1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾT TỰ PHƯƠNG PHÁP HỌC, NHỚ CHỮ HÁN ĐỘC ĐÁO

78 4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Trên cơ sở xác định được tầm quan trọng của môn học cùng với mong muốn trang bị cho mình một vốn kiến thức Hán Nôm nhất định, tôi đã quyết định chọn làm luận văn bên mảng Hán Nôm, và đã

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

  

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài:

Tri thức Hán Nôm là tri thức vô cùng cần thiết đối với mọi người nói chung và sinh viên ngành Văn nói riêng Tuy nhiên, vấn đề học chữ Hán ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được coi trọng đúng mức Và cũng chính vì lẽ đó mà môn học này chưa khơi gợi được lòng ham học hỏi của các bạn sinh viên Trên cơ sở xác định được tầm quan trọng của môn học cùng với mong muốn trang bị cho mình một vốn kiến thức Hán Nôm nhất định, tôi đã quyết định chọn làm luận văn bên mảng Hán Nôm, và đã chọn

đề tài “Chiết tự - phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo”

Chọn đề tài này trước hết vì đây là một đề tài mang tính thực tế cao Bởi vì bất

kỳ một sinh viên nào khi học chữ Hán đều mong muốn học được chữ Hán một cách nhanh chóng, dễ dàng, và phải ghi nhớ chữ được lâu Điều đó thật khó khăn nếu như không có những phương pháp học tốt Và với đề tài luận văn này, tôi tin nó sẽ góp một phần không nhỏ trong việc định hướng trên hành trình học chữ Hán cho bản thân tôi

và cho cả những bạn yêu thích chữ Hán

Ngoài ra “chiết tự” không chỉ giới hạn trong lý thuyết Hán Nôm nhất định, mà

nó còn liên quan đến cả văn học dân gian Từ những câu đố, câu đối, hay những giai thoại xoay quanh vấn đề “chiết tự” chữ Hán đã tự làm cho bản thân đề tài này có sức cuốn hút và hấp dẫn đối với người học

2 Lịch sử vấn đề:

Xoay quanh đề tài “Chiết tự - phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo”, cho

đến nay vẫn chưa có một công trình nào thực sự đi sâu, đi sát trong việc khảo cứu Chỉ

có một số bài viết nhỏ để người học biết sơ lược về phương pháp chiết tự chữ Hán Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số tư liệu đáng chú ý có liên quan đến đề tài này

chiết tự đó là bài viết của Nguyễn Thị Hường – “Chiết tự - một phương pháp học,

nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt” trên trang web Tạp chí Hán Nôm Trong bài

viết này người viết đã tìm hiểu “chiết tự” trên ba mặt: hình thể, âm đọc và ý nghĩa Trên cơ sở nhận thức đó, bài viết đã phân tích ở từng mặt cụ thể, đồng thời đưa ra ví

dụ cho từng phần phân tích một cách rõ ràng Những câu đố được ví dụ là những câu gần gũi, dễ hiểu, giàu hình ảnh giúp cho người đọc không cảm thấy xa lạ mà lại cảm thấy hấp dẫn hơn Không dừng lại ở đó, bài viết còn đưa ra một bảng thống kê khá chi tiết về tỉ lệ giữa các chữ được chiết tự về mặt hình thể - âm đọc – ý nghĩa

Xét thấy, về mặt ưu điểm, bài viết này đã dẫn người học đi đúng hướng của phương pháp chiết tự, đã đưa ra những câu đố sinh động, cụ thể và thống kê tương đối hợp lý, rõ ràng Tuy nhiên, chúng tôi không nắm được những câu đố mà người viết đã

thống kê Bài viết chỉ nói rằng “đã sưu tập trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam” chứ không xác định rõ là tư liệu nào, mà nói về câu đố thì có rất

nhiều tài liệu khác nhau

chữ theo cách tách ghép, chuyển hóa chữ Hán” – trang web Tạp chí Hán Nôm Bài

viết tập hợp một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống vấn đề về phương thức chơi

Trang 4

chữ theo cách tách – ghép chữ Hán và chuyển hóa chữ Hán qua những câu đối cụ thể Bài viết giúp cho người đọc nắm được: cách tách – ghép chữ Hán là một trong những hình thức chiết tự độc đáo của người Việt Đó là cách tách các yếu tố cấu tạo một chữ Hán ra thành các chữ, thường cũng là từ, có nghĩa độc lập, hoặc ghép các chữ Hán lại thành một chữ Và để giúp người đọc hiểu rõ, ở mỗi phần người viết đều đưa ra những câu đối làm ví dụ và phân tích các ví dụ đó rất cụ thể

Phạm Văn Khoái Trong quyển sách này, ông Phạm Văn Khoái đã viết một bài về phương pháp chiết tự Bài viết tìm hiểu trên cơ sở nhìn nhận kết cấu - hình dáng của chữ và đưa ra một số ví dụ Bài viết đã xác định rằng phương pháp chiết tự hay được dùng trong việc thử trí thông minh, ứng đối, giai thoại, nhưng người viết không đi sâu vào đề tài này Thực chất bài viết chỉ mang tính chất định hướng cho người học tìm hiểu về phương pháp chiết tự chứ không nói chi tiết vì quyển sách này chủ yếu là viết cho đối tượng sinh viên ngành du lịch Nhìn chung thì đây cũng là một tư liệu khá bao quát về phương pháp chiết tự

của Triều Nguyên Quyển sách này có hẳn một phần viết về chiết tự Hán Việt, với tiêu

đề là “Chơi chữ bằng hình thức chiết tự Hán Việt” Bài viết đưa ra cách chơi chữ trên

ba phần rõ ràng

dụ, từ những dạng đố chữ thường gặp cho đến những trường hợp phức tạp

+ Phần thứ hai: nói chữ

+ Phần thứ ba: chiết tự nhằm nêu một nhận xét liên quan đến lịch sử

Ở mỗi phần, tác giả đều đưa ra những ví dụ và phân tích cụ thể Số lượng những câu ví dụ đó không nhiều, nhưng những ví dụ được dùng làm dẫn chứng đã góp thêm phần kiến thức, tư liệu cho việc nghiên cứu phương pháp chiết tự thêm phong phú

Phương pháp chiết tự chữ Hán chủ yếu được thể hiện qua những câu đố, câu đối, giai thoại,… Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một tài liệu nào thống kê một cách đầy đủ về câu đố chữ Hán, hay câu đối chữ Hán riêng biệt, mà chữ Hán chỉ được thống

kê chung chung cùng với chữ quốc ngữ Và cả giai thoại cũng chung trường hợp này!

Điều đó bắt buộc chúng tôi phải tra cứu ở rất nhiều tài liệu để có thể trích lọc những câu chiết tự chữ Hán

Về câu đố: gồm có những tài liệu đáng chú ý sau:

quyển 3” của Viện nghiên cứu văn hóa Tổng số câu đố chữ Hán được dẫn ra là 125

câu đố Với những câu đố hấp dẫn, tác giả còn viết ra từng chữ Hán ở mỗi câu rất chi tiết Điều này giúp người đọc dễ tiếp thu hơn, dễ so sánh đối chiếu giữa từng chữ Hán với câu đố đưa ra Người đọc có thể tự mình đánh giá xem câu đố và lời giải có hợp lý với nhau không Cùng với số lượng chữ Hán khá nhiều như thế, quyển sách này có thể đánh giá là tài liệu đáng tin cậy trong quá trình thực hiện luận văn

số có 57 câu đố được tác giả dẫn ra

Trang 5

biên soạn với tổng số 25 câu đố được dẫn ra

trong câu đố Tiếng Việt” – trang web Tạp chí Hán Nôm Ở bài viết này chủ yếu là

những nhận xét của tác giả về quyển “Câu đố Việt Nam”của Nguyễn Văn Trung

Không chỉ trích dẫn những câu đố hay, mà tác giả còn chỉ ra những lỗi sai và đồng thời đưa ra những ý kiến khắc phục

Về câu đối: có quyển “282 câu đối” của Nam Anh và quyển “Câu đối Việt

Nam” của Phong Châu là đáng chú ý hơn cả Bởi cả hai tài liệu này đều được trích dẫn

khá kỹ lưỡng

Về giai thoại: “Tổng tập văn học dân gian người Việt – Tập 11: Giai thoại

văn học Việt Nam” - Viện khoa học xã hội Việt Nam, là quyển sách viết tập trung nhất và có thể xem đây là tài liệu đáng tin cậy nhất Những giai thoại có liên quan đến phương pháp chiết tự đều được sách liệt kê một cách rõ ràng, chi tiết

