PHẦN MỞ ĐẦU Trên thế giới có nhiều cách tổ chức hành chính khác nhau.Sự khác nhau đó phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của mỗi quốc gia về địa lí, kinh tế,văn hóa ,xã hội,…mà từ đó mỗi
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
A.Khái quát chung về cộng hòa Pháp 2
B Hành chính nước Pháp 3
I.Tổ chức Nhà nước 3
1.Hình thức chính thể 3
2.Hình thức cấu trúc 3
3.Hiến pháp 3
4.Chế độ chính Đảng 3
5.Sự phân chia quyền lực 3
II Bộ máy hành chính Pháp 4
1.Cơ quan hành chính ở trung ương 4
a Tổng thống 4
b Chính phủ 6
2.Cơ quan hành chính ở địa phương 8
2.1 Vùng 9
2.2 Tỉnh 9
2.3 Xã 10
III Nền công vụ 11
1 Công chức 11
a Khái niệm 11
b Phân loại công chức 11
2 Nền công vụ 12
a Nước Pháp theo mô hình chức nghiệp 12
b Các nguyên tắc chức nghiệp của công chức 13
c Hình thức thi tuyển 13
d Hình thức đào tạo 13
IV Những cải cách hành chính ở Pháp 14
V Nhận xét chung 15
C Bài học kinh nghiệm cho Việt nam 16
PHẦN KẾT LUẬN 18
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới có nhiều cách tổ chức hành chính khác nhau.Sự khác nhau đó phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của mỗi quốc gia về địa lí, kinh tế,văn hóa ,xã hội,…mà từ đó mỗi nước có thể lựa chọn được mô hình tổ chức hành chính riêng phù hợp với quốc gia mình.Việc xây dựng, tổchức được một nền hành hính mang lại hiệu lực ,hiệu quả là mong muốn của bất kỳ một quốc gia nào Và tiêu biểu cho nền hành chính của các nước tư bản phát triển và ngày nay vẫn còn là một trong những nền hành chính điển hình của các nước phươngTây, một nền hành chính mà đã có lúc được các học giả phương Tây đánh giá là nền hành chính mạnh,đó là France,là nước Pháp Trong bài này,
em xin được tìm hiểu về: nền hành chính Pháp và những bài học kinh nghiệm
cho Việt nam.
Việc tìm hiểu nền hành chinh Pháp sẽ cho chúng ta biết được rõ hơn nữa việc tổ chức trong nền hành chính Pháp,những ưu điểm hạn chế của một nền hành chính tư bản phát triển, và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt nam- một đất nước còn rất nhiều thiếu sót trong việc quản lý nhà nước và tổ chức hành chính, nhất là trong bối cảnh cải cách hành chính hiện nay
Kết cấu bài tiểu luận gồm:
A Khái quát chung
B Hành chính nước Pháp
C Bài học kinh nghiệm cho Việt nam
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
A.Khái quát chung về cộng hòa Pháp
Pháp là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ rải rác trên nhiều lục địa khác.Pháp có biên giới với Bỉ ,Lucxembuorg,Đức ,Thụy
sĩ ,Manaco….Pháp còn được nối với Anh quốc qua đường hầm eo biển,chạy dưới eo biển manche
Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng về phong tục ,kiến trúc,phong cảnh, khoảng 50% dân số Pháp có nguồn gốc nước ngoài,biến Pháp trở thành một nước đa dạng dân tộc trên thế giới
Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất các đại dương của hành tinh,Pháp sở hữu những đặc quyền kinh tế, rộng thứ 2 thế giới về diện tích:11 035 000km Vùng đặc quyền kinh tế Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích mỗi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới,trong khi diện
tích cộng hòa Pháp chiếm 0,45% tổng bề mặt trái đất
Pháp cũng là một nước có mức tăng trưởng kết nối internet nhanh chóng Năm 2004,lần thứ 3 liên tiếp ,hệ thống chăm sóc y tế Pháp được tổ chức y tế thế giới xếp hạng thứ 2 thế giới
Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền.Quốc gia này là một nước công nghiệp,có nền kinh tế ớn thứ 5 trên thế giới Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789
Pháp là một trong những nước sáng lập ra liên minh châu Âu,đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng euro, và khối strengen,Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên hiệp quốc ,và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, Pháp là một trong 7 quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ khí hạt nhân
Như vậy,từ những điều kiện tự nhiên và xã hội đó,Pháp có cơ hội trở thành một nước phát triển ,điều đó tạo cho Pháp những điều kiện thuận lợi để Pháp phát triển nền kinh tế thị trường năng động và sự phát triển ổn định về bộ máy
Trang 4hành chính.
