1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổ chức toà án hiến pháp cộng hoà liên bang nga

6 214 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 89,79 KB

Nội dung

Theo quy định của Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga, thẩm phán TAHP không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng liên bang, đại biểu của Đuma quốc gia hay của các cơ quan

Trang 1

Tổ chức tòa án hiến pháp

TS Trần Hậu Thành *

Lê Thị Hoài Thanh **

òa án hiến pháp Cộng hòa liên bang

Nga (TAHP) là bộ phận cấu thành

của quyền tư pháp Tổ chức và hoạt động

của TAHP được điều chỉnh bằng Hiến

pháp Cộng hòa liên bang Nga năm 1993,

Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên

bang Nga năm 1994 và hàng loạt các văn

bản pháp luật khác của Quốc hội Cộng

hòa liên bang Nga Điều 1 Luật về tòa án

hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga năm

1994 ghi rõ: “Tòa án hiến pháp Liên

bang Nga - cơ quan tòa án kiểm tra hiến

pháp, thực hành quyền tư pháp một cách

độc lập và không phụ thuộc bằng thủ tục

tố tụng hiến pháp” Mục đích và nhiệm

vụ của TAHP được xác định rõ là bảo vệ

cơ sở của chế độ hiến pháp, các quyền và

tự do cơ bản của con người và của công

dân, bảo đảm sự ngự trị tối thượng và

hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp trên mọi

vùng lOnh thổ của Cộng hòa liên bang

Nga

Tổ chức của TAHP gồm có 19 thẩm

phán do Hội đồng liên bang bổ nhiệm

theo đề cử của tổng thống liên bang

(khoản 1 Điều 125 và khoản 1 Điều 128

Hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga năm

1993 và Điều 4 Luật về tòa án hiến pháp

Cộng hòa liên bang Nga năm 1994) ứng

cử viên thẩm phán TAHP do Hội đồng

liên bang xem xét và ra quyết định trong

thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được

lời đề cử của tổng thống liên bang Theo

quy chế Hội đồng liên bang, các ứng cử viên thẩm phán do tổng thống liên bang giới thiệu được thảo luận sơ bộ tại ủy ban Hội đồng liên bang về các vấn đề tư pháp và lập hiến ủy ban này sẽ đưa ra những đánh giá và kết luận ban đầu về từng ứng cử viên thẩm phán để Hội đồng liên bang quyết định Hội đồng liên bang xem xét và bổ nhiệm lần lượt từng thẩm phán bằng cách bỏ phiếu kín ứng cử viên trở thành thẩm phán TAHP khi được đa

số các thành viên của Hội đồng Liên bang bỏ phiếu tán thành Trong trường hợp khuyết thẩm phán TAHP, tổng thống liên bang có trách nhiệm giới thiệu ứng

cử viên khác thay thế vào chỗ bị khuyết không chậm hơn một tháng kể từ khi khuyết thẩm phán

Để có thể trở thành thẩm phán TAHP, trước hết ứng cử viên phải là công dân Nga, không dưới 40 tuổi, có đạo đức tư cách tốt, tốt nghiệp cử nhân luật và có thời gian làm nghề luật ít nhất là 15 năm,

có uy tín và hiểu biết cao về pháp luật,

được xO hội thừa nhận Theo quy định của Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga, thẩm phán TAHP không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng liên bang, đại biểu của Đuma quốc gia hay của các cơ quan đại diện khác; không

T

* Phân viện Hà Nội - Học viện chính trị quốc gia HCM

** Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 2

được phục vụ trong các tổ chức xO hội,

các cơ quan nhà nước khác, không được

tham gia vào hoạt động kinh doanh hay

làm nghề nào khác được trả lương, ngoài

hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa

học, hoạt động sáng tạo và các hoạt động

khác không cản trở hay làm ảnh hưởng

đến thực hiện chức năng thẩm phán

TAHP Thẩm phán TAHP cũng không

thể là người bảo vệ hay đại diện theo

pháp luật tại các tòa án, tòa án trọng tài

và các tổ chức khác Luật về tòa án hiến

pháp còn quy định thẩm phán TAHP

không được tham gia vào bất cứ đảng

phái hay phong trào chính trị nào, không

được tuyên truyền cổ động chính trị;

