2015
Trong nền kinh tế, một lĩnh vực luôn có quan hệ trực tiếp gắn chặt với thanh toán quốc tế là thương mại quốc tế. Và dĩ nhiên, muốn tăng cường phát triển thanh toán quốc tế thì cũng không thể nào không phát triển thương mại quốc tế. Để có hai hoạt động này có thể phát triển có hiệu quả thì phải có dược những định hướng phát triển đúng đắn phù hợp với tình hình trong và ngoài nước trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt là dành cho hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn sắp tới từ 2010 cho tới 2015, chủ trương mà Bộ công thương đề ra là hạn chế nhập siêu, giữ mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định hàng năm. Sau đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2008, tất cả các nước trên thế giới đều tung ra nhiều gói kích thích kinh tế cũng như thực thi nhiều biện pháp mang tính chất bảo hộ nhắm phục hồi lại nền kinh tế của mình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Năm 2009, so với năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu của Việt Nam đều giảm mạnh. Nguyên nhân trực tiếp là sức mua của các nước phát triển, thị trường chính của Việt Nam, sụt giảm trong khi đó đồng USD liên tục mất giá, giá các mặt hàng liên tục lên cao. Trong khi đó một lượng lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có nguyên liệu buộc phải nhập khẩu do đó khiến cho xuất khẩu cũng bị giảm mạnh theo nhập khẩu.
Trước hiện trạng này, định hướng cho hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam phải phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mục tiêu hàng đầu cho xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới đó là phải khôi phục lại được đà tăng trưởng như trước khi có khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 15%, hạn chế nhập siêu. Cơ cấu xuất khẩu phải tiếp tục được chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản
phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; bên cạnh đó, phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trường trong, cũng như ngoài nước có nhu cầu. Mục tiêu tới năm 2012, sản phẩm chế biến chế tạo chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như sản phẩm cơ khí chê tạo, đóng tàu, điện tử, máy tính, điện gia dụng … cũng được đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh đó là một số các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao cũng như một số các ngành dịch vụ như tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch … Trong khi đó phải giảm dần tỉ trọng các hàng xuất khẩu thô chưa qua chế biến như than đá, dầu thô, một số các kim loại và khoáng sản khác. Đáp ứng cho những mục tiêu trên đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để sản xuất các loại máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu thay thế nhập khẩu.
Hiện nay, do Việt Nam đã gia nhập WTO nên các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không còn nhiều như trước nữa, chủ yếu là các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp thông qua ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) còn nhiều hạn chế yêu cầu khắt khe đối với các doanh nghiệp, mặt khác nguồn hỗ trợ này lại đem lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nếu bị lôi kéo vào các vụ kiện bán phá giá. Điều này dẫn tới một nhu cầu phải có hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, ví dụ như bảo hiểm xuất khẩu. Hình thức này gần như chưa có tại Việt Nam và vẫn đang cố gắng tìm kiếm một mô hình thật hiệu quả, tuy nhiên rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng từ rất lâu như Đức, Áo, Italia, Nhật Bản… Bảo hiểm xuât khẩu là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro nợ xấu liên quan đến các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu và giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.Đối với các doanh nghiệp, bảo hiểm xuất khẩu giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh toán; tạo ra sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng doanh
số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh... Đối với các quốc gia, bảo hiểm xuất khẩu đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ sự phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm, tăng thu ngoại hối để cải thiện cán cân thương mại quốc tế. Việc áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu đã bị bãi bỏ do vậy áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với quy định của WTO.
