CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013 - 2014 Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp Quận - Họ và tên: BÙ
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở
TRƯỜNG MẦM NON CÁT BI
NĂM 2013 – 2014
Trang 2CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp Quận
- Họ và tên: BÙI THỊ KIM HƯƠNG
- Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường mầm non Cát Bi
Tên sáng kiến Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác Giáo dục ở Trường mầm non Cát Bi
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
1 Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết
Đứng trước tình hình thực tế hiện nay trường mầm non Cát Bi đang gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất Trình độ giáo viên không đồng đều Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu, bên cạnh đó nhận thức của nhân dân về giáo dục mầm non còn thấp
Trước những thử thách khó khăn này thì chủ trương huy động xã hội hoá giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết và cần làm ngay vì nó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo của nhân dân về tầm quan trọng
và vai trò của giáo dục mầm non Trên cơ sở xã hội hoá giáo dục tạo nguồn cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập tốt cho các cháu đảm bảo mọi điều kiện phát triển của ngành giáo dục mầm non
Xã hội hóa Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, dựa vào đặc điểm nhà trường
và thực tiễn ở địa bàn trường đóng chúng tôi xin đưa ra "Biện pháp tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục" ở trường mình làm để góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện của nhà trường
- Đảng ủy và chính quyền địa phương chỉ đạo xã hội hóa công tác giáo dục
- Nhà trường phải giữ vai trò chủ động trong xã hội hóa công tác giáo dục
- Xây dựng các bước để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
2 Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo: Bản sáng kiến có cấu trúc khoa học, hợp lý, mang tính sáng tạo và thực tiễn Các hoạt động nghiên cứu được thực hiện đảm bảo tính logic khoa học Lựa chọn thiết kế phù hợp và đảm bảo giá trị của nghiên cứu
Các dữ liệu minh chứng của đề tài được trình bày đầy đủ, khoa học mang tính thuyết phục sâu sắc
- Khả năng áp dụng, nhân rộng: Đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang áp dụng tại đơn vị trường Mầm Non Cát Bi – Quận Hải An – Hải Phòng
Trang 3- Khả năng, triển vọng áp dụng tại các trường bạn trong Quận, Thành Phố và
cả nước Có thể áp dụng với tất cả các độ tuổi là trẻ lứa tuổi Mầm Non
- Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Trẻ được học tập trong môi trường chuẩn Quốc gia với đầy đủ các trang thiết
bị, dụng cụ học tập vui chơi Các phòng đều được trang bị máy điều hoà không khí,
có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, sàn ốp gỗ có thể làm nơi vui chơi, ăn nghỉ của trẻ Đặc biệt nhà trường có hệ thống camera theo dõi toàn diện quá trình dạy và học, camera được tích hợp trên website của trường nên các bậc cha mẹ đều có thể theo dõi trên mạng internet Cùng với cơ sở vật chất hiện đại, trường mầm non Cát Bi đạt thành tích xuất sắc trong quá trình dạy và học, tỷ lệ nhóm trẻ chuyên cần đạt 80 - 95%, tăng trưởng của trẻ đạt 96%, 98% số trẻ phát triển đạt yêu cầu 5 lĩnh vực phát triển theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và đào tạo
Hải Phòng, ngày 18 tháng 1 năm 2014
Người viết đơn
BÙI THỊ KIM HƯƠNG
Trang 4UBND QUẬN HẢI AN
TRƯỜNG MẦM NON CÁT BI
DANH SÁCH SÁNG KIẾN ĐÃ VIẾT
Xếp loại cấp Quận
Ghi chú
1 Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác
Giáo dục ở trường mầm non Cát Bi 2010-2011 B
2 Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác
Giáo dục ở trường mầm non Cát Bi 2011-2012 B
3 Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác
Giáo dục trong trường mầm non Cát Bi 2012-2013 A
Trang 5UBND QUẬN HẢI AN
TRƯỜNG MẦM NON CÁT BI
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác
Giáo dục trong trường mầm non Cát Bi
Tác giả: BÙI THỊ KIM HƯƠNG
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ: Hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường mầm non Cát Bi
Ngày 18 tháng 1 năm 2014
Trang 6THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác Giáo dục ở Trường mầm non Cát Bi
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: trong công tác xã hội hoá giáo dục
3 Tác giả:
- Họ và tên: BÙI THỊ KIM HƯƠNG
- Ngày tháng năm sinh: 13/12/1975
- Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường mầm non Cát Bi
