1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước vương quốc anh

32 7,5K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 308 KB

Nội dung

Nữ hoàng là người đứng đầu cơ quan lập pháp và hành pháp, là tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, được trao khá nhiều quyền lực, như ký kết các điều ước quốc tế, bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ

Trang 1

Mục lục

I- Giới thiệu tổng quan về Vương quốc Anh

1 Đặc điểm địa lý, lịch sử

2 Diện tích dân số và trình độ phát triển kinh tế

II- Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước Vương quốc

d, Hệ thống cơ quan tư pháp

III- Giới thiệu về nền hành chính Vương quốc Anh.

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I – Giới thiệu tổng quan về vương quốc Anh

1 Đặc điểm địa lý, lịch sử

Trang 3

Vương quốc Anh là một quốc gia nằm ở phía Tây châu Âu, bao gồm các quần đảo phía bắc đảo Ailen nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc.

Tọa độ địa lý: 540Bắc, 20Tây

Liên hiệp Vương quốc Anh được hình thành bởi Đại công quốc Anh (Great Britain) – nước Anh, Xứ Uên (Wales), Xcốtlen (Scotland) – và Bắc Ailen

(Northern Ireland) Thủ đô của những vùng này là:

Nước Anh: Luân Đôn (London)

Xcốtlen: Ê-đin-bớt (Edinburgh)

Xứ Uên: Cu-đíp-phờ (Curdiff)

Bắc Ailen: Ben-phát (belfast)

Anh đã tồn tại một thể chế thống nhất từ thế kỷ thứ 10 Sự thống nhất giữa Anh và xứ Uên bắt đầu từ năm 1284 với đạo luật Rhuddlan, đến năm 1536 được chính thức hoá với Đạo luật thống nhất Trong một Đạo luật thống nhất khác năm

1707, Anh và Xcốtlen thống nhất hợp nhất vĩnh viễn thành đảo Anh Hợp nhất về mặt pháp lý giữa đảo Anh và Ailen được thực hiện vào năm 1801 và thông qua tên Liên hiệp Vương quốc Anh Hiệp ước Anglo - Irish năm 1921 chính thức công nhận một phần của Ailen; 6 tỉnh phía bắc của Ailen trở thành một phần của Vương quốc Anh và gọi là Bắc Ailen Năm 1927 tên Vương quốc Anh được thông qua

Nước Anh (Great Britain), nền kinh tế công nghiệp và hàng hải thống trị của thế kỷ 19, đóng vai trò hàng đầu trong phát triển nền dân chủ nghị viện và trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của văn học và khoa học Thời kỳ hoàng kim, Đế quốc Anh chiếm lĩnh hơn một phần tư bề mặt trái đất Nửa đầu thế kỷ 20, sức mạnh của nền quân chủ này giảm trong hai cuộc chiến tranh thế giới Nửa sau chứng kiến sự tàn lụi của đế quốc Anh và Vương quốc Anh tái xây dựng thành một nước châu Âuhiện đại và giàu có Là một trong năm quốc gia thành viên của Uỷ ban an ninh Liên hợp quốc, một thành viên sáng lập của NATO, và thuộc khối thịnh vượng chung, Anh theo đuổi cách tiếp cận toàn cầu đối với chính sách ngoại giao; nước này hiện đang tăng cường hội nhập với lục địa châu Âu Là một thành viên của

Trang 4

EU, nước này vẫn đang nằm ngoài khu vực tiền tệ và kinh tế chung Sự cải cách hiến pháp cũng là một vấn đề quan trọng ở Anh Nghị viện Xcốtlen, Quốc hội xứ Uên và quốc hội Bắc Ailen được thiết lập năm 1999.

