1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hãy chứng minh xung đột trong một tổ chức là tất yếu. Liên hệ với thực tiễn trong tổ chức mình

7 2,5K 95

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Các loại xung đột Xung đột có thể có hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể Xung đột giữa các cá nhân Nguyên nhân xung đột giữa các cá nhân rất

Trang 1

ĐỀ BÀI:

Hãy chứng minh xung đột trong một tổ chức là tất yếu Liên hệ với thực tiễn trong tổ chức mình

Bài làm Xung đ ột là vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thề các tổ chức, cơ quan Đó là hiện tượng tâm lý vốn có giữa con người với con người trong tập thể

Xung đột tập thể là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảy sinh giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể Đây là một vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể tổ chức, đó là hiện tượng tâm lý vốn có của con người

Các loại xung đột

Xung đột có thể có hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể

Xung đột giữa các cá nhân

Nguyên nhân xung đột giữa các cá nhân rất khác nhau: sự không tương hợp về tâm lý, hiểu nhầm nhau, bất đồng quan điểm, thiếu sự hiểu biết thiếu tin cậy lẫn nhau.Hoặc giữa các thành viên tích cực với thành viên tiêu cực, giữa người bảo thủ với người người đổi mới, giữa người tiên tiến và người lạc hậu

Diễn biến của các cuộc xung đột: có thể diễn ra theo những cách chủ yếu sau đây:

Trang 2

+Tiến triển một cách lô gích theo chiếu hướng đi lên Hai bên không chịu chấp nhận đề nghị của nhau, làm cho xung đột ngày càng tiến triển + Tiến triển một cách mạnh mẽ, hết sức dữ dội Hành động của hai bên đều quyết liệt, hết sức dữ dội, không thể điều khiển được

+ Tiến triển bùng nổ Cuộc xung đột kiểu này cò sức mạnh rất lớn và kết thúc nhanh

Các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau:

+Giải quyết triệt để dập tắt xung đột Người này thắng lợi, người kia thất bại, hoặc bằng sự thoả hiệp nhượng bộ lẫn nhau

+Thoái trào, chuyển qua trạng thái âm ỷ Hai bên đều trở nên mệt mỏi,

và có nguy cơ trở lại bất cứ luc nào

+Kết thúc giả người trong cuộc có ảo tưởng về kết thúc tốt đẹp của xung đột do một lý do nào đó

Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể

Là xung đôt giữa thành viên trong nhóm với tập thể cũng có thể là xung đột liên cá nhân lãnh đạo với nhóm tập thể

Nguyên nhân: Có thể là nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm cá nhân, cũng cò thể là những nguyên nhân từ phía tập thể

Trong loại xung đột này có loại xung đột giữa người lãnh đạo với tập thể Nguyên nhân người lãnh đạo không đủ phẩm chất và năng lực, không đủ

uy tín, cũng có thể bị suy thoái nhân cách

Những nguyên tắc và biện pháp khắc phục xung đột:

Nguyên tắc giải quyết xung đột

Trang 3

+ Tính khách quan.

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi người trong cuộc cũng như người đứng ra giải quyết phải bình tĩnh trước vấn đề xẩy ra.người đóng vai trò trung gian hoà giải phải nghe cả hai phía lhông đứng về phía nào, thận trọng trong việc tìm ra nguyên nhân làm nẩy sinh xung đột qua việc phân tích lý lẽ của cả hai bên đưa ra.đứng trên lập trường quan điểm của người kia để giải quyết + Tính phân minh và thái độ thiện chí

Xung đột chỉ có thể được giải quyết mốt cách triệt để nếu như người tham gia giải quyết phải có thái độ phân minh ,làm sáng rõ sự việc để giúp cho hai bên thấy rõ,

+ Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ

Khi con người đã rơi vào xung đột, bất kỳ ai cũng bị tình cảm lấn át ở vào tình trạng xúc động mạnh, tình cảm thường nghiêng về một phía, Do đó cần phải giữ được sự tự chủ, giữ khoảng cách nhất định đối với đối phương, giúp cho việc giảm bới căng thẳng giữa hai bên

+ Đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo

Việc giải quyết xung đột phải tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ từng nguyên nhân làm nẩy sinh ra xung đột, đặc điểm trạng thái tâm lý của hai bên để đưa ra các biện pháp thích hợp

Để giải quyết xung đột người lãnh đạo cần chú ý:

+ Đánh giá đúng nguồn gốc, nguyên nhân, tính chât xung đột

+ Tổ chức lao động hợp lý

Trang 4

+ Thường xuyên tiến hành công tác giáo dục cho các thành viên trong tập thể

+ Thận trọng khách quan khi đánh giá con người, khen chê đúng mức + Phân công trong lãnh đạo hợp lý phù hợp với năng lực

Biện pháp giải quyết xung đột:

+ Biện pháp hành chính

+ Biện pháp thuyết phục;

Dùng người thứ ba làm trung gian hoà giải sự xung đột Biện pháp này được sử dụng khi xung đột phức tạp, người tham gia hoà giải phải là người

có uy tín trong tổ chức Người thứ ba cũng có thể là người ở đơn vị khác ( nếu xung đột quá căng thẳng )

