hỗ trợ ra quyết định Decision Support System - DSS đã được sử dụng rất nhiềutrong các công ty , các công việc liên quan đến việc ra quyết định đã giúp các nhàquản lý đưa ra các quyết địn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH 7
1.1 Tổng quan về hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) 7
1.2 Năng lực của hệ hỗ trợ ra quyết định 9
1.3 Các thành phần của DSS 10
1.3.1 Phân hệ quản lý dữ liệu 11
1.3.2 Phân hệ quản lý mô hình 12
1.3.3 Phân hệ quản lý dựa trên kiến thức 13
1.3.4 Phân hệ giao diện người dùng 13
1.4 Phân loại DSS theo kiết xuất hệ thống (Alter, 1980): 14
1.5 Năng lực của DSS theo cấu trúc thành phần (R.Sprague et al, 1982): 15
1.6 Mô hình ra quyết định 16
1.7 Phân loại Hệ hỗ trợ ra quyết định 17
1.8 Qui trình ra quyết định 19
1.9 Tìm kiếm và đánh giá các lựa chọn một phần rất quan trọng trong hỗ trợ ra quyết định 20
CHƯƠNG II: BÀI TOÁN BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN 22
2.1 Mua bán trở nên thuật lợi hơn với Internet 22
2.2 Khảo sát thực trạng mua bán hàng qua mạng 22
2.3 So sánh giữa phương thức mua hàng truyền thống và mua qua mạng 26
2.3.1 Các bước cơ bản để tiến hành một giao dịch mua hàng 26
2.3.2 Các điểm thuận lợi và không thuận lợi trong phương thức mua bán truyền thống 27
2.3.3 Các điểm thuận lợi và không thuận lợi trong phương thức mua bán qua mạng .27
2.3.4 Các vấn đề cần cho một hệ thống bán hàng trực tuyến 27
2.4 Tiến trình giao và nhận hàng (bán hàng cho khách và nhận tiền từ khách như thế nào) 28
CHƯƠNG III: SỬ DỤNG HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG BÀI TOÁN BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN 31
3.1 Giới thiệu 31
3.2 Các khó khăn khi xây dựng một module hỗ trợ khách hàng chọn sản phẩm 31
3.3 Quá trình lựa chọn sản phẩm của người mua là một quá trình lựa chọn đa mục tiêu 32
3.4 DSS giúp người mua lựa chọn sản phẩm 32
3.5 Cách tiếp cận để giải bài toán “Tối ưu đa mục tiêu” khi chọn sản phẩm 35
3.6 Chuyển bài toán chọn sản phẩm thành bài toán tối ưu đa mục tiêu 36
3.6.1 Lời giải cho bài toán 36
3.6.2 Các biến quyết định 36
3.6.3 Các ràng buộc 36
3.6.4 Các mục tiêu 37
3.6.5 Hướng đến một lời giải “tối ưu” 39
3.6.6 Các cải tiến để phù hợp với bài toán 42 3.7 Ưu và nhược điểm khi xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến có sử dụng DSS.45
Trang 2CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ WEBSITE BÁN MÁY TÍNH XÁCH
TAY CÓ SỬ DỤNG DSS VÀ CÀI ĐẶT 46
4.1 Phân tích 46
4.1.1 Mô hình Usecase 46
4.1.2 Mô tả các Actor 46
4.1.3 Mô tả các Usecase 46
4.2 Thiết kế 53
4.2.1 Thiết kế hệ thống 53
4.2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu 54
4.2.3 Sơ đồ phối hợp giữa các trang web 59
4.3 Cài đặt 59
4.3.1 Môi trường phát triển ứng dụng 59
4.3.2 Cài đặt chương trình 59
4.3.3 Một số giao diện tiêu biểu 61
LỜI KẾT 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 3MỞ ĐẦUTổng quan
Trong những năm gần đây sự phát triển của thương mại điện tử ngày càngcao, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, tất cả mọi người đều có thểgiao thương buôn bán với nhau qua mạng internet, thông qua các hình thức trựctuyến Một số công ty đã thành công trong việc xây dựng hệ thống bán hàng trựctuyến Phương thức mua bán hàng trực tuyến này có rất nhiều lợi thế, người muahàng có thể tốn rất ít thời gian để tìm hiểu và chọn lựa món hàng mà mình muốnmua, nhưng thực tế cho thấy phương thức mua bán hàng trực tuyến vẫn chưathuyết phục được người mua , bởi người mua hàng vẫn có xu hướng cổ điền làđến tận nới bán hàng để được trực tiếp nhìn nhận mặt hàng và trao đổi trực tiếpvới nhân viên bán hàng, như vậy độ tin tưởng sẽ cao hơn Một điều nữa làphương thức mua bán cũ cũng dần dần trở thành một nét văn hóa, văn hóa muasắm Vậy khi đó người ta xem hoạt động mua bán là một điều không thể thiếutrong nền văn hóa đó Các trang web hay các gian hàng thương mại điện tử hiệnnay đã phát triển rất mạnh nhưng chưa thể thay thé được các gian hàng mua bántruyền thống Nguyên nhân chủ yếu ở đây là vấn đề con người là một yếu tố quantrọng mà các hệ thống bán hàng trực tuyến hiện nay chưa thể thay thế được Bêncạnh đó chúng ta cũng cần phải tìm ra những nguyên nhân khác dẫn đến tìnhtrạng thua kém này? , và người mua nhận xét như thế nào về những hệ thốngnày?, và làm thế nào để nâng cao hiệu quả cho các hệ thống này?
Vấn đề đặt ra
Hiện nay các hệ thống bán hàng trực tuyến đã đưa ra được rất nhiều sảnphẩm và cũng có những sự trợ giúp về sản phẩm như tìm kiếm sản phẩm theogiá, theo tính năng, tìm đến những sản phẩm mà nhiều người mua nhất, tuy nhiênđiều cần thiết vẫn là những lời gợi ý, những hướng dẫn mang tính trợ giúp chongười mua như một nhân viên bán hàng thực sự vẫn là rất quan trọng
Do vậy bên cạnh những lợi thế của mình thì những hệ thốn bán hàng trựctuyến cần phải có thêm một “người trợ giúp“, hay nói cách khác đây chính là mộtmodule trợ giúp khách hàng mà người xây dựng hệ thống cần phải đưa vào Hệ
Trang 4hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System - DSS) đã được sử dụng rất nhiềutrong các công ty , các công việc liên quan đến việc ra quyết định đã giúp các nhàquản lý đưa ra các quyết định tốt hơn chính xác hơn , nâng cao được hiệu xuất vàcác chất lượng của quyết định.