2 Diện tích, dân số và trình độ phát triển kinh tế

Số liệu điều tra năm 2009: 61.113.205 người

Anh có nguồn than, khí ga tự nhiên và dự trữ dầu lớn; sản lượng năng lượng chiếm khoảng 10% GDP, một tỷ lệ đóng góp cao nhất so với bất cứ nước công nghiệp nào

Trang 5

Dịch vụ, đặc biệt ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ kinh doanh, chiếm tỷ lệ đónggóp lớn nhất trong GDP, trong khi công nghiệp tiếp tục giảm tầm quan trọng Nền kinh tế tăng trưởng cao.

Đồng tiền của Vương quốc Anh là đồng Bảng

Lực lượng lao động (2006) 31 triệu

Lực lượng lao động theo

II – Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước

Vương quốc Anh

1 Chế độ chính trị

Chính trị Vương quốc Anh là một nền dân chủ nghị viện, vận hành theo chế độquân chủ lập hiến.Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, còn thủ tướng do Nữ hoàng bổ

Trang 6

nhiệm.Thủ tướng đảm nhiệm vị trí đứng đầu Chính phủ Đây là hệ thống chính trị

đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứ Xcốtlen, xứ Uên, và bắc Ailen Chế độ quân chủ là thiết chế lâu đời nhất trong hệ thống chính quyền ở Vương quốc Anh(có lịch sử hang nghìn năm)

Về các đảng phái chính trị: Ở Vương quốc Anh có 3 chính Đảng chính, gồm Công Đảng – hiện nay đang cầm quyền, Đảng Bảo Thủ và Đảng Dân chủ tự do

Một số đảng phái chính trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vương quốc Anh và châu Âu, và trong các cơ quan chính quyền phân cấp ở Xcotlen, xứ Uên và Bắc Ailen Có một số Đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Xcotlen - Đảng dân tộc Xcotlen và ở xứ Uên – Đảng Plaid Cymru

Trang 7

Nguyên thủ quốc gia (Vua hoặc Nữ hoàng) được thiết lập theo nguyên tắc thế tập (truyền ngôi), có quyền lực rất hạn chế Nguyên thủ quốc gia Vương quốc Anh hiện nay là Nữ hoàng (Nữ hoàng Elizabeth II) - tượng trưng cho sự thống nhất và vững bền của dân tộc, đại diện cho quốc gia Nữ hoàng là người đứng đầu cơ quan lập pháp và hành pháp, là tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, được trao khá nhiều quyền lực, như ký kết các điều ước quốc tế, bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng, các thẩm phán của Tòa án, bổ nhiệm các chức vụ nhà nước và tôn giáo, ra lệnh ân

xá, triệu tập Nghị viện, giải tán Nghị viện; đại diện cho nước Anh trong quan hệ quốc tế, nhưng trên thực tế quyền lực đó mang đậm tính chất hình thức Chẳng hạn, Nữ hoàng được quyền bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ nhưng người đó không thể ai khác là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện Hoặc bổ nhiệm các thẩm phán theo đề nghị của Thủ tướng hoặc chủ tịch Thượng nghị viện

b, Hệ thống cơ quan lập pháp

- Cơ quan lập pháp là Nghị viện Người đứng đầu Nghị viện là Nữ hoàng Anh Nữ hoàng Anh có quyền giải tán Nghị viện nếu Thủ tướng đề nghị

Cung điện Westminster, trụ sở Nghị viện Anh

- Nghị viện Anh bao gồm hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện

+ Thượng nghị viện gồm 1.200 thành viên không bầu cử Thượng viện có hai loại thượng nghị sĩ: các huân tước tinh thần và các huân tước thế tục.Khác các Nghị viên của Hạ viện, các Thượng nghị sĩ được chỉ định suốt đời và không đại diện cho một đảng phái nào Chức năng lập pháp chính của Thượng viện là nghiên cứu và xem xétcác dự thảo luật của Hạ viện Thượng viện đóng vai trò là tòa phúc thẩm cao nhất Thông thường Thượng viện không có quyền ngăn cản các dự luật trở thành luật chính thức nếu Hạ viện nhất quyết bảo lưu ý kiến