B Hành chính nước Pháp
I.Tổ chức Nhà nước
1.Hình thức chính thể
Nét đặc trưng của bộ máy hành chính trợ giúp cho Nghị viện Pháp là chế độ cộng hòa lưỡng đầu Nghĩa là có hai gười đứng đầu bộ máy hành chính kể cả
ở Hạ viện, cũng như ở Thượng viện Hạ viện có hai vị tổng thư ký và ở Nghị viện cũng có hai vị trong hai vị này, một là tổng thư ký về lập pháp và một là tổng thư ký về hành chính Tổng thư ký về lập pháp có nhiệm vụ trợ giúp cho hoạt động chuyên môn của Nghị Viện
Tổng thư ký về hành chính đảm nhiệm việc bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sơ, vật chất kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính cho Nghị viện Tổng thư ký về hành chính chịu trách nhiệm trước ba vị Quản trị viên Ba vị Quản trị viên này đều là các nghị sĩ và được Nghị viện bầu
2.Hình thức cấu trúc
Pháp là một nhà nước đơn nhất, có chủ quyền nhà nước và thống nhất từ trung ương đến địa phương (Pháp được chia thành 26 đại khu,trong đó có 22 khu trong quốc pháp bản thổ và 4 đại khu hải ngoại Các vùng được chia tiếp thành 100 hành tỉnh Các hành tỉnh được đánh số và số này dùng làm mã bưu chính cũng như mã trên bảng số xe
3.Hiến pháp
Tính đến nay,hiến pháp đã được sửa đổi 22 lần để phù hợp với những đòi hỏi mới của nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của châu Âu.Cơ cấu quyền lực nước Pháp hiện nay được xây dựng trên cơ sở hiến pháp 1958
và được gọi là nền hành chính thứ V.Và những điều chỉnh trong hiến pháp
1958 đã giúp cho Pháp có được nền chính trị tương đối ổn định trong suốt 50 năm qua
4.Chế độ chính Đảng
Cộng hòa Pháp theo chế độ đa đảng với một số đảng như: đảng xã hội ,đảng mặt trận dân tộc …
5.Sự phân chia quyền lực
Trang 5Ở cộng hòa Pháp ,quyền lực được chia thành :
-Quyền lập pháp:thuộc về Nghị viện gồm Thượng viện và hạ viện
Thượng viện gồm 321 thành viên ,đại diện cho đơn vị hành chính,bầu theo hình thức phổ thông với nhiệm kỳ 9 năm.Thượng viện có vai trò là cơ quan cố vấn chỉnh lý văn bản pháp luật ,đồng thời cũng có vai trò “đề xuất luật” Thượng viện thông qua luật và ngân hang của nhà nước,nhưng thượng viện không thể lật đổ chính phủ
Hạ viện gồm 577 thành viên ,đại diện cho các tầng lớp dân cư,được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm,cơ quan này thông qua luâtj và giám sát của chính phủ Hạ viện giữ vai trò trong lĩnh vực lập pháp,Hạ nghị sỹ có thể trình dự án luâtj và gọi là “ đề xuất luật”.Bên cạnh đó
Hạ nghị sỹ có thể đặt câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp để chất vấn Bộ trưởng
Hạ nghị viện có thể lật đổ chính phủ thông qua kiến nghị kiểm duyệt và bỏ phiếu bất tín nhiệm
-Quyền hành pháp: thuộc về Tổng thống-là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng – người đứng đầu chính phủ
-Quyền tư pháp: thuộc về tòa thượng thẩm tối cao,các thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của Hội đồng thẩm phán cấp cao,Hội đồng hiến pháp
Như vậy ở Pháp ,tổ chức nhà nước tạo ra sự phân chia quyền lực cân bằng
có sự phối hợp giữa các nhánh quyền lực
II Bộ máy hành chính Pháp
1.Cơ quan hành chính ở trung ương
a Tổng thống
