Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 63)

Năm 2009 là một năm đầy áp những biến động trên thị trường ngoại tệ của Việt Nam. Trong những tháng đầu năm khi mà bất ngờ Việt Nam xuất hiện xuất siêu thì nhu cầu về đồng USD xuống thấp kỷ lục khi mà tỷ giá ở thị trường không chính thức trong những tháng 3 và tháng 4 có những thời điểm ngang bằng với tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên cũng chỉ sau vài tháng tình hình lập tức thay đổi, khi mà các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước dần được khôi phục, lượng hàng hóa nhập khẩu liên tục gia tăng khiến cho cả năm 2009, nhập siêu cả nước lên tới 17 tỷ USD. Cũng vì vậy nhu cầu đồng USD tăng đột biến, trong khi đó, các chính sách thắt chặt tỷ giá đồng USD đã khiến cho nhu cầu về USD lại càng tăng cao hơn. Nhu cầu USD không chỉ để phục vụ nhập khẩu hàng hóa mà còn do tâm lý của người dân tích trữ đồng USD, các doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ cũng cố gắng dự trữ nên khiến cho tình hình khan hiếm đồng USD ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trước tình hình đó nhà nước đã 2 lần phải điều chỉnh mức tỷ giá USD bám sát cung cầu thị trường hơn nên cuối cùng cũng đã làm cho thị trường ngoại tệ ở Việt Nam có phần nào ổn định hơn. Trong những năm tới, Việt Nam cần tránh để lặp lại những sự việc kiểu như vậy, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên rất khó khăn. Từ đó lại làm cho dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cũng bị kìm hãm và khó có cơ hội phát triển. Ngân hàng nhà nước, cần phải có những biện pháp chủ động hơn trong điều hành thị trường ngoại hối, cần phải linh hoạt hơn, nhạy bén hơn trước những thay đổi của cung cầu ngoại tệ, đảm bảo sự ổn định thị trường giúp cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động.

2.4.2.2. Xây dựng một lộ trình, tìm kiếm khả năng đưa đồng VND tham gia vào thanh toán quốc tế

Sau những biến cố xảy ra trong năm vừa qua trên thị trường ngoại tệ, có một câu hỏi đặt ra là chúng ta phải lệ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế tới khi nào, và tại sao lại chưa thể tăng thêm vai trò của những đồng tiền khác trong thanh toán quốc tế. Có rất nhiều các đồng tiền mạnh khác để chúng ta có thể sử dụng trong thanh toán

quốc tế với các đối tác như EUR, JPY, và gần đây mới nổi lên đồng RMB. Nhờ vào những ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đã đưa đồng RMB vào thanh toán quốc tế và càng ngày càng tăng thêm vai trò của đồng tiền này. Việt Nam cũng nên học tập Trung Quốc, chúng ta cần xây dựng một lộ trình, một kế hoạch đúng đắn để có thể sớm đưa được đồng VND vào thanh toán quốc tế. Và theo định hướng của chính phủ và ngân hàng nhà nước, trong năm 2010 này cơ chế đưa đồng tiền Việt nam tham gia vào thanh toán xuất nhập khẩu sẽ được xây dựng.

Hiện nay, tính chuyển đồi của VND còn rất hạn chế trên thế giới nên việc đưa vào thanh toán xuất nhập khẩu hay vay nợ, trả nợ nước ngoài là một mục tiêu khá khó khăn. Cơ chế xây dựng sắp tới sẽ phải tập trung giải quyết khó khăn này bằng nhiều giải pháp khác nhau. Trong giai đoạn đầu của đề án này, cần có những biện pháp nhằm nâng cao tính chuyển đồi của VND. Theo đó, ngân hàng nhà nước Việt nam xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo để định hướng thị trường, tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, tương đối ổn định, hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa nhiều hơn và tăng dự trữ ngoại hối. Trong vấn đề, khắc phục tình trạng USD hóa nền kinh tế, đề án phải đưa ra được lộ trình từng bước và đặt yêu cầu nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại tê, tiếp tục cứng rắn xử lý mạnh tay để xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ trong nước và kinh doanh ngoại tệ trái phép. Nhìn chung chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng những gì Trung Quốc đã và đang thực hiện, nên tìm ra những biện pháp hợp lý và Việt Nam có thể áp dụng bởi cách thức phát triển kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc tuy gần giống nhau nhưng vẫn có sự chênh lệch lớn về sức mạnh kinh tế và mức độ ảnh hưởng trên thế giới. Nếu đề án thành công thì điều này sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như khả năng phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN

Trong năm 2009 xu hướng bảo hộ đã manh nha trỗi dậy khi mà các nền kinh tế lớn đều có nhiều biện pháp để kích thích tiêu dùng hàng hóa nội địa để giúp nền kinh tế

thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, các dấu hiệu khả quan về những phục hồi kinh tế toàn cầu đã xuất hiện trở lại trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010. Nhờ đó, toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế sẽ trở lại là xu hướng hàng đầu của nền kinh tế thế giới trong thế kỉ 21. Tại Việt Nam, mở cửa thị trường, mở cửa nền kinh tế vẫn là mục tiêu hàng đầu được đặt ra cho những năm sắp tới. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ lên mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Cũng vì vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế cũng ngày càng tăng lên, không chỉ thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu mà còn nhiều hoạt động khác của nền kinh tế. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trở thành một yêu cầu không thể bàn cãi của các ngân hàng thương mại. Không chỉ vậy, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế cũng chính là một bước để phát triển kinh tế nước nhà. Với vai trò là trái tim của nền kinh tế, những dịch vụ của ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng không ngừng đóng góp vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Và để có thể phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại, không chỉ cần đến sự đầu tư lâu dài, chiến lược đúng đắn của nhà quản trị mà cũng cần phải có những sự hỗ trợ tích cực từ phía những nhà quản lý kinh tế vĩ mô, từ Nhà nước và từ Ngân hàng nhà nước.

Qua những phân tích và đánh giá trong bài viết này, em đã cố gắng giải quyết những vấn đề chính sau:

• Cơ bản đưa ra những lý thuyết chung về thanh toán quốc tế và những vấn đề có liên quan tại các ngân hàng thương mại.

• Phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong những năm từ 2004 tới 2009. Thông qua đó, đưa ra những nhận xét và đánh giá một cách khách quan về những thành công, những hạn chế còn tồn tại và tìm ra những nguyên nhân của chúng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

• Đề xuất một số các biện pháp để khắc phục những hạn chế tồn tại, củng cố những ưu điểm và thành công để tiếp tục hoàn thiện hơn, từng bước phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Đưa ra một số những kiến nghị với Nhà

nước và Ngân hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng và các ngân hàng thương mại khác nói chung có thể phát triển tốt hơn nữa.

Một lần nữa, em xin được chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Đức Bình, giảng viên khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Nhờ có những hướng dẫn sát sao, nhiệt tình chỉ bảo của thầy mà em đã có thể hoàn thiện được bài chuyên đề tốt nghiệp này!

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI... 4

1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội....

... 4

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội... 4

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của một số chức danh, bộ phận trong Ngân hàng TMCP Quân Đội... 7

1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh... 9

1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ... 15

1.2.1. Bộ máy thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế... 15

1.2.2. Các hình thức thanh toán quốc tế nói chung và ở Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng... 16

1.2.2.1. Phương thức chuyển tiền... 17

1.2.2.2. Phương thức mở tài khoản... 19

1.2.2.3. Phương thức nhờ thu... 21

1.2.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ (thư tín dụng)... 24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2.5. Các phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội... 28

1.2.3. Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và các biện pháp đã được Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện... 28

1.2.3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh... 28

1.2.3.2. Định hướng, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế... 30

1.2.3.3. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế... 31

1.2.3.4. Chuẩn bị các nguồn lực thực hiện... 33

1.2.3.5. Triển khai và kiểm soát... 34

1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội... 35

1.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội... 43

1.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân... 46

1.3.2.1. Tồn tại, hạn chế... 46

1.3.2.2. Nguyên nhân... 48

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI... 52

2.1. Phương hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam... 52

2.1.1. Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2015 ... 52

2.1.2. Nhu cầu thanh toán quốc tế tại Việt Nam... 55

2.2. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 – 2011... 56

2.3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 -2011... 57

2.3.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế... 57

2.3.2. Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán quốc tế, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp... 58

2.3.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing... 59

2.3.4. Đổi mới chính sách ký quỹ và phí dịch vụ, có chính sách hướng tới khách hàng nhiều hơn nhưng cũng cần đảm bảo được hạn chế tối đa rủi ro... 60

