1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành hà nội ( khảo sát 10 huyện phía tây và nam hà nội) luận văn ths lịch

214 474 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 9,05 MB

Nội dung

Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Bia đá thế kỷ XVII của một số ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội Khảo sát 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội” với mong muốn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ XUÂN

BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ CHÙA Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (KHẢO SÁT 10 HUYỆN PHÍA TÂY VÀ PHÍA NAM HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

NGUYỄN THỊ XUÂN

BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ CHÙA Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (KHẢO SÁT 10 HUYỆN PHÍA TÂY VÀ PHÍA NAM HÀ NỘI)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

MÃ SỐ : 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHAN PHƯƠNG THẢO

HÀ NỘI, 2011

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan

Chương 1: Vài nét về bia đá thế kỷ XVII và 17 ngôi chùa tiêu biểu của

10 huyện ngoại thành Hà Nội

12

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bia đá thế kỷ XVII 17

1.2 Một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và phía Nam

Trang 4

1.2.2 Về một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và

phía Nam Hà Nội

26

1.2.3 Phân bố bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa Việt ở 10 huyện

phía Tây và phía Nam Hà Nội

30

1.2.3.1 Phân bố bia theo không gian

1.2.3.2 Phân bố theo thời gian

2.3 Đặc điểm bia đá thế kỷ XVII

2.3.1 Phân loại bia đá

Chương 3: Nội dung phản ánh của bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10

huyện ngoại thành Hà Nội)

66

3.1 Tên gọi và cách phân loại các ngôi chùa qua văn bia

3.1.1 Tên gọi các ngôi chùa

66

66

Trang 5

3.2 Vị trí và quy mô chùa qua văn bia:

3.2.1 Vị trí và cảnh quan các ngôi chùa

73

73

3.3 Quá trình xây dựng và trùng tu chùa qua văn bia thế kỷ XVII

3.3.1 Vật liệu xây dựng chùa

79

79 3.3.2 Lịch sử xây dựng và trùng tu chùa

3.3.2.1 Một số khái niệm liên quan

83

83 3.3.2.2 Lịch sử xây dựng và trùng tu chùa 83

Trang 6

I Chùa Bối Khê (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội) 180

Ảnh 2: Bia “Vạn cổ vĩnh truyền” - Dương Hòa 7 (1641) 181 III Chùa Đậu (Thường Tín- Hà Nội)

Ảnh 4: Trang trí trán bia“Pháp Vũ tự bi” - Thịnh Đức 3 (1655) 181

Ảnh 5: Bia “Pháp Vũ tự tạo lệ bi” - Thịnh Đức 4 (1656) 182

Ảnh 7: Bia “Khoán ước Pháp Vũ tự bi ký”- Thịnh Đức 4 (1656) 182

Ảnh 8: Trang trí diềm chân bia “Khoán ước Pháp Vũ tự bi ký” - Thịnh Đức

4 (1656)

183

IV Chùa Hưng Giáo (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội)

Ảnh 9: Bia “Hưng Giáo xã Hưng Phúc tự cổ tích danh lam tu tạo thạch

bi”- Vĩnh Tộ 9 (1627)

183

V Chùa Hương (Mỹ Đức- Hà Nội)

Ảnh 10 - 11: Trang trí trên trán bia “Thiên Trù tự bi ký”- Chính Hòa 7

Trang 7

VI Bia chùa La Khê (Hà Đông - Hà Nội)

VII Bia chùa Mậu Lương (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội)

VIII Chùa Mía (Sơn Tây- Hà Nội)

Ảnh 20: Bia “Sùng Nghiêm tự thị bi”- Vĩnh Tộ 6 (1624) 189

Ảnh 21- 22: Trang trí hình mặt trời, hoa sen trên trán bia “Sùng Nghiêm tự

thị bi”- Vĩnh Tộ 6 (1624)

189

Ảnh 23: Bia “Sùng Nghiêm tự bi ký”- Đức Long 6 (1634) 190

Ảnh 24-25.Trang trí hình mặt trời, ván lá đề trên trán bia “Sùng Nghiêm tự

bi ký”- Đức Long 6 (1634)

190

IX Chùa Kim Bôi (Mỹ Đức- Hà Nội)

Ảnh 26 Bia “Trùng tu Đại Bi tự bi ký”- Phúc Thái 6 (1648) 191

X Chùa Sổ (Thanh Oai- Hà Nội)

Ảnh 27 Bia “Hội Linh Quán bi ký” - Hoằng Định 4 (1604) 191

Ảnh 28-29 Bia “Hội Linh quán bi ký”- Đức Long 4 (1632) 192

XI Chùa Thầy (Quốc Oai- Hà Nội)

Ảnh 31 Bia “Hậu Phật bi ký”- PCNT giữa thế kỷ XVII 192

Ảnh 32 Trang trí hoa văn đao mác đế bia “Hậu Phật bi ký”- PCNT giữa

thế kỷ XVII

193

Ảnh 33-34 Bia “Hậu Phật bi ký”- Thịnh Đức 1 (1653) 193

Ảnh 35-36 Bia “Thiên Phúc tự tạo lệ bi”- Cảnh Trị 4 (1666) 194

Ảnh 37-38 Trang trí hình lân dưới chân bia “Thiên Phúc tự tạo lệ bi”-

Cảnh Trị 4 (1666)

194

Trang 8

LTHCLC LÞch triÒu hiÕn ch­ ¬ng lo¹ i chÝ

NCNT T¹ p chÝ Nghiªn cøu NghÖ thuËt

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Bia đá là một trong những nguồn tư liệu quý giá trong nghiên cứu

lịch sử và văn hoá: “Văn bia là những chứng tích phản ánh những cuộc biến

thiên và cả lòng thiết tha của con người muốn gìn giữ dấu vết quý giá của thời xưa để truyền dạy cho muôn đời sau niềm tự hào về nền văn hoá lâu đời của nhân dân ta” [100, tr 9-10] Bia đá là hiện tượng văn hoá được nảy sinh

từ đời sống xã hội như là một trong những hình thức thông tin từ thời cổ - trung đại Bia đá xuất hiện từ khá sớm, truyền thống sáng tạo bia đá ở các nước sử dụng chữ tượng hình bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó được truyền sang Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam Bia đá Việt Nam ra đời trong mối quan hệ văn hoá vùng và tiếp nhận ảnh hưởng truyền thống sáng tạo bia đá ở Trung Quốc, tuy nhiên bia đá Việt Nam có những nét đặc trưng mang bản sắc truyền thống dân tộc Ở nhiều góc độ nghiên cứu về khoa học

xã hội và nhân văn, bia đá là nguồn tư liệu rất có giá trị để tìm hiểu về lịch sử dân tộc Những bia đá có giá trị thường được các nhà thơ, nhà văn sáng tác với nội dung phong phú đa dạng phản ánh về tình hình chính trị - xã hội, đời sống con người, văn hoá giáo dục tất cả đều mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam Trên mỗi bề mặt của bia khắc các hoạ tiết trang trí nghệ thuật Bởi vậy, bia đá còn là những tư liệu quý về lịch sử điêu khắc và thư pháp Việt Nam Những bia đá thường gắn bó mật thiết với các công trình kiến trúc tôn giáo như đình, đền, chùa, miếu và không biết tự bao giờ những tấm bia đá đã trở thành một bộ phận hữu cơ của những ngôi chùa Việt cổ

1.2 Có thể nói rằng, chùa là một loại hình kiến trúc quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người dân Việt Các công trình kiến trúc tôn giáo này thường được tạo dựng bằng vật liệu kiến trúc cổ truyền Trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm, nhiều thiên tai, địch họa của miền nhiệt đới, cùng với nét đặc

Trang 10

thù của lịch sử dân tộc chiến tranh liên miên, đã khiến cho các công trình kiến trúc cổ này bị hủy hoại Bởi vậy, các công trình kiến trúc này thường xuyên được tái tạo, tu bổ Công việc trùng tu đó thường in đậm dấu ấn của thời đại Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhận ra và bóc tách được đặc điểm của thời đại qua các lớp kiến trúc với từng thời điểm tạo dựng, tu bổ khác nhau Bởi vậy, việc nghiên cứu kiến trúc chùa để góp phần vào công tác trùng

tu, tôn tạo giữ nguyên được bản sắc kiến trúc cổ là hết sức quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi phải có nguồn tư liệu chân xác Với những gì còn sót lại và bằng những kết quả nghiên cứu của khảo cổ học lịch sử, đặc biệt cùng với việc nghiên cứu bia đá thế kỷ XVII chúng ta cũng phần nào phác hoạ được hình dáng cũng như đặc trưng kiến trúc của những ngôi chùa cổ trong giai đoạn này