+ Hạ viện bao gồm 659 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, gọi là các Nghị sỹ, nhiệm kỳ 5 năm có quyền lực lớn hơn Thượng viện rất nhiều ỞAnh, khi nói tới “Nghị viện” thì điều đó thường đồng nghĩa với Hạ viện Cuộc tổng

Trang 8

tuyển cử vào Hạ viện không chỉ đơn thuần là chọn lựa ra những người sẽ tham gia tranh luận tại Nghị viện mà đó là còn là thiết chế quyết định xem đảng phái nào là đảng cầm quyền Đảng phái nào chiếm đa số ghế tại Hạ viện sẽ có quyền đề cử những người lãnh đạo ra nắm Chính phủ Vai trò của Thượng viện chỉ là phúc quyết các dự luật đã được Hạ viện thông qua và chỉ có quyền trì hoãn việc ban hành một số dự luật nhất định.

- Nghị viện có quyền xây dựng luật mới, thay thế các luật hiện hành, chuyển các hiệp ước thành luật, hay bãi bỏ các hiệp ước đã có Nghị viện cũng là cơ quan duy nhất có quyền kiểm soát hoạt động của ngành hành pháp và nền hành chính: Tất cả các bộ trưởng đều chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện về tổng thể chính sách của Chính phủ, và từng Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc nội bộcủa mình Các bộ trưởng thuộc Nội các có thể bị bãi nhiệm nếu hoạt động của họ không được Nghị viên tán thành

- Các dự luật quan trọng do Chính phủ chuẩn bị và trình Nghị viện Sau khi đã được cả hai viện nhất trí, dự luật được trình lên Nữ hoàng phê chuẩn thông qua thành luật

c, Hệ thống cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp là Chính phủ Chính phủ thực thi quyền lực của mình trên

cơ sở các đạo luật do Nghị viện ban hành Mọi sự thực thi quyền hành pháp của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ trưởng phải tuân theo nguyên tắc “Hành chính phải hợp pháp”; có nghĩa là nó phải phù hợp với các đạo luật do Nghị viện ban hành và các án lệ với tính chất là các luật bất thành văn

Chính phủ thực hiện chức năng hành pháp – quản lí, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội Ở các thẩm quyền cụ thể, Chính phủ đưa ra các sáng kiến lập pháp, định hướng hoạt động của Nghị viện; lãnh đạo chung về các công việc đối ngoại, bảo đảm an ninh quốc gia, tiến hành đàm phán và ký kết các điều ước quốc

tế trước khi trình Nghị viện phê chuẩn các điều ước đó Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chịu trách nhiệm giải quyết và thực hiện các chính sách nhà nước trong lĩnh vực kinh tế,văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, chính sách xã hội

Trang 9

Chính phủ Anh Quốc bao gồm các bộ ngành, đứng đầu là Bộ trưởng, thường cũng là thành viên Nội các Các quyết định của Bộ trưởng được thực thi bởi một

bộ máy thường trực, trung lập về khuynh hướng chính trị , gọi là cơ chế dịch vụ công

Dưới các bộ là các chính quyền địa phương

d, Hệ thống cơ quan Tư pháp

Cơ quan tư pháp là hệ thống tòa án – các cơ quan độc lập trong cơ chế quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng xét xử Hệ thống tòa án được chia thành Tòa án Trung ương và các tòa án địa phương Đặc trưng nhất của hệ thống tòa án Anh quốc là không chia thành các tòa án hình sự, tòa án dân sự, tòa án hành chính

Các tòa địa phương gồm có: Tòa hòa giải; Tòa án vùng (quận) và các Tòa án khác.Tòa án trung ương: là Tòa án tối cao được thành lập vào năm 1873 Hiện nay tòa án này được tổ chức và hoạt động theo luật về tòa án tối cao năm 1925 và năm