2.3.5. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên... 61

2.4. Một số kiến nghị và đề xuất với Nhà nước và Ngân hàng nhà nước... 63

2.4.1. Kiến nghị với Nhà nước... 63

2.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng khung pháp lý quản lý hoạt động thanh toán quốc tế... 63

2.4.1.2. Xây dựng chính sách thương mại quốc tế lâu dài và ổn định, đảm bảo đúng theo lộ trình gia nhập WTO... 64

2.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước... 65

2.4.2.1. Xây dựng chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá ngoại hối một cách hợp lý, ổn định ... 65

2.4.2.2. Xây dựng một lộ trình, tìm kiếm khả năng đưa VND tham gia vào thanh toán quốc tế ... 65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

• BIDV ...Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

• CNY ...Đồng nhân dân tệ (Trung Quốc)

• EUR ...Đồng Euro

• HĐ ...Hội đồng

• L/C ...Letter of Credit (Thư tín dụng)

• PT ...Phát triển

• QL ...Quản lý

• ROA ...Return on assets (Tỉ suất lợi nhuận ròng trên tài sản)

• ROE ... Return on equity (Tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu)

• RMB ...Đồng nhân dân tệ (Trung Quốc)

• TMCP ...Thương mại cổ phần

• UB ... Ủy ban

• USD ... Đồng Dollar Mỹ

• VBC ...Vietcombank (Ngân hàng TMCP Ngoại Thương)

• VND ...Việt Nam đồng.

DANH MỤC BẢNG

1. Bảng 1.1: Danh sách các cổ đông sáng lập Ngân hàng TMCP Quân Đội... 5 2. Bảng 1.2: Doanh số thanh toán quốc tế của các phương thức thanh toán quốc tế tại

3. Bảng 1.3: Doanh số thanh toán quốc tế của phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng

TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009... 37

4. Bảng 1.4: Doanh số thanh toán quốc tế của phương thức nhờ thu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009... 39

5. Bảng 1.5: Doanh số thanh toán quốc tế của phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009... 40

6. Bảng 1.6: Doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 -2009... 41

7. Bảng 1.7: Mức phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội, Vietcombank và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam... 42

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 1. Hình 1.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Quân Đội... 7

2. Hình 1.2: Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009... 9

3. Hình 1.3: ROA của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009... 10

4. Hình 1.4: ROE của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009... 11

5. Hình 1.5: Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009... 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Hình 1.6: Tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009... 13

7. Hình 1.7: Vốn huy động của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009... 14

8. Hình 1.8: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2004 – 2009... 15

9. Hình 1.9: Mô hình tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội... 16

10. Hình 1.10: Quy trình nghiệp vụ theo phương thức chuyển tiền... 18

11. Hình 1.11: Sơ đồ quy tình mở tài khoản... 20

13. Hình 1.13: Sơ đồ quy trình thực hiện thanh toán bằng phương pháp nhờ thu kèm chứng từ... 23 14. Hình 1.14: Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, L/C

không hủy ngang... 26 15. Hình 1.15: Tỉ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân

Đội từ 2004 – 2009... 36 16. Hình 1.16: Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm

2004 tới 2009... 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền – Quản Trị Kinh Doanh – NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân (2008)

2. TS. Nguyễn Thượng Thái – Marketing căn bản – NXB Thống Kê (2006)

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo – Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế - NXB Tài Chính (2009).

4. Ths Nguyễn Thị Cẩm Thủy và Lê Bích Ngọc – Phân tích SWOT về môi trường kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam – Tạp chí ngân hàng, số 5/2010.

5. Ths. Bùi Đức Tuấn – Giáo trình Kế hoạch kinh doanh – NXB Lao Động – Xã hội (2008).

6. Ngân hàng TMCP Quân Đội – Các quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, chuyển tiền bằng điện, nhờ thu (2008).

7. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Tài Liệu khóa học Nghiệp vụ Ngân hàng cơ bản (2010).

8. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Tài Liệu khóa học chuyên sâu Xuất Nhập Khẩu và Thanh toán quốc tế (2009).

9. Ngân hàng TMCP Quân Đội – Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo kết quả kiểm toán độc lập các năm 2004 tới 2009.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 63)