Được tài trợ của Ngân hàng Thế giới WB vào năm 1993, Bộ Tài chính Trung Quốc đã đề nghị công ty Kiểm toán đa quốc gia Deloitte Touche Tohmatsu - một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhấ
Trang 1
TS Nguyễn Hữu Ánh *
DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG [-)
AHO TU HE THONG KE TOAN QUOC TE TRONG BO! CANH
`; THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
- ội nhập kinh tế quốc
- tế đang diễn ra mạnh
mẽ rộng khắp trên
phạm vi toàn cầu đã thu hẹp
khoảng cách không gian cũng
như thời gian giữa các thành
viên; ngày càng nhiều công
ty đa quốc gia tham gia mạnh
mẽ trong xu thế toàn cầu hóa;
sự dịch chuyển đầu tư từ quốc
gia này sang quốc gia khác đã
và đang trở nên phổ biến, đặc
biệt, sự phát triển mạnh mẽ và
sự phụ thuộc chặt chẽ vào thị
trường vốn quốc tế ngày càng
mở rộng đã làm thay đổi thông
lệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực
trong đó có kế toán Cùng với
sự phát triển của nên kinh tế
thế giới, hệ thống kế toán trên
thế giới cũng đã có những thay
đổi lớn mang tính quốc tế trong
thời gian qua nhằm tạo ra một
hệ thống kế toán thống nhất
toàn cầu với chất lượng cao và
đây là mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới Với sự
kiện Việt Nam đã gia nhập hiệp
hội ASEAN, ký hiệp định song
phương với Hoa Kỳ và chính
* Trưởng Đai học Kinh tế Quốc dân
*
AB
NGAN HANG QUAN BOI
thức là thành viên thứ 150 của
WTO kể từ ngày 07/11/2006
đã chứng tỏ Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế toàn cầu hóa và đây là cách tốt nhất
để giúp Việt Nam rút ngắn con đường phát triển kinh tế nhằm
đuổi kịp các nước có nền kinh
tế phát triển trong khu vực và trên thế giới Nhằm đạt được
mục tiêu đó, Việt Nam cũng
đã và đang từng bước đổi mới
hệ thống kế toán, thực hiện
tiến trình từ hòa hợp đến hội
tụ với thông lệ kế toán quốc tế
Tuy nhiên, quá trình này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để
có những bước đi phù hợp Do
vậy bài viết này sẽ tiến hành tổng luận quá trình hòa hợp và
hội tụ kế toán của một số quốc
gia trên thế giới; phân tích các
thuận lợi cũng như khó khăn của quá trình hòa hợp và hội tụ
kế toán quốc tế; phân tích thực
trạng hệ thống kế toán Việt
Nam và để xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình
hòa hợp và hội tụ hệ thống kế toán Việt Nam với thông lệ kế
toán quốc tế
1 QUA TRINH HOA HOP
VÀ HỘI TỰ KẾ TOÁN QUỐC
rE CUA MOF SO QUOC GIA PREN THE Gi0i
1.1 Hoa Ky
Một trong những thách thức lớn nhất của Ủy ban Chuẩn
mực Kế toán Quốc tế (IASB)
là phối hợp với Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và Ủy ban
Chuẩn mực Kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) để đạt được sự
thống nhất cao với hệ thống
Chuẩn mực kế toán được thừa
nhận rộng rãi của Hoa Kỳ (U.S
GAAP) và tiến tới đưa hệ thống
Chuẩn mực Báo cáo tài chính
quốc tế (IFRSs) áp dụng ở Hoa
Kỳ Thực tiễn cho thấy, chuẩn mực Kế toán của đa số các
quốc gia trên thế giới hoặc là
dựa trên cơ sở IFRSs hoặc dựa
trên U.S GAAP Do vay, van dé
hội tụ giữa IFRSs với U.S.GAAP
là trọng tâm trong phương thức
tiếp cận chiến lược hội tụ kế
toán quốc tế Điều này cũng
đã được thể hiện qua phát biểu
của Robert H.Herz - Chủ tịch FASB: “Sẽ không là chuẩn mực