Tổng thống là người đứng đầu nhà nước(là nguyên thủ quốc gia) ,được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu và có nhiệm kì là 5 năm Cùng với Thủ tướng, Tổng thống là người có quyền lực hành pháp ,không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện
Theo điều 21 của hiến pháp năm 1958 trao quyền lập quy cho Thủ tướng chính phủ Như vậy ,trong nền cộng hòa thứ V,Tổng thống về nguyên tắc không có quyền ban hành văn bản dưới luật mà tham chính viện đã từng công
Trang 6nhận.Tổng thống có quyền quyết định bổ nhiệm thủ tướng ,miễn nhiệm thủ tướng khi có đơn từ chức của chính phủ do Thủ tướng trình lên Quyết định giải tán Hạ viện,giám đốc tham vấn ý kiến của Hội đồng bảo hiến và quyết định bổ nhiệm thành viên của Hội đồng bảo hiến là những văn bản của Tổng thống không cần tiếp kí
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao,các đại sứ ,thẩm phán ,tòa kiểm toán tối cao ,tỉnh trưởng,vùng trưởng ,đại diện của nhà nước tại các lãnh thổ hải ngoại,người đứng đầu các cơ quan trung ương do Tổng thống bổ nhiệm sau khi thảo luận tại phiên họp chính phủ
Tổng thống là chủ tịch hội đồng thẩm phán tối cao
Trong lĩnh vực lập pháp ,mặc dù không có quyền sáng lập luật nhưng Tổng thống có thể gửi thông điệp đến nghị viện thảo luận,quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Tổng thống có thể yêu cầu nghị viện thảo luận toàn
bộ hoặc một phần đạo luật,có quyền yêu cầu tòa án hiến pháp xem xét tính hợp hiến của một đạo luật
Tổng thống chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực quan trọng :đối ngoại,an ninh ,quốc phòng,xã hội,giáo dục,Tổng thống có quyền thành lập chính phủ ,ra quyết định chỉ đạo hoạt động của chính phủ ,Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng nhưng phải lựa chọn lãnh tụ phe đa số trong hạ viện Tổng thống
có quyền chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng nhưng chỉ đưa ra quyết định này khi Thủ tướng đệ đơn từ chức Tổng thống bổ nhiệm ,cách chức các bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng
Tổng thống là người đại diện tối cao của nhà nước trong quan hệ quốc tế Tổng thống có quyền thảo luận ,đàm phán ,kí kết các hiệp ước quốc tế Tổng thống có quyền ban hành hoặc từ chối các văn bản để áp dụng luật,ra sắc lệnh,kí các nghị quyết ,nghị định do Chính phủ ban hành.Tổng thống có quyền bổ nhiệm các chức vụ đại sứ ,tỉnh trưởng ,viện trưởng các hàn lâm viện
Tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang ,đứng đầu hội đồng và ủy ban quốc gia quân đội tối cao về quốc phòng ,bổ nhiệm các chức vụ quân đội cao cấp
Trang 7Trong mối quan hệ với Thủ tướng thì Tổng thống và Thủ tướng cùng nắm quyền hành pháp là tươngđối ngang nhau.Tổng thống có quyền chọn Thủ tướng và do Nghị viện thông qua Tổng thống có quyền bổ nhệm một số chức
vụ quan trọng trong chính phủ của Thủ tướng ,trong trường hợp Nghị viện có cùng quan điểm với Tổng thống thì vai trò của Tổng thống sẽ được đề cao hơn là Thủ tướng
-Bộ máy giúp việc của Tổng thống
Bộ máy giúp việc cho Tổng thống không có chức năng quản lý nhà nước
Bộ máy gồm 3 thành phần:
1.Văn phòng chính phủ
