1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ.doc

43 2,7K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 371,5 KB

Nội dung

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ.

Trang 1

KHOA LUẬT KINH DOANH BÀI THUYẾT TRÌNH PHÁP LUẬT TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN: ThS Ngô Thụy Hải Xuân

ĐỀ TÀI:

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ

(Công ước viên 1980) United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods

THÀNH VIÊN NHÓM 1B

1 Từ Thụy Xuân Diệu MSSV: 1098620011

2 Bùi Quang Minh MSSV: 1088620118

Trang 2

MỤC LỤC

1/ Giới thiệu lịch sử hình thành………

2/ Quá trình tham gia của các nước vào Công ước Viên ………

3/ Ý nghĩa của CISG đối với luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa……

4/ Nội dung chính của Công ước………

5/ Lợi ích của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên 1980………

5.1/ Lợi ích về kinh tế ………

5.2/ Lợi ích về pháp lý ………

5.3/ Các lợi ích khác ………

6/ Bất lợi của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên………

6.1/ Bất lợi về kinh tế ………

6.2/ Bất lợi về pháp lý ………

7/ Đề xuất và kết luận ………

7.1/ Khẳng định Việt Nam nên tham gia Công ước Viên 1980 ………

7.2/ Khi nào nên tham gia và cách tận dụng những lợi ích của Công ước………

8/ Nghiên cứu tình huống………

9/ Phụ lục – Công ước viên bản tiếng Việt………

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

3 4 5 6 8 8 10 11 11 11 12 12 13 13 14 17

1/ Giới thiệu lịch sử hình thành

Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong

Trang 3

một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoáquốc tế.

Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 bởi Unidroit (Viện nghiên cứuquốc tế về thống nhất luật tư) Unidroit đã cho ra đời hai Công ước La Haye năm 1964: mộtCông ước có tên là “Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu

hình”, Công ước thứ hai là về “Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình”.

Công ước thứ nhất điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng).Công ước thứ hai đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua và các biện phápđược áp dụng khi một/các bên vi phạm hợp đồng

Tuy vậy, hai Công ước La Haye năm 1964 trên thực tế rất ít được áp dụng Theo cácchuyên gia có 4 lý do chính khiến các nước bài trừ ULIS và ULF và muốn phát triển một côngước mới: (1) Hội nghị La Haye chỉ có 28 nước tham dự với rất ít đại diện từ các nước XHCN

và các nước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các Công ước này được soạn có lợi hơncho người bán từ các nước tư bản; (2) các Công ước này sử dụng các khái niệm quá trừu tượng

và phức tạp, rất dễ gây hiểu nhầm; (3) các Công ước này thiên hướng về thương mại giữa cácquốc gia cùng chung biên giới hơn là thương mại quốc tế liên quan đến vận tải biển; và (4)quy mô áp dụng của chúng quá rộng, vì chúng được áp dụng bất kể có xung đột pháp luật haykhông

Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về một khuônkhổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác nhau”,UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật nội dung ápdụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm

1964 Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song Công ướcViên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản Công ước này được thông qua tạiViên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luậtthương mại quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế.CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Côngước)

2/ Quá trình tham gia của các nước vào Công ước Viên

Kể từ khi được ký kết vào năm 1980 đến nay, Công ước Viên đã trải qua 30 năm với nhiều dấu mốc trong việc mở rộng các nước thành viên Có thể tạm chia các làn sóng gia nhập CISG của các nước theo 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 (1980-1988): Đây là giai đoạn 10 nước đầu tiên phê chuẩn Công ước để đủ

số lượng cho phép Công ước có hiệu lực 10 nước này là: Ai Cập, Argentina, Cộng hòa Ả Rập,Syrian, Hoa Kỳ, Hungary, Italy, Lesotho, Pháp, Trung Quốc, Zambia Có thể thấy trong số 10 nước thành viên đầu tiên Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thành viên rất đáng chú ý, vì Hoa Kỳ

Trang 4

là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Trung Quốc là quốc gia đầu tiên của Châu Á tham gia CISG Tuy nhiên cả hai quốc gia này đều tuyên bố bảo lưu Điều 1.1(b), khiến mức độ áp dụng

và ảnh hưởng của CISG tại hai quốc gia này giảm đáng kể

Giai đoạn 2 (1989-1993): Đây là làn sóng thứ 2 của việc gia nhập Công ước, với 29

quốc gia, trong đó hầu hết là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, lần lượt hoàn thành các thủ tục phê chuẩn để tham gia Công ước Thời gian này cũng đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại Nga và Đông Âu, các nước này sau khi chuyển đổi nền kinh tế cũng đã nhanh chóng hòa nhập với xu thế chung của các nước Tây Âu gia nhập Công ước Viên (trong quá trình đàm phán Công ước Viên, Nga và các nước Đông Âu cũng đóng vai trò lớn trong việc soạn thảo, góp ý kiến tại các hội nghị, vì vậy việc tham gia nhanh chóng của các quốc gia này cũng không đáng ngạc nhiên) Đáng chú ý trong thời gian này có hai thành viên mới là Úc và Canada, hai nước có nền kinh tế khá phát triển và áp dụng hệ thống Thông Luật Việc tham giacủa hai nước này đã khiến đại diện hệ thống Thông Luật trong CISG tăng lên và thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia khác

