Định hướng phát triển Kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh luận văn ths quản lý kinh tế 60 34 01 doc (Trang 84 - 86)

Hà Tĩnh cần phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế tư nhân. Xây dựng một Hà Tĩnh theo phương châm Doanh nghiệp hóa, người người làm kinh tế, nhà nhà làm kinh tế, các công ty đặt trụ

trong khu vực và trên toàn cầu, có như vây mới giúp Hà Tĩnh vươn lên thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, để làm được như vậy, Hà Tĩnh cần định hướng phát triển kinh tế tư nhân theo các thế mạnh sau đây:

- Phát triển kinh tế tư nhân trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Hà Tĩnh có nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cho thấy tiềm năng đa dạng về sản phẩm ví dụ là bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn và Hươu sao. có khoảng 320.000 ha rừng, với 210.000 ha rừng tự nhiên và trên 100.000 ha rừng trồng, nên rất thuận lợi trong việc giao đất giao rừng cho các Hộ kinh doanh trang trại, trồng cây lâm nghiệp.

Có tài nguyên nước dồi dào ở các dạng như nước biển, nước sông, lưu vực sông, hồ, tạo điều kiện cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Với bờ biền dài 137km dọc theo Biển Đông, Hà Tĩnh là 1 trong những tỉnh có đường bờ biển dài nhất cả nước. Diện tích mặt biển của tỉnh là 18.400 km2. Đường bờ biển này thích hợp cho nghề làm muối, nuôi các động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc. Vùng biển thích hợp cho đánh bắt gần bờ và xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản nên có thể định hướng cho các doanh nghiệp đánh bắt, nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản.

- Phát triển kinh tế tư nhân các ngành chế tạo, gia công, xây dựng

Hà tĩnh có một số làng nghề truyền thống có sản phẩm tinh xảo cần tiếp tục định hướng phát huy làm kinh tế tư nhân như làng nghề mộc, làng nghề rèn. Tỉnh cần hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở đây xây dựng thương hiệu, quảng cáo giới thiệu sản phẩm để mở rộng quy mô sản xuất.

Tỉnh Hà Tĩnh có tiềm năng khai thác 900.000 mét khối đá và 300.000 mét khối cát một năm. Hiện đã có một số doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hà Tĩnh có nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là lượng lao động dư thừa từ nông nghiệp. Hơn nữa, giá nhân công ở Tỉnh khá thấp (chỉ bằng 60% giá nhân công trung bình của Việt Nam năm 2010). Nên định hướng cho các khu vực KTTN sử dụng một phần lớn số lao động nhàn rỗi này sẽ tham gia vào các công việc xây dựng hoặc gia công các sản phẩm cho các doanh nghiệp khác.

- Phát triển kinh tế tư nhân các ngành thương mại, dịch vụ

Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Hà Tĩnh sẽ trở thành một trung tâm thương mại, vận chuyển và hậu cầu hàng đầu trong khu vực. Tỉnh sẽ chiếm phần lớn nhất trong thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Tổ hợp cảng tại Vũng Áng sẽ trở thành một cảng trung chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Lào lớn nhất. Các công ty hậu cần trong nước bắt đầu thành lập các cơ sở trong nước và khu vực với các văn phòng kinh doanh tại các trung tâm thị trường chính trong nước và các nước khác trong khu vực. Nên định hướng các doanh nghiệp của tỉnh cũng sẽ đầu tư vào lĩnh vực thương mại và giao thông.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh luận văn ths quản lý kinh tế 60 34 01 doc (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w