Gồm 1đổng lý văn phòng,chánh văn phòng và các cố vấn chuyên môn.Văn phòng Tổng thống quản lý lich làm việc của Tổng thống với các Đảng phái chính trị và phụ trách mảng vật chất và tài chính của Tổng thống
2.Ban tổng thư kí
Gồm 1 tổng thư kí và người trợ giúp là phó tổng thư kí và khoảng 20 cố vấn chuyên môn và chuyên viên.Ban tổng thư kí phụ trách mảng thông tin cho Tổng thống ,giúp Tổng thống theo dõi mọi vấn đề lớn trong nước và quốc tế cũng như hoạt động của chính phủ
3.Ban tham vấn riêng cho nguyên thủ quốc gia
Có vai trò giúp Tổng thống thực hiện chức năng thống lĩnh quân đội trong thực thi nhiệm vụ của mình.tham mưu trưởng của quân đội phối hợp chặt chẽ với tham mưu trưởng quốc gia
b Chính phủ
* Cơ chế hình thành của chính phủ
Chính phủ Pháp được thành lập bởi Tổng thống và Nghị viện,chính phủ thi hành và thực hiện chính sách quốc gia
* Cơ cấu tổ chức của chính phủ
-Thủ tướng chính phủ
Do Tổng thống bổ nhiệm,là người đứng đầuchính phủ,chịu trách nhiệm trước Tổng thống Thủ tướng là người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực thi các đạo luật ,lãnh đạo hoạt động của chính phủ Chính phủ
Trang 8xác định và thực thi các chính sách của quốc gia,chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang Thủ tướng là người điều hành công việc của chính phủ ,ngoài ra còn là chủ tịch hội đồng tham chính và xử lý hành chính tối cao
Thủ tướng tổ chức thực hiện chính sách quốc gia và do đó nắm quyền và điều hành hệ thống hành chính ,như vậy Thủ tướng là một thiết chế chủ chốt của bộ máy hành chính nhà nước
Thủ tướng là người nắm giữ quyền lập quy ,thể hiện ở 2 khía cạnh:
Thứ nhất,Thủ tướng có thẩm quyền đảm bảo việc thực hiện pháp luật ,do đó,Thủ tướng có quyền ban hành mọi quyết định có tính chất quy phạm cần thiết để hướng dẫn thi hành luật
Thứ hai,Thủ tướng có quyền ban hành văn bản dưới luật để quyết định về mọi vấn đề không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật theo quy định của điều 34 hoặc một số quy phạm hiến pháp khác
Điều 13 quyết định cho Tổng thống quyền bổ nhiệm các chức vụ dân sự và quân sự ,theo sắc lệnh ngày 28/11/1958 ban hành theo quyết định tại điều 13 của hiến pháp ,Tổng thống đã ủy quyền bổ nhiệm cho Thủ tướng đối với phần lớn các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình
- Bộ máy giúp việc cho Thủ tướng
Văn phòng Thủ tướng mang tính chính trị,về hành chính có ban tổng thư kí của chính phủ Văn phòng thủ tướng có cơ cấu bao gồm một đổng lý văn phòng,một phó đổng lý và các cố vấn chuyên môn và chuyên viên ,tất cả đều
do Thủ tướng lựa chọn.Ban tổng thư kí của chính phủ đảm bảo sự phối hợp và thống nhất trong hoạt động của chính phủ
Bên cạnh Thủ tướng còn có tổng nha công vụ và cải cách hành chính.Tổng nha là cơ quan thuộc Thủ tướng ,đứng đầu về quản lý hành chính
Bộ trưởng,Hội đồng bộ trưởng: Chính phủ gồm các bộ trưởng,bộ trưởng là người đứng đầu một bộ,là một thiết chế của chính phủ.Tuy ngang nhau về quy chế nhưng các bộ trưởng cũng được tổ chức theo trật tự thứ bậc
Chính phủ được chia thành 15 bộ,các bộ được phân chia theo nghành và
Trang 9lĩnh vực.Đứng đầu các bộ là bộ trưởng.
