SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các môn học ở bậc học Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI
TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các môn học ở bậc học Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập của học sinh nhất Tuy nhiên, trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt, vì nó mang tính thực hành cao
Như chúng ta đã biết, phân môn Kể chuyện luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với môn Tập đọc và Tập làm văn Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân
bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện rõ quan điểm tích hợp, tạo ra một phong cách mới trong dạy học Việc lấy văn bản ở bài Tập đọc làm ngữ liệu cho giờ kể chuyện, giúp giáo viên tiết kiệm được khá nhiều thời gian (khi học sinh tìm hiểu truyện, ghi nhớ cốt truyện) Do đó, trong tiết Kể chuyện, giáo viên đã dành được nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng nói cho học sinh Từ tiết kể chuyện này, học sinh sẽ rút được nhiều kinh nghiệm để nói và viết văn tốt hơn
Có thể nói rằng rèn kỹ năng nói cho học sinh trong khi kể chuyện là một hoạt động khó Học sinh muốn kể chuyện tốt đòi hỏi phải biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã được học với trí tưởng tượng và vốn ngôn ngữ của mình để kể chuyện Từ việc kể tốt câu chuyện, học sinh được rèn luyện các kĩ năng khác với nhiều yêu cầu một cách đa dạng, phong phú
Trong thực tiễn dạy tiết kể chuyện ở lớp 2, bản thân tôi nói riêng và các bạn đồng nghiệp của tôi nói chung thường gặp phải những hạn chế như:
- Giáo viên chưa chú ý, chưa quan tâm hướng dẫn, gợi mở cho học sinh, thường để các em tự kể theo trí nhớ nên các em thường kể chuyện như đọc, dần dần các em ngại học phân môn này
- Giáo viên chưa đưa ra những yêu cầu nâng cao để phát triển khả năng kể chuyện của học sinh Chưa chú ý sửa chữa câu, từ cho học sinh khi kể, chưa giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát của mình qua tranh ảnh Từ
đó khả năng quan sát, sử dụng tiếng việt của học sinh kém linh hoạt, không sáng tạo Khi học sinh kể chuyện, từ ngữ khô khan, câu văn dài dòng hoặc quá cụt lủn… dẫn đến việc kể chuyện không đạt kết quả như mong muốn
- Giáo viên chưa giúp đỡ, định hướng tốt cho học sinh các vấn đề cần nói đến trong câu chuyện Bên cạnh đó, giáo viên chưa chú trọng chuẩn bị tốt tranh ảnh, đồ dùng cho tiết kể chuyện khiến tiết học kém hấp dẫn, không gây được sự hứng thú cho học sinh
- Học sinh lớp 2 hầu hết chưa biết cách diễn đạt câu từ, thường kể chuyện theo trí nhớ nên khi quên nội dung câu chuyện thì dẫn đến ấp úng, kể không rõ nghĩa, không gây được sự hứng thú cho người nghe dẫn đến chán học tiết Kể chuyện
Trang 2Trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi cho rằng tiết Kể chuyện
là tiết dạy khó rất cần người giáo viên đầu tư thời gian, sức lực, trí tuệ để tiết dạy có hiệu quả Thực tế không chỉ riêng bản thân tôi băn khoăn, trăn trở mà một số đồng nghiệp trong trường cũng luôn suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy tiết học này một cách hiệu quả nhất Qua nhiều năm tìm tòi, áp dụng các biện pháp giảng dạy, tôi đã rút được một số kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 trong tiết Kể chuyện tương đối hiệu quả Tôi xin được trình bày ra đây với mong muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm để tìm ra
cách giảng dạy khoa học, hiệu quả nhất cho tiết dạy này.