quốc tế nếu như thị trường vốn lớn nhất trên thế giới là Hoa Kỳ
lại không là một phần của sự
phát triển ấy” Mục tiêu của dự
án hội tụ này là loại trừ những
khác biệt giữa IFRSs với U.S
GAAP nhằm đạt được các nội dung chính như sau:
Thứ nhất, FASB đóng vai trò TAP CHI NGAN HANG | S09 | THANG 5/2012 [Ea]
Trang 2L~ 1 D0ANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG
quan trọng hàng đầu trong sự
phát triển hệ thống kế toán
quốc tế thông qua việc tham
gia quá trình soạn thảo, ban
hành và xây dựng hệ thống
Chuẩn mực Kế toán quốc tế
nhằm tăng cường tính quốc tế
nhưng đồng thời vẫn phải duy
trì các Chuẩn mực Kế toán chất
lượng cao ở Hoa Kỳ, và kết quả
cuối cùng là toàn thế giới chỉ
sử dụng một bộ chuẩn mực kế
toán chất lượng cao duy nhất
cho cả báo cáo tài chính trong
nước và ở nước ngoài;
Thứ hai, khuyến khích sự
phát triển IFRSs như là một bộ
Chuẩn mực Kế toán thống nhất
toàn cầu, không có sự khác biệt
lớn với bộ chuẩn mực được áp
dụng ở mỗi quốc gia khác nhau
1.2 Liên minh châu Âu
Năm 2000, Liên minh chau
Âu (EU) đã công bố chiến lược
hội nhập kế toán quốc tế mang
tên “Chiến lược báo cáo tài
chính các Liên minh châu Âu
- con đường phía trước”, bao
gồm các nội dung chính sau:
Thứ nhất, tạo ra một hệ thống
Chuẩn mực Kế toán thống nhất
và có chất lượng cao áp dụng
cho toàn bộ thị trường chứng
khoán của EU;
Thứ hai, qui định áp dụng
cho tất cả các công ty niêm yết
trên các thị trường chứng khoán
thuộc EU phải áp dụng IFRS
cho báo cáo tài chính hợp nhất
trước năm 2005 và các công ty
không niêm yết có thể lập báo
cáo tài chính theo lAS Khuyến
khích các tổ chức tài chính và
bảo hiểm (không niêm yết) lập
báo cáo tài chính theo IFRS
1.3 Trung Quốc
Tăng trưởng kinh tế, thương
mại quốc tế và thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh chóng kể từ khi
Trung Quốc mở cửa kêu gọi đầu
tư nước ngoài vào năm 1979 và
hiện nay Trung Quốc được coi
là một trong những nên kinh
tế lớn có tầm ảnh hưởng quan
trọng trên toàn cầu Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh
tế cùng với nhu câu tiếp cận thị trường vốn thế giới đặt ra yêu cầu Trung Quốc cần phải có
hệ thống Chuẩn mực Kế toán hiện đại và hội nhập với quốc
tế Được tài trợ của Ngân hàng
Thế giới (WB) vào năm 1993,
Bộ Tài chính Trung Quốc đã đề
nghị công ty Kiểm toán đa quốc gia Deloitte Touche Tohmatsu
- một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất trên thế giới - làm tư vấn cho dự án ba năm
nhằm xây dựng 30 Chuẩn mực
Kế toán phù hợp với sự phát
triển nền kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa của Trung Quốc hướng đến mục tiêu là các quy
tắc thực hành báo cáo tài chính
và kế toán phải tiệm cận được
với Chuẩn mực Kế toán quốc tế
Quá trình xây dựng các Chuẩn
mực Kế toán củaTrung Quốc hướng về hội tụ với IFRSs đã đạt
được các thành tựu chính sau:
Thứ nhất, Bộ Tài chính
Trung Quốc đã ban hành một
hệ thống Chuẩn mực Kế toán
Trung Quốc (CASs) mới (hay
còn gọi là ASBEs - Chuẩn mực kế toán dành cho doanh
nghiệp), gồm 01 chuẩn mực chung (gần giống với Chuẩn
mực khuôn mẫu lý thuyết số 01 của IFRSs) và 38 Chuẩn mực Kế toán Trung Quốc cụ thể (CASs);
Những chuẩn mực này có hiệu
lực bắt đầu từ năm 2007 ap
dụng cho các công ty niêm yết
và được khuyến khích áp dụng
