1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 6

31 613 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 349 KB

Nội dung

Kiểu bài mà HS cần tạo lập trong khi học chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở THCS là khá nhiều, trong đó có kiểu bài miêu tả, đây là một trong haikiểu bài HS được học ở lớp 6 lớp đầu cấ

Trang 1

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 Phát triển năng lực của học sinh thông qua việc rèn các kĩ năng

2.2 Rèn kĩ năng của học sinh theo hướng phát triển năng lực qua các

2.3 Kiểm tra, đánh giá năng lực làm bài văn tả cảnh của học sinh 24

2.4 Ưu điểm của giải pháp mới 25

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ

PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học có tầm quan trọng đặc biệttrong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng tâmhồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh (HS) Đồng thời là môn học thuộc nhómcông cụ, môn văn còn thể hiện quan hệ với các môn học khác Học tốt môn văn

sẽ hỗ trợ cho các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phầnhọc tốt môn Ngữ văn Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, gắn học

Trang 2

với hành, gắn kiến thức với thực tiễn, tích hợp các môn học khác nhau trong việcdạy và học môn Ngữ Văn; phát huy cao nhất tính tích cực của HS từ đó nâng caochất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới

Kiểu bài mà HS cần tạo lập trong khi học chương trình Ngữ văn Trung học

cơ sở (THCS) là khá nhiều, trong đó có kiểu bài miêu tả, đây là một trong haikiểu bài HS được học ở lớp 6 (lớp đầu cấp THCS), một kiểu bài khá quan trọng.Bởi vì khi tạo lập kiểu văn bản này đòi hỏi HS phải có sự quan sát, có trí tưởngtượng, liên tưởng phong phú; phải biết thể hiện cảm xúc, sự đánh giá của mìnhđối với sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, nhằm làm cho những cái đượcmiêu tả hiện ra một cách cụ thể sống động như vốn có trong đời sống

Thế nhưng, qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng làm bài văn của HScòn hạn chế, bài làm của các em về kiểu bài miêu tả nói chung, miêu tả cảnh nóiriêng chưa có chất lượng cao, thiếu nét riêng, thiếu sự sáng tạo cần có Vì vậy,việc rèn kĩ năng làm kiểu bài này cho HS lớp 6 là rất cần thiết và quan trọng,giúp các em có kĩ năng viết tốt một bài văn theo yêu cầu

Quả thật, niềm vui của mỗi người giáo viên (GV) dạy văn đâu chỉ là chấtlượng tính bằng con số mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đãhiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những nụ cườithiện cảm với môn văn từ phía HS Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó,chúng tôi không chỉ say mê nhiệt tình với công tác giảng dạy mà còn phải luôntìm tòi hướng đi hiệu quả nhất

Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài "Rèn kĩ năng làm bài văn

tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 6".

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Từ trước đến nay, trong rất nhiều tài liệu, có đưa ra phương pháp làm văn

miêu tả nói chung, phương pháp làm bài văn tả cảnh nói riêng như cuốn “Hướng dẫn tập làm văn 6” do tác gải Vũ Nho làm chủ biên hay cuốn “Những bài làm văn tự sự và miêu tả” của tác giả Nguyễn Quang Minh,… Đồng thời đây cũng là

vấn đề được nhiều GV quan tâm Đã có nhiều đề tài đề cập đến trên các trangweb http://giaovien.net, thuvienbaigiang.com.vn

Tuy nhiên, các tác giả đó đều mới chỉ nêu ra lí thuyết chung chung, và cóđưa một số bài văn mẫu nhưng còn xa vời với thực tế HS ở địa phương, mà chưahướng tới phương pháp rèn kĩ năng làm kiểu bài này

Để kế thừa và phát huy một cách sáng tạo các vấn đề mà các giáo sư, các đồngnghiệp đã đề cập đến, tôi nêu ra một số phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn tảcảnh theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 6 nói chung và đặc biệt là HS giỏi

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là giúp các em nắm vững hơn kiểu bài

và các kĩ năng cần thiết, các bước làm một bài văn miêu tả nói chung và bài văn

tả cảnh nói riêng để biết vận dụng sáng tạo khi đưa yếu tố miêu tả vào trong các

Trang 3

kiểu bài khác như biểu cảm, tự sự, thuyết minh và cả nghị luận, góp phần nângcao chất lượng học tập bộ môn cho HS

Ngoài ra, việc rèn kỹ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực

sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò trung tâm của HS trong quá trình họctập: giúp các em vững vàng hơn, tự tin hơn khi tạo lập văn bản thuộc kiểu bài này,đồng thời sẽ tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi tâm lí ngại học văn của một số HS Bên cạnh đó, khi nghiên cứu đề tài này, tôi cũng muốn góp thêm một tiếngnói vào việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp bạn bè đồng nghiệp khắc phụcnhững khó khăn về phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả nói chung, kĩnăng làm bài văn tả cảnh nói riêng cho HS, hướng tới tích hợp kiến thức liênmôn trong dạy và học

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Tìm ra những phương pháp rèn kĩ năng khi dạy bài văn miêu tả cảnh.Đồng thời đa dạng hoá phương pháp, kĩ thuật dạy học góp phần đổi mới phươngpháp dạy học nói chung, phương pháp làm kiểu bài này nói riêng

- Tìm hiểu về tình hình học tập của HS đối với bộ môn về khả năng nắm bắtkiến thức, hứng thú trong học tập, đồng thời giúp các em có những kĩ năng tốthơn khi làm bài văn miêu tả và các kiểu bài khác

- Đồng thời với đề tài này, tôi cũng muốn nghiên cứu cách thức đổi mớikiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

V ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phương pháp rèn kĩ năng làm bàivăn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực của HS Thực chất đây là hoạt độngdạy của thầy, hoạt động học của trò trong các tiết làm bài văn miêu tả nói chung,bài văn tả cảnh nói riêng cho HS khối 6 ở bậc học THCS

VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn lớp 6 (phần văn miêu tả) và HSkhối 6 trường THCS Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiềuphương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp trình bày- giải thích;

- Phương pháp so sánh- đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làmvới giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu kĩ các nội dung, tổng hợpnhững kết quả đã có trong việc rèn kĩ năng theo hướng phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của HS;

- Phương pháp khảo sát- điều tra: các câu hỏi và các bài kiểm tra, đánh giá

để tìm hiểu mức độ hứng thú của HS và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung;

- Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung,

Trang 4

hoàn thiện các phương pháp rèn kĩ năng cho HS; trao đổi với HS, lắng nghe ýkiến từ phía các em.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Tập làm văn là một trong 3 phân môn của môn Ngữ văn Phân môn này có

vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS Trongchương trình Ngữ văn THCS có nhiều dạng văn bản HS được tiếp cận Văn bảnmiêu tả là một trong những dạng văn bản trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ vănTHCS Cũng như những tác phẩm khác, ngoài mục đích văn chương, văn bảnmiêu tả với những giá trị đặc trưng riêng đã đem lại cho HS những phát triển màmỗi dạng văn bản tạo ra từ chính giá trị của bản thân tác phẩm

Văn miêu tả là loại văn viết ra nhằm trình bày những đặc điểm, tính chất nổibật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… nhằm làm cho những cái đượcmiêu tả như hiện ra trước mắt người đọc người nghe, giúp họ có thể hình dung rachúng một cách cụ thể, sinh động Nói một cách khác văn miêu tả là loại văn thểhiện những đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… mộtcách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống Đây là loại văn giàu cảm xúc,giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết đối với sự vật, sự việc, conngười,…

Vì vậy ta có thể khẳng định rằng: “Thể loại văn miêu tả chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sáng tác cũng như trong đời sống sinh hoạt của con người” Vậy làm thế nào để giúp HS làm tốt bài văn miêu tả?

Việc cần thiết nâng cao chất lượng, phương pháp rèn kĩ năng làm bài vănmiêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng còn được dựa trên những định hướng đổimới phương pháp dạy học Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về việc “Tiếp tục

đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” chỉ rõ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các bậc học [ ] cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS những năng lực và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề Chú ý bồi dưỡng những HS có năng khiếu”.

Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theođịnh hướng phát triển năng lực cho HS là một yêu cầu quan trọng và cần thiết

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy, phương pháp dạy kiểu bài rèn kĩ nănglàm bài văn miêu tả nói chung và dạng bài tả cảnh nói riêng đã được chú trọngsong vẫn chưa phát huy tính tích cực của HS GV vẫn dạy theo tính chất khuônmẫu nhất định GV còn thuyết trình nhiều, chưa chú ý thúc đẩy năng lực và tư duysáng tạo của HS Chính vì vậy kĩ năng làm bài của HS khối 6 còn yếu dẫn đếnchất lượng các bài viết của các em chưa cao Khi tả, phương pháp quá đơn điệu;nội dung sơ sài, khuôn mẫu, sáo rỗng; hình ảnh chưa chọn lọc, còn mang tính chất

Trang 5

liệt kê; diễn đạt còn vụng về Các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,hoán dụ… chưa có hoặc ít đưa vào Ở bài viết của HS vẫn còn cách nghĩ, cáchlàm đơn giản như Tiểu học Một số em còn chưa phân biệt rõ các yếu tố tự sự, yếu

tố miêu tả, yếu tố biểu cảm Cách kết hợp giữa các yếu tố này trong bài còn lúngtúng, còn thiên lệch; dẫn đến bài làm chưa hay, chưa sinh động

Quả thật, các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu

và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học Cho nên việc sáng tạo một vănbản nghệ thuật đối với các em HS lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và ít hứngthú Hơn nữa, các em chưa thực sự say mê đọc tư liệu văn học; chưa có sự quansát tìm tòi, còn dựa nhiều vào các bài văn mẫu Điều đó đã làm nghèo nàn vốnngôn từ nghệ thuật quý giá về văn học trong mỗi HS

Bên cạnh đó, phần luyện tập làm dạng bài này trong SGK còn hạn chế.Chính vì thế cũng ảnh hưởng phần nào đến phương pháp dạy của GV và kết quảhọc tập của HS

Từ những cơ sở trên, tôi thiết nghĩ: quá trình rèn kỹ năng làm văn tả cảnhcho HS lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để cóhiệu quả tốt nhất

III NỘI DUNG VẤN ĐỀ:

1 GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM:

Qua kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm giảng dạy và qua nhiều lần

dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy từ trước đến nay, khi hướng dẫn HS cáchlàm bài văn tả cảnh, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho HS nhữngnội dung kiến thức cơ bản mang tính công thức, hình thức mà chưa dành nhiềuthời gian hướng dẫn HS thực hành viết câu, viết đoạn, diễn đạt,… Trong các giờluyện tập, ôn tập, hay bồi dưỡng HS giỏi, chúng tôi thường hướng dẫn cho các

em cách làm theo trình tự các bước sau:

- Xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng những thao tác trong quá trình làmbài như: quan sát, nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật nhữngđặc điểm tiêu biểu của sự vật

- Xác định được trình tự miêu tả một cách hợp lí Có thể là:

+ Theo trình tự thời gian: một năm theo bốn mùa (xuân, hạ, thu,

Trang 6

đông); một ngày thì theo trình tự sáng, trưa, chiều, tối,

+ Theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ baoquát đến cụ thể

+ Ngoài ra có thể trình bày theo đặc điểm tiêu biểu nổi bật của cảnh

Giới thiệu cảnh được tả (là cảnh gì? Tả trong trường hợp nào?)

II Thân bài (TB):

Tập trung tả chi tiết từng cảnh theo trình tự đã được lựa chọn vớinhững nét đặc điểm chung- riêng Có thể tả theo:

* Bước 3: Viết bài:

Trong bước này GV thường rèn kĩ năng viết cho HS bằng cách yêu cầu HSviết một đoạn văn sau đó GV chữa

Trên cơ sở dàn bài đã chữa, GV thường yêu cầu HS viết hoàn chỉnh ở nhà.Đôi khi có những GV thường lấy những đoạn văn mẫu, bài văn mẫu đọc cho

HS chép để HS tái tạo văn bản tương tự mẫu như ở cấp Tiểu học

* Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi:

Thông thường khâu này ít được GV chú trọng, thường chỉ làm qua loa đạikhái, trong các tiết trả bài hoặc các tiết luyện tập GV thường yêu cầu HS đọc bàiviết (có thể chỉ là một đoạn) sau đó yêu cầu HS khác nhận xét và sửa lỗi về diễnđạt GV cũng nhận xét, sửa một vài lỗi cho HS

Ưu điểm của giải pháp trên:

Nhìn vào trình tự hướng dẫn trên, có thể thấy GV đã hướng dẫn HS làmmột bài văn tả cảnh theo đúng các bước cơ bản, hướng dẫn HS nắm vững đượccách làm bài, có một số kĩ năng cơ bản trong khi tạo lập bài văn tả cảnh

Một số hạn chế của giải pháp trên:

* Về phía GV:

+ Qua cách hướng dẫn trên cho thấy quá trình soạn bài và lên lớp chưađược GV chú trọng đầu tư thích đáng Cách xây dựng thiết kế bài dạy của GVhết sức đơn điệu, khô khan, chưa mở rộng, đào sâu kiến thức; chưa đa dạngtrong cách viết đoạn MB, TB hay KB

+ GV chưa thực sự chú ý phát triển năng lực và khả năng tư duy cho HS;cách hướng dẫn tổ chức HS học tập chưa thật sự hấp dẫn, ít tổ chức hoạt động

Trang 7

nhóm, chưa thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi thảo luận kiến thức của HS.

+ Giảng dạy rập khuôn theo hướng dẫn, thiết kế mẫu có sẵn, cho dù cónhững nội dung chưa phù hợp với đối tượng HS và với từng vùng miền

+ Cách nhìn nhận về từng tiết dạy như: Luyện kĩ năng quan sát, tưởng tượng,

so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; các tiết luyện nói; tiết viết bài hay tiết trả bàicủa GV chưa rõ ràng, còn qua loa đại khái cho xong nhiệm vụ, chưa đầu tư mộtcách thực sự, chưa nghiên cứu cụ thể chi tiết để cung cấp cho HS một cách đúngmực GV dạy HS theo lối học tủ, thuộc từng câu, từng đoạn, một bài mẫu nào đóvới cách học máy móc, học vẹt…

* Về phía HS:

+ Chưa chủ động, tích cực học tập, còn phụ thuộc nhiều vào GV

+ Kĩ năng viết các bài làm văn miêu tả nói chung, văn tả cảnh nói riêng của

HS còn rất yếu Bài viết của các em thiếu sáng tạo Một số em bài văn viết có vẻtrôi chảy, nhưng kiểm tra kĩ thì những bài văn đó hầu như các em vay mượn, saochép gần như hoàn toàn từ các bài văn mẫu…

+ Khi viết bài văn miêu tả mà nội dung các em viết hết sức sáo rỗng, câu từđơn sơ không được trau chuốt Quá trình làm bài các em không biết sử dụng cácbiện pháp nghệ thuật để làm nổi bật đối tượng nên bài viết khô khan, miêu tả sựvật còn mang tính liệt kê, cách viết ít sáng tạo HS chưa biết chọn đặc điểm cốtlõi của sự vật để làm nổi bật sự vật đó…

2 GIẢI PHÁP MỚI

Từ thực trạng đã nêu ở trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy và tiếp xúcvới nhiều đối tượng HS, đồng thời qua những chương trình học tập và bồi dưỡngthường xuyên, dự giờ rút kinh nghiệm từ những đồng nghiệp và đặc biệt là quaviệc tiếp thu chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS” tôimạnh dạn xin đưa ra một số biện pháp trong khi dạy HS kĩ năng làm bài văn tảcảnh cho HS lớp 6 Các biện pháp đó tôi đã thực hiện trong các tiết học trên lớpcũng như các buổi ôn tập, bồi dưỡng cho HS

Cũng hướng dẫn HS cách làm bài theo 4 bước trên, tuy nhiên, cái mới của giải pháp là tôi hướng dẫn các em các kĩ năng làm bài một cách cụ thể, sát thực, gắn lí thuyết với thực hành; không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ

mà còn tập trung phát triển năng lực của HS: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tăng cường việc học tập trong nhóm, đồng thời hướng HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học cũng như kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, ); vận dụng những hiểu biết tổng hợp về phong tục, văn hóa, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề mà đề bài nêu.