Một hệ thống bán hàng tốt là một hệ thống có khả năng giúp người muahàng có thể đưa ra được các quyết định tương đối đúng đắn và hợp lý với ngườimua Tuy không thể đóng vai trò như một người bán hàng thực sự nhưng phảiđưa ra và giúp người mua tiếp cận với sản phẩm phải tương đối chính xác vớiyêu cầu của khách hàng Qua đó với tiêu chí này sẽ nâng cao được việc mua bánhàng trực tuyến
Mục tiêu của đề tài
Đề tài sẽ tìm hiểu và đưa ra những thiếu sót của các hệ thống mua bánhàng trực tuyến hiện nay, qua đó đưa ra được cách khắc phục và xây dựng hệthống tối ưu hơn, từ đó nâng cao vị thế của những hệ thống bán hàng trực tuyếntrong nền kinh tế hàng hóa
Cùng với việc tìm hiểu và đưa ra cách khắc phục đề tài cũng đưa raphương pháp tiêp cận để giải quyết bài toán tối ưu đa mục tiêu trong quá trìnhkhách hàng lựa chọn sản phẩm, bằng cách đưa giải thuật di truyền vào bài toán
Quá trình mua hàng của một khách hàng cũng là một phần trong quá trình
ra quyết định , do vậy đề tài của em cũng tập chung vào việc tìm hiểu và áp dụng
hệ hỗ trợ ra quyết định vào bài toán trên
Trang 5CHƯƠNG I
HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH1.1 Tổng quan về hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
Khái niệm DSS :
Trong thập niên 1970, Scott Morton đưa ra những khái niệm đầu tiên về
Hệ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Systems-DSS) Ông định nghĩa DSSnhư là những hệ thống máy tính tương tác nhằm giúp những người ra quyết định
sử dụng dữ liệu và mô hình để giải quyết các vấn đề không có cấu trúc
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về DSS Tuy nhiên tất cảđều đồng ý mục đích cơ bản nhất của DSS là để hỗ trợ và cải tiến việc ra quyếtđịnh
Thông thường các DSS sẽ là các hệ thông tin máy tính hóa, có giao tiếp
đồ họa và làm việc ở chế độ tương tác trên các mạng máy tính
Các khái niệm cơ sở của các định nghĩa DSS:
Gorry & Scott-Morton (1971) Kiểu của bài toán, chức năng hệ
Bảng 1.1: Các khái niệm cơ sở của định nghĩa DSS
Cơ sở của các định nghĩa về DSS thay đổi từ nhận thức DSS làm gì (thí
dụ, hỗ trợ ra quyết định trong các bài toán phi cấu trúc) cho đến cách thức đạtđược các mục tiêu của DSS (các thành phần yêu cầu, khuôn mẫu sử dụng, quátrình phát triển )
Trang 6Bảng 1.2: Bảng các giải thích
Moore & Chang (1980) cho rằng tính cấu trúc trong các định nghĩa trướcđây không thật sự có ý nghĩa vì rằng bài toán mô tả là có cấu trúc hay phi cấutrúc chỉ tương ứng theo người ra quyết định/tình huống cụ thể Vì vậy, nên địnhnghĩa DSS như là hệ thống hỗ trợ các mô hình quyết định và phân tích dữ liệutùy biến, được sử dụng ở các khoảng thời gian bất kỳ, không hoạch định trước Bonezek et al (1980) cho rằng DSS là một hệ máy tính gồm 3 thành phần tương
tác với nhau: hệ thống ngôn ngữ (cơ chế để giao tiếp giữa người dùng và các thành phần khác), hệ kiến thức (kho lưu chứa các kiến thức của lĩnh vực đang xét dưới dạng dữ liệu hay thủ tục) và hệ xử lý vấn đề (liên kết giữa 2 thành phần kia,
chứa một hay nhiều năng lực xử lý vấn đề tổng quát cần để ra quyết định)
Keen (1980) áp dụng thuật ngữ DSS cho các tình huống ở đó hệ thốngcuối cùng chỉ có thể được xây dựng bằng một quá trình thích nghi về học tập vàtiến hóa Vì vậy, DSS là sản phẩm của quá trình phát triển ở đó người dùng hệthống, người xây dựng hệ thống và bản thân hệ thống có khả năng ảnh hưởng lênnhau gây ra một tiến hóa và khuôn mẫu sử dụng
1.2 Năng lực của hệ hỗ trợ ra quyết định
Trang 7Hình 1.1: Mô hình năng lực của DSS
1 DSS cơ bản hỗ trợ các nhà ra quyết định trong các tình huống nửa cấu trúc
và phi cấu trúc bằng cách kết hợp phán xử của con người và xử lý thông tinbằng máy tính Các bài toán như vậy không thể/không thuận tiện giải quyếtđược chỉ bằng các công cụ máy tính hóa hay các phương pháp định lượng
2 Phù hợp cho các cấp quản lý khác nhau từ cao đến thấp
3 Phù hợp cho cá nhân lẫn nhóm Các bài toán ít có tính cấu trúc thường liênđới đến nhiều cá nhân ở các đơn vị chức năng hay mức tổ chức khác nhaucũng như ở các tổ chức khác
4 Hỗ trợ cho các quyết định tuần tự, liên thuộc, được đưa ra một lần, vài lầnhay lặp lại
5 Hỗ trợ cho các giai đoạn của quá trình ra quyết định: tìm hiểu, thiết kế, lựachọn và hiện thực
6 Phù hợp cho một số các phong cách và quá trình ra quyết định
7 Có thể tiến hóa theo thời gian Người dùng có thể thêm, bỏ, kết hợp, thayđổi các phần tử cơ bản của hệ thống
8 Dễ dùng và thân thiện với người dùng
9 Nhằm vào nâng cao tính hiệu dụng của quyết định (chính xác, thời giantính, chất lượng) thay vì là tính hiệu quả (giá phí của việc ra quyết định)
10 Người ra quyết định kiểm soát toàn bộ các bước của quá trình ra quyếtđịnh, DSS chỉ trợ giúp, không thay thế người ra quyết định
Trang 811 Người dùng cuối cùng có thể tự kiến tạo và sửa đổi các hệ thống nhỏ vàđơn giản
12 Thường dùng mô hình để phân tích các tình huống ra quyết định
13 Cung ứng các truy đạt dữ liệu từ nhiều nguồn, dạng thức và kiểu khácnhau
14 Có thể dùng như một công cụ độc lập hay kết hợp với các DSS/ứng dụngkhác, dùng đơn lẻ hay trên một mạng lưới máy tính (intranet, extranet) bất kỳvới công nghệ WEB
1.3 Các thành phần của DSS
Hình 1.2: Các thành phần của DSS
Phân hệ quản lý dữ liệu gồm một cơ sở dữ liệu (database) chứa các dữ
liệu cần thiết của tình huống và được quản lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu(DBMS – data base management system) Phân hệ này có thể được kết nối vớinhà kho dữ liệu của tổ chức (data warehouse) – là kho chứa dữ liệu của tổ chức
có liên đới đến vấn đề ra quyết định
Phân hệ quản lý mô hình còn được gọi là hệ quản trị cơ sở mô hình
(MBMS – model base management system) là gói phần mềm gồm các thànhphần về thống kê, tài chánh, khoa học quản lý hay các phương pháp định lượngnhằm trang bị cho hệ thống năng lực phân tích; cũng có thể có các ngôn ngữ mô
Trang 9hình hóa ở đây Thành phần này có thể kết nối với các kho chứa mô hình của tổchức hay ở bên ngoài nào khác
Phân hệ quản lý dựa vào kiến thức có thể hỗ trợ các phân hệ khác hay
hoạt động độc lập nhằm đưa ra tính thông minh của quyết định đưa ra Nó cũng
có thể được kết nối với các kho kiến thức khác của tổ chức
Phân hệ giao diện người dùng giúp người sử dụng giao tiếp với và ra
lệnh cho hệ thống Các thành phần vừa kể trên tạo nên DSS, có thể kết nối vớiintranet/extranet của tổ chức hay kết nối trực tiếp với Internet
1.3.1 Phân hệ quản lý dữ liệu
Hình 1.3: Phân hệ quản lý dữ liệu.