không được tham gia các cuộc vận động

bầu cử các cơ quan quyền lực nhà nước

và các cơ quan tự quản địa phương;

không được tham dự đại hội và hội nghị

của các đảng phái và phong trào chính trị

và mọi hình thức hoạt động chính trị

khác; thẩm phán TAHP cũng không có

quyền phát biểu trên báo chí và trên các

phương tiện thông tin đại chúng, không

được công khai trình bày quan điểm của

mình về những vấn đề mà TAHP còn

đang nghiên cứu, xem xét nhưng chưa có

kết luận

Nhiệm kì của thẩm phán TAHP là 12

năm, không được làm quá một nhiệm kì

và tuổi làm việc giới hạn đến 70 tuổi ở

Cộng hòa liên bang Nga, thẩm phán

TAHP là những người có vị thế xO hội

cao Họ được hưởng quyền bất khả xâm

phạm về thân thể, bình đẳng trước pháp

luật, chỉ có thể bị đình chỉ công tác theo

quy trình đặc biệt, được quyền từ chức,

độc lập trong hoạt động xét xử, được Nhà

nước đảm bảo về tính mạng, đời sống vật chất và tinh thần

Thẩm quyền của TAHP được Hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga quy định tại Điều 125 và được Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga cụ thể hóa thành những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1 Kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật

Đối tượng chịu sự kiểm tra tính hợp hiến gồm:

- Các đạo luật của liên bang, các văn bản quy phạm của tổng thống liên bang, Hội đồng liên bang, Đuma quốc gia và Chính phủ liên bang;

- Hiến pháp của các nước cộng hòa, các vùng cũng như văn bản quy phạm của các chủ thể liên bang có liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và thẩm quyền chung của các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và các cơ quan quyền lực của các chủ thể của liên bang TAHP không kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang;

- Các hiệp ước kí kết giữa các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang với các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang; các hiệp ước kí kết giữa các cơ quan quyền lực của các chủ thể liên bang với nhau và các hiệp ước quốc tế của liên bang không còn hiệu lực

Theo quy định của Hiến pháp và Luật

về tòa án hiến pháp, TAHP chỉ tiến hành kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật trên đây khi có đề nghị của tổng thống liên bang, Hội đồng liên bang,

Trang 3

Đuma quốc gia, Chính phủ, Tòa án tối

cao, Tòa án trọng tài tối cao và các cơ

quan lập pháp và hành pháp của các chủ

thể liên bang TAHP không tự mình xem

xét và không xem xét đề nghị của công

dân về kiểm tra hiến pháp các văn bản

pháp luật nêu trên Điều này được các

nhà khoa học Nga giải thích là để tránh

cho TAHP khỏi lâm vào tình trạng ôm

đồm, quá tải trong khi Hiến pháp cũng đO

trao cho công dân quyền khiếu kiện lên

các cơ quan nhà nước khi phát hiện ra

tính không hợp hiến của các văn bản

pháp luật

2 Giải quyết các tranh chấp có ý

nghĩa hiến pháp

TAHP có quyền giải quyết các tranh

chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan

quyền lực nhà nước liên bang; giữa các

cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và

các cơ quan quyền lực nhà nước của các

chủ thể liên bang; giữa các cơ quan nhà

nước tối cao của các chủ thể liên bang

Tranh chấp về thẩm quyền có thể liên

quan đến vấn đề vượt thẩm quyền hoặc

không thực hiện hết quyền hạn và nhiệm

vụ của các cơ quan này, có thể là trường

hợp cơ quan nhà nước này thực hiện thẩm

quyền của cơ quan nhà nước khác Khoản

3 Điều 125 Hiến pháp Cộng hòa liên

bang Nga năm 1993 quy định các bên có

tranh chấp về thẩm quyền được quyền

khiếu nại lên TAHP để giải quyết tranh

chấp; tổng thống liên bang có quyền đó

trong trường hợp được hiến pháp quy

định tại Điều 85: Tổng thống liên bang

có thể sử dụng các biện pháp hòa giải để

giải quyết các bất đồng giữa các cơ quan

quyền lực nhà nước liên bang và các cơ

quan quyền lực nhà nước của các chủ thể

của liên bang cũng như bất đồng giữa các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của các chủ thể của liên bang Trong trường hợp không hòa giải được, tổng thống có thể chuyển cho tòa án có thẩm quyền giải quyết

