Nhằm tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê trong nước, em đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng xuấ
Trang 1Ngày nay hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ dừng lại
ở thị trường nội địa mà còn phải nhắm đến quá trình hội nhập kinh tế thế giới Để
nâng cao vị trí cạnh tranh trên thương trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệpsản xuất, kinh doanh và dịch vụ phải năng động trong quá trình giao dịch muabán nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp Xuất khẩu là một trongnhững hoạt động được chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển Thế mạnhcủa Việt Nam chính là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó, cà phê là mộttrong những mặt hàng đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước
Hiện nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang đứng đầu Châu Á, đứngthứ hai thế giới sau Brasil Mặc dù sản lượng xuất khẩu cà phê của ta tăng cao,song kim ngạch lại giảm sút đáng kể so với mấy năm trước đây Nhằm tìm hiểu
rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê trong nước, em đã chọn đề tài “Phân
tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường quốc tế trong
năm 2009” làm chuyên đề môn học Quản trị Kinh doanh Quốc tế.
Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên bài nghiên cứu không thểtránh khỏi những thiếu sót, vì thế em rất mong sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô
để bài làm này hoàn thiện hơn
Sinh viên thực hiện
Trang 2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1 Một số khái niệm về kinh doanh quốc tế
1.1.1 Kinh doanh Quốc tế
Kinh doanh quốc tế là sự nghiên cứu những giao dịch kinh tế diễn ra ngoàilãnh thổ quốc gia với mục đích thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và tổ chức.Những giao dịch kinh tế này bao gồm thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu) và đầu
tư trực tiếp cho những hoạt động ở nước ngoài
1.1.2 Phân loại Kinh doanh Quốc tế
1.1.2.1Thương mại quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm mọi giao dịch thương mại liênquan từ hai quốc gia trở lên với tư cách là tư nhân hoặc chính phủ Do vậy, có thểhiểu thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữ các doanh nghiệpcủa các quốc gia thông qua quá trình mua và bán
Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu
• Xuất khẩu
Xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF,xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài
Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005, xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưavào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật
• Nhập khẩu
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này muahàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc nhà sảnxuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước
Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF,chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào
Trang 3Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005, nhập
khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoàihoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật
1.1.2.2Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) một loại
quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồnlực đầu tư (tư bản - tiền) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợinhuận
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:
− Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn hoặc liên doanh)
− Đầu tư theo hình thức hợp đồng ( BCC,BOT,BTO,BT)
− Đầu tư phát triển kinh doanh
− Mua cổ phần ,góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
− Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
1.2 Cơ sở của thương mại quốc tế
Cơ sở đầu tiên của thương mại quốc tế là học thuyết trọng thương, một học
thuyết phổ biến của thế kỷ 18 khi vàng là phương tiện giao dịch trên thế giới.Chủ nghĩa trọng thương cho rằng chính phủ cần cải thiện kinh tế ngày càng sungtúc bằng cách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Kết quả dương
trong cán cân thương mại dẫn đến nguồn của cải đi vào quốc gia
Sau lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương, nguyên nhân hình thành thươngmại quốc tế được giải thích bởi các học thuyết thương mại tập trung vào việcchuyên biệt hóa năng lực sản xuất và trao đổi Học thuyết về lợi thế tuyệt đối củaAdam Smith và Học thuyết lợi thế so sánh của D Ricardo là hai ví dụ điển hình.Tiếp theo đó, Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố (Factor Proportions) củaHeckscher – Ohlin ra đời và giải thích về các yếu tố thâm dụng trong thương mạiquốc tế Lý thuyết này cho rằng các nước xuất khẩu sản phẩm cần thiết có số
lượng lớn các nhân tố sản xuất phong phú của các nước đó và sản phẩm nhập
khẩu cũng đòi hỏi số lượng lớn các nhân tố sản xuất hiếm hoi Học thuyết củaHeckscher – Ohlin khẳng định rằng sự khác biệt về giá thành sản xuất trên thị
Trang 4trường quốc tế và liên khu vực xảy ra là do sự khác nhau về cung ứng các nhân
tố sản xuất Nếu hàng hóa ấy mà tập trung số lượng lớn các nhân tố thuận lợi sẽlàm giảm giá thành sản xuất, nhờ đó giúp cho sản phẩm bá được giá thấp hơntrên thị trường quốc tế Khi các quốc gia giao dịch thương mại với nhau, mỗi bên
sẽ có được hàng hóa mà quốc gia đó tập trung lợi thế của mình và cả hai sẽ thulợi từ giao dịch này
