Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toánvốn bằng tiền kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán vốn bằng tiềntại Công ty TNHH 1TV Than Nam Mẫu-V
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩaquyết định tới các bước tiếp theo trong qúa trình sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng,
sự vận động của vốn bằng tiền được xem là hình ảnh trung tâm của quá trìnhsản xuất kinh doanh.Với sự hiện diện của vốn bằng tiền tuy là bề nổi nhưng
nó lại phản ánh trung thực và chính xác nhất tình hình tài chính của doanhnghiệp Như vậy tiền là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vần đề sống còn cùabất cứ doanh nghiệp nào
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toánvốn bằng tiền kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán vốn bằng tiềntại Công ty TNHH 1TV Than Nam Mẫu-Vinacomin, trên cơ sở những kiếnthức đã học trong nhà trường cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viênThạc sĩ: Nguyễn Thị Mai Linh và các cô chú cán bộ phòng kế toán, em xin
chọn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền
tại Công ty TNHH 1TV Than Nam Mẫu-Vinacomin”.
Nội dung khóa luận ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm ba chương chính:
Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán vốn bằng tiền
trong doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH
1TV Than Nam Mẫu-Vinacomin
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH 1TV Than Nam Mẫu-Vinacomin
Hải phòng, ngày… tháng……năm 2013 Sinh viên
Vũ Hải Quyên
Trang 3CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP1.1 Những vấn đề chung về vốn bằng tiền trong doanh nghiệp:
1.1.1.Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp:
Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hìnhthành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng nhưthực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình Trong điều kiện hiện nay,phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước màđã được mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới Do đó,quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việc sử dụng vàquản lý chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Mặt khác, kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động kinh tế
và kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủđộng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xuất phát từ vị trí và tầmquan trọng của vốn bằng tiền trong doanh nghiệp, trong công tác kế toán củamột doanh nghiệp không thể thiếu vị trí của kế toán vốn bằng tiền, một trongnhững khâu của công tác kế toán trong doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ
và gắn bó tạo thành một hệ thống kế toán hoàn chỉnh
1.1.2.Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn bằng tiền:
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi đề cập đến tiền tệ người takhông nhìn nó một cách hạn hẹp và đơn giản rằng tiền tệ chỉ là kim loại haytiền giấy mà người ta đã xem xét tiền tệ ở một góc độ rộng lớn hơn cả cácloại séc; sử dụng tiền gửi, thanh toán bằng thẻ …nếu chúng có thể chuyểnđổi dễ dàng thành tiền mặt thì cũng có thể xem là tiền
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng đểđáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắmvật tư hàng hóa sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán và thuhồi các khoản nợ Chính vì vậy quy mô của vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi
Trang 4doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luânchuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp Vì thế trong quátrình hạch toán vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lýtiền tệ thống nhất của nhà nước
- Khi quản lý vốn bằng tiền phải được dựa trên nguyên tắc chế độ, thể
lệ của ngân hàng ban hành
- Nhà nước quy định ngân hàng là cơ quan duy nhất để phụ trách vàquản lý tiền mặt
- Mọi khoản thu bằng tiền mặt bất cứ từ nguồn nào đều phải nộp hếtvào ngân hàng trừ trường hợp: các xí nghiệp nhỏ, các cửa hàng ăn uống côngcộng, các đơn vị ở xa ngân hàng hoặc những đơn vị có doanh thu thấp
- Các xí nghiệp tổ chức kinh tế và các cơ quan đều phải mở tài khoảntại ngân hàng để được lưu thông tiền tệ một cách dễ dàng hơn, và điều hòađược nguồn vốn trong các đơn vị
- Mọi khoản thu chi vốn bằng tiền đều phải có chức từ gốc hợp lệ đểchứng minh
- Nghiêm cấm các đơn vị cho thuê, mượn tài khoản
- Ghi chép và theo dõi vốn bằng tiền là ngoại tệ, vàng bạc, đá quý đểquản lý chi tiết từng loại
- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tài khoản, thường xuyênkiểm tra và đảm bảo độ chính xác giữa số liệu trên sổ sách và thực tế
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động làm chứcnăng vật ngang giá chung trong các mối quan hệ trao đổi mua bán giữadoanh nghiệp với các đơn vị cá nhân khác Vốn bằng tiền là một loại tài sản
mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng
Theo hình thái tài sản vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:
- Tiền Việt Nam đồng: Đây là loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thứcđối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Ngoại tệ: Đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà
Trang 5trường Việt Nam như các đồng: đô la Mỹ (USD), đồng bảng Anh (GBP),đồng phrăng Pháp (FFr), đồng Yên Nhật (JPY), đồng đô la Hồng Kông(HKD), …
- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Là tiền thực chất, tuy nhiên được lưugiữ chủ yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứkhông phải vì mục đích thanh toán trong kinh doanh
Theo trách nhiệm quản lý tiền vốn có:
- Tiền mặt tại quỹ (TK111): Gồm giấy bạc Việt Nam; ngoại tệ; vàngbạc, kim khí quý, đá quý, hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp đểphục vụ nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh
- Tiền gửi ngân hàng (TK112): Là tiền Việt Nam; ngoại tệ; vàng, bạc,kim khí quý, đá quý, mà doanh nghiệp đang gửi tại tài khoản của doanhnghiệp tại ngân hàng
- Tiền đang chuyển (TK113): Là tiền đang trong quá trình vận động đểhoàn thành chức năng phương tiện thanh toán hoặc đang vận động từ trạngthái này sang trạng thái khác
1.1.3 Nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán của vốn bằng tiền:
1.1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
Xuất phát từ những đặc điểm trên, hạch toán vốn bằng tiền phải thựchiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi tình hình thu, chi, tăng, giảm, thừa, thiếu và số hiện có của
từng loại vốn bằng tiền
- Giám đốc thường xuyên tình hình thực hiện chế độ quản lý tiền mặt,kỷluật thanh toán, kỷ luật tín dụng
- Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ, thường xuyên kiểmtra đối chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt
- Tham gia vào công tác kiểm kê quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm kêkịp thời
1.1.3.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
- Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá trị là “ đồng
Việt Nam ” để phản ánh tổng hợp các loại vốn bằng tiền
Trang 6- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “ đồng ViệtNam ” theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán.Đồng thời phải theo dõi cả nguyên tệ của các loại ngoại tệ đó.