1970 Tòa án này được chia thành 3 bộ phận: Tòa kháng án, Tòa nhà vua và Tòa tối cao

Ở Anh không có hệ thống các cơ quan công tố Thay vào đó là hệ thống các luật sư phát triển, đặt dưới sự lãnh đạo của ông Tổng chưởng lý

Cơ quan xét xử cao nhất là Thượng nghị viện, đóng vai trò là Tòa Phúc thẩm tối cao Nó không xét xử sơ thẩm mà chỉ xem xét các bản án, quyết định của tất cả các tòa án bị kháng án Thượng nghị viện cũng là cơ quan xét xử các quan chức cao cấp của nhà nước từ hàm Bộ trưởng đến Thủ tướng và cả nhà Vua Tất cả các tòa án ở Anh đều đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Thượng nghị viện – là Chánh

án Tòa án cao cấp Các thẩm phán của Tòa án tối cao Anh đều do nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng chinh phủ hoặc của Chủ tịch Thượng nghị viện

III – Giới thiệu về nền hành chính Vương quốc Anh

Nói đến nước Anh là nói đến một nước có đời sống văn hóa và di sản nghệ thuật hết sức phong phú và đa dạng, Vương quốc Anh là quê hương sản sinh ra một cộng đồng các nhà khoa học và công nghệ tài năng và giàu sức sáng tạo Anh

Trang 10

còn là nước có lịch sử nền hành chính lâu đời nhất, được rất nhiều quốc gia trên thếgiới học hỏi thành công.

1 Thể chế nhà nước

Vương quốc Anh là nước theo hình thức

chính thể quân chủ lập hiến có Hiến pháp

không thành văn, song có các bộ luật mang tính

hiến pháp Tổ chức và hoạt động của bộ máy

nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập

Các văn kiện mang tính hiến pháp có tính

quan trọng nhất định bao gồm: Đại hiến chương Vương quốc Anh ( the Magna Corta - 1215) bảo vệ quyền công dân trước nhà vua; đạo luật về nhân quyền ( the Bill of Rights - 1698) quy định quyền hạn của Nghị viện; và đạo luật cải cách (Reform Act - 1832) quy định về việc cải cách hệ thống cơ quan trực thuộc Nghị viện Luật chung (Common law)(tập quán pháp và tiền lệ pháp) Ước lệ là các quy tắc xử sự không mang tính bắt buộc, nhưng lại không thể thiếu trong hoạt động của

cơ quan hành pháp

2 Tổ chức bộ máy hành chính

a, Cơ cấu hành chính theo lãnh thổ

Vương quốc Anh gồm 47 hạt, 7 hạt thuộc thủ đô; 26 quận, 9 vùng; 3 khu vực đảo

Trang 11

b, Tổ chức bộ máy hành chính

Bộ máy hành chính của Anh: Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, đứng đầu là Thủ tướng chính phủ Trong Chính phủ có một cơ quan gọi là Nội các-bao gồm Thủ tướng và Bộ trưởng của một số bộ quan trọng, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Ngoài ra còn có các Bộ và chính quyên địa phương

b.1: Chính phủ

Chính phủ thực thi quyền lực của mình trên cơ sở các đạo luật do Nghị viện ban hành Thông thường Chính phủ được thành lập sau mỗi cuộc bầu cử Quốc hội (Nghịviện) Nữ hoàng Anh quyết định người đứng đầu Chính phủ-Thủ tướng Theo đề nghị của thủ tướng, Nữ hoàng Anh bổ nhiệm những thành viên còn lại của Nội các

và của toàn bộ Chính phủ

Trong cơ cấu của quyền hành pháp, Chính phủ chiếm một vị trí đặc biệt Chính phủ Anh có một cơ quan gọi là “Nội các”, gồm có Thủ tướng và một số Bộ trưởng của các bộ quan trọng Chính phủ và nội các không đồng nghĩa với nhau, Chính phủ bao gồm tất cả các Bộ trưởng, trong khi Nội các chỉ bao gồm một số Bộ trưởng có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống chính trị quốc gia

b.2:Thủ tướng chính phủ

- Thủ tướng Anh đóng vai trò chủ đạo trong nội các và chính phủ, trực tiếp lãnh đạo hoạt động của các cơ quan đó, ngoài ra

