1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo vấn đề hôn nhân thực tế theo luật hôn nhân và gia đình việt nam

6 365 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 95,45 KB

Nội dung

Tiếp đó, Thông tư số 81-DS ngày 27/4/1981 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế đ- ghi nhận: Trường hợp hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng có đủ điều kiện công nh

Trang 1

Vấn đề hôn nhân thực tế theo

luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

1 “Hôn nhân thực tế” là thuật ngữ

pháp lí để chỉ những trường hợp hai bên

nam nữ chung sống trong quan hệ vợ

chồng, đ- được gia đình, x- hội thừa nhận

nhưng chưa đăng kí kết hôn tại cơ quan

hộ tịch, chưa được cấp giấy chứng nhận

kết hôn Khi có tranh chấp, các đương sự

thường yêu cầu tòa án công nhận giữa họ

có “ hôn nhân thực tế” để bảo đảm quyền

lợi của mình Đ- qua hàng chục năm áp

dụng Luật HN&GĐ nhưng cho đến nay,

xét cả về mặt học lí và thực tế áp dụng

vẫn còn nhiều quan điểm, nhận thức khác

nhau về “hôn nhân thực tế”

2 Do nhiều yếu tố, đặc biệt là thực tế

cuộc sống trong lĩnh vực HN&GĐ trong

mấy chục năm vừa qua, pháp luật

HN&GĐ của Nhà nước ta đ- ở mức độ

này hay mức độ khác, công nhận có “hôn

nhân thực tế” nhằm bảo vệ quyền lợi

chính đáng của các đương sự

2.1 Do ảnh hưởng của phong tục, tập

quán trong x- hội phong kiến, theo tập

quán, các nghi lễ về giá thú ngày nay đại

thể đều là các nghi lễ đ- được quy định từ

thời phong kiến Trước đây, luật nhà Lê

trù liệu bốn nghi lễ về giá thú như sau:

- Lễ nghị hôn (nay gọi là lễ chạm mặt

hay lễ dạm);

- Lễ định thân (nay gọi là lễ vấn

danh);

- Lễ nạp chưng (nay gọi là lễ hành

sính);

- Lễ thân nghinh (nay gọi là lễ nghinh

hôn)

Theo Bộ dân luật giản yếu (1883) áp

dụng ở Nam Kì, tại Thiên thứ V nói về

“sự cử hành hôn lễ và bằng chứng giá thú”, nhà làm luật đ- tuyên bố: “Để cho giá thú có giá trị, cần phải cử hành hôn

lễ theo tục lệ”(1) Theo tập quán cho đến ngày nay, trong đời sống HN&GĐ, quần chúng nhân dân vẫn thường tuân theo ba

lễ chính là:

+ Lễ dạm;

+ Lễ vấn danh hay ăn hỏi;

+ Lễ cưới hay nghinh hôn

Với quan niệm hôn nhân là việc quan trọng của cả đời người, không những là việc tư riêng của hai bên nam, nữ mà còn

là việc chung của đại gia đình, dòng họ; việc tuân theo những nghi lễ đó là bắt buộc, là đạo hiếu với tổ tiên, cha mẹ, dòng tộc từ đó có nhận thức, coi trọng

“lễ” mà xem nhẹ “luật”; dẫn đến nhiều việc “kết hôn” chỉ “cưới” theo tập quán

mà không đăng kí kết hôn

2.2 Do ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân còn hạn chế Bên cạnh

đó, nhiều năm vấn đề kiện toàn cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí việc kết hôn chưa được tiến hành chặt chẽ (đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng hải đảo xa xôi, đồng bào theo

đạo ); chưa thấy hết giá trị pháp lí của

“giấy chứng nhận kết hôn" và ý nghĩa của thủ tục đăng kí kết hôn đ- dẫn đến ý thức coi thường quy định về thủ tục đăng

kí kết hôn, cũng là nguyên nhân của nhiều việc "kết hôn" không đăng kí 2.3 Do điều kiện lịch sử, chiến tranh