3 Đảm bảo trên thực tế quyền và tự

do cơ bản của công dân TAHP có quyền khởi tố đối với các vi phạm quyền và tự do của công dân theo luật của liên bang và theo yêu cầu của các tòa án, TAHP kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật (khoản 4 Điều 125 Hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga năm 1993) Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga quy định công dân, tập thể, tổ chức và cá nhân có quyền yêu cầu TAHP bảo vệ khi quyền và tự do hợp pháp của

họ bị các đạo luật vi phạm Quy định trên

đây của Hiến pháp và Luật về tòa án hiến pháp đảm bảo rộng rOi cho các công dân

và tổ chức của họ quyền khiếu nại đến TAHP về tính không hợp hiến của bất kì quy phạm pháp luật, điều luật hay văn bản pháp luật nào được áp dụng hoặc phải được áp dụng trong vụ án cụ thể đO xâm phạm đến các quyền và tự do của họ

được quy định trong hiến pháp Điều này cũng có nghĩa là bằng việc bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của công dân, TAHP trực tiếp thực hiện chức năng kiểm tra của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp

4 Giải thích hiến pháp Theo yêu cầu của tổng thống liên bang, Hội đồng liên bang, Đuma quốc gia, Chính phủ liên bang, các cơ quan lập pháp của các chủ thể liên bang, TAHP tiến hành việc giải thích hiến pháp

Trang 4

Sự giải thích hiến pháp của TAHP có

hiệu lực bắt buộc chung đối với tất cả các

cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các

cơ quan tự quản địa phương, các xí

nghiệp, công sở, tổ chức, những người có

chức vụ và toàn thể công dân Nga

5 Thẩm quyền của TAHP liên

quan đến tổng thống liên bang

Hiến pháp và Luật về tòa án hiến

pháp trao cho TAHP thẩm quyền kết luận

về việc tuân thủ quy trình đưa ra lời buộc

tội của Đuma quốc gia đối với tổng thống

liên bang trong việc thực hiện tội phản

quốc hoặc trọng tội khác theo yêu cầu

của Hội đồng liên bang hay theo đề nghị

kiểm tra tính hợp hiến quy của trình buộc

tội tổng thống khi có đầy đủ các điều

kiện (có lời buộc tội của Đuma quốc gia

và sự buộc tội đó được khẳng định bằng

kết luận của Tòa án tối cao liên bang là

trong các hành vi của tổng thống liên

bang có những dấu hiệu của tội phạm )

Đề nghị kiểm tra tính hợp hiến phải này

phải được gửi đến TAHP không được

chậm hơn một tháng kể từ ngày Đuma

quốc gia thông qua lời buộc tội đối với

tổng thống liên bang Hồ sơ chuyển đến

TAHP bao gồm tất cả các tài liệu có liên

quan và kết luận của Tòa án tối cao liên

bang Sau khi nhận được đề nghị của

Đuma quốc gia chuyển đến, trong vòng

10 ngày TAHP phải có kết luận Kết luận

của TAHP là chung thẩm và có hiệu lực

trực tiếp, bắt buộc đối với cả Đuma quốc

gia và tổng thống liên bang Nếu TAHP

kết luận quy trình buộc tội tổng thống

của Đuma quốc gia là hợp hiến thì tổng

thống liên bang Nga phải từ chức Nếu

TAHP không chấp thuận quy trình buộc

tội của Đuma quốc gia thì sự buộc tội xem như chấm dứt

6 Thẩm quyền của TAHP trong lĩnh vực sáng tạo pháp luật

Hiến pháp và Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga trao cho TAHP quyền sáng kiến pháp luật về những vấn đề thuộc thẩm quyền của TAHP Hàng năm, TAHP có thẩm quyền gửi tới Quốc hội các bức thông điệp về tình trạng pháp chế trong nước, về trách nhiệm của Quốc hội phải xem xét và thông qua các vấn đề trong bức thông