Phân hệ quản lý dữ liệu bao gồm các phần tử sau (phần trong khung hình
Trang 10Cơ sở dữ liệu (CSDL): tập hợp các dữ liệu có liên quan phục vụ cho nhu cầu
của tổ chức, dùng bởi nhiều người (vị trí), đơn vị chức năng và ở các ứng dụngkhác nhau CSDL của DSS có thể lấy từ nhà kho dữ liệu, hoặc được xây dựngtheo yêu cầu riêng Dữ liệu được trích lọc từ các nguồn bên trong và bên ngoài tổchức Dữ liệu nội tại thường từ hệ xử lý giao tác (TPS – transaction processingsystem) của tổ chức, có thể ở các đơn vị chức năng khác nhau
VD: lịch bảo trì máy móc, thông tin về cấp phát ngân sách, dự báo về bánhàng, giá phí của các phụ tùng hết hàng
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: thường các DSS trang bị các hệ quản trị cơ sở
dữ liệu tiêu chuẩn (thương mại) có khả năng hỗ trợ các tác vụ quản lý – duyệt xétcác bản ghi dữ liệu, tạo lập và duy trì các quan hệ dữ liệu, tạo sinh báo cáo theonhu cầu Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của các DSS chỉ xuất hiện khi tích hợp
dữ liệu với các mô hình của nó Phương tiện truy vấn: trong quá trình xây dựng
và sử dụng DSS
1.3.2 Phân hệ quản lý mô hình
Hình 1.4: Phân hệ quản lý mô hình
1.3.3 Phân hệ quản lý dựa trên kiến thức
- Cung cấp khả năng cần để giải quyết một vài khía cạnh của bài toán vàtăng cường năng lực vận hành của các thành phần khác của DSS
- Silverman (1995) đề nghị 3 cách tích hợp các hệ chuyên gia dựa trên kiếnthức với mô hình toán:
Trang 11+ Trợ giúp quyết định dựa trên kiến thức - giúp hỗ trợ các bước củaquá trình quyết định không giải quyết được bằng toán
+ Các hệ mô hình hóa quyết định thông minh - giúp người dùngxây dựng, áp dụng và quản lý thư viện các mô hình
+ Các hệ chuyên gia phân tích quyết định - tích hợp các phươngpháp lý thuyết nghiêm ngặt về tính bất định vào các cơ sở kiến thứccủa hệ chuyên gia
- Khi có thành phần này, có các tên gọi: DSS thông minh (intelligent DSS)
Hệ chuyên gia (ESS - expert support system), DSS tích cực (active DSS),DSS dựa trên kiến thức (knowledge-based DSS)
1.3.4 Phân hệ giao diện người dùng
Hình 1.5: Phân hệ quản lý giao diện người dung
1.4 Phân loại DSS theo kiết xuất hệ thống (Alter, 1980):
Trang 13Năng lực chung của hệ thống
dữ liệu đối với phổ rộngcác bài toán và bối cảnh
Truy đạt đến tầm rộngcác khả năng phân tíchvới một số các đề nghịhay hướng dẫn
phân tích các đối thoại
(theo dõi các đối thoại)
3 Chức năng truy xuất dữliệu
- Thu nạp/chất vấn
- Báo cáo/hiển thị
- Người dùng/thao tác dữliệu hiệu quả
4 Chức năng quản lý cơ sở
dữ liệu
5 Tầm rộng các cách nhìnlogic về dữ liệu
6 Tư liệu hóa dữ liệu
7 Theo dõi cách dùng dữliệu
8 Hỗ trợ dữ liệu thích nghi
và linh hoạt
1 Thư viện các mô hình
để tạo nên cơ sở mô hình
- Nhiều kiểu
- Duy trì, phân loại vàtích hợp
- Tiền xử lý thư viện
2 Phương tiện xây dựng
mô hình
3 Phương tiện dùng vàthao tác mô hình
4 Chức năng quản lý cơ
sở mô hình
5 Tư liệu hóa mô hình
6 Theo dõi cách dùng môhình
7 Hỗ trợ mô hình thíchnghi và linh hoạt
Bảng 1.4: Năng lực DSS theo cấu trúc.
1.6 Mô hình ra quyết định
Trang 14Một đặc trưng cơ bản của Hệ hỗ trợ ra quyết định là phải có ít nhất một
mô hình hỗ trợ ra quyết định Việc chọn lựa và xây dựng mô hình nằm trong giaiđoạn thứ hai (Design Phase) của quá trình ra quyết định
Một mô hình là một khái quát hóa hay trừu tượng hóa của thực tế Môhình hóa là việc khái quát hóa và trừu tượng hóa các vấn đề thực tế thành các môhình định tính hay định lượng Đó là một quy trình kết hợp cả khoa học (sự chínhxác, logic) và nghệ thuật (sự sáng tạo)
Một mô hình thường bao gồm ba thành phần cơ bản:
- Biến quyết định: Đây là các lựa chọn xác định bởi người ra quyết định.Chẳng hạn trong bài toán quyết định đầu tư thì đây là số tiền đầu tư, nơiđầu tư, thời gian đầu tư…
- Biến không kiểm soát được : Đây là các biến không nằm trong sự kiểmsoát của người ra quyết định (bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài) Chẳnghạn trong bài toán trên thì đây là tốc độ lạm phát, lãi suất ngân hàng…
- Biến kết quả: Đây là các biến kết quả của mô hình Chẳng hạn trong bàitoán trên thì đây là tỉ số lợi nhuận…
Hình 1.6: Cấu trúc tổng quát của một mô hình.