* Giảng viên Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

lâu dài, trong thời gian chiến tranh, nhiều

đôi nam nữ thuận tình chỉ được hai bên

gia đình tổ chức lễ cưới vội v- theo tục lệ

mà không thể thực hiện thủ tục đăng kí

kết hôn tại ủy ban hành chính (nay là ủy

ban nhân dân) và sau ngày cưới, người

chồng nhập ngũ; trong vùng địch tạm

chiếm, nhiều trường hợp hai bên nam nữ

được tổ chức cách mạng cho phép "cưới"

mà không thể đăng kí kết hôn Sau ngày

đất nước thống nhất, nhiều trường hợp vợ

chồng đoàn tụ sum họp, chung sống hạnh

phúc nhưng "không có đăng kí kết hôn",

có trường hợp sau năm 1954, một số cán

bộ, bộ đội ở miền Nam tập kết ra miền

Bắc Thời gian tập kết, dù đ- có vợ,

chồng ở trong miền Nam nhưng họ lại lấy

vợ, chồng ở miền Bắc, quyền lợi chính

đáng của các đương sự cần được pháp

luật bảo vệ(2)

2.4 Các quan hệ HN&GĐ luôn có

yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể;

đời sống tình cảm trong quan hệ

HN&GĐ đa dạng, phức tạp và rất tế nhị

Do tác động về mặt tình cảm, tâm lí,

hoàn cảnh éo le của đương sự cũng dẫn

đến nhiều cuộc "kết hôn mà không đăng

kí" Có trường hợp vợ chồng đ- li hôn chỉ

vì tự ái, sĩ diện, nhưng vì thương con và

vì còn thương nhau nên họ lại "tái hợp",

chung sống với nhau nhưng ngại không

đăng kí kết hôn Có trường hợp vì cả hai

ông, bà đ- cao tuổi cần nương tựa vào

nhau mà làm ngơ thủ tục đăng kí kết

hôn

Cho đến nay việc "kết hôn không

đăng kí" xảy ra khá phổ biến ở hầu khắp

các tỉnh, có địa phương tỉ lệ chiếm từ

60% - 80%(3)

3 Trong quá trình thực hiện và áp

dụng luật, mặc dù Luật HN&GĐ 1959

(trước đó là Sắc lệnh số 97-SL ngày

22/05/1950 về sửa đổi một số quy lệ và

chế định trong dân luật) và Luật HN&GĐ

1986 chưa có quy định cụ thể về vấn đề

"hôn nhân thực tế" nhưng Tòa án nhân dân tối cao đ- có nhiều hướng dẫn về cách thức giải quyết vấn đề "hôn nhân thực tế" để tòa án nhân dân các cấp vận dụng

3.1 Theo Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của TANDTC hướng dẫn

đường lối xử lí việc kết hôn vi phạm luật như sau: Chỉ coi là hôn nhân thực tế việc kết hôn chưa đăng kí mà hai bên nam nữ

đ- tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn khác, chỉ vi phạm thủ tục đăng kí kết hôn Kể từ khi kết hôn đ- thực sự chung sống công khai, gánh vác chung công việc gia đình, được họ hàng, x- hội xung quanh coi như vợ chồng

Có thể coi đoạn hướng dẫn này như

định nghĩa về "hôn nhân thực tế" Quá trình áp dụng, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của các đương sự theo từng vụ việc

cụ thể để tòa án công nhận là có hay không có "quan hệ vợ chồng thực tế tồn tại", nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các đương sự Hướng dẫn này không xác định thời gian "vợ chồng" phải ăn ở, chung sống với nhau được bao nhiêu năm tháng thì mới có "hôn nhân thực tế" Thông thường khi vận dụng, tòa án nhân dân căn cứ vào ý chí chủ quan của hai bên nam nữ, họ thực sự thương yêu nhau, mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng và căn cứ vào thực tế (khách quan) là họ chung sống công khai, đ- thực hiện nghĩa

vụ vợ chồng, đ- được gia đình và x- hội thừa nhận là vợ chồng và họ thường đ- có con chung, có tài sản chung Đó là các yếu tố (điều kiện) để công nhận có quan

hệ vợ chồng thực tế

Theo chúng tôi, hướng dẫn này của Tòa án nhân dân tối cao rất phù hợp với thực tế đời sống HN&GĐ, phù hợp cả với