Thủ tướng còn lãnh đạo các bộ trọng yếu và các cơ

quan ngang bộ Thủ tướng Anh là cố vấn chính của

Nữ hoàng và đảm nhiệm chức năng đại diện nhà

nước trong quan hệ quốc tế Thủ tướng quy định

phạm vi những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết

của Nội các chính phủ, xác định đường lối chính

sách, chiến lược chung, lãnh đạo công việc của các

ủy ban thường trực đệ trình lên Nữ hoàng thành

phần của Nội các để Nữ hoàng bổ nhiệm, quyết định thải hồi các Bộ trưởng, quyết định việc giải tán chính phủ, chỉ đạo hoạt động sáng kiến lập pháp của

Gordon-Brown, Thủ tướng đương nhiệm

Trang 12

Nội các Thủ tướng có quyền can thiệp vào bất cứ lĩnh vực nào thuộc quản lí Nhà nước Thực tế cho thấy Thủ tướng đóng vai trò chủ đạo trong hoạch địnhchính sách các lĩnh vực đối ngoại, kinh tế và những lĩnh vực quan trọng khác của đời sống đất nước.

- Thay mặt Nữ hoàng, Thủ tướng thực hiện một số quyền hạn: bổ nhiệm một

số quan chức cao cấp của Nhà nước, triệu tập và giải tán Quốc hội, tuyên bố chiến tranh và ký kết hòa bình

- Để đảm bảo cho hoạt động của mình có hiệu quả, Thủ tướng sử dụng ban thư

kí riêng Ban thư kí riêng của Thủ tướng có thành phần không cố định và thường xuyên được đổi mới, đó là những chuyên viên dân sự cao cấp, chức năng của ban thư kí là đảm bảo mối liên hệ giữa Thủ tướng với các thành viên Nội các, với các bộ, các cơ quan ngang bộ, chuẩn bị dữ liệu thông tin, thống kê phân tích Trong ban thư kí riêng có chức danh thư kí về liên lạc vớinhiệm vụ của thư kí này là thông tin cho công chúng các chính sách, đường lối của chính phủ, gặp gỡ nhà báo, tổ chức họp báo vv…

- Thủ tướng đương nhiệm của Anh hiện nay là ông Gordon Brown-từ ngày 27 tháng 6 năm 2007

b.3: Nội các

Nội các là hạt nhân lãnh đạo của Chính phủ Anh, quyết định mọi quyết sáchquan trọng; các cơ quan bạo lực như quân đội, cảnh sát chịu sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Nội các, Quốc hội và vua Anh cũng chịu sự kìm chế của nó Nội các là then chốt của toàn bộ cơ cấu hành chính nhà nước Trong đó phiên họp thường kỳ của Nội các, các vấn đề quan trọng nhất của nhà nước được đưa vào thảo luận và thông qua, sau đó các quyết định này được trao cho các thành viên của Chính phủ để thực hiện Do có sự khác nhau giữa khái niệm Chính phủ”

và “Nội các” cho nên các Bộ trưởng cũng được chia thành: Bộ trưởng thành viêncủa Nội các, Bộ trưởng không phải là thành viên của nội các

Thành phần nội các trong Chính phủ Anh

 Nội các của chính phủ Anh là cơ quan có cơ cấu quyền hạn chủ yếu được quy định bởi những hiệp định hiến pháp Theo thống kê, nội các Anh do đảng chiếm đa số trong Hạ viện đứng ra tổ chức Thành phần của nội các do

Trang 13

đích thân Thủ tướng ấn định, thường từ 16 đến 24 người Những nhân vật tương đối quan trọng của Đảng cầm quyền đều được mời vào nội các và giữ những chức vụ quan trọng.