điệp do TAHP gửi tới cho Quốc hội Trong hệ thống các cơ quan tư pháp của Cộng hòa liên bang Nga, TAHP là cơ quan xét xử tối cao và duy nhất về kiểm tra hiến pháp nên các quyết định của nó

là chung thẩm, có hiệu lực trên toàn bộ lOnh thổ Cộng hòa liên bang Nga và đối với tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức chính trị - xO hội, những người có chức vụ và toàn thể công dân Nga mà không đòi hỏi cần phải có sự khẳng định của bất kì cơ quan nhà nước hay người có chức vụ nào

Cải cách hệ thống các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, Hiến pháp và Luật về tòa

án hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga đổi mới hình thức tổ chức và hoạt động của cơ quan xét xử tối cao này thành cơ quan tư pháp có hiệu lực và hiệu quả hoạt động cao

Hiến pháp và Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga quy định TAHP là cơ quan làm việc tập thể; phải

có mặt ít nhất 3/4 trong tổng số chung các thẩm phán tại các cuộc họp của

Trang 5

TAHP TAHP xem xét và giải quyết công

việc thông qua các phiên họp toàn thể và

các phiên họp ở viện (19 thẩm phán của

TAHP được biên chế thành 2 viện, một

viện có 10 thẩm phán còn viện kia có 9

thẩm phán)

Phiên họp toàn thể của TAHP có mặt

đầy đủ tất cả 19 thẩm phán của TAHP

còn trong các phiên họp của viện thì chỉ

có các thẩm phán thuộc biên chế của viện

tham gia Theo nguyên tắc, chủ tịch và

phó chủ tịch TAHP không thể cùng là

thành viên của một viện, mọi thẩm phán

bình đẳng trước pháp luật Hiến pháp và

Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên

bang Nga quy định các thẩm phán TAHP

thay phiên nhau chủ tọa các phiên họp

của TAHP

Những vấn đề đặc biệt quan trọng

được xem xét, bàn bạc và giải quyết trong

các phiên họp toàn thể của TAHP gồm:

- Những vấn đề liên quan đến hoạt

động cơ bản của TAHP như thực hiện

việc kiểm tra hiến pháp Trên các phiên

họp toàn thể, TAHP kiểm tra tính hợp

hiến của hiến pháp các nước cộng hòa và

các bản điều lệ của các chủ thể liên bang;

giải thích hiến pháp; kết luận về sự tuân

thủ quy trình buộc tội của Đuma quốc gia

đối với tổng thống liên bang trong việc

thực hiện tội phản quốc hoặc trọng tội

khác, tiếp nhận thông điệp của TAHP và

thông qua dự án thuộc thẩm quyền lập

pháp của TAHP;

- Phiên họp toàn thể của TAHP còn

liên quan đến vấn đề cán bộ TAHP và tổ

chức của TAHP Các phiên họp toàn thể

của TAHP bầu ra chủ tịch, phó chủ tịch

và thư kí TAHP; hình thành cơ cấu các

viện; thông qua quy chế làm việc của

TAHP; phân công công việc giữa các viện của TAHP; quyết định tạm thời đình chỉ hay đình chỉ nhiệm vụ thẩm phán của các thẩm phán TAHP và bOi nhiệm chức

vụ chủ tịch, phó chủ tịch và thư kí TAHP Tại các phiên họp ở viện, TAHP giải quyết những công việc liên quan đến thẩm quyền của TAHP trừ những việc

được giải quyết tại các phiên họp toàn thể Đó là:

- Kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật liên bang, các văn bản quy phạm của tổng thống; Hội đồng liên bang, Đuma quốc gia; Chính phủ liên bang; các đạo luật và văn bản quy phạm khác của các chủ thể liên bang về những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và thẩm quyền chung của các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và các cơ quan quyền lực tối cao của các chủ thể của liên bang; các hiệp định kí kết giữa các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của các chủ thể của liên bang; hiệp định kí kết giữa các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của các chủ thể liên bang; các hiệp

ước quốc tế không còn hiệu lực của Cộng hòa liên bang Nga;

Tại các phiên họp ở viện, TAHP giải quyết:

- Các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang

và các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang, giữa các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của các chủ thể liên bang Nga;

