Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục gặp phải nhiều vụ
kiện bán phá giá và một số “sự cố” về chất lượng tại thị trường Italia và Ai Cập.
Bài học rút ra là phải tổ chức xúc tiến thương mại và công tác thị trường cho giỏi,
phải có chiến lược thị trường đàng hoàng, rõ ràng. Chiến lược thị trường phải chú ý đến nhu cầu, thị hiếu để cải tiến về quy trình sản xuất, đóng gói bao bì, xây dựng được mạng lưới phân phối tại thị trường bản xứ và bán những khách hàng cần. Buôn có bạn, bán có phường, phải có bạn bè khách hàng tình nghĩa chứ
không theo kiểu chộp giật, có mới nới cũ thì mới có thể thành công.
Về phương hướng xuất khẩuthủy sản năm 2010, Thứ trưởng Lương Lê Phương cho rằng cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu. Phải có được
những chương trình, đề án, dự án đầu tư sản xuất đủ nguồn nguyên liệu. Nếu không đủ thì phải nhập nguyên liệu nhưng là nhập có tổ chức và kiểm soát chặt
chẽ chất lượng và giá cả đầu vào. Tiếp đến là phải tạo được chuỗi liên kết giữa
sản xuất - chế biến - xuất khẩu. Chuỗi liên kết này rất quan trọng và được cấu
thành bởi 2 mối liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết tất cả các
khâu của quá trình, từ thức ăn, nuôi trồng, khai thác, xử lý môi trường đến chế
biến, thương mại, dịch vụ…và liên kết ngang là liên kết giữa các chủ thể trong cùng một công đoạn.
Năm 2010, xuất khẩu thủy sản dự kiến tăng trưởng 10%. Dù các năm trước đều đạt mức tăng trưởng xuấtkhẩu 20 - 22% nhưng năm 2010 chỉ dự kiến
10% vì dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Quan trọng là người nuôi, người khai
thác, chế biến và cộng đồng doanh nghiệp phải cùng có “lãi”. Có như vậy mới
tạo được sự phát triển bền vững trên cả 3 phương diện là hiệu quả kinh tế, hiệu
KIL
OB
OO
K.C
OM
vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Với các mặt hàng thủy sản, lâu nay chúng ta mới chỉ làm tốt hàng để xuất khẩu, tới đây phải làm hàng bán
cho người người tiêu dùng trong nước tốt hoặc thậm chí tốt hơn hàngxuấtkhẩu. Phải có ý thức sản xuất và nghiên cứu kỹ thị trường từng vùng, từng miền, từng
tỉnh. Trước mắt làm “hàng khô” là ưu tiên đầu tiên, rồi nữa là đến đồ hộp và sau là hàng chế biến đông lạnh. Tăng cường lưu thông các mặt hàng thủysản trong hệ thống các siêu thị và tổ chức bán hàng lưu động tại các vùng nông thôn, vùng
xâu vùng xa, đặc biệt là ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2010 này.
Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa
Ông Nguyễn Văn An, Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hoà, đơn vị chuyên xuất khẩu cà phê cho biết, theo dự báo của nhiều chuyên gia, thị trường xuất
khẩu của hàng hoá Việt Nam trong năm 2010 có thể sẽ khá hơn, tạo ra điều kiện
tốt hơn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do tăng trưởng kinh tế thế giới, sự
phục hồi các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore và Nga. Gần đây Trung Quốc đang cố gắng giảm thuế nhập khẩu hàng hoá từ ASEAN, đây là một cơ hội mà doanh nghiệp cần tận dụng…
Trong bối cảnh thuận lợi của năm 2010, đã có nhiều đề xuất là các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong xuất khẩu với nhiều gợi ý.
Thứ nhất là cần tìm cách mở ra những thị trường mới không quá phụ
thuộc vào những thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản. Thị trường châu Phi, Trung Đông, châu Đại Dương và ngay cả thị trường châu Á được đánh giá phục hồi rất
nhanh.
Thứ hai, kinh tế thế giới trong năm 2010 còn trồi sụt, chưa thật vững chắc,
theo dự báo có khả năng tăng trưởng khoảng 3,2%.
Thứ ba, có nhiều mặt hàng có khả năng phát triển xuất khẩu trong năm 2010 như cao su. 80% lượng cao su tự nhiên được dùng cho ngành công nghiệp
lắp ráp ôtô và thị trường ôtô năm 2010 là phát triển, trong khi đó, khả năng cung
cấp cao su của nhiều nước trên thế giới là giảm, cho nên nhu cầu tăng, lượng
cung giảm, vì vậy giá cao su sắp tới tương đối tốt. Mặt hàng gạo có khả năng
phát triển tốt, vấn đề là chúng ta làm thế nào bán ở giá tốt nhất, lựa chọn đơn hàng và đấu thầu một cách thông minh để chọn được giá tốt.
KIL
OB
OO
K.C
OM
Trong nội bộ doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, dẫn tới ghìm giá nhau hoặc giảm giá đi để bán lấy được, mang lại thiệt hại
lớn cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý thêm là năm
2010 có rất nhiều rào cản và những quy định mới của các thị trường xuất hiện. Ví
dụ dệt may đến năm 2010 các nhà đặt hàng chỉ nêu ý tưởng, chúng ta phải thiết
kế, như vậy đòi hỏi vai trò doanh nghiệp lớn, giữ vai trò đầu tàu, những doanh
nghiệp nhỏ sẽ coi như quy tụ xung quanh để giải quyết việc này. Thị trường EU
sẽ đưa ra những rào cản rất khó vượt qua cho ngành thủy hải sản, như quy định
truy xuất nguồn gốc thủy hải sản đánh bắt… Chúng ta cũng không loại trừ một số
biện pháp mang tính chất bảo hộ của một số thị trường và đưa ra thông tin xấu như trong việc xuất khẩu cá tra, cá basa thời gian qua, nên cũng phải đề phòng.
Cần khắc phục ngay tình trạng một số DN cạnh tranh thiếu lành mạnh,
chấp nhận lãi ít, hạ giá bán lấy được gây thiệt hại lớn cho cộng đồng. Thêm nữa, trong năm 2010 sẽ có rất nhiều rào cản, quy định mới của thị trường, ví dụ như
dệt may trong năm 2010, nhà đặt hàng chỉ nêu ý tưởng còn DN phải tự thiết kế
sản phẩm mà đây đang là khâu yếu của DN dệt may Việt Nam.
Do vậy, những DN lớn phải đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết kế sản
phẩm, sau đó chia đơn hàng để DN nhỏ gia công. EU đã áp dụng quy định IUU
về việc truy suất nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm… Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT đã phổ biến những quy định này đến DN và các cơ quan quản lý sẽ
phải theo dõi chặt chẽ việc truy suất nguồn gốc sản phẩm để thủy sản Việt Nam
không những vẫn giữ được chỗ đứng trên thị trường EU mà còn tăng được sản lượng.