 Nội các gồm Thủ tướng và các bộ trưởng (Quốc vụ khanh) các bộ phận quantrọng Trong nội các nhất thiết phải có các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ nội

vụ, Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, Bộ Thương mại

 Những Bộ trưởng không phải là thành viên nội các có thể tham gia vào phiênhọp của nội các theo lời mời riêng để xem xét những vấn đề liên quan đến bộmình phụ trách

 Trực thuộc Nội các có một số ủy ban thường trực thực thi các chính sách cơ quản của Nhà nước Số lượng các ủy ban do Thủ tướng ấn định Thủ tướng quyết định thành lập mới hay bãi bỏ các ủy ban Thường có 20 ủy ban thường trực hoạt động các công việc phụ trợ giúp các ủy ban do các cộng tácviên của ban thư ký nội các đảm nhiệm Chủ tịch các ủy ban tối quan trọng

là Thủ tướng, còn chủ tịch các ủy ban khác do Thủ tướng bổ nhiệm Những

ủy ban quan trọng nhất là: Quốc phòng, đối ngoại, chiến lược kinh tế, chính sách đối nội, pháp luật Các ủy ban này có nhiệm vụ soạn thảo sơ bộ những vấn đề có liên quan đến chính sách cơ bản của nhà nước sẽ được đưa ra thảo luận trong các phiên họp của Nội các

 Nội các có văn phòng giúp việc, văn phòng Nội các là cơ cấu giúp việc, phụ trách, sắp xếp chương trình nghị sự của nội các, ghi biên bản hội nghị Nội các, giữ mối liên hệ giữa Chính phủ với các bộ, phụ trách biên tập và phân phát các báo cáo tình hình thực hiện các nghị quyết của Nội các Cơ cấu dưới văn phòng Nội các gồm các cục thống kê trung ương và tổ sử liệu Cục thống kê trung ương phụ trách thu thập từ các bộ những tư liệu thống kê có liên quan đến kinh tế quốc dân và tiến hành phân tích biên tập nhằm giúp chính phủ hoạch định các chính sách tài chính kinh tế Nhiệm vụ của tổ sử liệu là phụ trách biên tập lịch sử chiến tranh, lịch sử chính phủ

Quyền hạn của Nội các

 Quyền hạn thực tế của Nội các gồm: lãnh đạo chung bộ máy hành chính, phối hợp hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, các phương hướng cơ bảncủa chính sách nhà nước, tham gia vào việc chuẩn bị các dự thảo pháp luật

Trang 14

để đưa ra thảo luận trước Quốc hội (Nghị viện) ban hành các văn bản thuộc phạm vi thẩm quyền của mình Vai trò quan trọng trong hoạt động của nội các là lãnh đạo hệ thống cơ quan quản lí trung ương Nội các quy định những phương hướng cơ bản trong hoạt động của các cơ quan đó, giải quyết tranh chấp giữa chúng Các thành viên của Nội các giữ vai trò lãnh đạo của

Bộ mình Bộ trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ mình, trình bày trước Quốc hội các vấn đề có liên quan tới phạm vi hoạt động của bộ, tiến hành đàm phán với các bộ khác Công việc của Nội các do bộ máy của nội các đảm nhiệm gồm có Ban thư kí, Ban thống kê trung ương Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng, Ban thư kí phối hợp các hoạt động của Nội các với chínhphủ và các ủy ban thường trực Ban thư kí chuẩn bị báo cáo cho Thủ tướng, cùng Thủ tướng chuẩn bị chương trình làm việc và các tài liệu cho phiên họpcủa Nội các và cuộc họp của ủy ban, phân tích tài liệu và quyết định của Nội các, của các ủy ban cho cán bộ, kiểm ra việc thực hiện quyết định của Nội các, của các bộ, ban thư kí có quyền yêu cầu bộ trưởng các bộ cung cấp bất