Mỗi một cá nhân đều sống và làm việc trong một nhóm hay một tổ chức, bản thân em cũng không ngoại lệ Hiện tại, em đang công tác tại Phòng Đào tạo của Trường Đại học Điện lực với 11 thành viên Tuy rằng mỗi người đảm nhiệm một mảng công việc riêng nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung là đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu của ngành điện và xã hội Mỗi một thành viên lại có những nét tính cách riêng, không ai giống ai, chị thì rất nhanh nhẹn, chị thì vui vẻ rất thích hoạt động, có chị lại ít nói, trầm tính, có anh thì rất hoạt bát, thích giao lưu, anh thì điềm đạm … Khi tương tác với nhau, cùng chia sẻ ý tưởng chung, cùng chung suy nghĩ, công việc, … khi mỗi thành viên nhận ra quyền lợi của mình có thể bị ảnh hưởng, công việc bị chống đối, gây khó khăn, công việc, suy nghĩ không hợp nhau… từ đó đã hình thành nên những làn sóng thi đua, cạnh tranh giữa các thành viên trong phòng Đây chính là những mâu thuẫn

Trang 5

hay còn gọi là những xung đột tất yếu ở hầu hết các tổ chức Nếu ở mức độ

có thể kiểm soát được thì những xung đột này được coi là tín hiệu đáng mừng vì có nó sẽ khích lệ tinh thần làm việc của các thành viên, có ích cho phòng, cải thiện được thành quả hoạt động của phòng nhưng cũng không nên lạm dụng hình thức này bởi khi xung đột ở quá mức kiểm soát sẽ làm cho các mối quan hệ bị chia rẽ, rạn nứt Chính vì vậy, người lãnh đạo cần biết được và hiểu được bản chất và cường độ của xung đột để đưa ra được phương pháp khác nhau giải quyết các xung đột ấy

Ngoài nguyên nhân do sự khác nhau giữa các cá nhân còn có nguyên nhân nữa gây ra những xung đột tất yếu trong tổ chức đó là do sự khan hiếm

về nguồn lực, bao gồm nguồn lực về tài chính, thông tin và các nhu cầu cung ứng khác Mong muốn của con người luôn luôn là vô hạn so với sự hữu hạn của các nguồn lực Cùng một khối lượng công việc mà 3 thành viên cùng thực hiện như nhau, quyền lợi được hưởng lại không như nhau, xung đột bắt đầu xuất hiện Cùng một thông báo cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ, người biết được trước sẽ có thời gian, điều kiện chuẩn bị để có đủ những thông tin phù hợp với yêu cầu của trường Ai cũng muốn mình được trả công xứng đáng với công sức mình bỏ ra, ai cũng muốn mính đạt được những gì tốt nhất, … Chính vì vậy mà người quản lý phải biết giám sát và điều phối các nguồn lực một cách công bằng để tránh những điều thua thiệt, nảy sinh những xung đột phi chức năng không đáng có

Đối với mỗi một cá nhân dù ở bất kể lĩnh vực nào giao tiếp cũng là phương tiện kết nối các cá nhân với những thành viên khác hiệu quả nhất Theo đánh giá của các chuyên gia thì hiệu quả của giao tiếp đạt 70% là do cách chúng ta giao tiếp và 30% còn lại là phụ thuộc vào nội dung cuộc giao tiếp Và theo quy luật chuyển giao trong giao tiếp, thông tin được chuyển từ

Trang 6

người giao đến người nhận có qua một vùng nhiễu Khi đi qua vùng nhiễu này, thông tin có thể sẽ bị sai lệch, làm cho cuộc giao tiếp không đạt hiệu quả như mong muốn Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất gây ra những xung đột tất yếu trong tổ chức Bởi vì mỗi một cá nhân đều có lăng kính chủ quan của riêng mình, có tâm lý, thái độ, cảm xúc khác nhau, không ai giống ai và khi chuyển giao thông tin dễ bị hiểu sai Trong phòng có một nhân viên bị ốm, phải nằm viện điều trị dài ngày, công việc đó phải giao cho người khác thay thế Khi tiếp nhận công việc được giao, người thay thế tuy rằng đảm nhận theo đúng sự phân công của lãnh đạo nhưng trong lòng thực sự không thoải mái bởi tâm lý cho rằng đó là việc làm thay, làm được đến đâu thì làm, không cần phải hết sức mình Và xung đột bắt đầu nảy sinh khi đi vào công việc cụ thể, người thay thế thấy rằng công việc này tiến hành theo quy trình cũ là không hiệu quả và tự giải quyết theo

ý mình Hay như chuyện ra quyết định của lãnh đạo, đôi khi cũng gây ra những xung đột Với nhân viên này thì nhẹ nhàng giao việc, rồi san bớt những công việc nặng nhưng với nhân viên kia thì thúc ép, ra lệnh rồi dùng quyền lực để chi phối, áp đặt Qua những hành động kiểu như vậy, xung đột tất yếu sẽ phát sinh, sinh ra những kiểu làm việc chống đối, đồng ý trước mặt nhưng không phục tùng sau lưng, … Vì vậy, mỗi người dù ở cương vị nào cũng cần tìm hiểu tâm lý, cảm xúc của đồng nghiệp, để khi giao tiếp biết lựa lời mà nói, để cùng nhau hoạt động và cộng tác sao cho hiệu quả nhất

Tóm lại, để làm giảm đi những xung đột tất yếu trong tổ chức người quản lý cần sắp đặt một cách khéo léo các cá nhân hòa hợp cùng nhau cộng tác để làm tăng thêm hiệu quả công việc, tránh sắp đặt những cá nhân đối lập nhau thực hiện chung công việc Muốn cho các nhân viên thuộc cấp của mình làm theo ý mình, tâm phục, khẩu phục thì người quản lý phải tạo được

Trang 7

không khí làm việc vui vẻ, hòa đồng giữa các đồng nghiệp, để ai cũng có được trạng thái cảm xúc tương đồng với nhau, khi đó công việc mới trôi chảy và thông suốt

Ngày đăng: 31/12/2015, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w