Về phía các cơ quan quản lý tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh luận văn ths quản lý kinh tế 60 34 01 doc (Trang 86 - 101)

* Nhanh chóng sửa đổi và hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân nhằm từng bước tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng và ổn định.

doanh nghiệp cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước. Phải đơn giản hoá các thủ tục giấy phép làm cản trở đối với việc gia nhập thị trường kinh doanh làm ăn của các nhà doanh nghiệp.

Tổ chức rà soát, điều chỉnh, loại bỏ các cơ chế chính sách của tỉnh không còn phù hợp, thiếu tính khả thi, làm cản trở hoạt động, sự phát triển của doanh nghiệp; ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện các quy định mới của Trung ương, các nội dung còn vướng mắc, có nhiều cách hiểu khác nhau để thống nhất áp dụng chung trên địa bàn, hạn chế việc giải quyết theo từng trường hợp cụ thể hoặc trông chờ, ỷ lại vào hướng dẫn của Trung ương. Cần giúp các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN như thiết lập quỹ tài trợ để phát triển các doanh nghiệp tư nhân, thiết lập cơ chế bảo hành rủi ro tín dụng và cải tổ chế độ về điều kiện vay linh hoạt và không phân biệt đối xử, đặc biệt là về thế chấp, bảo lãnh của các ngân hàng thương mại.

Ưu tiên phân bố nguồn lực, nhất là tín dụng cho một số lĩnh vực ưu tiên như sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động

* Cải cách hành chính:

UBND Tỉnh nên sớm có quyết định thành lập một cơ quan đầu mối chuyên hỗ trợ chính sách cho khu vực KTTN phát triển. Điều này sẽ làm giảm thủ tục hành chính của Nhà nước trong quá trình quản lý các doanh nghiệp tư nhân. Cơ quan này sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và tỉnh, sẽ tạo điều kiện cho tỉnh vừa quản lý chặt chẽ, vừa nắm thông tin kịp thời và đưa các đối sách, giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp linh hoạt và hiệu quả hơn.

Tổ chức các hoạt động nhằm triển khai Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tập trung đẩy mạnh cải cách

nghiêm túc việc minh bạch thông tin, nhất là các thông tin về quy hoạch, kế hoạch; công khai thông tin cho các doanh nghiệp, nhất là hệ thống biểu mẫu, quy trình hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính để đăng tải công khai, hoàn thành việc xây dựng cổng thông tin điện tử cho các sở ngành liên quan nhiều đến doanh nghiệp trong năm 2013. Tăng cường đào tạo nghề theo hướng cung cấp lao động phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm, sàn giao dịch giới thiệu việc làm.

*Xúc tiến mở rộng thị trường trong và ngoài nước:

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay là đang tăng cường, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tỉnh cần có các chính sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với thị trường thế giới, bởi như vậy doanh nghiệp mới có điều kiện để khẳng định mình, học hỏi trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, cơ hội, tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài…. Để thực hiện nhiệm vụ này tỉnh có thể sử dụng các chính sách thuế quan ưu đãi, giới thiệu làm cầu nối… giúp các doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận, quan hệ đối tác với nước ngoài.

Tiếp tục tập trung thu hút vốn đầu tư vào KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, TTCN trong toàn tỉnh, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, cảng biển, thương mại, du lịch và dịch vụ; chú trọng xúc tiến các ngành công nghiệp phụ trợ tạo chuyển biến tích cực, đúng hướng, hiệu quả và bền vững trong cơ cấu kinh tế cho những năm tới. Ngoài ra, tỉnh cũng cần phát triển thị trường nội địa, cần có các công cụ kinh tế để kích cầu nội địa, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế nói chung và KTTN nói riêng, cần cung cấp, đảm bảo về điều kiện sản xuất kinh doanh như cung cấp thông tin, điện nước,…..

Tỉnh nghiên cứu xem xét chủ động liên kết với một số tỉnh thành phố lớn để hỗ trợ nhau trong phát triền kinh tế tư nhân, đặc biệt là thị trường đầu ra. Hướng các Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát huy các lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất các sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Một điểm mạnh của tỉnh đó là lợi thế nhân công giá rẻ, có thể xem xét để hướng khu vực KTTN làm gia công sản phẩm cho các đôi tác trong nước và nước ngoài.