Trên đây là những công trình tiêu biểu nhất có liên quan đến đề tài “Chiết tự - phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo” Đa phần các bài viết đều mang tính bao

quát cao, xác định cho người học được hướng đi đúng khi chiết tự chữ Hán, nhưng vẫn chưa xoáy sâu vào phương pháp chiết tự Tiếp nối hướng lịch sử nghiên cứu đó, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát và đưa ra những cách chiết tự độc đáo của người Việt với mong muốn góp phần đưa phương pháp chiết tự đến gần hơn với người học chữ Hán

3 Mục đích nghiên cứu:

- Khẳng định tầm quan trọng của việc học Hán Nôm trong nhà trường Chúng tôi mong muốn người học có cái nhìn mới trong việc học chữ Hán: học chữ Hán không phải là học một loại chữ khô khan với đầy những khó khăn, mà đến với loại chữ này là

cả một thế giới rộng mở, muôn hình muôn vẻ, cùng với nhiều phương pháp học nhớ chữ độc đáo mà phương pháp chiết tự là một phương pháp tiêu biểu

- Đối với bản thân: rút ra được những kinh nghiệm khi học chữ Hán và tích lũy được những kiến thức quý báu từ tinh hoa văn hóa mà ông cha ta để lại

4 Phạm vi nghiên cứu:

“Chiết tự - phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo” là một đề tài có phạm vi

nghiên cứu rất rộng với nhiều nguồn tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng Trong phạm vi những tài liệu thu thập được, chúng tôi giới thiệu sơ lược chữ Hán, cũng như đưa ra một số thuận lợi – khó khăn của người học khi tiếp xúc với loại chữ này để từ

đó đưa ra một số phương pháp học chữ Hán hiệu quả, mà phương pháp chiết tự được chúng tôi đặt trọng tâm hơn cả (thể hiện qua việc đi từ khái niệm căn bản, điều kiện đi sâu vào chiết tự, cho đến các hình thức và các cách chiết tự độc đáo của người Việt trong kho tàng văn học dân gian)

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu:

Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này dựa trên hai cấp độ:

+ Cấp độ kĩ thuật nghiên cứu: sưu tầm, tập hợp tài liệu, chọn lựa, đánh giá và tổ chức bản thảo

+ Cấp độ các phương pháp nghiên cứu: hệ thống – cấu trúc, thống kê, phân tích – tổng hợp, so sánh, logic – lịch sử

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

  

Trang 8

Chương 1 VÀI NÉT SƠ BỘ VỀ CHỮ HÁN 1.1 Khái niệm chữ Hán

Chữ Hán là một nền văn tự đã xuất hiện từ rất lâu đời Chính vì thế khi nói về vấn đề này, nhất là khái niệm chữ Hán thì có nhiều ý kiến khác nhau Dưới đây là một

số ý kiến tiêu biểu:

- Theo lời giới thiệu của ông Phạm Văn Khoái trích trong quyển “Một số vấn

đề chữ Hán thế kỷ XX ” thì: “Chữ Hán là một nền văn tự cấu tạo theo lối chữ vuông, được sáng tạo vào loại sớm nhất trên thế giới Lúc đầu, nó là chữ viết riêng của người Hán Nhưng dần dần nó đã được phổ biến lan ra toàn vùng Đông và Đông Nam Á, lưu lại một ảnh hưởng hết sức sâu đậm, ở Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản cũng như ở nhiều vùng dân tộc ít người khác” [11, tr.9]

- Theo quan điểm của GS Nguyễn Tài Cẩn được trích trong quyển “Nguồn gốc

và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt” thì ông trình bày về khái niệm chữ Hán

cụ thể hơn: “Chữ Hán (hoặc còn gọi là chữ Nho) vốn là một nền văn tự do người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng 3000 năm, khi người Hán đang còn đóng khung địa bàn

cư trú của mình trong vùng đất thuộc lưu vực sông Hoàng Hà và sông Vị” [3, tr.16]

- Một ý kiến khác của ông Huỳnh Văn Minh trích trong “Giáo trình Hán Nôm”

Quốc, nước ở phía Bắc nước Việt Nam ta Đời Hán (206 tr.CN – 220), quân đội Trung Quốc đem quân xâm lược các nước xung quanh Người các nước này gọi người Trung Quốc là Hán nhân 漢 人 Từ đời Nguỵ (220 – 280), Tấn (265 – 420) trở đi, người Trung Quốc nhân đấy tự xưng là Hán tộc 漢 族 và gọi người con trai là Hán tử 漢 子 hay Hán 漢 Thứ tiếng do người Hán gọi là Hán ngữ 漢 語 Thứ chữ do người Hán sáng chế và sử dụng gọi là Hán tự 漢 字 Đó là một thứ chữ được cấu tạo bằng các nét, không viết dài ra mà lại thu gọn thành khối vuông, hình dạng đặc biệt

Cùng với học thuyết của Khổng Tử (khoảng 551 – 479 tr CN) chữ Hán được truyền sang Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản Chữ Hán truyền sang Việt Nam còn gọi

là chữ Nho 儒, tức chữ của các nhà Nho dùng để truyền bá tư tưởng Khổng Mạnh Chữ Hán do người Việt Nam phát âm theo giọng nói của người Việt gọi là tiếng Hán Việt” [13, tr.1]

- Và theo ý kiến của ông Phạm Văn Khoái trích trong “Giáo trình Hán Nôm

dành cho du lịch” thì ông cho rằng: “Chữ Hán thường được xem là văn tự Ý – ÂM, có

hình khối vuông ghi tiếng Hán Nó không chỉ được sử dụng ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nơi ngoài Trung Quốc Chữ Hán được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và phổ biến nhất từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX Phổ biến chữ Hán ở Việt Nam gắn liền

Trang 9

với phổ biến của Nho học nên ở đây nó được gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền…” [12,

tr 21]

những ý kiến đó đều đã góp phần không nhỏ trong việc làm phong phú thêm về nguồn

dữ liệu khái niệm chữ Hán

1.2 Lịch sử chữ Hán

Khi nói đến lịch sử chữ Hán tức là muốn nói đến thời điểm ra đời của chữ Hán Nhưng cho đến nay, việc xác định chữ Hán xuất hiện từ bao giờ, vào thời kỳ nào, vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết

Lịch sử chữ Hán có thể nhìn nhận từ hai góc độ là góc độ thư pháp và góc độ cấu tạo chữ Từ góc độ thư pháp sẽ cho ta thấy diễn biến về hình thể, tức là chú trọng vào cách viết, đường nét và hình thức của chữ Hán Còn từ góc độ cấu tạo tức là tìm hiểu lịch sử hình thành chữ viết, bổ khuyết chữ viết theo cấu tạo chữ

* Theo Leon Wieger:

Trong cuốn Caracteres Chinois (chữ Hán) thì chữ Hán bắt đầu từ đời Chu: Người ta viết chữ trên thẻ tre, gỗ với bút là ống tre có gắn bình mực ở trên, có một tim giữa thân bút để điều hòa dòng mực Bút ấy khi viết phải đặt thẳng góc với thẻ tre, gỗ

và có thể di chuyển đầu bút được mọi chiều mà dòng mực vẫn tròn, đều do tim bút Chữ ấy chính là chữ Triện với nét bút tròn đều

Vào đời Trần, trong khuôn khổ thống nhất chữ viết ở Trung Hoa của Tần Thủy Hoàng, Trình Diểu chế ra cây bút gỗ, đầu buộc vải sơ và viết trên lụa Khí cụ này tạo

góc và người ta viết được nhanh hơn Chữ Lệ ra đời Cũng ở đời Trần, trong lúc đánh Hung Nô, đại tướng Mông Điềm sáng tạo ra bút lông, mực và giấy (?) Viết trên giấy thì mực thấm nhanh, không viết được nét ngược như chữ Triện, nhờ vậy nhiều nét cồng kềnh của chữ Triện và chữ Lệ biến mất Chữ Khải ra đời Bút lông viết được nhanh, người ta gom một số nét phức tạp lại cho đơn giản, chữ Thảo ra đời