cho tất cả các doanh nghiệp
Trung Quốc Bắt đầu năm
2008, hệ thống Chuẩn mực Kế
toán Trung Quốc (CASs) mới
này bắt buộc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước được kiểm soát bởi Chính phủ Trung ương Trung
Quốc và từng bước áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có
qui mô lớn và vừa không niêm
yết bắt đầu vào năm 2009 So với hệ thống Chuẩn mực Kế toán Trung Quốc (CASs) cũ ban
hành từ năm 1997, CASs mới
đã có những thay đổi đáng kể
Thứ hai, hệ thống Chuẩn mực
Kế toán Trung Quốc (CASs)
mới đã tiệm cận với IFRSs về
cơ bản, ngoại trừ những sửa
đổi nhất định phản ánh môi
trường và hoàn cảnh đặc thù của Trung Quốc Ví dụ, Bộ
Tài chính Trung Quốc ban
hành một hệ thống kế toán
mới dành cho doanh nghiệp
*
AAR
NGAN HANG QUAN BOt
Trang 3Việt Nam da va dang ting bước đổi mới hệ thống kế toán, thực hiện tiến trình
từ hòa hợp đến hội tụ với thông lệ quốc tế
có quy mô nhỏ (ASSE) có hiệu
lực từ 01/01/2005 Các doanh
nghiệp Trung Quốc có quy mô
nhỏ được phép lựa chọn áp
dụng ASSE hoặc CAS ASSE
đã đơn giản hóa và loại trừ bớt
một số nội dung so với CAS
như giảm giá tài sản, phương
pháp vốn chủ sở hữu các
khoản đầu tư, thuê tài chính,
vốn hóa chi phí đi vay, sự
kiện sau kỳ báo cáo
Thứ ba, Ủy ban Chuẩn mực
Kế toán Trung Quốc (CASC)
đóng vai trò tích cực để thực
hiện mục tiêu hội tụ Chuẩn
mực Kế toán quốc tế trong
chương trình ban hành Chuẩn
mực Kế toán của Trung Quốc
thông qua các thỏa thuận hợp
tác với Ủy ban Chuẩn mực Kế
toán quốc tế (IASB), Viện kế
toán viên công chứng Hồng
Kông (HKICPA), Ủy ban Chuẩn
mực Kế toán tài chính Hoa Kỳ
(FASB) nhằm cải thiện hiểu
biết trong các vấn để chuyên
môn, học hỏi kinh nghiệm về
*
AB
NGAN HÀNG QUÁN ĐỘI
việc ban hành Chuẩn mực Kế toán, thực thi và hội tụ Chuẩn
mực Kế toán quốc tế
1.4 Malaysia Malaysia là quốc gia có thị trường chứng khoán Kuala
Lumpua = Stock Exchange
(KLSE) phát triển, được thành
lập từ năm 1973 và được coi
là một trong những thị trường chứng khoán lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương Mục
tiêu dự án hội tụ kế toán của
Malaysia với quốc tế được cụ thể hóa như sau: (1) Phát triển
và thúc đẩy các Chuẩn mực
Kế toán chất lượng cao, nhất
quán với thông lệ kế toán phổ biến trên thế giới vì lợi ích của
người sử dụng, người lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên
và công chúng; (2) Tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của báo cáo tài chính của các công ty của Malaysia;
(3) Loại bỏ tất cả các khác
biệt giữa Chuẩn mực Kế toán
Malaysia va IFRS Các chuẩn
DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG ~)
mực kế toán của Malaysia phải tương thích trên tất cả các phương diện quan trọng với
Chuẩn mực Kế toán của các
tổ chức ban hành Chuẩn mực
Kế toán quốc tế cũng như quốc gia khác mà chủ yếu và quan
trọng là Ủy ban chuẩn mực kế
toán quốc té (IASB) Từ năm
1978 cho đến nay, Malaysia
đã kết hợp chặt chẽ các điều
khoản của Chuẩn mực Kế toán quốc tế với Chuẩn mực Kế toán quốc gia và đồng thời Malaysia không ngừng hành động để có
thể tạo lập một bộ Chuẩn mực
Kế toán hòa hợp với Chuẩn mực Kế toán quốc tế do IASC/
IASB ban hành; Malaysia đã
chính thức công bố mục tiêu
hội tụ Chuẩn mực Kế toán quốc gia với chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRSs) vào năm