*Cần hỗ trợ quá trình đổi mới và chuyển giao kỹ thuật công nghệ đối với các doanh nghiệp:

Kỹ thuật, công nghệ là yếu tố quan trọng cho mỗi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiên tiến. Việc các doanh nghiệp tự tiếp cận được với các loại công nghệ kỹ thuật này là rất khó. Tỉnh cần giúp đỡ, giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ về vốn, về kỹ năng… cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và sử dụng được các công nghệ mới đạt năng suất và hiệu quả cao hơn. Việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phải đảm bảo công bằng, minh bạch, công khai tránh tình trạng chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp sân sau gây ức chế khó khăn cho các doanh nghiệp khác.

* Hỗ trợ các doanh nghiệp bằng việc đào tạo đội ngũ các nhà doanh nghiệp, đội ngũ nguồn lực để phát triển doanh nghiệp.

Do trình độ của các chủ doanh nghiệp vẫn còn hạn chế cùng với đội ngũ những người lao động còn thấp kém. Do đó, để các nhà doanh nghiệp có điều kiện quản lý sản xuất kinh doanh tốt hơn đòi hỏi cần có những chính sách hợp lý nâng cao trình độ cho đội ngũ doanh nghiệp và đội ngũ công nhân viên như mở các lớp đào tạo ngắn hạn phù hợp và có chất lượng…

*Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về việc mặt bằng sản xuất kinh doanh, thuế cho các doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân khi bước vào làm ăn kinh doanh đều gặp phải khó khăn về mặt bằng kinh doanh. Các doanh nghiệp đều thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh thường phải đi thuê của các cơ quan, các tổ chức kinh tế và các chủ thể kinh tế khác là chủ yếu. Có thể nói khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh tế của các doanh nghiệp là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến quá trình, khả năng làm ăn của doanh nghiệp. Trong thời gian qua Hà Tĩnh đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, tỉnh cần có những chính sách thông thoáng hơn nữa. ….

Bên cạnh đó, các chính sách thuế cần đến việc giảm nguồn thu và sắc thu, tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện tích tụ và tập trung vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Tránh tình trạng tận thu, lạm thu hoặc các tiêu cực các bộ phận thu thuế. Ngược lại phải kiên quyết xử lý các tình trạng trốn thuế, lậu thuế và nợ thuế trong khu vực KTTN.

* Hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất và chính xác.

Do trình độ, khả năng tiếp cận thông tin của các chủ doanh nghiệp và người lao động Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế. Để đảm bảo cung cấp thông tin cho các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người lao động, tỉnh nên tiếp tục triển khai một số mô hình cung cấp thông tin tập trung như là mô hình Bưu điện văn hóa xã, mô hình mời các nhà chuyên môn đến trao đổi theo chủ đề quan tâm… Công bố cập nhận các văn bản, quyết định quy định, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh một cách chính xác nhất, cập nhật nhất thông qua việc phát triển các trung tâm thông tin, các trung tâm xúc tiến thương mại, phát triển đa dạng các hình thức cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về sản phẩm, thị trường, chiến lược ngoại thương, hợp đồng, giá cả….

nâng cấp các trang Web sở Kế hoạch đầu tư, hội doanh nghiệp nhằm hỗ trợ thông tin, giải đáp thắc mắc, tạo ra diễn đàn trao đổi thông tin của các doanh nghiệp.

* Thay đổi quan điểm xã hội tích cực hơn với kinh tế tư nhân:

Để phát triển KTTN cần có thái độ xã hội đúng đắn về KTTN, phải thấy được vai trò to lớn của thành phần kinh tế này. Tránh các quan điểm về kinh doanh là “ bóc lột”, là “ chụp giật”…. Cần coi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là cần thiết, là không thể thiếu. Cần thấy được vai trò của các doanh nghiệp làm ăn giỏi; cần có những quan điểm mới nhìn nhận một cách tích cực về các doanh nhân; cần nêu cao và phát huy tinh thần kinh doanh, khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong xã hội, khuyến khích các lớp trẻ đi vào kinh doanh. Thường xuyên có những chương trình trên truyền hình, đài, báo về doanh nhân, doanh nghiệp điển hình….vv.

Cần coi trọng kinh doanh, kinh doanh ra nhiều của cải cho xã hội qua đó đem lại công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, là động lực phát triển đất nứơc không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị xã hội .

Cần phải có các hình thức khen thưởng, khuyến khích các doanh nhân làm ăn kinh tế giỏi, động viên, giúp đỡ những doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản….