Giai đoạn 3 (1994-2000): Trong giai đoạn này rất nhiều nước đang phát triển ở châu

Phi và châu Mỹ, cũng như những quốc gia cuối cùng của EU (trừ Anh) như Bỉ, Ba Lan,

Luxembourg, Hy Lạp đã hoàn thành các thủ tục phê chuẩn và gia nhập Công ước Singapore lànước ASEAN đầu tiên gia nhập CISG vào năm 1995 Luật pháp Singapore dựa trên cở sở nền tảng Thông luật của Anh, từ lâu đã được xem là luật quốc gia có tính chất trung dung, quy định chặt chẽ đầy đủ, và được nhiều doanh nhân ưa thích áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế của mình Vì vậy, mặc dù khi gia nhập Singapore có bảo lưu điều 1.1(b) nhằm hạn chế

áp dụng Công ước, việc tham gia CISG đánh dấu nỗ lực to lớn trong việc tham gia thống nhất hóa luật pháp thương mại quốc tế của quốc gia có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên thương mại quốc tế này

Giai đoạn 4 (2001-2010): Đây là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự

phát triển mạnh mẽ và sự tăng cường vai trò của các nước đang phát triển mới nổi, trong đó nổi bật là Trung Quốc, Braxin, và Ấn Độ CISG đã chứng kiến một thời kỳ trầm lắng từ năm 2001-2004 khi mà các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO đang diễn ra hết sức căng thẳng với sự xung đột về lợi ích giữa các nước đang phát triển với nhiều đại diện mới nổi và các nước đã phát triển Trong giai đoạn này chỉ có 5 thành viên mới phê chuẩn Công ước là Saint Vincent và Grenadines, Colombia, Iceland, Honduras và Israel Năm 2005 chứng kiến sự gia nhập quan trọng của thành viên châu Á mới là Hàn Quốc, một trong 4 nước công nghiệp mới tại châu Á Sau nhiều năm tranh cãi về sự khác biệt giữa luật quốc gia và CISG, trong bối cảnhtại nước láng giềng Nhật Bản, phong trào vận động Nhật Bản tham gia Công ước ngày càng mạnh mẽ, các nhà làm luật tại Hàn Quốc cuối cùng đã được thuyết phục là việc áp dụng CISG

sẽ giảm bớt tính không dự đoán trước của các giao dịch thương mại quốc tế của mình khi phải

áp dụng luật của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Đức Việc gia nhập của Hàn Quốc đã

Trang 5

khởi động lại làn sóng nghiên cứu việc tham gia CISG tại các nước đang phát triển khác như Cyprus, Gabon, Liberia, Montenegro, El Salvador, Paraguay, Lebanon, Albania, Armenia

Cuối cùng, năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của CISG tại châu Á khi Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và lớn nhất tại châu Á, cuối cùng đã trở thành thành viên chính thức của CISG mà không có bảo lưu nào Với sự kiện này, Anh sẽ là quốc gia phát triển thuộc khối G7+1 cuối cùng chưa gia nhập Công ước Viên Sau Nhật Bản, chắc chắn nhiều quốc gia khác ở châu Á và khu vực ASEAN sẽ cân nhắc việc sớm tham gia Công ước, để có thể áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại quốc tế của mình một cách chủ động, khi mà các bạn hàng lớn đều đã là thành viên của Công ước này

3/ Ý nghĩa của CISG đối với xu hướng thống nhất luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa

Thống nhất và hài hòa hóa luật pháp quốc tế về hợp đồng thương mại là một xu hướngphát triển tất yếu của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế hiện nay đã trở thành một phầnquan trọng của nền kinh tế.Việc giảm thiểu chi phí giao dịch quốc tế là một mục tiêu quantrọng của tất cả các chính phủ cũng như các doanh nghiệp, trong đó một biện pháp hữu hiệu làđơn giản hóa giao thương quốc tế bằng cách xóa bỏ các rào cản pháp lý và tăng cường tính ổnđịnh pháp luật của giao dịch quốc tế Để thực hiện điều này, việc tạo ra một bộ luật thươngmại quốc tế thống nhất trong khuôn khổ CISG mang lại rất nhiều lợi ích không cần phải bàncãi

Trong số các nỗ lực thống nhất luật pháp hợp đồng quốc tế, Công ước Viên được đánhgiá là hết sức thành công, bởi ngôn ngữ luật chung, quy mô và tính chất áp dụng bắt buộc của

nó Ý nghĩa của CISG được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, so với các công ước đa phương khác về mua bán hàng hóa (như các công ướcHague 1964) CISG là Công ước quốc tế có quy mô lớn hơn hẳn về số quốc gia tham gia vàmức độ được áp dụng CISG cũng trở thành nguồn luật trong nước của rất nhiều quốc gia

Thứ hai, CISG được đánh giá là ông tổ của Các nguyên tắc UNIDROIT hay Cácnguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL) Trên cơ sở nền tảng của CISG, Các nguyêntắc này đã trở thành một nguồn luật quốc tế quan trọng, được nhiều quốc gia và doanh nhân sửdụng trong thương mại giao dịch quốc tế