1.3 Như nhiều nhà nghiên cứu chùa Việt đã từng nhận xét, thế kỷ XVII

là thế kỷ bùng nổ của các ngôi chùa lớn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ Trong

đó 13 huyện ngoại thành ở phía Tây và phía Nam Hà Nội (bao gồm: Thường Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba

Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Hà Đông) được sáp nhập từ tỉnh Hà Tây cũ từ sau ngày 01.8.2008 đã có 469 ngôi chùa được xây dựng qua các thời kỳ khác nhau, trong đó có 132 ngôi chùa được xếp hạng cấp Bộ, 47 ngôi chùa xếp hạng cấp tỉnh và 290 ngôi chùa chưa được xếp hạng1, điều đáng quan tâm là có 07 ngôi chùa đã được xếp vào loại di tích Quốc gia đặc biệt2 Tuy nhiên, ở khu vực này có 38 ngôi chùa3 có niên đại thế kỷ XVII,

3

Thống kê của Viện Bảo tồn Di tích thì: trong tổng số 469 ngôi chùa/ 13 huyện thì: Thời

Lý có 04 chùa, thời Trần có 01 chùa, thế kỷ XV có 01, thế kỷ XVI có 04 chùa, thế kỷ XVII

Trang 11

trong đó những ngôi chùa đảm bảo được cả hai yếu tố: vừa bảo lưu được giá trị kiến trúc điêu khắc trang trí thế kỷ XVII, lại vừa lưu giữ được các tấm bia đồng niên đại thì số lượng không nhiều, chỉ dừng lại ở con số 17 chùa với 29 tấm bia đá Danh sách 17 ngôi chùa gồm chùa Bối Khê, chùa Đậu, chùa Cống Xuyên, chùa Hưng Giáo, chùa Hương, chùa La Khê, chùa Lại An, chùa Lê Dương, chùa Mía, chùa Mậu Lương, chùa Mui, chùa Nhị Khê, chùa Sổ, chùa Thầy, chùa Thị Nguyên, chùa Trăm Gian, chùa Tường Phiêu Những di tích này chứa đựng nhiều nét đặc sắc trên mọi phương diện như lịch sử, văn hóa,

mỹ thuật, kiến trúc

Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Bia đá

thế kỷ XVII của một số ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội (Khảo sát 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội)” với mong muốn đi sâu nghiên cứu từ

hình thức tới nội dung phản ánh của hệ thống bia đá thế kỷ XVII được dựng tại các chùa Việt có đồng niên đại, nhằm mục đích góp phần hiểu thêm về lịch

sử, kiến trúc chùa Việt cũng như nghệ thuật điêu khắc trong giai đoạn lịch sử này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bia đá được xuất bản

Trong “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã” của

PGS.TS Phạm Thị Thuỳ Vinh xuất bản năm 2003, tác giả đi sâu vào khai thác nội dung của toàn bộ văn bia xứ Kinh Bắc thời Lê (thời Lê Sơ và thời Lê Trung Hưng), trong đó khai thác một cách khá kỹ lưỡng về vấn đề sinh hoạt làng xã Tác giả nghiên cứu về việc xây dựng các công trình công cộng về tín ngưỡng (đình, chùa, văn chỉ, từ đường); các công trình phục vụ đời sống kinh

tế của cộng đồng (quán chợ, tu sửa cầu, bến đò…); sự tranh giành ruộng đất; những khó khăn thường xuyên của các làng xã về sưu thuế, công dịch; vị trí

Trang 12

của người phụ nữ trong hoạt động của làng xã; vấn đề về giáp và tổ chức làng

xã được phản ánh qua bia đá… Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu về quá trình tạo tác văn bản và trang trí hoa văn trên văn bia Kinh Bắc thời Lê Đó chính là

cơ sở để chúng tôi so sánh với những bia đá trong các ngôi chùa ở xứ Kinh Bắc với những bia đá ở 10 huyện phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội

Bên cạnh đó“Một số vấn đề về văn bia Việt Nam” của Trịnh Khắc Mạnh

đi sâu phân tích các hình thức tồn tại và đặc điểm về văn bản, giá trị của văn bia Việt Nam khi nghiên cứu tư tưởng chính trị, đời sống văn hoá xã hội, đặc điểm thể loại văn học Việt Nam thời trung đại, văn bia chữ Nôm Ngoài ra tác giả đã chọn để giới thiệu 20 văn bia Tuy nhiên, vấn đề chạm khắc trên bia

đá cũng như nội dung chung của văn bia tác giả chưa chú ý đề cập đến

Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật của các bia đá có thể

kể đến các cuốn“Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt” của

Trần Lâm Biền mang tính chất tổng hợp các loại hình trang trí từ thời Đông Sơn cho đến thời Nguyễn trên tất cả các chất liệu, các loại hình bia đá, nhang

án, tượng, trên kiến trúc gỗ Qua đó đưa ra những đặc điểm chung nhất về

mỹ thuật qua từng thời kỳ, chứ chưa đi sâu nghiên cứu những hình tượng

chạm khắc trên bia đá Hay Chu Quang Trứ trong cuốn“Mỹ thuật Lý Trần -

Mỹ thuật Phật giáo Việt Nam” đề cập đến “Bia và văn bia chùa Việt Nam” từ

thời Lý cho đến thời Nguyễn [64; 441 - 487]4 Tuy nhiên, những mô tả này cũng chỉ mang tính chất sơ lược và chưa đầy đủ về nội dung của một vài bia

đá tiêu biểu trong các di tích như chùa Đọi (Hà Nam), chùa Tây Phương (Hà Nội) Những ý nghĩa biểu tượng của mỹ thuật, trang trí chỉ đề cập đến một cách sơ lược về những nét chạm khắc của một vài bia, chưa có nhận định mang tính chất khái quát về chạm khắc bia đá qua từng thời kỳ

Trang 13

Ngoài ra, Viện Mỹ Thuật còn có những tác phẩm như “Mỹ thuật thời

Lý”, “Mỹ thuật thời Trần”, “Mỹ thuật thời Mạc” Đây là những công trình

mang tính chuyên khảo cho từng thời kỳ, những biểu tượng chạm khắc được nêu lên mang tính chất tổng hợp trên mọi chất liệu, mọi loại hình di tích; đồng thời đây là những công trình để chúng tôi tìm hiểu thêm về phong cách nghệ thuật thời kỳ trước đó, để thấy được những biến chuyển lớn trong nghệ thuật chạm khắc dân gian thế kỷ XVII

Một số khóa luận, luận án cũng bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu bia đá thế

kỷ XVII theo hướng tiếp cận mỹ thuật Năm 1975, Tăng Bá Hoành đã nghiên

cứu “Sự chuyển biến hoa văn đến trang trí bia đá thế kỷ XVI - XVIII” Với số

lượng 87 trang, tác giả đã đề cập đến các hình tượng trang trí trên bia đá trong suốt 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII Tuy nhiên tác giả đã viết về trang trí bia đá trong một thời kỳ khá dài, do đó việc tập trung vào phân tích, miêu tả những bia đá trong giai đoạn thế kỷ XVII còn hạn chế, chỉ chú trọng vào việc mô tả các hình tượng chạm khắc, chưa đưa ra được những đặc trưng riêng về trang trí bia trong thời kỳ này Đến năm 1979, Đặng Kim Ngọc đã có khoá

luận“Bước đầu tìm hiểu nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XV- XVIII” Trong

đó tác giả chú trọng đến việc tìm hiểu hình tượng trang trí trên bia qua các thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, không đi sâu vào hình dáng, kỹ thuật chạm khắc, chưa đưa ra được các tiêu chí để phân biệt một cách chân xác đặc điểm bia đá các thời kỳ, đặc biệt là thế kỷ XVII tác giả mới chỉ đề cập đến rất

sơ sài, cần được nghiên cứu sâu hơn nữa

Luận án Tiến sĩ năm 2001 của Nguyễn Quốc Tuấn về“Di tích chùa Bối

Khê (Hà Tây)”, với phụ lục khá dày dặn, là bản dịch văn bia của chùa từ thế

kỷ XVII đến thế kỷ XIX, trong đó tác giả đã khai thác nội dung về thời điểm tạo dựng và trùng tu chùa Bối Khê qua các thời kỳ khác nhau Bên cạnh đó

luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Tiến năm 2001 về “Di tích chùa Thầy (Hà

Trang 14

Tây)” cũng đã có những bản dịch bia đá, trong đó đã dịch 02 văn bia thế kỷ

XVII và trong phần chính văn cũng đã đề cập đến những lần trùng tu chùa

Bên cạnh đó, luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hương (2000) về “chùa