Trong giai đoạn tới này, cũng cần phải có một định hướng rõ ràng cho cơ chế quản lý hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu. Những định hướng này không chỉ để phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay cũng như bối cảnh nền kinh tế thế giới vừa trải qua cơn khủng hoảng mà còn phải hướng tới những mục tiêu lâu dài cho tương lai. Đầu tiên và cũng được thường xuyên được nhắc đến chính là phải loại bỏ dần các thủ tục rườm rà, ách tắc cho phía doanh nghiệp, đồng thời phải minh bạch các bước thực hiện. Đi đôi với việc hạn chế nhập siêu là phải tìm cách biến Việt Nam trở thành một nước xuất siêu một cách lâu dài ổn định. Tiếp tục thực hiện các cam kết của WTO theo đúng lộ trình, tránh tình trạng bảo hộ các doanh nghiệp trong nước quá mức dẫn tới ảnh hưởng không đi đúng lộ trình đã quy định. Hệ thống pháp luật hỗ trợ các doanh nghiệp phải hoàn thiện, ví dụ như hệ thống luật xuất nhập khẩu, xây dựng luật chống bán phá giá, hoàn thiện luật thuế xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý thực hiện. Ngoài ra, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia, tổ chức các hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khảo sát thị trường, tăng cường phổ biến thông tin chính sách thị trường và có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.
Như đã nói ở trên, xuất nhập khẩu luôn gắn chặt với thanh toán quốc tế. Nhu cầu thanh toán quốc tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào mức độ phát triển của hoạt động xuất khẩu. Theo định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới, nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trong nước sẽ không ngừng được tăng lên. Đây chính là cơ hội để cho các ngân hàng thương mại nắm bắt để tăng thêm nguồn thu cho mình.
Có một điều đặc biệt rằng, tuy trong giai đoạn vừa qua là thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng vì đó mà chậm đà tăng trưởng tuy nhiên, ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam vẫn có những kết quả kinh doanh rất khả quan. Như vậy trong giai đoạn phục hồi kinh tế như hiện nay, có thể nói rằng kỳ vọng vào sự phát triển của khối ngành ngân hàng nói chung và một số các dịch vụ mà họ cung cấp nói riêng cũng rất lớn. Trong số đó thì dịch vụ thanh toán quốc tế cũng là một trong những dịch vụ được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Bởi lẽ, ngân hàng thương mại là trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, khi mà xuất nhập khẩu tăng lên thì điều tất yếu đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế cũng tăng theo. Tuy nhiên đây cũng là thách thức không nhỏ cho các ngân hàng khi mà tất cả mọi đối thủ trên thị trường cũng nhận ra điều này, kết quả là sẽ có những cuộc cạnh tranh không khốc liệt đề giành giật thị phần, thu hút khách hàng về phía mình.
Bên cạnh việc nhắc tới nhu cầu về sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế thì nhu cầu về ngoại tệ cũng không thể bị bỏ qua. Hiện nay rõ rang là đồng VND chưa thể nào tham gia được vào thanh toán quốc tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy các doanh nghiệp trong nước để thanh toán cho đối tác vẫn buộc phải sử dụng ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là USD. Dù rằng sau những biến động vừa qua trên thị trường, giá trị đồng USD không được ổn định, có nhiều ý kiến về việc sử dụng các đồng tiền khác làm công cụ dự trữ và thanh toán quốc tế nhưng kết quả thì đồng USD vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó là sự tham gia và tăng dần tỉ lệ trong thanh toán quốc tế của những đồng tiền của những nền kinh tế mạnh khác như EUR, JPY, đặc biệt là đồng
RMB (hay CYN) của Trung Quốc. Hiện nay một số quốc gia đã thực hiện giao dịch song phương với Trung Quốc bằng đồng RMB. Đối với Việt Nam hiện nay, qua đợt sốt USD trong năm 2009 vừa qua, chúng ta cũng nên có những biện pháp để dần dần giảm phụ thuộc vào đồng USD, các doanh nghiệp nên chủ động thực hiện thanh toán thông qua một số các đồng ngoại tệ khác để giảm thiểu áp lực về cầu đồng USD cho nền kinh tế.
2.2. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010–2011 Quân Đội trong giai đoạn 2010–2011
Năm 2010 – 2011, dự báo nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn thấp, đối với Việt Nam, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mục tiêu mà chính phủ đặt ra là: tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, phấn đầu phục hồi tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2010. Hoạt động ngân hàng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn, trong khi đó cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng mãnh liệt. Trước tình hình chung của nên kinh tế, mục tiêu của Ngân hàng TMCP Quân Đội đặt ra là tiếp tục “tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, hiệu quả cao”. Lấy lợi nhuận và chất lượng hoạt động làm mục tiêu chủ đạo trong quản trị điều hành và chỉ đạo kinh doanh, đảm bảo tốt các chỉ tiêu, phấn đấu đạt tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu khoảng 30%.
Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng đề ra một số phương hướng mục tiêu phát triển trong giai đoạn này:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các phương thức và hình thức thanh toán. Đó là củng cố các phương thức, hình thức đang sử dụng nâng cao chất lượng dịch vụ, đối với các hình thứ thanh toán chưa có như thẻ thanh toán quốc tế, séc du lịch … Ngân hàng TMCP Quân Đội đang cố gắng để đưa vào phục vụ khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Riêng đối với dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế, trong năm 2010 Ngân hàng TMCP Quân Đội đang đẩy mạnh triển khai cung cấp, phát hành Visa, Master cho khách hàng. Ngoài ra các phương thức thanh toán bằng thư tín dụng đặc biệt sẽ được
ngân hàng tư vấn cho khách hàng sử dụng nhiều hơn, đem lại lợi ích cho cả hai bên; Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng đang trên con đường cố gắng phấn đấu có thể trở thành ngân hàng xác nhận trong năm 2011 hoặc 2012.
Thứ hai, hoàn thiện các quy trình thanh toán quốc tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như làm tăng thêm tính thuận tiện cho khách hàng.
Thứ ba, xác định thị phần khách hàng mục tiêu trong giai đoạn 2010 – 2011 không chỉ là những khách hàng có mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Quân Đội. Với phương châm “lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh viễn”, ngân hàng cố gắng duy trì những khách hàng truyền thống, đặc biệt là nhóm khách hàng lớn, đồng thời phát triển khối khách hàng doanh nghiệp tại các khu vực phát triển chính.
Thứ tư, phát triển về mặt chất lượng dịch vụ thông qua nâng cao, bồi dưỡng cho các cán bộ thanh toán quốc tế một cách có chiều sâu về nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm xử lý tình huống.
2.3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 – 2011 TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 – 2011
2.3.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế
Bất kì dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại nào cũng cần phải có quy trình riêng của mình và lấy đó là kim chỉ nam hoạt động. Các quy trình này được đúc kết rút kinh nghiệm qua thời gian hoạt động của toàn hệ thống thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Trong quá trình hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế, quy trình thanh toán sẽ bộc lộ rõ những điểm yếu cần hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như đạt được sự hài lòng của khách hàng. Tại Việt Nam hiện nay, có một số ngân hàng thương mại có những quy trình thanh toán quốc tế rất nhanh chóng, hiện đại, tiện lợi cho người sử dụng như HSBC, Vietcombank, BIDV … Điều này đặt ra yêu cầu tất yếu là Ngân hàng TMCP Quân Đội phải không ngừng nâng cấp, hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế của mình.
Công tác hoàn thiện quy trinh thanh toán quốc tế cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, phòng ban tại Hội sở chính để từ đó phân cấp công việc từ hội sở tới các chi chánh. Phòng thanh toán quốc tế tại hội sở là nơi trực tiếp thực hiện sự điều phối đó, đồng thời các phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng mua bán kinh doanh ngoại têm phòng kiểm soát nội bộ cũng như một số bộ phận khác cũng có trách nhiệm tham gia vào công tác hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế. Trong giai đoạn 2004 – 2009, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội mới chỉ cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ truyền thống với những quy trình cũ, do vậy mà trong giai đoạn sắp tới ngoài việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cần phải bổ sung những quy trình mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế giúp quá trình thanh toán quốc tế được vận hành một cách suôn sẻ hơn, rút ngắn được thời gian thực hiện, đặc biệt là phục vụ được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.3.2. Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán quốc tế, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Các hình thức xuất nhập khẩu cũng ngày một đa dạng hơn. Các doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng ngày một hiểu biết hơn về các giao dịch quốc tế do đó nhu cầu về thanh toán quốc tế ngày một đa dạng hơn. Tuy nhiên hiện nay thì với ba phương thức thanh toán quốc tế và một số các dịch vụ đi kèm mà Ngân hàng TMCP Quân Đội đang