Thứ ba, CISG cũng được khuyến khích áp dụng cho các giao dịch không thuộc khuônkhổ CISG như một Lex Mercatoria.Nhiều doanh nhân các nước đã tự nguyện áp dụng áp dụngCISG cho các giao dịch thương mại quốc tế của mình mặc dù các giao dịch này không thuộcphạm vi áp dụng của Công ước

4/ Nội dung chính của Công Ước

Trang 6

Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:

Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)

Như tên gọi của nó, phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng Công ướccũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế

Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)

Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các vấn

đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng” Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17 Đặc biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Công ước

có các quy định rất chi tiết, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng; khi nào và trong điềukiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận Ngoài ra, Công ước còn

có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực

Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG thừa nhận quy tắc Chào hàn – Chấp nhận chào hàng (offer-acceptance rule) Công ước quy định một thư chào giá phải được gửi đến mộthay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về hàng hóa, số lượng, giá cả Thư chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến khách hàng trước hoặc cùng lúc với thư chào hàng, hoặc trước khi khách hàng gửi lại thư chấp thuận Bất kỳ sự thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối thư chào hàng trừ phi các điều khoản sửa chữa không làm thay đổi những điều khoản thiết yếu của thư chào hàng

Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)

Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần 3 này là các vấn đề pháp lý trongquá trình thực hiện HĐ Phần này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản như sau:

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Nghĩa vụ của người bán

Chương III: Nghĩa vụ của người mua

Chương IV: Chuyển rủi ro

Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua

Đây là chương có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là chương chứa đựng những quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG Nghĩa vụ của người bán và người mua được quy định chi tiết, trong hai chương riêng, giúp cho việc đọc và tra cứu của các thương nhân trở nên

dễ dàng Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển

Trang 7

giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực

tế cũng như về mặt pháp lý) Công ước nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa) Những quy định này rất phùhợp với thực tiễn và đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh có liên quan Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 60

Công ước Viên 1980 không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng Các nội dung này được lồng ghép trong chương II, chương III và chương V Trong chương II và chương III, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và người mua, Công ước Viên 1980 đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trường hợp người bán/người mua vi phạm hợp đồng Cách sắp xếp điều khoản như vậy, một mặt, làm cho việc tra cứu rất thuận lợi; mặt khác, cho thấy được tinh thần của các nhà soạn thảo CISG là tạo ra sự bình đẳng về mặt pháp lý cho người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Các biện pháp mà Công ước cho phép người bán và người mua áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng Ngoài ra còn có một số biện pháp không có tính chất chế tài hoặc nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ví dụ biện pháp giảm giá (Điều 50), biện pháp bên bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (Điều 47 khoản 1 và Điều 63 khoản 1) hay những biện pháp mà bên vi phạm có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra (Điều 48 khoản 1) Công ước cũng quy định rõ trường hợp áp dụng các biện pháp cụ thể (ví dụ biện pháp hủy hợp đồng hay đòi thay thế hàng chỉ được áp dụng trong trường hợp vi phạm cơ bản- khái niệm vi phạm cơ bản được nêu tại Điều 25)

Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Các Điều 74, 75, 76, 77, 78 của CISG là những điều khoản được dẫn chiếu đến rất nhiều trong các án lệ áp dụng CISG, vì các điều khoản này quy định rất chi tiết về một biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: đó là tính toán tiền bồi thường thiệt hại Các điều khoản khác trong chương này đề cập đến vấn đề miễn trách, hậu quả của việc hủy hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp

Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)

Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này

5/ Lợi ích của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên 1980

Trang 8

5.1/ Lợi ích về kinh tế

Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tếthế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó thương mại hàng hóa vẫn làhoạt động sôi động nhất là động lực và từ lâu đã đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh

tế trong nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO Do đó,việc xác định một nguồn luật thống nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽmang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho Việt Nam vì hầu hết các cường quốc thương mại trênthế giới đều đã gia nhập Công ước Viên, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâudài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia,Trung Quốc…Các công ty, doanh nghiệp của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụngCông ước Viên cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài

CISG mang lại cho Việt Nam ba lợi ích kinh tế lớn sau:

Thứ nhất, đơn giản hóa, giảm chi phí luật trong quá trình thương mại quốc tế

Như chúng ta đã biết, càng ít nhân tố gây trở ngại nền kinh tế càng tự do thì thị trườngcàng hoạt động hiệu quả và có tính cạnh tranh cao Trong đó nhân tố gây trở ngại lớn nhất chogiao dịch thương mại quốc tế, đăc biệt cho những nước đang phát triển như Việt Nam, chính làmôi trường luật nước ngoài Hơn nữa trong đàm phán ký kết hợp đồng giữa Việt Nam và cácnước phát triển thì luật được chọn để điều chỉnh thường là luật của các nước phát triển vì cácdoanh nghiệp Việt Nam có ít thế và lực trong đàm phán lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng.Điều này làm doanh nghiệp trong nước khó đánh giá được kết quả kinh doanh vì môi trườngluật của nước ngoài thường không ổn định và chứa đựng nhiều rủi ro