Trang 3

tập quán trong x- hội

Tiếp đó, Thông tư số 81-DS ngày

27/4/1981 của TANDTC hướng dẫn giải

quyết các tranh chấp về thừa kế đ- ghi

nhận: Trường hợp hai bên nam nữ chung

sống như vợ chồng có đủ điều kiện công

nhận "hôn nhân thực tế", khi một bên

chết trước, người còn sống với tư cách là

vợ góa, chồng góa của người chết, sẽ

được hưởng thừa kế theo luật ở hàng thứ

nhất, cùng với cha, mẹ và các con của

người chết

3.2 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 1986

quy định: "Việc kết hôn vi phạm một

trong các điều 5, 6, 7 của Luật này là trái

pháp luật, tòa án nhân dân có quyền hủy

việc kết hôn trái pháp luật đó" Quy định

này theo chúng tôi, thực chất đ- chấp

nhận có "hôn nhân thực tế"; vì tại Điều 8

(đoạn cuối) vừa quy định "mọi nghi thức

kết hôn khác đều không có giá trị pháp

lí" Chính vì kĩ thuật lập pháp như vậy đ-

dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về

"hôn nhân thực tế"

Dựa vào Điều 9 Luật HN&GĐ năm

1986, Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày

20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán

TANDTC hướng dẫn TAND các cấp áp

dụng một số quy định của Luật HN&GĐ

năm 1986, ở mục kết hôn vi phạm Điều 8

đ- chỉ rõ: Nếu việc kết hôn không trái với

một trong các điều 5, 6, 7 của Luật

HN&GĐ thì không bị coi là trái pháp

luật Khi có tranh chấp, một hoặc hai bên

yêu cầu chấm dứt hôn nhân, tòa án không

hủy việc kết hôn đó mà áp dụng Điều 40

(về li hôn) để xét xử Theo chúng tôi,

cách hướng dẫn này của TANDTC đ- dẫn

đến nhiều cách hiểu khác nhau đối với

các thẩm phán trong quá trình vận dụng

Hiểu như thế nào là việc "kết hôn" dù

chưa đăng kí kết hôn lại không bị coi là

trái pháp luật? Nếu việc "kết hôn" không

vi phạm một trong các điều 5, 6, 7 của Luật HN&GĐ (cũng có thể hiểu là đ- tuân thủ các điều 5, 6, 7) thì được coi là hợp pháp hay không? Thực chất, hướng dẫn trên đây của TANDTC là công nhận

có hay không có "hôn nhân thực tế" để giải quyết các hậu quả pháp lí nảy sinh từ việc "chung sống như vợ chồng" mà không đăng kí kết hôn Vậy, tại sao Nghị quyết số 01 không sử dụng thuật ngữ

"hôn nhân thực tế" đ- được áp dụng nhiều năm mà lại sử dụng cụm từ "thì không bị coi là trái pháp luật"?

Hướng dẫn này của Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP đ- mở rộng điều kiện để công nhận "hôn nhân thực tế", theo chúng tôi

là không sát thực như Thông tư số 112 ngày 19/8/1972 của TANDTC trước đây Trên thực tế, nhiều trường hợp hai bên nam nữ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng, không vi phạm một trong các điều

5, 6, 7 của Luật HN&GĐ nhưng vẫn không đủ điều kiện để công nhận có "hôn nhân thực tế" Với những cách hiểu không thống nhất, dễ dẫn đến tình trạng vận dụng tùy tiện trong xét xử của các cấp tòa án như cùng một vụ việc với nội dung như nhau, có trường hợp được tòa

án công nhận là "hôn nhân thực tế", có trường hợp lại bác đơn yêu cầu của đương sự!