- Hạch toán vàng, bạc, kim khí quý, đá quý ở tài khoản tiền mặt phải tính
ra tiền theo giá thực tế và không áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanhvàng , bạc, kim khí quý, đá quý
- Đối với vàng bạc, kim khí qúy, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằngtiền chỉ áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quýphải theo dõi số lượng và trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từngloại từng thứ Giá nhập vào trong kỳ được tính theo giá thực tế, còn giá xuất
có thể được tính theo một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền giữa giá đầu kỳ và giá cáclần nhập trong kỳ
+ Phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước
+ Phương pháp giá thực tế nhập sau, xuất trước
- Phải mở sổ chi tiết cho từng loại ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đáquý theo dõi đối tượng, số lượng … Cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh lại giátrị ngoại tệ , vàng, bạc, kim khí quý, đá quý theo giá vào thời điểm tính toándể có được giá trị thực tế và chính xác
Nếu thực hiên đúng các nhiệm vụ và nguyên tắc trên thì hạch toán vốnbằng tiền sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt vốn bằng tiền, chủ động trong việcthực hiện kế hoạch thu chi và sử dụng vốn có hiệu quả cao
1.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp:
1.2.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ:
1.2.1.1 Quy định về kế toán tiền mặt tại quỹ:
- Chỉ phản ánh vào tài khoản qũy tiền mặt, số tiền mặt kể cả ngân phiếu,ngoại tệ, vàng bạc đá qúy thực tế nhập xuất qũy đối với những trường hợpkhoản tiền thu được mà chuyển nộp nay vào ngân hàng thì không đi qua tàikhoản tiền mặt
Trang 7- Các khoản tiền: vàng bạc, đá quý cho đơn vị và cá nhân khá kí cược, kíquỹ tại đơn vị thì việc quản lý và hạch toán các loại tài sản bằng tiền nhận kícược, kí qũy như hạch toán tài sản của đơn vị mình Riêng đối với vàng bạc
đá qúi trước khi nhập qũi phải làm đầy đủ các thu tục về cân đối số lượng vàgiám định chất lượng sau đó tiến hành niêm phong có xác nhận của người kícược, kí qũy trên dấu niêm phong
Đối với ngoại tệ, ngoài quy đổi ra đồng Việt Nam, kế toán còn phải theodõi nguyên tệ trên tài khoản 007 - “Nguyên tệ các loại” Việc quy đổi ra đồngViệt Nam phải tuân thủ các quy định sau:
- Đối với tài khoản thuộc loại chi phí, thu nhập, vật tư, hàng hóa, tài sản
cố định … dù doanh nghiệp có hay không sử dụng tỷ giá hạch toán, khi có cácnghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đều phải luôn luôn ghi sổ bằng đồng ViệtNam theo tỷ giá mua vào của ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế
- Các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ bằng ngoại tệ thì các tài khoản tiền,các tài khoản phải thu, phải trả được ghi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá muavào của ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phátsinh Các khoản chênh lệch tỷ giá (nếu có) của các nghiệp vụ kinh tế phát sinhđược hạch toán vào tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá”
- Các doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ có thể sửdụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ các tài khoản tiền, phải thu, phải trả Số chênhlệch giữa tỷ giá hạch toán và tỷ giá mua của ngân hàng tại thời điểm nghiệpvụ kinh tế phát sinh được hạch toán vào tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá”
- Khi tiến hành nhập qũy tiền mặt phải có đầy đủ các chứng từ hợp lệtheo qui định của chế độ kế toán hiện hành
- Kế toán qũy tiền mặt chịu trách nhiệm mở và giữ sổ qũy, ghi chép theotrình tự phát sinh các khoản thu chi, tính ra số tồn qũy tại mọi thời điểm.Riêng đối với vàng bạc đá qúi nhận kí cược, kí quỹ phải theo dõi riêng một sốhoặc một trang sổ Thủ qũy là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuấtqũy tiền mặt, và chịu tránh nhiệm quản lý chứng từ thu chi cuối tháng đối
Trang 8chiếu với kế toán.