Tóm lại, phải thấy được KTTN là một thành phần kinh tế quan trọng, có vị trí không thể thiếu trong nền kinh tế nói chung. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát triển hết khả năng, năng lực của nó. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh thì thành phần kinh tế này cũng bộc lộ những mặt hạn chế nên trong quá trình phát triển cần khắc phục, hạn chế những yếu kém của nóđể đạt hiệu quả cao nhất.

Để KTTN Hà Tĩnh phát triển mạnh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới, đòi hỏi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tự nỗ lực đổi mới và hoàn thiện mình phù hợp với sự phát triển, phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo uy tín, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, biết gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng. Để cụ thể hoá của những giải pháp này các doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

* Không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã bao bì, gắn chặt chiến lược tiếp thị với tâm lý nhu cầu của người tiêu dùng, tiến tới hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường tạo vị thế trong nền kinh tế.

* Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển lâu dài, thường xuyên điều chỉnh hợp lý, đồng thời phải có chính sách, chiến lược đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài.

* Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phải biết tổ chức kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất, thích nghi với môi trường kinh doanh, tạo cơ chế nhịp nhàng, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức phải gọn nhẹ, đảm bảo tính năng động, ổn định lâu dài.

Nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, người lao động, cần tạo điều kiện học tập, nâng cao nghiệp vụ thông qua hỗ trợ kinh phí và sắp xếp thời gian làm việc. Cần phải phát huy tinh thần học tập sáng tạo của nhân viên…. Ngoài ra, cần áp dụng những kiến thức mới cho họ.

* Tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp.

trong các lĩnh vực kinh doanh mà mình quan tâm, qua đó các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ học tập được các kinh nghiệm bổ ích cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp mình.

* Xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Bởi văn hoá nói chung và văn hoá kinh doanh nói riêng đã chứng minh là một bản sắc của sự phát triển, văn hóa DN trên thực tế đã tạo nên sự gắn kết, đồng lòng, chia sẻ của người lao động trong doanh nghiệp Văn hóa DN thể hiện ở ngay chính sự gắn kết giữa các thành viên trong các nhóm làm việc. Việc các thành viên trong DN quen nhau thì lợi ích kinh tế rất lớn, năng suất lao động cũng tăng lên. Nói tới DN là nói tới làm ăn kinh doanh, kinh doanh thì phải có lãi, nếu như DN nào cũng biết tận dụng các yếu tố của văn hóa, từ chuyện mục đích hướng tới của DN, khẩu hiệu của DN, đường hướng hoạt động của DN, từ quản lý của nhà quản lý cho tới việc sản xuất của mỗi nhân viên, công nhân… được văn hóa thấm sâu thì sẽ thành công. Văn hóa và kinh tế luôn luôn nhuần nhuyễn với nhau sẽ tạo được sự phát triển bền vững.

3.3.3 Giải pháp đột phá cho phát triển Kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh.

Với các yếu tố đặc thù của tỉnh, bên cạnh những giải pháp chung đã nêu trên; Hà Tĩnh cần triển khai một số giải pháp đột phá để phát triển KTTN hiệu quả hơn, đó là:

* Định hướng tập trung phát triển kinh tế tư nhân trong những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết, cổ phần với doanh nghiệp để phát triển bền vững; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi.Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản.

* Tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận các thông tin về thị trường xuất khẩu.

- Hướng dẫn, trợ giúp các doanh nghiệp các tổ chức và cá nhân tiếp cận các thông tin về đầu tư ra nước ngoài.

- Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư chuyên đề trong và ngoài tỉnh. - Thúc đẩy phát triển chiều sâu các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Hà Tĩnh và các tỉnh của nước CHDCND Lào, Thái Lan, các nước trong khối ASEAN, với Trung Quốc... Tập trung triển khai các nội dung đã ký kết tại các cuộc xúc tiến đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan.

* Tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI vào KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, TTCN trong toàn tỉnh.

Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin; công nghiệp phụ trợ cho ngành sắt thép, lọc hóa dầu, sản xuất máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải; chế biến sâu các khoáng sản; đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, giao thông, điện, nước; đầu tư vào nông nghiệp, xử lý môi trường.

*Tăng cường chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống, nhất là các tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ tiết kiệm năng lượng ...

Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo phát triển bền vững. Chú trọng các đề tài trong lĩnh vực chế biến và bảo quản sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lĩnh vực xử lý rác thải, chất

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh luận văn ths quản lý kinh tế 60 34 01 doc (Trang 86 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w