2012,
2 NHUNG THUAN tỚỢi
HOP VA HQi TU KE TOAN
QUOC TE
2.1 Thuan Igi Lợi ích lớn nhất của hòa hợp
và hội tụ các hệ thống kế toán
trên thế giới là cho phép so
sánh các thông tin tài chính của các công ty ở phạm vi quốc
tế Qua đó cho phép loại bỏ những hiểu lầm hiện nay về độ
tin cậy của báo cáo tài chính
của công ty nước ngoài và sẽ
làm tăng lưu lượng đầu tư quốc
tế lẫn nhau Hài hòa hóa các
hệ thống kế toán trên thế giới
sẽ tiết kiệm thời gian và tién
bạc chí tiêu hiện tại để chuyển
đổi thông tin tài chính của các
công ty khác nhau được lập
theo quy định của các quốc gia
khác nhau Theo nghiên cứu TẠP CHÍ NGÂN HÀNG | Số 9 | ïANG 5/2012
Trang 4° DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG
của Choi, Frost và Meek (1999),
hòa hợp và hội tụ kế toán cũng
sẽ cải thiện chất lượng các tiêu
chuẩn kế toán trên toàn thế giới
để nâng lên mức cao nhất có
thể để phù hợp với điều kiện
kinh tế, pháp lý và xã hội của
các quốc gia
Hòa hợp và hội tụ kế toán
cũng sẽ đẩy mạnh trong việc
huy động vốn nước ngoài bởi
các nhà đầu tư, các nhà phân
tích tài chính và các tổ chức cho
vay nước ngoài sẽ có thể hiểu
báo cáo tài chính của các công
ty nước ngoài (Samuels và Piper
1985) và họ sẽ có thể so sánh
các cơ hội đầu và giúp họ thực
hiện các quyết định đầu tư đúng
đắn Theo Malley (1993), các
công ty sẽ được hưởng lợi nhiều
nhất từ việc hài hòa hóa các
Chuẩn Kế toán sẽ là các công
ty đa quốc gia bởi các thông
tin tài chính kết nối trong tập
đoàn sẽ trở thành dễ dàng hơn;
Ngoài ra, hòa hợp và hội tụ các
tiêu chuẩn báo cáo tài chính sẽ
giúp cho các công ty đa quốc
gia thực hiện các yêu cầu công
khai thông tin tài chính trên các
thị trường chứng khoán thế giới
được dễ dàng hơn
2.2 Khó khăn
Theo nghiên cứu của Nobes
và Parker (2002), những trở
ngại căn bản nhất của hòa hợp
và hội tụ kế toán trên thế giới
gồm (1) Mức độ của sự khác
biệt hiện tại giữa thực hành
kế toán của các quốc gia khác
nhau; (2) Thiếu các tổ chức,
hiệp hội kế toán chuyên nghiệp
phát triển mạnh mẽ ở một số
quốc gia; (3) Sự khác biệt trong
hệ thống chính trị và kinh tế
giữa các quốc gia Sự phát triển
chuẩn mực kế toán trong bất
cứ xã hội nào đều là kết quả tự nhiên của sự phát triển, nhu cầu
và quan điểm của xã hội đó; Ví
dụ, các nguyên tắc kế toán Mỹ
và Anh phản ánh các khái niệm
có tính chất công bằng và coi
trọng bản chất hơn hình thức,
điểu này trái ngược với ở Pháp
và Đức bởi chúng có tính tuân thủ theo định hướng nhiều hơn
Ngoài ra, một rào cản mà chính
phủ của các quốc gia khác nhau
sẽ phải đối mặt là cần phối hợp
một cách tốt nhất các chính sách kế toán của họ với chính sách kế toán hiện hành ở các
quốc gia khác để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực và để tối
đa hóa ảnh hưởng tích cực từ nước ngoài
il tAN if
HANH TRONG TIEN TRINH
IAm yt I
3.1 Đặc điểm hệ thống kế
toán Việt Nam hiện hành Trong hơn 15 năm qua, cùng
với quá trình đổi mới sâu sắc
và toàn diện hệ thống pháp
luật, hệ thống Kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện sâu sắc, căn bản
hơn và phát triển, góp phần
tích cực vào việc tăng cường
và nâng cao chất lượng quản lý
tài chính trong doanh nghiệp
và tài chính quốc gia Ngày