Trang 10

thống nhất Trung Nguyên, Thừa tướng Lý Tư tâu xin thống nhất văn tự để quản lý nhà

nước một cách thống nhất Quan Thái sử Hồ Mẫn Sinh viết Bác học thiên lấy chữ từ

Đại Triện, có phần thay đổi chút ít gọi là TIỂU TRIỆN Khi Tần Thủy Hoàng thực hiện chính sách “Phần thư khanh nho” (đốt sách và chôn sống học trò) cùng với công việc xây dựng Vạn Lí Trường Thành, công việc bề bộn nên người ta tạo ra chữ LỆ cho giản tiện Chữ Triện mất hẳn, nhà Hán lên và ra đời chữ THẢO

Cũng theo Hứa Thận, trong thời gian “Chữ viết dị hình” là do nét bút thay đổi của các vùng phù hợp tính cách bản xứ Vì vậy, sự khác hình của văn tự Hán giữa các thời kì thực ra là sự thay đổi nét bút cho giản tiện Nên các chữ Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo chỉ là một

* Theo Khảo cổ học:

Tức theo những gì còn lại của chữ Hán trong khảo cổ mà suy đoán thì chữ Hán biến đổi hình thể qua các dạng: Giáp cốt văn → Kim văn (hay còn gọi là chữ Chung Đỉnh) → Đại triện → Tiểu triện → Lệ Thư → Khải thư → Thảo thư → Hành thư → Giản thể tự

Khảo cổ học tìm thấy chữ xưa nhất của Trung Quốc là chữ Giáp Cốt ở thời

Thương Ân chứ không phải Thư Khế như trong 說 文 解 字 Thuyết văn giải tự nói

Theo khảo cổ học cũng như một số sách cổ xưa có luận bàn đến văn tự thì rõ ràng từ đời Tam Hoàng ngũ đế chưa có chữ viết Mà chưa có chữ viết thì làm gì có Sử quan để

chép sử? Những người đồng ý với Thuyết văn giải tự giải thích, sở dĩ người ta cho

rằng Sử quan Thương Hiệt tạo ra chữ viết là vì họ muốn lí giải sự ra đời của chữ viết ứng với tên một nhân vật trong truyền thuyết Điều này cũng ứng với việc núi sông, muôn vật đều do bàn tay “thần thánh” của những nhân vật huyền thoại Cho nên, theo khảo cổ học chữ viết đầu tiên của Trung Hoa là Giáp cốt văn

 Giáp Cốt Văn: 甲 骨 文 Đây là dạng chữ viết của thời nhà Thương, khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt) tình cờ đào được vào năm 1899 ở vùng đất Ân Khư – kinh đô cũ của nhà Ân

Vì nó được dùng vào việc ghi chép những điều bói toán là chính, nên còn gọi là “Bốc từ” (lời bói), hoặc “Khế văn” (chữ khắc bằng “Khế đao” - một loại tiền cổ) Trước đây, chúng được gọi là Trinh bốc cốt (mảnh xương bói) vì người ta đọc thấy trên đó những câu hỏi mà người đời Ân (khoảng thế kỷ XV tr.CN) đặt ra để hỏi ý kiến tổ tiên hay thần thánh Người ta viết câu hỏi vào xương rồi đem cúng tế Sau đó mảnh xương được đem ra hơ lửa: một vết rạn hiện ra trên mặt xương Ông thầy xem vết rạn rồi cho gia chủ biết lời phán bảo của thần linh về câu hỏi đã ghi

Còn do trước đây đã phát hiện thấy chữ viết này ở vùng Ân Khư (cố đô thời Hậu Thương, nay thuộc huyện An Dương, tỉnh Hà Nam), nên còn được gọi là “Ân khư văn tự” (chữ viết Ân Khư) Chữ Giáp Cốt thu thập được hơn 4000, nhưng chỉ có khoảng 1000 chữ là có thể đọc và giải thích được nghĩa Đây là dạng chữ đã tương đối hoàn chỉnh, nhưng có khá nhiều nét và khó nhận diện bộ thủ, do bộ thủ giai đoạn này chưa hình thành Chữ này gần giống với vật thật

Ví dụ:

→ 日 Nhật: mặt trời, ngày

→ 月 Nguyệt: mặt trăng, tháng

Trang 11

Loại chữ này lúc đầu gần giống Giáp cốt văn, có chữ vẫn còn mang dấu vết của văn tự họa buổi ban đầu; đến giai đoạn sau, loại chữ này gần giống Tiểu triện Chữ Kim được tìm thấy hơn 6000 chữ và phần lớn ta có thể đọc và giải thích được Đời Chu có văn bản Kim văn dài hơn 500 chữ (ghi ở sách Thượng thư) Điều đó cho thấy chữ viết đời Chu rất được lưu tâm và khá thịnh hành

ở thời Xuân Thu 春 秋 (770 – 476 Tr CN) và Chiến Quốc 戰 國 (475 – 221 Tr CN) Đây là giai đoạn của nhà Đông Chu 東 周 Chữ Đại triện ở giai đoạn này là văn tự khác hình vì chúng có nhiều biến thể ở các nước chư hầu

 Tiểu Triện: 小 彖 Đây là dạng chữ thông dụng vào đời nhà Tần nên còn gọi là “Tần triện” Trong thời kỳ Chiến quốc, chữ viết ở các địa phương Trung Quốc hình dạng khác nhau Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, đã chỉnh lý và giản hóa chữ viết Trên cơ

sở của “Đại triện” (còn gọi là “Trựu văn”, một loại chữ thông dụng ở nước Tần thời Xuân Thu, Chiến Quốc), nhà Tần đã quy định một dạng chữ viết chuẩn gọi là “Tiểu triện” Công cuộc thống nhất văn tự này đã có tác dụng lớn cho việc quy phạm hóa hoàn toàn văn tự Trung Quốc vào đời Hán (206 Tr CN – 220)

 Lệ Thư: 隸 書 Đây là dạng chữ thông dụng vào thời nhà Hán, bắt đầu được dùng từ cuối đời Tần đến thời Tam Quốc Còn được gọi là Hán Lệ, Tá Thư, hoặc Bát Phân,…Ở giai đoạn đầu, chữ Lệ khá gần với Tiểu triện, sau đó các nét mác, lượn sóng tăng dần và trở thành đặc trưng của chữ Lệ

Trang 12

Chữ Lệ là cơ sở của chữ Khải sau này, và nó đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử của chữ Hán Đó là giai đoạn 古 文 字 Cổ văn tự (văn tự cổ) chuyển sang giai đoạn 今 文 字 Kim văn tự (văn tự đến nay còn dùng) Lệ Thư có thể coi là cơ sở trong việc phân biệt Cổ văn tự và Kim văn tự

 Khải Thư: 楷 書 Đây là dạng chữ bắt đầu xuất hiện vào gần cuối đời nhà Hán và lưu hành mãi cho đến ngày hôm nay Vì chữ Khải được viết trong ô vuông quy ước ngay ngắn, cân đối, nét viết thẳng đẹp – Ngang bằng sổ thẳng – đáng được coi là chuẩn mực nên được gọi là Khải Thư, Chính Thư hoặc Chân Thư Nhiều nhà thư pháp của các thế hệ đã trở nên nổi tiếng nhờ viết loại chữ này

Chữ Chân sau trở thành tên gọi của chữ Khải, và người ta cũng dựa vào chữ Chân để đếm nét của chữ Do chữ Chân xuất hiện vào đời Hán, đời Hán cũng là thời đại thống nhất Trung Nguyên với cục diện quốc gia hoàn chỉnh và lâu dài nên dân tộc sống trên đất nước Trung Hoa xưng là Hán tộc và chữ viết họ dùng từ đó gọi chung là chữ Hán (Hán tự) Khi chữ Hán truyền sang Việt Nam, bắt đầu từ nhà Hán nên ta cũng gọi nó là chữ Hán

 Thảo Thư: 草 書 Thảo thư xuất hiện vào khoảng đầu nhà Hán Loại chữ này thực chất là chữ Khải, và sớm hơn cả chữ Khải, nó là biến thể của chữ Lệ, theo lối viết nhanh nên còn gọi là “Thảo lệ”, sau gọi là “Chương thảo”

Khi chữ Khải hoàn thiện, nó thoát ly hẳn dấu vết của chữ Lệ còn sót lại trong Chương thảo để hình thành một loại chữ có nét bút viết liền nhau, bộ thủ vay mượn lẫn nhau, gọi là 今 草 Kim thảo Vào đời Đường còn xuất hiện một lối viết chữ phóng túng, khó đọc, xuất phát từ chữ Thảo, gọi là “Cuồng Thảo” Ngày nay chữ gọi là Thảo thư chính là Kim thảo Chữ này cũng làm cơ sở cho chữ cái mượn chữ Hán đọc theo

