1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị trong giai đoạn hiện nay luận văn ths kinh doanh và

108 676 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Các vấn đề lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được hệ thống trong luận án là nguồn tham khảocho tác giả Mặc dù mỗi đề tài nghiên cứu nhữũng mảng khác nhau về lao động ,nguồn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-NGUYỄN DANH THĂNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướngdẫn khoa học PGS TS Đỗ Minh Cương, Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫncho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệpnày Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh,Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy,truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian họctập Cảm ơn Khoa Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thựchiện đề tài tốt nghiệp này Xin chân thành cảm ơn các tác giả của những tàiliệu tham khảo, những người đi trước đã để lại cho chúng tôi những kinhnghiệm quý báu

Học viên

Nguyễn Danh Thăng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn làtrung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

13 Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản Trị Nhân Sự, Nxb Lao động - Xã hội, HàNội 100

Trang 5

PTNNL : Phát triển nguồn nhân lựcTCHC : Tổ chức hành chính

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

13 Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản Trị Nhân Sự, Nxb Lao động - Xã hội, HàNội 100

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

13 Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản Trị Nhân Sự, Nxb Lao động - Xã hội, HàNội 100

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào quyết định đến sự thành công haythất bại của doanh nghiệp Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, môi trường cạnh tranh ngàycàng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đòi hỏicác doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân lực chất lượngcao, làm việc hiệu quả nhằm phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp đểgiành được các lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng hiệu quả làm việc của người lao độngphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng, năng lực của người lao động,phương tiện và các nguồn lực để thực hiện công việc và động lực lao động…trong đó động lực lao động là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng thúc đẩyngười lao động hăng hái, say mê nỗ lực làm việc Do đó để nâng cao hiệu quảlàm việc của người lao động đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp phảiquan tâm đến công phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm đang là một trong những ngành

có nhiều cơ hội phát triển tại Vệt Nam, thu hút lượng lao động lớn, tạo ra việclàm cho hàng triệu lao động góp phần vào việc phát triển kinh tế và ổn địnhtrât tự xã hội Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị là một đại diện tiêu biểucủa ngành công nghiệp thực phẩm luôn quan tâm đến vấn đề phát triển nguồnnhân lực tại công ty Tuy nhiên công tác công tác phát triển nguồn nhân lựctại công ty còn tồn tại một số bất cập ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vàhạn chế tốc độ phát triển của doanh nghiệp Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài

“Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn cao học của mình

Trang 9

Câu hỏi nghiên cứu: Có 3 câu hỏi nghiên cứu chính cần Tác giả thực

hiện đề taì này trả lời là: 1/Muốn phát triển nguồn nhân lực của một DN nước

ta hiện nay cần dựa vào cơ sở lý luận hay mô hình lý luận nào để thực hiệnmột cách khoa học và hiệu quả 2/Thực trạng quản lý nguồn nhân lực củaCông ty hiện nay đang ở mức nào, nguyên nhân của nó là gì? 3/Cần có quanđiểm, giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực của Công ty…đạt chấtlượng và hiệu quả cao hơn hiện nay?

2.Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, tuynhiên dưới góc độ áp dụng vào một doanh nghiệp cụ thể như Công ty Cổ phầnthực phẩm Hữu Nghị thì chưa có nghiên cứu cụ thể về phát triển nguồn nhânlực của doanh nghiệp Do đó, đề tài Luận văn là mới xét ở góc độ này Luậnvăn nhằm hệ thống hoá, chọn lọc một số cơ sở lý luận cơ bản về phát triểnnguồn nhân lực; phân tích thực trạng quản lý phát triển nguồn nhân lực củadoanh nghiệp trong thời gian qua; đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triểnnguồn nhân lực cho Công ty trong giai đoạn hiện nay Trong các nghiên cứuliên quan đến đề tài luận văn, nổi bật có một số công trình nghiên cứu sau:

- Nguyễn Thị Tuyết Hoa - Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh

nghiên cứu đề tài về : Nâng cao chất lược nguồn nhân lực của các doanh

nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị.

- Đinh Nguyễn Trường Giang - Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh

doanh nghiên cứu đề tài về : Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty truyền tải

điện 4 đến năm 2015.

- Nguyễn Văn Mẫn - Thạc sỹ chuyên ngành Qản trị kinh doanh nghiên

cứu đề tài về : Phát triển nguồn nhân lực cho Công ty Cổ phần thủy sản và

thương mại Thuận Phước.

Trang 10

- Luận án Tiến sỹ: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế” của Phan Thuỷ Chi (2008) Các vấn đề lý luận về đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực được hệ thống trong luận án là nguồn tham khảocho tác giả

- Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay do

TS.Trần Thị Nhung và PGS TS Nguyễn Duy Dũng đồng chủ biên (2005) Cáctác giả đã phân tích hiện trạng phát triển nguồn nhân lực, các phương thức đàotạo lao động chủ yếu trong các công ty Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay.Tác giả đã nêu ra một số gợi ý và kiến nghị về sự phát triển nguồn nhân lực ởViệt Nam nói chung và trong các công ty nói riêng trong thời gian tới

- Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn do

PGS TS Đỗ Minh Cương- TS Mạc Văn Tiến đồng chủ biên (2004) Bêncạnh việc đi sâu nghiên cứu tìm ra các giải pháp phát triển lao động kỹ thuật ởViệt Nam, tác giả đã đưa ra các khái niệm nguồn nhân lực ở phạm vi vĩ mô và

vi mô, kinh nghiệm đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật ở một số nướcnhư Đông Nam Á, Trung Quôc, Nhật, Mỹ

Trong các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài về PTNNL trong DN màtác giả tìm hiểu được nổi bật nhất là tác phẩm:

- Phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ- nghiên cứu

và thực tiễn do Jim Stewart và Graham Beaver chủ biên (2004) Cuốn sách

gồm có 3 phần: Phần I 1 gồm các nghiên cứu về đặc điểm của các tổ chức quy

mô nhỏ và những gợi ý trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu vềPTNNL Phần 2 gồm những bài trình bày kết quả nghiên cứu về các cách tiếpcận để phát triển nguồn nhân lực trong DN Phần 3 đề cập đến các phươngpháp PTNNL mà các tổ chức quy mô nhỏ thường áp dụng và thực hành

Trang 11

- Nghiên cứu về đào tạo và phát triển cho chủ doanh nghiệp (Douglas

D Durand), học qua làm việc của chủ doanh nghiệp (Jason Cope năm 2000), hiểu cách học của chủ doanh nghiệp (David Rae năm 2000) đã đưa ra những

kết luận về cách học của chủ doanh nghiệp từ đó có biện pháp đào tạo thíchhợp cho đối tượng này ở Anh

- Nguyễn Thị Tuyết Hoa - Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh

nghiên cứu đề tài về : Nâng cao chất lược nguồn nhân lực của các doanh

nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị.

- Đinh Nguyễn Trường Giang - Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh

doanh nghiên cứu đề tài về : Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty truyền tải

điện 4 đến năm 2015.

- Nguyễn Văn Mẫn - Thạc sỹ chuyên ngành Qản trị kinh doanh nghiên

cứu đề tài về : Phát triển nguồn nhân lực cho Công ty Cổ phần thủy sản và

thương mại Thuận Phước.

- Luận án Tiến sỹ: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế” của Phan Thuỷ Chi (2008) Các vấn đề lý luận về đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực được hệ thống trong luận án là nguồn tham khảocho tác giả

Mặc dù mỗi đề tài nghiên cứu nhữũng mảng khác nhau về lao động ,nguồn nhân lực nhưng đều nhằm thể hiện được vai trò của con người tronghoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việc nghiên cứu vềphát triển nguồn nhân lực cũng nhằm mục đích chung tương tự như vậy

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

Luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn để đề ra một số giải pháp pháttriển nguồn nhân lực củatại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trong giaiđoạn hiện nay.

Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về nguồn

nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; từ đó đề xuất các nộidung phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngành thực phẩm

Hai là, phân tích thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân

lực của Ccông ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị;, xác định những kết quả đạtđược bên cạnh những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, ; đồng thời phân tích

trong những năm tới, nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khókhăn đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty Cổ phần thựcphẩm Hữu Nghị

Ba là, xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp phát

triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Đề xuất những quan điểm, giải pháp để hoàn thiện PTNNL trong cácdoanh nghiệp thực phẩm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài :

Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến phát triểnnguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Phạm vi nghiên cứu của đề tài :

* Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn

phát triển nguồn nhân lực tại Công ty nhằm đề xuất một số giải pháp pháttriển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay

* Về không gian: Phạm vi nghiên cứu là các bộ phận phòng, ban, xí nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

* Về thời gian:

Trang 13

- Các số liệu phục vụ đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Công tyCông ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị: sử dụng số liệu từ năm 2008 đến 2012.

- Đề xuất kiến nghị một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực củaCông ty Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trong giai đoạn hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của khoahọc kinh tế như phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phươngpháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích so sánh và tổng hợp.Ngoài ra luận văn còn thực hiện , điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu các

bộ phận phòng ban trong công ty

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích địnhtính và định lượng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau Cụ thể,những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau:

Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong

sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; Các số liệu thông kê đãđược xuất bản, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liênquan; kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoahọc trong nước và quốc tế

Nguồn thông tin sơ cấp

Phỏng vấn sâu: đối tượng phỏng vấn là chủ doanh nghiệp hoặc trưởng

phòng nhân sự hoặc người phụ trách vấn đề nhân sự trong công ty và một sốnhà quản lý vĩ mô liên quan đến phát triển doanh nghiệp

6 Những đóng góp mới của luận văn:

Luận văn đã khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận liên quanđến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung và về phát triển nguồn nhânlực trong DN thực phẩm nói riêng

Luận văn đã xem xét và đánh giá tổng thể về tình hình phát triển DN ởViệt Nam trong những năm gần đây, những cơ hội và thách thức cho pháttriển nguồn nhân lực trong DN trong quá trình hội nhập kinh tế

Trang 14

Luận văn chỉ ra những ưu, nhược điểm của hoạt động quản lý đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực trong DN và tìm ra các nguyên nhân của thựctrạng đó và khuyến nghị những giải pháp PTNNL trong DN

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cácchủ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp quản lý nhằm phát PTNNL trongdoanh nghiệp mình

Qua khảo sát, luận văn đã xem xét và đánh giá tổng thể về tình hìnhphát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trongnhững năm gần đây, những cơ hội và thách thức cho phát triển nguồn nhânlực trong doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cácchủ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp quản lý nhằm phát triển nguồnnhân lực trong doanh nghiệp mình Nó cũng là gợi ý để các nhà quản lý thamkhảo trong việc xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực cho doanh nghiệp Hơn nữa, nó cũng cung cấp thông tin đểcác tổ chức đào tạo, tư vấn thiết kế chương trình đào tạo, hỗ trợ phát triểnnguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực

Thuật ngữ nguồn nhân lực xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XXkhi có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trongkinh tế lao động Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên với cácđặc trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối

đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 80 đến nay vớiphương thức mới, quản lý nguồn nhân lực với tính chất mềm dẻo hơn, linhhoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức caonhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trongquá trình lao động phát triển Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ "nguồnnhân lực" là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phươngthức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồnlực con người

Tuy nhiên khái niệm nguồn nhân lực vẫn được hiểu theo nhiều cáchkhác nhau: Theo báo cáo của Liên hợp Quốc đánh giá về những tác động của

toàn cầu hoá đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người Quan niệm về nguồn

nhân lực theo hướng tiếp cận này có phần thiên về chất lượng của nguồn nhânlực Trong quan niệm này, điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng củacon người cũng là năng lực khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợptrong quản lý, sử dụng

Trang 16

Theo Nicholas Henry (Quản trị công và Chính sách công, tái bản lần thứ 10, 2007- Public Administration and Public affairs, 10th edition 2007)

“nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới” Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm

coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nênnăng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức

Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắtđầu công cuộc đổi mới Một số nhà khoa học tham gia chương trình khoa học

- công nghệ cấp nhà nước mang mã số KX-07 do GS.TSKH Phạm Minh Hạc

làm chủ nhiệm, cho rằng nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực được hiểu là sự tổng hòa số

lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Ngoài ra, theo Nguyễn Tấn Thịnh (Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, 2005) nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các doanh nghiệp.

Như vậy, tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo giác độ tiếp cậnnghiên cứu nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định

nghĩa trên là khi nói về nguồn nhân lực tức là nói về số lượng và chất lượng

nguồn nhân lực Trong đó, số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực Chất lượng nhân lực

là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí lực, thể lực và nhân cáchthẩm mỹ của người lao động

Trang 17

Trí lực là năng lực của trí tuệ, là sức hiểu biết, trình độ hiểu biết, trình

độ chuyên môn, kỹ năng lao động, là mặt tiềm tàng của con người như tàinăng, năng khiếu… không chỉ do thiên bẩm mà còn phụ thuộc vào quá trìnhrèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của mỗi cá nhân

Thể lực của con người bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp, mà còn là

sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh của ý chí, là khả năng vậnđộng của trí lực Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ,

là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn để biếntri thức thành sức mạnh vật chất Do đó, sức mạnh trí tuệ chỉ có thể phát huyđược lợi thế khi thể lực con người được phát triển Nói cách khác, trí tuệ là tàisản quý giá nhất trong mọi tài sản, nhưng chính sức khỏe là một tiền đề cầnthiết để làm ra tài sản đó

Tóm lại, xét về tổng thể, nguồn nhân lực là tiềm năng lao động của con người trên các mặt số lượng, cơ cấu (ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu theo vùng miền, cơ cấu theo ngành kinh tế) và chất lượng, bao gồm phẩm chất và năng lực (trí lực, tâm lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành, và năng lực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và thị trường lao động quốc tế.

Ngoài ra, nói đến nguồn nhân lực không thể không xét đến yếu tố nhân cách thẩm mỹ, quan điểm sống Những yếu tố này biểu hiện một loạt các giá

tri về người lao động như: đạo đức, tác phong, sự năng động, tính kỷ luật vàtinh thần trách nhiệm trong công việc, khả năng hợp tác làm việc theonhóm…Trong đó, đạo đức đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại cho conngười khả năng thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội và nâng cao năng lựcsáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn

Trang 18

Như vậy, khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến sự kết hợp hài hòa giữa

ba yếu tố trí lực, thể lực và nhân cách thẩm mỹ Đây là các yếu tố cơ bản nhấthướng người lao động đến sự phát triển toàn diện

1.1.2 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực

Cũng giống như khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồnnhân lực cũng được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau:

Theo ILO (International Labour Organization-Tổ chức Lao động quốc

tế) “phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc ngay cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn là phát triển năng lực v à s ử d ụ ng n ă ng l ự c đó của con ng ười để tiến tới có đ ược việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân” Quan

điểm này xem xét phát triển nguồn nhân lực ở một phạm vi rộng Nó khôngchỉ ở phương diện trình độ lành nghề mà là phát triển năng lực theo nghĩa đầy

đủ cho người lao động Sự lành nghề theo họ là quá trình hoàn thiện nhằm bổsung, nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc nhằm đáp ứngnhững kỳ vọng của con người

Theo McLean & McLean (2000), “Phát triển nguồn nhân lực là bất cứ quá trình hay hoạt động nào nhằm phát triển những kiến thức làm việc cơ bản, sự tinh thông, năng suất, và sự hài lòng mà cần cho một đội, nhóm, cá nhân hoặc nhằm mang lại lợi ích cho một tổ chức, cộng đồng, quốc gia hay tóm lại là cần cho toàn nhân loại”.