2.1 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HS THÔNG QUA VIỆC RÈN CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT KHI LÀM VĂN MIÊU TẢ

2.1.1 Kĩ năng quan sát, ghi chép:

Trang 8

Đối tượng của văn bản miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiênnhiên, là con người và cuộc sống của con người Có thể coi đó là một thế giới hếtsức đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày,từng giờ Để hiểu và nắm vững đặc điểm của từng sự vật, từng con người phảiquan sát và ghi chép Chỉ trên cơ sở sự quan sát để có những nhận xét, ấn tượng,cảm xúc của mình các em mới bắt tay vào làm được bài văn

Theo tôi, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phương phápdạy- học văn miêu tả Kĩ năng này thường bị HS bỏ qua nên khi làm bài các emthiếu vốn sống thực tế, bài văn nghèo về nội dung ý nghĩa, thiếu sức thuyết phục

Để rèn cho HS kĩ năng này, trước hết tôi hướng dẫn và chỉ ra cách quan sátcủa các nhà văn bằng cách đưa ra các ví dụ cụ thể cho HS học tập Nhà văn Tô

Hoài tâm sự: khi miêu tả Dế Mèn và các con vật khác trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” với những nét riêng về đặc điểm, hoạt động, tính nết, “phong tục” của chúng

là do “tôi có nghịch và có bạn bè thân thiết với chúng nhiều” Còn nhà văn Vũ

Tú Nam bày tỏ kinh nghiệm của mình “Tôi say mê chơi các loài dế từ ngày ấy,

để bốn mươi năm sau tôi có đủ tình yêu và hiểu biết để viết “Dế chọi” và “Ong bắt dế”

Để hướng dẫn HS quan sát tôi giao cho các nhóm HS tìm hiểu một số đối

tượng như: cánh đồng lúa quê hương, dòng sông quê em, một danh lam thắng

cảnh, với yêu sưu tầm các tư liệu khác nhau: hình ảnh, tranh vẽ, bài viết, các

đoạn phim,

Sau khi HS trình bày các kết quả của mình, tôi có thể bổ sung một số tư liệu

trình chiếu trên Power Point rồi nêu vấn đề để các em nhận thấy có thể quan sátđối tượng miêu tả trong nhiều hoàn cảnh như: trên đường đi học; qua trò chơi; đitham quan, du lịch, dã ngoại, về quê; trên truyền hình, sách báo, các tác phẩmvăn học nghệ thuật; qua lời kể của người khác Muốn như vậy, các em phải tậpquan sát thực sự, quan sát nhiều lần và bằng các giác quan khác nhau, bằng tâmhồn và cảm xúc của các em, bằng tình yêu thiên nhiên, loài vật Khi quan sát,phải chú ý đến bố cục, đường nét, màu sắc, hình ảnh của cảnh và đặt ra nhữngcâu hỏi để tự lí giải và quan trọng là phải tìm được chi tiết trọng tâm, nét nổi bật,nét riêng của từng sự vật cụ thể; không nên quan sát và chọn chi tiết miêu tả mộtcách tràn lan mang tính liệt kê Nếu là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch

sử thì cần làm nổi bật giá trị về lịch sử, văn hóa Điều đó giúp các em có thểvận dụng tích hợp với kiến thức của các môn học như Mĩ thuật, Lịch sử, Địa lí,

Ví dụ (VD) với đề bài : Hãy tả cảnh sân trường em vào giờ ra chơi Tôi

chia nhóm cho HS quan sát, ghi chép sau đó trình bày kết quả của nhóm mình.

Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện Qua việc hướng dẫn tôi thấy HS đã tích cựcchủ động trong việc quan sát, các em đã biết quan sát những hình ảnh, cảnh vật

mà các em thích như cảnh sân trường; cảnh thiên nhiên xung quanh; cảnh cáchoạt động của HS chơi các trò chơi hay nô đùa; cảnh HS ngồi ôn bài, đọc báo

và xác định trọng tâm cảnh là các hoạt động của HS diễn ra trên sân trường vào

Trang 9

giờ ra chơi Mỗi nhóm có thể quan sát ở các vị trí khác nhau có thể đứng ở sântrường, ở hành lang hay ở điểm nhìn cao hơn như tầng 2, hoặc tầng 3 của dãyphòng học cao tầng,… đồng thời các em huy động vốn sống, khả năng tưởngtượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát được tốt hơn.

Tôi hướng dẫn HS tất cả những điều các em quan sát ghi nhận được cần chép lại vào một cuốn sổ tay Không cần chép dài dòng, mà chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn Sẽ rất thành công nếu khi quan sát các em có những phát hiện bất ngờ thú vị Những phát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài làm của các em thêm sáng tạo, độc đáo

Tính chân thực đòi hỏi bài văn miêu tả phải có các chi tiết xác thực, tả

đúng bản chất của đối tượng miêu tả; phải thể hiện được những nét đẹp đẽ,

đúng đắn trong tưởng tượng, trong tình cảm của các em khi bộc lộ thái độ vớiđối tượng miêu tả,… Nhưng nếu đối tượng miêu tả có những mặt chưa tốt,những tiêu cực thì chúng ta cần giải quyết như thế nào?