- Hàng ngày thủ qũy phải kiểm kê số tiền còn tồn qũy thực tế và tiếnhành đối chiếu với số liệu của sổ qũy ở kế toán Nếu có sự chênh lệch thì kếtoán và thủ qũy phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biệnpháp xử lý số liệu đó
1.2.1.2 Chứng từ sử dụng:
Việc thu, chi tiền mặt tại quỹ phải có lệnh thu, chi Lệnh thu, chi này
phải có chữ ký của giám đốc (hoặc người có ủy quyền) và kế toán trưởng.Trên cơ sở các lệnh thu, chi kế toán tiến hành lập các phiếu thu, chi Thủ quỹsau khi nhận đươc phiếu thu, chi sẽ tiến hành thu hoặc chi theo những chưngtừ đó Sau khi đã thực hiên xong việc thu, chi thủ quỹ ký tên và đóng dấu “Đãthu tiền ” hoặc “Đã chi tiền” trên các phiếu đó, đồng thời sử dụng phiếu thu
và phiếu chi đó để ghi vào sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ Cuối ngày thủquỹ kiểm tra lại tiền tại quỹ, đối chiếu với các báo cáo quỹ và nộp báo cáoquỹ cho kế toán
Ngoài phiếu thu, phiếu chi là căn cứ để hạch toán vào tài khoản 111
“Tiền mặt” còn cần các chứng từ gốc liên quan khác kèm vào phiếu thu, phiếuchi như: giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, hóa đơn bánhàng, biên lai thu tiền …
1.2.1.3 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng để hạch toán tiền mặt tại quỹ là tài khoản 111 “Tiền
mặt” Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này bao gồm:
Bên nợ:
+ Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng , bạc, kim khí quý, đáquý nhập quỹ, nhập kho
+ Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê
+ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng sau khi điều chỉnh
Bên có:
+ Các khoản tiền mặt ngân phiếu, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiệncòn tồn quỹ
Trang 9+ Số thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
+ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm sau khi điều chỉnh
Dư nợ: Các khoản tiền, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý đá
quý hiện còn tồn quỹ
Tài khoản 111 gồm 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111 “Tiền Việt Nam” phản ánh tình hình thu, chi, thừa,thiếu tồn quỹ tiền Việt Nam, ngân phiếu tại doanh nghiệp
- Tài khoản 1112 “Tiền ngoại tệ” phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu,điều chỉnh tỷ giá, tồn quỹ ngoại tệ tại doanh nghiệp quy đổi ra đồng ViệtNam
- Tài khoản 1113 “vàng, bạc, kim, khí quý, đá quý” phản ánh giá trị vàng,bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, thừa, thiếu, tồn quỹ theo giá mua thực tế
1.2.1.4 Phương pháp hạch toán:
Phương pháp hạch toán tiền mặt tại quỹ bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ,vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được phản ánh qua 2 sơ đồ 1.1, 1.2 sau:
Trang 10Sơ đồ 1.1: KẾ TOÁN TIỀN MẶT (VND)
112 1111 112
Rút TGNH về nhập quỹ Gửi tiền mặt vào NH 131, 136, 138 141, 144 Thu hồi các khoản nợ phải thu Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt 141, 144, 244 121, 128 211 Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng TM
bằng tiền mặt 121, 128, 221,… 152,156,211 Thu hồi các khoản đầu tư Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
515 635 133
Lãi Lỗ VAT đầu vào(nếu có)
311,341 311,315,331,333,… Vay ngắn hạn, dài hạn Thanh toán nợ bằng TM 411, 441 627,641,642,635,811 Nhận vốn góp, vốn cấp bằng TM Chi phí phát sinh bằng TM
133
511,512,515,711
Doanh thu, thu nhập khác bằng TM VAT đầu vào(nếu có)
Trang 11Sơ đồ 1.2: KẾ TOÁN TIỀN MẶT(NGOẠI TỆ)
131,136,138 111(1112) 311,331,336,341…
Thu nợ bằng ngoại tệ Thanh toán nợ bằng ngoại tệ
Tỷ giá Tỷ giá Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá
(Đồng thời ghi Nợ TK 007) (Đồng thời ghi Có TK 007)
413 413 Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh
giá lại số dư ngoại tệ cuối năm giá lại số dư ngoại tệ cuối năm
Trang 12
1.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng.
1.2.2.1 Quy định về kế toán tiền gửi ngân hàng:
- Khi phát hành các chứng từ tài khoản tiền gửi ngân hàng, các doanh
nghiệp chỉ được phép phát hành trong phạm vi số tiền gửi của mình Nếu pháthành quá số dư là doanh nghiệp vi phạm kỷ luật thanh toán vầ phải chịu phạttheo chế độ quy định Chính vì vậy, kế toán trưởng phải thường xuyên phảnánh được số dư tài khoản phát hành các chứng từ thanh toán
- Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm trađối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo Trường hợp có sự chênh lệch giữa
số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệutrên chứng từ của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàngđể cùng đối chiếu xác minh và xử lý kịp thời Nếu đến cuối kỳ vẫn chưa xácđịnh được rõ nguyên nhân thì kế toán phải ghi sổ theo giấy báo hay bản sao
kê của ngân hàng Số chênh lệch được ghi vào các tài khoản chờ xử lý (TK
1388 – “Tài sản thiếu chờ xử lý”, TK 3388 - “Tài sản thừa chờ giải quyết”).Sang kỳ sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch đểđiều chỉnh lại số liệu đã ghi trên sổ
- Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi ngân hàng ở nhiều ngânhàng thì kế toán phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiệncho việc kiểm tra đối chiếu
- Tại những đơn vị có bộ phận phụ thuộc cần mở tài khoản chuyên thu,chuyên chi phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán Kế toánphải mở sổ chi tiết để giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng từng loại tiền gửinói trên
1.2.2.2 Chứng từ sử dụng:
- Các giấy báo Có, báo Nợ, bản kê sao của ngân hàng
- Các chứng từ khác : Séc chuyển khoản, séc định mức, séc bảo chi, ủynhiệm chi, ủy nhiệm thu
1.2.2.3 Tài khoản sử dụng:
Hạch toán tiền gửi ngân hàng (TGNH) được thực hiện trên tài khoản 112
- “Tiền gửi ngân hàng” Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau:
Trang 13Bên Nợ : Các khoản tiền gửi vào ngân hàng.