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận:
Theo luật giáo dục về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục Tiểu học thì: phương pháp giáo dục Tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của từng học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đậm nét trong chương trình mới ở chỗ: Chương trình Tiểu học mới tập trung vào cách dạy học, đặc biệt là giúp học sinh biết cách học và có nhu cầu tự học, khuyến khích dạy học cá nhân và dạy học hợp tác để phát triển năng lực theo tốc độ học, khả năng của từng học sinh
Trong mục tiêu giáo dục và giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Kể chuyện có vị trí, vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trau dồi những tri thức về cuộc sống và bồi dưỡng vốn văn học cho học sinh.Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ Bên cạnh đó, phân môn kể chuyện còn giúp các em phát triển các năng lực tư duy cơ bản như: Trí tưởng tượng, óc phán đoán, khả năng ghi nhớ, năng khiếu thẩm mỹ, hình thành ở trẻ
em nhiều phẩm chất tốt đẹp, rất cần thiết cho nhu cầu phát triển ở lứa tuổi này
Cùng với các môn học khác, phân môn Kể chuyện góp phần hình thành nhân cách rất lớn cho học sinh, nó mở mang sự hiểu biết cho các em Các em được học hỏi những điều hay, lẽ phải từ rất nhiều các câu chuyện, thuộc nhiều thể loại chuyện khác nhau, phản ánh đa dạng cuộc sống muôn hình muôn vẻ trong đó có cả những câu chuyện dân gian như: Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười… mà ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống để truyền lại cho con cháu đời sau
Chính vì vậy tiết Kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói, tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện) Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Cúc
Trang 3được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh
Có thể nói, việc hình thành cho học sinh lớp 2 nới riêng, học sinh Tiểu học nói chung kĩ năng kể chuyện tốt là rất quan trọng Học tốt phân môn Kể chuyện, học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản và thiết thực về dùng từ ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tốt môn Tập làm văn của các lớp trên
2 Cơ sở thực tiễn.
2.1 Thực trạng ban đầu:
Tổng số học sinh lớp 2C do tôi chủ nhiệm có 32 em, trong đó có 16 học sinh nữ Gia đình các em đa số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn: cha làm nghề biển, mẹ nội trợ hoặc làm làm thuê Chính vì cuộc sống khó khăn về kinh tế, nghề nghiệp không ổn định đã khiến Phụ huynh học sinh ít quan tâm tới việc học tập của con cái, thường phó mặc việc dạy dỗ con em cho nhà trường, thầy
cô Vì vậy, trong lớp chưa có sự thi đua trong học tập, học sinh ít khi học và làm bài trước khi đến lớp
Đầu năm khi nhận lớp qua kiểm tra lớp tôi thấy có 12/32 em không biết
kể chuyện, khi thấy học sinh yếu về môn kể chuyện quá cao, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này Tôi luôn đặt ra câu hỏi: Học sinh học yếu môn kể chuyện là do đâu? nguyên nhân nào các em lại học yếu? làm thế nào để hạn chế học sinh học yếu? Xuất phát từ câu hỏi do tôi nêu trên, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân học sinh học yếu môn Kể chuyện để tìm cách khắc phục
2.2 Thống kê chất lượng đầu năm:
Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm phân môn Kể chuyện như sau:
- Tổng số học sinh 32 em Trong đó:
+ Giỏi: 2 em = 6 %
+ Khá: 5 em = 15%
+ TBình: 13 em = 41%
+ Yếu: 12 em = 38%
3 Nguyên nhân:
3.1 Từ phía giáo viên:
Trong những năm vừa qua, hầu hết giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng theo lối dạy kể chuyện theo chương trình cũ Giờ Kể chuyện, giáo viên kể mẫu xong chỉ đặt các câu hỏi như: Câu chuyện này có mấy nhân vật? là những nhân vật nào? để cho các em nhớ lại cốt truyện, sau đó để các em kể lại theo đoạn và cả câu chuyện Với hình thức dạy kể chuyện như vậy nhiều khi học sinh không thể nắm bắt được cốt truyện ngay trên lớp, trừ một số em đã đọc truyện đó ở nhà một hai lần Phương pháp này hạn chế kỹ năng kể chuyện và nhận xét bạn kể của các em Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc rèn khả năng nghe, nói cho học sinh
Mặt khác, khi tổ chức các hoạt động dạy trong giờ Kể chuyện, giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo, năng động của học sinh Chưa linh
Trang 4hoạt khi xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy kể chuyện Trong quá trình dạy học, giáo viên chưa động viên kịp thời học sinh, chưa giúp các em nhập hồn vào các nhân vật khi kể dẫn đến giờ học hiệu quả chưa cao
Ở phân môn Kể chuyện, trong bộ SGK không có quyển truyện kể dùng riêng cho các giờ Kể chuyện Trên lớp, học sinh chỉ kể lại hoặc dựng lại dưới hình thức hoạt cảnh những câu chuyện đã học trong tiết Tập đọc đầu tiên trong tuần Từ đó dẫn đến học sinh chưa phân biệt được các mức độ: Kể bằng lời trong văn bản, kể bằng lời của chính mình, kể bằng lời trong câu chuyện Các
em diễn đạt chưa lưu loát, chưa biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, chưa biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ cho lời kể của mình Vì vậy chưa phát huy được khả năng nói của học sinh trong giờ học kể chuyện
3.2 Từ phía học sinh:
- Phụ huynh học sinh hầu hết đời sống kinh tế còn khó khăn nên chưa có điều kiện để giúp đỡ con em về phương pháp học tập Việc chuẩn bị bài của học sinh chưa chu đáo, tình trạng học sinh không nắm được yêu cầu, nội dung câu chuyện cần kể còn nhiều nên dẫn đến việc các em chưa yêu thích tiết học Kể chuyện
- Học sinh lớp 2 còn nhỏ tuổi nên chưa thực sự tự tin khi nói trước lớp Khi kể chuyện, nhiều em còn lúng túng, hay quên Đặc biệt, các em chưa mạnh dạn khi kể chuyện theo cách phân vai
3.3 Từ phía nhà trường:
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường còn nhiều hạn chế, tranh ảnh, đồ dùng phục vụ cho tiết Kể chuyện còn ít, chưa đàm bảo được yêu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh
4 Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2.
- Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
- Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh.
- Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện phân vai.
4.1 Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
Là một phân môn nằm trong chương trình Tiểu học mới, phân môn Kể chuyện lớp 2 cũng được dạy theo phương pháp mới Trong giờ kể chuyện, giáo viên chỉ nêu đầu bài, yêu cầu và mục đích của tiết Kể chuyện Học sinh tự kể (cá nhân) hoặc nhóm theo các yêu cầu đó Giáo viên chỉ là người đạo diễn, hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh là diễn viên, là người thực hiện, chủ đạo trong tiết kể chuyện đó
Giáo viên chỉ kể mẫu một lần, thậm chí giáo viên không cần kể mẫu, mà gọi một học sinh khá kể mẫu, cho học sinh xung phong kể mẫu Còn lại các học
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Cúc
Trang 5sinh khác lần lượt kể theo đoạn và cả câu chuyện bằng nhiều hình thức khác nhau Trong khi học sinh kể, chỗ nào các em quên, lúng túng thì giáo viên nhắc một cách khéo léo, tế nhị hoặc mời một học sinh khác nhắc giúp bạn học Như vậy, trong giờ dạy học kể chuyện, học sinh sẽ phát huy được khả năng nghe nói của mình một cách tối đa Hơn nữa giáo viên lại sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, một số dụng cụ thật với hình thức kể chuyện sắm vai, làm cho giờ học kể chuyện thực sự sôi nổi, hấp dẫn
Hình thức dạy học cũng cần được đổi mới: Giáo viên có thể tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm Trước kia giáo viên chỉ dạy theo lớp là chủ yếu, học sinh ít được học theo nhóm Học theo hình thức mới này sẽ giúp cho học sinh phát triển kĩ năng nói trước lớp, trước đám đông
Ví dụ bài: Con chó nhà hàng xóm (Tiếng Việt 2 - tập 1 trang 128) yêu cầu dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện đã học Với tiết Kể chuyện này, giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1, sau đó đặt câu hỏi gợi ý:
- Bạn của Bé ở nhà là ai?
- Bé và Cún Bông đang làm gì?