Khi lựa chọn quyết định cuối cùng, người ra quyết định có thể muốn cómột quyết định tối ưu (optimal) hay một quyết định thỏa đáng, gần tối ưu (goodenough) Do vậy có thể chia ra hai loại mô hình hỗ trợ ra quyết định
Mô hình quy chuẩn (Normative Model): Mô hình này xem xét tất cả cácphương án và chọn ra phương án tối ưu
Biến không kiểm soát được
Các phép toán quan hệ
Trang 15Mô hình mô tả (Descriptive Model): Mô hình này xem xét một tập hợpcác điều kiện theo ý người dùng và xem xét các phương án theo hướng các điềukiện này và đưa ra một kếtquả thỏa đáng Vì mô hình này không xem xét hết tất
cả các phương án nên kết quả cúôi cùng có thể chỉ gần tối ưu
Mô hình quy chuẩn thường được sử dụng trong bài tóan tối ưu hóa mộtmục tiêu Mô hình mô tả thường được sử dụng trong bài toán tối ưu hóa đa mụctiêu khi các mục tiêu này có thể mâu thuẫn nhau
1.7 Phân loại Hệ hỗ trợ ra quyết định
Hệ hỗ trợ ra quyết định được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí Hiện nay,vẫn chưa có cách phân loại thống nhất Sau đây là các cách phổ biến nhất:
Có tất cả năm lọai Hệ hỗ trợ ra quyết định
Hướng giao tiếp (Communications-Driven DSS)
Hướng dữ liệu (Data-Driven DSS )
Hướng tài liệu (Document-Driven DSS)
Hướng tri thức (Knowledge-Driven DSS)
Hướng mô hình (Model-Driven DSS)
Hướng giao tiếp - Hệ hỗ trợ ra quyết định sử dụng mạng và công nghệ
viễn thông để liên lạc và cộng tác Công nghệ viễn thông bao gồm Mạng cục bộ(LAN), mạng diện rộng (WAN), Internet, ISDN, mạng riêng ảo là then chốttrong việc hỗ trợ ra quyết định Các ứng dụng của hệ hỗ trợ ra quyết định hướnggiao tiếp là Phần mềm nhóm (Groupware), Hội thảo từ xa (Videoconferencing),Bản tin (Bulletin Boards)…
Hướng dữ liệu - Hệ hỗ trợ Ra quyết định dựa trên việc truy xuất và xử lí
dữ liệu Phiên bản đầu tiên được gọi là Hệ chỉ dành cho việc truy xuất dữ liệu(Retrieval-Only DSS ) Kho dữ liệu (Datawarehouse) là một Cơ Sở Dữ Liệu tậptrung chứa thông tin từ nhiều nguồn đồng thời sẵn sàng cung cấp thông tin cầnthiết cho việc ra quyết định OLAP có nhiều tính năng cao cấp vì cho phép phântích dữ liệu nhiều chiều, ví dụ dữ liệu bán hàng cần phải được phân tích theonhiều chiều như theo vùng, theo sản phẩm, theo thời gian, theo người bán hàng
Trang 16Hướng tài liệu - Hệ hỗ trợ ra quyết định dựa trên việc truy xuất và phân
tích các văn bản, tài liệu…Trong một công ty, có thể có rất nhiều văn bản nhưchính sách, thủ tục, biên bản cuộc họp, thư tín Internet cho phép truy xuất cáckho tài liệu lớn như các kho văn bản, hình ảnh, âm thanh… Một công cụ tìmkiếm hiệu quả là một phần quan trọng đối với các Hệ hỗ trợ ra quyết định dạngnày
Hướng tri thức - Hệ hỗ trợ ra quyết định có thể đề nghị và đưa ra những
tư vấn cho người ra quyết định Những hệ này là các hệ chuyên gia với một kiếnthức chuyên ngành cụ thể, nắm vững các vấn đề trong chuyên ngành đó và có kĩnăng để giải quyết những vấn đề này Các công cụ khai mỏ dữ liệu có thể dùng
để tạo ra các hệ dạng này
Theo Holsapple và Whinston (1996) phân ra 6 lọai Hệ hỗ trợ ra quyết định
Hướng văn bản (Text-Oriented DSS)
Hướng cơ sở dữ liệu (Database-Oriented DSS)
Hướng bản tính (Spreasheet-Oriented DSS)
Hướng người giải quyết (Solver-Oriented DSS)
Hướng luật (Rule-Oriented DSS)
Hướng kết hợp (Compound DSS)
Hướng văn bản – Thông tin (bao gồm dữ liệu và kiến thức) được lưu trữ
dưới dạng văn bản Vì vậy hệ thống đòi hỏi lưu trữ và xử lí các văn bản một cáchhiệu quả Các công nghệ mới như Hệ quản lí văn bản dựa trên web, IntelligentAgents có thể được sử dụng cùng với hệ này
Hướng cơ sở dữ liệu - Cơ sở dữ liệu đóng vai trò chủ yếu trong hệ
này.Thông tin trong cơ sở dữ liệu thường có cấu trúc chặt chẽ, có mô tả rõ ràng
Hệ này cho phép người dùng truy vấn thông tin dễ dàng và rất mạnh về báo cáo
Hướng bản tính – Một bản tính là một mô hình để cho phép người dùng
thực hiện việc phân tích trước khi ra quyết định Bản tính có thể bao gồm nhiều
mộ hình thống kê, lập trình tuyến tính, mộ hình tài chính… Bản tính phổ biến
Trang 17nhất đó là Microsoft Excel Hệ này thường được dùng rông rãi trong các hệ liênquan tới người dùng cuối.
Hướng người giải quyết – Một trợ giúp là một giải thuật hay chương trình
để giải quyết một vấn đề cụ thể chẳng hạn như tính lượng hàng đặt tối ưu haytính tóan xu hướng bán hàng Một số trợ gíup khác phức tạp như là tối ưu hóa đamục tiêu Hệ này bao gồm nhiều trợ gíup như vây
Hướng luật – Kiến thức của hệ này được mô tả trong các quy luật thủ tục
hay lí lẽ Hệ này còn đựoc gọi là hệ chuyên gia Các quy luât này có thể là địnhtính hay định lượng Các ví dụ của hệ này như là hướng dẫn không lưu, hướngdẫn giao thông trên biển, trên bộ…
Hướng kết hợp - Một hệ tổng hợp có thể kết hợp hai hay nhiều hơn trong
số năm hệ kể trên
Hướng mô hình – Là một hệ thống xây dựng dựa trên cở sở dự liệu và
mô hình của hệ thống , hay nói cách khác đây là một hệ thống có thể đưa ra cáinhìn tổng quát cho toàn bộ qui trình ra quyết định
Trang 18Hình 1.7- Các giai đọan của quá trình ra quyết định.