Theo Swanson and Holton III, (2001) “Phát triển nguồn nhân lực

là một quá trình phát triển và thúc đẩy sự tinh thông của con ng ười qua việc phát triển tổ chức, đào tạo, và phát triển nhân sự nhằm cải thiện năng suất”.

Theo GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, “Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, đạo đức, tâm hồn để họ có thể tham gia vào lực lượng lao

Trang 19

động, làm giàu cho đất nước, góp phần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần tô điểm thêm bức tranh muôn màu của nhân loại Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển”.

Tóm lại, cho dù nhiều cách tiếp cận thì chung nhất phát triển nguồn nhân

lực với nghĩa là quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hộicủa con người về mọi mặt (thể lực, trí lực và nhân cách thẩm mỹ, quan điểmsống) đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó đểphát triển doanh nghiệp, tổ chức, đất nước Đó là quá trình phát triển nguồn lựccon người dưới dạng tiềm năng thành “vốn con người, vốn nhân lực”

Nếu xem xét vai trò nguồn nhân lực trong phạm vi hẹp là doanhnghiệp, theo GS.TS Đỗ Văn Phức, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là đầuvào độc lập Đầu vào quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn của các đầu vàokhác; quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn của các sản phẩm trung gian,sản phẩm bộ phận và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp” Điều này hoàn toànđược khẳng định bởi vì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp do con ngườithực hiện và quay lại phục vụ cho con người

Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng đã chỉ ra rằng độnglực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố conngười, nguồn nhân lực, còn gọi là nguồn tài nguyên nhân sự

Xét dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả như sự tích lũy vốn

con người và sự đầu tư vốn đó một cách hiệu quả vào sự phát triển của nềnkinh tế

Xét dưới góc độ chính trị- xã hội, là quá trình tạo dựng một lực lượng

lao động trung thành, chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước, đảm bảo về số lượng và chất lượng đồng thời lực lượng

Trang 20

này được sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hộicủa Quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng thời kỳ.

Xét dưới góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là nâng cao tri thức,

sức khoẻ, kỹ năng thực hành để tăng năng suất lao động dẫn đến tăng thunhập và cải thiện chất lượng cuộc sống

Vì vậy, một cách tổng quát có thể hiểu, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với việc nâng cao hiệu quả sử dụng chúng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của ngành hay của một doanh nghiệp Nói một các khác, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao sức lao động xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho

sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Đối với một doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực là…(xem Nguyễn Hữu Thân – QT NHÂN SỰ)

Bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, triết lý kinh doanh đã có một sựthay đổi lớn từ quan niệm coi công nghệ là trung tâm chuyển sang coi conngười là trung tâm, ưu tiên con người ở khía cạnh tri thức, trình độ chuyên môn

và động cơ lao động Các nguồn lực truyền thống của sản xuất và tăng trưởngnhư đất đai, tiền vốn, chính sách tài khóa và tiền tệ đang giảm dần tầm quantrọng trong khi vốn con người, tức là khả năng sáng tạo, phân phối và khai thácthông tin, kiến thức khoa học và công nghệ trở thành nhân tố so sánh lớn nhấtquyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp trong.Nếu xem xét vai trò nguồn nhân lực trong phạm vi hẹp là doanh nghiệp, nguồnnhân lực của doanh nghiệp là “đầu vào độc lập, là nguồn vốn trung tâm có vaitrò quan trọng nhất của DN Đầu vào quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn

Trang 21

của các đầu vào khác; quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn của các sảnphẩm trung gian, sản phẩm bộ phận và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp”.Điều này hoàn toàn được khẳng định bởi vì tất cả các hoạt động của doanhnghiệp do con người thực hiện và quay lại phục vụ cho con người.

Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng đã chỉ ra rằng độnglực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố conngười, nguồn nhân lực Tuy nhiên các lý thuyết này cũng nhấn mạnh rằng:con người, nguồn nhân lực phải được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiếnthức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành "nguồn vốn - vốncon người, vốn nhân lực" Và như vậy người ta đã nhấn mạnh tầm quan trọngcủa phát triển nguồn nhân lực Đó chính là sự đầu tư cho con người thông quacác hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ, tạo việc làm,

an sinh xã hội, nhằm phát triển thể lực, tri thức, khả năng nhận thức và tiếpthu kiến thức, tay nghề; tính năng động và sức sáng tạo của con người; cùngvới việc phát huy bản sắc nền văn hoá, truyền thống lịch sử dân tộc để hunđúc thành bản lĩnh, ý chí của con người trong lao động Đó chính là nguồn nộilực, là yếu tố nội sinh, nếu được phát huy và sử dụng có hiệu quả sẽ là độnglực, nguồn sức mạnh để phục vụ cho chính con người, doanh nghiệp và xãhội, thị trường toàn cầu

1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.1 Các hình thức phát triển nguồn nhân lực

Có bốn cách tiếp cận để phát triển nguồn nhân lực:Giáo dục chính thức, đánh giá, kinh nghiệm công việc và các mối quan hệ cá nhân Nhiều

công ty sử dụng kết hợp các cách trên để phát triển nguồn nhân lực của mình

Giáo dục chính thức: Các chương trình giáo dục chính thức là

chương trình phát triển người lao động, bao gồm cả các khóa đào tạo ngắn hạn

do tư vấn hay trường đại học thực hiện, các chương trình của trường đại học

Trang 22

Các chương trình học này có thể bao gồm bài giảng của các chuyên gia kinhdoanh, các trò chơi kinh doanh, học tập qua kinh nghiệm mạo hiểm, quagặp gỡ với khách hàng Hình thức đào tạo từ xa cũng được áp dụng ngàycàng phổ biến Các chương trình cao học quản trị kinh doanh và các chươngtrình cấp bằng ngày càng được các công ty lớn trả tiền cho nhân viên có tiềmnăng phát triển đi học Họ thường chọn hình thức này trong phát triển kỹnăng lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Đánh giá: Là việc thu thập thông tin và cung cấp thông tin phản hồi

cho người lao động về hành vi, cách giao tiếp, hay các kỹ năng của họ Việcđánh giá thường được sử dụng để phát hiện người lao động có tiềm năngquản lý và xác định điểm mạnh, điểm yếu của người quản lý hiện tại Việcđánh giá cũng được sử dụng để phát hiện những người quản lý với tiềm năngphát triển lên vị trí quản lý cao hơn

Có nhiều cách khác nhau để đánh giá phát triển Đánh giá kết quả thựchiện công việc của người lao động cũng là một cách phổ biến để tìm ra nhữngtiềm năng phát triển Thực tế thì đánh giá kết quả thực hiện công việc cũngđược sử dụng để đánh giá nhu cầu đào tạo Qua đánh giá kết quả thực hiệncông việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể phát hiện nguyên nhân của việchoàn thành không tốt công việc và phân tích nguyên nhân để tìm biện phápkhắc phục nhằm giúp người lao động đạt được kết quả công việc như mongmuốn Nếu nguyên nhân là do người lao động thiếu kiến thức và kỹ năng thìcần tiến hành đào tạo Trong trường hợp này đào tạo sẽ gắn với việc nâng caokết quả thực hiện công việc Nó cần căn cứ vào kết quả đánh giá nhân sự đểhoạch định, lựa chọn các chương trình đào tạo cần thiết và phù hợp với họ

Để đánh giá người ta có thể dùng nhiều cách kiểm tra tâm lý để đolường kỹ năng, đặc điểm cá nhân, cách giao tiếp của người lao động Nhữngcách kiểm tra này để xem người lao động có những tính cách cần thiết để có

Trang 23

thể thành công trong vị trí quản lý hay không Thông tin đánh giá có thể thuđược từ nhiều nguồn: tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, người quản lý trựctiếp đánh giá Cách thu thập thông tin có thể từ phỏng vấn, hoặc qua phiếukhảo sát về công việc của họ, về kinh nghiệm cá nhân, kỹ năng và kế hoạchphát triển nghề nghiệp.