cứ tài liệu nào để thu thập thông tin theo các vấn đề khác nhau

 Đứng đầu ban thư kí là Thư kí Nội các, chức vụ này do chuyên viên nhân sự cao cấp đảm nhiệm Ngoài ra còn có Thư kí thường trực, các phó thư kí thường trực và trợ lý Tất cả các chức vụ này đều do các chuyên viên dân sự đảm nhiệm Các chuyên viên này giữ vị trí quan trọng trong công việc của Nội các và của các ủy ban

 Nội các thường họp trong dinh Thủ tướng Thành phần tham gia ngoài các thành viên Nội các còn có Thư kí Nội các, các thư kí và phó thư kí thường trực và các trợ lí, các Bộ trưởng phải là thành viên của Nội các nhưng sẽ được thảo luận các vấn đề có liên quan đến bộ đó trong cuộc họp, các giám định viên cũng có thể được mời tham gia để kiểm tra những vấn đề cụ thể

 Trong cuộc họp không ghi biên bản chi tiết Việc biểu quyết cũng ít khi đượctiến hành, nếu có thì cũng không quy định bao nhiêu phiếu thuận thì quyết định được thông qua Ở đây, Thủ tướng đóng vai trò quyết định, thường cuốicuộc thảo luận, Thủ tướng tóm tắt kết quả thảo luận tổng hợp các ý kiến và tuyên bố quyết định của Nội các Tất cả các tài liệu của Nội các được coi là

sở hữu của Nội các không phải chuyển cho Nội các mới

 Hoạt động của Nội các Anh là hoạt động kín Văn bản “về tài liệu quốc gia” năm 1967 cấm tiết lộ nội dung biên bản của Nội các trong vòng 30 năm

Trang 15

Thành viên của Nội các là thành viên của Hội đồng cơ mật, họ phải tuyên thệ không tiết lộ thông tin có liên quan đến hoạt động của Nội các.

b.4: Các bộ và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu một số bộ điều hành

Các Bộ:

Bộ tài chính; Bộ Ngoại giao; Bộ nội vụ; Bộ Quốc phòng; Bộ Môi trường; Bộ Giáo dục và Khoa học; Bộ Nông nghiệp, ngư nghiệp và thực phẩm; Bộ Công việc Xcốtlen; bộ bắc Ailen; Bộ Xứ Uên; Bộ tài nguyên và năng lượng; Bộ y tế và bảo hiểm xã hội; Bộ quản lý và quản chức dân sự; bộ Thương nghiệp; Bộ Công nghiệp;

Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng và quản lý đô thị; Bộ việc làm; Văn phòng Nội các

Các bộ ở Anh khác nhau rất nhiều về phạm vi; về vị trí và tính chất công việc

Sự phân công công việc giữa các bộ một phần theo truyền thống, phần khác do những yêu cầu mới đặt ra cho công tác của Chính phủ Thủ tướng là người bổ nhiệm các bộ trưởng và có thể bãi nhiệm họ vào bất cứ thời điểm nào Theo thể chế và truyền thống , tất cả các bộ trưởng đều phải trung thành với đảng cầm quyền và chịu trách nhiệm tập thể trước các chính sách của Chính phủ Họ không được thể hiện công khai việc không đồng tình với các chính sách của Chính phủ Ngoài trách nhiệm trước các cử tri với tư cách là các Nghị viên thuộc Nghị viện

Các Bộ trưởng ở Anh được xem là các chính sách trị gia, quyết định đường lối

và chính sách chung của bộ Người đứng đầu công vụ của mỗi bộ là Thư ký thường trực

Trong chính phủ Anh có 4 nhóm Bộ trưởng sau:

 Bộ trưởng lãnh đạo các Bộ gọi là Quốc vụ khanh

 Bộ trưởng không phụ trách Bộ nào gọi là Bộ trưởng không bộ (Bộ trưởng không cặp)