1.9 Tìm kiếm và đánh giá các lựa chọn một phần rất quan trọng trong hỗ trợ ra quyết định
Giai đọan lựa chọn (Choice Phase) là giai đoạn quan trọng nhất của quátrình ra quyết định Giai đoạn này bao gồm ba bước chính sau đây:
Phương pháp đánh giá các lựa chọn được quyết định khác nhau trong bàitoán một mục tiêu và bài toán đa mục tiêu Bài toán một mục tiêu có thể được môhình hóa bằng bảng ra quyết định hay cây ra quyết định
Một trong các phương pháp hiệu quả để giải quyết đa mục tiêu là đo lườngtrọng số củacác ưu tiên ra quyết định (Analytical Hierarchy Process củaExpertChoice) Một phương pháp khác là tối ưu hóa dựa trên các mộ hình tóanhọc tuyến tính (Microsoft Excel, Lingo…) Một phương pháp khác là lập trìnhkinh nghiệm sử dụng heuristics như là tabusearch, giải thuật di truyền Ở đây giải
Trang 19thuật di truyền là một quá trình tìm kiếm tối ưu đa mục tiêu có thể mang lạinhững miền tối ưu nhất cho bài toán.
Và phần giải thuật chính để tiếp cận bài toán bán hàng trực tuyến cũngchính là quá trình phân tích và áp dụng giải thuật di truyền cho quá trình tìmkiếm lời giải tối ưu đa mục tiêu cho bài toán Quá trình xây dựng và áp dụngDSS cùng với giải thuật di truyền vào bài toán sẽ được làm sáng tỏ trong cácchương tiếp theo
CHƯƠNG II BÀI TOÁN BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN
2.1 Mua bán trở nên thuật lợi hơn với Internet
Sự phát triển vượt bậc từng ngày của các công nghệ trên Internet đã dầnthực sự biến đổi các hoạt động thương mại làm cho nó mang tính toàn cầu hơn.Các hoạt động kinh doanh truyền thống giờ đã được số hóa, các khái niệm về E-
Trang 20Commerce, E-Business, E-Market, Shopping online xuất hiện và ngày càng trởnên phổ biến Chính công nghệ Internet đã thực sự kết nối các doanh nghiệp vớinhau (B2B – Business To Business) và doanh nghiệp với khách hàng (B2C –Business To Customer) Sức mạnh và sự thuận lợi của công nghệ Web đã giúpcác công ty, doanh nghiệp đưa các hoạt động kinh doanh của mình đến gần vớingười dùng hơn Sử dụng Web các công ty có thể đưa đến người dùng từ nhữngmẫu quảng cáo nhỏ, các mặt hàng, dịch vụ mà công ty cung cấp đến các hoạtđộng mua bán với khách hàng Chính điều đó đã hình thành một phương thứcmua bán hoàn toàn mới mẻ và đang trở nên một hoạt động phổ biến trênInternet , mua bán hàng qua mạng (Shopping Online).
2.2 Khảo sát thực trạng mua bán hàng qua mạng
Trên thực tế khá nhiều trang web chỉ là rao vặt chứ không phải mua bánoline đúng nghĩa; người mua hàng qua mạng lại phải chịu thuế đến hai lần Theođánh giá của giới kinh doanh hàng qua mạng, khoảng hai năm trở lại đây, thươngmại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam(VN) được xem là đã có những bước khởi sắctrong việc triển khai mô hình mua, bán qua siêu thị trực tuyến Từ đầu năm
2007, thị trường TMĐT tại VN có hàng loạt website mới ra đời với phương thứcthanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến Giữa tháng 6-2008, thêm một cú độtphá cho thị trường TMĐT của VN khi Tập đoàn eBay, chuyên giới thiệu muabán sản phẩm qua mạng trên khắp thế giới bắt tay với các doanh nghiệp (DN)
VN để kinh doanh qua mạng Cụ thể là eBay đã chính thức tuyên bố quan hệ đốitác với Chợ Điện Tử, một website mua sắm trực tuyến của VN để khai thác thịtrường TMĐT trên phạm vi quốc tế Theo một khảo sát của Trung tâm Internet
VN, tại VN hiện có khoảng 18 triệu người sử dùng internet thường xuyên, chiếmtrên 21% dân số, vì thế, chỉ cần ngồi tại chỗ, nhấp chuột là có thể chọn lựa thỏathích các mặt hàng, chuyển tiền và được giao hàng tận nơi, tiết kiệm được thờigian, công sức và cả tiền bạc Trong khi đó, theo khảo sát của các công ty nghiêncứu thị trường VN thì hiện nay, đã có khoảng 70% công ty kinh doanh có bánhàng qua điện thoại và internet, trong đó có đến 40%-50% DN tham gia mua bánhàng qua mạng trực tiếp hay thông qua những website TMĐT có uy tín Các mặt
Trang 21hàng được bán trực tuyến cũng rất đa dạng: hàng điện tử, tiêu dùng, xe, nguyênvật liệu, vé máy bay, tour du lịch, sách, đĩa nhạc Khách hàng chọn mua hàngqua mạng hiện nay chủ yếu là giới doanh nhân, nhân viên văn phòng, đông nhất
là giới trẻ
Một lợi thế lớn của mua sắm trực tuyến là sự linh hoạt của mua sắm.
Không giống như các cửa hàng offline, các cửa hàng trực tuyến không có ngàynghỉ, đóng cửa hoặc bất kỳ vấn đề khác Bạn có thể mua sắm 24 giờ một ngày, 7ngày một tuần và 365 ngày một năm Là điểm ngạc nhiên tuyệt vời để có mộtcửa hàng mở luôn luôn? Một trong những lợi thế của mua sắm trực tuyến làphương tiện sẵn có cho sản phẩm, so sánh giá cả Vì vậy nhiều công ty đã đi lênvới các phương tiện của mua sắm trực tuyến, so sánh giá cả và so sánh chấtlượng của các sản phẩm và dịch vụ là có thể Một số trung tâm thương mại trựctuyến cũng cung cấp các nhận xét của khách hàng về từng sản phẩm, do đó bạn
có thể dễ dàng tìm hiểu những gì khách hàng khác suy nghĩ về những sản phẩmhoặc dịch vụ trước khi mua nó
Bạn có thể sử dụng hiệu quả các cơ sở này để quyết định liệu một sản phẩmhay dịch vụ có đáng để mua không Nếu bạn là may mắn, bạn sẽ được cũng nhậnđược cung cấp tuyệt vời từ cửa hàng trực tuyến khác nhau mà có hiệu quả sẽmua được hàng với giá tốt hơn là việc mua hàng offline
Theo một công bố mới đây của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific thì
dự kiến doanh số vé bán qua mạng chiếm trên dưới 50% trong năm nay Cũngnhờ phương thức bán vé qua mạng, hãng hàng không này đã nâng cao đượcthương hiệu, tiết kiệm được chi phí khá lớn so với bán vé trực tiếp, và theo khảosát thực tế thì trung bình các dịch vụ bán hàng qua mạng hiện nay có tỷ lệ giaodịch nằm trong khoảng 60-70% Thông qua các trang web TMĐT có uy tín,nhiều DN và khách hàng trong và ngoài nước đã ký được hợp đồng mua bánhàng hoá với số tiền lớn, có hợp đồng lên đến nửa triệu USD