Các kinh nghiệm công việc: là các mối quan hệ, các vấn đề, các nhu

cầu, nhiệm vụ và các đặc điểm khác mà người lao động gặp trong công việccủa họ

Phần lớn người lao động phát triển thông qua kinh nghiệm thực tế thựchiện công việc Để thành công trong công việc của mình, người lao động cần

mở rộng và phát triển các kỹ năng của họ Phân công công việc mới giúp họkhông chỉ sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm và mối liên hệ hiện tại màcòn phát triển thêm những kỹ năng, kinh nghiệm và mối liên hệ mới

Những nhu cầu của công việc như thực hiện các trách nhiệm mới, tạo

sự thay đổi, có trách nhiệm cao hơn, thực hiện những công việc liên quan đếnnhiều mối quan hệ mà mình không có quyền lực, đương đầu với những khókhăn , giúp người lao động rút được nhiều kinh nghiệm

Có nhiều cách khác nhau mà kinh nghiệm công việc có thể giúp phát

triển người lao động Nó bao gồm mở rộng công việc, luân chuyển, thuyên chuyển công việc, bổ nhiệm, chuyển xuống vị trí thấp hơn, và những công việc tạm thời.

Mở rộng công việc là việc tăng thêm các thách thức hoặc trách nhiệm

mới cho công việc hiện tại của người lao động Mở rộng công việc có thểthực hiện thông qua các dự án đặc biệt, thay đổi vai trò trong một nhóm làmviệc, tìm cách mới để phục vụ khách hàng

Luân chuyển công việc là quá trình chuyển một cách có hệ thống một

cá nhân từ công việc này sang công việc khác Công việc luân chuyển có thể

Trang 24

ở các bộ phận khác nhau của công ty hoặc giữa các công việc trong mộtphòng/ ban.

Luân chuyển công việc giúp người lao động có được nhìn nhận tổngthể về các mục tiêu của công ty, hiểu rõ hơn về các chức năng của công ty,phát triển hệ thống các mối liên hệ và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và

kỹ năng ra quyết định Người được luân chuyển sẽ nắm được nhiều kỹ năngthực hiện các công việc khác nhau, hiểu được cách thức phối hợp thực hiệncông việc của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp

Thuyên chuyển, bổ nhiệm và chuyển xuống vị trí thấp hơn

Thuyên chuyển là việc chuyển người lao động tới công việc khác ở bộ

phận khác của công ty Thường việc thuyên chuyển không tăng trách nhiệmcông việc và tiền lương

Bổ nhiệm là việc chuyển người lao động tới vị trí với thách thức lớn

hơn, trách nhiệm nhiều hơn, và quyền lực lớn hơn so với công việc trướcđây Bổ nhiệm thường gắn với việc tăng tiền lương

Chuyển xuống vị trí thấp hơn: là việc thay đổi công việc với sự giảm

xuống về trách nhiệm và quyền lực của người lao động Chuyển xuống vị tríthấp hơn có thể liên quan đến việc chuyển tới vị trí khác cùng mức độ quản

lý, chuyển tạm thời xuống vị trí nhiều chức năng, hoặc giáng chức do kết quảcông việc kém

Do phần thưởng tâm lý và hữu hình của bổ nhiệm (cảm nhận về giá trịbản thân cao lên, tiền lương và vị trí trong công ty tăng lên), nên người laođộng mong muốn và dễ chấp nhận bổ nhiệm hơn là chuyển xuống vị trí thấphơn Tuy nhiên bổ nhiệm thường có nhiều ở những công ty đang trên đà pháttriển, còn những công ty đang đi xuống hoặc thay đổi cơ cấu thì ít cơ hội bổnhiệm Nhiều người lao động khó chấp nhận hoạt động thuyên chuyển hoặc

Trang 25

chuyển xuống vị trí thấp hơn như là cơ hội phát triển Những công việc tạmthời, những dự án, công việc tình nguyện cũng được sử dụng cho sự phát triển

Các mối quan hệ cá nhân: Người lao động còn có thể phát triển các

kỹ năng và kiến thức của họ về công ty và khách hàng bằng việc có mối quan

hệ tương tác với những thành viên có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức

Kèm cặp/ chỉ bảo và huấn luyện/ hướng dẫn là hai loại mối quan hệ cá

nhân được dùng trong phát triển người lao động

Người kèm cặp thực hiện cả hỗ trợ nghề nghiệp và hỗ trợ tâm lý Hỗtrợ nghề nghiệp bao gồm hướng dẫn, bảo vệ, có trách nhiệm, đưa ra các côngviệc thách thức Hỗ trợ tâm lý thể hiện qua quan hệ bạn bè, đưa ra những lờikhen ngợi, chấp nhận tích cực, tạo cơ hội cho người được hướng dẫn tâm sự

về những lo lắng Các mối quan hệ kèm cặp cũng tạo cơ hội cho người kèmcặp phát triển các kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và tăng cảm giác tự hào và cógiá trị đối với tổ chức Như vậy hình thức này được sử dụng trong cả đào tạo

và phát triển nhân viên

Huấn luyện/hướng dẫn: là người đồng nghiệp hay người quản lý làm

việc cùng với người lao động để động viên, giúp đỡ nhân viên phát triển các

kỹ năng, đưa ra những hướng dẫn và góp ý

Qua phân tích các hình thức đào tạo và các hình thức phát triển ta thấymột số hình thức được sử dụng cho cả mục đích đào tạo và phát triển: nhưhình thức kèm cặp, chỉ bảo; hình thức luân chuyển công việc

1.2.2 Quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.1.1 Phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển

Đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển liên quan đến phân tích tổ chức,phân tích công việc và phân tích cá nhân

Phân tích tổ chức: xác định mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo và

phát triển so với chiến lược phát triển của đơn vị Doanh nghiệp có đủ các

Trang 26

nguồn lực cho hoạt động đào tạo và phát triển không, cán bộ lãnh đạo và quản

lý có ủng hộ cho các hoạt động đào tạo và phát triển không?

Phân tích công việc (còn gọi là phân tích nhiệm vụ, phân tích hoạt động, xác định vị trí việc làm): xác định những nhiệm vụ quan trọng, và kiến

thức, kỹ năng, và hành vi cần nhấn mạnh trong đào tạo để người lao động cóthể hoàn thành nhiệm vụ của họ

Phân tích cá nhân (còn gọi là phân tích con người): phân tích cá nhân

người lao động về khả năng thực hiện công việc để xác định: (1) xác địnhmức độ yếu kém về kết quả thực hiện do thiếu kiến thức, kỹ năng, khả năng,

do thiếu động lực hay do thiết kế công việc chưa hợp lý; xác định những tiềmnăng phát triển (2) xác định ai cần đào tạo, ai có thể phát triển, và (3) xác địnhmức độ sẵn sàng của người lao động cho đào tạo, phát triển

Tuy nhiên theo P Nick Blanchard, James W Thacker (1999) thì tuycũng dùng cùng mô hình đánh giá nhu cầu đào tạo nêu trên, nhưng thuật ngữ

phân tích nhiệm vụ được thay bằng phân tích hoạt động và thuật ngữ này ở Việt Nam thường dùng phân tích công việc Thuật ngữ phân tích con người ở Việt Nam thường dùng phân tích cá nhân