3.3 Theo kết luận của Chánh án TANDTC tại báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án năm 1995 đ- hướng dẫn với quan điểm: Sau nhiều năm thực hiện Luật HN&GĐ, ý thức pháp luật của nhân dân

đ- được nâng cao, tiến tới xu hướng xóa

bỏ tình trạng "hôn nhân thực tế" Giai

đoạn hiện nay chỉ công nhận có "hôn nhân thực tế" đối với những trường hợp hai bên nam nữ đ- chung sống với nhau

được hàng chục năm hoặc có con chung, tài sản chung Như vậy, hướng dẫn này đ-

Trang 4

"định lượng" về mặt thời gian chung sống

như vợ chồng của nam nữ "kết hôn"

không đăng kí là "hàng chục năm", phần

nào đ- bó hẹp điều kiện công nhận có

"hôn nhân thực tế' Khi vận dụng, có

thẩm phán cho rằng chí ít đương sự phải

chung sống trong quan hệ vợ chồng với

nhau từ 10 năm trở lên! Trái lại, như

chúng ta đ- biết, tình trạng nam nữ chung

sống như vợ chồng mà không đăng kí kết

hôn xảy ra ngày càng phổ biến, với tỉ lệ

cao và thời gian chung sống chưa nhiều(4)

3.4 Theo tinh thần của điểm 2, 3 mục

IV Văn bản số 16 ngày 1/2/1999 của

TANDTC hướng dẫn về việc li hôn không

có đăng kí kết hôn đ- nêu rõ: Hướng dẫn

của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại

Nghị quyết số 01 ngày 20/1/1988 và kết

luận của chánh án TANDTC tại Hội nghị

tổng kết công tác ngành tòa án năm 1995

hướng dẫn áp dụng một số quy định của

Luật HN&GĐ về việc kết hôn không

đăng kí có vi phạm về thủ tục kết hôn

nhưng không coi là trái pháp luật Nếu có

một hoặc hai bên xin li hôn thì tòa án xử

như việc li hôn theo Điều 40, chỉ được áp

dụng đối với những trường hợp mà hai

bên nam nữ đ- chung sống với nhau trước

ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu

lực pháp luật (3/1/1987) Đối với những

trường hợp nam nữ chung sống như vợ

chồng từ sau ngày 3/1/1987 mà không

đăng kí kết hôn, nếu có yêu cầu công

nhận là "hôn nhân thực tế" hoặc yêu cầu

li hôn thì tòa án không giải quyết Trường

hợp có tranh chấp về tài sản, về con thì

tòa án áp dụng Điều 9 Luật HN&GĐ và

các quy định tương ứng của BLDS

Sau hơn 10 năm thực hiện Luật

HN&GĐ năm 1986, TANDTC đ- có

nhiều hướng dẫn giải quyết vấn đề "hôn

nhân thực tế", chúng tôi thấy rằng những

hướng dẫn này đ- không có tính nhất

quán về các điều kiện để xác định là có

"hôn nhân thực tế" hay không đ- dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau của các cấp tòa án trong quá trình áp dụng Ví dụ: Tại Báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án năm 1995 đơn cử vụ kiện về "hôn nhân thực tế" của một cặp vợ chồng được gia

đình tổ chức lễ cưới theo tục lệ (không

đăng kí kết hôn) mới được 24 ngày thì người chồng chết Cả hai cấp tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đều công nhận có

"hôn nhân thực tế" Bản án có hiệu lực pháp luật này của TAND thành phố Hồ Chí Minh đ- bị phó chánh án TANDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với quan điểm không có "hôn nhân thực tế" trong trường hợp này vì họ chung sống với nhau được rất ít ngày (24 ngày)! Với những quan điểm khác nhau (áp dụng theo hướng dẫn nào của TANDTC) của các cấp tòa án dễ dẫn đến việc tùy tiện trong xét xử và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của đương sự, sự

ổn định của các quan hệ HN&GĐ Chúng

ta biết rằng theo nguyên tắc chung việc tòa án công nhận là có hay không có

"hôn nhân thực tế", tức là có hay không quan hệ vợ chồng, là cơ sở để giải quyết các quan hệ về tài sản, về cấp dưỡng, về con cái, về thừa kế, về các món nợ của vợ chồng đối với người khác, về hủy việc kết hôn trái pháp luật Vì trong lĩnh vực HN&GĐ, các quan hệ nhân thân quyết

định nội dung của các quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình

3.5 Theo Báo cáo tổng kết công tác của ngành tòa án năm 1999, một lần nữa TANDTC chỉ rõ: Vấn đề kết hôn không

đăng kí xảy ra ngày càng phổ biến ở nước

ta, nhất là giai đoạn hiện nay khi đời sống x- hội đang phát triển và chịu tác động của cơ chế thị trường "Một số tòa án, vẫn thụ lí và giải quyết theo tinh thần của