Việc áp dụng CISG như một nền tảng luật cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

sẽ giảm sự bất ổn và các chi phí pháp luật liên quan

CISG cung cấp một nguồn luật mà các thương gia_ thường là những người khôngchuyên về luật_ dễ dàng hiểu rõ vì CISG được soạn thảo không phải bằng ngôn ngữ chuyênngành luật Như vậy sẽ giảm chi phí nghiên cứu tìm hiểu luật trước khi ký hợp đồng hay có bất

kỳ tranh chấp nào xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng vì đã có một nguồn luật thốngnhất

Hơn nữa các doanh nghiệp trong nước sẽ ít phải áp dụng Luật nước ngoài, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp có cơ hội bảo vệ mình vì việc tham dự một phiên tòa tại nước ngoài, sửdụng nguồn luật nước ngoài là bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, những đối tượng ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ pháp lý.Những lợi ích do một văn bản thống nhất luật như Công ước Viên đem lại cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ càng lớn, thì chúng ta lại càng khẳng định những lợi ích mà Công ước nàyđem lại cho Việt Nam, một quốc gia ở đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 80% sốlượng các doanh nghiệp

Trang 9

Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc tế

Nếu các bên làm hợp đồng trên một cơ sở luật chung thì sẽ dễ dàng đánh giá các lựachọn, chào giá khác nhau trên thị trường về rủi ro, độ chặt và nghĩa vụ trong hợp đồng Điềunày làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mang lại lợi ích về mặtkinh tế không nhỏ

Thứ ba, tăng cường hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới

Với tính chất là một văn bản thống nhất luật, Công ước Viên đã thống nhất hoá đượcnhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đóng vai trò quan trọngtrong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mạiquốc tế phát triển

Trong quá trình tiến hành trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài, việc áp dụngcác văn bản luật quốc gia sẽ gây nhiều khó khăn, bất lợi, làm phát sinh những xung đột phápluật với các nước khác và khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn Khi gia nhập Công ướcViên, Việt Nam sẽ thống nhất nguồn luật áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế với cácnước đối tác khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Khi đó, các thương nhân ViệtNam và thương nhân nước ngoài sẽ cùng chung tiếng nói, cùng chung một cơ sở pháp lý vàcác mối quan hệ mua bán hàng hóa sẽ gắn chặt hơn, lâu bền hơn và rộng mở hơn nữa, tránhđược các tranh chấp phát sinh

 Thứ hai, là một hệ thống Dân luật (Civil Law), cách tiếp cận của hệ thống luật Việt Nam khátrùng khớp với Công ước Viên, vì thế khi tham gia CISG Việt Nam sẽ không gặp phần lớnnhững khó khăn về tìm hiểu và áp dụng án lệ như trường hợp của các nước theo hệ thốngThông luật (Common Law), cũng như sẽ gặp ít khó khăn hơn về việc giải thích ngôn ngữtrong Công ước

Trang 10

 Thứ ba, việc CISG trở thành một phần luật nội địa sẽ tạo điều kiên cho việc xử án, xử trọng tàitại Việt Nam trở nên thống nhất và dễ dàng hơn, bởi chỉ có một nguồn luật được giải thích và

áp dụng Các doanh nhân, trọng tài viên, thẩm phán đều không cần xem xét, nghiên cứu và cânnhắc bất kỳ nguồn luật nước ngoài nào khác ngoài CISG Việc giải thích và áp dụng CISG dễdàng hơn rất nhiều việc viện dẫn đến một hệ thống luật địa phương, bởi vì việc diễn giải Côngước được hỗ trợ bởi Các nguyên tắc UNIDROIT, PECL (theo cơ chế “bổ sung luật”), các Bìnhluận Chính thức của Ban Tư vấn CISG, các án lệ của CISG đăng tải trên hệ thống dữ liệuUNILEX, cũng như hàng ngàn bài viết học giả được đăng tải trên trang web chính thức củaCISG (PACE)

 Thứ tư, ngay cả khi Việt Nam không tham gia CISG, có nhiều trường hợp CISG vẫn sẽ được

áp dụng trong thương mại quốc tế có một bên Việt Nam tham gia, cụ thể là: (1) nếu quy phạmxung đột dẫn chiếu đến luật một nước là thành viên CISG; (2) nếu các bên tham gia giao dịchcùng lựa chọn áp dụng CISG; (3) khi trong hợp đồng các bên không lựa chọn luật áp dụng và

cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) lựa chọn CISG để giải quyết tranh chấp.Trong số hàng nghìn án lệ về CISG, đã có một án lệ liên quan đến Việt Nam về tranh chấpgiữa Công ty thương mại Tây Ninh - Tanico (Việt Nam) và Công ty Ng Nam Bee (Singapore),được xét xử tại Toà phúc thẩm - TAND Thành phố Hồ Chí Minh, bản án tuyên ngày 4/5/1996.Trong đó toà án đã tham chiếu các điều 29, điều 53, điều 61.3 và 64.1 của CISG Con số nàychắc chắn sẽ còn tăng lên trong tương lai, vì vậy việc tham gia CISG sớm sẽ giúp Việt Namnhanh làm quen với Công ước hơn