Trăm Gian những giá trị văn hóa nghệ thuật”- trường Đại học Văn hóa đã đề

cập đến những lần trùng tu chùa qua văn bia, nhưng cũng rất sơ sài, phần phụ lục chưa có các bản phiên âm, dịch nghĩa của những văn bia hiện còn trong chùa

Ngoài các công trình đã được xuất bản hoặc những luận án, luận văn còn

có một số bài viết về bia đá được đăng rải rác trên các tạp chí Tạp chí Hán Nôm có nhiều tác giả đã đề cập đến việc nghiên cứu bia đá Tác giả Nguyễn

Huy Thức có bài “Bước đầu tìm hiểu văn bia ở một huyện thuộc đồng bằng

Bắc Bộ”; “Đôi nét về bia hậu” số 2 năm 1987 của Dương Thị Phe và Phạm

Thị Thoa; “Đặc điểm thể loại văn bia Việt Nam, tạp chí Hán Nôm, số 4, 1993 của Trịnh Khắc Mạnh; “Văn bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểu

các vấn đề sinh hoạt xã hội thời phong kiến” số 5, năm 2006 hoặc “Một số đặc điểm về nội dung và hình thức của văn bia Lê Sơ” đăng trên số 4 năm

2008 của tác giả Phạm Thị Thuỳ Vinh Những bài viết này chỉ đề cập đến một vài khía cạnh mà nội dung bia đá phản ánh qua các thời kỳ trên địa bàn vùng đồng bằng Bắc Bộ như vấn đề về bầu hậu, hoạt động buôn bán ở các làng xã vấn đề tạo dựng và trùng tu các ngôi chùa qua văn bia hầu như chưa được quan tâm nhiều

Trên tạp chí Khảo cổ học có bài “Vài nét về tình hình sưu tầm và nghiên

cứu văn bia Việt Nam” của tác giả Hoàng Lê, số 2 năm 1982; hoặc “Tìm hiểu nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XVIII” của Lê Đình Phụng, số 2 năm 1987

Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng đã công bố một số công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề bia đá ở Việt Nam Năm 1982, M.Bernanse

đã viết“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” (tư liệu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

Trang 15

trong đó ông có đề cập đến những đặc điểm trang trí trên các chất liệu gốm,

đá, gỗ Tuy nhiên, học giả này cũng chỉ đưa ra những khái niệm chung nhất cho tất cả các loại hình trang trí trên kiến trúc, chứ chưa có nhận định cụ thể

về chạm khắc trên bia đá

Tại Matxcơva năm 1993 luận án Phó Tiến sĩ về “Văn bia Việt Nam”của

học giả người Nga là Phedorin, được xem xét dưới góc độ lịch sử Ngoài ra

Phedorin có bài viết “Hệ phương pháp và một vài kết quả phân tích thống kê

tư liệu văn bia Việt Nam khi nghiên cứu lịch sử xã hội” (bản dịch của Trịnh

Khắc Mạnh) đăng trên tạp chí Hán Nôm số 2 năm 1992

Tháng 11-1997“Bia Văn Miếu Hà Nội” được quỹ Agence de la

Francôphnie (ACCT) của Tổ chức hợp tác Văn hoá và Kỹ thuật của Cộng đồng Pháp ngữ tài trợ xuất bản bằng song ngữ Pháp - Việt

Các công trình của học giả nước ngoài về văn bia mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, phần nào phân tích về nội dung của giá trị văn bia, nhưng chỉ đề cập một cách sơ lược, chưa có sự đúc rút việc tạo dựng trùng tu di tích, nhất là những bia đá có giá trị về lịch sử - văn hóa - xã hội ở thế kỷ XVII, đồng thời chưa có tác phẩm chuyên biệt nào nghiên cứu đến hình dáng, kỹ thuật tạo tác và các hình thức trang trí bia đá thời kỳ này

Tóm lại, có thể thấy rất hiếm những công trình nghiên cứu, những luận

án, luận văn đặt vấn đề kết hợp giữa nghiên cứu về chùa và nghiên cứu bia đá trong giai đoạn thế kỷ XVII Bởi vậy, giá trị của bia đá thế kỷ XVII chưa được khai thác triệt để Một trong những nội dung quan trọng của hệ thống bia đá đó đề cập tới cách thức tạo dựng và trùng tu di tích chùa vẫn chưa được khai thác Việc khai thác nội dung này cần được quan tâm sâu hơn nữa, từ đó góp phần bảo tồn và trùng tu những ngôi chùa cổ trong hiện tại và tương lai Đây cũng chính là mục đích mà luận văn hướng tới

Trang 16

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Chúng tôi chọn 29 tấm bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa tiêu biểu đáp ứng được hai tiêu chí, thứ nhất là những ngôi chùa vẫn giữ được kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII, thứ hai là trong những ngôi chùa

đó còn lưu giữ được những tấm bia đá được tạo tác trong giai đoạn thế kỷ XVII làm đối tượng nghiên cứu và giới hạn trong phạm vi 10 huyện ngoại thành ở phía Tây và phía Nam Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây và đến ngày 01.8.2008 được sáp nhập trở thành các huyện thuộc ngoại thành Hà Nội)

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong khi hoàn thành luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính như phương pháp điều tra điền dã, phương pháp văn bản học

Trong đó phương pháp điều tra điền dã là phương pháp tiếp cận trực tiếp với

các nguồn sử liệu bia đá tại các địa phương, sử dụng các thao tác điều tra, sưu tầm, chụp ảnh, dập thác bản trên cơ sở đó sẽ tiến hành thống kê, phân loại,

mô tả, phân tích rút ra những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của nguồn tư liệu này Bên cạnh đó phương pháp văn bản học được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn tài liệu thành văn, đây là phương pháp chính để xác định niên đại tương đối của các bia đá không ghi niên đại tạo tác hoặc có những bia đá

đã bị mờ Căn cứ vào hình tượng chạm khắc trên trán bia, diềm bia, chân bia, kiểu chữ, chất liệu sử dụng… để xác định niên đại của bia và khai thác thông tin

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để hỗ trợ trong quá trình thực hiện luận văn như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp… Trong quá trình nghiên cứu hoa văn trang trí trên bia đá

có thể đối chiếu với những nét chạm khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền được dựng cùng thời Từ đó đưa ra những nhận xét về hoa văn trang trí cho từng

Trang 17

thời kỳ, đồng thời có thể xác định một cách tương đối niên đại khởi dựng cho

di tích, đưa ra những nhận xét chung, những đặc trưng cơ bản dễ nhận biết, làm cơ sở cho việc xác định niên đại của loại hình di vật này

5 Đóng góp của luận văn:

- Luận văn nghiên cứu mang tính chất tổng hợp về những hình tượng chạm khắc trên bia đá thế kỷ XVII trong một số ngôi chùanViệt Từ đó đưa ra những tiêu chí để xác định niên đại của bia đá mang tính chất tương đối, làm

cơ sở để góp phần vào những giá trị của di sản văn hoá vật thể, bổ sung thêm phần khuyết thiếu của nghệ thuật chạm khắc cổ truyền

- Luận văn phân tích việc tạo dựng, trùng tu các ngôi chùa được phản ánh qua bia đá thế kỷ XVII, từ đó có thể hiểu được cách thức tạo dựng, hay phương pháp trùng tu của người xưa, qua đó có thể vận dụng vào thực tiễn công tác trùng tu di tích hiện nay Nó có ý nghĩa khoa học đối với cả nghiên cứu văn bản Hán Nôm và mỹ thuật truyền thống của người Việt

- Góp phần nghiên cứu chùa Việt cũng như lịch sử, văn hóa của cộng

đồng cư dân khu vực phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn thế kỷ XVII

6 Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Vài nét về bia đá thế kỷ XVII và 17 ngôi chùa tiêu biểu của 10 huyện ngoại thành Hà Nội:

Trong chương này chúng tôi đề cập đến đặc điểm chung của một số huyện ngoại thành Hà Nội, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam thế

kỷ XVII, đặc biệt nhấn mạnh đến sự phát triển Phật giáo giai đoạn này tác động đến bia đá trong các ngôi chùa Việt

Trang 18

Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến bia đá ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và nhấn mạnh bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa Việt (trường hợp

10 huyện ngoại thành Hà Nội thuộc tỉnh Hà Tây cũ)

Chương 2: Nghệ thuật tạo tác bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10 huyện ngoại thành Hà Nội):

Chương 2 đề cập đến những đặc trưng bên ngoài của bia đá thế kỷ XVII

về hình dáng bia, kỹ thuật chạm khắc, bố cục bia và các hình tượng chạm khắc Từ đó đưa ra các tiêu chí để xác định tương đối cho bia đá đã bị mất niên đại tuyệt đối và có sự đối sánh với những chạm khắc trên kiến trúc gỗ cùng thời