Sau khi quan sát tranh 1 và nghe giáo viên đặt câu hỏi, học sinh phải nghe
để nhớ câu hỏi, khi hiểu câu hỏi rồi các em vừa quan sát tranh vừa nhớ lại nội dung câu chuyện đã được học để xác định nội dung câu trả lời Cuối cùng, các
em phải trình bày được câu trả lời của mình dưới hình thức nói Như vậy, để trả lời được câu hỏi, học sinh phải sử dụng nhiều kĩ năng như: nghe - nhớ, nghe - hiểu, xác định nội dung câu trả lời, nói trước lớp
Sau khi học sinh đã nhớ lại được đoạn 1 của câu chuyện, giáo viên cho học sinh kể Đây là lúc các em bước đầu rèn luyện kĩ năng nói nhưng mới chỉ ở dạng độc thoại Lời kể của các em diễn ra liên tục, do đó các em ít có thời gian
để ngừng nghỉ, chuẩn bị Chính vì vậy giáo viên phải giúp học sinh chuẩn bị kĩ càng nội dung kể, tâm thế kể chuyện (thậm chí cả ngôn từ và các yếu tố phụ trợ) Khi kể chuyện, ngoài việc tự nghe mình kể, các em còn phải lưu ý quan sát những phản ứng từ người nghe, để có sự điều chỉnh phù hợp về nội dung, giọng
kể, điệu bộ
Những học sinh khác, khi bạn kể chú ý nghe để nhận xét lời kể của bạn về nội dung, về cách diễn đạt, cách thể hiện để bạn rút được kinh nghiệm và chính bản thân các em cũng được bổ trợ những kinh nghiệm đó để điều chỉnh mình khi kể
Qua đây ta thấy: rõ ràng phương pháp kể chuyện mới này đã có những tiến bộ rõ rệt: Trong tiết học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo còn học sinh mới thực sự là người làm cho tiết học sôi nổi, hấp dẫn hơn Bởi trong tiết kể chuyện, hoạt động của học sinh chiếm 2/3 tiết học Như vậy có nghĩa là học sinh được chủ động trong việc nghe nói, đẩy ngôn ngữ nói của các em lên một mức cao hơn
4.2 Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh:
Trang 6Chúng ta cần phân biệt kể chuyện theo tranh và sử dụng tranh minh hoạ cho truyện Tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể được sử dụng trong bất kì một môn học nào Nếu các môn học khác sử dụng tranh khi giới thiệu khái niệm hoặc nhằm minh họa cho khái niệm thì ở tiết dạy Kể chuyện của chương trình cải cách giáo dục, giáo viên sử dụng tranh vẽ để thể hiện nội dung, diễn biến của câu chuyện Tranh vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn Hình thức kể chuyện theo tranh là hình thức rất hay, phát huy được khả năng quan sát, óc tưởng tượng, đặc biệt là phát huy khả năng nói (ngôn ngữ) ở các em
Trong phân môn Kể chuyện, đa số các câu chuyện đều được kể theo tranh Mỗi bức tranh sẽ tương ứng với nội dung của một đoạn truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3 đến 4 đoạn nên có từ 3 đến 4 bức tranh minh họa Nhưng cũng có những truyện có từ 5 đến 6 đoạn nên được minh hoạ bằng 5 đến 6 tranh,
ví dụ như truyện “Tìm ngọc” (Tiếng việt 2 - trang 140 tập 1)
Tranh sử dụng trong kể chuyện có hai loại: tranh kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần đầu năm học) và tranh không kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần sau) Trong việc áp dụng biện pháp này, giáo viên có thể sử dụng tranh trong sách giáo khoa hoặc vẽ tranh lớn treo trên bảng
Đối với những truyện có tranh kèm theo lời gợi ý: Ví dụ truyện “Có công mài sắt có ngày nên kim” (lớp 2 - tập 1), sách giáo viên hướng dẫn như sau:
* Quy trình hướng dẫn:
- Cho học sinh quan sát từng tranh
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý
- Cho từng học sinh kể
- Sau mỗi lần cho một học sinh kể, cho lớp nhận xét:
+ Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa(mức độ cao)?
+ Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
* Kể theo tranh 1:
Câu hỏi gợi ý:
+ Cậu bé đang làm gì? Cậu đọc sách như thế nào?
+ Em hãy nhớ lại truyện đã đọc: Cậu bé tập viết như thế nào?
- Ví dụ về lời kể có sáng tạo: Ngày xưa có một cậu bé làm gì cũng chóng chán Cứ cầm đến quyển sách, đọc được vài ba dòng là cậu đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi gục đầu ngủ lúc nào không biết Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi viết nguệch, viết ngoạc cho xong chuyện
* Kể theo tranh 2:
Câu hỏi gợi ý:
- Tranh vẽ bà cụ đang làm gì?
- Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
- Bà cụ trả lời thế nào?
- Cậu bé có tin lời bà cụ nói không?
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Cúc
Trang 7* Kể theo tranh 3:
Câu hỏi gợi ý:
- Bà cụ trả lời thế nào?
- Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé làm gì?
Học sinh có thể tách lời giảng giải của bà cụ thành nhiều câu ngắn:
Hôm nay bà mài Ngày mai bà lại mài Mỗi ngày thỏi sắt nhỏ lại một ít Chắc chắn có ngày nó sẽ thành cái kim
* Kể theo tranh 4:
Câu hỏi gợi ý:
- Em hãy nói lại câu tục ngữ
- Câu tục ngữ khuyên em điều gì?
