1. Thực trạng về cạnh tranh và vấn đề thực thi luật cạnh tran hở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật cạnh tranh
Luật Cạnh tranh ra đời đã hơn 2 năm, bên cạnh những cố gắng nhằm thi hành nghiêm chỉnh các quy định của luật này của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, của các chủ thể kinh doanh và của người tiêu dùng thì những hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh vẫn diễn ra ngày càng phổ biến trong nền kinh tế nước ta. Đó là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Biểu hiện của những vi phạm này là:
Hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh tế công, đặc biệt là các DNNN. Các doanh nghiệp này mặc dù được trang bị khá đầy đủ, dồi dào về vốn, nguồn lực sản xuất, được tạo điều kiện trong việc thực hiện các cơ hội kinh doanh và các điều kiện để xúc tiến thương mại, song dường như một số DNNN đang biến vai trò chủ đạo này thành sự độc quyền của các doanh nghiệp trong một số ngành lĩnh vực kinh tế, hạn chế sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ được dẫn chứng là hoạt động ở một số ngành như: điện lực, bưu chính viễn thông, cung cấp nước sạch…
Trong lĩnh vực điện thời gian qua báo chí có nêu Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đang lạm dụng vị trí độc quyền để tăng giá điện hay thường xuyên cắt điện mà không hề báo trước. Quan hệ giữa công ty điện lực và người tiêu dùng điện được coi là quan hệ thị trường, có hợp đồng hẳn hoi, nhưng trên thực tế lại không có sự bình đẳng giữa người mua và người bán. Người bán lợi dụng vị trí độc quyền của mình để đưa ra những quy định mà không cần có sự đồng ý của người mua. Nhưng người mua vẫn phải chấp nhận mà không có sự lựa chọn nào khác.
Trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông có ý kiến cho rằng: hiện tượng tập trung kinh tế cũng đang diễn ra: Vinaphone là một doanh nghiệp trực thuộc VNPT, Mobiphone là một liên doanh của VNPT, việc quản lý đường trục được giao cho VNPT. Đây là điều kiện thuận tiện, dễ dàng cho phép VNPT lạm dụng vị thế của mình để nâng cao giá bất hợp lý và đối xử không bình đẳng giữa các doanh nghiệp khai thác trên đường trục dẫn. Một ví dụ là VNPT đã hạn chế việc khai thác đường trục dẫn của Viettel. Hoặc là vụ VNPT gây sự cố cho Viettel khi công ty này thực hiện giảm giá cước dịch vụ điện thoại di động.
Còn Tổng công ty xăng dầu thì gần đây người dân phản ánh: Tổng công ty này đã lạm dụng vị trí độc quyền của mình để liên tục tăng giá xăng dầu. Khi người tiêu dùng thắc mắc thì được trả lời là vì “ Giá xăng dầu trên thế giới đang
tăng”. Nhưng khi giá xăng dầu trên thế giới có xu hướng giảm xuống thì giá
xăng tại Việt Nam vẫn không hề giảm… Hay như mới đây là vụ trong xăng có chứa tỷ lệ lớn Aceton làm giảm tuổi thọ của các loại động cơ…
Hoặc là trường hợp 13 nhà máy lắp ráp ô tô đang liên kết để giữ giá ôtô cao nhất thế giới và đang vi phạm quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh…
Bên cạnh một số những vi phạm nêu trên của các DNNN, thì sự tham gia thị trường của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với ưu thế vượt trội về trình độ quản lý, năng lực thị trường, chiều sâu kinh doanh… khi tiếp cận
thị trường Việt Nam đang tìm cách chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh dồn ép các doanh nghiệp trong nước vào khu vực thị phần nhỏ hẹp…
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng diễn ra ngày càng nhiều. Có thể chỉ ra những ví dụ sau :
Hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn đang diễn ra một cách “ sôi nổi” và diễn biến vô cùng phức tạp. Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đã nêu ra hàng loạt trường hợp sử dụng các yếu tố nhằm gây ra sự nhầm lẫn của các doanh nghiệp. Có thể nói không một sản phẩm nổi tiếng nào lại không bị làm nhái, từ những vật dụng sinh hoạt cho đến những máy móc kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ kiện của hãng nước khoáng nổi
tiếng LAVIE trong cuộc chạy đua giành giật thương hiệu với những người “
anh em” như LAVIER, LAVIGE, LAVISE… Hay như mới đây “ Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” OMO cũng phải tham gia vào cuộc kiện tụng tốn kém, bởi theo
hãng này, có rất nhiều loại bột giặt khác đang được lưu hành trên thị trường đã cố ý nhái sản phẩm của họ như: bột giặt TOMOT, VIMO, OMON… Các hãng như PANASONIC, CAMAY…cũng đang chịu chung số phận như vậy. Gần đây, thị trường xe gắn máy Việt Nam sôi động hẳn lên bởi có sự tham gia của những sản phẩm đến từ Trung Quốc với mẫu mã y đúc các loại xe đang được ưa dùng của các hãng nổi tiếng như : HONDA, SUZUKY, YAMAHA, nhưng giá thành thì chỉ bằng … một phần ba!
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng đang diễn ra khá phổ biến. Quảng cáo so sánh có tính chất phủ định, tự cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng vượt xa các sản phẩm cùng loại khác. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những mẫu quảng cáo đó trên các phương tiện thông tin hàng ngày như : “ Chỉ có OMO mới tẩy sạch những vết bẩn, còn bột giặt thường thì không thể”; “ P/S diệt khuẩn bảo vệ răng suốt cả ngày bởi P/S có chất diệt khuẩn còn kem đánh răng thường thì chỉ có Flour’’, rồi “ VIM tẩy sạch những chỗ tưởng chừng như không thể tẩy rửa được và diệt trùng mà những nước vệ sinh
khác không thể tẩy rửa được…”. Kiểu quảng cáo này được coi là hành vi cạnh
tính mập mờ, doanh nghiệp đã gây cho khách hàng những suy nghĩ không chính xác về các sản phẩm cùng loại khác. Đối với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh thì hành vi này làm cho sản phẩm của họ bị mất uy tín và từ đó ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mình.
Hay hành vi đưa thông tin gian dối gây nhầm lẫn cho khách hàng, ví dụ như: sản phẩm quảng cáo của bột giặt VISO cho rằng: “ VISO đưa ra tiêu chuẩn mới về độ trắng” thế nhưng khi sử dụng thì chất lượng không bằng bột giặt khác. Hiện tượng doanh nghiệp đưa ra những chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan này, tổ chức nọ để quảng cáo rùm beng nhưng sự thật đến đâu thì không ai kiểm tra… Chúng ta có thể bắt gặp như: “ Viện da liễu kiểm nghiệm và chứng nhận”. “ được Viện Răng - Hàm - Mặt khuyên dùng”, “ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh kiểm nghiệm”…ảnh hưởng đến lợi ích, tính mạng, sức khoẻ người tiêu dùng. Gây ra sự nghi ngờ của khách hàng đối với những sản phẩm cùng loại, từ đó doanh nghiệp khác cũng bị thiệt hại.
Như vậy, điểm qua một chút, chúng ta có thể thấy đây là hành vi mang tính phổ biến hiện nay, nó làm rối loạn thị trường trong nước, làm cho quyền lợi của khách hàng bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Chúng ta đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ, do đó cần có những biện pháp cụ thể, kịp thời để nhanh chóng ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm như trên.