17/06/2003, Quốc hội khóa XI
kỳ họp thứ 3 đã thông qua và
chính thức công bố hiệu lực thi
hành Luật Kế toán thay thế cho
Pháp lệnh Kế toán năm 1988, đánh dấu một bước tiến dài trên
con đường phát triển kế toán
tài chính Việt Nam Ngay sau
[] tp tHÍ NGÂN HÀNG | SỐ 9 | THANG 5/2012
đó, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành 03 nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kế toán, bao gồm Nghị định số 128 NĐ/CP, Nghị định số 129 NĐ/CP, Nghị định
số 185 NĐ/CP và hàng loạt những Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật và các
Nghị định về kế toán nhằm đáp ứng những phát sinh mới của
nên kinh tế thị trường Trong
các Quyết định được Bộ Tài
chính ban hành, phải kể đến
vai trò quan trọng của Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ban
hành ngày 11/11/1995 là bước
khởi đầu trong việc hình thành Chế độ Kế toán Việt Nam hiện
nay và qua nhiều lần sửa đổi,
bổ sung, Quyết định 15/2006/
QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp có qui mô
lớn và Quyết định 48/2006/
QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế
toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã đánh dấu bước tổng hợp
và hoàn thiện Chế độ Kế toán
doanh nghiệp Việt Nam Chế
độ Kế toán doanh nghiệp mới này đã được ban hành đồng bộ
từ chế độ chứng từ, sổ kế toán,
tài khoản kế toán đến báo cáo
tài chính, tạo điều kiện rất thuận
lợi cho việc thực hiện bởi chúng
được xây dựng trên trên phương châm dễ làm, dễ hiểu, minh
bạch, công khai, dễ kiểm tra,
dễ kiểm soát, giải quyết được
hầu hết các hoạt động kinh tế, tài chính mới đã và đang phát
sinh với những nguyên tắc và
chuẩn mực Kế toán Việt Nam
phù hợp với thông lệ quốc tế
và luật pháp Việt Nam Do vậy,
Chế độ Kế toán mới đã giúp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thuộc mọi
*
NGAN HÀNG QUAN DOI
Trang 5lĩnh vực hoạt động có thể đơn
giản hóa và nhất thể hóa công
tác kế toán, tiến tới nâng cao
tính minh bạch trong kế toán
tài chính, đảm bảo tính so sánh
được về tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh giữa các
doanh nghiệp trong nền kinh
tế Việt Nam nói riêng và trên
bình diện hội nhập toàn cầu
nói chung
Qua nghiên cứu quá trình
phát triển của hệ thống kế toán
Việt Nam qua các thời kỳ, cho
đến nay có thể rút ra một số
đặc diém chủ yếu đối với Chế
độ Kế toán Việt Nam hiện hành
như sau: (1) Là hệ thống quy
định chỉ tiết cụ thể và thống
nhất về chứng từ, sổ sách, tài
khoản và báo cáo tài chính do
Nhà nước ban hành; (2) Các
qui định về kế toán có mối
quan hệ chặt chẽ với các chính
sách thuế và tài chính; (3) Các
hiệp hội nghề nghiệp không có
vai trò lập quy; (4) Hệ thống kế
toán nhấn mạnh đến tính tuân
thủ hơn là sự trung thực và hợp
lý, sự xét đoán nghề nghiệp bị
hạn chế rất nhiều; (5) Mức độ
khai báo thông tin trên báo cáo
tài chính còn khá thấp; và (6)
Báo cáo tài chính mang tính
bảo thủ cao, thể hiện qua việc
giá gốc được sử dụng phổ biến
trong định giá tài sản
3.2 Ưu điểm của hệ thống kế
toán Việt Nam hiện hành
So với các hệ thống kế toán
doanh nghiệp được ban hành
trước đây, hệ thống kế toán Việt
Nam hiện hành có một số ưu
điểm chính sau:
Thứ nhất, trong nhiều năm
qua, chúng ta đã học hỏi và
nghiên cứu các Chuẩn mực Kế
*
AB
NGAN HANG QUAN OO!