Mỗi Bộ trưởng có những thẩm quyền hành chính riêng căn cứ vào các nghị định bổ chính sách được ban hành sau khi thành lập chính phủ mới
Mỗi Bộ trưởng có văn phòng chính trị,có cơ quan quản lí hành chính bao gồm các vụ.Chức năng nhiệm vụ của văn phòng bộ trưởng là sự hòa trộn giữa
tổ chức chính trị thuần túy và tổ chức hành chính
Hội đồng bộ trưởng là tập hợp các bộ trưởng trong một hội đồng,Hội đồng
bộ trưởng là cơ quan giúp việc của chính phủ,là cơ quan thường trực của chính phủ ,Tổng thống chủ tọa các phiên họp của hội đồng bộ trưởng Hội đồng bộ trưởng bàn bạc và quyết định các vấn đề quan trọng :thông qua sắc lệnh,thảo luận các dự án luật của chính phủ ,thi hành tình trạng nghiêm giới khi cần thiết
Quốc vụ khanh là người phụ trách một lĩnh vực thảm quyền nào đó bên cạnh một Bộ trưởng thì chỉ tham gia phiên họp Hị đồng bộ trưởng về những phạm vi thẩm quyền của mình
Nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng ,nội các ấn định thi hành chính sách quốc gia và chịu trách nhiệm trước quốc hội.Thủ tướng quyết định thành phần nội các,chủ tọa các phiên họp và điều khiển hệ thống hành chính
Trong chính phủ còn có Hội đồng liên bộ gồm Bộ trưởng ,Quốc vụ khanh
có liên quan đến những vấn đề nhất định
Qua việc tổ chức chính quyền trung ương Pháp ,thấy được cơ cáu tổ chức gọn nhẹ ,tính chuyên môn hóa cao, hoạt động của chính phủ trung ương bao trùm trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội Hoat động Hội đồng chính phủ đảm bảo tính dân chủ
2.Cơ quan hành chính ở địa phương
Cải thiện hiệu quả của quản lý hành chính đối với địa phương là một hoạt động cần thiết đặt ra đối với nhiều quốc gia trên con đường tìm hiểu hiệu quả hành chính và dân chủ hành chính ,và Pháp cũng là một nước cũng như thế Mục tiêu hướng tới là sự bình đẳng trong đối xử với công dân và áp dụng hiệu quả chính sách của Nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ Vì vậy ,hành chính địa phương là sự nối dài hoạt động của chính phủ ,là phương tiện nâng cao
Trang 10hiệu quả hành chính
Để giữ vai trò đảm bảo tính thống nhất lãnh thổ và việc thực thi các chính sách quy hoạch lãnh thổ ,các cơ quan hành chính ở Pháp đực tổ chức theo từng khu vực ,theo vùng, tỉnh, và phân khu
2.1 Vùng
Cộng hòa Pháp có 26 vùng trong đó có 4 vùng hải ngoại Thông qua phổ thông đầu phiếu, dân trong vùng bầu ra Hội đồng cấp vùng.Từ năm 1982 đến nay ,vùng trở thành đơn vị cộng đồng lãnh thổ địa phương,là đơn vị hành chính.Tuy nhiên trước năm 1982,vùng không được coi là đơn vị hành chính
mà được coi như một công sở sự nghiệp Thẩm quyền của vùng do vùng trưởng là người đại diện của nhà nước thực hiện
Chủ tịch Hội đồng vùng là người nắm giữ quyền hành pháp ,thực hiện các quyết định của Hộ đồng vùng mà trước đây thuộc vùng trưởng
Vùng trưởng là người đại diện của nhà nước trung ương tại vùng ,đại diện cho tất cả các thành viên của chính phủ Đảm bảo việc chấp hành pháp luật và
có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản của cơ quan vùng và các tổ chức sự nghiệp trong vùng
Trong quá trình hoạt động quản lý có sự trao đổi giữa một bên là vùng trưởng vớ một bên là chủ tịch hội đồng vùng,như vậy có sự trao đổi giữa một bên là đại diện nhà nước lên nắm quyền lực được nhà nước ủy quyền với một bên là người được dân bầu lên.Chủ tịch hội đồng vùng thường có những chính sách thỏa mãn yêu cầu của người dân tỉnh trưởng và vùng trưởng luôn kiểm tra xem những việc đó có đúng pháp luật không.Đó là mối quan hệ giữa tản quyền và phân quyền trong phạm vi lãnh thổ
2.2 Tỉnh
Tỉnh la một mức độ dưới vùng,một vùng bao gồm nhiều tỉnh.Pháp có 96 tỉnh,các tỉnh cũng được quản lí bởi một hội đồng chung bầu cử phổ thông bầu trực tiếp có nhiệm kỳ 6 năm.Hội đồng tỉnh có quyền ra các quyết định liên quan đến phát triển địa phương
Ủy ban thường trực bao gồm:chủ tịch và các phó chủ tịch hội đồng,thực hiện những quyền hạn ,nhiệm vụ do hội đồng phân công