6/ Bất lợi của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên

6.1/ Bất lợi về kinh tế

Những bất lợi về mặt kinh tế do CISG mang lại không đáng kể, các quốc gia thành viênkhông có nghĩa vụ đóng góp về tài chính, không phải thành lập một cơ quan riêng để thực thiCông ước, cũng không có bất kỳ nghĩa vụ báo cáo định kỳ nào Nhìn chung, các nguyên tắccủa Công ước cũng phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật hợp đồng Việt Nam Bộ

Trang 11

luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 đã được ban hành trên cơ sở tham khảocác văn bản luật quốc tế, trong đó có Công ước Viên, và vì vậy, nhìn chung là tương thích vớicác nguyên tắc của Công ước này Với lý do đó, khi gia nhập Công ước Viên, Việt Nam khôngphải sửa đổi pháp luật hiện hành và không phát sinh chi phí cho việc sửa đổi luật.

Tuy nhiên, trong giao dịch buôn bán quốc tế, mỗi ngành mỗi lĩnh vực đều có nhữngđiều khoản hợp đồng chuẩn đặc thù ví dụ mua bán dầu, gạo, hoa quả tươi… và các doanhnghiệp không muốn từ bỏ những điều khoản đã được sử dụng rộng rãi và quen thuộc này Do

đó cho dù Việt Nam có gia nhập CISG thì Công ước này cũng không thể điều chỉnh tất cả cáchợp đồng mua bán quốc tế trong đó có Việt Nam tham gia Hơn nữa việc áp dụng CISG cũngcòn hạn chế trong quan hệ buôn bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp củacác nước chưa tham gia công ước

6.2/ Bất lợi về pháp lý

Khi tham gia Công ước Viên, Việt Nam có thể gặp một số trở ngại về pháp lý sau:

 Thứ nhất, nội dung Công ước Viên còn khá mới mẻ đối với hệ thống xây dựng pháp luật, tưpháp và trọng tài ở Việt Nam, vì vậy các bên Việt Nam (doanh nghiệp, tòa án, trọng tài) cần cónhiều thời gian hơn để nghiên cứu, hiểu rõ khi áp dụng CISG trong các quan hệ giao dịchthương mại quốc tế Hiện nay tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về nội dung CISGcũng như thực tiễn áp dụng CISG trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam Điều này khiến việcdiễn giải, áp dụng CISG trong thực tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn

 Thứ hai, trong hệ thống giáo dục pháp luật của Việt Nam nói chung (ngoại trừ một số rất íttrường đại học chuyên ngành luật, hợp tác với nước ngoài) cũng chưa có nội dung nào giớithiệu, đào tạo chuyên sâu về CISG Các doanh nghiệp, nhà thực hành luật Việt Nam cũng chưa

có diễn đàn nào riêng để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về CISG như tại nhiều nước khác trênthế giới Điều này cũng sẽ làm giảm sức mạnh, tiếng nói của các doanh nghiệp Việt Nam, vàkhả năng xét xử tòa án, trọng tài tại Việt Nam khi có tranh chấp liên quan đến CISG

 Thứ ba, một số chỉ trích của các nước đối với Công ước Viên ít nhiều đều đúng trong trườnghợp Việt Nam Là kết quả của sự thỏa hiệp giữa quá nhiều bên, các điều khoản của CISGthường không cụ thể, vì vậy được áp dụng không thống nhất tại các nước khác nhau, thậm chícác tòa án khác nhau (tuy nhiên điều này có thể được giải quyết nếu nhận thức về CISG đượcthống nhất giữa các nước) Trong quá trình soạn thảo, phê duyệt CISG, Việt Nam không có cơhội tham gia đóng góp ý kiến Việc Công ước đề cao tính quốc tế, tránh áp dụng các cách hiểu,hay sử dụng luật nội địa của các nước sẽ làm giảm ảnh hưởng của luật pháp Việt Nam đối vớiviệc bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam trong giao dịch thương mại quốc tế (tuy nhiên riêng vềvấn đề này bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng không mặn mà lắm với việc áp dụngluật pháp Việt Nam vì pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế còn chưađầy đủ, nhiều quy định chưa phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và vì vậy, khó bảo vệmột cách hiệu quả lợi ích của chính bên Việt Nam trong quan hệ hợp đồng) Khác với WTO,

Trang 12

Công ước Viên không có cơ chế sửa đổi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự thay đổicán cân lợi ích của các thành viên (mỗi thay đổi trong Công ước sẽ phải được sự đồng ý, phêchuẩn của tất cả các thành viên) Công ước hiện chưa có bản chính thức bằng tiếng Việt, việcbất đồng ngôn ngữ có thể sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau khi áp dụng Công ước, v.v.

