Phương pháp phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Phương pháp phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược Phân tích theo cấu trúc Về thực chất phươn
Trang 1Phương pháp phân tích theo quan điểm quản trị chiến
lược
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Phương pháp phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược
Phân tích theo cấu trúc
Về thực chất phương pháp này được ứng dụng hiệu quả trong phân tích khả năng cạnh tranh của một ngành hơn là cho một doanh nghiệp Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể ứng dụng phương pháp này trong phân tích đối với một doanh nghiệp
Quan điểm quản trị chiến lược được thể hiện khá hoàn chỉnh trong những năm 1980 qua các công trình của Porter (1980 và 1990) Chính vì vậy, điều này cũng dễ hiểu là việc phân tích theo cấu trúc của cách tiếp cận này chính là nền cho "khối kim cương" các yếu
tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia Phân tích theo cấu trúc cũng được đánh giá là rất
có ưu thế trong nghiên cứu tình huống (case-study) và trong nhận thức động thái ngành
Theo phương pháp phân tích này, đối với mỗi ngành, dù là trong hay người nước, bản chất cạnh tranh nằm trong 5 nhân tố cạnh tranh
1 Sự thâm nhập ngành của các công ty mới;
2 Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế;
3 Vị thế giao kèo của các nhà cung ứng;
4 Vị thế giao kèo của người mua;
5 Sự tranh đua của các công ty hiện đang cạnh tranh
SƠ ĐỒ 1: MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG
Phương pháp phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược
1/2
Trang 2Những người gia nhập tiềm năng Người cung ứngSức mạnh của người cung ứng Các đối thủ cạnh tranhSự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang tồn tạiNgười muaSức mạnh của người muaMối đe doạ gia nhậpCác sản phẩm thay thế Mối đe doạ thay thế
Mỗi một trong năm lực lượng này lại chịu ản hưởng của nhiều yếu tố khác, mà bản thân các yếu tố đó cũng cần phải được nghiên cứu để tạo ra bức tranh đầy đủ về sự cạnh tranh trong một ngành Sự tác động qua lại giữa năm lực lượng quyết định một ngành hấp dẫn như thế nào đối với các doanh nghiệp đang ở trong đó
Mô hình năm lực lượng hoàn chỉnh hơn rất nhiều so với một tập hợp các mô hình giáo khoa, nhưng nó cũng kém rõ ràng hơn rất nhiều Nó được sử dụng cho hàng chục loại thị trường khác nhau nhưng nó lại không cung cấp những dự đoán rõ ràng về kết quả của các cấu trúc thị trường đó Thực tế, giá trị của nó không nằm ở chỗ cung cấp những dự đoán cho mỗi kiểu ngàn, mà ở chỗ cung cấp cho các nhà quản lý một danh mục đầy đủ
có thể sử dụng để xác định những đặc điểm quan trọng nhất của sự cạnh tranh trong một ngành Các đặc điểm này tạo ra xuất phát điểm để các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả
Phân tích theo lợi thế cạnh tranh trên các nguồn lực riêng biệt
Nguồn lực phải thực giá trị, nghĩa là nó có đóng góp tích cực cho việc khai thác vị thế của công ty trên thị trường
Nguồn lực phải hiếm hoi các đối thủ cạnh tranh không thể có được một cách rộng rãi Nguồn lực phải có tính khó bắt trước hay mô phỏng
Nguồn lực không dễ bị thay thé bởi nguồnlực khác
Nói ngắn gọn, lợi thế cạnh tranh - mục tiêu của quản trị chiến lược - đòi hỏi các nguồn lực của công ty phải khác biệt, rất khó lưu chuyển và bắt trước Và như vậy, ngay đối với một ngành, việc phân tích theo cấu trúc với năm nhân tố cạnh tranh cũng phải tính đến, "những đặc thù nguồn lực" của một số công ty để tránh cái gọi là một chính sách phù phù hợp với mọi kiểu loại công ty
Phương pháp phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược
2/2