Khi hoạt động kinh doanh phát triển, thị trường được mở rộng, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư công nghệ mới, vì vậy thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm đị
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
# "
Tên đề tài:
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA TÂN TIẾN
Trang 2Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp không ít những khó khăn, trở ngại về tài liệu tham khảo, cách thức tiến hành một đề tài niên luận Tuy nhiên, được sự tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, động viên của
cô Đoàn Thị Mỹ Hạnh, sự giúp đỡ của các anh chị em nhân viên trong công ty mà tôi hoàn thành đề tài theo đúng tiến độ đã đề ra
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình trước sự giúp đỡ vô cùng quý báo của cô hướng dẫn, các thầy cô đã từng dạy dỗ tôi, các anh em nhân viên công ty đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn, dịch giả của những tài liệu, những bài tham khảo mà tôi đề cập đến trong đề tài
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những người đã chỉ dẫn,
đã dạy dỗ, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua
Chân thành cảm ơn!
Trang 3Trang
Chương 1: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 01
1.1 Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 02
1.1.1 Giới thiệu về dự án đầu tư 02
a – Định nghĩa dự án đầu tư 02
b – Những yêu cầu của một dự án đầu tư 02
1.1.2 Thẩm định dự án đầu tư và mục đích thẩm định dự án đầu tư 03 a – Định nghĩa và mục đích thẩm định dự án đầu tư 03
b – Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư 04
1.1.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 04
a – Về pháp lý 04
b – Về thị trường 05
c – Về kỹ thuật 05
d – Về môi trường 05
e – Về tổ chức quản trị 05
f – Về tài chính 06
g – Về kinh tế - xã hội 06
1.1.4 – Quy trình thẩm định dự án 07
a – Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư 07
b – Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư 08
1.2 Nội dung thẩm định tài chính và những kết luận sau thẩm định 09
1.2.1- Nội dung thẩm định tài chính 09
a – Hiện giá thuần NPV 09
b – Tỷ suất lợi phí BCR 10
c - Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (T hoàn vốn) 11
d – Tỷ suất doanh lợi IRR 12
Trang 4Chương 2: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN NHÀ MÁY
SẢN XUẤT ỐNG NHỰA TÂN TIẾN 14
2.1 Giới thiệu công ty CP Nhựa Tân Tiến 15
2.1.1- Giới thiệu chung 15
2.1.2- Tình hình hoạt động của công ty 15
2.2 Giới thiệu dự án Nhà máy 16
2.2.1- Giới thiệu dự án 16
2.2.2– Đặt vấn đề 17
2.2.3– Dự kiến nhu cầu sử dụng ống nhựa ở các Tỉnh 18
2.2.4– Đặc điểm kỹ thuật của ống nhựa 19
2.3 Những cơ sở để lập dự án đầu tư và khu đất lập dự án 20 2.3.1- Những cơ sở để lập dự án 20
2.3.2- Khu đất dự án đầu tư xây dựng 20
2.3.3- Cấp dự án 21
2.4 Các hạng mục xây dựng 21
2.5 Phân tích tài chính 22
2.5.1- Tổng hợp vốn đầu tư 22
a – Vốn cố định 22
b – Vốn lưu động 22
2.5.2- Chi phí hoạt động hàng năm của dự án 23
a – Chi phí nguyên vật liệu 23
b – Chi phí hoạt động 24
c - Vốn vay, lãi vay 26
2.5.3 – Doanh thu hàng năm của dự án 26
2.5.4- Thuyết minh suất chiết khấu áp dụng cho dự án 28
Trang 5b – Suất chiết khấu danh nghĩa( rn) 29
2.5.5– Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả của dự án 29
2.6 Thời gian thực hiện dự án 30
2.6.1– Thời gian 30
2.6.2– Các yếu tố bị ảnh hưởng bởi địa điểm xây dựng 30
2.6.3 – Những thuận lợi và bất lợi đối với dự án 31
Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA TÂN TIẾN 32
3.1 Phân tích rủi ro của dự án 33
3.1.1- Tỷ lệ lạm phát trong nước 33
3.1.2- Lãi vay ngân hàng 33
3.1.3- Giá bán sản phẩm 34
3.1.4- Nguyên vật liệu đầu vào 34
3.1.5- Điện năng tiêu thụ 35
3.1.6- Chỉ tiêu kỳ vọng của dự án 35