- Giải quyết các khiếu nại vi phạm quyền và tự do cơ bản của công dân;

Trang 6

- Kiểm tra tính hợp hiến của các đạo

luật theo yêu cầu của các tòa án

Các phiên họp toàn thể không phải là

tối cao, phúc thẩm đối với các phiên họp

của viện Quyết định của các phiên họp

toàn thể và các phiên họp viện đều có

hiệu lực pháp lí ngang nhau và đều được

coi là quyết định của TAHP Sự phân

công thẩm quyền giữa hai loại phiên họp

trên đây của TAHP không cứng nhắc mà

rất linh hoạt, uyển chuyển, có sự phối

hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết

các công việc thuộc thẩm quyền của

TAHP

Người lOnh đạo cơ quan TAHP là chủ

tịch, phó chủ tịch và thư kí của TAHP

được phiên họp toàn thể của TAHP bầu

ra trong số các thẩm phán TAHP bằng

cách bỏ phiếu kín Thẩm phán trúng cử

chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch và thư kí

TAHP khi được đa số trong tổng số

chung các thẩm phán TAHP bỏ phiếu tán

thành Nhiệm kì của chức vụ chủ tịch và

phó chủ tịch thư kí TAHP là 3 năm

Chủ tịch, phó chủ tịch và thư kí

TAHP làm việc không đúng thẩm quyền

của mình, thiếu lương tâm trách nhiệm

đều có thể bị bOi nhiệm Hiến pháp và

Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên

bang Nga quy định các chức vụ chủ tịch,

phó chủ tịch và thư kí TAHP được bầu lại

do sáng kiến của ít nhất là 5 thẩm phán

trong tổng số 19 thẩm phán TAHP và bị

bOi nhiệm khi có 2/3 trong tổng số chung

các thẩm phán TAHP bỏ phiếu kín tán

thành Trong trường hợp các chức danh

chủ tịch, phó chủ tịch và thư kí TAHP bị

khuyết thì chậm nhất là trong vòng 2

tháng, TAHP phải tổ chức phiên họp toàn

thể để bầu lại các chức danh bị khuyết

Chủ tịch, phó chủ tịch và thư kí TAHP phải tiếp tục làm nhiệm vụ của mình cho

đến khi bầu lại

Luật về tòa án hiến pháp Cộng hòa liên bang Nga năm 1994 quy định rõ chủ tịch TAHP có thẩm quyền sau đây:

- LOnh đạo việc chuẩn bị triệu tập và chủ tọa các phiên họp toàn thể của TAHP;

- Đưa ra thảo luận những vấn đề sẽ xem xét trên các phiên họp toàn thể và các phiên họp ở viện của TAHP;

- Đại diện cho TAHP trong quan hệ với các tổ chức, liên minh xO hội và với các cơ quan nhà nước khác;

- Là người phát ngôn của TAHP;

- LOnh đạo thống nhất bộ máy TAHP;

- Đề cử chức vụ chủ tịch đoàn thư kí

và các đơn vị khác trong bộ máy TAHP, những người phục vụ TAHP; quy chế làm việc của đoàn thư kí và bản quy định biên chế bộ máy TAHP

Hình thức văn bản do chủ tịch TAHP ban hành là lệnh Luật cũng quy định cụ thể, trong trường hợp vì nguyên nhân chính đáng mà chủ tịch TAHP không thể thực hiện được bổn phận của mình thì phó chủ tịch tạm thời thay thế, nếu phó chủ tịch cũng không thể thực hiện được thì thư kí TAHP hoặc vị thẩm phán TAHP là người có nhiều tuổi nhất tạm thời thay thế Quy định trên đây nhằm bảo đảm cho TAHP hoạt động ổn định./

(1).Xem: - Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993; Nxb Sách pháp lí; M.1993

- Luật về tòa án hiến pháp Liên bang Nga năm 1994; Nxb Sách pháp lí; M.1994

- IU.L Sulzeuko - Kiểm tra hiến pháp ở Nga; Nxb Matxcơva, 1995

- S.V Bobotov- Tư pháp lập hiến; Nxb Matxcơva,

1994

Ngày đăng: 19/12/2015, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w