Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh luận văn ths quản lý kinh tế 60 34 01 doc (Trang 52 - 55)

Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước CHDC nhân dân Lào có chung đường biên giới dài 145 km, phía Đông giáp Biển Đông với 137 km bờ biển. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính (gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện) với 262 xã, phường và thị trấn. Diện tích tự nhiên 5.997 km². Dân số gần 1,3 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.

Giao thông Hà Tĩnh khá thuận lợi, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15A và đường Hồ Chí Minh chạy qua. Quốc lộ 8A sang Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Quốc lộ 12 nối cảng Vũng Áng với cửa khẩu Chalo Quảng Bình đến tỉnh Khăm Muộn (Lào) và các tỉnh thuộc Đông bắc Thái Lan. Có 71 km đường sắt Bắc Nam qua 4 ga ở các huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê. Hệ thống cảng biển phát triển mạnh. Cảng Vũng Áng - Sơn Dương đang triển khai xây dựng, cho phép tàu 30 vạn tấn cập cảng. Đây là cảng biển sâu nhất khu vực Bắc Trung bộ, là cửa ngõ thuận lợi cho các tỉnh khu vực Miền Trung Việt Nam, Lào và các tỉnh vùng Đông bắc Thái Lan đi các hải cảng quốc tế trong khu vực và trên thế giới.

Hà Tĩnh có 362.740,9 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 173.281 ha quy hoạch sản xuất. Có vườn Quốc gia Vũ Quang rộng hơn 56 nghìn ha, là một trong những vùng có đa dạng sinh học cao nằm ở vị trí quan trọng trong dãy Trường Sơn. Có 307 loài thực vật bậc cao, 60 loài thú, 187 loài chim, 36 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá.

Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú như: ti tan, vàng, mangan, thiếc, đá granit, nước khoáng nóng,... và đặc biệt có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng quặng 544 triệu tấn, chiếm hơn 60% trữ lượng sắt cả nước.

chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo yêu cầu cho các công trình chất lượng cao. Mỏ nước khoáng nóng, nhiệt độ 760C, lưu lượng trên 400m3/ngày, chất lượng tốt, nằm cạnh khu rừng đặc dụng có diện tích trên 30.000 ha thuộc huyện Hương Sơn, rất thuận lợi cho sản xuất nước khoáng đóng chai và đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng kết hợp du lịch sinh thái; ...

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế: * Giới thiệu chung

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 -2013 đạt 14,8 %, trong đó năm 2013 dự kiến đạt 19,2 %. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011 -2013 đạt 12.585 tỷ đồng, năm 2013 ước đạt trên 5.600 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2011 -2013 ước đạt 4,44%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2013 ước tăng 15,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2013 ước đạt 26.872, tăng 19,9% so với năm 2012. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được tập trung, chỉ đạo. Dự kiến đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 8 xã cơ bản về đích xây dựng NTM...

* Một số ưu điểm:

Trong những năm qua kinh tế Hà Tĩnh tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP năm 2012 đạt 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp - xây dựng 36,7%; Nông, lâm, ngư nghiệp 32,2%, Thương mại - dịch vụ 31,1%; GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 19,6 triệu đồng.

Đến nay Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha, đã có 90 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự án đầu tư mới, với

Công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả cao, đã có 8 nước và vũng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hà Tĩnh với số vốn trên 10 tỷ USD trong đó có dự án lớn: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa 7,879 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Nhà máy gang thép của Tập đoàn Vạn Lợi 100 triệu USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD. Hiện đang xúc tiến Dự án lọc hóa dầu có công suất 16 triệu tấn/năm với số vốn đầu tư trên 12 tỷ USD....

* Một số khó khăn tồn tại:

- Tác động của suy giảm kinh tế trong năm 2012 đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh chưa được khắc phục triệt để; bình quân thu nhập đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số hộ cận nghèo còn nguy cơ tái nghèo...vv.

- Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hoàn chỉnh, việc thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp còn chậm, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt thấp. Tiến độ triển khai một số dự án lớn còn chậm: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Nhà máy liên hợp luyện thép của Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh, các dự án bất động sản tại thành phố Hà Tĩnh…

- Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ lẻ, chất lượng và khả năng cạnh tranh chưa cao. Một số doanh nghiệp hàng tồn kho cao nhưng chưa tìm kiếm được thị trường tiêu thụ dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ lương, nợ bảo hiểm; số doanh nghiệp phải dừng hoặc tạm dừng hoạt động còn ở mức cao…; việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của các thành phần kinh tế còn nhiều khó khăn.

- Hoạt động du lịch, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu; chất lượng dịch vụ thấp, giá cả tuỳ tiện. Đội ngũ nhân lực ngành du lịch vừa thiếu cả về số lượng và yếu về nghiệp vụ chuyên môn, phong cách

- Chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là hàng nông sản, chưa tập trung phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như chè, cao su, hàng thủy sản, sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng…

- Hoạt động khoa học và công nghệ chưa tương xứng với tiềm năng, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư các dự án, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các đề tài khoa học chưa tập trung giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng, chưa có sự đột phá.

- Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề còn khó khăn. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cả về số lượng và chất lượng. Lao động kỹ thuật còn thiếu, trình độ chuyên môn còn thấp.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Cơ sở vật chất trường lớp học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

- Công tác cải cách hành chính, kỷ luật kỷ cương, lãnh đạo điều hành cũng như thực thi nhiệm vụ còn nhiều bất cập; hoạt động của mô hình "một cửa" chưa thật sự thông suốt; một số cán bộ, công chức năng lực chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu tâm huyết, còn có biểu hiện gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân.

2.2. Thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh luận văn ths quản lý kinh tế 60 34 01 doc (Trang 52 - 55)