Tình hình xử lý vụ việc cạnh tranh

Một phần của tài liệu thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 40 - 43)

1. Thực trạng về cạnh tranh và vấn đề thực thi luật cạnh tran hở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.2.2.Tình hình xử lý vụ việc cạnh tranh

Đối với bất kỳ một đạo luật công nào, sẽ không thể nói đến tính khả thi nếu không hình thành và hoàn thiện cho được một thiết chế công quyền đủ mạnh đóng vai trò như một lực lượng “cảnh sát đặc biệt ” chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát thi hành luật trong thực tiễn [24]. Ở Việt Nam, khi Luật Cạnh tranh được ban hành thì cơ quan quản lý cạnh tranh (là Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh) cũng được thành lập để giải quyết các vụ việc cạnh tranh. Vậy tình hình xử lý vụ việc cạnh tranh của những cơ quan này như thế nào?

Hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh diễn ra ngày càng phổ biến, nhưng mới chỉ có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh là bị xử lý. Mặc dù vậy, các

cơ quan Nhà nước vẫn tỏ ra lúng túng trước vấn nạn này. Và do đó, quyền lợi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn bị vi phạm. Nhiều vụ đã từng làm xôn xao dư luận bằng những cuộc kiện tụng kéo dài và tốn kém.

Từ khi Luật Cạnh tranh đuợc ban hành đến nay, trên thực tế chưa có vụ việc nào được xử lý theo tố tụng cạnh tranh [25]. Cục quản lý cạnh tranh chưa xử lý được vụ nào. Vì sao vậy? Có ba khả năng xảy ra: một là, không có vi phạm; hai là, có nhưng không phát hiện; ba là, không có ai kiện.

Xem xét tình hình thực thi Luật Cạnh tranh ta thấy, khả năng thứ nhất hoàn toàn không xáy ra. Bởi như đã có phân tích ở phần trên, thì những hành vi vi phạm ngày càng nhiều, vậy chỉ có thể là không phát hiện và không có ai kiện khi vi phạm xảy ra. Việc không phát hiện ra vi phạm để điều tra và xử lý chứng tỏ cơ quan cạnh tranh vẫn còn yếu kém , chưa đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì thế mà người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào sức mạnh của cơ quan cạnh tranh, nên mặc dù họ là người bị vi phạm nhưng họ không kiện đến cơ quan cạnh tranh để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình. Mặt khác, người tiêu dùng thường có xu hướng hình sự hoá các quan hệ kinh tế dân sự. Biểu hiện cụ thể như sau:

Hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh phát sinh ngày càng nhiều trên thị trường và trong nền kinh tế của nước ta. Sự vi phạm này ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Có điều, dù lợi ích của mình bị xâm phạm nghiêm trọng nhưng hầu như không có người tiêu dùng nào kiện đến cơ quan quản lý cạnh tranh, họ thường có xu hướng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự, tức là: cứ ảnh hưởng đến lợi ích của họ là họ đến cơ quan công an để trình báo. Ví dụ như: bị ép giá nhờ cơ quan công an can thiệp, mua phải hàng kém chất lượng do khuyến mãi cũng báo công an …Qua thực tế nêu trên có thể thấy: công tác tuyên truyền pháp luật còn kém, dẫn đến tình trạng người dân chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh.

Tuy nhiên, việc cơ quan quản lý cạnh tranh có điều tra, xử lý được vụ việc cạnh tranh nào hay không phụ thuộc vào việc có hay không có đơn kiện. Bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn có thể

mở cuộc điều tra sơ bộ khi cơ quan này tự mình phát hiện ra hành vi vi phạm, ngay cả khi không có khiếu nại. Tuy nhiên, cho đến nay cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn chưa phát hiện ra vi phạm nào để xử lý hay thấy có vi phạm nhưng không xử lý. Nguyên nhân của tình trạng này là: Cơ quan quản lý cạnh tranh còn thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn để có thể đảm trách công việc kiểm soát độc quyền theo đúng pháp luật, và hiện nay hiện tượng độc quyền Nhà nước bị biến dạng thành độc quyền doanh nghiệp hay độc quyền hành chính: vấn đề đặt ra là liệu cơ quan hành chính có thể can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước không khi các doanh nghiệp này có hành vi hạn chế cạnh tranh (ví dụ như: các hành vi lạm dụng vị thế độc quyền và tập trung kinh tế của Tổng công ty Thép, Tổng công ty Viễn thông, Tổng công ty hàng không, Tổng công ty xăng dầu). Bởi đứng đằng sau các doanh nghiệp này là các cơ quan chủ quản có thể bằng sức mạnh của mình trực tiếp ra các mệnh lệnh hành chính hoặc thể chế hoá việc hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp này, mặt khác, sự phối hợp giữa các cơ quan cạnh tranh và các hệ thống các cơ quan khác như: Toà án, Công an, Hải quan, điều tra thị trường chưa thực sự có hiệu quả.

Xem xét các cơ quan có thẩm quyền hiện nay trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh, chúng tôi cho rằng: để đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động thực sự có hiệu quả, trước hết chúng ta cần phải làm rõ hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như sửa chữa thiếu sót không đáng có về thẩm quyền xử phạt của cơ quan quản lý cạnh tranh. Ngoài ra, tương lai cũng cần phải tăng cường vai trò của Toà án trong việc xử lý các vụ việc cạnh tranh trong xu thế cải cách tư pháp hiện nay [24].

Xây dựng được một đạo luật về cạnh tranh đã khó, song để đưa đạo luật này vào thực tiễn còn khó hơn. Điều này đòi hỏi phải phát huy vai trò và tăng cường năng lực cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng Luật Cạnh tranh. Điều mà các doanh nghiệp và cả xã hội mong chờ chính là hiệu quả hoạt động của các

cơ quan này trong thực tiễn nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, minh bạch và lành mạnh.

Một phần của tài liệu thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 40 - 43)