Chương 3: Nội dung phản ánh của bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10 huyện ngoại thành Hà Nội)

Trong chương này, luận văn tập trung phân tích những nội dung chúng được phản ánh trong bia đá thế kỷ XVII Đó là những vấn đề liên quan đến các ngôi chùa từ vị trí, quy mô, cảnh quan chùa, vật liệu xây dựng… đến những lịch sử hình thành và lực lượng hưng công vào các ngôi chùa thời kỳ này qua thư tịch văn bia… Từ đó thấy được, cách thức tạo dựng và trùng tu chùa của người xưa trong giai đoạn thế kỷ XVII để góp phần cho công tác bảo tồn di tích hiện nay

Phần phụ lục của luận văn bao gồm:

- Bảng thống kê 29 bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa tiêu biểu ở 10 huyện ngoại thành phía Tây và phía Nam Hà Nội theo trục thời gian

- Phần dịch bia đá thế kỷ XVII trong một số ngôi chùa để làm minh họa cho phần chính văn

- Một số ảnh bia đá minh họa cho phần chính văn

Trang 19

Chương 1 VÀI NÉT VỀ BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII VÀ 17 NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU

CỦA 10 HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

1.1 Vài nét về bia đá Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về bia đá:

Hiện nay, các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, chúng ta đều có thể gặp những bia đá dựng ở đình, chùa, đền, miếu hoặc trong các ngõ xóm nhưng mấy ai hiểu được hết giá trị của những bia đá Bởi nó là sản phẩm của một thời đã qua, ẩn chứa nhiều thông tin về quá khứ của từng làng xã Việt thời trung đại

Bia vốn là âm “bi - 碑” xuất hiện cùng những chiếc bia đầu tiên vào thời nhà Chu (Trung Quốc) Ban đầu bia chỉ là những cột đá được dựng ở cửa miếu dùng để buộc vật tế sinh và đo bóng mặt trời hay những cột gỗ chôn bên huyệt mộ để buộc dây thả quan tài Bia này ban đầu vốn không có chữ, sau nhân đó mà khắc bài văn lên Lệ khắc bài văn lên bia mới có từ thời Đông

Hán vào những năm đầu công nguyên trở đi Rồi quy định thành lệ: “Bia có

mặt trước gọi là mặt dương, mặt sau gọi là mặt âm, hai bên gọi là mé bia, phía trên gọi là trán bia, phía dưới là bệ bia Bệ bia của loại bia bình thường

là khối đá vuông, còn đối với loại bia hoa mỹ thì được tạc thành hình rùa Bài văn khắc trên bia gọi là văn bia (minh văn) Ở trán bia khắc tiêu đề, mặt dương khắc nội dung bài văn bia, mặt âm và mé bia khắc tên người Có bài văn dài, khắc ở mặt dương không hết thì khắc tiếp sang mặt âm và mé bia”

[23, tr 76]

Lệ dựng bia và quy cách tạo bia như trên cũng ở một số nước trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hoá Hán như Triều Tiên, Nhật Bản Ở Việt Nam có thể nói rằng không một làng quê nào, một sự kiện quan trọng liên quan cộng

Trang 20

đồng trong làng xã thời phong kiến lại không được dựng bia ghi lại Sự hiện

diện của mỗi bia đá, mỗi bài văn khắc trên đó như một trang“sử đá” trong làng xã Việt Nam qua các triều đại Bởi:“Xây dựng lâu ngày, cõi báu đã

xong, nếu không khắc bia ghi lại, thì con cháu mai sau không biết tìm đâu để noi theo dấu vết, nên phải dùng văn trình bày rõ ràng công việc đã làm, để cho dù nhân vật có đổi đời thì tiếng lành vẫn truyền mãi” [63, tr 40]; hoặc

trong một số nội dung văn bia đã khẳng định: “Bia là khắc lên đá để ghi sự

việc mà ngợi ca sự hưng thịnh và lưu truyền công đức mãi mãi vậy” (bia chùa

Sổ, Đức Long 4 - 1632)

1.1.2 Bia đá Việt Nam qua các thời kỳ:

Bia đá Việt Nam có hai loại chính là bia đá khối rời và bia khắc trên vách núi (bia ma nhai) Trong đó, bia khối rời chiếm tỷ lệ phổ biến, được đặt trong di tích truyền thống của người Việt (như đình, chùa, đền, miếu, lăng

mộ, từ chỉ, từ đường…) Đó là những bia ghi lại các sự việc liên quan, tác động đến di tích như bia ghi thần tích, bia ghi việc tạo dựng và trùng tu di tích, bia hậu Thần, hậu Phật Do đó, bia đá đã trở thành một bộ phận quan trọng và tô điểm di tích thêm phần cổ kính trang nghiêm Vì thế, mỗi bia đá đều được quy ước chặt chẽ về nội dung văn bia, tạo hình và thư pháp điều

đó phản ánh nhận thức và khả năng thẩm mỹ của mỗi tầng lớp xã hội, mỗi thời đại

Ngoài các bia đá mang tính chất khối rời phổ biến trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng như đã được đề cập đến ở trên, còn có loại hình bia đá khác -

đó là bia ma nhai (có nghĩa là bia mài lên vách đá) như chùa Thầy (Quốc Oai

- Hà Nội), chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội), chùa Trầm (Chương Mỹ - Hà Nội), động Kính Chủ (Kinh Môn - Hải Dương) Bia ma nhai có đặc điểm chung là khuôn khổ bia không bị hạn chế bởi vật liệu tạo tác, mà tuỳ thuộc vào độ dài, ngắn của bài văn bia Phần lớn bia không có hình trang trí, không

Trang 21

có trán bia, đế bia mà chỉ được đóng khung bằng đường viền xung quanh Tuy

nhiên, một số bia đá cũng được trang trí khá đẹp cả phần diềm trán bia, diềm

thân bia, diềm chân bia như bia chùa Thầy (Quốc Oai - Hà Nội) Nội dung

của bia ma nhai thường là những bài thơ, bài văn ngẫu hứng trước cảnh thiên

nhiên, trước sự việc mà vua, quan khi đi tuần thú, chinh phạt hoặc vãn cảnh

đề tặng…

Lệ dựng bia, khắc đá ở Việt Nam chưa rõ có từ khi nào Song, tấm bia

sớm nhất hiện biết là bia “Đại Tuỳ Cửu Chân quận bảo an đạo tràng chi bi

văn” nguyên ở làng Trường Xuân, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh

Thanh Hoá, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618) thời Bắc thuộc, niên hiệu nhà

Tuỳ Hiện bia đá này được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Sau đó là những cột kinh Phật mang tên“Phật đỉnh tôn thắng gia chú

linh nghiệm đà la ni” 8 mặt ở chùa Nhất Trụ - Hoa Lư (Ninh Bình) khắc vào

thời Đinh (968 - 979)

- Bia thế kỷ XI - XII (thời Lý): Cho đến nay nhiều bia thời Lý không

còn giữ nguyên được hiện trạng của chúng, một phần đã bị bào mòn bởi thiên

nhiên hoặc đã bị thời sau sửa chữa, thêm bớt cả nội dung lẫn hình thức (kiểu

dáng hoa văn, chữ khắc)

Theo Lê Thị Liên trong bài “Mấy nhận xét về bi ký Lý - Trần” (Thông

báo Hán Nôm học năm 1996) mới thống kê được 13 bia đá thời Lý phân bố

rải rác trong các di tích (bao gồm cả những thác bản đã được trường Viễn

Đông Bác Cổ Pháp sưu tầm và lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm) Từ đó

đến nay vẫn còn tiếp tục được phát hiện

- Bia thế kỷ XIII - XIV (thời Trần): Cũng trong bài “Mấy nhận xét về bi

ký Lý - Trần” của Lê Thị Liên đã thống kê được 32 bia đá và vẫn còn được

tiếp tục phát hiện Hiện nay những thác bản này hầu hết được lưu giữ tại Viện

Nghiên cứu Hán Nôm

Trang 22

Địa bàn phân bố của những tấm bia thời Trần trải dài hơn thời Lý, phía Bắc tới huyện Vị Xuyên, Hà Giang (như bia chùa Sùng Khánh, khắc năm 1367), phía Nam tới Thanh Hoá (bia chùa Hưng Phúc khắc năm 1324; bia Sùng Nghiêm, khắc năm 1372 )