Bên Có : Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
Dư nợ : Số tiền gửi tại ngân hàng
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp hai:
+ Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam : Phản ánh khoản tiền Việt Namđang gửi tại ngân hàng
+ Tài khoản 1122 - Ngoại tệ : Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tạingân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam
+ Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí qúy, đá qúy : Phản ánh giá trịvàng , bạc, kim khí qúy, đá qúy đang gửi tại ngân hàng
1.2.2.4 Phương pháp hạch toán:
Phương pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệđược thể hiện qua sơ đồ 1.3, 1.4 sau:
Trang 14Sơ đồ 1.3: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (VND)
111 112 (1121) 111
Gửi TM vào ngân hàng Rút TGNH về nhập quỹ
131, 136, 138 141, 144, 244 Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ
Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng TGNH
141, 144, 244 121, 128, 221 Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng TGNH bằng TGNH
121, 128, 221, 152,156, 211…
Thu hồi các khoản đầu tư Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ …
515 635 133
Lãi Lỗ VAT đầu vào(nếu có)
311,341 311,315,331,333,…
Vay ngắn hạn, dài hạn Thanh toán nợ bằng TGNH
411,441 627,641,642,635,811 Nhận vốn góp, vốn cấp bằng TGNH Chi phí phát sinh bằng TGNH
133
511,51 2,515,711 VAT đầu vào(nếu có)
Doanh thu, thu nhập khác bằng TGNH
Trang 15
S ơ đồ 1. 4 :KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (Ngoại tệ)
(Giai đoạn doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh)
311,315,331,334, 131,136,138 112 (1122) 336,341,342
Thu nợ bằng ngoại tệ Thanh toán nợ bằng ngoại tệ
Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá BQLNH Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá ghi sổ
thu nhập khác bằng ngoại tệ (tỷ giá Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá thực tế
Trang 16
1.2.3 Kế toán tiền đang chuyển:
1.2.3.1 Nội dung kế toán tiền đang chuyển:
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân
hàng, kho bạc nhà nước hoặc gửi vào bưu điện để chuyển vào ngân hàng hayđã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của ngân hàng để trả cho đơn vị khácnhưng chưa nhậ được giấy báo có của ngân hàng
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ trong các trườnghợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho ngân hàng
- Chuyển tiền qua bưu điện trả cho các đơn vị khác
- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc (giao tiền tay ba giữadoanh nghiệp với người mua hàng và kho bạc nhà nước)
- Tiền doanh nghiệp đã lưu ý cho các hình thức thanh toán séc bảo chi, sécđịnh mức, séc chuyển tiền …
1.2.3.2 Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc
- Các chứng từ gốc kèm theo khác như : séc các loại, ủy nhiệm chi, ủynhiệm thu
12.3.3 Tài khoản sử dụng:
Việc hạch toán tiền đang chuyển được thực hiện trên tài khoản 113 –
“Tiền đang chuyển” Nội dung và kết cấu của tài khoản này:
Bên Nợ : Tiền đang chuyển tăng trong kỳ
Bên Có : Tiền đang chuyển giảm trong kỳ
Dư nợ : Các khoản tiền còn đang chuyển
Tài khoản 113 có hai tài khoản cấp hai:
TK 1131 – “Tiền Việt Nam” : Phản ánh tiền đang chuyển bằng tiềnViệt Nam
TK 1132 – “Ngoại tệ” : Phản ánh tiền đang chuyển bằng ngoại tệ
Trang 171.2.3.4 Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.5: KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
111, 112 113 112 Xuất tiền mặt gửi vào NH hoặc Nhận được giấy báo Có của chuyển tiền gửi NH trả nợ nhưng NH về số tiền đã gửi
chưa nhận được giấy báo
131 331 Thu nợ nộp thẳng vào NH nhưng Nhận được giấy báo Nợ của chưa nhận được giấy báo Có NH về số tiền đã trả nợ
511, 512, 515, 711 413
Thu tiền nộp thẳng vào NH nhưng Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá chưa nhận được giấy báo Có lại số dư ngoại tệ cuối năm
333 (3331)
Thuế GTGT đầu ra(nếu có)
413
Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá
lại số dư ngoại tệ cuối năm
Trang 181.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán vào công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hạch toán đều thực hiện một hình thứcchế độ sổ kế toán nhất định cho một niên độ kế toán xác định và phải thựchiện Việc mở sổ và ghi sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thờichính xác, trung thực, liên tục có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, tình hình quản lý tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn củacác doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tàichính của doanh nghiệp
Sổ kế toán được mở theo từng niên độ kế toán Ngay sau khi có quyếtđịnh thành lập, khi bắt đầu niên độ kế toán doanh nghiệp phải mở sổ kế toánmới Giám đốc và kế toán trưởng có trách nhiệm duyệt các loại sổ này trướckhi sử dụng
Số liệu trên sổ kế toán phải rõ ràng, liên tục có hệ thống không xen kẽ,ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng, nếu có dòng không ghi hết phải gạch
bỏ chỗ thừa Khi hết trang sổ phải cộng số liệu tổng cộng của mỗi trang đồngthời phải chuyển số tổng cộng này sang đầu trang kế tiếp
Hệ thống sổ bao gồm:
thuộc vào đặc điểm yêu cầu quản lý đối với từng đối tượng cần hạch
Trang 19Phiếu thu, chi, giấy báo nợ, có…
Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…
BCTC
Sổ Quỹ tiền mặt Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Nhật ký-sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết TK 111, 112
toán chi tiết mà kết cấu, mỗi sổ kế toán chi tiết ở mỗi doanh nghiệp đều
có thể khác nhau
thuật tính toán, đặc biệt nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản,khối lượng phát sinh lớn thì Nhật ký- sổ cái sẽ cồng kềnh, phức tạp
tế phát sinh ít và sử dụng ít tài khoản như các doanh nghiệp tư nhânquy mô nhỏ
Sơ dồ trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký - sổ cái
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Trang 20∗ Hình thức chứng từ ghi sổ:
Đặc điểm chủ yếu: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từgốc đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toántổng hợp Trong hình thức này việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian táchrời với việc ghi sổ kế toán theo hệ thống trên 2 loại sổ kế toán tổng hợp khácnhau là sổ đăng ký CT- GS và sổ cái các tài khoản
Hệ thống sổ kế toán:
cho việc phân công công tác và cơ giới hoá công tác kế toán
có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trang 21Phiếu thu, chi, giấy báo nợ, có…
Sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết TGNH
Đặc điểm chủ yếu: Kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việcghi sổ theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chéphàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng
Hệ thống sổ kế toán:
- Sổ kế toán chi tiết : Ngoài các sổ kế toán chi tiết sử dụng như trong hai hình thứctrên (CT- GS và NK- SC) còn sử dụng các bảng phân bổ
Trang 22Phiếu thu, chi, giấy báo nợ, có…
Nhật ký chứng từ số 1, 2
Sổ cái TK 111, 112
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng….
Bảng tổng hợp chi tiết TK 111, 112
Bảng kê số 1, 2
…
tiện cho việc phân công công tác
phát sinh, trình độ nghiệp vụ của kế toán vững vàng
Sơ đồ trình từ ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký chứng
từ:
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu
Đặc điểm chủ yếu: Các nghiệp vụ kinh tế được phát sinh vào chứng từ gốc
để ghi sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian va nội dung nghiệp vụ kinh tế
phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ
đối ứng giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ cái
Trang 23Phiếu thu,chi, giấy báo nợ, có…
Sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết TGNH…
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ quỹ tiền mặt
Nhật ký chung
Sổ cái TK 111, 112, 113
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh Nhật ký đặc biệt
Hệ thống sổ:
cái các tài khoản (111, 112, 113)
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký chung:
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu
Cuối tháng, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp luôn được đảm bảo chính xác
Trang 24và trung thực theo thông tin được nhập trong kỳ Kế toán có thể đối chiếu, kiểm tra sau khi đã in ra giấy
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp được in ra giấy và đóng thành quyển, và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định
về sổ kế toán ghi bằng tay
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức kế toán máy:
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối nămĐối chiếu, kiểm tra
Trang 25CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THAN NAM MẪU-VINACOMIN2.1 Khái quát chung về công ty:
2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH 1TV Than Nam Mẫu-Vinacomin:
Công ty Than Nam Mẫu là đơn vị trực thuộc Công ty Than Uông Bí, làmột thành viên của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam được thành lậpngày 01/04/1999 theo quyết định số 502/QĐ-TCCB-ĐT ngày 23/3/1999, trên
cơ sở sát nhập giữa hai mỏ than: Than Thùng và Yên Tử Đến ngày01/7/2008, Công ty Than Nam Mẫu trở thành Công ty con của Tập đoànCông nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam theo quyết định số 1372/QĐ-HĐQT ra ngày 11/6/2008
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Than Nam Mẫu(viết tắt là Công
ty Than Nam Mẫu-Vinacomin)
Trong 10 năm qua, Công ty luôn lo đủ công ăn việc làm cho cán bộ côngnhân viên, từng bước cải thiện điều kiện cho người lao động Tại các khu tậpthể của công nhân đều được phục vụ đầy đủ về ăn, ở, đi lại và sinh hoạt như
vệ sinh, tắm nước nóng, giặt sấy quần áo, ủng, nước sạch… Công ty luônquan tâm đến bữa ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng theo chế độ, cải tạo, tu bổ vườnhoa, cây cảnh, truyền thanh, truyền hình, thư viện Ngày nay, Công ty đóngày càng đứng vững và từng bước khẳng định mình, chiếm một chỗ đứng
Trang 26quan trọng trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
2.1.2.Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Sản phẩm chính của Công ty Than Nam Mẫu là than nguyên khai Thancủa Công ty than Nam Mẫu thuộc loại than Antraxit được thể hiện ở 2 loạithan:
- Than cứng màu đen, á kim đến bán kim có cấu tạo khối