3.1.2 – Phân tích về kinh tế 35
3.2.1- Việc làm và thu nhập của người lao động 35
3.2.2- Đóng góp cho ngân sách nhà nước 36
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 37
1 - Kiến nghị 38
2 - Kết luận 38
Trang 6Khi hoạt động kinh doanh phát triển, thị trường được mở rộng, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư công nghệ mới, vì vậy thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định về mặt tài chính nói riêng là khâu quan trọng nhất, vì nó góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án và cũng ngăn ngừa việc thực hiện những dự án xấu, giảm rủi ro và tốn kém về tiền, về của … Từ đó các cơ quan nhà nước ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư
Để đầu tư một dự án mới, với năng lực tài chính và trình độ chuyên môn về đầu tư dự án có hạn nên Công ty Cổ Phần Nhựa Tân Tiến thuê Công Ty TNHH DV – TM – ĐT Toàn Hưng Thịnh lập và thiết kế toàn bộ dự án Sau đó thẩm định toàn bộ dự án xem có đáp ứng được năng lực tài chính của dự án qua các năm hoạt động và kỹ thuật của dây truyền sản xuất ống nhựa của dự án, đáp ứng được về mặt kinh tế xã hội, cũng như giải quyết được công việc cho người lao động không Nếu đạt dự án được khởi công và ngược lại
Do đây là đề tài được quan tâm rất nhiều và ứng dụng được rất nhiều trong thực tiễn nên tôi quyết định chọn đề tài này để làm đề tài tốt nghiệp, đồng thời đây cũng là dịp giúp tôi ôn lại những kiến thức và hiểu biết của mình trong suốt quá trình học tập và làm việc ở Công Ty Cổ Phần Nhựa Tân Tiến
Đề tài chỉ chuyên sâu vào việc thẩm định về phương diện tài chính dự
án đầu tư, trong giới hạn phạm vi chương trình đã học Vì vậy khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm đề tài, mong Quý thầy cô hổ trợ thêm để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận này
Bố cục của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1 : Thẩm định tài chính dự án
Chương 2 : Thẩm định tài chính dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa
Tân Tiến
Chương 3 : Phân tích kết quả thẩm định dự án Nhà máy sản xuất
ống Nhựa Tân TiếnKiến nghị và kết luận
Trang 7Chương 1 THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
Trang 81.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1 Giới thiệu về dự án đầu tư
a – Định nghĩa dự án đầu tư
Là một tập hồ sơ tài liệu mà nội dung của nó được trình bày một cách chi tiết việc sử dụng tài nguyên lâu dài để mang lại lợi ích kinh tế – xã hội
b – Những yêu cầu của một dự án đầu tư
+ Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác Đồ thị, bản
vẽ kỹ thuật phải bảo đảm chính xác kích thước và tỉ lệ
+ Phương pháp lý giải phải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẻ của dự án
- Tính khả thi
Là dự án có tính phù hợp với thực tế nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế, vì vậy dự án đầu tư phải phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải xác định đúng trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn
+ Báo cáo đầu tư và xin phép đầu tư
Là bước tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư đã được phát hiện và đánh giá nhằm sàng lọc những cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn và kỹ lưỡng hơn Bước
nghiên cứu này thông qua “Luận chứng kinh tế kỹ thuật hay báo cáo kinh
tế kỹ thuật” để chọn ra cơ hội đầu tư có triển vọng nhất Nếu không hội đủ
Trang 9các điều kiện cần thiết thì dự án sẽ bị loại bỏ hoặc chọn lại cơ hội đầu tư khác
Các bộ ngành có liên quan xem xét đơn xin phép đầu tư xây dựng công trình và đưa ra các ý kiến về ưu nhược điểm, mức độ phù hợp mà dự
án mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội
+ Dự án đầu tư