Như vậy, ta thấy: đối với những câu chuyện kèm theo lời gợi ý, sách giáo viên đã hướng dẫn khá kĩ Vì vậy, giáo viên nhìn hệ thống câu hỏi gợi ý này có thể điều hành một tiết Kể chuyện dễ dàng, còn học sinh thì dựa vào hệ thống câu hỏi đó có thể tự mình kể được câu chuyện
Vậy là hình thức kể chuyện theo tranh đã phát huy được tác dụng của nó,
đó là việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh
Để dạy được hình thức bài tập này đạt hiệu quả cao thì giáo viên không nên trao đổi nội dung tất cả các tranh cùng một lúc Kể đoạn nào giáo viên treo tranh đoạn đó để thu hút sự tập trung của các em Nếu nhìn tranh kể lại toàn bộ câu chuyện thì mới treo tất cả tranh cùng một lúc (Phần củng cố)
Hơn nữa, giáo viên nên cho học sinh quan sát dưới lớp trước, sau đó gọi các em lên bảng kể và khuyến khích các em khi kể không cần nhìn chăm chú vào tranh mà chỉ dùng tranh như một phương tiện làm cho lời kể hay hơn, hấp dẫn hơn Nghĩa là học sinh quay xuống lớp kể chỗ nào cần đến tranh thì các em mới chỉ vào tranh
4.3 Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
Kể chuyện là khả năng sử dụng ngôn ngữ ở dạng nói có tính nghệ thuật Đây là một dạng đặc biệt của đối thoại Kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là hình thức kể chuyện sử dụng dàn ý, câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh kể chuyện Trong tất cả các hình thức kể chuyện thì đây là hình thức dễ nhất vì các tình tiết, diễn biến câu chuyện đã được ghi lại (trong dàn ý hoặc câu trả lời), học sinh dựa vào đó để kể lại truyện Với các câu chuyện dài, nhiều tình tiết, giáo viên sử dụng hình thức kể chuyện này sẽ giúp học sinh dễ dàng kể lại câu chuyện
Ví dụ như truyện “Kho báu” (lớp 2 - tập 2) Nói chung đây cũng là một truyện khá dài, nhưng nếu giáo viên dùng hình thức hội thoại, giao tiếp trong tiết
Kể chuyện sẽ giúp học sinh kể được câu chuyện dễ dàng hơn, đồng thời giúp học sinh phát huy được khả năng nói của mình Giáo viên có thể dùng dàn ý dưới đây để giúp học sinh kể lại câu chuyện:
- Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ
+ Thức khuya dậy sớm
+ Không lúc nào ngơi tay
+ Kết quả tốt đẹp
Trang 8- Đoạn 2: Dặn con.
+ Tuổi già
+ Hai người con lười biếng
+ Lời dặn của người cha
- Đoạn 3: Tìm kho báu
+ Đào ruộng tìm kho báu
+ Không thấy kho báu
+ Hiểu lời dặn của cha
Để rèn được kỹ năng nới cho học sinh thông qua hình thức hội thoại, giao tiếp, giáo viên phải chú ý nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức trong sách giáo khoa và hướng dẫn trong sách giáo viên để có thể chuẩn bị tốt cho tiết dạy, cụ thể như sau:
* Trong sách giáo khoa:
Qua tìm hiểu sách giáo khoa lớp 2 chương trình mới ta thấy, đây cũng là một hình thức phổ biến của phân môn Kể chuyện lớp 2 (chương trình Tiểu học mới) Hình thức này không có yếu tố tranh ảnh phụ trợ Song mỗi đoạn truyện thường có 3-4 câu gợi ý ngắn, mỗi câu gợi ý chứa đựng nội dung tổng hợp của đoạn truyện Những câu gợi ý đó gợi lại trí nhớ, trí tưởng tượng của học sinh một cách dễ dàng Lệnh của hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp thường là: “Dựa vào các gợi ý sau kể lại từng đoạn của câu chuyện mới học” Sau khi phát lệnh, giáo viên ghi gợi ý của từng đoạn lên bảng và cho học sinh nhìn vào gợi ý đó để các em có thể kể lại Tuy nhiên, để cho hình thức này phát huy hiệu quả rèn kĩ năng nói cho học sinh thì giáo viên không nên ghi những gợi
ý đó lên bảng ngay, mà cần đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời Những câu hỏi này phải đảm bảo tính logic của truyện
Như vậy, ở hình thức này, sách giáo khoa có những dạng bài tập cụ thể sau:
- Dạng 1: Sách giáo khoa đưa ra gợi ý hoặc dàn ý tương đối cụ thể để hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện.Ví dụ: bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng” (Tiếng Việt 2- tuần 21)