- Bia thế kỷ XV (thời Lê Sơ): Theo thống kê trong cuốn“Văn khắc Hán Nôm Việt Nam” của Trịnh Khắc Mạnh hiện nay thời Lê Sơ còn hơn 70 bia đá,

tập trung chủ yếu ở khu Lam Kinh (Thanh Hoá), hoặc bia Tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, ngoài ra còn một số bia phân bố rải rác trong các di tích

- Bia thế kỷ XVI (thời Lê - Mạc): Bia thế kỷ XVI được biết đến đều xuất

hiện từ Thanh Hoá, Nghệ An trở ra Trong đó, bia mang niên hiệu nhà Lê tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá - đất phát tích và trung hưng của nhà Lê, bia mang niên hiệu nhà Mạc tập trung chủ yếu ở các vùng Kiến An, Hải Dương

và các vùng phụ cận Thăng Long5

Theo Thư mục giản lược của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì thế kỷ XVI

hiện sưu tập được 207 chiếc, trong đó có 17 bia thần tích mang niên hiệu Hồng Phúc 1 (1572), 147 bia Mạc và 43 bia Lê có niên đại đích thực ghi trên bia Trong số 43 bia Lê có 27 bia ở giai đoạn đầu thế kỷ trước khi có nhà Mạc

và 16 bia ở giai đoạn đồng thời với bia Mạc Bia Mạc xuất hiện liên tục từ năm 1529 đến năm 1592 Theo Đinh Khắc Thuân trong “Văn bia thời Mạc”

đã thống kê bia đá thế kỷ XVI được phân bố rải rác ở khắp các tỉnh, bia nhà

5

Bởi nhà Mạc tuy lên ngôi vào năm 1527, nhưng quyền thống trị vẫn còn yếu trên

miền đất từ Thanh Hoá trở vào Năm 1533 nhà Lê dựng lại sự nghiệp, nắm vững vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An Từ đó tồn tại đồng thời hai vương triều Lê - Mạc Năm 1592 nhà Mạc thất bại, phải rút khỏi Thăng Long Sau đó kéo dài sang thế kỷ XVII ở vùng Cao Bằng, song vai trò của nhà Mạc chủ yếu ở giai đoạn thế kỷ XVI trên các vùng đất xung quanh Thăng Long từ Ninh Bình trở ra

Trang 23

Lê giai đoạn đầu thế kỷ XVI gồm: Thanh Hoá (10 bia); Nghệ An (3 bia); Kiến

An (1 bia); Hải Dương (2 bia); Hà Đông (3 bia), Hà Nội (2 bia); Hưng Yên (01 bia); Sơn Tây (02 bia); Nam Định (03 bia) Bia Lê giai đoạn đồng thời với nhà Mạc gồm Thanh Hoá (01 bia), Nghệ An (01 bia); Hải Dương (01 bia); Hà Đông (01 bia); Ninh Bình (01 bia) Bia thời Mạc gồm Kiến An (21 bia); Hải Dương (29 bia); Hà Tây (24 bia); Hà Nội (04 bia); Hưng Yên (11 bia); Nam Định (11 bia); Ninh Bình (13 bia); Thái Bình (7 bia); Bắc Ninh (11 bia); Bắc Giang (2 bia); Vĩnh Yên (7 bia); Phú Thọ (3 bia); Quảng Yên (3 bia), Tuyên Quang (1 bia) [54, tr 18]

- Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII - nửa cuối thế kỷ XVIII):

Thời Lê Trung Hưng số lượng bia được tạo dựng lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ trước, lại phân bố rộng khắp trong các làng xã, không có sự tập

trung như ở các thời kỳ trước: “Nếu trung tâm bia thời Lê Sơ ở Thanh Hoá,

chủ yếu gồm bia về lăng mộ nhà Lê, thì trung tâm bia Mạc chủ yếu ở Kiến An (Hải Phòng), phổ biến là bia chùa Phật” [55, tr.18] Việc sưu tầm và dập thác

bản của các cơ quan liên quan như Viện nghiên cứu Hán Nôm, các Sở Văn

hoá thông tin cho đến nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể Theo “Văn

khắc Hán Nôm” của Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm thời kỳ

này có khoảng vài ngàn văn khắc Riêng vùng Kinh Bắc xưa đã được Phạm

Thị Thuỳ Vinh tổng kết trong cuốn “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản

ánh chế độ sinh hoạt làng xã” đã thống kê được 1.063 bia, số bản dập chủ

yếu nằm trong kho thác bản văn bia hiện có ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm [69, tr.53] Việc nghiên cứu và sưu tầm bia đá thời kỳ này vẫn đang được tiến hành

- Bia cuối thế kỷ XVIII (thời Tây Sơn): Triều Tây Sơn vốn dĩ rất ngắn

ngủi, lại bị huỷ hoại bởi một số chính sách của nhà Nguyễn, do đó tư liệu bị

Trang 24

mất mát, thất lạc nhiều Bia đá thời Tây Sơn cũng nằm chung trong tình trạng trên

Bia đá thời Tây Sơn hiện nay hầu hết đã được in dập và lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và kho văn khắc của Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội Theo PGS.TS Đinh Khắc Thuân đã bước đầu thống kê được 318 bản dập văn bia, chúng được phân bố rải rác ở các địa phương từ Lạng Sơn đến

Cố đô Huế [53, tr.30] Cụ thể ở Hải Dương có 66 bia; Hưng Yên (34 bia); Bắc Ninh (62 bia); Bắc Giang (34 bia); Hà Đông (31 bia); Hà Nội (9 bia); Sơn Tây (19 bia); Phúc Yên (21 bia); Phúc Thọ (3 bia); Vĩnh Yên (12 bia); Thái Nguyên (5 bia); Nam Định (6 bia); Hà Nam (4 bia); Ninh Bình (3 bia); Thái Bình (2 bia); Quảng Yên (2 bia); Lạng Sơn (1 bia); Thanh Hoá (3 bia); Nghệ

An (1 bia)

- Bia thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX (Thời Nguyễn): Trong quá trình

khảo sát ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi nhận thấy, số lượng bia thời Nguyễn cũng còn khá lớn, lại nằm rải rác trong các di tích kiến trúc

cổ truyền của người Việt, việc sưu tầm, thống kê toàn bộ số lượng bia thời kỳ này rất khó khăn

Như vậy, bia đá Việt Nam rất đa dạng và phong phú về thể loại, ngoài bia mang tính chất khối dời (được phân bổ nhiều trong các di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt), còn có những bia khắc trên các vách núi (bia ma nhai) Tuy nhiên, thời gian càng xa thì số bia còn lại trong các di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt càng ít như bia thời Đinh - Lê, Lý - Trần số bia hiện còn và đã sưu tầm được tập trung chủ yếu vào giai đoạn thế kỷ XVII, XVIII, XIX phân bổ rải rác trong các di tích ở các làng xã vừa chiếm số lượng lớn, vừa phong phú đa dạng về các nội dung phản ánh

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới bia đá thế kỷ XVII:

Trang 25

Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVII với nhiều biến động lớn về chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá tác động đến vấn đề xây dựng và trùng tu các công trình tôn giáo - tín ngưỡng Điều đó cũng đã được phản ánh qua bia đá trong những ngôi chùa Việt ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội Ngoài ra, yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của bia đá nói chung và bia đá thế kỷ XVII nói riêng

1.1.3.1 Yếu tố tự nhiên:

- Khí hậu vùng ngoại thành Hà Nội cũng cùng chung khí hậu đồng bằng

Bắc Bộ, có nhiệt độ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông giá rét Độ ẩm rất cao và thay đổi theo mùa, tất cả các tháng có độ ẩm trung bình trên 80%, trong đó huyện Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức ẩm hơn các huyện khác, một phần là do địa hình trũng và thấp

Những diễn biến phức tạp của chế độ gió mùa đã làm khí hậu biến động rất thất thường trong nhiều mùa từ năm này sang năm khác Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh xen lẫn gió biển nhiệt đới ấm đã gây nên những dao động mạnh trong chế độ nhiệt và cả chế độ mưa Lượng mưa hàng năm khá lớn và tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi, trung bình từ 1500mm đến 2000mm là

cơ sở và khả năng hoà tan đá vôi rất mạnh Trong mùa đông những ngày rét xen kẽ những ngày nắng ấm, những ngày nồm ẩm làm xuất hiện hiện tượng

“đổ mồ hôi”, nhiều khi chuyển đột ngột sang khô hanh nứt nẻ Mùa hạ những nhiễu động như giông bão thường biến động lớn, nhất là chế độ mưa có thể từ khô hạn chuyển sang ngập úng ảnh hưởng lớn đến những bia đá nằm ở ngoài trời không có nhà che bia bảo vệ, nên nhiều bia đá bị bào mòn bởi thiên nhiên thất thường

- Địa hình: 10 huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở rìa phía Tây của đồng

bằng Bắc Bộ, ở đầu bên phải của “võng sông Hồng” Bản thân vịnh biển cổ

cũng là một vùng đồi núi, đã bị sụt võng xuống dưới nước biển, vì vậy trong lòng đồng bằng của tỉnh vẫn tồn tại những đồi núi, xưa vốn là những đỉnh của

Trang 26

các hệ thống núi bị sụt võng, như dãy Câu Lậu ở Thạch Thất, cụm núi đá vôi Sài Sơn - Tử Trầm ở Quốc Oai và Chương Mỹ Dải Sài Sơn nổi lên như con rồng đất giữa vùng đồng bằng Quốc Oai, vì vậy mà chùa Thầy được xây dựng vào khu vực nằm giữa các núi Bên cạnh đó, còn có vùng núi đá vôi Hương Ngãi - Hương Sơn làm ranh giới giữa hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây ở địa phận huyện Mỹ Đức

Ngoài ra bờ vịnh cổ còn để lại bậc thềm phù sa cổ ở Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai cao độ 30m đến 35m trên mặt đồng bằng phù sa mới hiện tại Người ta có thể khai thác đá ở những ngọn núi này để làm bia đá

1.1.3.2 Yếu tố chính trị - xã hội:

Cuối năm 1583, sau khi củng cố được lực lượng, Trịnh Tùng đem quân

ra Bắc Trận đánh lớn nhất diễn ra vào năm 1592 tại Đông Kinh và sau một trận kịch chiến, quân Mạc thua to phải rút chạy lên Cao Bằng, nhà Trịnh vào chiếm lại kinh thành Thăng Long

Sau đó nhà Mạc còn tiếp tục kéo dài thêm một vài năm nữa trong giai đoạn thế kỷ XVII (đến năm 1640) ở vùng Cao Bằng với đời vua Mạc Kính Cung (1601 - 1640), song vai trò của nhà Mạc giai đoạn thế kỷ XVII không còn ảnh hưởng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như ở thế kỷ XVI nữa

Nội chiến Nam - Bắc triều giữa hai dòng họ Trịnh - Mạc chấm dứt, nhưng hậu quả để lại cũng thật nặng nề Sau gần 50 năm nội chiến với hơn 40 cuộc chiến lớn, nhỏ của hai họ Trịnh - Mạc đã đẩy đất nước vào sự chém giết, hao người, tốn của, gây lên hàng loạt các trận đói vào năm 1557, 1559, 1570,

1572, 1577 [45, tr 342 - 343]

Năm 1593, Trịnh Tùng lập Lê Thế Tông lên làm vua và tự xưng là “Đô

Nguyên suý tổng quốc chính, thượng phụ Bình An vương”, toàn quyền quyết

định việc triều chính Năm 1599 Lê Thế Tông mất, Trịnh Tùng lập Lê Kính Tông lên ngôi, lấy niên hiệu là Thận Đức (năm 1601 đổi niên hiệu là Hoằng

Trang 27

Định) Lê Kính Tông khi lên ngôi mới 11 tuổi, nên quyền lực càng tập trung trong tay nhà Trịnh Trước tình hình đó, Lê Kính Tông đã cùng Trịnh Xuân (con thứ của Trịnh Tùng) âm mưu giết Trịnh Tùng, nhưng việc bị bại lộ, Kính Tông bị bức thắt cổ chết vào năm 1619 [56, tr 152, 153] Cuối năm 1619, vua

Lê Thần Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Vĩnh Tộ (1619 - 1628), năm sau đổi niên hiệu thành Đức Long (1629 - 1634) và Dương Hoà (1635 - 1643) Như vậy, cuộc chiến tranh giành quyền cướp ngôi đẫm máu Trịnh - Mạc vừa chấm dứt vào năm 1592, thì những năm đầu thế kỷ XVII (từ năm 1627 đến năm 1672) hai họ Trịnh - Nguyễn lại bắt đầu xâu xé, tranh giành ảnh hưởng, đẩy đất nước vào cảnh nội chiến triền miên trong gần nửa thế kỷ từ năm 1627 đến năm 1672, hai bên đánh nhau 7 lần vào các năm 1627, 1630,

1643, 1648, 1655 - 1660, 1660 và 1672 [45, tr 344) Đất nước bị chia cắt thành hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài

Ở đàng Ngoài, nhà Trịnh phân chia thành 10 trấn, thuộc Bắc Bộ thành 4 nội trấn (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc) và 6 ngoại trấn (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa, An Quảng, Tuyên Quang, Thái Nguyên)

Có thể thấy, tình hình chính trị - xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI vô cùng phức tạp, với nhiều biến động Chiến tranh giữa các thế lực đã đẩy đất nước vào cảnh tang thương, chết chóc

1.1.3.3 Yếu tố kinh tế:

Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII họ Trịnh đã ban bố lệnh miễn lao dịch cho nhân dân lưu tán, bãi bỏ các loại thuế thân, giảm nhẹ thuế khóa Nhờ một số chính sách đó, kinh tế Đàng Ngoài dần được hồi phục Mặc dù đã bãi bỏ chế độ lộc điền, nhưng những công thần trong chiến tranh Trịnh - Mạc lại được triều đình phong thưởng một số ruộng đất không nhỏ [18, tr 213] Ruộng đất công bị thu hẹp, ruộng đất tư hữu phát triển cao độ Việc mua bán, kiện tụng về ruộng đất luôn là chuyện rắc rối ở các làng xã Một nét

Trang 28

đặc biệt ở Đàng Ngoài là sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất, cuộc sống bấp bênh thời loạn lạc đã tạo điều kiện cho tục cúng ruộng đất vào tín ngưỡng, tôn giáo trở nên phổ biến, hầu như làng xã nào trong thời kỳ này cũng có ruộng hậu Thần, hậu Phật Đó cũng chính là lý do cho sự phát triển hàng loạt bia hậu trong các ngôi chùa thời kỳ này

Sau khi ổn định tình hình chính trị, nhà nước Lê - Trịnh đã có một loạt chính sách quan tâm đến nông nghiệp Cũng trong thế kỷ XVII, công cuộc khẩn hoang diễn ra với tốc độ lớn Nhiều làng mới được thành lập, diện tích ruộng đất ngày càng mở rộng và thu hút dân lưu tán Để khuyến khích khai hoang, chúa Trịnh tạm thời miễn thuế cho các loại ruộng “ấu lậu”, cho phép xem ruộng khai hoang là ruộng tư Cũng từ công cuộc khẩn hoang này, tầng lớp nông dân “ngụ cư” được hình thành ở các làng xã

1.1.3.4 Yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng:

Đây là thời kỳ Phật giáo vốn đã bắt đầu hưng thịnh trở lại từ thời Mạc và

đã có sự biến chuyển mới từ thế kỷ XVII Do chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài, nhân dân bị động viên cả người và của không đủ sức dựng chùa riêng cho làng nữa, tầng lớp quý tộc không tin ở thực tại nữa, đã tìm đến cầu cứu cửa Phật và xuất tiền xây dựng chùa chiền Trong “Đại Nam nhất thống chí” có

ghi: “Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng

cho các chùa, tham gia sửa chữa xây dựng chùa” [9, tr.385] Đồng thời Phật giáo Trung Hoa với các phái Lâm Tế và Tào Động cũng thừa cơ du nhập vào nước ta Trong chùa, ngoài các loại tượng xuất hiện ở thời Mạc như tượng Tam thế, một số tượng Quan âm Nam Hải, Thích ca sơ sinh, thậm chí cả các thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp thành bộ Tứ pháp cũng được Phật hóa thờ trong chùa thì giờ đây có thêm bộ ba tượng Di đà tam tôn, Văn Thù Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Tuyết sơn thuộc thế giới Phật thoại và các vị Phật tử góp nhiều tiền của cho chùa

Trang 29

Ngoài ra, các Cao tăng có công khai sáng chùa, được truyền thuyết hóa

với nhiều phép nhiệm màu giờ đây trở thành "Đức Thánh” linh thiêng được

giành nơi thâm nghiêm và trang trọng nhất trong chùa để thờ Do Phật điện đông đúc, điện Phật - một nếp nhà hình chữ “nhất” không đủ sức chứa nữa, lại càng không có chỗ để hành lễ, nên khu vực thờ của chùa ngoài điện Phật

chuyển sang chữ “Công”, còn có thêm nhà Tổ nữa và đặc biệt một số chùa

còn có cả điện Thánh Ngoài ra còn có hành lang ở hai bên để chuẩn bị cho

các dịp hội chùa hàng năm Vì thế, mặt bằng kiến trúc kiểu “nội Công ngoại

Quốc” ra đời và điều này cũng đã được miêu tả trong những văn bia chùa thế

kỷ XVII ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội

Như thế, các chùa tháp ở đàng Ngoài giai đoạn thế kỷ XVII được xây dựng với quy mô to lớn và tốc độ ào ạt, hầu hết các chùa lớn còn lại đến ngày nay ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng hay trùng tu, sửa chữa vào giai đoạn thế kỷ XVII

1.2 Một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

1.2.1 Tổng quan về 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

1.2.1.1 Vị trí địa lý:

10 huyện ngoại thành Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây) gồm Chương Mỹ, Đan Phượng, Hà Đông, Hoài Đức, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín, Sơn Tây, Ba Vì nằm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng

có sắc thái riêng do vị thế của những huyện này nằm ở đỉnh chóp và rìa phía Tây của tam giác châu sông Hồng

Điểm cực Bắc thuộc xã Tân Đức huyện Ba Vì ở toạ độ 21018’ vĩ độ Bắc

và 105022’ kinh độ Đông, giáp sông Hồng từ xã Tân Đức huyện Ba Vì đến xã Liên Hà huyện Đan Phượng, bên kia sông là đất Vĩnh Phúc dài 52km

Trang 30

Điểm cực Nam thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức ở toạ độ 20033’vĩ độ Bắc và 105047’ kinh độ Đông, giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam dài 42km Điểm cực Đông xã Quang Lãng thuộc huyện Phú Xuyên ở toạ độ 20042’

vĩ độ Bắc và 106000’ kinh độ Đông, giáp hai huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì ở trên, phía dưới giáp sông Hồng từ xã Ninh Sở huyện Thường Tín đến xã Quang Lãng huyện Phú Xuyên Bên kia sông là đất của tỉnh Hưng Yên dài 70km

Điểm cực Tây thuộc xã Thuần Mỹ huyện Ba Vì ở toạ độ 21010’vĩ độ Bắc

và 105017’ kinh độ Đông, giáp đoạn sông Thao và sông Đà từ Trung Hà đến

Tu Vũ, bên kia sông là đất tỉnh Phú Thọ Tiếp đến vùng núi đồi trải dài từ núi

Ba Vì, núi Viên Nam qua thị trấn Xuân Mai, dãy núi từ Miếu Môn xuống đến Hương Sơn dài khoảng 156km, bên kia núi là đất của tỉnh Hoà Bình

1.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Trải qua thời gian, 10 huyện phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội

có sự biến chuyển về tên gọi cũng như địa giới hành chính

Thời Đinh và Tiền Lê các huyện này thuộc đạo Quốc Oai Thời Lý (năm

1010 vua Lý Thái Tổ) đổi “Thập đạo” Sang thời Trần, các huyện trên thuộc 2 hai châu là châu Quốc Oai trong lộ Đại La Thành hay Đông Đô (gồm 7 huyện)6, và châu Đà Giang trong lộ Tam Giang gồm huyện Long Bạt hay Bất Bạt (nay thuộc Ba Vì) và trấn Quảng Oai (gồm huyện Ma Lung tên cũ của huyện Tùng Thiện nay thuộc Ba Vì và huyện Mỹ Lương gồm 1 phần huyện

- Huyện Thanh Oai tương đương với huyện Thanh Oai

- Huyện Đại Đường tương đương với huyện Mỹ Đức

- Huyện Thượng Phúc tương đương với huyện Thường Tín

- Huyện Thượng Phúc tương đương với huyện Thường Tín

Trang 31

Chương Mỹ, huyện Mỹ Đức, huyện Quốc Oai và một phần huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình)

Thời Lê Sơ, Lê Lợi chia đất nước thành 5 đạo, Hà Tây thuộc Tây Đạo Năm 1466 Lê Thánh Tông lại chia đất nước làm 12 thừa tuyên, đất Hà Tây thuộc 2 thừa tuyên Sơn Nam và Quốc Oai Thừa tuyên Sơn Nam gồm có hai phủ Thường Tín và Ứng Thiên Phủ Thường Tín gồm huyện Thượng Phúc nay là Thường Tín; huyện Phú Xuyên đời Quang Thuận là Phù Vân, đời Lê Chiêu Tông đổi thành Phú Nguyên, đời Mạc đổi làm Phú Xuyên cho đến nay; huyện Thanh Trì phần lớn nay thuộc Hà Nội, còn một phần thuộc Thường Tín gồm các xã: Ninh Sở, Duyên Thái, Hồng Vân Phủ Ứng Thiên gồm huyện Thanh Oai (nay phần lớn thuộc huyện Thanh Oai, một phần thuộc vào quận

Hà Đông gồm các phường Phú Lương, Phú Lãm…); huyện Chương Đức (phần lớn thuộc huyện Chương Mỹ, một phần thuộc vào huyện Ứng Hoà như các xã Viên Nội, Viên Ngoại…); huyện Sơn Minh (nay là huyện Ứng Hoà); huyện Hoài An (tương đương với phía Nam huyện Ứng Hoà và một phần huyện Mỹ Đức ngày nay)

Thừa tuyên Quốc Oai có hai phủ Quốc Oai và Quảng Oai Phủ Quốc Oai gồm 5 huyện: huyện Ninh Sơn (sau đổi là Yên Sơn nay là huyện Quốc Oai); huyện Thạch Thất (nay vẫn là huyện Thạch Thất; huyện Đan Phượng (nay một phần là huyện Đan Phượng và một phần thuộc huyện Hoài Đức); huyện

Mỹ Lương (gồm một phần ở huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ, huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình); huyện Phúc Lộc (nay là huyện Phúc Thọ và một phần thuộc Sơn Tây) Phủ Quảng Oai có 3 huyện là huyện Minh Nghĩa (sau đổi là huyện Tùng Thiện nay thuộc huyện Ba Vì và 1 phần thuộc Sơn Tây); huyện Tiên Phong (sau đổi là huyện Quảng Oai nay thuộc huyện

Ba Vì); huyện Bất Bạt (nay thuộc huyện Ba Vì)

Thời Lê - Trịnh các huyện này không có sự thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính so với thời Lê - Mạc

Trang 32

Thời Nguyễn 13 huyện ngoại thành Hà Nội thuộc 2 trấn Sơn Tây và Sơn Nam Thượng

Trang 33

Bảng 1.1 Thay đổi địa danh hành chính thời Nguyễn so với hiện nay 7

1 Sơn Tây

Quốc Oai

Đan Phượng Đan Phượng Yên Sơn Quốc Oai Thạch Thất Thạch Thất

Sáp nhập thành huyện Ba Vì Bất Bạt

Thượng Phúc Thường Tín Phú Xuyên Phú Xuyên

ứng Thiên

Thanh Oai Thanh Oai Sơn Minh Ứng Hoµ Hoài An Mỹ Đức và 1 phần ứng Hoà Chương Đức Chương Mỹ và 1 phần Mỹ

Đức Hoài Đức Hoài Đức

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, các huyện trên thuộc hai tỉnh Sơn Tây

và Hà Đông Năm 1965 hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây Năm 1976 sáp nhập 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình Năm 1979 chuyển các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng,

Trang 34

Hoài Đức và thị xã Sơn Tây vào Hà Nội Năm 1991 chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, định lại ranh giới Hà Nội, chuyển trả lại cho tỉnh Hà Tây các huyện sáp nhập từ năm 1979

Tháng 1 năm 2008, tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội và 10 huyện Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Sơn Tây, Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì trở thành những huyện ngoại thành phía Tây và phía Nam của thủ đô Hà Nội

1.2.2 Về một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội:

Hệ thống chùa ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội, ngoài sự phong phú về

số lượng còn đa dạng về công năng, bên cạnh thờ Phật, còn thờ Thần tạo

thành kiểu thờ “tiền Phật hậu Thần” Nhiều chùa còn lưu dấu tích của các

thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Bình An, Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh ; hoặc một số ngôi chùa vốn từ quán Đạo Lão (chùa Mui - Thường Tín, chùa Sổ - Thanh Oai, chùa Linh Tiên - Hoài Đức ) Nhiều ngôi chùa theo truyền thuyết và các di vật hiện còn, đặc biệt là trên bia đá đã khẳng định một số ngôi chùa được xây dựng từ rất lâu đời, đây là những minh chứng góp phần vào nghiên cứu sự thăng trầm của Phật giáo Việt Nam

Theo tiến trình lịch sử Phật giáo, đạo Phật được truyền bá vào Việt

Nam khá sớm - từ thể kỷ II sau công nguyên Có thể từ trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Phật giáo đã lan toả tới các vùng lân cận ở đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có khu vực Hà Tây xưa Trong các ngôi chùa đó dấu vết kiến trúc thời Lý mà ta có thể dễ dàng bắt gặp ở chùa Thầy, chùa Từ Am, chùa Cao, chùa Nả với những chân đá tảng mài thô, kích thước trung bình là 0,7m x 0,7m x 0,3m Dấu vết thời Trần có ở chùa Bối Khê (Thanh Oai), trong

chùa hiện còn tấm bia "Đại Bi tự" khắc năm Hồng Thuận thứ 7 (1515) cho

Trang 35

biết: chùa được xây dựng vào năm Khai Hựu thứ 10, đời vua Trần Hiến Tông

(1329 - 1341) và bệ đá hoa sen khắc dòng chữ "năm Nhâm Tuất, hiệu Xương

Phù thứ 6" (năm 1382) Về kiến trúc, toà Thượng điện là một hạng mục công

trình còn giữ nguyên kiểu thức và trang trí điêu khắc thời Trần, với bộ vì thượng kiểu "giá chiêng" có lòng ván lá đề chạm rồng Ngoài ra, chùa Sùng Giáo (Ba Vì) với những mô hình tháp Phật bằng đất nung, mang phong cách thời Trần (thế kỷ XIII - XIV) Như vậy, kiến trúc và điêu khắc gỗ thời Trần còn lại rất hiếm, nhưng điêu khắc đá thời Trần còn một số bệ đá hoa sen nổi tiếng như chùa Ngọc Đình (Thanh Oai), chùa Thanh Sam (Ứng Hoà), chùa Dương Liễu (Hoài Đức), chùa Thầy (Quốc Oai)…

Thời Lê Sơ, Nho giáo thịnh hành ở triều đình nhưng ở các làng quê Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm Dấu tích kiến trúc - điêu khắc thời Lê

Sơ không còn nhiều Sang thời Mạc, dấu vết kiến trúc hiện còn ở chùa Nả (Ba Vì), chùa My Dương (Thanh Oai), chùa Hương Trai (Hoài Đức) đặc biệt là ở chùa Mui (Thường Tín) với hệ thống mái ngói và các linh vật trang trí bằng đất nung điển hình duy nhất còn tương đối nguyên vẹn Sang thời Lê - Trịnh, hiện diện kiến trúc chùa thời này còn khá phong phú Đối với những di tích lớn như chùa Thầy, chùa Hương, chùa Mía giai đoạn này lại được trùng tu tôn tạo Trong quần thể di tích Hương Sơn, chùa Thiên Trù được khởi công xây dựng từ thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 8 (1467) Đến năm Chính Hoà thứ 7 (1686), hoà thượng Trần Đạo Viên Quang ở Ty tăng lục đứng ra kiến thiết Từ đó, toà ngang dãy dọc lộng lẫy nguy nga, tiếc rằng trong các năm 1947, 1948, 1950 thực dân Pháp đã 3 lần tàn phá Đến năm Kỷ Tỵ (1989) khu vực Thiên Trù lại được xây dựng lại Dấu tích cổ ở chùa Hương, đáng kể là một số bia đá thời Lê, bút tích của chúa Trịnh Sâm năm Canh Thìn (1770) và pho tượng Phật bà Quan Âm tạc bằng đá xanh thời Tây Sơn trong động Hương Tích Các di tích khác hiện còn, đều mang dấu ấn

Trang 36

kiến trúc - điêu khắc thời Nguyễn và những năm tu bổ tôn tạo gần đây Trong việc tu bổ đó, đáng kể là việc phục dựng gác chuông bằng gỗ, còn lại đã sử dụng nhiều vật liệu xi măng, bê tông cốt thép Hay chùa Thầy mang một số dấu tích văn hoá Lý, Trần nhưng hiện diện kiến trúc, điêu khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII Ba toà chùa chính là chùa Thượng, chùa Trung, chùa Hạ Đều được xây dựng hoặc được trùng tu lớn vào các thế kỷ này Vào các năm 1958, 1976, 1994, 2004 các hạng mục kiến trúc trên và hai dãy hành lang, gác chuông, gác trống đều lần lượt được tu bổ bằng nguồn vốn của nhà nước và vốn đối ứng, nguồn vốn từ sự hảo tâm công đức của khách thập phương

Mặc dù những ngôi chùa ở một số huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

có lịch sử ra đời từ khá sớm, một số ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, thời Trần… nhưng hầu hết những ngôi chùa này đã trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng thêm một số hạng mục công trình Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm

là những dấu tích kiến trúc gỗ ở các công trình chính còn lại đến hiện nay hầu hết được trùng tu vào giai đoạn thế kỷ XVII

Bảng 1.2 Các dạng mặt bằng tổng thể 17chùa hiện nay

1 Chùa Bối Khê Tam Hưng- Thanh Oai

Nội công ngoại quốc

2 Chùa Hưng Giáo Tam Hưng- Thanh Oai

3 Chùa Sổ Tân Ước- Thanh Oai

4 Chùa Thị Nguyên Cao Dương- Thanh Oai

5 Chùa Mui Tô Hiệu - Thường Tín

6 Chùa Nhị Khê Nhị Khê - Thường Tín

7 Chùa Đậu Nguyễn Trãi- Thường Tín

8 Chùa Mía Đường Lâm- Sơn Tây

9 Chùa Thầy Sài Sơn- Quốc Oai

Trang 37

10 Chùa Trăm Gian Tiên Phương - Chương Mỹ

Trang 38

11 Chùa Tường Phiêu Tường Phiêu- Ba Vì Mặt bằng

hình chữ Đinh

12 Chùa Mậu Lương Kiến Hưng- Hà Đông

13 Chùa Cống Xuyên Nghiêm Xuyên- Thường Tín

14 Chùa La Khê Văn Khê- Hà Đông

15 Chùa Kim Bôi Kim Bôi- Mỹ Đức

16 Chùa Lê Dương Lê Dương- Đan Phượng

17 Chùa Hương Hương Sơn- Mỹ Đức

Như vậy, các ngôi chùa như đã thống kê ở trên có hai dạng mặt bằng

tổng thể cơ bản là kiểu "nội công ngoại quốc" và mặt bằng hình chữ “Đinh”

Nhưng trong đó mặt bằng kiểu “nội công ngoại quốc” lại chiếm tỷ lệ lớn nhất (64.70%), còn những ngôi chùa có bố cục hình chữ Đinh chỉ chiếm 35.30%

Bố cục mặt bằng tổng thể kiểu “nội công ngoại quốc” bao gồm nhiều

công trình được sắp đặt khá thống nhất Từ Tam quan đến toà Tam bảo (gồm Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện có kết cấu hình chữ “Công”), hai bên có hai dãy hành lang được nối với nhau bằng nhà Hậu đường, hợp thành khung vuông bao lấy toà Tam bảo Điều đáng quan tâm là những ngôi chùa

này hầu hết có sự kết hợp giữa thờ Phật với thờ Thánh theo kiểu "tiền Phật

hậu Thánh" như chùa Thầy ngoài chức năng thờ Phật còn thờ Từ Đạo Hạnh;

hay chùa Đậu ngoài thờ Phật còn thờ hai nhà sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường… Bên cạnh đó kiểu mặt bằng hình chữ Đinh chỉ gồm Tam bảo (Tiền đường, Thượng điện) và các công trình phụ trợ nằm tách dời nhau

Diện mạo của một số ngôi chùa đã được xếp vào loại di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng, bởi đa số kiến trúc gỗ các hạng mục chính của công trình còn lại là thời Hậu Lê (thế kỷ XVII - XVIII) Đối với các di tích lớn nói trên, việc tu bổ di tích đều được sự quan tâm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,

Trang 39

Cục Di sản Văn hoá, UBND tỉnh và Sở Văn hoá Thông tin nên việc trùng tu,

tu bổ đã tuân thủ nguyên tắc bảo tồn di tích Vật liệu, kỹ thuật thi công, nguyên tắc bảo tồn tối đa các yếu tố gốc được đặc biệt quan tâm Vì vậy, các di tích loại này ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội có thể nói về cơ bản vẫn giữ nguyên được giá trị di tích và sự nổi tiếng vốn có của người xưa

Trang 40

1.2.3 Phân bố bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa Việt ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

1.2.3.1 Phân bố bia theo không gian:

Số bia đá thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn hiện nay chủ yếu nằm trên thực địa, nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu thêm thác bản văn bia hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm để so sánh đối chiếu

Bảng 1.3 Số lượng bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa tiêu biểu

thuộc 10 huyện ngoại thành Hà Nội

Ngày đăng: 19/12/2015, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w