- Than cám màu đen, dạng lưỡi phiến, ổ, thấu kính
chiếm từ 60 ÷ 75%
Do có hai mùa rõ rệt nên Công ty than Nam Mẫu trong những tháng mùamưa việc sản xuất than gặp rất nhiều khó khăn.sản lượng bị hạn chế ,trong khiđóvào mùa khô thì sản lượng sản xuấtvà tiêu thụ thường cao
Loại sản phẩm của công ty rất đa dạng, các sản phẩm khác nhau về chấtlượng như: chất bốc hàm lượng lưu huỳnh có trong than khác nhau, độ tro Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng mà công ty có thể cung cấp các loạithan với các sản phẩm hiện có trên thị trường tiêu thụ chủ yếu, thị trường chủyếu của công ty là thị trường trong nước, ngoài ra công ty cũng có thể xuấtkhẩu theo sự phân công của tổng Công ty Than Việt Nam
Các loại than đều được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêuchuẩn ngành (TCN)
Ngoài sản xuất, chế biến và tiêu thụ than, Công ty còn kinh doanh các dịch vụ: -Thăm dò, khảo sát địa chất và địa chất công trình
- Sản xuất, sửa chữa cơ khí, thiết bị mỏ, phương tiện vận tải
- Vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết, hàng hoá phục vụ sản xuất
và đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Để thích ứng với nền kinh tế hiện nay, ban lãnh đạo công ty than Nam
Trang 27triển của doanh nghiệp, để nâng cao và tận dụng hết khả năng năng lực trongsản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Bộ máy tổ chức và quản lý của công tyhiện nay được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng điều đó được thểhiện qua sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của công ty Sơ đồ 2.1:
Trang 28Px cơ điện lò
sàng tuyển 2
Px môi tr ờng Px đời sống Px phục vụ Px thông gió
đo khí
Px khai thác
1Px khai thác 2Px khai thác 3Px khai thác5Px khai thác 6Px khai thác 8Px khai thác 9Px khai thác10Px khai thác11
Px Đào lò 1
Px Đào lò 2
Px Đào lò 3
Px
Đào lò 5
Px Đào lò 6 Px
vận tải lò 1
Px vận tải lò 2
Cơ giới hoá
Chủ tịch Công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Cụng ty Than Nam Mẫu – Vinacomin
Trang 29Giám đốc Công ty Là đại diện có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Công ty than Uông Bí-Viancomin về mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty cũng như các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quyđịnh Mối quan hệ giữa Giám đốc và các đơn vị là quyền lực chỉ huy, dướiGiám đốc còn có các Phó giám đốc Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trướcGiám đốc về lĩnh vực phụ trách của mình, nhưng cũng có quyền tham mưucho Giám đốc trong việc ra quyết định cũng như được quyền thay mặt Giámđốc ( khi được Giám đốc uỷ quyền ) ra quyết định và điều hành công việc.Thấp hơn còn có các phòng ban chức năng tham mưu vào các lĩnh vực hoạtđộng của Công ty
∗ Phó giám đốc kỹ thuật an toàn:
Chuyên trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác
AT - BHLĐ, vệ sinh môi trường trong Công ty
∗ Phó Giám đốc Cơ điện:
Là người tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về côngtác cơ điện, vận tải và công tác vật tư
∗ Phó giám đốc đời sống:
Là người tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm vềcông tác đời sống của CBCNV trong toàn Công ty
∗ Văn phòng Giám đốc: Tham mưu cho Giám đốc các công văn, hồ sơ lưu trữ
của Công ty, soạn thảo các văn bản, lịch công tác cho ban Giám đốc Hàngtuần, tháng, quý, năm, tổng kết kết quả SXKD của Doanh nghiệp Phụ tráchcông tác thi đua khen thưởng tham mưu cho Hội đồng khen thưởng Công tycác công tác nội nghiệp của Công ty
Trang 30∗ Phòng Tổ chức lao đông: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ
chức, bố trí nhân lực đảm bảo theo yêu cầu của sản xuất
∗ Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và
tham mưu về công tác thống kê, kế toán, tài chính, thực hiện đầy đủ Luật kếtoán, thống kê Tham mưu cho Giám đốc việc quản trị khoán chi phí, hạchtoán kế toán và tài chính Doanh nghiệp Hàng tuần, tháng, quý, năm tổng hợpbáo cáo tài chính, hạch toán chi phí giá thành, đối chiếu công nợ, quản lý tiềnmặt và quỹ lương Doanh nghiệp Sáu tháng tổ chức phân tích kinh tế để tìmbiện pháp cho hoạt động SXKD có lãi
∗ Phòng Kế hoach: Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, xây dựng cáchợp đồng kinh tế, cùng Hội đồng thanh lý các hợp đồng
∗ Phòng Vật tư: Lập kế hoạch cung ứng vật tư ngắn hạn, dài hạn; tổ chức thu
mua hàng hoá, thiết bị, thu hồi thanh lý thiết bị tài sản
∗ Phòng Kỹ thuật An toàn: Tham mưu cho Giám đốc công tác kỹ thuật an toàn
trong sản xuất Soạn thảo các văn bản, các nội quy, quy định về an toàn theocác thông tư của nhà nước đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nướcban hành
∗ Phòng Kỹ thuật Cơ điện: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
việc quản lý, sử dụng hệ thống điện, thiết bị, tài sản, phương tiên vận chuyển,bốc xúc đất đá thiết bị hầm lò đảm bảo có hiệu quả, an toàn Lập kế hoạchngắn hạn, dài hạn về đầu tư tài sản trang thiết bị đảm bảo cho sản xuất đạthiệu quả kinh tế cao
∗ Phòng chỉ đạo sản xuất: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công tác điều