Khi các tiêu chuẩn cho nghề nghiệp (phân tích công việc) rất khác sovới kết quả thực hiện của người lao động (phân tích cá nhân), thì điều đó cónghĩa là đang tồn tại khoảng cách về kết quả thực hiện công việc Trongtrường hợp này cần trả lời một số câu hỏi: có phải do người lao động thiếukiến thức, kỹ năng, thái độ , hay do chế độ lương thưởng chưa hợp lý, không

có ý kiến đóng góp phù hợp của người quản lý trực tiếp hay là người lao động

có những khó khăn Những thông tin chi tiết này sẽ được cân nhắc để đánhgiá nhu cầu đào tạo

Nếu đào tạo, phát triển là cần thiết, ảnh hưởng của các nhân tố này đếnviệc thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển

Trang 27

Phân tích công việc: bao gồm việc xem xét những nhiệm vụ cần thiết

để thực hiện công việc cụ thể một cách hiệu quả Nó yêu cầu xác định nhữngnhiệm vụ cần được thực hiện, mức độ công việc cần hoàn thành và nhữngkiến thức, kỹ năng và thái độ nào cần thiết để thực hiện công việc Phân tíchcông việc cũng cần dự đoán được những khó khăn mà người lao động gặpphải khi thực hiện công việc

Sau khi phân tích mức độ quan trọng của nhiệm vụ đến kết quả thựchiện công việc ta cần đánh giá mức độ quan trọng của kiến thức, kỹ năng vàthái độ để hoàn thành công việc vào thời điểm thuê lao động Đây là nhân tốảnh hưởng đến việc trả công lao động

Mẫu phân tích công việc trong bảng 1 sau đây

Bảng 1.1: Mẫu ghi chép kết quả phân tích nhiệm vụ sử dụng

phương pháp phân tích công việc

Phân tích cá nhân: xác định ai không đạt các yêu cầu về kết quả thực

hiện công việc và ai có tiềm năng phát triển

Kết quả thực hiện công việc tiêu chuẩn - kết quả thực hiện công việc

thực hiện thực tế = khoảng cách về kết quả thực hiện công việc.

Trang 28

Xem lại sơ đồ 1 ở trên để thấy rõ quá trình phân tích kết quả thực hiệncông việc Nguồn thông tin thường được sử dụng là: đánh giá kết quả thực hiệncông việc (đánh giá của người quản lý trực tiếp, tự đánh giá, phương pháp đánhgiá 360 độ), so sánh kết quả đánh giá này về mức độ thống nhất và sự khác biệt.

Hơn nữa, trong sách giáo khoa đào tạo và phát triển do Raymon A Noeviết thì phân tích con người (tức phân tích cá nhân) có đề cập đến những nhân tốảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc và học tập như trong bảng sau đây:

Bảng 1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc

Kết quả đầu vào:

Hướng dẫn người lao động làm cái gì, bằng cáchnào và khi nào thực hiện

Hiểu được việc cần hoàn thành

Có những nguồn lực cần thiết (trang thiết bị )

Sự hỗ trợ từ các yêu cầu của các công việc khác

• Cơ hội để thực hiệnKết quả đầu ra : Tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện công việc

Thông tin phản hồi: Mức độ thường xuyên và loại thông tin phản hồi cụ

thể về công việc mà người lao động hoàn thành

Nguồn: Figure 3-3 trong sách “Employee Training and Development” của Raymon A Noe [164 Tr 81].

Trang 29

Vậy ta nên phân tích những thông tin trong bảng trên, phát hiện xemđào tạo có phải là giải pháp tốt nhất để nâng cao kết quả thực hiện công việccủa người lao động và phát hiện những cá nhân có tiềm năng để bồi dưỡngphát triển.

Tóm lại thu thập thông tin đánh giá nhu cầu đào tạo được chia làm 3loại thông tin: tổ chức, công việc và cá nhân Tuy nhiên khi thực hiện phântích này có nhiều loại thông tin có liên hệ chặt chẽ và có thể thu thập cùngmột lúc Ví dụ khi phỏng vấn đối tượng để phân tích công việc thì ta có thểthu thập thông tin những cản trở đến thực hiện công việc (tức phân tích tổchức) Hay trong phân tích cá nhân, khi xem xét những thông tin về kết quảthực hiện công việc và so sánh mức độ giống và mức độ khác biệt về mức độhoàn thành công việc ta có thể xác định những nguyên nhân về tổ chức ảnhhưởng đến kết quả thực hiện cũng như là những nguyên nhân về kiến thức, kỹnăng, thái độ

Để đánh giá nhu cầu đào tạo hiệu quả, một điều rất quan trọng là sựphát triển của người lao động được cả cá nhân và tổ chức quan tâm Điều nàythường xảy ra khi tổ chức: (1) có và thực hiện qui trình đánh giá phát triểnđịnh kỳ, (2) cho phép cá nhân cung cấp đầu vào cho quá trình (tự đánh giá),(3) đánh giá cao những người dành thời gian phát triển cấp dưới và (4) cungcấp những cơ hội đào tạo, kèm cặp cần thiết cho sự phát triển của người laođộng Việc có những qui trình này chưa đủ mà cần có nhận thức tích cực củacấp dưới về quá trình đánh giá và sự tin tưởng của họ vào đào tạo sẽ có íchcho sự phát triển của họ

Kết quả của đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển: Kết quả đánh

giá nhu cầu không chỉ tìm ra nhu cầu đào tạo mà cả nhu cầu ngoài đào tức nhu cầu về tổ chức và quản lý và tìm ra những cá nhân có tiềm năngphát triển

Trang 30

tạo-Nhu cầu đào tạo, phát triển: Nếu đào tạo là cần thiết cần phát triển rõ

những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đào tạo và xây dựng mục tiêu đào tạo

rõ ràng

Nhu cầu ngoài đào tạo: tức là nhu cầu thay đổi về tổ chức và quản lý.

Thông qua phân tích tổ chức và phân tích hoạt động có thể phát hiện: chế độkhen thưởng, kỷ luật không phù hợp, cung cấp thông tin phản hồi hay khókhăn trong hệ thống quản lý thể hiện ở hình 3 nêu trên

Các doanh nghiệp cần chú trọng việc thực hiện đánh giá nhu cầu đàotạo và phát triển chủ động, hạn chế việc đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển

bị động

Đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển chủ động:

Đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển chủ động nhấn mạnh những yêucầu về nguồn nhân lực trong tương lai

Có hai cách lập kế hoạch nguồn nhân lực: (1) chuẩn bị những người laođộng cho bổ nhiệm/ chuyển sang những công việc khác, (2) chuẩn bị ngườilao động cho những thay đổi trong các nghề nghiệp hiện tại của họ Từ đó xácđịnh nhu cầu đào tạo và phát triển và lập kế hoạch đào tạo và phát triển

Đối với cách (1) thì tổ chức cần lập kế hoạch cán bộ kế cận, phát hiệnnhững người có nhiều tiềm năng phát triển và lập kế hoạch đào tạo họ để giúp

họ có được kỹ năng theo yêu cầu của công việc

Đối với cách (2) thì khi đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển tổ chức cầnphát hiện những thay đổi có thể diễn ra trong công việc hiện tại dựa theo nhữngmục tiêu chiến lược Một khi đã xác định được những thay đổi này thì việc tiếptheo là xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ mới nào sẽ cần cho công việc

đó Kết quả này sẽ được so sánh với kiến thức, kỹ năng, thái độ hiện tại củangười lao động để xác định khoảng cách thiếu hụt và lập kế hoạch đào tạo

Trang 31

Đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển bị động:

Đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển bị động sẽ bắt đầu với những yếukém về kết quả thực hiện công việc hiện tại hoặc thiếu nhân sự cho những vịtrí quản lý Đầu tiên sẽ là sự nhận biết về việc có khoảng cách giữa tiêu chuẩn

về kết quả công việc cần được hoàn thành và mức độ hoàn thành công việcthực tế Sau khi đã phát hiện ra vấn đề ta cần xác định có đáng để giải quyếtvấn đề đó không và có kinh phí không Mặt khác, về phát triển thì doanhnghiệp chỉ nhận ra sự thiếu nhân sự cho những vị trí quản lý khi tuyển dụngkhông đáp ứng được