âm của tiếng Nhật là Hiragana (日 文 平 假 名 Nhật văn bình giả danh)

 Hành Thư: 行 書 Đây là một dạng chữ nằm giữa Khải thư và Thảo thư, được sử dụng phổ biến trong thời Tam Quốc và thời nhà Tần Lối Hành viết nhanh hơn Chân mà chậm hơn Thảo – viết nhanh mà đọc dễ, nên quần chúng rất ưa thích

Trong Hành Thư, nếu lối viết chân nhiều hơn lối viết thảo thì gọi là “Hành khải”, nếu lối viết thảo nhiều hơn lối viết chân thì gọi là “Hành thảo”, nhưng rất khó

có một ranh giới rõ ràng về những dạng chữ này Hành thư đã tạo nên danh viết chữ đẹp cho nhiều người trong làng Nho học

 Chữ Giản Thể: 簡 體 字

Đây là dạng chữ được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc đưa ra vào năm 1956 và hiện nay dạng chữ này chủ yếu thông dụng ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chữ Giản Thể thực ra được sử dụng từ khá sớm để viết nhanh và thay đổi hình thể chữ Hán, như chữ Tiểu Triện do giản thể chữ Đại Triện Chữ giản thể Trung Hoa hiện nay là 2.274 chữ do đơn giản chữ Khải theo lối “Thảo thư Khải hóa” Và như vậy,

hệ thống chữ viết Trung Hoa ngày nay tồn tại cả chữ Giản thể và chữ chưa giản thể

Trang 13

Chữ Giản thể là chữ bớt nét từ chữ Khải, chữ giữ nguyên chính là chữ Khải chân phương, gọi nó là Phồn thể

1.2.2 Chữ Hán nhìn từ góc độ cấu tạo chữ - Lục thư

Nếu xem xét chữ Hán từ góc độ thư pháp, tức chú trọng vào cách viết, đường nét và hình thức của nó thì chưa đề cập đến phương diện ra đời của chữ Hán một cách khoa học Ngữ học Trung Hoa truyền thống đã xem xét lịch sử chữ Hán theo cấu tạo

chữ, tức cấu tạo chữ gồm sáu cách, gọi đó là Lục thư Thực ra thì Lục thư cũng chính

là tính chất của chữ Hán, bởi nó giải thích (Thuyết văn giải tự) chữ Hán trên cơ sở hình

họa và ý âm Cụ thể, ngay thế kỷ đầu của Công nguyên, 許 慎 Hứa Thận đã trình bày

Lục thư trong Thuyết văn giải tự gồm: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú

và Hình thanh Từ đó đã có khá nhiều nhà nghiên cứu về Lục thư – nghiên cứu chữ

Hán Khảo qua lịch sử nghiên cứu đó, chúng tôi thấy rằng có khá nhiều cách sắp xếp

và tên gọi của chúng cũng không thống nhất Lục thư trước hết là cách phân loại chữ

Hán có tác dụng giải thích kết cấu của chữ, đồng thời do được khái quát từ thực tế sử dụng chữ Hán, trong những chừng mực nhất định, chúng lại là cách tạo chữ Hán để xây dựng các chữ mới Trong sáu phép cấu tạo chữ Hán ấy, các phép: Tượng hình, Chỉ

sự, Hội ý, Hình thanh là những phép tạo chữ, còn Chuyển chú, Giả tá là các phép dùng chữ

Ở đây chúng tôi trình bày theo quan điểm của tác giả Hứa Thận trong “Thuyết văn giải tự”

* Tượng hình: 像 形

- Khái niệm:

Chữ tượng hình là những chữ vẽ theo vật thực, nét chữ quanh co, uốn lượn theo hình thể vật thực

Ví dụ: Thấy mặt trời tròn, muốn biểu thị từ “mặt trời”, người Trung Hoa cổ đã

vẽ một hình tròn hoặc gần tròn luôn luôn khép kín với một vạch ở chính giữa tượng trưng cho ánh sáng, về sau đổi thành hình vuông cho dễ viết

- Kết cấu và cách thể hiện:

Về mặt kết cấu có thể chia chữ tượng hình thành ba loại và được thể hiện như sau:

+ Loại đơn:

→ “Nhân” [人: người] (vẽ hình người đang đứng)

→ “Trúc” [竹: tre, trúc] (mô phỏng dáng mềm mỏng của cây trúc)

+ Loại kép: có nhiều vật thể, nếu chỉ vẽ riêng vật ấy thì dễ gây nhầm lẫn Để rõ

nghĩa người ta vẽ thêm một số yếu tố để phân biệt

→ “Mi” [眉: lông mày] do lông mày + 目 Mục: mắt

+ Loại chuyển hóa:

→ “Hộ” [戶: cửa một cánh] chuyển thành “Môn” [ : cửa hai

cánh]

→ “Qua” [戈: gươm giáo] chuyển thành “Ngã” [我: ta, tôi]

Trang 14

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: ghi được hầu hết những từ nằm trong vốn từ cơ bản của Hán ngữ

cổ đại, là cơ sở để tạo ra những chữ thuộc loại khác (đặc biệt là hai loại chữ: chữ hội ý

Chữ Chỉ Sự là loại chữ khi ta nhìn các nét thấy có ngụ một ý gì Thực tế,

có nhiều sự vật, động tác, hiện tượng không sao vẽ theo lối Tượng hình được Giả sử nếu có vẽ được thì cũng kém phần chính xác, dễ hiểu lầm hoặc quá rườm rà, phức tạp

Vì vậy, loại chữ Chỉ Sự ra đời để biểu thị những sự vật, hiện tượng, động tác khó vẽ ra được Chữ Chỉ sự còn được gọi là Tượng Sự 象 事 hay Xử Sự 處 事

+ Chữ ghép: gồm hai đơn vị hình thể được chia thành hai loại:

 Kí hiệu kết hợp với ký hiệu

Ví dụ: chữ “thượng” [上: trên]

chữ “hạ” [下: dưới, thấp bé]

 Kí hiệu ghép với chữ tượng hình

Ví dụ: Muốn có từ chỉ ngọn cây, người ta mượn chữ “mộc” [木: cây] vẽ thêm

một nét dài hơn ở gần đầu nét sổ (phía ngọn) là ra đời chữ “mạt” [末: ngọn cây]

Tương tự, nếu vẽ thêm một ký hiệu ngắn ở gần cuối nét sổ dài (phía gốc) thì ta có chữ “bản” [本: gốc cây]

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: khá linh hoạt trong cách tạo chữ

+ Nhược điểm: không ghi được những chữ mang ý nghĩa nội hàm, rất nhiều hiện tượng, sự vật mà biện pháp Chỉ Sự không thể giải thích được Chính vì thế, trong kho văn tự Hán, chữ Chỉ Sự chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ

* Hội ý: 會 意

- Khái niệm:

Chữ hội ý là chữ hợp các phần mà thấy được nghĩa Chữ Hội ý còn được gọi là Tượng Ý 象 意 Chữ Hội ý là chữ kết hợp chữ này với chữ kia để tạo ra một nghĩa mới ghi được ý nghĩa nội hàm của chúng

Trang 15

Ví dụ: Với ý nghĩa là mặt trời là vật sáng nhất ban ngày, mặt trăng là vật sáng

nhất ban đêm, người ta đã ghép hai chữ “nhật” [日: mặt trời] và “nguyệt” [月: mặt trăng] lại với nhau tạo thành chữ “minh” [明: sáng],…

 Ghép hai hoặc nhiều chữ khác nhau để chỉ mối liên quan

Ví dụ: chữ “văn” [聞: nghe] – là do “môn” [門: cửa hai cánh] + “nhĩ” [耳: tai]

chữ “vũ” [武: vũ lực] – là do “chỉ” [止: ngăn trở] + “qua” [戈: gươm giáo]

 Ghép hai chữ khác nhau ngụ ý giải thích

Ví dụ: chữ “tiêm” [尖: nhọn] – là do “tiểu” [小: nhỏ] + “đại” [大: lớn], hàm ý là

gốc to, ngọn nhỏ thì nhọn

chữ “phân” [分: chia ra] – là do “bát” [八: tám] + “đao” [刀: dao] hàm ý

là dao chia thì nhỏ ra

 Ghép hai chữ khác nhau chỉ quan hệ hỗn hợp

Ví dụ: chữ “hảo” [好: tốt đẹp] – do “nữ” [女: gái] + “tử” [子: trai]

chữ “miêu” [苗: lúa non] – do “thảo” [草: cỏ] + “điền” [田: ruộng]