toán quốc tế để áp dung phù
hợp với thực tiễn của Việt Nam
và cho đến nay Bộ Tài chính
đã xây dựng được và ban hành công bố 26 Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam trên cơ sở Chuẩn mực
Kế toán quốc tế và là nên tẳng xây dựng các Chế độ Kế toán
doanh nghiệp Nhìn chung, hệ
thống Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam có sự thống nhất với cơ
chế tài chính hiện hành, các Chế độ Kế toán doanh nghiệp
mới đã từng bước đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng
cao đối với hoạt động kinh tế tài chính ngày càng phức tạp,
phong phú và da dạng của nền kinh tế nói chung và tiến trình
mở cửa, hội nhập nói riêng
Thứ hai, bên cạnh 26 chuẩn mực kế toán, hệ thống văn bản
pháp qui về kế toán cũng đã
được ban hành khá đồng bộ và
hoàn chỉnh bao gồm các Thông
tư hướng dẫn Chuẩn mực Kế
toán Việt Nam, các Chế độ
kế toán doanh nghiệp mới áp
dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, Nhìn
chung, hệ thống văn bản pháp luật này đã góp phần làm trong
sạch và lành mạnh hóa tình
hình tài chính doanh nghiệp, đáp ứng yêu câu cấp thiết trong
tiến trình đổi mới, hội nhập
kinh tế đất nước và góp phần
phát triển hệ thống kế toán Việt Nam hội nhập với thông lệ kế
toán quốc tế
3.3 Nhược điểm của hệ thống kế toán Việt Nam hiện
hành
Bên cạnh những ưu điểm
vừa nêu trên, hệ thống kế toán Việt Nam hiện hành vẫn còn tồn tại một số nhược điểm
D0ANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG E~=)
chính như sau:
Thứ nhất, quá trình soạn
thảo và công bố ban hành các
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam diễn ra chậm hơn so với yêu cầu thực tế; cụ thể, trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc
tế, Việt Nam đã gia nhập Liên
đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) và
là thành viên chính thức của
Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) từ năm 2006 Do vậy,
yêu cầu cấp bách là hệ thống
báo cáo tài chính phải phù hợp
với thông lệ kế toán quốc tế Ngoài ra, thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển
dẫn dến việc phát sinh nhiều nghiệp vụ ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
để phản ánh kịp thời những thay đổi này; ví dụ như công cụ tài chính, phương pháp kế toán
nghiệp vụ tự bảo hiểm
Thứ hai, hệ thống Kế toán
Việt Nam thường bị lỗi thời bởi sự thay đổi chậm chễ cùng
với quá trình cải cách, đổi mới
đang diễn ra nên còn tổn tại
nhiều khác biệt giữa Chuẩn
mực Kế toán Việt Nam và
thông lệ Kế toán quốc tế nhưng trong khi đó các Chuẩn mực Kế toán quốc tế lại có sự thay đổi
thường xuyên;
Thứ ba, hệ thống Kế toán
Việt Nam chịu sự tác động lớn
của các qui định về thuế và tài
chính;
Thứ tư, hệ thống Kế toán Việt
Nam thiếu tính linh hoạt và
tính xét đoán nghề nghiệp mà
thay vào đó mang nặng tính
tuân thủ, thụ động;
Thứ năm, chức năng, vai trò
và ảnh hưởng của các hiệp TẠP CHÍ NBÂN HÀNG | SỐ 9 | THÁNG 5/2012
Trang 6L-> DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG
hội nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán ở Việt Nam chưa được thể
hiện rõ nét
4, CÁC GIẢI PHÁP ĐẸE XUAI
NHAM THUC BAY TIEN
FRINH HOA HOP VA HO’ TU
HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT
NAM VOI QUOC TE
Xuất phát từ đặc điểm về
kinh tế, chính trị, văn hóa đặc
thù của Việt Nam cũng như
dựa trên kinh nghiệm về hòa
hợp và hội tụ kế toán của một
số quốc gia trên thế giới v.v.;
chang toi dé xuất một số giải
pháp nhằm thúc đấy tiến trình
hội tụ hệ thống kế toán Việt
Nam với quốc tế như sau:
Thứ nhất, cải tiến qui trình
soạn thảo, công bố ban hành
hệ thống Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam theo hướng chuyên
nghiệp hơn với sự tham gia
tích cực của các hiệp hội nghề
nghiệp kế toán - kiểm toán,
các chuyên gia kế toán - kiểm
toán, các cơ sở đào tạo kế toán
- kiểm toán Việt Nam có thể