Có một số bài thay dạng bài tập này bằng dạng bài tập “Dựa vào tóm tắt sau kể lại câu chuyện” Ví dụ: Người làm đồ chơi (Tiếng Việt 2 - tuần 34)
- Dạng 2: Nêu những nhân vật trong câu chuyện, kể lại sự xuất hiện của nhân vật, nhắc lại lời nhân vật Ví dụ truyện “Người thầy cũ” (Tiếng Việt 2 - tập 1), “Bạn của Nai nhỏ” (Tiếng Việt 2 - tập 1)
- Dạng 3: Tóm tắt nội dung của từng đoạn bằng một câu và đặt tên cho từng đoạn truyện Ví dụ truyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (Tiếng Việt 2 - tuần 22)
* Trong sách giáo viên:
Thứ nhất: Dạng bài tập nhắc lại lời nhân vật trong truyện
Ví dụ truyện “Bạn của Nai nhỏ” (Tiếng Việt 2 - tập 1), yêu cầu: nhắc lại lời của Nai bố khi Nai nhỏ kể về bạn, sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
- Giáo viên cho học sinh nhìn lại tranh, nhớ và nhắc lại lời của Nai cha với Nai nhỏ (Có thể gợi ý: Nghe Nai nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá to của bạn, cha Nai nói thế nào? Nghe Nai nhỏ kể chuyện người bạn đã nhanh trí kéo
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Cúc
Trang 9mình chạy trốn khỏi con thú dữ, cha Nai đã nói gì? Nghe xong chuyện bạn mình húc ngã lão Sói để cứu Dê non, cha Nai đã mừng rỡ nói với con như thế nào? )
- Vài học sinh nhắc lại những lời của Nai bố nói với con theo yêu cầu nói trên; giáo viên nhận xét, uốn nắn(nếu cần)
Chú ý: Học sinh chỉ cần nhắc lại đúng ý cơ bản của lời nhân vật (Nai nhỏ, Nai bố), không nhất thiết phải nêu nguyên các câu văn trong sách giáo khoa
Như vậy, ở dạng bài tập này, sách giáo viên đã hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi tiến hành tiết dạy kể chuyện Giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị giáo án Chính vì vậy giáo viên cần phải dành nhiều thời gian để rèn kĩ năng nói cho học sinh, giúp các em nói tốt hơn, tự tin hơn Đặc biệt, giáo viên nên tránh việc sa đà vào hỏi đáp làm mất nhiều thời gian của tiết dạy; cần chú trọng gọi đối tượng học sinh trung bình, học sinh yếu để giúp các em rèn kỹ năng nói trước lớp
Thứ hai: Dạng bài kể lại sự xuất hiện của nhân vật
Ví dụ truyện Người thầy cũ (Tiếng Việt 2 - tập 1) yêu cầu: Câu chuyện gồm có mấy nhân vật? Kể lại sự xuất hiện của nhân vật chính (chú bộ đội) ở đoạn 1, sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
Dạy theo quy trình đã hướng dẫn Chú ý:
- Ý nghĩ của Dũng
- Các nhân vật trong câu chuyện: Dũng, chú bộ đội tên là Khánh (bố của Dũng) và là thầy giáo
- Mở đầu câu chuyện: sự xuất hiện của nhân vật chính-chú bộ đội Những chi tiết chính cần kể:
+ Địa điểm diễn ra câu chuyện: trường của Dũng
+ Thời gian diễn ra câu chuyện: giờ ra chơi
+ Nhân vật: chú bộ đội
+ Lí do xuất hiện của nhân vật: đến thăm thầy giáo cũ, cũng chính là thầy giáo của con mình (Dũng)
- Kết thúc câu chuyện:
+ Bố của Dũng chào thầy giáo, ra rể
Như vậy, cũng giống như dạng bài tập trên, ở dạng bài tập này, sách giáo viên cũng hướng dẫn khá kĩ Chắc chắn khi giáo viên gợi ý như trên, học sinh sẽ
kể được truyện Tuy nhiên, giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh kỹ năng kể trôi chảy, tự tin, tránh kể chuyện theo lối hỏi gì đáp nấy
Thứ ba: Dạng bài tập dựa vào gợi ý, kể laị từng đoạn câu chuyện
Ví dụ truyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” (lớp 2 – tập 2), sách giáo viên yêu cầu: Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện trên bằng lời của em Để thực hiện yêu cầu này, sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
Trước khi kể từng đoạn, giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bộ dàn ý câu chuyện trong sách giáo khoa, trả lời:
- Truyện có mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?