Trong đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển bị động ta vẫn đánh giá cả 3mức độ: tổ chức, công việc và cá nhân nhưng sẽ nhấn mạnh hơn: (1) vào mộtphòng ban, (2) vào những người có kết quả thực hiện công việc kém (và đồngnghiệp, cấp dưới của họ) và (3) sự khác biệt về kết quả thực hiện và vấn đề cụthể của công việc

1.2.1.2 Lập kế hoạch đào tạo và phát triển

Từ nhu cầu đào tạo, phát triển đã được tìm ra ở bước trên ta cần phântích và sắp xếp nhu cầu đào tạo, phát triển theo thứ tự ưu tiên gắn với nhu cầucủa tổ chức trong việc lập kế hoạch đào tạo, phát triển Một kế hoạch đào tạo,phát triển sẽ bao gồm những nội dung: mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo,các chương trình đào tạo cụ thể, thời gian dự kiến thực hiện, kinh phí và cácnguồn lực cần thiết để đảm bảo cho kế hoạch đó được thực hiện Khi lập kếhoạch đào tạo, phát triển cần vạch ra hướng đánh giá kết quả đào tạo và đạtđược sự cam kết của những người có liên quan trong tổ chức thực hiện kếhoạch đào tạo, phát triển sau này Có ba mức lập kế hoạch đào tạo và pháttriển như sau:

Kế hoạch đào tạo, phát triển tổng hợp: được sử dụng bởi những

người ra quyết định Một kế hoạch đào tạo, phát triển tổng hợp thường baogồm nội dung: tên khóa học, số lượng các khóa học, các mô tả tổng quát vềcác khoá học hay là nội dung chính, thời gian dự kiến, địa điểm đào tạo, kinh

Trang 32

phí; Ngoài ra kế hoạch này có thể đề cập đến các biện pháp về tổ chức, quản

lý (giải pháp phi đào tạo) để nâng cao kết quả thực hiện công việc nói chung

Kế hoạch hành động/thực hiện: chủ yếu được sử dụng bởi những

người lập kế hoạch đào tạo, phát triển Các kế hoạch này được mô tả trongbiểu đồ tiến độ thực hiện theo thời gian và trách nhiệm cho các khóa họckhác nhau và các biện pháp về tổ chức, quản lý cụ thể Nó có thể bao gồmdiễn giải về các phần học (mô đun)

Kế hoạch về khoá đào tạo: thường được sử dụng bởi những nhà tổ

chức và các giảng viên bởi vì nó cụ thể hoá việc lập kế hoạch và triển khaicác công việc cần thiết cho từng khoá học và thường có kèm theo các bản mô

tả về từng buổi học

Nội dung và độ phức tạp của các kế hoạch đào tạo và phát triển sẽ thayđổi theo qui mô của từng tổ chức và việc có bộ phận chuyên trách để thựchiện kế hoạch quản lý và phát triển NNL hiệu quả Đối với DN thì nên xâydựng kế hoạch đào tạo, phát triển đơn giản:

Các kế hoạch đào tạo đơn giản: có thể chỉ bao gồm rất ít khoá đào tạo

và đối tượng nhân viên Trong trường hợp này có thể kết hợp ba kế hoạch nêutrên thành một kế hoạch đơn giản Như vậy kế hoạch đào tạo sẽ bao gồm một

kế hoạch hành động thể hiện dưới dạng biểu đồ thanh ngang và một kế hoạch

về khoá đào tạo ở dạng mô tả các buổi học

Có nhiều cách thể hiện một bản kế hoạch Mỗi tổ chức có thể có cáchthể hiện riêng của mình Thể hiện kế hoạch đào tạo chi tiết ở dạng cácbảng/biểu làm cho việc quản lý và theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch thuậntiện hơn Nhìn chung mỗi kế hoạch đào tạo và phát triển cần chứa đựng thôngtin trả lời cho các câu hỏi : đào tạo cái gì, cho ai, đào tạo ở đâu, lúc nào, đào tạonhư thế nào, ai có trách nhiệm tổ chức, nguồn kinh phí cần thiết là bao nhiêu

Khi lập kế hoạch cần chú ý diễn đạt sao cho dễ hiểu tạo điều kiện thuậnlợi cho người phê duyệt, người triển khai thực hiện và giám sát tình hình hìnhthực hiện các chương trình đào tạo và phát triển

Trang 33

Để lập kế hoạch đào tạo cần xác định rõ mục tiêu khóa học:

Mục tiêu của khoá học là cái mà chúng ta dự định đạt được trong việc

nâng cao hay thay đổi về kết quả thực hiện công việc của học viên sau khi đã tham dự khoá học.

Mục tiêu học tập là những cái mà chúng ta dự định thu được ở một

mức độ nào đó về mặt kiến thức, kỹ năng, và thái độ sau khi kết thúc một phần/module/khoá học hay nói một cách khác là những năng lực mà khoá học này dự định phát triển.

Để xác định mục tiêu học tập ta có thể tham khảo các cấp độ tiến bộtrong học tập theo “các cấp độ khác nhau của tư duy” như sự phân loại củaBloom trong bảng dưới đây

Bảng 1.3: Sự phân loại cấp độ tư duy

Các cấp

độ cao

6 Đánh giá Khả năng đánh giá giá trị các tư liệu và các phương

pháp trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, trên cơ sởcác tiêu chí đã cho hoặc tự xây dựng Các ví dụ baogồm các cấp độ của khả năng đánh giá sự chính xáccác thông tin trên cơ sở các chứng cứ sẵn có và khảnăng so sánh ngoại suy

5.Tổng hợp Khả năng sắp xếp các ý tưởng, thông tin để hình

thành một mạch văn ví dụ như để xây dựng một báocáo hay một kế hoạch

4.Phân tích Khả năng mổ xẻ thông tin và thể hiện mối liên hệ

giữa các bộ phận thông tin đã bị tách bóc ra đó Vídụ: khả năng phân biệt các sự kiện từ các ý kiến,phân loại và gắn kết các ý tưởng bằng các mối quan

hệ phù hợp

3 ứng dụng Khả năng ứng dụng các nguyên tắc chung và các ý

tưởng trìu tượng vào một hoàn cảnh cụ thể2.Nhận thức Hiểu được sự việc

Mức độ thấp nhất của sự hiểu biếtKhả năng đọc hiểu được tài liệu1.Kiến thức Nhớ lại và nhận biết

Khả năng nhớ lại những sự kiện cụ thể, thứ tự, phânloại và các nguyên tắc

(Nguồn: tài liệu tập huấn về phát triển nguồn nhân lực, Danida 2005) [92].

Trang 34

Mục tiêu của khoá học ngày càng phức tạp bao nhiêu thì việc xây dựngcác mục tiêu học tập và định lượng được càng khó Vì vậy khi xây dựng mụctiêu học tập, cần phải tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực cần đào tạo,các giảng viên, các cán bộ quản lý.

Khi xây dựng kế hoạch đào tạo, ta phải xác định phương pháp đào tạo,phát triển phù hợp tuỳ theo mục tiêu đào tạo và phát triển, tùy theo kinh phí,giảng viên/người hướng dẫn và khả năng của người học Khi lựa chọn hìnhthức đào tạo và phát triển cũng không nhất thiết là chúng ta chỉ chọn một hìnhthức duy nhất Việc phối hợp các hình thức đào tạo và phát triển sẽ mang lạihiệu quả cao nhất, nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình học tập và ứng dụng kỹnăng mới của nhân viên, dẫn đến rút ngắn quá trình cải thiện kết quả làm việc

và phát triển người lao động

1.2.1.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển

a Những công việc của tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển

Sau khi xây dựng được kế hoạch đào tạo và phát triển, việc tổ chứcthực hiện kế hoạch này là rất quan trọng Như đã phân tích, đào tạo và pháttriển cần phải dựa trên những gì mà nhà quản lý muốn nhân viên của mình

phải biết, để đào tạo có hiệu quả cần sự nỗ lực của cả hai bên, nhân viên phải quyết tâm nâng cao khả năng làm việc và nhà quản lý phải tạo điều kiện về mặt thời gian và kinh phí để nhân viên nâng cao khả năng làm việc và phải kiểm soát việc họ áp dụng các kiến thức đã học được vào công việc.