Mặc dù được xem là có khởi sắc, nhưng phương thức mua bán qua mạng
ở VN hiện nay vẫn chậm và còn rất nhiều bất cập Người tiêu dùng VN vẫn chưa
có thói quen mua sắm hàng trên mạng là cản ngại đầu tiên Nhiều khách hàngcho rằng, nhìn thấy hàng tận mắt, chọn lựa tận tay, “tiền trao, cháo múc” vẫn yêntâm hơn là chỉ giao dịch qua mạng Người tiêu dùng không được thử trước sản
Trang 22phẩm, không được thương lượng về giá và việc thanh toán không dễ dàng lạicàng cản trở việc mua sắm qua mạng Nhiều người đã than phiền khi mình đãmua món hàng tại trang web được xem là khá uy tín, đã chuyển tiền xong xuôinhưng hơn một tháng sau vẫn chưa nhận được sản phẩm, mặc dù đã không ít lầngọi điện nhắc nhở Hiện nay, các nhà vận chuyển vẫn chưa có hệ thống theo dõiquy trình giao hàng trực tuyến “Không ít lần tiền đã chuyển nhưng vẫn phải dài
cổ đợi và có khi hàng kém chất lượng so với lời rao trên mạng, nhưng phải đành
“ngậm bồ hòn làm ngọt” vì không biết kiện cáo ở đâu, nên đã quay lưng lại vớiphương thức mua bán qua mạng”
Thời gian qua, không ít trang web kinh doanh hàng hoá qua mạng lừa đảokhách hàng Khá nhiều khách hàng mất tiền nhưng không nhận được hàng hoặchàng không như ý, quá “đát”, hư hỏng, trầy xước mà không thể đổi lại được.Hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng mua hàng qua mạng còn chưa đầy đủ.Việc kiện tụng một món hàng không bảo đảm chất lượng là rất khó, vì chưa cóluật cụ thể Việc mua, bán chủ yếu dựa vào lòng tin nên khi khách hàng biếtmình bị lừa, cũng đành “ngậm đắng, nuốt cay”
Thực tế, hiện nay, khá nhiều trang web chỉ là rao vặt chứ không phải muabán oline đúng nghĩa, không có một sự ràng buộc, kiểm soát nào giữa người mualẫn người bán, vì thế tỷ lệ rủi ro khi mua hàng rất cao Người mua lại phải chịuthuế tới hai lần từ nhà cung ứng sản phẩm và tại các siêu thị trực tuyến Do lượnghàng bán ra tại các siêu thị trực tuyến chưa cao nên nhiều DN tham gia chỉ đểquảng bá cho kênh bán hàng truyền thống của mình, giao diện chưa thân thiện,công cụ tìm kiếm không hiệu quả, không cập nhật thông tin về sản phẩm, nênngười mua quay lưng là phải Ngay cả phương thức thanh toán vẫn còn theo kiểu
“tiền trao, cháo múc”, chứ chưa có sự liên kết giữa ngân hàng và đơn vị bánhàng Người sử dụng thẻ thanh toán quốc tế qua internet cũng phải cam kết vớicác ngân hàng là hoàn toàn chịu mọi rủi ro khi mua bán qua mạng
Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường IDC của Mỹ thì thịtrường TMĐT VN sẽ tăng 44% mỗi năm từ đây đến năm 2010 Còn theo khảosát của Công ty Nghiên cứu thị trường ACNielsen, trên 58% người sử dụng
Trang 23internet tại VN cho biết họ đã từng hoặc thường xuyên mua hàng trên mạng, con
số này còn cao hơn ở Philippines (45%) và Indonesia (51%)
Mặc dù có không ít trở ngại nhưng cả DN lẫn người tiêu dùng đều kỳvọng khá nhiều vào sự phát triển của thị trường TMĐT, khi mà lượng người sữdụng internet dự kiến sẽ tăng từ 20-30% mỗi năm và phương thức thanh toánđiện tử ngày càng được cải thiện, cũng như các DN nước ngoài được vào cungcấp giải pháp TMĐT tự do vào năm 2010
Mới đây, Trung tâm Phát triển TMĐT - Bộ Công thương và Hiệp hộiTMĐT VN đã phối hợp triển khai mô hình tem bảo đảm cho các trang webTMĐT có uy tín Theo đó, tem bảo đảm với tên gọi là TrustVN sẽ được gắn chonhững website TMĐT có cơ chế hoạt động và bảo mật thông tin đạt tiêu chuẩn.Nhận diện được các trang web có tem bảo đảm, người mua sẽ không thiệt thòikhi mua hàng vì tất cả giao dịch phải khai thông tin trên trang web, như số thẻ tíndụng, địa chỉ, điện thoại
2.3 So sánh giữa phương thức mua hàng truyền thống và mua qua mạng 2.3.1 Các bước cơ bản để tiến hành một giao dịch mua hàng
Trang 24thiệu, tình cờ)
giới thiệu, tìm kiếm trên mạng)
Xem xét các sản phẩm được trình bày
Chọn mua, thanh toán và nhận sản
Bảng 3.1 : Các bước cơ bản để tiến hành một giao dịch
2.3.2 Các điểm thuận lợi và không thuận lợi trong phương thức mua bán truyền thống
Thuận lợi:
- Người mua có thể “sờ tận tay, thấy tận mắt”
- Nếu gặp khó khăn có thể nhờ người bán hàng tư vấn
- Có thể mặt cả giá cả
- Mua sắm trở thành một văn hóa, làm cho người mua hứng khởi
- Việc mua sắm đôi khi tốn rất nhiều thời gian
Trang 25Không thuận lợi:
- Người mua khó nắm bắt hết các thông tin về mặt hàng mình định mua
- Các mặt hàng thuộc các nhà cung cấp khác nhau thường được phân bốrải rác làm cho người mua khó so sánh
2.3.3 Các điểm thuận lợi và không thuận lợi trong phương thức mua bán qua mạng
Thuận lợi:
- Người mua dễ dàng nắm bắt được thông tin của mặt hàng định mua
- Số lượng các mặt hàng rất đa dạng
- Dễ dàng so sánh các mặt hàng với nhau
- Thời gian mua sắm ít
Không thuận lợi:
- Người mua chỉ có thể “thấy” chứ không thể thử, tiếp xúc với mặt hàng
- Không được tư vấn khi không biết phải chọn mặt hàng nào
- Không tìm được mặt hàng ưng ý vì có quá nhiều sự chọn lựa
2.3.4 Các vấn đề cần cho một hệ thống bán hàng trực tuyến
Hiện nay các website bán hàng trực tuyến xuất hiện rất nhiều trên internet,tuy nhiên những trang web có hỗ trợ người mua lựa chọn sản phẩm và bảo vệ túitiền thì còn rất ít tại Việt Nam
Vấn đề đặt ra cho một hệ thống bán hàng trực tuyến là vấn đề về mặt bảomật, và các vấn đề lien quan đến giao diện người dung Việc đưa ra một sảnphẩm và các thông tin cần thiết cho một sản phẩm để người mua lựa chọn chúng
Cụ thể có các vấn đề chính như sau:
Giao diện người dùng phải thân thiện có tính mô tả cao
Vấn đề bảo mật thông tin
Vấn đề thanh toán và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
Các mặt hàng trực tuyến cần phải có thông tin đầy đủ
Các mặt hàng trực tuyến có tính thực tế cao
Trang 26 Tạo cho người mua có cảm giác như đang đối diện vơi mộtnhân viên bán hàng thực sự.