Đây là bước nghiên cứu chi tiết, toàn diện, sâu sắc, triệt để và cụ thể trên các mặt: Pháp lý, thị trường, kỹ thuật, quản trị, tài chính và kinh tế xã hội nhằm sàng lọc lần cuối để xác định phương án tối ưu
- Tính hiệu quả
Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, thể hiện tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh tế – xã hội mà dự án đem lại
a – Định nghĩa và mục đích thẩm định dự án đầu tư
- Định nghĩa thẩm định dự án đầu tư:
Là việc tổ chức, xem xét một cách khách quan, có cơ sở khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án; từ đó đưa ra quyết định về đầu tư và cho phép đầu tư Kết quả của việc thẩm định dự án là phải đưa ra những kết luận về tính khả thi hay không khả thi của dự án
- Mục đích thẩm định dự án đầu tư:
+ Nhằm xem xét những lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại có phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, của vùng, của địa phương hay không và thông qua đó đưa ra những kết luận về sự chấp nhận hoặc phải sữa đổi, bổ sung hay bác bỏ dự án
+ Xem xét khả năng sinh lời cho bên đầu tư và sự đóng góp của dự
án đối với nền kinh tế quốc dân, việc thẩm định còn nhằm mục đích xem xét hướng phát triển lâu dài, ổn định của dự án mà định hướng tài trợ hoặc cho vay vốn
Trang 10+ Quản lý quá trình đầu tư dựa vào chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội của Nhà nước, quy hoạch và phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ
+ Thực thi luật pháp và chính sách hiện hành
+ Lựa chọn phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước
+ Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
+ Bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
b – Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
- Xác định được ích lợi và tác hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt động trên các lĩnh vực: Pháp lý, thị trường, kỹ thuật - công nghệ, môi trường tài chính và lợi ích kinh tế xã hội
- Giúp cơ quan nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương hay của vùng và cả nước
- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất (các chuyên gia trong hội đồng thẩm định ở nhiều lĩnh vực khác nhau của dự án nên
họ sẽ giúp cho chủ đầu tư chọn được các phương án tối ưu và khả thi của dự án)
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về việc cho vay hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư
- Qua thẩm định giúp xác định được tư cách pháp nhân và khả năng tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của các bên tham gia đầu tư
1.1.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Trang 11bản pháp lý có liên quan Dự án phải được tính toán dựa trên những định mức,
những thông số kỹ thuật, phải có giá trị pháp lý cao
b – Về thị trường
- Thẩm định nhu cầu thị trường
Xem xét những số liệu về nhu cầu trong quá khứ và định hướng phát triển cấp nước đô thị cho đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ ký ngày 18/03/1998 theo quyết định số 63/1998/QĐ-TTg
Đánh giá về số cung cầu sản phẩm của dự án: những dự báo, phương pháp xác định, độ tin cậy, kết quả kiểm chứng,
- Thẩm định thị phần của dự án
Thẩm định thị phần từng loại sản phẩm của dự án ở từng khu vực thị
trường, theo từng thời gian khi dự án đi vào hoạt động …
Đánh giá qui mô của dự án, việc định giá bán các sản phẩm, …
Thời gian đặt hàng, lắp đặt, vận hành sản xuất thử phương thức kiểm tra nghiệm thu, chứng chỉ giám định, các điều kiện về bảo hành, bảo trì, cung cấp phụ tùng thay thế,…
d – Về môi trường
- Xem xét mức độ ảnh hưởng của dự án tác động đến môi trường trước
và sau khi thực hiện dự án như: Bụi, phế phẩm, chất thải, và hướng xử lý
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án theo mẫu do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
e – Về tổ chức quản trị