hành sản xuất, cân đối sản lượng nhân lực hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh hàng ngày, tháng, quý, năm Trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xử lý kịpthời các ắch tắc, vướng mắc trong sản xuất, báo cáo kịp thời với Giám đốc
∗ Phòng Kỹ thuật Đầu tư: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công tác đầu tư,
các dự án đầu tư, ngắn hạn, dài hạn và đầu tư phát triển mỏ, đầu tư XDCB,kiểm tra giám sát các công trình thi công đảm bảo tiến độ, kỹ thuật
∗ Phòng Kỹ thuật Công nghệ: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công tác kỹ
thuật trong sản xuất, tiêu thụ than
∗ Phòng Địa chất - Trắc địa: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công tác
Trang 31khảo sát đánh giá tài nguyên, ranh giới mỏ Lập báo cáo về điều kiện địa chất,thuỷ văn của từng khu vực sản xuất, trữ lượng mỏ, điều kiện đất đá, độ dàycủa vỉa, trữ lượng mỏ, trữ lượng công nghiệp mỏ, độ tro, cỡ hạt, chất bốc
∗ Phòng KCS: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công tác lập kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm, hàng tháng, quý, năm Tổ chức kiểm tra chất lượng than tại cáccửa lò, kho bãi như: Độ tro, độ ẩm, cỡ hạt
∗ Phòng Bảo vệ - Quân sự: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công tác bảo
vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trong địa bàn Công ty quản lý Bảo vệ tốt tàisản trang thiết bị và ranh giới mỏ Ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêucực, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ cho Công ty
∗ Phòng Kiểm toán thanh tra: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty
trong công tác kiểm toán nội bộ và tổ chức công tác thanh tra nội bộ, nhằmchấn chỉnh công tác quản lý theo đúng pháp luật Giải quyết các đơn thư,khiếu tố của công dân (nếu có)
∗ Phòng Y tế: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công tác kiểm tra,
khám chữa bệnh cho công nhận viên chức theo định kỳ hàng năm,
tổ chức các trạm y tế hiện trường phục vụ cho sản xuất
Trang 32Phó phòng kế toán phụ trách tổng hợp giá thành
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán phụ trách TSCĐ và ĐTXDCB Thủ quỹ
Bộ phận kế toán công nợ phải thu phải trảBộ phận kế toán NVL CCDCBộ phận kế toán tiền lương và BHXHBộ phận kế toán thành phẩm tiêu thụThống kê tổng hợp
Thống kê các phân xưởng
2.1.4.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty:
2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty than Nam Mẫu
Công ty Than Nam Mẫu là một doanh nghiệp có quy mô lớn Căn cứvào đặc điểm sản xuất của tổ chức quản lý Công ty đã tổ chức công tác hạchtoán kế toán theo mô hình tập trung-phân tán Hình thức này tạo điều kiệnthuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự tập chung thốngnhất từ các phân xưởng sản xuất đến phòng tài chính- thông kê -kế toán củadoanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của bộ máy quản lý của đơn vị
- Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm chung trước giám đốc, trướcdoanh nghiệp về công tác kế toán và tài chính của toàn doanh nghiệp
- Phó phòng kế toán: Trực tiếp phụ trách công tác thống kê với kế toántrưởng chỉ đạo các hoạt động của phòng tài chính kế toán Đồng thời kiêm cả
Trang 33- Hai kế toán vật liệu - CCDC: Nhiệm vụ là ghi chép phản ánh các sốliệu tình hình Nhập - Xuất - Tồn và mở sổ theo dõi vật liệu, CCDC.
- Một kế toán tổng hợp giá thành: Ghi chép phản ánh tổng hợp các sốliệu về tình hình sản xuất tiêu thụ, tồn kho và các loại sản phẩm, các nguồnvốn quỹ của các mỏ, các khoản cấp phát hàng tháng, báo cáo giá thành cácloại sản phẩm
- Hai kế toán tiền lương: Ghi chép phản ánh tổng hợp các số liệu vềquỹ lương, tính và thanh toán tiền lương đồng thời tính bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí Công đoàn, sau đó phân bổ cho các đối tượng sử dụng
- Bộ phận tài chính gồm 4 người:
+ Kế toán công nợ
+ Kế toán tiền mặt
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng
+ Thủ quỹ
Thủ quỹ là bộ phận hoạt động độc lập trong bộ máy kế toán của Công
ty, chỉ chịu sự quản lý của kế toán trưởng
Ghi chép phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số liệu về quỹ tiền mặt,tiền gửi ngân hàng hiện có, phản ánh tình hình biến động tăng giảm, tình hìnhcông nợ hàng tháng, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ thu chi
- Một kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Phản ánh chính xác kịp thời tình hình xuất, nhập, tồn thành phẩm, phảnánh và giám sát chặt chẽ quá trình bán hàng các chi phí thu nhập bán hàng vàxác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Mỏ
2.1.4.2 Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng tại Công ty:
Công tác kế toán tại công ty được thực hiện tuân thủ theo đúng chế độ kếtoán của Bô tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định củaTập đoàn
Công ty áp dụng niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vàongày 31 tháng 12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là: đồng Việt Nam (VNĐ)
Trang 34Công ty áp dụng hệ thống kế toán theo quyết định số15/2006/QĐ-BTCban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chứng từ
Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