VD : Tôi nêu vấn đề để HS suy nghĩ, giải quyết: Nếu đề bài yêu cầu tả bến

tàu, bến xe,… nơi đó có lúc xảy ra những cảnh không đẹp mắt như: chen lấn, xôđẩy, mất vệ sinh,… hoặc những hiện tượng tiêu cực: trộm cắp, buôn vé,… thìnên miêu tả thế nào?

Đây là một vấn đề thực tiễn đòi hỏi các em phải thảo luận bàn bạc, nhận ra và giải quyết tình huống Như vậy các em sẽ tự nhận thấy, trong bài làm, các em có thể nói tới hoặc không nói tới các hiện tượng trên Điều này phụ thuộc sự quan sát

và ý định miêu tả của từng em, miễn là bài làm tả được chân thực như đầu bài yêu cầu Nếu bài làm có nói tới hiện tượng tiêu cực, xấu, sai… thì các em cần biểu thị thái độ phê phán của mình với các hiện tượng đó Nhưng nếu có bài làm nào chưa biểu thị được thái độ phê phán đúng mức thì sao?

Gặp trường hợp này tôi luôn bình tĩnh nhận ra rằng điều ấy đã phản ánh năng lực; tư tưởng, tình cảm của các em Do đó tôi sẽ hướng dẫn để HS dần dần nhận ra những mặt cần phê phán và có thái độ phê phán đúng mức Chính qua việc làm như vậy, đã giúp các em luyện tập cách nhìn nhận phân tích cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách của HS.

2.1.2 Kĩ năng tưởng tượng.

Có thể khẳng định rằng nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu

tả của các em chắc chắn không thể hay được, dù là văn tả thực Nếu chỉ quan sátghi chép vào bài làm đúng y nguyên những điều đã quan sát ấy thì bức tranhmiêu tả trong bài văn sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn Vì vậy, HS cần có kĩnăng tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh cho phù hợp, làmcho bức tranh miêu tả trở nên phong phú, sinh động hơn

Để hướng dẫn HS có được những kĩ năng này, khi dạy tôi chỉ cho HS thấyđược vai trò của trí tưởng tượng là rất lớn Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sựphong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho HS tìm

Trang 10

được những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài văn tả hấp dẫn hơn.Trước hết, tôi lấy VD hướng dẫn để HS thấy được nếu không có tưởng tượngthì nhà văn Tô Hoài không thể xây dựng được một bức tranh phong phú về thế giới

loài vật như trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” (SGK Ngữ văn 6 tập 2) hoặc

nhà văn Vũ Tú Nam không thể viết được trang văn miêu tả cảnh thay đổi kì diệu

của màu nước biển trong “Biển đẹp” (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 47,48).

Thường thì để rèn luyện kĩ năng này ban đầu tôi có thể cho HS trao đổi, đặt câu hỏi so sánh hai đoạn văn để làm rõ vai trò của kĩ năng tưởng tượng trong

miêu tả

VD: So sánh hai đoạn văn miêu tả sau:

Đoạn văn 1: “Trên bãi cỏ sau làng, đàn bò đang gặm cỏ Con nào con nấy

hừng hục ăn một cách ngon lành, không để ý đến xung quanh Tiếng gặm cỏ nghe rào rào Nhìn cảnh tượng ấy thật thú vị biết bao”

Đoạn văn 2: “Con Nâu đứng lại, cả đàn đứng theo Tiếng gặm cỏ bắt đầu

trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ Con Ba Bớp vẫn phàm ăn, tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm Bọt mép nó trào ra, nom nó

ăn đến ngon lành Con Hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kém Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một bụi khác” (Cỏ non- Hồ Phương)

Đưa ra hai VD này, tôi cho các em nhận xét, so sánh và thấy được:

+ Ở đoạn văn 1, người tả mới chỉ dùng những câu văn tả thực hoàn toàngiới thiệu cảnh đàn bò gặm cỏ Vì vậy đoạn văn thiếu sức gợi tả, gợi cảm

+ Ở đoạn văn 2, tác giả Hồ Phương đã kết hợp một cách tài tình giữa hìnhảnh tả thực và những hình ảnh sáng tạo nhờ trí tưởng tượng phong phú Có thểnói nhờ trí tưởng tượng phong phú đó mà tác giả khi nghe tiếng đàn bò gặm cỏ

đã liên tưởng tới âm thanh “của một nong tằm ăn rỗi khổng lồ” Và phát hiện ra

được tính cách của từng con bò qua cách gặm cỏ của chúng: Con Ba Bớp thì

“ngổ ngáo”,“phàm ăn tục uống”; con Hoa vốn “tiểu thư yểu điệu” nhưng cũng không cưỡng lại sức hấp dẫn của bãi cỏ non, “hùng hục không kém”; cu Tũn như

một chú bé con dở hơi, tinh nghịch, nũng nịu; chị Vàng đúng là một người mẹdịu dàng, quen nhường nhịn Nghệ thuật nhân hoá kết hợp với nghệ thuật sosánh đã làm cho hình ảnh đàn bò gặm cỏ hiện lên thật sống động dưới ngòi bútmiêu tả sáng tạo của tác giả

Sau đó, tôi thường đưa ra các bài tập rèn kĩ năng tưởng tượng cho HS để tăngcường tính chủ động và tư duy học tập; nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, nănglực sáng tạo của HS

VD1: Hãy viết tiếp những câu văn sau bằng cách dùng hình ảnh so sánh:

a Con đường làng uốn lượn

b Những chiếc lá bàng mùa đông……

c Những quả dừa lúc lỉu trên cao

Trang 11

VD2: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt các ý sau đây sao cho

cách điễn đạt trở nên giàu hình ảnh hơn:

a Vầng trăng quê em.

b Lũy tre xanh đầu xóm.

c Khi diều hâu xuất hiện gà mẹ xoè cánh che chở cho đàn con.