+ Hội ý biến lệ: là một loại chữ khi kết hợp, một trong những thành tố có thể bị

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: ghi được những từ có ý nghĩa nội hàm mà chữ Hán không ghi được kết hợp phong phú linh hoạt các chữ

+ Nhược điểm: gây khó khăn khi sử dụng vì có nhiều hình thức ghép

* Giả tá: 假 借

- Khái niệm:

Giả Tá là loại chữ “vốn không có chữ nhờ thanh mà gửi tự” Giả tá là vay

mượn chữ này để viết chữ kia trên cơ sở đồng âm (chủ yếu vay mượn chữ Tượng hình

Trang 16

và chữ Hội ý) Chữ Giả tá là những ký hiệu ghi âm đơn thuần Chữ Giả tá là loại chữ tạo chữ mà không thêm chữ nhằm thể hiện những từ chưa có chữ

- Kết cấu và cách thể hiện:

Người Trung Hoa cổ dựa vào biện pháp “tạo chữ mà không thêm chữ” đã

ghép thành hai từ (hoặc nhiều từ), mặc dù có ý nghĩa khác nhau cũng vẫn được ghi lại bằng ô vuông miễn là kết cấu ngữ âm của từ đó và âm đọc của ô vuông kia giống nhau Dựa vào những từ đã có sẵn, có âm đọc tương đồng với kết cấu ngữ âm của những từ chưa có chữ để vay mượn Với cấu tạo này những từ mới xuất hiện có ngay chữ để ghi lại

Chữ Giả tá có hai loại:

+ Thuần giả tá:

Ví dụ: chữ “ô” [烏: than ôi] có nghĩa gốc là con quạ

chữ “vạn” [萬: 10.000, muôn] có nghĩa gốc là con bò cạp,…

+ Chữ Giả tá với ký hiệu phân biệt:

Ví dụ: chữ “hà” [何: hỏi] nếu thêm bộ thảo ở trên sẽ thành chữ “hà” [苛: hoa

sen],…

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: tạo cơ sở, nền tảng cho chữ hình thanh Cơ sở để mượn chữ rất linh hoạt không theo một nguyên tắc nhất định Phạm vi ứng dụng của chữ Giả tá rất lớn Chữ Giả tá có thể ghi lại toàn bộ từ vựng của Hán ngữ không cần tính đến ý nghĩa nội hàm hoặc chức năng ngữ pháp của từ đó xác định về nghĩa

+ Nhược điểm: gây ra hiện tượng nhiều nghĩa khó nhớ Dễ gây nhầm lẫn trong quá trình nghe hiểu

* Chuyển chú: 轉 注

- Khái niệm:

Chuyển chú là loại chữ cho thấy sự hình thành của những cặp chữ khác nhau về hình thể và âm đọc nhưng giống nhau (hoặc gần giống nhau) về nghĩa Đây là một hình thức sinh sôi nảy nở của chữ viết, có nghĩa là một chữ nào đó do thay đổi về

ý nghĩa dẫn đến thay đổi về hình thể, từ đó nảy sinh ra chữ mới Chuyển chú không phải là sự thuyết minh về kết cấu hình thể của chữ Hán đơn lẻ mà là một loại hình gắn

Trang 17

+ Chữ cùng thanh hay cùng vần:

Ví dụ: chữ “lão” [老: già] chuyển chú cho “khảo” [考: già]

chữ “nghịch” [逆: đón, ngược] chuyển chú cho “nghênh” [迎: đón],…

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: giải thích được nhiều chữ có liên quan với nhau

+ Nhược điểm: có nhiều chữ cùng một nghĩa dễ gây nhầm lẫn trong quá trình nhớ chữ để phân biệt chữ

* Hình thanh: 形 聲

- Khái niệm:

Chữ Hình thanh là chữ kết hợp cả hai xu hướng biểu ý và biểu âm, trong cách cấu tạo bao giờ cũng gồm hai bộ phận: bộ phận chỉ ý của chữ gọi là hình, bộ phận chỉ của âm đọc gọi là thanh Bộ phận chỉ ý thường là một chữ đơn, gốc là chữ tượng hình Bộ phận chỉ âm có thể là một chữ đơn, cũng có thể là một chữ phức, gốc là chữ Chỉ sự, Hội ý…

- Phương thức cấu tạo và thể hiện:

+ Cấu tạo:

 Cấu tạo theo cách của chữ Giả tá, thêm ký hiệu chỉ ý vào chữ Giả tá, tạo

ra hàng loạt chữ mới thuộc loại Hình thanh

Ví dụ: chữ “nhận” [刃: lưỡi dao] nếu đem kết hợp với các chữ chỉ ý khác thì sẽ

cho nhiều nghĩa khác (“nhận” [牣: đông đúc], “nhận” [認: ít nói],…)

 Cấu tạo theo phương pháp thêm bộ phận chỉ hình vào một từ nhiều nghĩa

Ví dụ: chữ “cương” [岡: mạch núi] nếu đem kết hợp với các chữ là nhiệm vụ

chỉ ý sẽ cho ra những chữ với ý nghĩa mới khác (“cương” [崗: đồi núi], “cương” [鋼: sắt tinh luyện],…)

+ Cách thể hiện chỉ ý (hình) trong chữ Hình thanh: thường thì vị trí của hai

bộ phận hình và thanh ổn định, thể hiện theo sáu kiểu sắp xếp khá phổ biến tạo thành

ba cặp đối nhau:

 Hình (chỉ ý) bên trái, thanh (chỉ âm) bên phải

Ví dụ: chữ “nhận” [牣: đông đúc] – do chữ “ngưu” [牛: trâu, bò] bên trái chỉ ý

và “nhận” [刃: lưỡi dao] bên phải chỉ âm

 Hình (chỉ ý) bên phải, thanh (chỉ âm) bên trái

Ví dụ: chữ “cương” [剛: cứng rắn] – do chữ “đao” [刂: dao] bên phải chỉ ý và

“cương” [岡: mạch núi] bên trái chỉ âm

 Hình (chỉ ý) bên trên, thanh (chỉ âm) bên dưới

Ví dụ: chữ “mạ” [罵: chửi mắng, lăng nhục] – do chữ “võng” [网: lưới] bên trên

chỉ ý và “mã” [馬: ngựa] bên dưới chỉ âm

Trang 18

 Hình (chỉ ý) bên dưới, thanh (chỉ âm) bên trên

Ví dụ: chữ “trung” [忠: trung thành] – do chữ “tâm” [心: lòng] và “trung” [中:

ở giữa] bên trên chỉ âm

 Hình (chỉ ý) bên ngoài, thanh (chỉ âm) bên trong

Ví dụ: chữ “quốc” [國: nước] – do chữ “vi” [囗: vòng ngoài] bên ngoài chỉ ý và

“hoặc” [或: không cái này thì cái kia] bên trong chỉ âm

 Hình (chỉ ý) bên trong, thanh (chỉ âm) bên ngoài

Ví dụ: chữ “phượng” [鳳: chim phụng trống] – do chữ “điểu” [鳥: chim] bên

trong chỉ ý và “phàm” [凡: đại khái, thông thường] bên ngoài chỉ âm

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: chữ Hình thanh là loại chữ dễ ghi nhận, dễ hệ thống hóa hơn tất cả các loại chữ khác, tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận và chiếm lĩnh kho văn tự chữ Hán một cách dễ dàng hơn

 Đôi khi có trường hợp, cùng một âm đọc, một ý nghĩa nhưng lại có nhiều cách viết khác nhau gây khó khăn cho việc nhận thức và sử dụng văn tự

[2, tr14 – 23]

1.3 Quá trình hình thành chữ Hán ở Việt Nam:

* Nguyên nhân chữ Hán du nhập vào Việt Nam:

Trong buổi đầu của xã hội, có thể chúng ta chưa có chữ viết Nhưng trải qua một quá trình lịch sử lâu dài cùng với những thành tựu mà xã hội Văn Lang – Âu Lạc

đạt được cộng với sử sách của ta và Trung Hoa, ta hoàn toàn có thể tin tưởng: Một hệ thống chữ viết của ta đã ra đời dưới dạng thức nào đó