Xem xét cơ cấu tổ chức của dự án có phù hợp với tình hình thực tế thi công không, các hợp đồng mà công ty đã ký kết có liên quan đến dự án, ngày
Trang 12triển khai dự án, hình thức tổ chức của công ty và cấp lãnh đạo cũng như tư
cách cổ đông,
f – Về tài chính
Cơ quan cấp giấy phép đầu tư, xem xét thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư thông qua các tài liệu sau: Tổng kinh phí đầu tư của dự án, các khoản dự phòng, xem xét báo cáo tài chính đã được kiểm toán hai năm gần nhất, trong đó chú ý doanh thu, giá trị tài sản, lợi nhuận hàng năm,
g – Về kinh tế - xã hội
- Dự án phải thuộc lĩnh vực ngành nghề phù hợp với quy hoạch Đối với các dự án thuộc những ngành nghề hoặc hoạt động tại các điểm chưa rõ quy hoạch, cơ quan cấp giấy phép đầu tư tham khảo ý kiến của Bộ quản lý ngành và
Bộ kế hoạch đầu tư
- Xem xét khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề sản phẩm mới và mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm
- Xem xét khả năng tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là các dự
án có chương trình đào tạo, thay thế dần người nước ngoài bằng lao động Việt Nam
- Phân tích lợi ích kinh tế của dự án, các khoản nộp ngân sách Khuyến khích các dự án có khả năng nộp ngân sách cao, có khả năng xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch vụ có thu ngoại tệ
Trang 131.1.4 – Quy trình thẩm định dự án
a – Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định theo quy định mới về quản lý và đầu tư Xây
GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
Trang 14b – Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư
Không tin cậy
Tin cậy Không phù hợp
Phù hợp Kết quả xấu
dự án đạt độ tin cậy
4b Xây dựng lại các phương pháp khoa học, phù hợp thực tiễn đã tính toán
4a Đánh giá các bảng kết
quả theo mức lạc quan 5b Đề nghị bác bỏ dự
án
5a Xây dựng độ nhạy
theo các thông số chủ yếu
Trang 15Muốn thẩm định được độ tin cậy giúp cho việc quyết định về dự án một cách đúng đắn và chính xác, thì phải xem xét các dữ liệu ban đầu có đáng tin cậy không, cách lập dự toán của dự án có hợp lý vận dụng phù hợp không, nếu không chuyên viên thẩm định phải lập lại dự toán với các độ nhạy một cách có cơ sở Thực hiện việc này tốn rất nhiều công sức, gần như tái lập
phương án tài chính dự án
1.2 NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG KẾT LUẬN SAU THẨM ĐỊNH
a – Hiện giá thuần NPV
0
* ) ( ati
1 + Hệ số chiết khấu của dự án
- r : Tỷ suất chiết khấu của dự án(%)
- i : Thứ tự năm của dự án (i=0 là thời điểm bắt đầu bỏ vốn)
Trang 16+ Ưu điểm: Đánh giá được hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến
yếu tố giá trị về mặt thời gian của tiền tệ Cho phép đo lường giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, lựa chọn dự án phù hợp hơn với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
+ Nhược điểm: Không phản ánh mức sinh lời của đồng tiền mà vốn đầu tư bỏ ra
0
0
) 1 (
) 1 ( =
0 0
Trong đó:
- BCR : Tỷ suất lợi phí
- Bi : Thu nhập ròng ở năm thứ i
- Ci :Vốn đầu tư năm thứ i
- r : Tỷ suất chiết khấu của dự án(%)
- i : Thứ tự năm của dự án (I = 0 là thời điểm bắt đầu bỏ vốn)
Trang 17Lý do chọn phương pháp chiết khấu, vì đồng tiền có “Chi phí cơ hội”
Chú ý: Trong trường hợp này không xem xét đến yếu tố lạm phát hay
sự mất giá của đồng tiền theo thời gian
“Chi phí cơ hội” của đồng tiền là giá trị mất đi do không sử dụng đồng tiền vào mục đích sinh lời mong muốn của nhà đầu tư
+ Định nghĩa: Là thời gian cần thiết để thu hồi lại hiện giá vốn đầu
tư đã bỏ ra bằng hiện giá tích luỹ hoàn vốn hàng năm
+ Công thức:
LKHGTNR(t) = LKHGTNR(t-1) + HGTNRt
Trong đó:
- LKTNR(t) : Luỹ kế thu nhập ròng năm t
- LKTNR(t-1) : Luỹ kế thu nhập ròng năm (t-1)
Trang 18+ Kết luận thẩm định:
• Trường hợp T hoàn vốn ≤ [T hoàn vốn]: Dự án có thu hồi lại
hiện giá vốn càng ngắn thì hiệu quả hoạt động của dự án càng cao, dự án
1 r r NPV
NPV
NPV ∗ − +
Trong đó:
- r1 : Tỉ lệ lãi suất thấp sao cho NPV1>0
- r2 : Tỉ lệ lãi suất cao sao cho NPV2<0
Trang 19+ Ưu điểm: Đánh giá mức độ sinh lời của dự án, có mối quan hệ
giữa huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư
+ Nhược điểm: Không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận thiếu thoả đáng khi đánh giá dự án
+ IRR là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất của dự án
+ IRR là chỉ tiêu bắt buộc trong thẩm định dự án
1.2.2 Những kết luận sau thẩm định
- Kết luận về cơ sở pháp lý của báo cáo đầu tư hoặc dự án đầu tư
- Kết luận về mục tiêu và quy mô của dự án
- Kết luận về năng lực giải quyết các yếu tố đầu vào nhằm bảo đảm cho dự án hoạt động bình thường
- Kết luận về công nghệ chế tạo sản phẩm đã được chọn, vấn đề giải quyết chất thải và môi trường sinh thái
- Kết luận về địa điểm lựa chọn xây dựng công trình, tính thực thi và tiến độ xây dựng
- Đánh giá mức độ chính xác trong tính toán về nhu cầu vốn, các khoản chi phí, mức lãi suất, các khoản thu nhập, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV), chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR), tỉ suất lợi phí (BCR), thời gian hoàn vốn (T hoàn vốn), lập báo cáo ngân lưu, qua đó kết luận tính khả thi về phương diện tài chính của dự án
- Kết luận về vai trò và khả năng đóng góp của dự án đầu tư đối với chiến lược phát triển của vùng và khả năng huy động tiềm lực cũng như khả năng huy động nguồn tài trợ trong và ngoài nước
- Kết luận về mặt lợi ích kinh tế - xã hội do dự án mang lại
Trang 20Chương 2 THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA TÂN TIẾN
Trang 212.1 GIỚI THIỆU CTY CP NHỰA TÂN TIẾN
Công ty CP Nhựa Tân Tiến hoạt động chính thức năm 2002 và được
chuyển thể từ Xí Nghiệp Liên Doanh Nhựa Thành Phố, kinh doanh các mặt
hàng ống nhựa uPVC và PE có đường kính từ ∅ 21 ÷ 500 mm và đang đầu tư
ống PE lên ∅1200mm lớn nhất trong cả nước
Trên thị trường kinh tế hiện nay Cty CP Nhựa Tân Tiến chiếm khoảng
5% nhu cầu thị trường Tình hình hoạt động tài chính cũng như doanh thu và
lợi nhuận trong ba năm gần đây như sau:
ĐVT: Triệu đồng Năm
2005 2006 2007 Sản lượng 3200 4000 5000 Doanh thu 85.235.342 89.000.000 111.000.000
Đối tượng khách hàng chủ yếu hiện nay của Công ty là các nhà đầu tư
xây dựng công trình dự án về cấp thoát nước, Khu công nghiệp, khu dân cư
Thị trường tập trung từ các tỉnh Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ trở vào đến
tận mũi Cà Mau
Sắp tới nhắm vào đối tượng khách hàng dân dụng, các nhà thầu xây
dựng nhỏ lẻ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng Đồng thời mở rộng thị
trường ra Miền Bắc tập trung vào các Khu công nghiệp, khu dân cư Với những
mục tiêu hoạt động trong tương lai đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực sản
xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng tăng như hiện nay
Trên cơ sở đó Công Ty CP Nhựa Tân Tiến xây dựng sản lượng dự kiến
nhu cầu các loại ống cho các năm tiếp theo như sau:
Trang 22ĐVT: Tấn / năm
Năm Danh mục
ĐỒNG NAI
Tên chủ đầu tư : CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN TIẾN
Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án: 133.542.723 ngàn đồng
(Bằng chữ: Một trăm ba mươi ba tỷ, năm trăm bốn mươi hai triệu, bảy
trăm hai mươi ba ngàn đồng chẳn)
Yêu cầu thời gian hoàn vốn của dự án là 15 năm/50 năm
Quy mô nhà máy : 50.000 m2
6 Cổng, Tường rào, Nhà bảo vệ 01 Mới 2.100.000
7 Bể nước PCCC, Bể nước Thuỷ đài 01 Mới 600.000
Trang 238 Nhà xe (2 & 4) bánh 01 Mới 300.000
9 Đường nội bộ, Sân bãi 01 Mới 7.700.000
11 Trạm biến áp 2.000 KVA 01 Mới 2.000.000