Trang 5

Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày

20/1/1988 là trường hợp vợ chồng không

đăng kí kết hôn, vi phạm Điều 8 nhưng

không vi phạm các điều 5, 6, 7 của Luật

HN&GĐ thì tòa án không hủy việc kết

hôn theo Điều 9 mà xử li hôn theo Điều

40 Luật HN&GĐ Xét về nguyên tắc pháp

luật thì Nghị quyết của Hội đồng thẩm

phán TANDTC là văn bản có giá trị pháp

lí cao hơn"

Trong Báo cáo tổng kết công tác

ngành tòa án năm 1999 cũng đ- khẳng

định: Để góp phần ổn định x- hội, trong

khi chờ hướng dẫn liên tịch của

TANDTC và VKSNDTC cũng như việc

chờ Nhà nước sửa đổi bổ sung luật

HN&GĐ mới, các tòa án các cấp cần

thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết

số 01-NQ/HĐTP ngày 20/1/1988 và kết

luận của Chánh án TANDTC năm 1995

Cụ thể là tòa án không thụ lí để giải

quyết theo Điều 40 Luật HN&GĐ mà thụ

lí và giải quyết theo quy định tại Điều 9

Luật HN&GĐ; coi việc kết hôn không

đăng kí là vi phạm pháp luật và xử hủy

việc kết hôn này đồng thời giải quyết việc

nuôi con và tài sản chung (nếu có yêu

cầu)(5)

Theo chúng tôi, hướng dẫn này của

TANDTC là chưa chính xác Vì Nghị

quyết số 01- NQ/HĐTP đ- hướng dẫn:

Nếu việc kết hôn không vi phạm một

trong các điều 5, 6, 7 của Luật HN&GĐ

thì không bị coi là trái pháp luật, chỉ vi

phạm thủ tục đăng kí kết hôn; một hoặc

hai bên yêu cầu chấm dứt hôn nhân, tòa

án không hủy việc kết hôn đó mà xử li

hôn theo Điều 40

4 Theo quan điểm của chúng tôi,

trong giai đoạn hiện nay, vấn đề "hôn

nhân thực tế" không nên công nhận Bởi

lẽ, việc thực hiện Luật HN&GĐ (kể từ

khi có Luật HN&GĐ năm 1959) cho đến

nay đ- trên 40 năm; ý thức pháp luật của

nhân dân không ngừng được nâng cao; những quy định của Luật HN&GĐ trong

đó có quy định về thủ tục đăng kí kết hôn dần trở thành tập quán tốt đẹp trong x- hội

Nếu còn thừa nhận tình trạng "hôn nhân thực tế" sẽ dẫn đến những diễn biến phức tạp trong đời sống x- hội và thực tiễn áp dụng pháp luật; ý thức coi thường, không tuân thủ quy định của luật về thủ tục đăng kí kết hôn; Nhà nước khó kiểm soát được vấn đề kết hôn liên quan tới các thủ tục hành chính khác; và như vậy, ảnh hưởng tới sự ổn định của các quan hệ x- hội trong lĩnh vực HN&GĐ Việc công nhận "hôn nhân thực tế" còn dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đ- ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự

Mặt khác, xét về mặt học thuật, công nhận "hôn nhân thực tế" còn ảnh hưởng

đến việc giải thích pháp luật, làm hạn chế tính nhất quán của hệ thống khái niệm, thuật ngữ pháp lí Ví dụ: Khi "hôn nhân thực tế" được tòa án công nhận thì quan

hệ vợ chồng phát sinh từ khi nào? Từ ngày tháng năm hai bên nam nữ về ăn

ở, chung sống với nhau hay là từ ngày phán quyết của tòa án công nhận "hôn nhân thực tế" có hiệu lực pháp luật? vì nó còn liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ, chồng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, xác định cha cho con Và con được sinh ra trong quan hệ vợ chồng thực tế được xác định là con trong hay con ngoài giá thú Việc xác định con trong hay con ngoài giá thú chỉ phản ánh tình trạng hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp Nếu chúng ta thừa nhận có "hôn nhân thực tế" thì phải ghi nhận có "thời kì hôn nhân" (là khoảng thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại tính từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật) Mà theo