Theo Thánh Tông di thảo ở thiên Mộng ký có nhắc đến một tờ tâu viết bằng chữ

bản địa, hình dạng ngoằn nghèo nhà vua không đọc được, quần thần cũng không đọc được, sau có thần nhân báo mộng cho biết đó là thứ chữ cổ của nước Nam, ở miền rừng núi còn có người đọc được

Theo sách Tiền Hán thư (Ban Cố soạn): Đời Đào Đường (khoảng thiên niên kỉ

thứ II TCN) có họ Việt Thường ở phương Nam cử sứ bộ vào triều biếu con rùa thần,

có lẽ sống đến nghìn năm, trên lưng nó có khắc chữ như nòng nọc, vua Nghiêu sai chép lại gọi là Quy dịch

Như vậy, cả hai tài liệu trên đều nhắc đến CHỮ CỔ CỦA NGƯỜI VIỆT với

cùng đặc điểm ngoằn nghèo như con nòng nọc

Như những giả thiết ở trên, cho rằng chúng ta đã có chữ viết riêng ngay buổi

Trang 19

đầu hình thành dân tộc thì chữ Hán vào Việt Nam ta vào khoảng thời kì Bắc thuộc (111TCN – 938) Xét về nguyên nhân thì có mấy nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chữ viết của người Việt ta ngay buổi ban sơ ấy chắc chắn không được phổ biến rộng rãi, điều này có thể nhìn thấy thông qua đời sống của một số quốc gia cổ đại

Ta biết, chữ viết dù là công cụ giao tiếp và sáng tạo của quần chúng nhưng nó vẫn thuộc thượng tầng kiến trúc Tức là chỉ một số người nhất định sử dụng được và truyền thông cho nhau Và vì vậy, một lớp đông những người thuộc tầng lớp bình dân không biết chữ Do rễ của chữ Việt cổ ta không bám sâu vào quần chúng nên mất vững vàng trước cơn gió mạnh phương Bắc cũng là điểu dễ hiểu

- Người Việt ta phải đương đầu chống trả sự xâm lăng của các đế chế Trung Hoa, nên họ chỉ lo giữ gìn cương thổ, chứ không thể nào lưu giữ nổi chữ viết của tổ tiên Ngoài ra, muốn ngoại giao tốt với người Trung Hoa để thuyết phục làm lợi điều

gì đó cho dân tộc, những chí sĩ (rất ít) không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài chữ Hán để thực hiện Mặt khác, bọn xâm lược phương Bắc quyết tâm thực hiện chiến lược đồng hóa người Nam ta Họ muốn xóa bỏ mọi phong tục, tập quán, những thành quả văn hóa, cả tiếng nói và chữ viết Về tiếng nói, chúng không thể làm thay đổi được Lý do đơn giản là chúng không thể cấm người Nam giao tiếp với nhau, mà người Nam chỉ giao tiếp bằng tiếng Nam – tiếng nói của một dân tộc quật cường, quả cảm Về chữ viết, như đã nói, để ngoại giao với bọn vua quan đất Bắc ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài chữ Hán Trí thức Việt Nam biết chữ Hán, muốn truyền dạy, lưu giữ những điều mình biết cho nhau hay cho hậu thế cũng truyền bằng chữ Hán

- Mức độ công cuộc đồng hóa của người phương Bắc lên tới đỉnh điểm khiến người Việt ta phải tiếp thu chữ Hán là do sự truyền bá tư tưởng Nho giáo và Phật giáo

Với những nguyên nhân như vậy, cộng với những ưu điểm nổi trội vốn có, chữ Hán đã dần dần du nhập và chiếm lĩnh ngôi thống soái của nền văn tự Việt Nam Tuy nhiên, đến khoảng thế kỷ thứ X (bắt đầu có văn học viết Việt Nam), tức trên dưới 10 thế kỷ du nhập, chữ Hán mới tìm được chỗ đứng của nó

* Những phương thức mà chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam:

Trong những cuộc xâm lăng liên tục và ồ ạt của các đế chế phương Bắc, chính sách “giáo hóa” người Nam cũng được thực hiện rầm rộ Mặt khác, sự xâm lăng của phương Bắc không chỉ có quân đội viễn chinh sang ta, mà còn có những cuộc di dân

Họ sinh sống trên lãnh thổ của ta và mang theo những tín ngưỡng thần linh và “chữ viết ô vuông” sống xen lẫn cùng nhân dân ta Cuộc “hội tụ” Bắc Nam này kéo dài nhiều thế hệ đã làm cho nhiều giá trị văn hóa tinh thần trộn lẫn vào nhau, trong đó có chữ viết Tuy vậy, trong công cuộc đồng hóa suốt ngàn năm lịch sử ấy, số người Việt Nam tinh thông chữ Hán mà sử sách còn lưu danh lại không nhiều Như vậy, có nghĩa

là không phải ngay từ đầu nhân dân ta đã ủng hộ chữ Hán, xem nó là văn tự chính thống của dân tộc

Song hành với cuộc xâm lược, tư tưởng Nho giáo cũng được truyền sang Việt Nam ta Những tư tưởng Nho giáo khá phù hợp với thuần phong mĩ tục ta nên nó đã được tiếp nhận mau chóng Công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ tư tưởng Nho giáo ấy chính là chữ Hán Và nhờ vậy, chữ Hán dần dần chiếm lĩnh thị hiếu người Việt Những quyển sách kinh điển của Nho giáo được san định và giảng dạy rộng rãi trong nhân dân

Cùng thời gian này, những tư tưởng Phật học cũng được truyền bá sang ta từ hướng Bắc Các kinh kệ để răn dạy đệ tử, giáo hóa chúng sinh cũng được các tăng sư

Trang 20

thực hiện bằng chữ Hán Và việc dịch truyền kinh Phật bằng chữ Hán đã tạo đà phát triển mới cho chữ Hán Đạo Phật, kinh Phật thịnh hành vào thời Lý Trần

Như vậy, chữ Hán đã được tiếp nhận ở Việt Nam, nhưng nó không được phát

âm theo cách đọc của người Trung Quốc, mà đọc theo cách đọc của người Việt, phù hợp với âm ngữ phương nam Âm đọc chữ Hán của người Việt gọi là âm đọc Hán Việt Âm đọc Hán Việt này cơ bản đã đọc được toàn bộ hệ thống chữ Hán Sự sáng tạo

âm đọc Hán Việt này ông cha ta đã tạo được thế cân bằng văn hóa ngôn ngữ với Trung Quốc: cùng một hệ thống văn tự Hán, nhưng người Hán đọc theo âm Hán, người Việt đọc theo âm Hán Việt

Điều này thể hiện tinh thần tự chủ rất cao của ông cha ta Các âm đọc Hán Việt còn tồn tại đến ngày nay là âm đọc đã được xác định từ đời Trung Đường, âm đọc trước đó gọi là âm đọc Tiền Hán Việt [23, tr.1 – 4]

1.4 Đặc điểm của văn tự Hán:

Văn tự chữ Hán là một hệ thống chữ viết có lịch sử khá lâu đời, thoát thai từ hình vẽ Về cơ bản có những đặc điểm sau:

- Về mặt hình thể: chữ Hán là loại chữ đơn âm tiết Mỗi chữ tương đương với một tiếng, giống Tiếng Việt ta Cho nên đơn vị căn bản của chữ Hán là tự (chữ) Chữ

ấy được tạo bởi các nét và sắp xếp trong một ô vuông theo trật tự cố định Vì vậy, chữ Hán còn được gọi là chữ ô vuông

- Về mặt kết cấu: chữ Hán bao gồm văn và tự

+ Văn là những chữ đơn giản, độc thể

Ví dụ: chữ “nhân” [人: người], chữ “thượng” [上: trên], chữ “hạ” [下: dưới],…

Trang 21

Chữ Hán thuộc loại văn tự ý âm, tức khả năng biểu ý (ý nghĩa) và biểu

âm (âm đọc) có trong từng chữ (hình thể) một Đối với những chữ đơn giản (văn) được gia cấu theo phương pháp Tượng hình, Chỉ sự,…thì mỗi chữ có một âm đọc mang tính quy ước, tức người ta quy định hình thể đó phải đọc bằng âm đọc đó, và mỗi hình thể của nó lại mang một ý nghĩa nhất định