- Điện thoại: DĐ: 0904 679638; Cố định: 0313 977182
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị: trường mầm non Cát Bi
- Địa chỉ: Số 1 đường An Khê phường Cát Bi quận Hải An, TP Hải Phòng
- Điện thoại: 0313 977182
I Mô tả giải pháp đã biết:
II 1 Tính mới, tính sáng tạo:
Chủ trương huy động xã hội hoá giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết và cần làm ngay vì nó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo của nhân dân về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục mầm non Trên cơ
sở xã hội hoá giáo dục tạo nguồn cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập tốt cho các cháu đảm bảo mọi điều kiện phát triển của ngành giáo dục mầm non
Xây dựng các bước để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
- Tổ chức triển khai trong hội đồng nhà trường để mọi giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nhiệm vụ và bàn bạc thống nhất Sau đó phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng nhà trường thực hiện nhiệm vụ đó
- Triển khai trong Ban giám hiệu và hội đồng nhà trường Ban Giám hiệu trao đổi bàn bạc với chính quyền địa phương và tập thể Hội cha mẹ học sinh
+ Ba bên bàn bạc đi đến thống nhất nội dung và cách thức tiến hành Phân công
rõ nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng tổ chức
+ Triển khai đến phụ huynh học sinh
+ Tiến hành Đại hội phụ huynh học sinh trong toàn trường
+ Hiệu trưởng trực tiếp điều hành cuộc họp
+ Phụ huynh học sinh dân chủ bàn bạc và đi đến thống nhất chủ trương cách thức làm + Trong quá trình họp bàn để dân chủ công khai thì Hiệu trưởng cần báo cáo công việc cụ thể, mức đóng góp, và luôn khuyến khích sự đóng góp ý kiến của phụ huynh học sinh và Hiệu trưởng phải là người vững vàng có lý luận và giải thích thấu
Trang 7tình đạt lý mới có thể mang lại kết quả tốt như mong muốn và làm cho phụ huynh phấn khởi tin tưởng
- Xin chủ trương lãnh đạo:
+Trường làm tờ trình xin ý kiến của Phòng Giáo Dục của Ủy ban Nhân dân quận Hải An về xã hội hóa công tác giáo dục của từng năm mà mình sẽ làm Đây cũng là một việc làm xin ý kiến chủ trương của các cấp lãnh đạo và nhận sự đồng tình của các cấp
- Một lần nữa lấy ý kiến của phụ huynh học sinh :
+ Họp phụ huynh xin ý kiến phụ huynh học sinh về từng nội dung
+ Mục đích là công khai dân chủ và hợp pháp
+ Mọi người đều thể hiện chính kiến của mình
+ Nếu đồng ý thì ghi đồng ý
+ Nếu không đồng ý thì ghi không đồng ý
+ Nếu có ý kiến khác thì ghi ý kiến của mình
+ Sau khi thu phiếu lấy ý kiến Ban giám hiệu cùng Ban thường trực Hội kiểm tra xem xét, nghiên cứu các ý kiến của từng phụ huynh, sau đó tập trung các ý kiến
đó lại, nếu số phiếu nhất trí từ 80% trở lên thì công việc đó sẽ được tiến hành và số còn lại ta sẽ phải trực tiếp giải thích tuyên truyền động viên, còn phụ huynh học sinh nào không có khả năng tham gia thì thôi cũng không có ảnh hưởng gì
- Triển khai nội dung công việc
Sau khi lấy ý kiến xong công việc được triển khai có sự điều chỉnh cho phù hợp với ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo của Phụ huynh học sinh
Như vậy xã hội hóa công tác giáo dục sẽ thành công và nó sẽ xứng với ý Đảng, hợp với lòng dân, làm cho mọi người đều tin tưởng phấn khởi
II 2 Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang áp dụng tại đơn vị trường Mầm Non Cát Bi – Quận Hải An – Hải Phòng
- Khả năng, triển vọng áp dụng tại các trường bạn trong Quận, Thành Phố và
cả nước
II 3 Hiệu quả, lợi ích thu đƣợc do áp dụng giải pháp:
a Hiệu quả kinh tế:
Hiện nay, xã hội hóa công tác giáo dục đã phát triển ở nhiều nơi trong cả nước,
từ thành thị đến nông thôn Đặc biệt ở Quận Hải An Thành phố Hải Phòng xã hội hóa công tác giáo dục, ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của nó và ngày càng được chứng minh như một giải pháp thực sự có hiệu quả cao trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Những địa phương triển khai tốt công tác xã hội hóa giáo dục đã thu được những kết quả đáng khích lệ và mở ra một hướng đi đúng đắn đầy triển vọng cho sự phát triển của giáo dục
Trang 8b Hiệu quả về mặt xã hội:
Nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động sáng tạo, vai trò trung tâm và nòng cốt trong xã hội hóa công tác giáo dục Chỉ như vậy mới lôi cuốn, thu hút và tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục
Xuất phát từ nhu cầu của mình và của địa phương mà chủ động đề xuất nội dung cần thiết xã hội hóa công tác giáo dục Tiến hành thu thập thông tin, thăm dò
dư luận, gợi ý sự tham gia của các lực lượng cần thiết, chuẩn bị các phương án các chương trình Trên cơ sở đó chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo và quản lý địa phương về phương hướng, chủ trương, mục đích, yêu cầu, nội dung cách thức, thực hiện những yêu cầu về xã hội hóa công tác giáo dục mà nhà trường đã chuẩn bị Tận dụng được tiềm năng của các lực lượng xã hội, liên kết phối hợp các lực lượng xã hội cùng làm giáo dục, nhà trường đạt được niềm tin, đem lại lợi ích thực
sự cho xã hội
Tuyên truyền vận động phụ huynh về giáo dục thông qua Đại hội Đại biểu phụ huynh học sinh, để từ đó họ hết lòng ủng hộ nhà trường Làm cho phụ huynh hiểu được quyền và trách nhiệm của mình, họ tận hiểu được những lợi ích mà bản thân và con em họ được hưởng từ thành quả XHHGD để từ đó họ càng tích cực tham gia công tác giáo dục hơn
c Giá trị làm lợi khác:
Trẻ được học tập trong môi trường chuẩn Quốc gia với đầy đủ các trang thiết
bị, dụng cụ học tập vui chơi Các phòng đều được trang bị máy điều hoà không khí,
có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, sàn ốp gỗ có thể làm nơi vui chơi, ăn nghỉ của trẻ Đặc biệt nhà trường có hệ thống camera theo dõi toàn diện quá trình dạy và học, camera được tích hợp trên website của trường nên các bậc cha mẹ đều có thể theo dõi trên mạng internet Cùng với cơ sở vật chất hiện đại, trường mầm non Cát Bi đạt thành tích xuất sắc trong quá trình dạy và học, tỷ lệ nhóm trẻ chuyên cần đạt 80 - 95%, tăng trưởng của trẻ đạt 96%, 98% số trẻ phát triển đạt yêu cầu 5 lĩnh vực phát triển theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và đào tạo
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
BÙI THỊ KIM HƯƠNG
Trang 9CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I TÁC GIẢ
Họ và tên: BÙI THỊ KIM HƯƠNG
Ngày tháng năm sinh: 13/12/1976
Đơn vị: Trường mầm non Cát Bi
Quận Hải An, Hải Phòng
Điện thoại cơ quan: 0313 977182
Điện thoại cá nhân: 0904 679638
Email: mn-catbi@haian.edu.vn
II TÊN SẢN PHẨM MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG MẦM NON CÁT BI
III CAM KẾT
Tôi xin cam kết nghiên cứu khoa học sư phạm này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nghiên cứu khoa học này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo quận - Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này
Hải Phòng, ngày 18 tháng 1 năm 2014
Người cam kết
BÙI THỊ KIM HƯƠNG
Trang 10Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CÔNG
TÁC GIÁO DỤC TRONG Ở MẦM NON CÁT BI
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với Giáo dục Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người Giáo dục có vai trò to lớn trong việc tái sản xuất sức lao động và thức tỉnh tiề m năng sáng tạo trong mỗi người
Điều đó có nghĩa là Giáo dục không thể tách rời đời sống xã hội, Giáo dục có bản chất xã hội, do đó Giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Chỉ có sự tham gia của toàn xã hội làm công tác Giáo dục thì mới đảm bảo cho Giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả cao Hay nói một cách khác ta cần làm tốt công tác xã hội hóa Giáo dục
để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân cùng tham gia làm công tác Giáo dục
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này trong nghị quyết TW 2
khóa XIII đã khẳng định "Phát triển Giáo dục là sự nghiệp của toàn
xã hội của Nhà nước, của cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân " Điều 22 luật giáo dục đã khẳng định "M ục tiêu của giáo đục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất tình cảm trí tuệ, thaamr mĩ hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một”
Đất nước ta còn nghèo, nhà nước đã quan tâm đầu tư cho Giáo dục xong cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục như hiện nay và hơn bao giờ hết lúc này đây ta cần làm cho mọi người hiểu về Giáo dục, say mê với sự n ghiệp Giáo dục để cùng nhau tạo ra những bước tiến nhảy vọt trong giáo dục
Xã hội hóa công tác giáo dục không những huy động được nhiều nguồn đầu tư khác từ các lực lượng xã hội, các cá nhân cho giáo dục mà còn "mở cửa" nhà trường với xã hội bên ngoài tạo mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân, cho nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình với giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, làm cho giáo dục phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội
Xã hội hóa giáo dục là con đườ ng để thự c hiện dân chủ hóa Giáo dục nhằm biến hệ thống giáo dục từ một thể chế hành chính cô lập thành một thể chế giáo dục của dân, do dân, vì dân
Thực tế hiện nay ở một số địa phương cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức Đoàn thể chưa hiểu được ý nghĩa to lớ n và vai trò vô cùng quan trọng của công tác xã hội hóa Giáo dục còn coi đó là trách nhiệ m của nhà trường Do đó nhà trường lúc này cần giữ vai trò trung tâm, nòng cốt và chủ động đề xuất mọi nội dung cần thiết, mọi chủ trương và
Trang 11hướng đi của mình cùng các biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục sao cho có sức thuyết phục và hiệu quả
Đứng trước tình hình thực tế hiện nay trường mầm non Cát Bi đang gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất Trình độ giáo viên không đồng đều Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu, bên cạnh đó nhận thức của nhân dân về giáo dục mầm non còn thấp
Trước những thử thách khó khăn này thì chủ trương huy động xã hội hoá giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết và cần làm ngay vì nó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo của nhân dân về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục mầ m non Trên cơ sở xã hội hoá giáo dục tạo nguồn cơ sở vật chất trang thiết
bị đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập tốt cho các cháu đảm b ảo mọi điều kiện phát triển của ngành giáo dục mầm non
Xã hội hóa Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, dựa vào đặc điể m nhà trường và thực tiễn ở địa bàn trường đóng chúng tôi xin đưa ra
"Biện pháp tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục" ở trườ ng mình là m
để góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện của nhà trường
II Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo dục tôi xin đưa ra một số biện pháp tổ chức xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phươngvà ở đơ n vị mình Nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, toàn diện cả về nhân lực, tài lực, vật lực Huy động cả cộng đồng tham gia làm công tác giáo dục
để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 2, trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 2
III Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
Tôi nghiên cứu xã hội hóa công tác giáo dục và thực tiễn xã hội hóa công tác giáo dục ở địa phương của nhà trườ ng trong những năm vừa qua Thông qua chính quyền địa phương, qua nhân dân, qua phụ huynh học sinh, qua một số đơn vị làm tốt công tác XHGD ở Quận, thành phố
IV Nhiệm vụ của đề tài
1 Nghiên cứu cơ sở lí luận, và cơ sở thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo dục
2 Nghiên cứu nội dung của xã hội hóa công tác giáo dục
3 Một số biện pháp tổ chức Xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phương
4 Tìm hiểu thực trạng xã hội hóa công tác Giáo dục ở Trường Mầm non Cát Bi quận Hải An trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp giải quyết
5 Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác Giáo dục ở Trường mầm non Cát Bi
Trang 12Những kết quả đã đạt được- những tồn tại khó khăn - khuyến nghị
V Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sưu tầm các nguồn tư liệ u để nghiên cứu gồm:
- Xã hội hóa công tác giáo dục nhận thức và hành động
- Những bài giảng về quản lý trườ ng học
- Các chuyên san nghiên cứu giáo dục
- Luật phổ cập giáo dục
- Tài liệu bồi dưỡ ng công đoàn
- Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc
- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Tài liệu Xã hội hóa công tác Giáo dục - nhận thức và hành động
" Viện khoa học Giáo dục " - 1999
- Nghị quyết C hính phủ hướ ng dẫn tổ chức thực hiện Xã hội hóa công tác giáo dục ở địa phương
- Nghị q uyết Hội đồng nhân dân Thành Phố Hải Phòng
- Nghị quyết quận Ủy, ủy ban nhân dân quận Hả i An
- Nghị quyết của Đảng ủy Phườ ng Cát Bi về công tác Giáo dục
- Nghiên cứu báo chí, tài liệu, chuyên san và các s ố liệu tổng kết
xã hội hóa Giáo dục ở địa phương qua các năm gần đây
2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, điều kiện phụ huynh học sinh của trường
Quan hệ giữa chính quyền địa phương với nhà trường
Quan sát hoạt động của học sinh để đá nh giá hoạt động đoàn thể trong nhà trường
Quan sát hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non Cát Bi
* Phươ ng pháp phỏng vấn:
+ Trao đổi với lãnh đạo địa phương: Đảng ủy, chính quyền, và các tổ chức đoàn thể về hoạt động của họ trong công tác xã hội hóa Giáo dục
Trang 13+ Với người dân địa phương: xem nhận thức của họ về giáo dục + Với phụ huynh học sinh:
- Xem họ có quan tâm đến nhà trườ ng không ?
- Quan niệm về ý thức trách nhiệm
- Quan hệ đối xử vớ i nhà trườ ng ra s ao ? + Với cán bộ giáo viên tro ng trường: Xem sự tham gia, sự phối kết hợp với Phụ huynh học sinh về giáo dục của giáo viên mình thế nào? + Với học sinh:
- Để thấy được s ự quan tâm của gia đình
- Trung bình kinh phí đầu tư cho con em đi học /năm
- Về tình hình Giáo dục ở địa bàn trư ờ ng đóng, trình độ dân trí của nhân dân, điều kiện đời sống kinh tế của nhân dân
- Tính toán số liệu tìm ra thực trạng của nhà trườ ng và kết quả qua các số liệu khi thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
VI Địa bàn phạm vi nghiên cứu:
Trườ ng mầm non Cát Bi - Phườ ng Cát Bi - quận Hả i An - thành
phố Hải Phòng
Trang 14PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:
1 Cơ sở lý luận :
Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục và xã hội học đều khẳng định:" Giáo dục là một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội" Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống xã hội Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục mới thúc đẩy giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả
Mục tiêu của giáo dục là làm cho con người phát triển một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học
- công nghệ Để thực hiện mục tiêu trên ta cần tiến hành xã hội h óa công tác giáo dục Những địa phương nào chỉ nhìn xã hội hóa công tác giáo dục theo khía cạnh huy động nguồn tài chính của nhân dân là không nhìn đúng, chưa toàn diện về bản chất xã hội hóa công tác giáo dục và chắc chắn sẽ không thể xây dựng cho địa phư ơng mình một sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững, có chất lượng và hiệu quả Vì vậy, chúng ta phải hiểu và có nhận thức đúng đắn về xã hội hóa công tác giáo dục, từ đó xây dựng những biện pháp tổ chức về xã hội hóa công tác giáo dục trong từng địa phươ ng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
2 Cơ sở thực tiễn
Trong nhiều nă m qua, vớ i cơ chế tập trung quan liêu và bao cấp đã làm cho ngành giáo dục rơi vào thế đơn độc, không thu hút được các nguồn lực của toàn xã hội Đây là một trong những lí do cơ bản làm cho
cơ sở vật chất của giáo dục xuống cấp và lạc hậu, động lực của người dạy và người học giảm sút, sự phát triển giáo dục không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Việc làm cho giáo dục trở lại với bản chất xã hội hóa vừa là phù hợp với bản chất xã hội đích thực của giáo dục, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước Trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo, ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, mà trong mỗi nhà trường nói chung và trường mầ m non Cát Bi nói riêng còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp Trường mầm non Cát Bi nằm ở khu trung tâm thành phố thuộc quận Hải An với diện tích 3807m2, trường có 10 phòng học Trong đó có 4 phòng học chuẩn và 4 phòng học xây dựng từ năm 1998 không đạt về diện tích, chất lượng sử dụng không đủ số lớp học cho các cháu Vì vậy nhà trường phải tận dụng phòng hội trường trên tầng 2 và các phòng chức năng làm phòng học Đồng thời bếp ăn cũ sửa chữa thành phòng học Hệ thống sân chơi còn bê tông hoá Hàng năm số học sinh của trường từ 450 - 500 học sinh một số học sinh thuộc phường Cát Bi, Thành Tô Cơ sở vật chất phương tiện đã xuống cấp Các thiết bị đồ dùng phần lớn đã cũ và hết hạn sử dụng song chúng ta không thể ngồi