VD3: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để viết lại đoạn văn sau

sao cho tạo thành đoạn văn mới giàu hình ảnh và giàu sức gợi hơn:

“Đến đầm sen vào mùa hoa nở mới thấy hết vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người Mặt đầm phủ kín màu xanh, lấp ló những đóa sen hồng, sen trắng Những đóa sen thi nhau khoe sắc, tỏa hương.”.

Trong các bài tập này, tôi yêu cầu HS phải biết tự viết sáng tạo, biết tìm

điểm mới, điểm riêng, không nên lặp lại các hình ảnh so sánh đã quá cũ, quá sáo

mòn Sau khi hướng dẫn HS làm những dạng bài tập đó, căn cứ vào từng đối tượng HS, tôi đưa ra yêu cầu phù hợp để các em rèn kĩ năng tưởng tượng Và

trong quá trình rèn luyện cho HS, tôi đã thấy các em phát huy được trí tưởngtượng của mình

VD: Khi miêu tả đầm sen, em Phạm Thuỳ Linh lớp 6A viết như sau: “Mỗi bông sen như một toà lâu đài nhỏ bồng bềnh giữa hồ Màu xanh của lá, màu vàng của nhụy, màu trắng phớt hồng của cánh hoa tất cả đang lung linh khoe sắc dưới nắng”.

Hay em Tào Phương Anh lớp 6C lại có sự liên tưởng, tưởng tượng rất riêng:

“ Còn các nụ sen mới đẹp làm sao, từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung thành những cánh tròn xoe xoe, bao nhiêu cánh úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bấy nhiêu chiếc má xinh xinh, bầu bĩnh.”.

2.1.3 Kĩ năng so sánh

So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng Khi quan sát mộtđối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc tới hình dáng, từ kíchthước tới trạng thái) thường gợi cho chúng ta nghĩ tới những hình ảnh khác cùngmột nét tương đồng nào đấy Chính sự so sánh này làm cho bài văn miêu tả của

HS hay hơn, và đối tuợng miêu tả hiện lên rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn Chính

vì vậy, tôi coi việc sử dụng kĩ năng này trong quá trình làm bài văn miêu tả là vôcùng quan trọng và hết sức cần thiết Đề cập đến vấn đề này nhà văn Bùi Hiển

viết: “Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau - nói ít mà gợi tả được nhiều là tiêu chuẩn cao nhất.

Trong văn miêu tả cũng vậy thôi Đừng tả dài mà tìm hiểu và quan sát thật

kĩ, nắm bắt cho được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái… mà ta tả, rồi bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện lên trước mắt người đọc, gợi cho người ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình…”

Tôi nêu ý kiến của nhà văn Bùi Hiển để các em thảo luận, trao đổi và nêu

Trang 12

suy nghĩ của mình Qua đó, tôi hướng dẫn HS thấy được những vấn đề sau:

- Chất lượng của bài miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần

nhiều nhưng phải gợi được cảm giác mãnh liệt nhất, những hình ảnh sinh độnghiện lên trước mắt người đọc, khiến họ nhìn rất rõ và rất có ấn tượng Đươngnhiên cảm xúc mạnh đó, hình ảnh sắc nét đó phải thể hiện được lý tưởng thẩm

mĩ cao đẹp của thời đại, phải hướng tới cái Chân - Thiện - Mĩ, nâng cao tâm hồn

và nhân cách con người

- Yếu tố tạo nên chất lượng trên là cái chi tiết “có góc cạnh, sinh động” thể hiện được “Cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa

trái”… Cái chi tiết này có được do chất lượng của sự quan sát và cách chọn lọc, các

em phải tìm ra những gì “chân thật nhưng lại ít được chú ý”, những gì giúp người đọc “nhìn rất rõ và rất có ấn tượng”, các chi tiết có tính chất tạo hình.

Khi dạy tôi hướng dẫn HS các cách so sánh và VD cụ thể để HS nhận biết

và vận dụng trong khi làm bài của mình :

Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh: VD: “Măng chồi lên nhọn hoắt

như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy” (Ngô Văn Phú), “Vầng

trăng non giữa bầu trời đầy sao hệt như một cái lưỡi liềm vàng ai bỏ quên giữa cánh đồng lúa chín” (Vích-to Huy-gô)

Có thể so sánh vật với con người: VD:“Cây bưởi như người mẹ đang cần mẫn cõng trên mình lũ con đầu tròn trọc lóc” (Đoàn Giỏi).

Hoặc có thể so sánh theo hướng thu nhỏ lại: VD: “Xa xa, những cánh buồm nâu như những cánh bướm rập rờn trên mặt biển”

So sánh theo hướng phóng đại lên: VD: “Chiếc lá tre được thả xuống dòng nước, chòng chành, xoay xoay, rồi trôi đi như một con thuyền, chở theo ước mơ của chúng tôi”

So sánh theo hướng cụ thể hoặc trừu tượng hoá: VD: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” (Nguyễn Tuân)

Sau đó, tôi đưa ra một số hình ảnh cho các em tự đặt câu, viết đoạn có sosánh và nêu tác dụng của so sánh ấy, rồi sửa những lỗi sai cho các em khi sosánh chưa phù hợp Trên cơ sở hướng dẫn đó, HS của tôi đã có được những cách

so sánh khác nhau về cùng một đối tượng VD cùng viết về sóng biển (trong bàiviết của các em Bùi Linh, Bùi Uyên lớp 6C; Phạm Linh, Trần Lan Trinh lớp6A), đã có những so sánh riêng và khá ấn tượng:

- Sóng biển như những đứa trẻ chơi trò đuổi bắt và từ từ xô vào bãi cát vàng óng rồi khanh khách cười.

- Những làn sóng biển trắng xoá, rì rào vuốt ve bãi cát như người mẹ hiền đang âu yếm đứa con bé bỏng, cất lên những lời ru ngọt ngào chan chứa yêu thương.

- Sóng biển vỗ êm ả, rì rào như lời mẹ ru con.

- Những con sóng biển nối đuôi nhau đùa rỡn, tạo nên những âm thanh rì

Trang 13

rào như một bản tình ca.

Tôi nhận thấy ở kĩ năng này, một số em vận dụng chưa tốt, chưa chân thật,hoặc có em bỏ qua vì khó nhận xét hoặc không dám nhận xét vì sợ không đúng.Vậy phải nhận xét thế nào để tạo sức hấp dẫn cho bài văn?

Tôi dùng hai cách để hướng dẫn các em:

+ Trước hết, có thể nhận xét trực tiếp bằng lời bình, những câu cảm thán, những

hình ảnh so sánh: VD: “Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp”(Vũ Tú Nam)

+ Và cũng có thể nhận xét gián tiếp, bộc lộ kín đáo qua việc lựa chọn hìnhảnh miêu tả VD như nhà văn Vũ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh

những trái mướp lớn nhanh như thổi: “Rồi quả thi nhau trồi ra bằng ngón tay bằng con chuột Rồi bằng con cá chuối to ”

Sau đó tôi tổ chức HS làm việc cá nhân, gọi từng em nhận xét đối tượng

mình tả cho cả lớp nghe với yêu cầu khi nhận xét phải thể hiện những suy nghĩ,cảm nhận riêng về đối tượng; cách diễn đạt mang sắc thái cá nhân, thể hiện đượcnhững liên hệ, trải nghiệm riêng của HS; để tạo sự mạnh dạn tự tin cho các em

và uốn nắn sửa cho các em khi nhận xét chưa chính xác hoặc không phù hợp

2.2 RÈN KĨ NĂNG CỦA HS THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUA CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH.

Theo tôi, đây là một kĩ năng đặc biệt quan trọng đối với HS khi làm bài Ởkhối lớp nào cũng phải rèn kĩ năng này Nhưng đối với HS khối 6, rèn kĩ năng nàykhó hơn các khối lớp trên, bởi lớp trên là sự kế thừa của lớp 6 và nâng cao hơn.Mục đích giúp HS phân tích được đề, nắm chắc thể loại, đối tượng, phạm vi Nắmđược bố cục của bài văn miêu tả cảnh, giống và khác với bài văn tự sự ở điểm nào.Cách đặt câu, dựng đoạn, tách đoạn ở phần thân bài Cách làm một bài văn hoànchỉnh và kiểm tra lại văn bản sau khi làm xong

Để phát huy năng lực của HS, tôi hướng dẫn HS chủ động tích cực trong việc xây dựng các bước làm bài qua các hoạt động cá nhân; tăng cường việc học tập, trao đổi trong nhóm; qua sự tương tác, cộng tác giữa GV và HS, HS với HS; tạo thành các kĩ năng khi làm bài văn Cụ thể như sau:

2.2.1 Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.

Trang 14

Trong bước này, tôi thường hướng dẫn HS trao đổi, hoạt động thảo luận

nhóm để tìm hiểu đề, tìm ý.

a Tìm hiểu đề:

Để xác định đúng yêu cầu của đề bài, tôi yêu cầu HS trao đổi, hoạt động

nhóm: đọc kĩ đề bài sau đó gạch chân những từ quan trọng Rồi xác định yêu

cầu về thể loại, về nội dung, đối tượng miêu tả, phạm vi giới hạn Khi hướng dẫn

HS tìm hiểu đề, tôi nêu một số đề từ dễ đến khó, đề yêu cầu tả một cảnh và đề tảnhiều cảnh (dạng đề tổng hợp) để học sinh xác định và phân biệt

VD các đề sau:

Đề 1: Tả cảnh cánh đồng lúa chín.

Đề 2: Em hãy tả cảnh quê hương em vào một buổi chiều nắng đẹp.

Với hai đề này, tôi hướng dẫn HS nhận biết, phân biệt đề 1 là đề tả mộtcảnh (cảnh cánh đồng lúa chín là cảnh trọng tâm, tiêu biểu); còn đề 2 là dạng đềtổng hợp, qua việc đọc kĩ đề, xác định những từ ngữ quan trọng, then chốt

Tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm tự xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu đề.

HS tự đặt câu hỏi và trả lời: Đề thuộc thể loại gì? Đối tượng? Nội dung? Phạm vi

tư liệu? Sau đó tôi sẽ khái quát lại trên cơ sở việc tìm hiểu đề của các em VDcách xác định đề 2:

- Thể loại: Tả cảnh (đối tượng tả là quê hương em)

- Nội dung tả: Cảnh sắc của quê hương (gồm những cảnh khác nhau nhưcảnh cánh đồng, cảnh dòng sông, con đường làng )

- Phạm vi giới hạn: Cảnh quê hương em vào một thời gian cụ thể - mộtchiều nắng đẹp

Tôi hướng dẫn cho các em thấy: Đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổnghợp Vậy thế nào là cảnh tổng hợp và cách xác định đề tổng hợp như thế nào?

Trước hết, tôi nêu vấn đề để các nhóm suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và trình bày

ý kiến của mình, trên cơ sở đó tôi hướng dẫn HS cách xác định đề yêu cầu tả

cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở ” Vậy còn cảnh tổng hợp là như thế nào?

Đó là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ Những cảnh nhỏ, của quê hươngthường là cảnh cánh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa, lũy tre, bờ đê,giếng nước, sân đình sau đó các em phải hình dung được cụ thể về cảnh miêu

tả ở thời gian nào (mùa nào), ở không gian nào (cảnh đó như thế nào) Việc xácđịnh được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trongviệc định hình được đối tượng miêu tả

b Tìm ý: Tôi tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhằm hợp tác giải quyết

nhiệm vụ được giao và kết quả sẽ do đại diện các nhóm trình bày, các nhómkhác nhận xét bổ sung Qua trao đổi thảo luận, HS định hình được hướng đi củabài viết văn miêu tả cảnh, HS đã hiểu được các bước tìm ý cho bài văn tả cảnhphải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó

cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào? Và phải xác định được các ý

Trang 15

lớn, ý nhỏ.

- Trước hết, bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác ban đầu, rấtquan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như điểm nhìn cho người thưởng thứcbức tranh cảnh vật bằng ngôn từ Vậy cách giới thiệu bao quát không gian cảnh như

thế nào Tôi nêu vấn đề để HS suy nghĩ, trao đổi và đưa các cách tìm ý như sau:

+ Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả kháiquát Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàncảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn.+ Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là nhữnglời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó (các em đã

ý thức được rằng: đây là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ saocho cảnh tả phải hiện lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng sát hợp vớiyêu cầu của đề mà phần trước đã xác định và mang tình cảm riêng của ngườiquan sát cảnh)

* Một vài ví dụ cụ thể:

VD: Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa thu:

Đứng trên đầu đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình trong sắc thu vàng của chốn quê hương thanh bình, trù phú.

Hay một VD khác về cảnh quê hương vào buổi sáng mùa xuân :

Đứng giữa cánh đồng, giang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê Ôi! quê hương tôi đẹp như một người mẹ hiền đang âu yếm những đứa con Thật ấm

áp, thanh bình đầy sức sống

- Những ý cốt yếu nhất trong bài văn miêu tả cảnh là xác định cụ thể nhữngcảnh nào? (Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, còn nếu là

đề tả một cảnh đơn thì cảnh đó như thế nào? có những điểm nổi bật gì?)

HS phần lớn thường sa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác định đượcrằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế nào, có làmbật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài yêu cầukhông Để khắc phục tình trạng này, tôi cho HS luyện kỹ năng xác định, lựachọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả

VD

: Với đề bài “Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu”.

Đầu tiên, tôi cho HS xác định chủ đề của cảnh sẽ miêu tả là một cảnh khuvườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân dã mà mang được vẻtrù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấpcủa thời gian, không gian mà đề quy định (có đặc trưng của mùa thu) Sau đó, tôihướng cho HS tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng của các

em nhưng phải sát với thực tế cuộc sống Có thể là :

Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt dậy hương buổi sớm, hình ảnh cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già giang rộng, đọt lá non cao vút; hình ảnh vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong bướm; hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng mang đặc trưng mùa thu: cải sen làm dưa đang lên ngồng đang trổ hoa

Ngày đăng: 16/12/2015, 13:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Những bài làm văn tự sự và miêu tảTác giả: Nguyễn Quang Minh (NXB Giáo dục) 5. Ngữ văn 6 nâng cao (NXB Giáo dục) Sách, tạp chí
Tiêu đề: (NXB Giáo dục)"5. Ngữ văn 6 nâng cao
Nhà XB: NXB Giáo dục)"5. Ngữ văn 6 nâng cao "(NXB Giáo dục)
6. Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6 Tác giả: Cao Bích Xuân (NXB Giáo dục) 7. Giúp em viết tốt các dạng bài Tập làm văn lớp 6 Tác giả: Huỳnh Thị Thu Ba (NXB Giáo dục) Sách, tạp chí
Tiêu đề: (NXB Giáo dục) "7. Giúp em viết tốt các dạng bài Tập làm văn lớp 6 Tác giả: Huỳnh Thị Thu Ba
Nhà XB: NXB Giáo dục) "7. Giúp em viết tốt các dạng bài Tập làm văn lớp 6 Tác giả: Huỳnh Thị Thu Ba "(NXB Giáo dục)
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn lớp 6 (NXB Giáo dục) Khác
2. Thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 6 (NXB Hà Nội) Khác
3. Hướng dẫn Tập làm văn 6 Tác giả : Vũ Nho chủ biên (NXB Giáo dục) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w