2.4 Tiến trình giao và nhận hàng (bán hàng cho khách và nhận tiền từ khách như thế nào)
- Khi người mua đã đồng ý chọn sản phẩm của nhà cung cấp, tức là chấpnhận sẽ giao dịch với hệ thống thanh toán trực tuyến
- Người mua sẽ được hướng dẫn thanh toán tiền để nhận sản phẩm bằngcác hình thức như dưới đây:
Thẻ tín dụng Ưu điểm của phương thức trả tiền bằng thẻ tín dụng là đơn
giản và nhanh chóng và cho phép người bán có thể nhận được sự xác nhậnkhoản thanh toán trước khi trao hàng cho khách Để sử dụng phương thức này,bạn phải đăng kí sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng Tất cả các công ty cung cấp dịch
vụ thẻ tín dụng lớn đều cung cấp những thông tin chi tiết về cách thực hiện điềunày thông qua các ngân hàng và website của họ
Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua Internet an toàn hơn nhiều so với hìnhdung của nhiều người Ngày 1 tháng 2 năm 1996, Visa International vàMasterCard International thông báo với các đơn vị khác trong ngành việc pháttriển một tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất để đảm bảo thanh toán cho các giao dịchmua bằng thẻ tín dụng được thực hiện trên hệ thống mạng mở Tiêu chuẩn nàygọi là Giao dịch điện tử an toàn (Secure Electronic Transaction/SET) liên quanđến việc sử dụng chứng nhận điện tử để xác thực các thông tin của các bên thamgia giao dịch Khi một người tiêu dùng đặt mua hàng sử dụng giao thức SET, mộtchứng nhận điện tử sẽ được gửi đồng thời từ người mua đến người bán và từngười bán đến người mua Chứng nhận điện tử về người mua xác thực thông tin
về người mua và đảm bảo với người bán rằng thẻ tín dụng không bị sử dụng gianlận Chứng nhận điên tử về người bán xác thực thông tin của người bán và đảmbảo với người mua rằng họ sẽ nhận được hàng hoá đã mua Giao thức SET cũngđảm bảo tính bảo mật và sự nguyên vẹn (nó không thể bị làm giả) của thông tintruyền và nhận Nó đồng thời cũng buộc hai bên phải chịu trách nhiệm đối với
Trang 27giao dịch đó, có nghĩa là bên mua không thể phủ nhận họ đã đặt hàng và bên bánkhông thể phủ nhận việc họ đã nhận được đơn đặt hàng đó
Thanh toán khi giao hàng Hàng hóa sẽ được thanh toán khi người vận
chuyển giao hàng Đó là một phương thức thông dụng đối với những loại hànggọn nhỏ được gửi thông qua dịch vụ của bưu điện Phương thức này cho phépviệc chuyển hàng ngay khi đơn đặt hàng được xác nhận Tuy nhiên, trongphương thức này, sẽ khó khăn hơn để đảm bảo rằng người mua hàng là có thật và
có thể có một sự chậm trễ đáng kể giữa các lần thanh toán (thanh toán cho nhàvận chuyển) và thanh toán của nhà vận chuyển cho người bán
Trả tiền trước Trong phương thức này, người mua trả tiền hàng trước
khi việc giao hàng được thực hiện Mặc dù phương thức trả tiền này là lý tưởngđối với người bán nhưng người ta khó tìm được người mua đồng ý với phươngthức này, trừ một số giao dịch B2B đặc biệt Một biến tướng của phương thức trảtiền trước là việc sử dụng dịch vụ uỷ thác thu qua Internet, đang bắt đầu trở nênthông dụng Các dịch vụ này báo cho người cung cấp hàng gửi hàng sau khi họ
đã xác nhận một khoản thanh toán – vào tài khoản ủy thác của họ - từ người mua.Ngay khi người mua đã nhận được hàng và thông báo việc chấp nhận hàng thìngười đại lý sẽ chuyển tiền cho người bán
Thư tín dụng Đây là phương thức trả tiền thông dụng trong thương mại
xuất khẩu Bằng việc xuất trình thư tín dụng được bảo đảm bởi ngân hàng củangười nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ được trả trước một khoản tiền khi đến hạnthanh toán theo quy định của hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả khoảntiền ứng trước khi giao hàng Nhà xuất khẩu phải xác nhận với ngân hàng địaphương có liên quan tới giao dịch (ngân hàng thanh toán) các yêu cầu về chứng
từ cần thiết cho thanh toán trên thư tín dụng, bởi vì họ sẽ không nhận được khoảnthanh toán nếu không xuất trình những chứng từ theo quy định Nhà xuất khẩu cóthể tự bảo vệ trước các rủi ro về thanh toán bằng việc yêu cầu một thư tín dụngđảm bảo than toán (tức là thư tín dụng được một ngân hàng khác bảo đảm thanhtoán)
Trang 28Trả tiền theo hoá đơn Có thể đây là hình thức giao dịch phổ biến giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp thường xuyên có quan hệ kinh doanh với nhau.Trong trường hợp đó, các trang điện tử B2B có thể phát hành một hoá đơn nhưhoá đơn dùng trong thương mại phi điện tử Một số doanh nghiệp sẵn sàng chiếtkhấu cho khách hàng đối với các đơn hàng điện tử bởi vì việc giao dịch quamạng ít tốn kém hơn đối với người bán
CHƯƠNG III
SỬ DỤNG HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG BÀI
TOÁN BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN 3.1 Giới thiệu
Để xây dựng được một trang web bán hàng thật sự hoàn hảo đó là sự kếthợp của rất nhiều yếu tố bao gồm sự quảng bá đến người dùng, giao diện ngườidùng, các tiện ích hỗ trợ khách hàng khi mua hàng, các dịch vụ giao hàng vàhoàn trả hàng Trong khuôn khổ đề tài, em cố gắng đưa ra một cách tiếp cận để
Trang 29xây dựng một trong những yếu tố trên “hỗ trợ khách hàng chọn sản phẩm khimua hàng qua mạng” Chọn sản phẩm là một trong những phần quan trọng nhấtkhi mua hàng Như chương trước đã phân tích một trong những nguyên nhânchính dẫn đến sự không thành công của phương thức mua hàng qua mạng đó làngười mua không thể chọn ra được một sản phẩm ưng ý nhất trước vô vàn cácmặt hàng được bày ra Vậy trang web chúng ta xây dựng phải có nhiệm vụ nhưmột người bán hàng chuyên nghiệp đó là nắm bắt các nhu cầu của người mua vàkhuyến cáo cho người mua một số sản phẩm mà mình cho là thích hợp Mặc dùquyết định cuối cùng vẫn thuộc về người ra quyết định, ở đây là người mua hàng,tuy nhiên một lời khuyên cho người dùng vẫn rất quan trọng.
3.2 Các khó khăn khi xây dựng một module hỗ trợ khách hàng chọn sản phẩm
Các khó khăn phi kỹ thuật
- Không giống như một người bán hàng thực thụ, một người bán hàng cóthể thong qua cách ứng xử, ăn mặc, thái độ…của người mua mà có thể chọn racác mặt hàng cho phù hợp Trang web bán hàng hoàn toàn không biết gì về cácthông tin trên của khách hàng
- Người mua có thể tự do tương tác, trao đổi với người bán để nói lên nhucầu sở thích của mình Trong khi mua hàng trên mạng thì yếu tố thời gian là rấtquan trọng, cần phải dung hòa giữa lượng thong tin cần thu thập và thời gian tiêutốn của người dung
- Trao đổi bằng ngôn ngữ tự nhiên sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn Trong khi
đó người mua chỉ có thể trao đổi với trang web qua mốt số cách nhất định(thường được số hóa)
Trang 30- Vấn đề ở đây là các sở thích của người dung đôi khi xung đột hoặckhông hợp lý dẫn đến kết quả tìm kiếm là không tìm thấy hoặc kết quả khôngnhư mong muốn Đây là một trong những điều cấm kỵ nhất của người bán hàng,
để khách hàng ra về tay không, không những không bán được hàng mà còn để lại
ấn tượng không tốt Vậy vấn đề là cần phải xây dựng được chương trình tìmkiếm đa mục tiêu thật tốt thỏa mãn được gần sát nhất với yêu cầu của kháchhàng
3.3 Quá trình lựa chọn sản phẩm của người mua là một quá trình lựa chọn
đa mục tiêu
Có thể thấy khó khăn lớn nhất của module hỗ trợ chọn sản phẩm đó là giảiquyết, thỏa mãn cùng lúc nhiều tiêu chí của người mua về mặt hàng mà kháchhàng đó quan tâm Các mục tiêu,sở thích này có thể đối chọi nhau.Đây thực chấtchính là đi giải quyết bài toán tối ưu đa mục tiêu, trong đó mỗi mục tiêu chính làcác sở thích của người dùng mà mặt hàng đó phải thỏa Module này có nhiệm vụtìm ra sản phẩm phù hợp (hoặc gần giống) với các sở thích của người mua
3.4 DSS giúp người mua lựa chọn sản phẩm
Cụ thể để xây dựng được hệ thống sát với thực tế là việc xây dựng mộtmodule thể hiện việc đánh giá tiêu chuẩn các sản phẩm có trong gian hàng trựctuyến Module trợ giúp mua hàng (đánh giá tiêu chuẩn) sẽ giúp người mua lựachọn được sản phẩm theo ý của mình Module này sử dụng sự trợ giúp của DSS.Các thành phần trong module có thể gồm các thành phần quyết định như:
Thành phần đánh giá về trọng lượng của sản phẩm
Thành phần đánh giá về kiểu dáng
Thành phần đánh giá về các chức năng
Thành phần trợ giúp khách hàng về mặt giá cả
Thành phần lựa chọn sản phẩm được ưa chuộng nhất
Thành phần về thời gian sử dụng sản phẩm của khách hàng(lâudài, không lâu dài, theo nhu cầu…)
Trang 31Với việc xây dựng một số thành phần nêu trên sẽ giúp khách hàng trả lờicác câu hỏi khi mua hàng như mình sẽ dùng điện thoại như thế nào, có hợp vớitúi tiền hay không ?, các chức năng có cần thiết hay không?
Mô hình tổng quát cho bài toán:
Mô hình sẽ cho ta thấy cái nhìn tổng quát của qui trinh hoạt động của hệthống hỗ trợ khách hàng
Hình 3.1: Mô hình tổng quan cho bài toán
1, Khác hàng lựa chọn nhà sản xuất thông qua giao diện tương tác vớingười dùng
2, Khách hàng sẽ được trợ giúp bởi module lựa chọn sản phẩm
3, Sản phẩm theo ý của khách hàng sẽ được đưa ra sau khi khách hàngtương tác với module trợ giúp
4, Khách hàng lựa chọn sản phẩm trong số các sản phẩm được đưa ra
5, Sau khi thực hiện việc thanh toán khách hàng sẽ được cung cấp mặthàng bởi nhà sản xuất
Khách hàng sẽ được trực tiếp trả lời những tiêu chí cho sản phẩm mìnhmuốn mua thông qua module trợ giúp lựa chọn sản phẩm Khi khác hàng chọnnhững tiêu chí về sản phẩm của mình đưa ra , hệ thống sẽ thực hiện việc tìmkiếm trong cơ sở dữ liệu để đưa ra sản phẩm gần nhất với tiêu chí đưa ra
Đưa hàng vào giỏ
Sản phẩm đưa ra khi khách hàng sử dụng trợ giúp
Module(DSS)Trợ giúpchọn sảnphẩm
Giao diện tương tác người dùng
Than
h toán
và giao hàng
Trang 32Gửi thông báo Tìm kiếm
Trả về kết quả
Hình 3.2: Quá trình thực hiện tìm kiếm
- Quá trình xác định tiêu chuẩn chính là quá trình xác định thông tin đâuvào cho bài toán , tại đây là quá trình mà người mua đưa ra quyết định về việclựa chọn sản phẩm mình cần mua sao cho phù hợp với mong muốn và túi tiền.Kết quả đưa ra sẽ giúp khách hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm mình muốnmua
- Cụ thể:
Input: đầu vào cho thuật toán:
+, Các biến quyết định, được xác định và mã hóa thong qua các tiêu chí vềsản phẩm mà người mua mong muốn
Ví dụ như các thông tin về giá cả, chất lượng, chức năng của sản phẩm…Output: Đầu ra của quá trình ra quyết định :
+, Các sản phẩm tương đối gần sát với yêu cầu của khách hàng
+, Mỗi lần duyệt hệ thống đưa ra từ 3-5 sản phẩm gần sát nhất với yêu cầucủa khách hàng
3.5 Cách tiếp cận để giải bài toán “Tối ưu đa mục tiêu” khi chọn sản phẩm
Các tiêu trí đánh giá về sản phẩm sẽ được hỗ trợ bởi module hỗ trợ kháchhàng lựa chọn sản phẩm chính là các mục tiêu cần phải tìm kiếm của module hỗtrợ Module này chính là module hỗ trợ có sử dụng DSS
Ở đây em sẽ áp dụng giải thuật di truyền (Genetic Algorithm - GA) để tiếpcận bài toán Và áp dụng cách tiếp cận trên để giải bài toán tối ưu hóa đa mục