 Bộ trưởng Nhà nước, là các thứ trưởng hay người đứng đầu cơ quan trực thuộc Bộ

 Bộ trưởng thư ký-Thư ký Nghị viện phụ trách việc đảm bảo thông tin giữa Bộ trưởng và Nghị viện

Trang 16

Bộ quốc phòng :

Bộ Quốc phòng, thành lập năm 1947 Sau khi bộ Quốc phòng thành lập, các bộ:

Bộ Lục quân, Bộ Hải quân, Bộ Không quân trước đây vẫn tồn tại độc lập Đến năm

1964, cư cấu Quốc phòng cải tổ, các bộ: lục, hải, không quân mới ghép vào bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng là một trong những bộ lớn nhất trong các bộ của chính phủ nước Anh Cơ cấu tổ chức chủ yếu gồm có: Bộ Tham mưu quốc phòng, Bộ Tham mưu Hải quân, Bộ tổng tham mưu, Bộ tham mưu không quân, Bộ Tham mưu khoa học,

Bộ tham mưu nhân công và hậu cần, Bộ Hải quân, Bộ Lục quân, Bộ Không quân, Cục khí tượng, tổ chức giữa các quân chủng và tổ chức hỗ trợ, Bộ khai thác, Bộ tổ chức tiêu thụ quốc phòng, cơ cấu nghiên cứu và phát triển, phòng quản lý Hải quân, phòng quản lý quân giới

Bộ Nội vụ:

Được thành lập chính thức năm 1782 Bộ Nội vụ có thể nói là một bộ “tạp vụ”

Nó không giống như nhiều bộ khác chủ quản các công việc có tính chất đơn giản

Bộ trưởng Nội vụ được gọi là “kênh liên hệ giữa Nữ hoàng với thần dân” phần lớn chiếu thư của nhà vua được ông trực tiếp kí mới có hiệu lực Ông chủ quản việc

đệ trình lên vua Anh các loại giấy tờ trình và tố tụng, khi ông thấy cần thiết mới đệ trình những văn kiện ấy lên vua Anh Ngoài ra, bộ Nội vụ còn phụ trách việc sau đây: quản lí eo biển, quần đảo của lãnh vực hoàng gia; phụ trách quản lý kiều dân; đăng kí cử tri và dám sát bầu cử; quyết định và đề xuất yêu cầu dẫn độ tội phạm chạytrốn, công bố những văn bản cho phép đặc biệt việc phong tặng mới về quý tộc; giám sát việc chấp hành lệnh của các xí nghiệp, cửa hàng, sòng bạc và nơi vui chơi, quản lý các nghĩa địa, chất ma túy, giải phẫu tử thi, chất nổ có liên quan và các sự việc tương tự khác

Bộ Nội vụ là công cụ trực tiếp nhất của nhà nước trấn áp và duy trì sự thống trị,

có nhiệm vụ chủ yếu nhất là quản lí công việc giám sát và giám ngục, duy trì pháp luật và trật tự Chức năng và quyền hạn của bộ Nội vụ là: trực tiếp quản lý cảnh sát thủ đô Luân Đôn phê chuẩn việc bổ nhiệm của nhà đương cục chủ quản cảnh sát đối

Ngày đăng: 30/12/2015, 12:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tập bài giảng Hành chính so sánh - HVHC Khác
2. Một số lý thuyết và kinh nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới- NXB chính trị quốc gia Khác
3. Cải cách nền công vụ của một số quốc gia trên thế giới Khác
4. Thể chế nhà nước của các quốc gia trên thế giới Khác
5. Các hình thức tổ chức nhà nước trên thế giới Khác
6. Báo cáo của đoàn công tác Bộ nội vụ khảo sát, nghiên cứu hành chính công, dịch vụ công ở Anh thời gian từ 27/1/2004 đến 11/2/2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w