thành lập Ủy ban Chuẩn mực
Kế toán Việt Nam chuyên trách
soạn thảo, ban hành và cập
nhật các Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam và tổ chức này cần
được vận hành như các quốc
gia phát triển;
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện
các quy định pháp lý về tài
chính, kế toán và kiểm toán
nhằm đảm bảo khung pháp lý
đầy đủ, đồng bộ và hội nhập
với thế giới;
Thứ ba, tăng cường nghiên
cứu về lý thuyết kế toán, xây
dựng và ban hành khuôn mẫu
lý thuyết kế toán nhằm cung
cấp các khái niệm và nguyên
tắc kế toán chung nhất làm
cơ sở cho hoạt động kế toán
Ngoài ra những khái niệm và
nguyên tắc này còn giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc ban hành các Chuẩn
mực Kế toán Việt Nam trong tương lai hội tụ với thế giới;
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam và trước hết cần khẩn trương ban hành những Chuẩn mực Kế toán còn thiếu so với
bộ chuẩn mực kế toán quốc tế;
Thứ năm, tăng cường việc
giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu chính đáng về chất lượng thông tin của những đối tượng sử dụng thông tin kế
toán doanh nghiệp;
Thứ sáu, tăng cường trao đổi, giao lưu với các tổ chức nghề
nghiệp nước ngoài và nâng cao
vai trò, chức năng của các hiệp hội nghề nghiệp kế toán - kiểm
toán ở Việt Nam như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA);
Thứ bảy; nâng cao năng lực
nguồn nhân lực hành nghề kế
toán hiện tại ở Việt Nam bởi
trong tiến trình hội tụ kế toán
quốc tế, lực lượng lao động kế
toán sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các khái niệm
mới, các nguyên tắc mới về
đo lường, ghi nhận các giao dịch kinh doanh cũng như các phương pháp kế toán mới, .;
Thứ tám, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp
giảng dạy tại các trường đại học
có đào tạo ngành kế toán nhằm
đảm bảo cho người học được
trang bị day đủ và toàn diện các kỹ năng và kiến thức có thể [ TẠP CHÍ NGÂN HÀNG | SỐ 9 | THÁNG 5/2012
đáp ứng được nhanh chóng với
bối cảnh hòa hợp và hội tụ với
kế toán quốc tế Ví dụ, ngoài
kỹ năng, phẩm chất chính trị,
thái độ, đạo đức, ngoại ngữ,
tin học, kỹ năng mềm , sinh viên kế toán bậc cử nhân đại học cân đạt được các “chuẩn”
về (1) Khối kiến thức ngành
và chuyên ngành, (2) Kỹ năng
phán xét nghề nghiệp, (3) Kỹ
năng ứng dụng, (4) Kỹ năng
giao tiếp và làm việc nhóm, và (5) Khả năng độc lập, tự chủ
trong công việc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Bộ Tài chính, Hệ thống 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn ban hành
2 Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế
toán doanh nghiệp, Quyển 1: Hệ thống tài khoản, ban hành theo quyết định số 15/2006 - QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
3 Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyển 1: Báo cáo tài
chính, chứng từ và sổ kế toán, ban hành
theo quyết định số 15/2006 - QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
4 Bộ Tài chính (2008), Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành theo Quyết định số 48/2006
- QĐ/BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
5 Hà Thị Ngọc Hà (2008), “Hệ thống
kế toán, kiểm toán Việt Nam đã phù hợp
với thông lệ quốc tế”, Tạp chí Kiểm toán
6 Hà Thị Ngọc Hà (2006), “Những
vấn đề cần tiếp tục phải hoàn thiện: Khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán trong những năm tới”, Hội kiểm toán viên hành nghề, Hà Nội
Tiếng Anh
7 A Roadmap for Convergence between IFRSs and US.GAAP - 2006-
2008: Memorandum of Understanding between the FASB and the IASB (2006), International Accounting Standards
Board
8 Robert K Larson and Donna L Street (2006), The Roadmap to Global Accounting Convergence
9 C.Nobes and R.Parker (2006), Comparative International Accounting, Prentice Hall, London
*
AB NGAN HANG QUÁN ĐỘI