Dự án Nhà máy xi măng Đồng Lâm
(3) Giấy chứng nhận đầu tư số 31111000124 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 23/07/2009 cho Công ty CP Xi măng Đồng Lâm để thực hiện dự án đầu tư khai thác mỏ
đá vôi
(4) Quyết định số 1708/GP-BTNMT ngày 31/08/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cho phép Công ty Đồng Lâm khai thác đá vôi bằng phương pháp lộ thiên dến cốt cao -30m
(5) Quyết định số 1709/GP-BTNMT ngày 31/08/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cho phép Công ty Đồng Lâm khai thác đá sét bằng phương pháp lộ thiên dến cốt cao +10m
2 Kết luận về hồ sơ dự án:
Dự án Xi măng Đồng Lâm nằm trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/05/2005 Hồ sơ pháp lý của Dự án về cơ bản là đầy đủ, đúng theo quy định mới của Bộ Xây dựng để Công ty có cơ sở pháp lý tiến hành các thủ tục đầu tư, xây dựng Dự án Với
lô đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy, trạm đập, tuyến băng tải và bãi quay đậu xe thuộc Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm, Công ty đã ký hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công ty cũng đã có các quyết định cuối cùng của việc khai thác hai mỏ nguyên liệu đá vôi và đá sét Riêng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hai mỏ đá vôi và đá sét, Công ty Đồng Lâm dự kiến hoàn tất vào quý I năm 2010
Trang 29V ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
1 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
Trong 10 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển khá ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, từ 7 – 8% Đặc biệt, năm 2007 đã để lại cho Việt Nam những dấu ấn rất đáng ghi nhớ, cả trên bình diện các con số thống kê, lẫn bình diện nhận diện lại chính mình Điều này được thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa cải cách trong nước, đặc biệt là cải cách thể chế kinh tế với tiến trình hội nhập, gia nhập WTO đã trở nên chặt chẽ hơn; vị thế trên trường quốc tế của Việt Nam cũng như đời sống nhân dân cả nước được nâng cao đáng kể Tốc
độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 8,5%, đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1997 đến nay, tuy chưa phải là một con số thực sự ấn tượng Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng làm bộc lộ rõ những yếu kém, bất cập của nền kinh tế Việt Nam, nhất là đối với việc đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững Lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 lên tới 25% là mức cao nhất kể từ năm 1997 Tuy vậy, với Thông tư 15/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm tỷ lệ tối đa dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại từ 40% xuống30%, cộng với việc giảm lãi suất trên tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng từ 3,6%/năm xuống còn 1,2%/năm có thể thấy Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát tốt chất lượng tín dụng và mối nguy cơ lạm phát tăng cao trong thời gian tới Theo các chuyên gia kinh tế thì tiềm năng phát triển của Việt Nam là rất lớn, thực trạng trước mắt chỉ là trong ngắn hạn
Tốc độ tăng trưởng GDP 06 tháng đầu năm 2009 là 3,9%, trong khi ngành nông – lâm – thủy sản là 1,25% thì ngành công nghiệp – xây dựng là 3,48% Theo số liệu của Bộ Công thương, gái trị sản xuất công nghiệp trong 08 tháng đầu năm 2009 đạt 443 nghìn tỷ đồng, với mức tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2008 Trong những tháng còn lại của năm 2009, Chính phủ tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực cho tăng trưởng kinh
tế Một số nhà máy có công suất lớn trong các ngành thép, xi măng, chế biến thực phẩm, hoá chất được đưa vào vận hành đang có xu hướng tăng trưởng mạnh Hơn nữa, hiện tại Tổng Công
ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cũng đã có kế hoạch xây dựng đường cao tốc bê tông xi măng trị giá 200 triệu USD, dự kiến sẽ thử nghiệm xây dựng đoạn đường cao tốc đầu tiên sử dụng kết cấu bê tông xi măng Ninh Bình – Thanh Hóa với chiều dài 121km
Với xu thế phát triển đó, đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng cao sẽ là tiền đề cho việc tăng mạnh nhu cầu xi măng trong thời gian tới
2 Tổng quan thị trường xi măng
(1) Tổng quan thị trường xi măng thế giới
Năm 2007, tổng sản lượng xi măng trên thế giới đạt 2.783 triệu tấn Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cho giai đoạn 2001-2007 là 8,5%
Trang 30Sản xuất xi măng Thế giới giai đoạn 2001 – 2007
Nguồn cung xi măng lớn nhẩt thế giới chủ yếu ở 10 nước sau:
Lượng cung xi măng của 10 nước chiếm 71% sản lượng thế giới
Trong khi đó, tình hình tiêu thụ xi măng trong giai đoạn 2001 – 2007 như sau:
Trang 31Như vậy, việc sản xuất và tiêu thụ xi măng trên thế giới tương đương nhau Tuy nhiên, một yếu tố đáng quan tâm là chi phí vận chuyển cao làm hạn chế việc vận chuyển xi măng, clinker từ khu vực này sang khu vực khác Do vậy, thị trường xi măng chủ yếu mang tính quốc gia và khu vực Trên thực tế, thương mại quốc tế của xi măng là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng tiêu thụ.
Dự báo nhu cầu xi măng trên thế giới đến năm 2015: Nhu cầu xi măng trên thế giới trong thời gian tới sẽ tăng trưởng chậm lại so với thời gian qua Theo số liệu của Bộ Xây dựng Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xi măng thế giới tới 2015 khoảng 3,6% Dự báo trên chưa tính tới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại
(2) Tổng quan thị trường xi măng Asean
Thị trường xi măng các nước Asean có bước phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ 1985 – 1997 (tăng 272% - Nguồn: AFCM) Đặc biệt, tại hai quốc gia Thái Lan và Indonesia, đầu tư phát triển xi măng diễn ra rất mạnh so với tốc độ phát triển của nền kinh tế Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, công nghiệp xi măng các nước Asean đã rơi tình trạng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa do nhu cầu tiêu thụ xi măng giảm xuống tới 30,5% (khoảng 30 triệu tấn)
Hiện nay, ngành công nghiệp xi măng khu vực Asean đều có sự tham gia của các tập đoàn xi măng quốc tế (như Cemex, Lafarge, Holcim) với tỷ lệ công suất nắm giữ khá cao