Truyện có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Cuộc sống tự do, sung sướng của Sơn Ca và Cúc
+ Đoạn 2: Sơn Ca bị cầm tù
+ Đoạn 3: Trong tù
Trang 10+ Đoạn 4: Sự hối hận muộn màng.
- Giáo viên viết nội dung từng đoạn lên bảng
Ở dạng bài tập này, giáo viên có thể cho học sinh khá giỏi nêu các đoạn trong truyện và nội dung chính của từng đoạn Sau khi học sinh trả lời được, giáo viên treo bảng phụ có ghi ý chính từng đoạn truyện và yêu cầu học sinh kể lại nội dung từng đoạn Cần chú trọng uốn nắn cách kể, giọng kể và cách minh họa lời kể bằng hành động cho học sinh để câu chuyện thêm phần hấp dẫn
4.4 Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện phân vai:
Đây là hình thức thu hút được đông đảo học sinh tham gia Không chỉ các em tham gia đóng vai có thể hiện tính cách của nhân vật mà các em ngồi dưới theo dõi,
cổ vũ hết sức nhiệt tình Chính sự hứng thú của học sinh là điều kiện tốt để giáo viên rèn luyện kĩ năng nói, giao tiếp cho các em trong giờ kể chuyện
Ví dụ: Khi phân vai dựng lại câu chuyện “Quả tim khỉ” (Lớp 2 - tập 2), giáo viên gọi 3 em: Một em đóng vai người dẫn chuyện, một em đóng vai Khỉ,
và một em đóng vai Cá sấu Giáo viên hướng dẫn: Giọng người dẫn chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Khỉ ân cần lúc hỏi han Cá Sấu và bình thản khi biết
âm mưu của Cá Sấu; giọng Cá Sấu buồn một cách giả dối, đặc biệt là con mắt của Cá Sấu thỉnh thoảng lại liếc sang Khỉ để dò thái độ Sau khi hướng dẫn xong, có thể giáo viên làm mẫu cho học sinh xem sau đó mới gọi học sinh kể
Đặc biệt, khi học sinh kể chuyện, giáo viên cần chú ý gọi các học sinh khác nhận xét, rút kinh nghiệm và góp ý cho lời kể hoặc góp ý cử chỉ phụ họa cho lời kể của bạn Từ việc nhận xét, góp ý này học sinh sẽ rút được kinh nghiệm để những lần sau kể hay hơn
Như vậy, những dạng bài tập kể chuyện với hình thức phong phú đã thu hút, lôi cuốn các em trong giờ kể chuyện, làm cho các em như sống lại với những nhân vật trong truyện Với niềm say mê của học sinh cũng như sự dạy dỗ tận tình của giáo viên và phương pháp dạy học phù hợp thì giờ kể chuyện sẽ là một môi trường tốt để rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói cho học sinh
* Tóm lạ i :
Việc vận dụng một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ kể chyện cho học sinh lớp 2 là rất cần thiết Thông qua một số biện pháp này đã kèn được các
kĩ năng nói, viết, giúp học sinh ứng xử tự tin đồng thời kích thích khả năng ứng
xử, khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh và góp phần rèn luyện tư duy linh hoạt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh Tuy nhiên, việc vận dụng một số biện pháp rèn kỹ năng nói phải luôn sáng tạo bởi vì lứa tuổi học sinh tiểu học luôn ham thích những cái mới lạ
5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
5.1 Kết quả đạt được:
Trong thời gian áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Kể chyện cho học sinh lớp 2 vào thực tế giảng dạy môn kể chuyện ở lớp 2C nói riêng, ở trường Tiểu học Sông Đốc 2 nói chung, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh tích cực thi đua học tập, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ Điều đáng mừng hơn nữa là các học sinh trong lớp có kỹ năng nói ngày càng tốt hơn, các em tự tin hơn khi được gọi lên kể chuyện
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Cúc