1.3 Vai trò của thương mại quốc tế
• Đối với doanh nghiệp
Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá
trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ với các nước khác, nên trước hết, nó thực hiệnmục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp Thông qua thương mại quốc tế, các doanhnghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạnghóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp sự tăng trưởng bềnvững
Thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho
doanh nghiệp ở thị trường trong và ngoài nước Ngoài ra, kinh doanh thương mạiquốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
• Đối với nền kinh tế quốc dân
Thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông
qua việc sử dụng tốt hơn các nguồn lực quốc gia, tăng thu nhập quốc dân, tănghiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước,kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các nhu cầu tiềmtàng của người tiêu dùng
Bên cạnh đó, thương mại quốc tế còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh
tế đối ngoại, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế
Trang 51.4 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu
Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước
không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào
tỷ giá hối đoái:
− Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tếcủa nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên
− Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ, thìgiá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nênthấp đi
1.5 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúc đẩy nền kinh tếphát triển Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và pháttriển nền kinh tế:
− Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu và phục vụ công nghiệp
hoá đất nước: Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tưnước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ các hoạt động dịch vụ, xuất khẩu laođộng… Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu
− Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất pháttriển: Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còngiúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liênquan khác Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp chosản xuất ổn định và kinh tế phát triển Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo điềukiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,nâng cao năng lựcsản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanhnghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinhdoanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất
− Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống ngườidân: Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó
có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa - nhân tố kích thích nền kinh tế tăng
Trang 6trưởng Bên cạnh đó, xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong
nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu
− Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Trang 7CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ NĂM
2009
2.1 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần
đây
Theo đánh giá của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), Việt Nam là nước xuất
khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, sau Brasil Loại cà phê chủ yếu được xuấtkhẩu là cà phê robusta Xếp sau Việt Nam có một số nước như Colombia,Indonesia, Ấn Độ, Mexico, Ethiopia… Tổng sản lượng của ba quốc gia đứng đầu
là Brasil, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại Trong
đó riêng sản lượng của Brasil đã chiếm tới hơn 30% Hiện tại, Việt Nam cung
cấp khoảng 17% nhu cầu cà phê thế giới (1 triệu tấn)
Trong những năm gần đây, nông dân, trong đó một phần không nhỏ là
đồng bào các dân tộc đã từng bước làm chủ kỹ thuật trồng trọt và phát triển cà
phê thành một ngành hàng có giá trị kinh tế cao Đặc biệt, Việt Nam đã hình
thành được cả chu trình khép kín từ trồng, thu hoạch và tồn trữ, xuất khẩu, đưa
các hoạt động liên quan đến cà phê vận hành theo hướng thương mại hàng hóa và
đạt những kết quả tổng hợp cả về kinh tế - xã hội
Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay
tăng liên tục với mức trung bình gần 31%/năm Riêng 2 năm sau khi nước ta gia
nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 53% và đạt mức 2,3 tỷ USD
trong năm 2008 Như vậy, cà phê là một trong không nhiều mặt hàng xuất khẩu
chủ lực, với kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên Việt Nam trở thành một trong nhữngquốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, với những đối tác và bạn hàng nhậpkhẩu ổn định, ở khắp các châu lục
Thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là EU và Hoa Kỳ Trong
đó có một số thị trường lớn, sức mua cao và ổn định như Tây Ban Nha, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ, Bỉ… Theo số liệu thống kê năm 2008, cà phê Việt
Nam đã xuất khẩu đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó châu Âu và Mỹ
vẫn là các thị trường trọng điểm (châu Âu: trên 396 ngàn tấn, chiếm 39,6% tổng
Trang 8và ký kết hợp đồng thương mại cũng diễn ra nhanh và thuận lợi hơn, nhất là nếudiễn ra giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp của một nước thành viênWTO.