Bộ phận/người phụ trách đào tạo cần phối hợp với các bộ phận /phòngban chức năng để lựa chọn đúng đối tượng cần đào tạo và phát triển, thông báolịch đào tạo và tạo các điều kiện cần thiết để họ tham gia đào tạo và phát triển

có hiệu quả Để thực hiện đào tạo và phát triển trong công việc có hiệu quả thì

bộ phận này cũng phải kết hợp với các bộ phận trong doanh nghiệp tìm ranhững nhà quản lý, cán bộ có kinh nghiệm và sẵn sàng thực hiện đào tạo và

Trang 35

phát triển nhân viên Trong trường hợp tổ chức khóa đào tạo ngoài công việcthì họ cần giúp giám đốc tìm kiếm các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ đàotạo để chọn đơn vị cung cấp đào tạo phù hợp nhất và ký kết hợp đồng Tiếptheo, cần phối kết hợp với giáo viên/người hướng dẫn trong việc xây dựngchương trình đào tạo/phát triển có mục tiêu học tập phù hợp Khi khóa học diễn

ra cần đảm bảo các điều kiện hậu cần về lớp học, trang thiết bị giảng dạy, bố tríbàn ghế phù hợp với phương pháp giảng dạy, đồ ăn nhẹ giữa giờ học vv

b Những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển cho người lớn tuổi

Khi thực hiện các hình thức đào tạo và phát triển cho người lao động người đã trưởng thành hay còn gọi là người lớn, người giáo viên/ người huấnluyện và người tổ chức cần hiểu rõ nguyên tắc học tập của người lớn và áp dụngphương pháp đào tạo phù hợp trong điều kiện của doanh nghiệp nhỏ và vừa

-Người lớn bước vào quá trình học tập với:

Tâm trạng tự định hướng, chịu trách nhiệm về sự phát triển của mình,

họ sẽ học được nhiều hơn trong không khí thoải mái, không chính thức, tự dochấp nhận hay không chấp nhận quan điểm và đặc biệt quan trọng là chủ động

và dân chủ tham gia

Nhiều kinh nghiệm hơn và vì vậy sẽ có nền tảng rộng hơn cho quá trìnhtiếp thu những cái mới cũng như họ cũng sẽ có nhiều đóng góp hơn

Ý định nhiều và nhanh hơn đối với việc áp dụng những kiến thức họcđược vào công việc và cuộc sống hàng ngày

Những nguyên tắc cơ bản trong đào tạo

Mọi quá trình đào tạo, phát triển dù diễn ra tại nơi làm việc hay ngoàinơi làm việc, đều là các quá trình giảng dạy và học tập do đó ở bất kỳ hìnhthức đào tạo nào, giáo viên cũng cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sauđây trong đào tạo:

Trang 36

Nêu rõ lợi ích khóa học: khi bắt đầu quá trình đào tạo nên nêu rõ cho

học viên nội dung khóa học và chỉ cho học viên thấy rõ được lợi ích của khoáhọc đối với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của các

cá nhân Điều này kích thích cho học viên có động cơ rõ ràng trong học tập,hiểu được nội dung của các bước trong quá trình đào tạo và tích cực, chủđộng tham gia vào trong quá trình đào tạo

Nội dung khóa học: nên phân chia quá trình đào tạo thành nhiều phần,

phù hợp cho từng buổi học Nội dung chương trình phải logic và lượng thôngtin dự kiến cung cấp cần phù hợp với khả năng tiếp thu của học viên Nộidung cần gắn với thực tế và thể hiện rõ khả năng áp dụng vào thực tế côngviệc Cố gắng tối đa để các tình huống trong đào tạo giống thực tế

Sử dụng nhiều phương pháp truyền đạt thông tin khác nhau (như nói,

vẽ sơ đồ, xem phim video, quan sát thực nghiệm, thảo luận, thực hành v v )

sẽ giúp học viên hứng thú học tập, mau nhớ, lâu quên Cần minh họa bằngnhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện và giải quyết vấn đề (cả thànhcông và thất bại) Tạo điều kiện cho học viên được thực tập với nhiều các ví

dụ thực tế Thực hiện và ôn luyện là phương pháp quan trọng để học các kỹnăng mới

Sự tham dự của học viên: Để đạt được kết quả đào tạo tốt, học viên

cần phải tham gia tích cực, chủ động vào quá trình đào tạo Giáo viên cần đưa

ra nhiều câu hỏi để hướng dẫn và thu hút sự quan tâm của học viên Tổ chứccác cuộc hội thảo, thảo luận nhóm, trình bày trước các học viên khác, cáccuộc thi giữa các nhóm,v v là các hình thức thu hút học viên tham dự cóhiệu quả cao

Công nhận và khuyến khích: Công nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ

của học viên và khuyến khích học viên phát biểu là kỹ năng rất quan trọng đểđộng viên học viên tham gia tích cực trên lớp học Ngoài ra việc tạo ra sự thiđua, cạnh tranh lành mạnh trên lớp học cũng là cách tốt để động viên học tập

Trang 37

Cung cấp thông tin phản hồi: thông tin phản hồi trong quá trình đào tạo

sẽ giúp học viên giảm bớt hồi hộp, lo lắng và biết cách làm gì để nâng cao kếtquả đào tạo Cung cấp thông tin phản hồi còn được coi là một phần chươngtrình của đào tạo đối với phương pháp đào tạo tại nơi làm việc

Nhắc lại: Để giúp học viên dễ tiếp thu các kiến thức mới, hiểu các vấn

đề một cách hệ thống, nên thường xuyên khuyến khích học viên ôn tập vàcủng cố các kiến thức đã học Lưu ý những vấn đề đặc biệt quan trọng chohọc viên

Nhiệt tình: Người giáo viên cần thể hiện sự say sưa, nhiệt tình và thích thú

trong quá trình thực hiện giảng dạy, đào tạo để khuyến khích học viên học tập

1.2.1.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển

Cũng giống như những hoạt động khác trong doanh nghiệp, hoạt độngđào tạo và phát triển cũng cần được đánh giá để xem kết quả thu được là gì vàrút ra bài học kinh nghiệm cho những lần tiếp theo Sau đây là các câu hỏi màngười tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển cần biết:

Các hoạt động thực hiện có đạt mục tiêu đặt ra hay không?

Nhân viên học được những gì từ chương trình đào tạo, phát triển?

Những vấn đề gì trong chương trình đào tạo, phát triển cần được cảithiện, bổ sung hay thay đổi? Những thay đổi gì (về nội dung, phương pháp,cũng như về chi phí) cần được thực hiện trong kế hoạch đào tạo và phát triểntương lai ?

Mặt khác, việc đánh giá kết quả hoạt động đào tạo và phát triển cũnggiúp trả lời những câu hỏi mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn biết về lợi ích đàotạo, cụ thể là:

Nhân viên có thay đổi gì trong công việc của họ không?

Những vấn đề về kết quả thực hiện công việc trước khi thực hiện hoạtđộng đào tạo và phát triển có được giải quyết không?

Trang 38

Chi phí và những nỗ lực bỏ ra cho việc đào tạo và phát triển có xứngđáng và hợp lý không?

Kết quả cuối cùng mang lại cho doanh nghiệp là gì?

Mô hình đánh giá đào tạo có 4 cấp độ như bảng 1.4 sau đây:

Bảng 1.4: Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo

3 Ứng dụng Họ áp dụng những điều đã

học vào công việc thếnào?

Đo lường kết quả thựchiện công việc, phỏng vấncán bộ quản lý trực tiếp

4 Kết quả Khoản đầu tư vào đào tạo

đem lại hiệu quả gì?

Phân tích chi phí/lợi ích

Phản ứng: Phản ứng của những người tham gia đào tạo là những cảm

giác của họ chứ không phải là những gì học đã thực sự học được

Học tập: Những kiến thức, thái độ, hành vi mới mà người học đã hiểu

và tiếp thu được

Ứng dụng: Tiến hành điều tra để lấy ý kiến của nhà quản lý/người

theo dõi trực tiếp xem nhân viên vừa được đào tạo có thể áp dụng những gì đãhọc được vào công việc không

Kết quả: thường được thể hiện ở lợi ích trên khoản đầu tư, tức là

những lợi ích mà hoạt động đào tạo và phát triển mang lại cao hơn chi phí bỏ

ra, cụ thể là các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưgiảm chi phí, tăng số lượng, nâng cao chất lượng

Trang 39

1.2.3 Trách nhiệm trong phát triển nghề nghiệp cho người lao động

1.2.3.1 Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Ngoài việc thiết lập và thực hiện các hoạt động cho quá trình đề bạt từbên trong, các doanh nghiệp có thể giúp cho nhân viên của mình phát triểnnghề nghiệp thông qua các chương trình hoạt động về nghề nghiệp như:

Thiết lập hệ thống thông báo về các vị trí nghề nghiệp: là quá trình

cung cấp thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong tổ chức cho phép ngườilao động xin làm ứng viên cho các vị trí nghề nghiệp đó:

Phát triển hệ thống kèm cặp/chỉ bảo : tìm được những người phù hợp

sẵn sàng làm công việc kèm cặp/ hướng dẫn nhân viên giúp họ phát triển nghềnghiệp Tìm được những ứng viên có tiềm năng để phát triển, xây dựng đượcnhững chương trình kèm cặp hiệu quả

Sử dụng cán bộ quản lý cấp trung như chuyên gia tư vấn nghề nghiệp:

chuyên gia tư vấn nghề nghiệp có nhiệm vụ: giúp nhân viên phân tích khảnăng, mối quan tâm của họ để tìm được những giải pháp phù hợp nhằm pháttriển cá nhân phù hợp với nhu cầu phát triển của tổ chức; Giúp họ trong việcxác định mục tiêu nghề nghiệp và lập kế hoạch hành động cũng như độngviên họ thực hiện kế hoạch này

Thực hiện các cuộc hội thảo về nghề nghiệp: Hội thảo động viên người

lao động có trách nhiệm trong nghề nghiệp của họ Người tham gia sẽ sẽ tựđịnh nghĩa về thành công nghề nghiệp và từ đó lập được kế hoạch hành độngphù hợp để hoàn thiện sự lựa chọn nghề nghiệp hiện nay và phát triển nghềnghiệp của mình

Lập kế hoạch nhân lực: là việc phân tích, dự đoán những thay đổi của

môi trường và nhu cầu kinh doanh của tổ chức để đưa ra kế hoạch cung cấpnhân lực phù hợp nhất nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh của tổ chức

Trang 40

Kế hoạch nhân lực là việc đảm bảo số lượng và chất lượng lao động(sức lao động) để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đánhgiá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của

tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động để đáp ứng các nhu cầu đó

Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết về năng lực thực

hiện công việc, cách tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và phát hiện khả năng pháttriển nghề nghiệp , giúp họ xác định mục tiêu kết quả công việc cần đạt được

Giúp người lao động lập kế hoạch phát triển: Kế hoạch này cần có sự

trao đổi, thống nhất giữa người quản lý và người lao động, nó cần phải thực

tế, cụ thể, có khả năng đạt được và rõ ràng về thời gian

Tạo ra văn hóa phát triển: tạo ra một văn hóa tin tưởng nhau trong tổ

chức bao gồm nói thẳng, lắng nghe để thấu hiểu, tạo ra sự cam kết, kính trọng

và chân thật Người quản lý và người lao động hợp tác với nhau trong nângcao năng lực cho người lao động, khả năng về nghề nghiệp, nhằm mục tiêuphục vụ khách hàng tốt hơn và cuối cùng nâng cao được hiệu quả của tổ chức.Người lãnh đạo của doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên của

tổ chức đều hiểu và thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức

1.2.3.2 Trách nhiệm của nhân viên trong phát triển nghề nghiệp

Tự nhận biết về nghề nghiệp: Người lao động là người chịu trách nhiệm

về phát triển nghề nghiệp của mình Họ quyết định có nên ở lại trong tổ chức,nhận những công việc được phân công và hoàn thành ở mức độ chấp nhậnđược, và có mong muốn phát triển cá nhân thông qua những hoạt động họctập và tự học

Lập kế hoạch nghề nghiệp Người lao động cần lập kế hoạch nghề

nghiệp phù hợp với kế hoạch nguồn nhân lực của công ty Lập kế hoạch nghềnghiệp là một quá trình xác định mục tiêu cá nhân và đưa ra những hoạt độngphát triển sáng tạo để đạt được mục tiêu Quá trình này còn được coi là quá

Ngày đăng: 19/12/2015, 13:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế quốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
2. Phan Thủy Chi (2008), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trườngđại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đàotạo quốc tế
Tác giả: Phan Thủy Chi
Năm: 2008
6. Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến (đồng chủ biên) (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển laođộng kỹ thuật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2004
7. Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nhânlực
Tác giả: Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
8. Đinh Nguyễn Trường Giang (2009), Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty truyền tải điện 4 đến năm 2015, Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực tại Côngty truyền tải điện 4 đến năm 2015
Tác giả: Đinh Nguyễn Trường Giang
Năm: 2009
9. Hoàng Văn Hải - Vũ Thùy Dương (2010), Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
Tác giả: Hoàng Văn Hải - Vũ Thùy Dương
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2010
10. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2008), Nâng cao chất lược nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị, Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lược nguồn nhân lực củacác doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hoa
Năm: 2008
11. Nguyễn Văn Mẫn (2013), Phát triển nguồn nhân lực cho Công ty Cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực cho Công ty Cổphần thủy sản và thương mại Thuận Phước
Tác giả: Nguyễn Văn Mẫn
Năm: 2013
12. Trần Thị Nhung - Nguyễn Duy Dũng (đồng chủ biên) (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triểnnguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay
Tác giả: Trần Thị Nhung - Nguyễn Duy Dũng (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học - Xãhội
Năm: 2005
14. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tấn Thịnh
Nhà XB: NxbLao động xã hội
Năm: 2005
15. American Society for Training and Development (1990), Careers in Training and Development, ASTD Press, Alex andria, VA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Careers inTraining and Development
Tác giả: American Society for Training and Development
Năm: 1990
16. Cidi Wee (2009), Linking Education and Training to Economic Development- The Singapore Experience (presentation at The National Economics Univ ersity. 6 March 2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Linking Education and Training to EconomicDevelopment- The Singapore Experience
Tác giả: Cidi Wee
Năm: 2009
3. Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (2010-2012), Báo cáo tài chính 2010-2012 Khác
5. Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị - Phòng Tổ chức lao động (2009- 2012), Báo cáo thường niên 2009 - 2012 Khác
13. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản Trị Nhân Sự, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Khác
17. C. Christopher Baughn, Johnson S. R. Cao, Linh Thi My Le, V.A. Lim and K.E. Neupert (2006). “Normative, social and cognitive predictors of entrepreneurial interest in China, Vietnam and the Philippines Khác
18. P. Nick Blanchard, James W. Thacker (1999), Effective traning: systems, strategies, and practices Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w