1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam và hướng chiến lược

54 732 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận đi đôi với việc phân tích, đánh giá tác động thực tiễn củachiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản, chuyên đề không những đem đến những kiế

Trang 1

Môn:QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Trang 2

K IL

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

K IL

MỤC LỤC

Trang

Chữ viết tắt

Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan về môn học quản trị chiến lược 1

1.1 Một số khái niệm 1

1.2 Tầm quan trọng của môn học quản trị chiến lược 3

1.3 Quy trình quản trị chiến lược 5

Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản ở Việt nam giai đoạn hiện nay và hướng chiến lược 10

2.1 Thực trạng việc xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 10 2.1.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu hiện nay của cả nước 10

2.1.2 Phân tích về thực trạng xuất khẩu thuỷ sản hiện nay 15

2.1.2.1 Sơ lược về tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam hiện nay 15

2.1.2.1.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam hiện nay 18

2.1.2.1.2 Thị trường chính 23

2.1.3 Phân tích ma trận SWOT ngành thủy sản Việt nam 25

2.1.3.1 Điểm mạnh 25

2.1.3.2 Điểm yếu 25

2.1.3.3 Cơ hội 27

2.1.3.4 Thách thức 28

2.2 Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam 29

2.2.1 Về phía doanh nghiệp 29

2.2.2 Về phía chính phủ 31

Chương 3: Nhận xét, đánh giá về môn học quản trị chiến lược 35

3.1 Nhận xét 35

3.2 Đánh giá 36

Kết luận 37

Phụ lục 38

Tài liệu tham khảo 47

Trang 4

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

EC : Hội đồng liên minh Châu Âu

EU : Liên minh Châu Âu

IUU : Quy định số 1005/2008 của hội đồng liên minh Châu Âu về khai thác

thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

HACCP: Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khảu thủy sản Việt Nam

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xu thế kinh tế hóa toàn cầu là một hướng phát triển tất yếu của xã hội Trên

con đường hội nhập thế giới, bản thân các quốc gia nói chung và Việt Nam nói

riêng cũng đang ra sức đẩy mạnh ngoại thương, góp phần thực hiện các mục tiêu,

định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Kể từ khi Việt nam gia nhậpWTO đến nay thì hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng mạnh mẽ Đồng hành

cùng nền kinh tế hội nhập, vấn đề xuất khẩu thủy sản hiện nay đang là một khuvực đầy hứa hẹn, góp phần không nhỏ vào thu nhập GDP quốc gia, cải thiện rấtlớn đời sống người dân cũng như mang lại lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.Thế nhưng, một thực trang cho thấy hiện nay do khủng hoảng kinh tế và một sốvấn đề về các rào cản kỹ thuật mà ngành xuất khẩu thủy sản đang gặp nhiều khó

khăn Nghiên cứu thị trường, phân tích thực trạng để thách được cơ hội thách

thức nhằm tìm ra chiến lược, giải pháp cải thiện tình hình trên là nhiệm cơ bảncủa nhà quản trị Đó chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích thựctrạng xuất khẩu ngành thủy sản ở Việt nam giai đoạn hiện nay và hướng chiến

lược ”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận đi đôi với việc phân tích, đánh giá tác động thực tiễn củachiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản, chuyên đề không những đem

đến những kiến nghị, giải pháp phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế

mà còn là sự tìm hiểu chuyên sâu hơn về môn học quản trị chiến lược, đồng thời

là sự ứng dụng của môn học này vào thực tiễn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu các chiến lược, quản trị chiến lược

marketing, quy trình ra quyết định chiến lược Đồng thời chuyên đề cũng nhắm

đến thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản trong giai đoạn khó khăn như hiện nay

cũng như đi sâu vào phân tích thực trạng bằng các công cụ chiến lược nhằm xác

định phương hướng hoạt động lâu dài cho ngành này

4 Phương pháp nghiên cứu

Các số liệu đều được cập nhật chính xác từ slide bài giảng của TS NguễnMinh Tuấn, sách, báo, tạp chí, internet và kiến thức bản thân nhằm chứng minh,thuyết phục từng vấn đề có logic

5 Nội dung nghiên cứu

Gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về môn học quản trị chiến lược

Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản ở Việt nam giai đoạn

hiện nay và hướng chiến lược

Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên đề

Trước nhất, đối với bản thân tôi khi làm chuyên đề này đã có những hiểu biếtsâu hơn về môn học quản trị chiến lược đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm bổ

Trang 6

ích trong quá trình ứng dụng chiến lược vào thực tiễn Thứ hai, thiết nghĩ với

chuyên đề này sẽ cung cấp thêm cho mọi người những ý niệm cơ bản về chiếnlược và thấy được tầm quan trọng của môn học này Bên cạnh đó, chuyên đề còn

cung cấp một số giải pháp, kiến nghị khả thi nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu thủysản hiện nay

Do sự hạn chế về thời gian và sự rộng lớn của kiến thức nên mặc dù đã hết sức

cố gắng chuyên đề vẫn không tránh khỏi có thiếu sót Kính mong thầy và các bạn

đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Chân thành cảm ơn!

Trang 7

Định nghĩa chiến lược

Chiến lược là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động đượcthực hiện trong nỗ lực nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức (theo Michael

E.Porter)

Các định nghĩa chiến lược khác:

Chiến lược trong quân sự:

– Thời Alexander (năm 330 trước công nguyên)

• Chiến lược là kỹ năng khai thác các lực lượng và tạo dựng hệ thống

thống trị toàn cục

– Luận điểm cơ bản:

• Chiến lược có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đônghơn – nếu có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi

cho việc triển khai các khả năng của mình

– Quinn(1980)

• “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu,

các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết mộtcách chặt chẽ”

– Johnson và Scholes:

• “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm

giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồnlực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường vàthỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”

– Mintzberg: 5 chữ P

• Kế hoạch (Plan): chuỗi nhất quán hành động dự định

• Mô thức (Partern): sự kiên định về hành vi

• Vị thế (Position): Phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó

• Quan niệm (Perspective): Cách thức nhận thức

• Thủ thuật (Ploy): cách thức hành xử với đối thủ

Trang 8

Chiến lược trong quản trị

Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức vềdài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác địnhnguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằmthỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các Tác nhân liênquan (stakeholder)

Chiến lược ban đầu được định nghĩa là “nghệ thuật hoạch định và định

hướng việc di chuyển các đội quân lớn, và các hoạt động tác chiến trong chiếntranh” Trong kinh doanh, chiến lược phát thảo con dường đi đến tương lai, xácđịnh sản phẩm và dịch vụ nào sẽ phục vụ cho thị trường nào – và các phương

thức tổ chức kinh doanh (theo Andy & Ken Langdon)

Chiến lược xác định những mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp,lựa chọn phương thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực cầnthiết để đạt được các mục tiêu đó (Alfred Chandler-Đh Harvard)

Chiến lược để đương đầu với cạnh tranh là sự kết hợp giữa mục tiêu cần

đạt đến và các phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm để thực hiện các mục tiêu

đó (M Porter)

Xét về quá trình, quản trị chiến lược được xem như là một quá trình quản

lý bao gồm việc hình thành một tầm nhìn chiến lược (strategic vision), thiết lập

những mục tiêu, soạn thảo một chiến lược, thực hiện chiến lược đó, và theo thờigian phải điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với hoàn cảnh

Khái niệm quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là một bộ các quyết định quản trị và các hành động

xác định hiệu suất dài hạn cũng như sự thành công lâu dài của tổ chức Nó bao

gồm tất cả các chức năng quản trị cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, triển khai vàkiểm soát chiến lược

Quản trị chiến lược (strategic management) là khoa học và nghệ thuật về

chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai,thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúpcho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó

Trang 9

và cả phương pháp xử lý (Theo Tầm nhìn của Hoàng Quỳnh Liên)

1.2 Tầm quan trọng của môn học quản trị chiến lược

Nhắm đến và tìm cách đạt được mục tiêu bằng những hoạt động thông qua

con người Khi có chiến lược xác định, các nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong

việc phân công công việc cho từng cá nhân thích hợp, đảm bảo công việc được

giao đúng người đúng viêc Điều này làm cho hiệu quả công việc sẽ tăng lên

Quan tâm một cách rộng lớn đến các tổ chức và cá nhân hữu quan(Stakeholder) Do sự biến động và tính phức tạp trong các môi trường ngày càng

gia tăng, hãng cần đạt được vị thế chủ động hoặc thụ động tấn công Quyết định

chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường và sau đó tác động làm thay

đổi các dự báo sao cho hãng đạt được các mục tiêu đề ra Quyết định thụ động

tấn công là dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua cácbiện pháp hành động tránh các rủi ro có thể gặp và tối ưu hóa vị thế của mìnhnhằm đạt được mục tiêu chung

Quản trị chiến lược gắn với sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn.Chiến lược giúp cho nhà quản trị của tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi củamình Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp chonhà quản lý cũng như nhân viên nắm được những gì cần làm để đạt được thành

công Như vậy sẽ khuyến khích cả hai đối tượng trên đạt được những thành tích

dài hạn nhằm cải thiên tốt hơn những lợi ích lâu dài của tổ chức Điều này đòihỏi có sự liên quan của các bộ phận không thể tách rời, trong quá trình hoạt độngcần có sự gắn liền giữa tổ chức, cá nhân, khách hàng, ngân hàng…

Quan tâm đến hiệu suất (efficiency) lẫn hiệu quả (effecteness) Hiệu suất

là tỷ lệ phầm trăm tính trên một đơn vị tính, hiệu quả là căn cứ vào kết quả đã

được đem so sánh, đánh giá có hiệu quả hay không

Chiến lược sẽ giúp bạn đảm bảo rằng những quyết định trong hoạt độnghằng ngày phải phù hợp với những lợi ích lâu dài của tổ chức Nếu không cóchiến lược, những quyết định của ngày hôm nay có thể gây ảnh hưởng tiêu cực

đến kết quả trong tương lai Chiến lược cũng khuyến khích mọi người cùng làm

Trang 10

đạt chiến lược xuống các cấp dưới Chiến lược có vai trò quan trọng như nhau dù

bạn phục vụ khách hàng bên ngoài (những người bên ngoài công ty) hay kháchhàng nội bộ (những người cùng phòng ban trong công ty của mình)

Là người chủ/người quản lý doanh nghiệp, bạn cần phải có một chiến lược

để thành công Chiến lược kinh doanh nhìn về tương lai xa hơn của công ty Các

ông chủ/người quản lý công ty rất dễ quên và bỏ qua chiến lược kinh doanh bởi

vì họ rất bận rộn với công việc hiện tại Trong trường hợp này, bạn không thểbiết làm thế nào để định vị được công việc kinh doanh của bạn và hiện nó đang ở

vị trí nào Với kỹ năng chiến lược tốt, bạn sẽ đặt ra các mục tiêu thực tế và biếtmột cách rõ ràng về cách để đạt được chúng trong tương lai Là người chủ/ngườiquản lý doanh nghiệp, bạn không thể ủy thác cho người khác xây dựng chiến

lược kinh doanh Bạn phải quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ

mất đi vị trí trên thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh

Cuối cùng, hiểu được quản lý chất lượng là quan trọng vì một tổ chức baogồm các bộ phận, chức năng và công việc khác nhau cần phải phối hợp và tập

trung để đạt được mục tiêu chung Quá trình quản lý chất lượng thực hiện được

mục đích này Khi họ quản lý một cách chiến lược những nhân viên đại diên chotất cả các góc độ khác nhau của tổ chức, từ sản xuất, tiếp thị đến kế toán và ở tất

cả các cấp đang tham ia xây dựng và thực hiện những chiến lược giúp cho tổchức thực hiện được những mục tiêu đề ra Thêm vào đó, họ đang thực hiệnnhững gì cần thiết để phối hợp hành động của họ

Một cách cụ thể hơn chiến lược là nhằm:

• Đạt được mục tiêu của doanh nghiệp về dài hạn (kinh doanh & trách

nhiệm xã hội) một cách bền vững (sustainable)

• Thị trường hoặc phân khúc thị trường mà công ty sẽ kinh doanh, nhữngchiến thuật kinh doanh sẽ được áp dụng

• Doanh nghiệp làm sao để chiếm ưu thế so với đối thủ trong những thị

trường đó với những đối tượng khách hàng cụ thể?

Trang 11

• Những giá trị mà doanh nghiệp sẽ mang đến cho chủ sở hữu và xã hội màdoanh nghiệp là Thành viên

1.3 Quy trình quản trị chiến lược

Một công ty cho dù có nguồn tài chính phong phú đến đâu, máy móc kỹthuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô ích nếu phương thức quản lý không phùhợp Chính những phương thức quản lý hiệu quả sẽ tạo ra bộ mặt của công ty, tạo

ra bầu không khí vui tươi phấn khởi thay cho sự căng thẳng, u ám trong côngty.Và quản lý chiến lược là một trong số đó

Quản lý chiến lược đề cập tới nghệ thuật hoạch định kế hoạch kinh doanhtại mức cao nhất và hiệu quả nhất có thể Đó là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạotrong công ty Quản lý chiến lược tập trung vào việc xây dựng một cấu trúc nềntảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của công ty, theo đó các vấn đề mớikhông ngừng được bổ sung thông qua những nỗ lực phối kết hợp của các nhânviên trong công ty

Quản lý chiến lược có mối liên hệ mật thiết với việc trả lời ba câu hỏi thenchốt sau:

Mục tiêu kinh doanh của công ty là gì?

Đâu là những cách thức hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu đó?

Những nguồn lực nào sẽ cần đến trong quá trình thực hiện các nhiệm vụkinh doanh?

Việc trả lời câu hỏi thứ nhất yêu cầu ở bạn những suy nghĩ nghiêm túc vềcác mục tiêu sau cùng của bạn cho công ty là gì Bạn đang nỗ lực những gì để đạt

được mục tiêu đó? Bạn đang cố gắng tối ưu hoá hay khắc phục điều gì? Đâu là

những kết quả hợp lý nhất mà công ty của bạn có thể mong đợi?

Quản lý chiến lược bắt đầu từ giai đoạn xây dựng các mục tiêu và xác

định các nguồn lực, biện pháp cần thiết để thực hiệu các mục tiêu đã đề ra Giai

Trang 12

đoạn này còn bao gồm cả việc làm thế nào để thúc đẩy các quá trình cải tiến mẫu

mã sản phẩm Ví dụ, công ty A đặt ra chỉ tiêu doanh số bán ra hàng năm phải

tăng được ít nhất là 15% Đặc biệt, đối với những sản phẩm có mặt trên thịtrường chưa quá 5 năm, công ty A đặt ra doanh số bán phải tăng lên 30% mỗinăm, đồng thời xác định tỷ lệ thành công của những mặt hàng mới thường là

90% chủ yếu là nhờ kế hoạch chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho việc tung ra cácsản phẩm mới Việc đào sâu để tìm hiểu kỹ lưỡng về các mục tiêu cốt lõi củacông ty có thể có một vài khía cạnh cạnh cần quan tâm:

Đánh giá bao quát công ty với những công việc, nhiệm vụ chính sẽ được

thực hiện bởi công ty, và công thức hoá cách thức công ty xem xét vai trò củamình trong những đánh giá tổng quan đó Điều này thường được biết đến nhưbản tuyên bố nhiệm vụ

Thiết lập các mục tiêu để đáp ứng một vài nhu cầu chưa được quan tâm,nhìn nhận cả trong ngắn hạn và dài hạn về những công ty có thể đưa ra

Điều này thường được biết đến như bản tuyên bố viễn cảnh

Đặt ra các mục tiêu cho công ty, bao gồm cả các mục tiêu tài chính và

mục tiêu chiến lược

Một khi những bước đi trên được thực hiện, kế hoạch chiến lược nên bắt

đầu xuất hiện - đặt ra chặng đường để trả lời câu hỏi thứ hai, hay “Làm thế nào

để chúng ta hoàn thành các mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất?” Giai đoạn

hai của hoạt động quản lý chiến lược thành công sẽ vạch ra một kế hoạch để công

ty hoàn thành những mục tiêu đã đề ra

Trong giai đoạn này, một chuỗi các yêu cầu, mệnh lệnh nên được đặt ra,

liên kết các nhân viên với những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm thích hợpnhất với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh Từ đó, các trách nhiệm và nhiệm vụ

nên được phân bổ trong toàn bộ chuỗi các yêu cầu, uỷ thác công việc cho những

tập thể và cá nhân để các mục tiêu của công ty có thể được hoàn thành thông quanhững nỗ lực phối kết hợp của toàn thể nhân viên Điều này bao gồm truyền đạtcác trách nhiệm và nhiệm vụ (những gì cần được hoàn thành, và kết quả việcthực hiện nhiệm vụ sẽ được đánh giá như thế nào) cho nhân viên

Trang 13

Nhà quản lý chiến lược sẽ kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của công

ty thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường,

đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý điều chỉnh các hoạt động của công

ty sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu chung đã đặt ra Để có thểthực hiện các điều chỉnh cần thiết, các nhà quản lý chiến lược luôn theo dõi cáchoạt động đang diễn ra, so sánh kết quả với tiêu chuẩn Chẳng hạn, để đạt đượcmục tiêu lợi nhuận, các nhà quản lý chiến lược phải luôn theo dõi sát các chi phí,

nỗ lực giám sát chất lượng, cải tiến sản phẩm

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý chiến lược coi việc tổ chức trong công ty

là quá trình gắn kết, phân công và phối hợp các nhân viên trong công việc nhằmthực hiện những mục tiêu đã được đặt ra; trong đó bao gồm tổ chức con người, tổchức công việc, phân bổ các nguồn lực v.v Chính nhờ chức năng này mà công

ty quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kếthợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việcthành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu trúc của công ty

Cuối cùng, quản lý chiến lược đòi hỏi việc phân bổ một lượng thích hợpcác nguồn lực tới các bộ phận khác nhau của công ty để những ai được phâncông các mục tiêu cụ thể đều có những thứ họ cần nhằm hoàn thành nhiệm vụgiao phó Công việc này bao gồm từ chỗ cung cấp cho các nhân viên nhữngnguồn lực thích hợp tới việc thực thi các hệ thống mà tại đó nhân viên nhận đượcnhững đào tạo cần thiết, tất cả các quy trình công việc được kiểm tra, và tất cảcác thông tin và dữ liệu đưa ra được lưu trữ Để quản lý hoạt động kinh doanhmột cách chiến lược và hiệu quả, từng cm của công ty bạn phải có các nhu cầu

được đáp ứng theo nhiều cách khác nhau, vì thế tất cả các bộ phận có thể làm

việc cùng nhau như một tập thể chức năng hoàn chỉnh

Một khía cạnh quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong quản lý chiến

lược đó là nhu cầu quản lý có kế hoạch lẫn không có kế hoạch Các nhà lãnh đạo

công ty phải chủ động thực thi những sáng kiến trong việc đặt ra cách thức công

ty nên được vận hành và hoạt động như thế nào, nhưng họ cũng phải năng động

phản ứng với các nhu cầu và đòi hỏi khi chúng phát sinh Quản lý chiến lượckhông phải là một quy trình tĩnh Thông thường, các kết quả ngoài dự đoán sẽ

Trang 14

xảy ra sau đó (cả tích cực lẫn tiêu cực) và các nhà quản lý chiến lược phải có khả

năng phản ứng với những sự kiện bất ngờ như vậy

Có thể nói, quản lý chiến lược hiệu quả sẽ giúp công ty nhanh chóng phản

ứng với các thách thức mới, đồng thời thay thế những ý tưởng và hoạt động đã

lỗi thời bằng các quy trình giúp đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh Ta có sơ

đồ biểu thị việc ra quyết định về chiến lược như sau:

Tiếp theo là mô hình về quá trình quản trị chiến lược:

Xác định tầm nhìn, sứ mạng và môi trường của tổ chức

chiến lược

Trang 15

Sự kết hợp có hiệu quả của những nhân tố này sẽ trợ giúp cho phương

hướng chiến lược và cung cấp dịch vụ hoàn hảo Đây là một hoạt động liên tục

để xác lập và duy trì phương hướng chiến lược và hoạt động kinh doanh của một

tổ chức; quá trình ra quyết định hàng ngày để giải quyết những tình huống đang

thay đổi và những thách thức trong môi trường kinh doanh Như một phần trong

ý tưởng chiến lược về phát triển hoạt động kinh doanh, bạn (và đối tác của bạn)phải vạch ra một phương hướng cụ thể, tuy nhiên những tác động tiếp đó về mặtchính sách (như doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động mới) hoặc tác động về mặt

kinh doanh (như nhu cầu về dịch vụ tăng cao) sẽ làm phương hướng phươnghướng hoạt động của doanh nghiệp thay đổi theo chiều khác Điều này cũng hàm

ý cả trách nhiệm giải trình của bạn khi bạn quyết định xem nên có những hành

động điều chỉnh để đi đúng hướng đã định hay đi theo một hướng mới Tương tựnhư vậy, nó cũng liên quan đến cách điều hành doanh nghiệp nếu các mối quan

hệ với các đối tác thay đổi

Trang 16

Trong mắt của cộng đồng quốc tế thì Việt Nam là một trong những quốcgia thành công nhất trong việc đối phó với tác động của cơn bão suy thoái kinh tếtoàn cầu với những kết quả ấn tượng trong điều hành kinh tế Thành công đó

được minh chứng rõ nhất bằng những kết quả rất cụ thể của cả năm, nổi bật nhất

chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 dự kiến đạt khoảng 5,2% Mặc dù

đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nếu so trong những năm gần đây, nhưng

xét về tổng thể, Việt Nam là một trong 12 nền kinh tế thế giới có tốc độ tăng

trưởng dương trong năm nay

Có nhiều yếu tố góp phần vào thành công này nhưng những nỗ lực trongxuất khẩu 2009 có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa cả năm

Đan xen những mảng sáng v à tối

Có thể xem “bức tranh” xuất khẩu năm 2009 là sự đan xen giữa những

điểm sáng và tối Đó là bên cạnh sự vượt trội về lượng của một số mặt hàng đơn

cử như gạo (xuất khẩu trong 11 tháng đã vượt hơn cả năm 2008), là sự sụt giảm

đáng kể về kim ngạch của nhiều nhóm hàng Đó là hầu hết các mặt hàng xuất

khẩu đều gia tăng về số lượng trung bình trên 10% nhưng lại gặp bất lợi khi mứcgiá chỉ bằng 40% của năm 2008 Chính điều này khiến cho kim ngạch xuất khẩugiảm sút

Đánh giá về kết quả xuất khẩu của 2009, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ

Huy Hoàng cho rằng, do sụt giảm về giá nên giá trị xuất khẩu chưa đạt như mụctiêu Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể nhiều nước trong khu vực, tốc độ tăng trưởngxuất khẩu đều giảm 20- 30% “Nói điều này để thấy dù có nhiều hạn chế nhưng

Trang 17

Giá sụt giảm chính là lý do xuất khẩu năm 2009 tăng mạnh về lượng,

nhưng giá trị kim ngạch tăng không tương xứng Cụ thể, 11 tháng của năm 2009,

kim ngạch xuất khẩu đạt 51 tỷ USD Dự kiến tháng 12 này, chúng ta sẽ xuất khẩu

được khoảng hơn 5 tỷ USD nữa Như vậy cả năm, cả nước kim ngạch xuất khẩuước khoảng hơn 56,5 tỷ USD

Nhìn vào xuất khẩu thì thấy một số mặt hàng phát triển tương đối tốt, vượt

cả kế hoạch, ví dụ như hạt tiêu tăng hơn 5%, đặc biệt gạo đã tăng tới 24,4% sovới kế hoạch, than đá và dầu thô cũng duy trì được kim ngạch Xuất khẩu nôngsản được xem là thành công khi tính đến thời điểm hiện nay, tổng kim ngạch xuấtkhẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã đạt khoảng 15 tỷ USD, trong đó nôngsản đạt trên 8 tỷ USD, thủy sản trên 4 tỷ USD, lâm sản trên 2 tỷ USD Trong khi

đó, đối với lĩnh vực công nghiệp, mặt hàng dệt may đã gần chạm đích khi kim

ngạch có thể đạt 9,1 tỷ USD, da giầy đạt khoảng 4,1 tỷ USD, xuất khẩu đồ gỗ vớinhiều nỗ lực ước đạt 2,7 tỷ USD, chỉ thấp hơn năm 2008 khoảng 100 triệu USD.Ông Nguyễn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, để giữ

được khách hàng, duy trì sản xuất, ngành Dệt may đã áp dụng nhiều giải pháp

quyết liệt như: kêu gọi các doanh nghiệp tìm mọi cách để tiết giảm các chi phísản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút thêm

đơn hàng và giữ khách hàng Chủ động mời các khách hàng lớn vào Việt Nam để

tổ chức gặp gỡ với các nhà sản xuất Trên cơ sở đó có thêm cơ hội giao thương,

ký thêm hợp đồng Do vậy, ngành Dệt may chỉ gặp khó khăn trong quí I, từ sau

đó, tình hình được cải thiện, khách hàng cũ tiếp tục đặt hàng, kim ngạch tăng

dần Kim ngạch 11 tháng năm 2009 đã đạt 8,23 tỷ USD, chỉ giảm 1,5% so vớicùng kỳ năm 2008

Tuy vậy, trong bức tranh xuất khẩu, có nhiều mặt hàng bị giảm mạnh như

mây tre đan, cói thảm, đồ gốm sứ, dây cáp điện, túi xách Ngoài ra, một số mặt

hàng xuất khẩu chủ lực cũng giảm như thuỷ hải sản chỉ bằng 73,1% so với kếhoạch, hạt điều bằng 89% Điều này chứng tỏ kinh tế thế giới tuy đã phục hồi

Trang 18

Một điều nữa có thể thấy là giá xuất khẩu năm 2008 rất cao Do đó, năm

2009 rất khó để đạt được mức giá như năm 2008 Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng

về lượng, nhưng lại giảm về kim ngạch Vì vậy với kim ngạch xuất khẩu đạt

được 56,5 tỷ USD cũng là một sự cố gắng lớn của nền kinh tế, cộng đồng doanh

nghiệp trong bối cảnh suy thoái kinh tế vừa qua

Quá nhiều khó khăn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã mở đầu hội nghịbằng cách dẫn lại câu chuyện Chính phủ đã áp dụng tỷ giá linh hoạt, nới rộngchênh lệch tỷ giá lên +/-5% nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanhnghiệp xuất khẩu Tuy vậy, trong khi GDP, thương mại nội địa, sản xuất côngnghiệp tăng trưởng thì tình hình xuất khẩu lại khá ảm đạm, đứng đầu là sự sụtgiảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô, với mức giảm hơn 53% mất 5,5 tỉ đô la Mỹ

so với dự kiến Kế đến là nhóm nông lâm thủy sản, tuy tăng về số lượng xuấtkhẩu nhưng giá lại giảm trên 8,8% Cụ thể, hai mặt hàng lớn là cá tra, tôm xuấtkhẩu tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá vẫn giảm

Nhiều mặt hàng vươn lên chi phối thị phần như tiêu, cà phê, nhưng bị tìnhtrạng đầu cơ làm giá giảm, làm điêu đứng các doanh nghiệp và nông dân.Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản hiện nay phụ thuộc nhiều vào thị trường TrungQuốc, trong khi phần lớn các mặt hàng xuất vào thị trường này đều giảm về

lượng và giá trị xuất khẩu Chỉ có sắn là mặt hàng duy nhất xuất vào Trung Quốctăng về lượng cũng như giá trị, nhưng chỉ khoảng 400 triệu đô la Mỹ

Ông Biên nhận định rằng sức cạnh tranh trong 5 tháng cuối năm sẽ khốc liệt hơn,khi mà nền kinh tế các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hồi phụcsớm hơn dự kiến, nhất là Trung Quốc

Những rào cản về kỹ thuật được dựng lên, như đạo luật nông trại của Mỹ

(Farm Bill), đạo luật an toàn cho người tiêu dùng của Mỹ, các tiêu chuẩn mà EUđặt ra về hóa chất và an toàn hóa chất, nguồn gốc đánh bắt hải sản, yếu tố bảo vệmôi trường, bảo vệ thiên nhiên cũng là những thách thức rất lớn cho hàng hóa

Việt Nam vào các thị trường này Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra trong 5 tháng

Trang 19

cuối năm xuất khẩu phải đạt gần 30 tỉ đô la Mỹ tức gần 6 tỉ đô la Mỹ/tháng, cao

hơn mức trung bình đề ra hàng tháng là 1 tỉ đô la/Mỹ Bên cạnh đó, mối quan

ngại của doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp phía Nam (chiếm 3/4

lượng xuất khẩu cả nước) cũng đặt vào chuyện tắc đường vào cảng, ông Biên

Ông Phạm Phú Cường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần May Nhà Bè,nêu ra một khó khăn lớn của ngành là 90% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từTrung Quốc và phải trả tiền ngay Trong khi đó, nếu xuất khẩu cho các doanhnghiệp nước ngoài thì phải 30, thậm chí 60 ngày sau mới thu được tiền về Ông

Cường cho rằng về mặt vĩ mô, Chính phủ nên có những ưu đãi riêng biệt cho các

doanh nghiệp đang góp phần giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xãhội

Hiện dệt may đang phải nhập khẩu nguyên phụ liệu Chính vì vậy, Chínhphủ nên chú trọng vấn đề phát triển ngành dệt, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vựcsản xuất máy móc để phục vụ sản xuất, giảm việc nhập khẩu máy móc

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy

sản Việt Nam (Vassep), nói rằng ngành này phấn đấu lắm có thể đạt đến 4-4,2 tỉ

đô la Mỹ, không thể đạt được 6 tỉ đô la Mỹ như kế hoạch Hiện con tôm sú là mặt

hàng xuất khẩu nhiều vào Mỹ đang cạnh tranh khốc liệt với con tôm của Thái

Trang 20

Thị trường Nhật trong những tháng vừa rồi cũng đang rất căng về vệ sinh

an toàn thực phẩm, kháng sinh… nên thủy sản bị kiểm tra 100% khi nhập vào

Trong khi đó, cá tra lại không thể vào đây Thị trường Nga năm nay cũng không

thể kỳ vọng “cứu” ngành thủy sản trong những tháng cuối năm mặc dù thị trường

đã mở

Ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ chế biến gỗ TPHCM(Hawa), cho biết trong 5 tháng đầu năm 2009 ngành gỗ có tốc độ sụt giảm rấtcao, khoảng hơn một tháng trở lại đây tình hình có dấu hiệu lạc quan, lác đác có

đơn hàng Tuy nhiên, đó hầu hết là những đơn hàng giá thấp, nếu doanh nghiệp

không làm tốt thì sẽ rất dễ bị lỗ Vì vậy năm tháng còn lại vẫn khó có thể đạt

được chỉ tiêu đã đề ra như hồi đầu năm

Thuận lợi cũng không ít

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là

Bộ Công Thương), cho rằng mức tăng trưởng xuất khẩu 3% trong năm nay là rấtkhó Tuy nhiên tình hình năm tháng cuối năm sẽ tốt hơn bảy tháng đầu năm, vàcần tận dụng điều này để khai thác

Hiệp định đối tác toàn diện giữa ASEAN - Nhật Bản đã được thông qua

và đến tháng 10-2009 sẽ có hiệu lực Đây là cơ hội cho ngành dệt may và thủy

sản của Việt Nam vào thị trường này khi có đến hơn 90% hàng hóa được miễnthuế Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, cho rằng Việt Nam đã

vượt qua thời kỳ khó nhất của xuất khẩu, khi tháng sau kim ngạch cao hơn thángtrước, sức mua tăng lên, đơn hàng tăng lên… do đó những thuận lợi của 5 tháng

cuối năm cũng không phải là ít

Nhằm chia sẻ bớt khó khăn của doanh nghiệp, Bộ Công Thương cho biết

đã gửi kiến nghị giảm 20% giá điện vào giờ cao điểm cho các doanh nghiệp sản

xuất lên Thủ tướng Chính phủ và đang chờ phê duyệt

Tập trung vào các thị trường gần, thị trường truyền thống nhất là thị

trường Campuchia - có mức tăng trưởng cao hơn 44% trong năm tháng đầu năm

Trang 21

Tây Ninh, An Giang, để các doanh nghiệp của TPHCM xây dựng các kho ngoại

quan ở dọc biên giới và tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) nhằm hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường này

2.1.2 Phân tích về thực trạng xuất khẩu thuỷ sản hiện nay

2.1.2.1 Sơ lược về tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam hiện nay

Chín tháng đầu năm 2009 xuất khẩu thủy sản giảm cả về lượng v à kim ngạch, nhưng những tháng cuối năm các tín hiệu khả quan đang dần xuất hiện.

Từ trong ảm đạm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, chín tháng đầu năm, kimngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên đạt 3 tỷ USD, giảm 9,1% so với3,35 tỷ USD cùng kỳ năm 2008 Khối lượng xuất khẩu đạt gần 874 nghìn tấn,giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước So với chín tháng của năm 2008, tuy khối

lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và hàng khô tăng tương ứng là 6,4% và 15,4%.Nhưng cá tra, basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm thủy sản

xuất khẩu của Việt Nam lại giảm tới 8,6%

Về thị trường, thời gian qua thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang 155

nước trên thế giới Riêng ba thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản đã chiếm

tới 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Mặc dù EU vẫn giữ vị trí đầu bảng trong cơcấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những tháng đầu năm,

nhưng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đã giảm 1,7% về khối lượng và

6,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008 Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm21,2% về khối lượng và 12,3% về giá trị So với hai thị trường trên, xuất khẩusang Mỹ thời gian qua có khả quan hơn với mức tăng trưởng dương trong támtháng liên tiếp Nhưng tháng 9 vừa qua, thị trường này đột ngột “xuống dốc” vớitốc độ giảm 26,8% về giá trị, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu chín tháng đầu

năm giảm 3,2%, mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng 14,7% với khoảng

89.724 tấn

Trang 22

được mức tăng trưởng hai, ba con số Mặc dù thị trường này chỉ chiếm 4,3% tổng

kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng cũng được coi là cứu cánhcho không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ Chín tháng đầu năm nay, xuất khẩu sangTrung Quốc tăng 17% cả về khối lượng và giá trị

Bên cạnh Trung Quốc, xuất khẩu thuỷ sản sang các nước và khu vực lâncận như Hàn Quốc, Asean, Úc và Canađa cũng đang có dấu hiệu khả quan Trongtháng 9, xuất khẩu sang những thị trường này đều đạt mức tăng trưởng hai con số

về cả khối lượng và giá trị (tăng từ 16% - 31% về giá trị) Đây cũng là tín hiệutích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm

Tín hiệu lạc đã quan xuất hiện

Ông Nguyễn Văn Lực, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 cho biết:Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trong ngành đã ký thêm được đơn hàng từ cácthị trường truyền thống Thậm chí, nhiều đơn vị đã phát triển được các hợp đồngxuất khẩu với các đối tác mới từ Nga, Đông Âu, Trung Đông So với các tháng

đầu năm, mức giá được ký cũng cao hơn Các chuyên gia trong ngành cũng dự

báo, xuất khẩu thủy sản Việt Nam quý 4 sẽ có sự chuyển biến tích cực so với

chín tháng đầu năm Sự phục hồi này dựa vào một số nguyên nhân như nhu cầu

tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Hoa Kỳ, NhậtBản và EU tăng trở lại

Các rào cản thương mại và kỹ thuật của các nước nhập khẩu đang được dỡ

bỏ dần (giữa tháng 8/2009, Ủy ban châu Âu (EC) đã chấp thuận bổ sung 30doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn, nâng tổng số lên 330 doanh nghiệp đượcxuất khẩu thủy sản vào thị trường này)

Thị trường Nga cũng đã mở cửa trở lại với nhiều doanh nghiệp Việt Nam

đó là Công ty Cổ phần Nam Việt; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An

Giang

Ngoài ra, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản chính thức cóhiệu lực từ ngày 1/10/2009, trong đó, 86% nhóm hàng nông, lâm, thủy sản củaViệt Nam vào thị trường Nhật Bản được ưu đãi về thuế (thuế suất nhập khẩu các

Trang 23

về của toàn ngành chỉ đạt khoảng 4,3 tỷ USD.

Tuy vậy, ông Lực vẫn cho rằng, những khó khăn mà xuất khẩu thủy sảnViệt Nam phải đối mặt thời gian tới không hề nhỏ như tại một số thị trường, cơquan chức năng chỉ cho phép những doanh nghiệp của cả hai nước đáp ứng đượccác yêu cầu nhất định mới được tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu thủy sản

Thêm vào đó, bắt đầu từ 1/1/2010, quy định về chống đánh bắt bất hợppháp, không báo cáo và không kiểm soát (Quy định IUU) của EC sẽ có hiệu lực.Theo đó, đối mỗi lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong tự nhiên khi

xuất khẩu sang EU đều phải có bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốcsản phẩm, hoặc giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủysản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặcbản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánhbắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu) Nhưng, tới thời điểm này, dự thảo

về quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác vẫn chưa được cơquan chức năng hoàn tất Về lo lắng này, Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòngQuản lý khai thác thủy sản (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) chorằng, quy định của EC chỉ áp dụng đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu cónguồn gốc khai thác từ tự nhiên

Trên thực tế năm 2008, cả nước đã xuất khẩu sang EU khoảng 350 ngàntấn thủy sản các loại, thu về kim ngạch trên 1,1 tỷ USD Trong số này, thủy sản

có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên chỉ chiếm trên 30% tương đương với khoảng

350 triệu USD Do đó, điều này sẽ không tác động quá lớn tới kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản của nước ta trong năm 2010 Đặc biệt là trong thời gian này, các

cơ quan chức năng cũng đang rất tích cực trong việc phố biến và hướng dẫn các

bên liên quan trong việc thực hiện quy định nêu trên

Nhìn chung, từ đầu năm đến hết tháng 6/2009 được coi là thời điểm rất khó khăn đối với hoạt độngxuất khẩu thủy sản Đến tháng 7, các chủ trương kích cầu của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, ngành nông lâmthủy sản thông qua nhiều hướng đi mới

Trang 24

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lương

Lê Phương, về thị trường xuất khẩu năm 2009, cố gắng giữ vững những thị trường truyền thống: EU, Mỹ, Nhật, Nga và một số thị trường mới là Trung Đông và Nam Mỹ Đối với thị trường Nga, tình hình đầu năm là rất khó khăn Tuy nhiên, sau khi Bộ

chế mới, từ tháng 5 trở đi tình hình đã sáng sủa hơn rất nhiều Theo yêu cầu của phía

thành lập ngay Ban chỉ đạoxuất khẩu thủy sản sang Nga để cùng phối hợp với đơn vị của bạn (Hiệp hội Nhậpkhẩu thủy sản Nga).Tình hình xuất khẩu sang thị trường này đạt 3 kết quảquan trọng:

+ Ngăn chặn được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp

xuất khẩu từ đó quản lý và thống nhất được cùng một giá xuất khẩu;

+ Cân đối được nhu cầu của thị trường;

+ Giải quyết rốt ráo vấn đề thanh toán, trước đây thị trường này thường “nợ lâu

và nợ lớn”

Nét mới trong xuất khẩu thủy sản năm 2009 là Việt Nam đã và đang tiến

hành đàm phán hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản Nhiều khảnăng tới đây, phía Nhật Bản sẽ giảm mức thuế nhập khẩu bằng 0% đối với các

sản phẩm tôm Việt Nam Đây là cơ hội quan trọng để chúng ta tiếp tục nâng caosức cạnh tranh và tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản Mới đây,phía Mỹ đã cử một đoàn công tác sang làm việc với Bộ NNPTNT và VASEP đểcủng cố mối quan hệ thương mại và công tác xuất khẩu thủy sản sang thị trườngnày

2.1.2.1.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam hiện nay

Thuận lợi

Thủy sản Việt Nam đoạt giải lớn tại châu Âu Hội chợ Thủy sản châu Âu

2009 vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ với nhiều giả thưởng lớn, trong đó cả châu Áchỉ có giải thưởng của Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Vĩnh Hoàn (Tp

Hồ Chí Minh) với sản phẩm Seafood Harmony."Qua mặt" 37 sản phẩm thủy sản

Trang 25

Được chế biến kết hợp giữa 2 sản phẩm điệp và tôm sú, Seafood Harmony

đã nhận được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và sức khỏe cho người tiêu dùng

của Ban giám khảo và khách hàng có mặt tại triển lãm Công ty chế biến và xuấtkhẩu thủy sản Vĩnh Hoàn là một trong 45 doanh nghiệp Việt Nam hoạt độngtrong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản có mặt tại Trung tâmHội chợ Triển lãm Quốc tế Heysel, Brussels, Bỉ, tham gia Hội chợ Thủy sản châu

Âu 2009, diễn ra trong các ngày từ 28 - 30/4 vừa qua Đây là năm thứ 17, Hộichợ Thủy sản, vốn được coi là sự kiện thương mại lớn nhất của ngành khai thác,xuất nhập khẩu thủy sản trên thế giới, được tổ chức tại Brussels

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đến tham gia hội chợ theo sự tổchức của Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).Gian hàng của VASEP, được thiết kế với sắc xanh chủ đạo hòa với nhiều sảnphẩm thủy sản được chế biến đa dạng và phong phú của các doanh nghiệp, đã thuhút hàng nghìn lượt khách đến từ các nước trên thế giới Đây là dịp để các doanhnghiệp hoạt động trong ngành thủy sản trên khắp thế giới gặp gỡ, trao đổi, tìmkiếm bạn hàng và có thể trực tiếp ký kết các hợp đồng mới

Xuất khẩu thủy sản đang trên đà thuận lợi Theo dự báo của Trung Tâm

thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, giá các sản phẩm thủy sản chủ yếu

như cá tra, tôm của Việt Nam sẽ tăng trở lại vào những tháng cuối năm và đây làđiều kiện thuận lợi để xuất khẩu thuỷ sản phục hồi

Theo những thông tin được chia sẻ tại một hội thảo về triển vọng thị

trường ngành thủy sản Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội ngày 28/7, trong 3 tháng trở

lại đây, tốc độ sụt giảm doanh số của ngành thủy sản bắt đầu chững lại, sau thờigian sụt giảm mạnh những tháng đầu năm do tác động của khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, đặc biệt là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực là cá tra, basa và tôm

Có thể đơn cử mặt hàng tôm với gần 19.000 tấn được xuất khẩu trong tháng 6,

tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt kim ngạch trên 148 triệu USD, tăng

Trang 26

gần 4% Sự phục hồi này đã góp phần đưa lượng tôm xuất khẩu tôm trong cả nửa

đầu năm tăng gần 2% về lượng và chỉ còn giảm chưa đến 5% về giá

“Xu hướng phục hồi của sản phẩm vốn được coi là xa xỉ trong thời kinh tế suy

thoái này thực sự là tín hiệu lạc quan cho doanh nghiệp kinh doanh thủy sản thờigian tới”, bà Nguyễn Thái Phương (Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản ViệtNam) nhận định

Về thị trường nhập khẩu, hàng thủy sản Việt Nam cũng có nhiều tín hiệulạc quan trong những tháng tới nhờ nhu cầu của các thị trường chính như EU, Mỹ

tăng trở lại Riêng Mỹ, chỉ sau 3 tháng giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam do kinh

tế không thuận lợi, đã nhanh chóng phục hồi trong tháng 4 và duy trì mức tăng

trưởng 2 con số đến hết tháng 6

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nổi lên như một tâm điểm khi luôn duy trìmức tăng nhập khẩu tôm Việt Nam khá cao từ đầu năm đến nay

Con số thống kê tháng 7 về xuất khẩu thủy sản nói chung cũng cho thấy

xu hướng phục hồi khá nhanh của mặt hàng này với 410 triệu USD so với chưađầy 380 triệu của tháng 6 Tính chung cả 7 tháng đầu năm, con số này đạt gần 2,2

tỷ USD, còn giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái

Tuy đã bắt đầu xu hướng phục hồi nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cảnăm nay cũng chỉ được đặt mục tiêu ở mức khoảng 4 tỷ USD, giảm khoảng nửa

tỷ USD so với mức đề ra từ đầu năm

Rộng mở thị trường cá tra, basa Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu cá

tra, cá basa của Việt Nam đã mở rộng thêm thị trường ra 24 quốc gia mới, nângtổng số các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 110 quốc gia

và vùng lãnh thổ Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, basa vẫn

đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản,

nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệuUSD Thị trường tiêu thụ chính của cá tra, basa Việt Nam vẫn là EU với kimngạch đạt 206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm Riêng thị trường Mỹ, bất chấp

khó khăn do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu sang nước này đã có sự tăng trưởngvượt bậc, đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98 % so với cùng kỳ năm 2008

Trang 27

Thủy sản Việt Nam sang EU sẽ khó khăn hơn Chỉ còn vài tháng nữa,

quy định thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn việc đánh bắt cá bất hợp

pháp (EC Regulation on IUU fishing) của Hội đồng châu Âu (EC) sẽ chính thức

có hiệu lực (1-1-2010) Khi quy định được thực thi, việc xuất khẩu thủy sản

đánh bắt của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ gặp nhiều khókhăn

Để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm khai thác từ biển sang thị trường

EU, trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương

cần phải có quy định chặt chẽ hơn (trách nhiệm của thuyền trưởng, của doanhnghiệp khi mua sản phẩm phải kiểm tra ra sao ) và đi kèm theo các chế tài xử lý

Cơ quan nhà nước thẩm quyền là Cục Khai thac và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,

các chi cục tại địa phương phải có hướng dẫn, tập huấn cho doanh nghiệp, cho

ngư dân về việc thực hiện quy định IUU

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành thủy sản, khả năng thực hiện quyđịnh này ở Việt Nam hiện nay là rất khó Việt Nam là một quốc gia có nghề cá

quy mô nhỏ (131.000 tàu), lực lượng quản lý mỏng, năng lực thống kê và dự báotrong nghề cá còn yếu, doanh nghiệp Việt Nam lại thu mua nguyên liệu qua hệthống trung gian (nậu vựa) vì thế rất khó để thực hiện ghi chép nguồn gốc xuất

xứ đầy đủ

Xuất khẩu thủy sản sang Ucraine cũng gặp khó khăn Việt Nam đã mời

phía Ukraine cử đoàn cán bộ sang kiểm tra, công nhận các doanh nghiệp chế biếnthủy sản Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu sang Ukraine, trước khi áp dụng quy

định mới về kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu

Ngày đăng: 19/12/2015, 17:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w