Trang 6

cách giải nghĩa một số từ ngữ của Luật

HN&GĐ năm 1986 về con trong và con

ngoài giá thú thì con được sinh ra trong

"hôn nhân thực tế", theo chúng tôi là con

sinh ra "trong thời kì hôn nhân" nhưng lại

là "con ngoài giá thú"! Xét về thuật ngữ

pháp lí đ- không có sự nhất quán

5 Vừa qua, Quốc hội khóa X, kì họp

thứ 7 ngày 9/6/2000 đ- thông qua dự thảo

Luật HN&GĐ (sửa đổi) (gọi là Luật

HN&GĐ năm 2000) Luật gồm 13

chương, 110 điều là bước phát triển hoàn

thiện hệ thống pháp luật HN&GĐ của

Nhà nước ta Luật sẽ có hiệu lực pháp

luật từ ngày 01/01/2001 Trong đó vấn đề

"hôn nhân thực tế" đ- được "giải quyết"

Theo khoản 1, đoạn 3, Điều 11 Luật

HN&GĐ năm 2000 quy định: "Nam, nữ

không đăng kí kết hôn mà chung sống với

nhau như vợ chồng thì không được pháp

luật công nhận là vợ chồng"

Như vậy, theo quy định này, "hôn

nhân thực tế" sẽ không được công nhận

Tuy nhiên, để giải quyết hậu quả tình

trạng "hôn nhân thực tế" trong x- hội,

Nghị quyết về việc thi hành Luật

HN&GĐ của Quốc hội đ- quy định:

"3 Việc áp dụng quy định tại khoản 1

Điều 11 của Luật này được thực hiện như

sau:

a Trong trường hợp quan hệ vợ

chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987,

ngày Luật HN&GĐ 1986 có hiệu lực mà

chưa đăng kí kết hôn thì được khuyến

khích đăng kí kết hôn; trong trường hợp

có yêu cầu li hôn thì được tòa án thụ lí

giải quyết theo quy định về li hôn của

Luật HN&GĐ năm 2000

b Nam và nữ chung sống với nhau

như vợ chồng từ sau ngày 3/1/1987 đến

ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết

hôn theo quy định của Luật này thì có

nghĩa vụ đăng kí kết hôn trong thời hạn

hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng kí kết hôn nhưng

có yêu cầu li hôn thì tòa án áp dụng các quy định về li hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết

Từ sau ngày 01/1/2003 mà họ không

đăng kí kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

c Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ trường hợp được quy định tại điểm a, b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu li hôn thì tòa án thụ lí và tuyên

bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì tòa

án áp dụng khoản 2, 3 Điều 17 của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết"(6) Như vậy, theo các quy định trên đây, Nghị quyết của Quốc hội đ- dành khoảng thời gian hợp lí, tạo điều kiện cho các cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng "hợp pháp hóa" quan hệ hôn nhân của mình Đó còn là cơ sở pháp lí để tòa

án giải quyết các tranh chấp về hôn nhân thực tế cũng như về hậu quả pháp lí của

nó được chính xác, bảo đảm sự thống nhất khi áp dụng pháp luật./

(1).Xem: “Vũ Văn Mẫu - Việt Nam dân luật” lược khảo, Quyển I, gia đình, xuất bản 1959.

(2).Xem: Thông tư số 60/DS ngày 22/21978 của Tòa

án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của cán bộ, bộ đội ở miền Nam, đ-

có vợ, có chồng, sau khi tập kết ra miền Bắc lại lấy

vợ, lấy chồng khác

(3).Xem: "Báo cáo tổng kết 8 năm kiểm sát thực hiện Luật HN&GĐ" của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (4), (5).Xem: "Báo cáo tổng kết công tác của ngành tòa án năm 1999"

(6).Xem: "Nghị quyết về việc thi hành Luật HN&GĐ" của Quốc hội khóa X, kì họp thứ 7

Ngày đăng: 19/12/2015, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w