Ví dụ: chữ 木 là chữ tượng hình mô phỏng hình cái cây đứng nên ý nghĩa của

nó chỉ về cây cối Âm “mộc” của nó là do những người trong xã hội quy định

Đối với những chữ phức (tự) thì sự kết hợp ý âm chặt chẽ hơn Bởi mỗi

bộ phận cấu thành nên chữ phức là những chữ đơn, mà chữ đơn thì đã có quy định sẵn

về âm đọc và ý nghĩa, chỉ cần kết hợp ý âm đó theo một nguyên tắc nhất định là ta có một âm đọc mới và một ý nghĩa mới từ âm và ý của các chữ dùng để kết hợp

Ví dụ: hình thể 彳có âm đọc là xích với ý nghĩa là bước chân trái (dạng chữ đơn – văn); hình thể 亍 có âm đọc là xúc và ý nghĩa là bước chân phải Kết hợp 彳và 亍 ta

có hình thể là 行 và ý nghĩa chung là bước chân bên trái rồi bước chân bên phải, mà hai chân cùng bước là đi Nghĩa đi chính là nghĩa của chữ 行 với âm đọc quy ước là

“hành” Như vậy, hình thể 行 có âm đọc là hành do quy ước, còn ý nghĩa của nó là sự

kết hợp của 彳và亍 tạo nên nó

Do sự kết hợp chặt chẽ này nên người học dễ dàng phân biệt nắm bắt âm đọc và ý nghĩa của chữ Hán phức nếu biết chữ Hán đơn (đa phần là bộ thủ) Đồng thời cũng phân biệt được những đồng âm dị tự của chữ Hán

- Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ Hán và văn tự Hán: Trong mỗi chữ Hán chúng

ta thấy mỗi chữ (mỗi đơn vị văn tự - xét theo hình thể kết cấu) tương ứng với một âm tiết Do đó, mỗi chữ có thể là một từ như 人 nhân (người), 口 khẩu (miệng), hoặc có thể là một bộ phận của từ như 坡 pha (trong từ pha lê)

Từ những đặc điểm cơ bản trên của chữ Hán, chúng ta nhận ra rằng chữ Hán là một loại chữ rất khó nhớ và không thể không tránh khỏi việc gặp những khó khăn khi học loại chữ này Một trong những khó khăn là không thể ghép các chữ lại với nhau

mà bắt buộc người học phải học từng chữ một Nó không như chữ Quốc ngữ của chúng ta là loại chữ ráp vần theo mẫu tự La Tinh, tức là từ những mẫu chữ cái có sẵn, người Việt sẽ ghép chúng lại và thêm dấu thanh là có thể đọc được Nhưng với chữ Hán thì không thể ghép bộ này với bộ kia để cho ra chữ mà mỗi chữ là một đơn vị hình thể riêng biệt, người học bắt buộc phải học thuộc lòng từng chữ Điều đó đòi hỏi cần phải có một quá trình rèn luyện lâu dài mới có thể thông thạo chữ Hán Và bên cạnh

đó ta còn gặp những khó khăn khác (trình bày trong phần sau) Vậy làm sao để khắc phục những khó khăn ấy? Chúng ta phải có phương pháp thì học mới đạt kết quả tốt Khá nhiều phương pháp học nhớ chữ Hán có hiệu quả như: học theo cấu tạo chữ tượng hình, học theo đặc điểm chữ hình thanh, v.v… Và trong đó phương pháp Chiết tự được chúng tôi đề cập ở chương 3 là một trong những phương pháp rất hữu ích đối với người học

Trang 22

và muốn học chữ Hán Hiểu được tính thống nhất của chữ Hán sẽ là một nấc thang thuận lợi trên con đường đi đến sự thông hiểu chữ Hán Phần này chúng tôi trình bày

dựa theo quan điểm của ông Phạm Văn Khoái trích trong quyển “Một số vấn đề chữ

Hán thế kỷ XX”

2.1.1.1 Chữ Hán – một phương tiện siêu ngôn ngữ cho sự thống nhất:

không chỉ thể hiện đậm nét ở thời hiện đại mà có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử

Phương ngữ tiếng Hán thời cổ đã khá phức tạp Theo Phương ngôn, ở tiếng

Hán cổ đại (thời đầu Công nguyên) có hai vùng phương ngữ lớn: miền tây và miền đông Ranh giới cho sự phân chia này là dòng sông Phấn Hà Vai trò của phương ngữ miền tây lớn hơn phương ngữ miền đông và các trung tâm hành chính thời cổ đều nằm

ở miền tây như Tây An, Lạc Dương, Hàm Dương Giữa hai miền phương ngữ này có

một ngôn ngữ chung mà theo nhiều nhà nghiên cứu hiện đại, có lẽ đó là ngôn ngữ viết

Chính tư tưởng “thư đồng văn (viết cùng nét chữ)” mà Khổng Tử (551 tr CN – 479 tr

CN) đưa ra có chép trong Luận ngữ cho phép chúng ta nghĩ rằng, thời này người

Trung Quốc có khát vọng xây dựng ngôn ngữ chung, thể hiện ở dạng viết Vai trò cho

sự thống nhất này, rõ ràng do chữ Hán đảm nhiệm Khát vọng thống nhất về tư

tưởng cũng như sự thống nhất đất nước trên thực tế luôn được diễn đạt bằng định đề

“Thư đồng văn, xa đồng quỹ” (Viết cùng nét chữ, xe cùng cỡ trục) Đó cũng là cách

nói đầy hình ảnh khi xưa về thống nhất đất nước

Ranh giới tây – đông của bản đồ phương ngữ tiếng Hán hồi đầu Công nguyên

đã có những thay đổi vào các thế kỷ sau đó nên đã hình thành đối lập phương ngữ mới: đối lập bắc – nam và giới tuyến cho đối lập này là dòng sông Dương Tử Bản đồ phương ngữ Trung Quốc hiện đại cũng được hình thành trên cơ sở đối lập này Phương ngữ tiếng Hán các thế kỷ trung đại là một lực cản quá trình quản lý và thống nhất đất nước, khiến vua Ung Chính thời Thanh đã bắt quan lại phải học tiếng thủ đô Sau đó, tiếng này được gọi là “quan thoại” (ngôn ngữ của các ông quan) Tuy có khác biệt về phương ngữ nhưng đất nước Trung Quốc vẫn thống nhất nói chung Trong đó, trước

hết phải kể đến thống nhất về thông tin, thông báo Vai trò đó do chữ Hán và ngôn ngữ viết: văn ngôn đảm nhận Đến giai đoạn hiện đại, chữ Hán vẫn đóng vai trò thống

Trang 23

nhất thông tin, thông báo, tạo thống nhất trong quản lý nhà nước Chữ Hán đảm nhận được vai trò này vì nó là hệ thống văn tự biểu ý, một chữ Hán có thể chấp nhận nhiều

âm đọc (âm đọc theo phương ngữ, âm theo cách đọc văn học…) nhưng vẫn có cách hiểu nội dung thống nhất Như vậy, cùng với ngôn ngữ viết do chữ Hán cố định, bản thân chữ Hán cũng trở thành phương tiện siêu ngôn ngữ, đảm bảo sự thống nhất của mọi thông tin, thông báo ở dạng viết

Như thế, chữ Hán trở thành một những công cụ đảm bảo sự thống nhất của Trung Quốc cả trong quá khứ lẫn trong hiện tại Chính vì điều này, các triều đại Trung Quốc khi xưa và nhà nước Trung Quốc hiện đại (dưới thời Trung Hoa Dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) luôn coi trọng chữ Hán Thống nhất đất nước luôn đi liền với thống nhất chữ viết Hoạt động của nhà Tần về phương diện thống nhất ngôn

ngữ - văn tự đã tạo nên những bộ sách chuẩn chữ Hán được gọi là Tam Thương…

Hoạt động chuẩn chính tả mà thực chất là hoạt động thống nhất nhà nước ở thời Thanh

đã ra đời bộ Khang Hy tự điển, một bộ tự điển được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực

tiếp của vua Khang Hy, ra đời năm 1716 Viết đúng chữ Hán theo chuẩn nhà nước quy định là điều bắt buộc với bất kỳ thí sinh nào khi đi thi Qua đó, chúng ta thấy được tính thống nhất của chữ Hán cao như thế nào Chính khả năng này đã làm chữ Hán thành biểu tượng cho sự thống nhất nhà nước

2.1.1.2 Chữ Hán – phương tiện thống nhất văn hóa:

Trung Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời Nhiều giá trị văn hóa [Các thiết chế tổ chức nhà nước, văn hóa dân gian, văn hóa ngôn từ, trước tác của các trào lưu tư

tưởng (bách gia), tôn giáo, học thuật…] đều viết bằng chữ Hán, tạo nên giá trị Trung

Quốc Tuy các văn bản ấy đã xa cách thời hiện đại mấy ngàn năm, nhưng người hiện đại nhìn đọc chúng vẫn còn hiểu được, văn hóa Trung Quốc vẫn thống nhất từ ngàn xưa cho đến bây giờ Điều ấy có được chính là nhờ chữ Hán Đây là chỗ dựa cho những ai ủng hộ chữ Hán trong trào lưu cải cách văn tự Cải cách văn tự, chuyển sang chữ cái bị coi là đòn trí mạng, đánh thẳng vào văn hóa Trung Hoa truyền thống, khai

tử nền văn hóa này Những ai tiếp nhận cải cách văn tự sẽ không đọc nổi sách vở của

người xưa nữa Câu hỏi “Văn hóa Trung Hoa sẽ như thế nào nếu cải cách văn tự?”