2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường quốc tế trong năm 2009
2.2.1 Kim ngạch và sản lượng
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), kim ngạch xuất khẩu
cà phê của Việt Nam trong năm 2009 ước tính đạt 1,8 tỉ USD Theo đó, khối
lượng xuất khẩu cà phê 2009 tuy đạt hơn 1 triệu tấn, song do giá giảm tới 400
-500USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, nên kim ngạch chỉ ước đạt 1,8 tỉ USD(giảm 18% so với năm 2008)
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam về tình hình xuất khẩu cà phê
từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2009 như sau:
Trang 92.2.2 Thị trường
Trong 10 tháng đầu năm 2009, Bỉ là thị trường dẫn đầu nhập khẩu cà phê
của Việt Nam, với lượng nhập 123.786 tấn, trị giá 179.020 nghìn USD, tăng171,32% về lượng và tăng 85,56% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến
là thị trường Đức, với lượng nhập 105.429 tấn, trị giá 156.409 nghìn USD, tăng3,92% về lượng, nhưng giảm 27,20% về trị giá; đứng thứ 3 là thị trường Mỹ, với
lượng nhập 97.477 tấn, trị giá 147.828 nghìn USD, tăng 24,07% về lượng và
giảm 9,55% về trị giá
Đáng chú ý, trong 10 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh, tăng 259,51% về lượng và 153,40% về trị giá,với lượng xuất 12.094 tấn, trị giá 17.003 nghìn USD
Thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 10 và 10 tháng năm 2009
Trang 11Tỷ lệ cà phê xấu, bị thải loại vẫn còn khá nhiều Việt Nam đang đứng trước mộtthách thức lớn về quản lý chất lượng xuất khẩu nhằm bảo vệ thương hiệu hơn làchạy theo số lượng.
Hiện tại, chỉ có trên 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam ápdụng quy định xuất khẩu TCVN: 4193-2005 (tương đương các quy định kiểm trahàng hóa xuất khẩu của Tổ chức cà phê thế giới), nên cà phê Việt Nam xuất khẩu
bị loại hơn 70% vì không phù hợp tiêu chuẩn quốc tế Tỷ lệ cà phê chất lượngcao chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng sản lượng
Việc quản lý giá thu mua cà phê cũng còn khá lỏng lẻo.Tuy nhiên, trongthực tế lại có nhà thu mua cà phê chín hay chưa chín đều cùng một giá Vả lại,nếu chỉ tính hạt đen vỡ mắc lỗi, thì hạt chưa chín lại không bị tính lỗi Do đó, cà
Trang 12Như đã trình bày ở trên, mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2009 xấp
xỉ năm 2008 trị giá thu được lại thấp hơn nhiều so với năm 2008 vì tác động củacuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến giá cà phê xuất khẩu cũng sụt giảm
Năm 2008, giá cà phê thế giới (tại sàn London) lên cao đến mức lý tưởng
(trên 2.800 USD/tấn) nhưng trong 3 tháng đầu năm 2009, giá đã sụt giảm mạnh,chỉ còn dao động trên dưới 1.500 USD/tấn Giá cà phê trên thị trường thế giới
và nội địa đã xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua Tại Tây Nguyên, giá càphê nhân xô cũng tuột dốc, từ 34.000 – 35.000 đồng/kg xuống còn 25.000 đồng,thậm chí có thời điểm xuống 22.000 đồng/kg
Trong những tuần cuối tháng 4 và đến giữa tháng 5/2009, giá cà phê xuấtkhẩu đã tăng nhẹ lên 1.390-1.400 USD/tấn Đến ngày 21/7, giá cà phê Robustathị trường London tăng mạnh, đạt 1.535 USD/tấn, khiến giá cà phê nội địa ViệtNam cũng tăng theo Giá cà phê nhân xô ở Đak Lak đã lên mức 26.100 đồng/kg.Trong vòng một tháng, giá đã tăng đến 4.600 đồng/kg
Trong vòng từ đầu tháng 6 đến 21/7, giá cà phê biến động phức tạp Càphê Robusta giao dịch tại thị trường London ngày 10/6 đứng ở mức 1.557USD/tấn thì ngay sau đó liên tục giảm mạnh, đến ngày 26/6 còn 1.313 USD mỗitấn Chỉ sau 2 tuần, giá cà phê trên thị trường thế giới đã chênh lệch tới gần 250USD mỗi tấn Điều này khiến giá cà phê xuất khẩu chỉ còn xấp xỉ 1.280USD/tấn Giá cà phê “nhảy múa” với biên độ lớn và trong thời gian ngắn đãkhiến nhiều nông dân và doanh nghiệp trở tay không kịp, gánh khoản lỗ lớn Còndoanh nghiệp, nhập kho từ đầu tháng và xuất cuối tháng, tính ra mỗi tấn cà phêdoanh nghiệp lỗ 4,2-6 triệu đồng Tức là cứ 1.000 tấn cà phê có trong kho và xuấtkhẩu doanh nghiệp lỗ 4,2-6 tỷ đồng