Phương pháp hạch toán HTK: phương pháp kê khai thường xuyên và tínhgiá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ
Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng ( tuyến tính), tính khấu haotừng ngày theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính
2.1.4.3.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán:
Căn cứ vào các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính- kếtoán hiện hành và đặc thù của doanh nghiệp Công ty TNHH 1TV Than NamMẫu-Vinacomin áp dụng hế thống chứng từ và tài khoản theo quyết địnhsố15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BộTài Chính
2.1.4.4.Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty:
Công tác kế toán tại công ty được thực hiện tuân thủ theo đúng chế độ kếtoán của Bô tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định củaTập đoàn
Hình thức kế toán hiện nay được áp dụng ở Công ty là hình thức nhật kýchứng từ Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tậptrung ở phòng kế toán tài chính Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức nhật kýchứng từ tại Công ty được khái quát qua sơ đồ sau :
Trang 35Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu
* Quy trình hạch toán:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, đối chiếucác số liệu ghi trực tiếp vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan
Đối với các chứng từ phản ánh chi phí phát sinh nhiều lần trong tháng(như vật liệu, tiền lương ) thì được tập hợp phân loại riêng và cuối tháng lậpthành bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu này để ghi vào các nhật ký chứng từ vàbảng kê có liên quan
Đối với các chứng từ có liên quan đến sổ và thẻ kế toán chi tiết thìđược ghi trực tiếp vào các sổ và thẻ có liên quan
- Cuối tháng kế toán cộng các bảng kê lấy số liệu ghi vào nhật ký chứng từ.Cộng các nhật ký chứng từ: kiểm tra đối chiếu các số liệu trên nhật ký
Trang 36chứng từ có liên quan, lấy số liệu tổng cộng trên nhật ký chứng từ để ghi vào
sổ cái Cộng các sổ và thẻ kế toán chi tiết lấy số liệu lập các bảng tổng hợpchi tiết để đối chiếu với sổ cái
Cuối cùng lấy số liệu trên sổ cái, trên các nhật ký chứng từ, bảng kê vàbảng tổng hợp để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính
2.1.4.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty:
Báo cáo tài chính phải đảm báo tính hệ thống ,đồng bộ, số liệu phản ánhtrung thực, chính xác, phục vụ đầy đủ và kịp thời
Báo cáo định kỳ nhà nước Công ty phải nộp gồm:
2.2.Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH 1TV Than Nam Mẫu-Vinacomin:
2.2.1.Kế toán tiền mặt tại quỹ:
Tiền mặt tại Công ty là một yếu tố vốn bằng tiền cấu thành trên Tài sảnlưu động nhằm phục vụ nhu cầu kê khai thường xuyên tại Công ty Để phụcvụ cho sản xuất kinh doanh, Công ty luôn cần một lượng tiền mặt Số tiền mặtđược ổn định ở một mức hợp lý nhất Tiền mặt tại quỹ Công ty luôn đượcđảm bảo an toàn và thực hiện một cách triết để đúng theo chế độ thu, chi quản
lý tiền mặt
Hiện nay, Công ty chỉ sử dụng loại tiền Việt Nam tại quỹ để thanh toán.Nhằm quản lý và hạch toán chính xác tiền mặt tại quỹ không để xẩy ra tìnhtrạng mất mát, thiếu hụt thì công tác quản lý tiền mặt tại quỹ ở DN nói chung
và Công ty CPĐT và DV SHC Việt Nam nói riêng đều tuân theo nhữngnguyên tắc sau:
- Mọi khoản thu, chi Tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lý, hợp phápđể chứng minh (như phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi ) Saukhi kiểm tra chứng từ hợp lệ thủ quỹ tiến hành thu hoặc chi tiền và giữ lại các
Trang 37chứng từ đã có chữ ký của người nộp tiền hoặc người nhận tiền.
- Việc quản lý Tiền mặt tại quỹ phải do thủ quỹ, giám đốc chỉ thị Khithủ quỹ có công tác đột xuất buộc phải vắng mặt ở nơi làm việc hoặc có sựthay đổi thủ quỹ thì phải có văn bản chính thức của Công ty Khi bàn giao quỹdứt khoát phải tiến hành kiểm kê, thủ quỹ tuyệt đối không được nhờ ngườikhác làm thay, không được trực tiếp mua bán vật tư, hàng hóa của Công tyhay kiểm nghiệm công tác kế toán
- Việc kiểm tra quỹ không chỉ tiến hành định kỳ mà còn phải thườngxuyên kiểm tra đột xuất nhằm ngăn chặn tình trạng vay mượn gây thất thoátcông quỹ
- Số tiền mặt tồn quỹ luôn phải đúng với số liệu trong sổ quỹ Mọi sailệch đều phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời
đủ nội dung, đính kèm với các chứng từ trên sẽ được chuyển lên giám đốc,trưởng phòng kế toán để ký duyệt Cuối cùng chuyển cho thủ quỹ làm căn cứđể xuất, nhập quỹ
Phiếu thu gồm 3 liên:
+ Liên 1 : lưu tại phòng kế toán
+ Liên 2 : giao cho người nộp
+ Liên 3 : giao cho thủ quỹ
Phiếu chi gồm 3 liên :
+ Liên 1 : lưu tai phòng kế toán
+ Liên 2 : giao cho người nhận
+ Liên 3 : giao cho thủ quỹ
Trang 38Phiếu thu, chi, giấy tạm ứng…
Kế toán sử dụng TK 111-“tiền mặt” để phản ánh tình hình thu chi tiền
mặt tại Công ty Công ty không sử dụng ngoại tệ để thanh toán trong giaodịch bằng tiền mặt nên TK 111 không có tài khoản cấp 2
2.2.1.2.Quy trình hạch toán tiền mặt tại quỹ của Công ty:
Quy trình hạch toán tiền mặt tại quỹ của Công ty TNHH 1TV Than NamMẫu-Vinacomin được kế toán thực hiện theo sơ đồ sau:
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu