1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh luận văn ths quản lý kinh tế 60 34 01 doc

102 310 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Hà Nội - 2014LỜI CẢM ƠN Đối với mỗi quốc gia nói chung, mỗi địa phương nói riêng, khu vựcKinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,làm tăng GDP, tạo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 3

Hà Nội - 2014

LỜI CẢM ƠN

Đối với mỗi quốc gia nói chung, mỗi địa phương nói riêng, khu vựcKinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,làm tăng GDP, tạo việc làm, đóng góp vào thu Ngân sách, ổn định xã hội, khuvực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế thị trường, điều mà cáckhu vực kinh tế khác khó có thể làm được … Với phạm vi hoạt động rộng lớntrên mọi ngành nghề, lĩnh vực, kinh tế tư nhân đã và đang len lõi vào từng khuvực nhỏ nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, đa dạng các loại hình trao đổi,chủng loại hàng hóa, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng

Đối với tỉnh Hà Tĩnh, khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có nhiều đónggóp lớn Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tếtoàn cầu, khu vực kinh tế tư nhân Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn, thửthách Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý của tỉnh nhà đó là tìm ra các giảipháp để vực dậy và thúc đẩy nền kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mang lạihiệu quả lớn cho việc phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh nhà

Với những kiến thức được học trong nhà trường, cùng với sự hướng dẫntận tình của PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, sự góp ý của các thầy cô giáo tronghội đồng bảo vệ luận văn, bằng cả sự đam mê, tìm hiểu về Kinh tế tư nhân,bản Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế với đề tài Phát triển kinh tế tư nhân tại

Hà Tĩnh của tôi đã được hoàn thành Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơnchân thành đến quý thầy cô giáo trường Đại Học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia

Hà Nội cả những thầy cô tham gia trực tiếp giảng dạy và những thầy cô khôngtrực tiếp giảng dạy lớp thạc sỹ Quản lý kinh tế 5 – khóa 20, nhưng đã đónggóp công sức vào giáo trình cũng như tổ chức lớp để chúng tôi có thể hoànthành khóa học Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị ởUBND tỉnh, Cục thuế, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thông kê Hà Tĩnh những

Trang 4

người đã cung cấp số liệu để tôi có cơ sở nghiên cứu trong đề tài Hi vọng bảnLuận văn sẽ giúp cho các nhà quản lí tỉnh nhà thấy được bức tranh của khuvực kinh tế tư nhân tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian gần đây, và có thể ứng dụngnhững giải pháp mà tôi đã đưa ra trong Luận văn nhằm thúc đẩy triển khu vựckinh tế tư nhân Hà Tĩnh ngày một lớn mạnh.

Tuy rất cố gắng để hoàn thiện đề tài, nhưng chắc rằng trong bài viết sẽvẫn còn thiếu sót Rất mong nhận được góp ý của các thầy cô giáo, các bạnhọc viên , và quý vị độc giả quan tâm

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .i

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vivv

DANH SÁCH BẢNG viivivi

DANH SÁCH HÌNH iiiviiiviivii PHẦN MỞ ĐẦU 111

1 Tính cấp thiết của đề tài 111

2 Tình hình nghiên cứu 333

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 444

3.1 Mục đích nghiên cứu: 555

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 555

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 555

5 Phương pháp nghiên cứu 555

6 Những đóng góp mới của luận văn 666

7 Bố cục của luận văn: 777

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển kinh tế tư nhân……

… 108

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Kinh tế tư nhân 888

1.1.1 Khái niệm về Kinh tế tư nhân 888

1.1.2 Đặc trưng của Kinh tế tư nhân 21

1.1.3 Các tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển KTTN 252525

1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Kinh tế tư nhân 252525

Trang 6

-ii-1.2 Thực tiễn phát triển Kinh tế tư nhân ở một địa

phương 3032

1.2.1 Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc 3032

1.2.2 Phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh 3436

1.2.3 Bài học cho Hà Tĩnh 3841

Chương 2: Phát triển Kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh ……… … …… …

4143 2.1 Giới thiệu về tỉnh Hà Tĩnh 434343

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 434343

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế: 444444

2.2 Thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh 464646

2.2.1 Về mặt lượng 4446

2.2.2 Về mặt chất……… 5153

2.2.3 Những đóng góp của Kinh tế tư nhân đối với Hà Tĩnh 56565659 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh.616161 2.3.1 Nguồn lực cho phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh 616161

2.3.2 Quản lý nhà nước trong Chính sách pphát triển Kinh tế tư nhân của Hà Tĩnh .646464

2.4 Đánh giá chung 68

2.4.1 Những mặt thành công 68686867

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 71717169

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Hà Tĩnh

Trang 7

-iii-3.1 Bối cảnh mới cho phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh 74747472

3.1.1 Thuận lợi 74747472

3.1.2 Thách thức 75757573

3.2 Định hướng phát triển Kinh tế tư nhân 76767674

3.3 Các giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân 77777775

3.3.1 Về phía các cơ quan quản lý tỉnh Hà Tĩnh 78787876

3.32.2 Về phía doanh nghiệp, hộ kinh doanh… ………7983

3.3.3 Giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh 84

3.4 Một số kiến nghị với Đảng , Nhà nước và Chính phủ 86868682

KẾT LUẬN……… ………

882 TÀI LIỆU THAM KHẢO………

9084

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCHC: Cải cách hành chính

CCN: Cụm công nghiệp

CNTT: Công nghệ thông tin

CSHT: Cơ sở hạ tầng

DN: Doanh nghiệp

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

Trang 8

-iv-GTGT: Giá trị gia tăng

KCN: Khu công nghiệp

KH – CN: Khoa học – Công nghệ

KHKT: Khoa học kỹ thuật

KT – XH: Kinh tế - Xã hội

KTNN: Kinh tế nhà nước

KTQD: Kinh tế quốc dân

KTTN: Kinh tế tư nhân

KVTN: Khu vực tư nhân

NN: Nhà Nước

NSNN: Ngân sách nhà nước

THPT: Trung học phổ thông

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

UBND: Ủy ban Nhân dân

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình thu hút lao động trong khu vực KTTN Việt Nam 15

Bảng 1.2: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến ngày 31/12 32

Bảng 1.3: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2012 34

Bảng 1.4: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến ngày 31/12 37

Bảng 1.5: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2012 38

Bảng 2.1: Số lượng, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Hà Tĩnh từ 2008 – 2012 46

Trang 9

-v-Bảng 2.2: So sánh số lượng doanh nghiệp khu vực các tỉnh Bắc miền trung,

Vĩnh Phúc, Bắc Ninh 2008-2012 47

Bảng 2.3: Số lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản từ năm 2008 - 2012 4 9 7 Bảng 2.4: Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp Hà Tĩnh 49

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp 49

Bảng 2.6: Số DN phân theo quy mô nguồn vốn đến 31/12/2012 50

Bảng 2.7: Số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 51

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 51

Bảng 2.9: Số DN phân theo quy mô lao động tính đến 31/12/2012 52

Bảng 2.10: Số lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản từ năm 2008 - 2012 5 3 1 Bảng 2.11: Doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của DN tỉnh Hà Tĩnh

từ năm 2008 - 2012 53

Bảng 2.12: Doanh nghiệp phân theo mức lợi nhuận năm 2012 54 5

Bảng 2.13: Hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2012 55

Bảng 2.14: Thu nhập của người lao động trong DN đang hoạt động 5 4 6 Bảng 2.15: Cơ cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động 5 6 4 Bảng 2.16: Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh tế 57 7

Bảng 2.17: Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hà Tĩnh từ năm 2008 - 2012 5 8 6 Bảng 2.18: Tỷ trọng lao động phân bố theo ngành nghề kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012 60

Bảng 2.19: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012 70

Bảng 2.20: Tổng hợp các chỉ số của Hà Tĩnh qua các năm 70

Trang 11

-vii-PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế tư nhân đóng vai trò vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế củamọi quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, do yếu tố lịch sử; đặc biệt, là cáccông cuộc chống ngoại xâm của dân tộc trải dài hàng thập niên, đã ảnh hưởnglớn đến sự phát triển của thành phần Kinh tế tư nhân, cho nên thành phầnKinh tế tư nhân của nước ta chưa đáp ứng được vai trò và kỳ vọng

Kể từ năm 1986 lại nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách quantrọng nhằm xây dựng và phát triển thành phần Kinh tế tư nhân Đại hội Đảng lầnthứ VI là một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, Đạihội Đảng VI đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần Việc phát triển kinh tế tưnhân là tất yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giải phóng mọi lực lượng sảnxuất nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo dân giàu, nước mạnh Nghị quyết hộinghị Trung ương lần thứ 5 (khoá IX) nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,khuyến khích và tạo điều kiện phát triển Kinh tế tư nhân”, “các thành phần kinh tếkinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lànhmạnh” [19] Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực Kinh tế tư nhân ở nước ta

đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây Các doanh nghiệp

ở khu vực Kinh tế tư nhân ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tếquốc dân

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:

“Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinhdoanh Các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, Kinh tế tư nhân (cáthể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư

Trang 12

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật,cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”[10].

Từ năm 1991 đến nay, Hà Tĩnh được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh để trởthành đơn vị trực thuộc Trung ương, Kinh tế tư nhân đã có bước phát triểntích cực, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong nhữngnăm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, khả năng cạnhtranh và hội nhập còn yếu kém, tỉ trọng GDP thấp Hầu hết các doanh nghiệp

tư nhân ở địa phương chỉ có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kém, đóng gópvào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý nhà nước đối với Kinh tế tưnhân còn nhiều yếu kém: Tự phát, quá coi trọng lợi ích cá nhân dẫn đếnnhững việc làm phi pháp như sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàngkém chất lượng, trốn lậu thuế, chụp giật, không những gây thiệt hại về kinh tế

mà còn tác động tiêu cực tới môi trường văn hoá - xã hội Đặc biệt, dưới tácđộng của suy thoái kinh tế, trong hai năm 2011, 2012 và quý I/2013, rất nhiềucác doanh nghiệp trong khu vực Kinh tế tư nhân hoạt động kém hiệu quả, dẫnđến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản hoặc thu nhỏ lại, ảnh hưởnglớn đến các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, mà nguyên nhân một phần là

do suy thoái kinh tế, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do doanh nghiệp thiếuchiến lược, thiếu kế hoạch kinh doanh dài hạn; cơ chế điều hành, sự hỗ trợcủa nhà nước, của tỉnh chưa kịp thời

Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế Kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đểrút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích,

hỗ trợ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của loại hình kinh tế này là

đòi hỏi khách quan, cần thiết Đó là lý do tôi đã chọn đề tài “Phát triển Kinh

tế tư nhân ở Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu

Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Trang 13

+ Kinh tế tư nhân có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Nhữngnhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của Kinh tế tư nhân? Để Kinh tế tưnhân phát t ri ển m ạnh mẽ, đúng h ướng t hì cần phải có nhữn g đi ề u kiện gì?

+ Vai trò, thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh như thế nào?

Xu hướng phát triển của Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong những năm tới rasao?

+ Cần phải có những giải pháp gì để thúc đẩy Kinh tế tư nhân ở tỉnh HàTĩnh phát triển?

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập về sự tồn tại khách quan, vịtrí, vai trò của Kinh tế tư nhân, đánh giá sự phát triển và đưa ra những giảipháp nhằm phát triển Kinh tế tư nhân, hoặc một số loại hình thuộc khu vựcKinh tế tư nhân ở Việt Nam và một số địa phương trong nước Có thể kể ramột số các công trình nghiên cứu của một số tác giả như sau:

- GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2003) Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối

với kinh tế tư nhân nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc, Hà Nội Công trình

này tập trung trình bày tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thànhphần, thực trạng và vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta, vấn đề quản lý Nhànước đối với kinh tế tư nhân, một số biên pháp của Đảng và Nhà nước đối vớithành phần nghiên cứu này

- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong

tiến trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội Cuốn sách đã đưa ra một cách nhìn

khách quan về kinh tế tư nhân với những ưu thế và hạn chế vốn có của nó,phân tích đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Viêt Nam Trên cơ sở đó đề

ra những giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều

Trang 14

- Lê Thị Vân Liêm (2007), Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu

vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế,

Đại học quốc gia Hà Nội Luận văn giới thiệu một số vấn đề chung về các loạihình doanh nghiệp tư nhân, và trình bày thực trạng phát triển các lọai hìnhdoanh nghiệp tư nhân, đưa ra một số định hướng, đề xuất phát triển loại hìnhdoanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các Tạp chí, chuyên san vềkinh tế; Đặc biệt, gần đây nhất là bài viết của thạc sỹ Phan Minh Tuấn đăngtrên tạp chí Tài chính số 6 – 2013 với tiêu đề “Phát triển kinh tế tư nhân:Những vấn đề đặt ra” Bài viết đã đề xuất một số việc cần làm ngay nhằm tạođộng lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa chokinh tế đất nước

Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng trên giác độ địa phương

Hà Tĩnh, mới chỉ có một vài bài viết đăng trên báo địa phương mà hầu hết chỉmang tính thống kê số liệu và chỉ phản ảnh một khía cạnh nào đó của khuvực kinh tế tư nhân, ví dụ, như bài viết “Doanh nghiệp tư nhân Hà Tĩnh:Lượng, chất bất đồng hành!”[32] của tác giả Trong Tuệ - Hoài Nam đăng trênbáo Hà Tĩnh ngày 5/10/2010 bài viết chỉ mang tính so sánh số liệu tăngtrưởng số lượng các doanh nghiệp tư nhân của Hà Tĩnh qua các năm từ 2010trở về trước… các bài viết chưa nghiên cứu phân tích được một cách đầy đủkhoa học về phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh, đặc biệt ở trong bối cảnh

mới của giai đoạn hiện nay Vì vậy, đề tài “ Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà

Tĩnh” sẽ cập nhật số liệu, bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu trên và

phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng phát triển Kinh tế tưnhân ở Hà Tĩnh, đồng thời đưa ra những luận cứ, giải pháp có tính khả thi

để phát triển Kinh tế tư nhân của tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới

Trang 15

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở

Hà Tĩnh trong bối cảnh của hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt, dưới tác độngcủa suy thoái kinh tế toàn cầu trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuấtphương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển Kinh tế tư nhân ở HàTĩnh trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:+ Hệ thống hóa lý luận chung về kinh tế tư nhân

+ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước về pháttriển Kinh tế tư nhân để rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh

+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh

Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay

+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển Kinh tế

tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh hiệu quả hơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân baogồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân Cụ thể, là Hộ kinhdoanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp

tư nhân

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Nghiên cứu sự phát triển của Kinh tế tư nhân tại trong các

lĩ nh vực nông nghiệp, côn g n ghi ệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh Hà Tĩnh.+ Về thời gian: Từ năm 2008 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hoá khoa học,

Trang 16

tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trong luận văn, người viết sẽ sử dụng phương pháp trừu tượng hóakhoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng đơn lẻ, ngẫunhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra nhữngcái điển hình, ổn định, vững chắc để nghiên cứu từ đó tìm ra bản chất cáchiện tượng và quá trình về phát triển Kinh tế tư nhân, hình thành các phạmtrù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành thông qua các côngđoạn: thu thập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu, và kiểm tra kếtquả phân tích

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng pháttriển Kinh tế tư nhân tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay trên cả hai mặt thành

Trang 17

công và hạn chế.

- Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnhhiệu quả hơn

7 Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, giải trình những chữ viết tắt, mục lục, danh mục cácbảng biểu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển Kinh tế tư nhân

Chương 2: Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà

Tĩnh giai đoạn tiếp theo

Trang 18

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Kinh tế tư nhân

1.1.1 Khái niệm về Kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân

1.1.1.1 Khái niệm về Kinh tế tư nhân

Hiện nay tồn tại một số cách hiểu khác nhau về Kinh tế tư nhân, tùytheo quan điểm và cách nhìn nhận mang tính chất về sở hữu mà ta đưa ra cáckhái niệm khác nhau về Kinh tế tư nhân Cụ thể, có thể nêu ra ba khái niệmsau đây:

- Quan niệm thứ nhất: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sởhữu tư nhân về tư liệu sản xuất

Thuật ngữ kinh tế tư nhân gắn liền với vấn đề sở hữu Sở hữu là mối quan

hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu của cải vật chất Cùngvới sự phát triển của lịch sử, đặc biệt với sự tồn tại của 2 hệ thống kinh tế xãhội chủ nghĩa (XHCN) và tư bản chủ nghĩa (TBCN), các quan hệ sở hữu lạicàng trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn Nhìn chung có thể hiểu chế độ sởhữu trên hai phương diện sau:

Thứ nhất, chế độ sở hữu là khái niệm để chỉ hình thức xã hội của chiếm

hữu của cải vật chất, được ghi trong luật pháp Theo đó có hai hình thức sởhữu cơ bản là tư hữu và công hữu

Thứ hai, chế độ sở hữu là khái niệm có nội hàm về quyền chiếm hữu,

sử dụng những tư liệu sản xuất và quyền phân chia lợi ích tài sản được luậtpháp thừa nhận Theo cách hiểu này có các hình thức sở hữu khác nhau như

sở hữu quốc doanh, tập thể và cá thể

Trang 19

Như vậy, sở hữu tư nhân là quyền hợp pháp của tư nhân trong việcchiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất, chi phối và hưởng lợi từkết quả của quá trình sản xuất đó Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở

ra đời khu vực kinh tế tư nhân

- Quan niệm thứ hai: Nền kinh tế gồm ba khu vực: khu vực quốcdoanh, ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Nhưvậy, theo quan niệm này, kinh tế tư nhân gồm loại hình doanh nghiệp hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp 2000, các hộ kinh doanh cá thể, người sản xuấtnhỏ

- Quan niệm của Đảng CSVN: Đại hội Đảng toàn quốc lần X của ĐảngCộng Sản Việt Nam đã khẳng định, nền kinh tế nước ta hiện nay có 5 thànhphần kinh tế sau: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (cá thể, tiểuchủ, tư bản tư nhân); kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).Trong năm thành phần kinh tế thì kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tưnhân là thuộc về kinh tế tư nhân

Để đảm bảo thống nhất số liệu, khai thác từ các nguồn số liệu của các

cơ quan nhà nước là các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương chúng ta sẽ

nghiên cứu những nội dung tiếp theo trên cơ sở quan điểm của Đảng CSVN

1.1.1.2 Khái niệm về phát triển Kinh tế tư nhân.

Để làm rõ khái niệm về phát triển kinh tế tư nhân, trước tiên chúng taphải hiểu rõ khái niêm về tăng trưởng và phát triển

- Tăng trưởng chỉ sự tăng lên đơn thuần về mặt số lượng

- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiềuhướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiệnđến hoàn thiện hơn Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thếcái lạc hậu

Trang 20

tăng lên về mặt số lượng thì phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn bao gồmbao gồm biến đổi cả về lượng và chất.

Phát triển Kinh tế tư nhân là sự biến đổi theo xu hướng tăng lên cả về

số lượng và chất lượng của Kinh tế tư nhân

1.1.1 3 Các loại hình thuộc khu vực Kinh tế tư nhân mà đề tài nghiên cứu a/ Phân theo quy mô tổ chức sản xuất và hình thức góp vốn:

*Kinh tế cá thể, tiểu chủ

+ Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế tư nhân của một hộ gia đình hay một cánhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên sở hữu tư nhân nhỏ về vốn và cácđiều kiện kinh doanh với việc sử dụng sức lao động của chính hộ đó hay cánhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê

+ Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điềuhành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụnglao động thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao độngnhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạnhoặc công ty cổ phần

Như vậy, hình thức tồn tại của kinh tế cá thể tiểu chủ là Hộ kinh doanh

cá thể, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất Hình thức kinh doanhnày chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, việc sử dụng lao động làm thuêkhông thường xuyên Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh tế độc lập tự chủtrong sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịutrách nhiệm về kết quả tài chính của mình Hộ kinh doanh cá thể là một chủthể kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình là chủ, mang các đặc điểmsau:

- Có địa điểm, khu vực sản xuất kinh doanh ổn định, sở hữu tư nhân về

tư liệu sản xuất và vốn

Trang 21

- Chủ hộ kinh doanh cá thể toàn quyền quyết định về phương thức quản

lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, phân phối lợi nhuận

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán

- Sử dụng lao động trong gia đình, dòng họ, giải quyết công ăn việc làmcho bản thân và hộ gia đình

Hộ kinh doanh cá thể được thừa nhân là một đơn vị kinh tế tự chủ, gópphần tích cực giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đờisống, ổn định chính trị xã hội

* Kinh tế tư bản tư nhân.

Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê Trong thời kỳ quá độ ở nước

ta, thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xãhội hóa sản xuất, khai thác các nguồn vốn, giải quyết việc làm và góp phầngiải quyết các vấn đề xã hội khác Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạybén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quátrình tăng trưởng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân cótính tự phát rất cao

* Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân:

Các loại hình này là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tưnhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất Theo Luật Doanh nghiệp

số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005[16] (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2006),thì các loại hình doanh nghiệp này được phân biệt như sau:

- Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp

Trang 22

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn.+ Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định quy mô, phương thức hoạtđộng, quản lý kinh doanh, sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Công ty Cổ phần

Công ty Cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có tính xã hội hóa cao,người lao động có thể trở thành người chủ sở hữu, gắn được lợi ích cá nhânvới hoạt động của doanh nghiệp, do đó là một mô hình hoạt động có hiệu quảhiện nay Đặc điểm:

+ Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba vàkhông hạn chế số lượng tối đa

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản kháccủa doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp

- Công ty TNHH

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, đượcpháp luật thừa nhận Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lýriêng biệt Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thểnhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty

Trang 23

Công ty hợp danh là tổ chức kinh doanh có ít nhất hai cá nhân là thànhviên hợp danh làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản củamình về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty.

Đặc điểm:

+ Công ty có tư cách pháp nhân

+ Công ty phải có từ hai cá nhân trở lên tham gia thành lập bao gồmthành viên hợp danh, thành viên góp vốn (có thể có)

+ Thành viên hợp danh phải là người có trình độ, có uy tín nghề nghiệp,chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình

+ Thành viên góp vốn là thành viên chỉ góp vốn vào công ty và chịu tráchnhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình

+ Tài sản của công ty độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu tráchnhiệm bằng chính tài sản đó

b/ Phân theo ngành và lĩnh vực kinh doanh

Các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu nghiên cứu ngày nay thường phân khu vựcKinh tế tư nhân theo 3 lĩnh vực lớn là:

-Kinh tế tư nhân trong ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản.-Kinh tế tư nhân trong ngành công nghiệp - xây dựng

-Kinh tế tư nhân trong ngành thương mại - dịch vụ

1.1.1.4 Điều kiện phát triển kinh tế tư nhân

- Kinh tế tư nhân phải được thực sự tự do phát triển.

Kinh tế tư nhân sẽ thực sự tự do phát triển nếu được đưa vào luật vớiđịnh hướng phát triển một cách liên tục, lâu dài, không chịu sự phụ thuộc củabất kỳ một thể chế chính trị nào

- Tạo môi trường cạch tranh lành mạnh.

Kinh tế tư nhân phát triển cạnh tranh trong môi trường Kinh tế thị

Trang 24

tiêu cực bất công thì sẽ làm kìm hãm sự phát triển của thành phần Kinh tế tưnhân Điều đó cho thấy muốn kinh tế tư nhân phát triển tốt thì nhà nước phảiphát triển nền Kinh tế thị trường một cách lành mạnh.

1.1.1 5 Vai trò của Kinh tế tư nhân

- Huy động, phân bổ và sử dụng một cách tối ưu mọi nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh.

Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc huy động mọi nguồnlực tiềm ẩn trong xã hội cho phát triển kinh tế Nguồn lực này có thể tồn tạidưới các hình thức khác nhau như: tài chính, đất đai, thiết bị máy móc, kinhnghiệm quản lý, kỹ năng lao động…sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ khai thác

và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó

Khi thành phần kinh tế tư nhân được nhà nước cho phép hoạt động vàphát triển một cách bình đẵng với các thành phần kinh tế khác sẽ thu hút đượcnguồn lực vô cùng to lớn trong xã hội mà lâu nay vẫn còn lãng phí Chúng taxem xét một nguồn lực điển hình đó là Nguồn vốn Nguồn vốn là yếu tố đầuvào cần thiết cho quá trình sản xuất Trong một nền kinh tế đang phát triểnnguồn vốn rất khan hiếm và đặc biệt đối với các nền kinh tế chuyển đổi nhưViệt Nam thì nguồn vốn càng khan hiếm hơn, khi các tổ chức tài chính chưaphát triển và không có khả năng huy động tiền tiết kiệm từ dân cư, cũng nhưhạn chế của ngân sách trong việc phân bổ vốn cho đầu tư Do đó khả nănghuy động vốn của khu vực KTTN trở nên rất quan trọng Vậy nguồn vốnđược khu vực kinh tế tư nhân huy động khi nào? bằng cách nào? Đó là khicác doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN được đặt trong môi trường kinhdoanh bình đẳng và được tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinhdoanh thì các chủ doanh nghiệp có thể tự tin mạo hiểm với khoản tiền tiếtkiệm của bản thân họ, hoặc vay mượn của họ hàng và bạn bè họ để theo đuổimục tiêu kinh doanh nhằm thu lợi nhuận Tuy nhiên do hệ thống tài chính

Trang 25

kém phát triển nên các khoản tiền tiết kiệm đó có thể không được gửi vào cácngân hàng mà tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền, vàng nằm trong két củangười dân gây ra sự lảng phí về nguồn vốn

Bên cạnh nguồn vốn một số nguồn lực khác cũng đang bị lãng phí lớnnhư sức lao động, đất đai, thiết bị máy móc…đang nằm đâu đó trong xã hội

mà chỉ Khu vực kinh tế tư nhân mới có thể khai thông được

Việc phân bổ các nguồn lực tối ưu đó là theo quy luật của kinh tế thịtrường, nguồn lực sẽ chảy từ nơi kinh doanh kém hiệu quả sang nơi có hiệuquả kinh tế cao hơn

- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra các cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo và giảm các tệ nạn trong xã hội

Khu vực KTTN đã giúp giải quyết việc làm cho phần lớn lao động.Việc làm sẽ mạng lại thu nhập cho những người lao động và nâng cao mứcsống của gia đình họ, nhờ có công ăn việc làm nên người lao động có thunhập chính đáng để trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình, mặt khác vì

họ bận bịu với công việc nên không có thời gian nhàn rỗi, đó là những yếu tốlàm giảm phát sinh các tệ nạn xã hội

Đến năm 2012 có khoảng 44,6 triệu người đang làm việc thuộc khu vựcKTTN Hằng năm có khoảng 1,2 triệu người đến tuổi lao động, ngoài ra sốlao động nông nghiệp chuyển sang lao động phi nông nghiệp cũng rất lớn, hệthống các DNNN đang cổ phần hóa, tinh giảm bộ máy đẩy ra một bộ phận laođộng dôi dư Vì thế khu vực kinh tế tư nhân là nơi hấp thụ và tạo việc làmmới cho người lao động

Cụ thể, bảng thống kê số liệu lao động thuộc khu vực KTTN theo cácnăm như sau:

Trang 26

Bảng 1.1: Tình hình thu hút lao động trong khu vực KTTN Việt Nam

(Nguồn: Niên giám thống kê 2012 – Tổng cục Thống kê).

Như vậy, hơn 85% việc làm của cả nước là do khu vực KTTN tạo ra.Điều này cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của khu vực KTTN trong việcgiải quyết việc làm, giảm thât nghiệp cho nền kinh tế

Nhìn chung, chủ doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN khác với các nhàquản lý ở các doanh nghiệp nhà nước ở chỗ họ có quyền quyết định lớn hơntrong việc thuê mướn lao động (số lượng, kỹ năng cần thiết của người laođộng) Vì vậy, không những các doanh nhân hoàn toàn có thể tăng số lượnglao động làm thuê theo ý họ mà còn có thể nâng cao hiệu quả trong việc sửdụng nguồn nhân lực trong cộng đồng KTTN phát triển sẽ tạo ra việc làmcho một lượng lớn lao động, góp phần vào việc ổn định đời sống cho ngườidân Phần lớn các doanh nghiệp khu vực KTTN có quy mô vừa và nhỏ, dễthích nghi với điều kiện nông thôn, nơi có nhiều lao động nhàn rỗi nên đã gópphần vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp cho khu vực này

Trang 27

Khu vực KTTN đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, cảithiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn Theo thực tế khảosát, thu nhập của người lao động trong khu vực KTTN thường có mức tươngđương hoặc cao hơn thu nhập của lao động trồng lúa ở nông thôn cùng địabàn Mức thu nhập của khu vực KTTN tuy thấp hơn các DNNN nhưng caohơn khu vực kinh tế tập thể Thu nhập trung bình của một lao động trong khuvực KTTN cao gấp 2 đến 3 lần so với mức lương cơ bản của Nhà nước quyđịnh.

- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo nguồn thu thuế cho chính phủ đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, làm gia tăng tổng sản phẩm quốc dân.

Có thể khẳng định ở mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển,khu vực kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng đóng góp vào tăng trưởngkinh tế Mức độ đóng góp của khu vực kinh tế này vào GDP thường daođộng từ 40-70% GDP của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia

Ở Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của khu vực KTTN đã đóng góprất lớn vào sự phát triển của đất nước với số vốn huy động lớn trong xã hội,KTTN đã đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách nhà nước Năm 2005 khuvực kinh tế ngoài quốc doanh đóng nộp 16.938 tỷ đồng, ước tính chiếm8,36% tổng nguồn thu ngân sách thì đến năm 2012, doanh nghiệp tư nhân nộpngân sách nhà nước trên 86.345 tỷ đồng, chiếm 10,99% tổng thu ngân sáchnhà nước

Trang 28

(Nguồn: Niên giám thống kê.)

Hình 1.1: Đóng góp của KTTN vào Ngân sách nhà nước

giai đoạn 2008-2011

Qua số liệu hình trên cho thấy KTTN có vai trò rất lớn trong nguồn thungân sách của nhà nước Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay thìchỉ trong một vài năm gần đây KTTN sẽ thể hiện một vị thế quan trọng trong

cơ cấu nền kinh tế và là chỗ dựa vững chắc trong quá trình xây dựng và pháttriển đất nước trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tỉ lệ đóng góp vào GDP của cả nước của khu vực KTTN hiện nay làrất lớn Những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới 48% GDP cảnước

Không những tăng về số lượng đóng góp mà KTTN còn gia tăng cả tỷtrọng đóng góp cho GDP Nếu như năm 2005, KTTN chỉ đóng góp 45,6%

Trang 29

GDP thì sang đến năm 2011 đã tăng lên mức hơn 48% Như vậy, vai trò củaKTTN ngày càng quan trọng trong nền KTQD Điều đó chứng tỏ rằng khuvực kinh tế này đang phát triển rất mạnh trong nền kinh tế và giữ một vị thếngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước nhà

(Nguồn: Niên giám Thống kê.)

Hình 1.2: Giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của

Trang 30

Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sảnphẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình Những lợi ích mà họ thuđược từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn cácnhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn Đó chính

là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnhtranh của các doanh nghiệp

Ngoài ra, KTTN tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cả, kiềm chếlạm phát

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng hiện đại

Khu vực KTTN tăng về số lượng và khẳng định vị trí của mình trongnền kinh tế Nếu như trước đây, KTTN không được thừa nhận, bị coi là đốitượng của cách mạng XHCN, phải được cải tạo và xóa bỏ Từ đường lối đổimới (Đại hội 6 của Đảng 12/1986) khẳng định nền kinh tế nước ta với cơ cấunhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tồn tại lâu dài và bình đẳngcùng phát triển trong nền kinh tế thị trường[7] Từ đó, cơ cấu kinh tế có xuhướng chuyển dịch theo hướng hiện đại, thể hiện rất rõ trong sự phát triển củacác vùng lãnh thổ, và giữa các ngành Các doanh nghiệp đăng ký hoạt độngchủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại chiếm 42% tổng số doanhnghiệp, công nghiệp và xây dựng 31%, dịch vụ khác 22%, nông nghiệp chỉchiếm tỷ lệ khiêm tốn khoảng 5%

Bên cạnh đó, sư phát triển của khu vực KTTN góp phần thu hút đượcnhiều lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, nhất là côngnghiêp đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế đất nước

- Góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao trình độ người lao động

Trang 31

Khu vực KTTN đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, nhất là trong những năm gần đây Đặc biệt trong nông nghiệp,

nó đã góp phần đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi và quan trọng hơn cả làtrong các ngành chế biến, xuất khẩu, nhờ đó kinh tế nông nghiệp đã có sựchuyển dịch sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn

Hơn thế nữa, mục tiêu của phát triển là nhằm tạo cho người dân có mứcthu nhập cao hơn thông qua sự tăng trưởng nhanh trong tổng sản phẩm quốcnội Trong nền kinh tế thị trường, điều này có thể đạt được cùng với nỗ lựccủa khu vực công và khu vực tư nhân

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

Rõ ràng rằng, phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo tạo ra một thành phầnkinh tế cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác; đặc biệt, là chống lại sựđộc quyền của thành phần kinh tế nhà nước Bên cạnh đó, khu vực KTTNngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia SXKD, muốn phát triển lâu dài,thu hút khách hàng, mạng lại hiệu quả trong kinh doanh, các doanh nghiệpphải đổi mới tổ chức sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm

đó chính là hình thức cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong nềnkinh tế

- Là động lực cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Đối với khu vực KTTN, động lực thúc đẩy để kinh doanh có hiệu quảcao hơn, quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả hơn, nên khu vựcKTTN có xu hướng hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn Đầu tiên đó làhọc hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ, và sau đókhi thị trường trong nước đã bão hòa rất nhanh chóng họ sẽ tìm kiếm thịtrường bên ngoài

Trang 32

- Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh doanh, hoạt động vì mục đích hàng đầu

là lợi nhuận.

Trong một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hay kinh

tế tập thể, mục tiêu lợi nhuận với họ không phải là hàng đầu và có một sốdoanh nghiệp trong lĩnh vực công cộng hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận.Trong khi đó kinh tế tư nhân luôn coi mục tiêu sinh lời đặt lên vi trí hàng đầu,nếu không sinh lời thì đồng nghĩa với việc phá sản Chính vì vậy, thước đo vềmức độ sinh lời cũng phản ánh được sự phát triển lớn mạnh của khu vực kinh

tế này Đương nhiên để sinh lời thì kinh tế tư nhân phải nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh, phải luôn đổi mới công nghệ và quản lý…và đây chính làđiều khiến cho kinh tế tư nhân luôn năng động, linh hoạt và là động lực pháttriển cho nền kinh tế

Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân hoạt động kinh doanh nhằm mụcđích lợi nhuận là hàng đầu, chính vì vậy đây là đặc điểm khác biệt so với một

số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước

- Kinh tế tư nhân có quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hoá tổ chức sản xuất

Với đặc điểm hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanhnên kinh tế tư nhân luôn phải lựa chọn các quy mô phù hợp để tối ưu hoá tổchức sản xuất, cũng chính vì lẽ đó mà kinh tế tư nhân tồn tại với quy mô rất

đa dạng, từ các công ty xuyên quốc gia khổng lồ cho tới doanh nghiệp nhỏ vàvừa, hộ kinh doanh cá thể Đây cũng là điểm khác biệt với các doanh nghiệpthuộc sở hữu nhà nước Các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thường cóquy mô khá lớn, rất ít các doanh nghiệp quy mô nhỏ Lý do tồn tại các doanhnghiệp nhà nước có quy mô lớn là bởi lẽ, một số doanh nghiệp cung cấp hànghoá công cộng hoặc vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp đó được tồn tại độcquyền nên quy mô lớn mới hiệu quả Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp

Trang 33

quy mô lớn thuộc sở hữu nhà nước thường mở rộng quy mô không vì sự tối

ưu hoá sản xuất mà vì động cơ muốn mở rộng doanh nghiệp để có thêm cácđặc quyền và uy lực của người lãnh đạo Điều này khác với kinh tế tư nhân,quy mô sản xuất có thể mở rộng hoặc thu hẹp để đạt mục tiêu tối ưu hoá sảnxuất Cũng chính vì khả năng lựa chọn quy mô sản xuất hợp lý mà các doanhnghiệp thuộc khu vực tư nhân sử dụng lao động một cách hiệu quả Các chủdoanh nghiệp tư nhân thường căn cứ vào yêu cầu thực sự của công việc đểtuyển chọn người và căn cứ vào năng lực đóng góp của người lao động để có

cơ chế trả công hợp lý, khuyến khích được người lao động và đào tạo đượcmột đội ngũ doanh nhân và công nhân kỹ thuật lành nghề cho nền kinh tế.Đồng thời chủ doanh nghiệp cũng có thể sa thải ngay tức thì những lao độngyếu kém, không hiệu quả Đây cũng là điểm khác biệt với cơ chế trả công mộtcách bình quân chủ nghĩa trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, và

đó là một vật cản lớn cho tính hiệu quả của các doanh nghiệp này

- Các đơn vị Kinh tế tư nhân có tính năng động và linh hoạt cao trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Sức sống của kinh tế tư nhân thể hiện ở tính năng động và linh hoạt rấtcao Trong điều kiện tự nhiên không bị ngăn cấm bởi các thể chế chính trị,Kinh tế tư nhân ra đời cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá, nóphát triển một cách tự nhiên và đây là điểm khác biệt với các doanh nghiệpthuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tập thể, các doanh nghiệp này thườngđược ra đời với sự nỗ lực nhân tạo của Nhà nước và tập thể, tiếp theo là hàngloạt các ưu đãi để chúng tồn tại và phát triển

Với một ý tưởng kinh doanh khả thi sẽ có thể tức thì được hiện thực hoá bởicác đơn vị kinh tế tư nhân Quá trình ra quyết định nhanh chóng và gọn nhẹ

đó chỉ có được ở các tổ chức kinh doanh thuộc khu vực tư nhân Cũng vì sự ra

Trang 34

năng tồn tại và thích ứng với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của nền kinh tế.Thực tế cho thấy trong thời gian dài, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đâykinh tế tư nhân vẫn tồn tại ở những loại hình và mức độ khác nhau trong một

số lĩnh vực cho dù nó bị Nhà nước cấm đoán và phong toả ở mọi phươngdiện Khi các chính sách cấm đoán được nới lỏng đôi chút thì kinh tế tư nhânhồi sinh và phát triển mạnh mẽ Ở Việt Nam, trước thời kỳ trước đổi mới, khuvực tư nhân vẫn tồn tại xét ở góc độ khu vực tư nhân phi chính thức Sau đổimới kinh tế, khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ mặc dầu không nhận được

sự ưu ái của Nhà nước Điều này minh chứng rõ tính năng động và linh hoạtcủa kinh tế tư nhân trong bất kỳ điều kiện nào

- Kinh tế tư nhân hoạt động dựa trên sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản.

Vì kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất, cho nên sự tồn tại dưới hình thức là các loại hình doanh nghiệp hay hộgia đình, người sản xuất nhỏ thì về bản chất nó vẫn thuộc sở hữu tư nhân.Người chủ sở hữu có quyền quyết định hoàn toàn mọi quá trình sản xuất kinhdoanh và đương nhiên các quyết định đó đi liền với quyền lợi và trách nhiệmcủa chính họ Nguyên tắc hoạt động của kinh tế tư nhân là “bốn tự”, đó là tự

bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ Đây là cơ chế để gắnkết kết quả hoạt động (lợi ích) với năng lực hoạt động của chính các chủdoanh nghiệp tư nhân Kinh tế tư nhân hoạt động bởi chính nguồn vốn củamình (cho dù là vốn vay) nên mọi quyết định phải được cân nhắc kỹ lưỡng vàmang lại hiệu quả, tức phải sinh lời, phải làm cho hoạt động kinh doanh luônphát triển, đồng vốn phải không ngừng lớn lên Điều này khác biệt với cácgiám đốc doanh nghiệp Nhà nước hay nhà quản lý trong kinh tế tập thể, họhoạt động không dựa trên vốn hay không hoàn toàn trên đồng vốn của chínhmình mà đó là vốn liếng của Nhà nước, của tập thể Quyền sở hữu và quyền

Trang 35

sử dụng tài sản trong các đơn vị kinh tế này không có sự thống nhất, chính vìvậy mà trách nhiệm và quyền lợi thường không đi liền với nhau, do đó cácquyết định của họ sẽ có thể không phản ánh sự thận trọng, kỹ lưỡng và tínhhiệu quả Mục đích lãnh đạo của họ có thể không chỉ là làm cho doanh nghiệpthu được nhiều lợi nhuận mà là các mục đích khác như thăng tiến ở một chức

vụ quản lý khác cao hơn hoặc tìm kiếm một mục tiêu lợi nhuận cho cá nhân

1.1.3 Các tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển KTTN

Tính theo tỷ lệ tăng trưởng qua các năm so sánh với bình quân chungcủa cả nước ở các mặt sau:

1.1.3.1 Nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển về lượng

- Tăng trưởng về mặt số lượng số hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhâncác công ty cổ phần, công ty TNHH được cấp phép cũng như gia tăng sốthực chất của các tổ chức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang hoạtđộng

- Sự gia tăng về số vốn đăng ký của các tổ chức kinh tế thuộc khu vực kinh tế

tư nhân

- Tiêu chí về lao động: Tổng số lao động được sử dung trong các tổ chức kinh

tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân so sánh qua các năm

1.1.3.2 Nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển về chất.

- Tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của khu vực kinh tế tư nhân

- Tiền lương và các chế độ đãi ngộ cho người lao động

- Đóng góp thuế cho địa phương

- Trình độ của chủ doanh nghiệp và đội ngũ lao động được đào tạo và nângcao qua các năm thể hiện chỉ tiêu: số lao động phổ thông giảm xuống, laođộng có tay nghề và bằng cấp tăng nhanh, trình độ quản lý của các chủ tổchức thuộc khu vực kinh tế tư nhân có bằng cấp tăng lên

Trang 36

1.1.4.1 Nhân tố Nguồn lực

- Nguồn lao động:

Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khảnăng tham gia lao động Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về sốlượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quyđịnh của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chấtlượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lànhnghề của người lao động

Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quyđịnh đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm Nguồnlao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng Như vậy theokhái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải lànguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cựctìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, nhữngngười trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học…

Nguồn lao động là một trong những yếu tố quyết định sự thành công haykhông thành công trong việc phát triển của các doanh nghiệp Do đó cácdoanh nghiệp luôn luôn tìm kiếm, tuyển chọn và nâng cao chất lượng nguồnlao động để đáp ứng yêu cầu SXKD hiệu quả và phát triển bền vững

- Nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏiphải có một lượng vốn tiền tệ nhất định Đó là tiền đề cần thiết cho việc hìnhthành và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp

Sự phát triển kinh doanh với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi phải có lượng vốnngày càng nhiều Hơn nữa ngày nay với sự phát triển của khoa học và côngnghệ ở tốc độ cao, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiệncủa nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự cạnh tranh trên

Trang 37

thị trường ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh,nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triểnngày càng lớn Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ nguồnvốn bên trong đồng thời phải tìm cách huy động nguồn vốn bên ngoài để đápứng nhu cầu phát triển của chính mình.

Vậy có thể hiểu nguồn vốn kinh doanh là việc các doanh nghiệp huy động sốvốn tiền mình hiện có, số tiền nhàn rỗi nằm phân tán, rải rác trong các tầnglớp dân cư hoặc từ các doanh nghiệp hay các tổ chức tài chính khác tậptrung lại thành nguồn tài chính to lớn để phục vụ cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế nóichung và kinh tế tư nhân nói riêng, nó không chỉ cung cấp nguyên liệu vàkhông gian cho sản xuất xã hội mà còn phục vụ cho nhu cầu sống trực tiếpcủa con người Đó là những nguồn tài nguyên quý giá như: đất đai, khoángsản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước Có thể nói, tài nguyên nói riêng

và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triểnbền vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địaphương Ở nước ta chỉ một số nhỏ nguồn tài nguyên thiên nhiên được nhànước cho phép các công ty tư nhân khai thác, những nguồn khoáng sản quantrọng như dầu mỏ, than, kim loại quý hiếm …chủ yếu do các công ty nhànước thực hiện khai thác

1.1.4.2 Môi trường kinh doanh

- Môi trường tự nhiên

Ở Việt Nam do vị trí địa lý phức tạp nên môi trường tự nhiên có nhiềuthuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế tư nhân

Trang 38

Việt Nam chia thành 3 miền chính là Bắc, Trung, Nam; nhưng căn cứvào điều kiện tự nhiên, khí hậu địa lí lại có thể chia nhỏ thành 7 vùng nhưsau: Ở miền Bắc có vùng núi phía Bắc và vùng đồng bằng sống Hồng; Ởmiền Trung chia thành 2 vùng là Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; Ở miềnNam chia làm 3 vùng là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằngsông Cửu Long Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý khá tươngđồng và có những thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế tư nhân Ví dụnhư ở khu vực Bắc Trung bộ có điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt, lắm mưa,nhiều nắng, thường xuyên gặp thiên tai bão, lũ nên ảnh hưởng lớn đến pháttriển kinh tế - xã hội của các địa phương.

+ Về cở sở hạ tầng giao thông, thông tin

Cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin có ảnh hưởng hết sức quan trọngđến phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước nói chung và của nền kinh tếnói riêng Nếu cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin thuận lợi thì khả năng giaodịch, trao đổi, hàng hóa, nguyên vật liệu giữa các quốc gia, các vùng miền,các doanh nghiệp sẽ được thuận lợi, nhanh chóng, làm tiết giảm chi phí, giảmgiá thành sản phẩm, tăng chu trình sản xuất và ngược lại Do đó, nó ảnhhưởng trực tiếp tới sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và khu vựcKTTN nói riêng

- Môi trường chính trị xã hội

+ Sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng

Sự ổn định về mặt chính trị sẽ là động lực để các nhà đầu tư đầu tư sảnxuất kinh doanh, các đối tác nước ngoài cũng yên tâm giao thương với cácdoanh nghiệp trong nước, người lao động an tâm làm việc nâng cao năng suất.Đồng thời, quy mô thị trường được mở rộng, nhà đầu tư mở rộng sản xuất,các doanh nghiệp trong nước có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quốc tế, áp

Trang 39

dụng các công nghệ mới vào sản xuất nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm,hàng hóa dịch vụ, mở rộng thị phần trong thị trường thế giới Hơn bất kỳ ai,đất nước chúng ta đã trải qua nhiều năm chiến tranh, chúng ta càng thấm thía

sự mất mát lớn lao của các cuộc chiến về cả vật chất, tinh thần bị tàn phátrong chiến tranh cũng như những cơ hội bị mất đi để phát triển kinh tế củađất nước

+ Hệ thống chính sách, pháp luật hoàn thiện sẽ thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Hệ thống chính sách, pháp luật có vai trò vô cùng quan trong trong pháttriển kinh tế Đặc biệt, đối với khu vực kinh tế tư nhân là khu vực rất nhạycảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước

có thể khiến một doanh nghiệp, đơn vị tư nhân phá sản Kẽ hỡ của chính sáchpháp luật cũng tạo điều kiện cho các hành vị kinh doanh không lành mạnhnảy sinh Vì vậy, một hệ thống chính sách pháp luật hoàn thiện sẽ là động lực

để kinh tế tư nhân phát triển

+ Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là điều kiện cần thiết để kinh tế tưnhân tham gia giao thương, mở rộng thị phần ra nước ngoài Qua đó, để họctập kinh nghiệm kinh doanh, quản lý, du nhập các công nghệ tiên tiến vào sảnxuất, phát huy các lợi thế so sánh để kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao

1.1.4.3 Sự quản lý của nhà nước đối với phát triển Kinh tế tư nhân.

Nội dung của quản lý Nhà nước đối với Kinh tế tư nhân là:

a/ Hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý

- Công tác xúc tiến, phát triển Kinh tế tư nhân là cơ sở để vạch ra các chínhsách quản lý kinh tế và cả cơ cấu nhiệm vụ của bộ máy quản lý Việc hoạchđịnh chiến lược nhằm vạch ra các hướng ưu tiên trong phát triển các ngành

Trang 40

- Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế tư nhân là những tưtưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn và dàihạn để định hướng cho sự phát triển của Kinh tế tư nhân theo mục tiêu chungcủa phát triển kinh tế-xã hội, khuyến khích, trợ giúp phát triển các doanhnghiệp khu vực Kinh tế tư nhân được công khai, minh bạch, giúp các Kinh tế

tư nhân phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và pháttriển kinh doanh

- Pháp lý là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng quản lý nhànước đối với Kinh tế tư nhân Cho đến nay, hệ thống pháp luật về tổ chứcquản lý Kinh tế tư nhân đã tương đối đầy đủ và tạo lập được khung quản trịKinh tế tư nhân cho các loại hình Kinh tế tư nhân khác nhau, trong đó mọiloại hình Kinh tế tư nhân được đảm bảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp vàbình đẳng trước pháp luật

- Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quantrọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đốivới Kinh tế tư nhân Việc Nhà nước có trách nhiệm không ngừng hoàn thiệncác quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dựbáo sẽ vừa có tác dụng định hướng và quản lý thống nhất Kinh tế tư nhân,vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Kinh tế tư nhân

b Khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho khu vực Kinh tế tư nhân

- Đối với cải cách hành chính

Cải cách hành chính trước hết để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuậnlợi cho hoạt động của Kinh tế tư nhân Cải cách hành chính hướng tới xâydựng một nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho khu vựcKinh tế tư nhân, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần quan trọngtrong phát triển kinh tế xã hội

Ngày đăng: 19/12/2015, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Phạm Văn Dũng (2011), Các thành phần kinh tế: nhận thức lý luận và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thành phần kinh tế: nhận thức lý luận và thực tiễn Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Dũng
Năm: 2011
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự Thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự Thật
Năm: 1987
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
12. Hoàng Văn Hải (2012), Tinh thần doanh nghiệp việt nam trong hội nhập, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh thần doanh nghiệp việt nam trong hội nhập
Tác giả: Hoàng Văn Hải
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
13. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lê Nin, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lê Nin
Tác giả: Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
14. Phạm Chi Lan (2007), Phát triển khu vực Kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Cộng sản, Số 2+3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển khu vực Kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập
Tác giả: Phạm Chi Lan
Năm: 2007
15. Lê Thị Vân Liêm (2007), Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Vân Liêm
Năm: 2007
16. Luật doanh nghiệp (2005), Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp
Tác giả: Luật doanh nghiệp
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội
Năm: 2005
18. Nghị định số 109/2004/NĐ – CP của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh, (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 109/2004/NĐ – CP
19. Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển Kinh tế tư nhân, (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX)
20. Nghị định số 109/2004/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 109/2004/NĐ-CP
22. Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam & Thế giới; 2008 – 2009; 2009 – 2010, 2010 – 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam & Thế giới; 2008 – 2009
24. Phan Minh Tuấn (2013), Phát triển kinh tế tư nhân: Những vấn đề đặt ra, tạp chí Tài chính số 06 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế tư nhân: Những vấn đề đặt ra
Tác giả: Phan Minh Tuấn
Năm: 2013
31. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2050.Các Webside Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2050
Tác giả: UBND tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2012
5. Cục thuế Hà Tĩnh(2012), Báo cáo về kết quả thu ngân sách về thuế và phí năm 2011 Khác
21. Sở Kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tổng hợp về đăng ký kinh doanh 2010,2011,2012 Khác
23. Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Văn kiện kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w