7/ Đề xuất và kết luận

Căn cứ trên các phân tích trên, nhóm cộng tác có một số kết luận và đề xuất như sau:

7.1/ Khẳng định Việt Nam nên tham gia Công ước Viên 1980

Như đã phân tích những thành công và ý nghĩa của CISG trong việc hài hòa hóa vàthống nhất hóa luật quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế Qua những phân tích về lợi ích vềkinh tế, pháp lý và các mặt khác, cũng như một số bất lợi khi Việt Nam tham gia CISG, đồngthời tham khảo quan điểm về CISG ở một số quốc gia khác như Anh, Nam Phi, Nhật Bản,chúng tôi nhận thấy, mặc dù rất khó lượng hóa những lợi ích mà việc tham gia CISG mang lạicho Việt Nam, có thể khẳng định những lợi ích này là chắc chắn, rõ ràng và vượt trội hoàntoàn so với những bất lợi khi Việt Nam gia nhập Công ước Ngoài ra, có nhiều bất lợi của ViệtNam chỉ là tạm thời, vì chúng vừa mang tính khó khăn, nhưng cũng vừa mang tính cơ hội, thửthách khi Việt Nam muốn mở rộng nền kinh tế ra quốc tế (ví dụ như những hiểu biết về CISG,bất đồng về ngôn ngữ, v.v.) Như rất nhiều học giả đã bình luận, có thể nói việc tham giaCISG là xu hướng tất yếu chung của các nước khi mở cửa phát triển thương mại quốc tế vàtham gia sâu rộng hơn trong quan hệ quốc tế nói chung Vấn đề quan trọng là xác định thờiđiểm nào thì phù hợp nhất và làm thế nào để khi gia nhập có thể tận dụng được tốt nhất nhữnglợi ích của Công ước

7.2/ Khi nào nên tham gia và cách tận dụng những lợi ích của Công ước

Để việc tham gia Công ước Viên của Việt Nam được thuận lợi và ít gặp trở ngại nhất,chúng tôi cho rằng Việt Nam cần có một thời gian chuẩn bị phù hợp ít nhất là 2-3 năm (vớihoàn cảnh của Việt Nam, thời gian có thể nhiều hơn thông lệ của các nước có sẵn nền thươngmại quốc tế phát triển như Singapore là 1 năm) trước khi chính thức gia nhập CISG về nhữngvấn đề sau:

 Thứ nhất, cần thu hút và khuyến khích thêm nhiều học giả, nhà chuyên môn về luật kinh tế,thương mại ở Việt Nam nghiên cứu cả chiều rộng và chiều sâu nội dung, về nội dung CISG vàảnh hưởng của CISG đối với hoạt động ngoại thương và pháp luật của Việt Nam Nhữngnghiên cứu này sẽ giúp ích mổ xẻ, phân tích sâu hơn những vấn để nổi cộm của CISG trongmối liên hệ với Việt Nam, làm tiền đề và dữ liệu thô và tinh cho việc đề xuất kiến nghị chínhsách

 Thứ hai, cần thành lập ngay một nhóm nghiên cứu chuyên môn về vấn đề Việt Nam gia nhậpCISG bao gồm các chuyên gia hàng đầu về CISG, về luật thương mại quốc tế Việt Nam nhằm

Trang 13

mục đích phân tích, mổ xẻ môi trường pháp lý hiện tại của Việt Nam, những điểm lợi, bất lợicủa Việt Nam khi tham gia CISG, để đề xuất lên Chính phủ việc tham gia Công ước, lộ trìnhtham gia, các bước chuẩn bị và cả những đề nghị bảo lưu, nếu có, đối với các điều khoản bấtthuận trong CISG đối với Việt Nam (vì Công ước không quy định cơ chế điều chỉnh, chỉnhsửa nội dung Công ước nên khá nhiều nước đã chấp thuận phê chuẩn Công ước với những yêucầu bảo lưu đối với một số điều khoản, Việt Nam có thể cân nhắc thực hiện tương tự đối vớinhững điều khoản quá bất lợi cho mình).

 Thứ ba, cần nhanh chóng phổ biến nội dung Công ước sâu rộng trong giới doanh nghiệp (đặcbiệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu), trong hệ thống tư pháp và trong giáo dục pháp luật ở cáctrường đại học và các khóa đào tạo chuyên ngành khác về luật thương mại quốc tế Công tácnày cần được triển khai đồng bộ, có lộ trình rõ ràng thông qua hoạt động của Bộ Giáo dục –Đào tạo, Bộ Tư pháp, VCCI và thông qua các tổ chức doanh nghiệp, các diễn đàn về CISG.Việc trang bị, cung cấp những kiến thức về CISG sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảmthiểu các rủi ro khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế có áp dụng CISG, giúp bảo vệ lợi íchcủa bên Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra

8/ Nghiên cứu tình huống

Tình huống 1:

Khi nhận được đơn chào hàng của đối tác nước ngoài, DN có thể chấp nhận bằng vănbản, bằng lời nói Thậm chí, bằng việc thực hiện một số hành vi nhất định, người được chàohàng sẽ bị coi là đã chấp nhận chào hàng Tranh chấp giữa nguyên đơn là một Cty củaArgentina và bị đơn là một Cty của Italia trong quá trình giao kết hợp đồng Hai bên tranh cãi

về việc liệu hành vi của bị đơn có được coi là một hành vi chấp nhận chào hàng có hiệu lựchay không Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án Argentina Các điều 18 và 19 của Công ướcVienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là CISG) đã được ápdụng để giải quyết tranh chấp

Diễn biến tranh chấp

Người mua Argentina đàm phán ký hợp đồng với người bán Italia để mua một số máymóc công nghiệp Người bán đã gửi cho người mua bản chào hàng căn cứ trên một mẫu đơnchào hàng chuẩn Người mua không có ý kiến gì về nội dung của chào hàng Sau đó, ngườimua đã ký vào đơn chào hàng và gửi đơn chào hàng đó đến một ngân hàng để xin cấp tín dụngcho thương vụ này

Tuy nhiên, sau đó, người mua lại làm đơn kiện người bán ra toà án Argentina với lý do

là hợp đồng chưa được thành lập Người mua cho rằng chào hàng và chấp nhận chào hàngchưa cấu thành một hợp đồng có hiệu lực Người mua dẫn điều 18 CISG, theo đó, im lặng haykhông hành động (inaction) không được coi là chấp nhận chào hàng

Trang 14

Quyết định của toà án

Vì Argentina và Italia là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG đểgiải quyết tranh chấp Toà án bình luận rằng theo điều 18 CISG thì im lặng hay không hànhđộng (inaction) tự nó không cấu thành chấp nhận chào hàng Trường hợp này, mặc dù ngườimua không chính thức trả lời người bán bằng văn bản hay bằng lời nói nhưng người mua đã kývào đơn chào hàng và gửi nó đến ngân hàng; đây chính là hành động mà người mua thực hiệnliên quan đến thanh toán tiền hàng, và hành vi này có ý nghĩa là đã chấp nhận chào hàng theoquy định tại điều 18 khoản 1- CISG

Ngoài ra, người mua có một số thay đổi về kích cỡ của một số phụ tùng kèm theonhưng những thay đổi này không được coi là những sửa đổi, bổ sung cơ bản chào hàng banđầu và vì thế không ảnh hưởng đến hiệu lực của chấp nhận chào hàng theo quy định tại điều

19 khoản 2 và khoản 3- CISG Chỉ các yếu tố bổ sung hay thay đổi liên quan đến các điềukhoản giá cả, thanh toán, phẩm chất, số lượng, địa điểm và thời gian giao hàng, phạm vi tráchnhiệm các bên, việc giải quyết các tranh chấp mới được coi là thay đổi cơ bản nội dung củachào hàng

Với những lập luận đó, tòa án cho rằng người mua đã chấp nhận chào hàng của ngườibán Italia Toà án kết luận hợp đồng đã được thành lập và không thể bị bác bỏ

Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, theo quy định của điều 18-CISG, im lặng và không có hành động gì(inaction) thì không được coi là chấp nhận chào hàng Tuy vậy, việc thực hiện một số hành vilại được coi là chấp nhận chào hàng, ví dụ như hành vi liên quan đến việc gửi hàng, mở thư tíndụng hay trả tiền chẳng hạn, dù người chấp nhận không thông báo cho người chào hàng Tuyvậy, pháp luật về hợp đồng của VN lại không có quy định gì về vấn đề này Vì thế, khi chấpnhận chào hàng, nên chấp nhận bằng văn bản, trong đó nêu rõ những nội dung chấp nhận vànhững đề xuất chỉnh sửa nếu có, tránh trường hợp chấp nhận bằng hành vi

Thứ hai, khi nhận được chào hàng, nếu có những ý kiến trái với chào hàng thì cần xemxét và đưa ra các đề nghị sửa đổi kịp thời, đầy đủ Sau khi gửi chấp nhận chào hàng (trong đó

có một số sửa đổi, bổ sung) thì nên yêu cầu bên chào hàng khẳng định lại một lần nữa có đồng

ý với những sửa đổi, bổ sung đó hay không Như vậy sẽ tránh được những tranh chấp khi haibên đàm phán giao kết hợp đồng một cách gián tiếp thông qua việc gửi các đơn chào hàng vàchấp nhận chào hàng

Tình huống 2:

Tranh chấp “hợp đồng mua bán than”

Công ty A của Việt Nam ký hợp đồng bán cho Công ty B của Ai-cập X tấn than, thời hạn giao hàng tại cảng Cái Lân là ngày 1 tháng 7 năm 2009

Ngày 1 tháng 6 năm 2009 Công ty A thông báo cho Công ty B rằng khả năng thu gom đủ

Trang 15

số lượng than trước ngày 1 tháng 7 là khó có thể thực hiện được, đề xuất lùi thời hạn giao hàng vào trước ngày 1 tháng 8 năm 2009

Công ty B không trả lời, tuy nhiên tiếp tục đàm phán ký kết một hợp đồng mới cùng loại than và cùng giá cả Thời hạn giao hàng là 1 tháng 9 năm 2009

Ngày 20 tháng 8 năm 2009 Công ty A đề nghị Công ty B cử người kiểm tra than trước khi xếp hàng xuống tàu Công ty B trả lời đề nghị hủy bỏ hợp đồng vì giao hàng muộn hơn thời hạn quy định tại hợp đồng

Luật áp dụng về sửa đổi hợp đồng:

 Pháp luật Việt Nam: Sửa đổi phải bằng văn bản

 SCIG: Điều 29 khoản 2:

 Ngoại trừ: Nếu một bên đã căn cứ vào hành vi của bên kia để coi rằng đã đồng ý sửa đổi hợp đồng

 Việc Công ty B tiếp tục ký hợp đồng mua than mới: Nhu cầu về mua than tiếp vẫn còn, không phản đối việc xếp hàng chậm

 Công ty A có cơ sở hợp lý để coi Công ty B đã chấp nhận sửa đổi hợp đồng?

Sự sơ cứng và thiếu hụt của Luật Thương mại

 Thiếu quy định về mua bán hàng hóa quốc tế

 Chưa tính hết của đặc thù giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế

 Các nguyên tắc áp dụng với mua bán thông thường được áp dụng đối với mua bán hànghóa quốc tế (ví dụ: yêu cầu về phải có các điều khoản cơ bản hợp đồng, hình thức sửa đổi hợp đồng v.v…)

9/ Phụ lục – Công ước viên bản tiếng Việt

Các nước thành viên của công ước này:

- Coi trọng những mục tiêu tổng quát ghi trong các Nghị quyết về sự thành lập một nền trật tựkinh tế quốc tế mới mà Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp nhận trong khóa họp bất thường lần thứ sáu,

- Cho rằng việc chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính đến các hệ thống xã hội, kinh tế và pháp lý khác nhau thúc đẩy việc loại trừ các

Trang 16

trở ngại pháp lý trong thương

mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc tế, đã thỏa thuận những điều sau:

PHẦN I: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I PHẠM VI ÁP DỤNG Ðiều 1.

1 Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương

mại tại các quốc gia khác nhau

a Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Côngước này

2 Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiệnnày không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm kýhợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên

3 Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thươngmại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này

Ðiều 2:

Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:

a Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứlúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc khôngcần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế

b Bán đấu giá

c Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật

d Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ

e Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí

f Ðiện năng

Ðiều 3:

1 Ðược coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay sản xuất,nếu bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việcchế tạo hay sản xuất hàng hóa đó

Trang 17

2 Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủyếu là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác

Ðiều 4:

Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó Trừ trường hợp có quy định khác được nêutrong Công ước, Công ước không liên quan tới:

a Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tậpquán nào

b Hậu qủa mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán

Ðiều 5:

Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của ngườibán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó

Ðiều 6:

Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể

làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó

CHƯƠNG II CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Ðiều 7

1 Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết

phải hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế

2 Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà không quy định thẳngtrong Công ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công ướcđược hình thành hoặc nếu không có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụngtheo quy phạm của tư pháp quốc tế

Ðiều 8:

1 Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích

theo đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy

2 Nếu điểm trên không được áp dụng thì tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giảithích theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kiatrong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế

Trang 18

3 Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế nào,cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên

đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên

Ðiều 9:

1 Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ

thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ

2 Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụngnhững tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổbiến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối vớihợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng củamình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó

Ðiều 10: Nhằm phục vụ Công ước này:

a Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ đượccoi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiệnhợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vàobất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng

b Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ

Ðiều 11:

Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng

Ðiều 12:

Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp nhận đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập

và không phải dưới hình thức viết tay mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của Công ước

mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của Công ước này Các bên không được quyền làm trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó

Ðiều 13:

Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản

PHẦN II

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Trang 19

Ðiều 14:

1 Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào

hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộcmình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó Một đề nghị là đủ chính xác khi nónêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quyđịnh thể thức xác định những yếu tố này

2 Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chàohàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại

Ðiều 15:

1 Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng

2 Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủychào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng

Ðiều 16:

1 Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng, nếunhư thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửithông báo chấp nhận chào hàng

2 Tuy nhiên, chào hàng không thể bị thu hồi:

a Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác,rằng nó không thể bị thu hồi, hoặc

b Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành độngtheo chiều hướng đó

Ðiều 17:

Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng

Ðiều 18:

1 Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với

chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặcnhiên có giá trị một sự chấp nhận

2 Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận Chấp thuậnchào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chàohàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đókhông được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sựgiao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử

Trang 20

dụng Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộcngược lại

3 Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mốiquan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuậncủa mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng haytrả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàngchỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đóphải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên

Ðiều 19:

1 Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm

bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành mộthoàn giá

2 Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựngcác điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơbản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàngngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửithông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng Nếu người chào hàngkhông làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sựsửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng

3 Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩmchất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm củacác bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi mộtcách cơ bản nội dung của chào hàng

Ðiều 20:

1 Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt

đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đókhông có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư Thời hạn để chấp nhận chào hàng

do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tinliên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng

2 Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấpnhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó Tuy nhiên, nếu không báo về việcchấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùngcủa thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ

sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tớingày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó

Ðiều 21:

Trang 21

1 Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào

hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho ngườinày một thông báo về việc đó

2 Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhậnchậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giaobình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coinhư chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặcgửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi chào hàngcủa mình đã hết hiệu lực

Ðiều 22:

Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực

Ðiều 23:

Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các

quy định của công ước này

Ðiều 24:

Theo tinh thần của Phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu

họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ

PHẦN BA: MUA BÁN HÀNG HOÁ

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Ðiều 25:

Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự

Ðiều 26:

Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết.

Ngày đăng: 01/10/2012, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w