đã là câu hỏi được đặt ra một cách thường xuyên, đồng thời cũng đã trở thành một trong những chỗ dựa vững chắc nhất cho những ai chống văn tự chữ cái Những người này coi cuộc đấu tranh chống lại văn tự chữ cái là cuộc đấu tranh vì nền văn hóa Trung Hoa thống nhất từ truyền thống đến hiện đại

Tư tưởng coi chữ Hán là cao quý, coi thường các loại văn tự ghi âm đã có ở một

số nhà ngữ văn học Trung Quốc thời cổ và hay được giải thích bằng quan niệm mang tính phê phán, quy cho các nhà ngữ văn này có tư tưởng trọng Hoa Hạ, khinh man di Tất nhiên, tư tưởng nước lớn, đầu óc kỳ thị chủng tộc là đáng phê phán, song chúng ta phải thấy rằng - chữ Hán, tự bản chất của mình, nó là lợi khí đảm bảo thống nhất và liên tục về văn hóa của Trung Quốc Truyền thống văn hóa Trung Quốc sâu đậm đã được củng cố, lưu giữ, thống nhất, phổ biến…chính là nhờ chữ Hán Phong trào văn tự chữ cái ở Trung Quốc thế kỷ XX diễn ra với bầu nhiệt huyết của biết bao người Trung Quốc muốn đẩy Trung Quốc tiến nhanh vào quỹ đạo hiện đại, thế mà chỉ thu được những kết quả hết sức khiêm tốn, chính là do sức mạnh văn hóa của chữ Hán đối với Trung Quốc quá lớn, không một hệ thống văn tự chữ cái nào có thể sánh nổi Sức mạnh văn hóa này của chữ Hán lại được củng cố ở 2 truyền thống ngôn ngữ văn học:

Văn ngôn và bạch thoại Trong khi đó, văn tự chữ cái ở Trung Quốc, cho đến giờ, vẫn

Trang 24

chưa có một truyền thống ngôn ngữ văn học nào có thể cạnh tranh với hai ngôn ngữ văn học viết bằng chữ Hán đó được

Nói đến tính thống nhất về văn hóa của chữ Hán mà nhờ đó văn hóa Trung Hoa thống nhất từ ngàn xưa cho đến tận hôm nay, tức là chúng ta mới đề cập đến tính xuyên thời gian của nó Chữ Hán lại còn mang tính siêu không gian Trong lịch sử, chữ Hán đã từng vượt lưu vực sông Hoàng Hà tiến về miền đông và miền nam của Trung Quốc, chữ Hán còn vượt cả khu vực của người Hán đi vào vùng các dân tộc ít người và định cư tại đó Chữ Hán lại vượt khỏi biên giới Trung Quốc mà đi vào các khu vực khác không phải là đất của Trung Quốc… Tất cả những điều đó nói lên tính trùm phủ cả chiều không gian lẫn thời gian của chữ Hán Chữ Hán không chỉ là phương tiện lưu giữ văn hóa chính cống của người Trung Quốc mà còn là phương tiện

để người Trung Quốc tiếp xúc và thu nhận các giá trị văn hóa bên ngoài Ta thấy rõ điều này qua hai lần đổi mới văn hóa lớn nhất của Trung Quốc trong lịch sử Lần thứ nhất, do tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ và văn hóa Phật giáo Văn hóa Phật giáo thâm nhập sâu vào Trung Quốc từ thế kỷ II, một phần quan trọng cũng nhờ vào chữ Hán Các văn bản kinh Phật đầu tiên được dịch ra tiếng Hán, tự nhiên cũng được ghi bằng chữ Hán Tiếp xúc với văn hóa Phật giáo đã làm cho văn hóa Trung Quốc được đổi mới, sau đó đã phát triển rực rỡ mà văn hóa thời Đường – Tống là những đỉnh cao Tất

cả những thành tựu ấy, giá trị ấy đều được ghi bằng chữ Hán Lần mở mang văn hóa thứ hai do tiếp xúc với văn hóa của các nước phương Tây (Âu – Mỹ) và văn hóa thế giới hiện đại Chữ Hán đóng vai trò là công cụ khải mông văn hóa hiện đại Tư tưởng khoa học, cách tổ chức nhà nước hiện đại, các thành tựu xây dựng kinh tế hiện đại của

cả thế giới cũng đã được người Trung Quốc tiếp thu bằng chữ Hán Chữ Hán trở thành nhân tố nâng cao trí tính của người Trung Quốc Công cuộc hoàn thiện chữ Hán giai đoạn hiện đại chỉ nhằm làm cho nó thích ứng hơn nữa, phục vụ Bốn hiện đại hóa nhiều

hơn nữa đã được xem là Hiện đại hóa thứ năm của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa

trong giai đoạn hiện nay Thử xem với các sức mạnh ấy, liệu có hệ thống văn tự nào

đủ sức cạnh tranh với chữ Hán ở Trung Quốc? [11, tr.88 93]

Tóm lại, chữ Hán là loại chữ tiêu biểu cho văn hóa Trung Hoa và nó còn là dấu hiệu cho sự thống nhất văn hóa ở những khu vực sử dụng nó Chữ Hán là lợi khí cho việc truyền bá và lưu giữ văn hóa không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở một loạt nước khác như Nhật Bản, Triều Tiên,…và trong đó có Việt Nam chúng ta Nhiều nước và các dân tộc láng giềng Trung Quốc không chỉ sử dụng và vay mượn chữ Hán mà khi xây dựng văn tự cho dân tộc mình, họ đã chịu ảnh hưởng các nguyên tắc và kết cấu của chữ Hán

2.1.2 Sức hấp dẫn của chữ Hán:

2.1.2.1 Chữ Hán giàu tính biểu tượng:

Chữ Hán vốn thoát thai từ đồ họa (hình vẽ), phát triển từ đồ họa văn tự (chữ hình vẽ) đến hình thanh văn tự (chữ hình thanh) Nhưng những ký tự Hán chỉ dừng lại

ở âm tiết, chưa phát triển đến các ký tự âm tố, do đó mà chữ Hán chưa thoát ra khỏi loại chữ ghi nghĩa để chuyển thành chữ ghi âm Nhìn vào bất kỳ một ký tự Hán nào, hầu như chúng ta đều có thể liên tưởng đến ý nghĩa biểu tượng của một sự vật, nhất là

Trang 25

những chữ thuộc loại Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý hoặc Hình thanh (theo cách phân loại của Hứa Thận)

Điều liên tưởng này hoàn toàn không xảy ra đối với những loại chữ ghi âm như chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, chữ Nga…chẳng hạn Vì vậy có thể nói tính biểu tượng là đặc trưng của chữ Hán

2.1.2.2 Tính “phổ biến” của chữ Hán:

Chữ Hán mang đậm tính chất ghi nghĩa, ký tự Hán không quan hệ mật thiết với

âm thanh Một ký tự Hán biểu đạt một nghĩa nhưng có thể đọc theo nhiều cách, tùy theo quy ước của từng dân tộc, thậm chí theo từng vùng khác nhau

Nhờ tính phổ biến này mà chữ Hán dù cho là một chữ khó học, nhưng vẫn tồn tại qua mấy ngàn năm trên một đất nước đa dân tộc hơn một tỷ dân mà không hề bị chữ ghi âm thay thế Điều này cũng cắt nghĩa tại sao chữ Hán còn vượt cả biên giới quê hương của mình để đến với các nước láng giềng như Việt Nam, Nhật Bản,…hơn nữa còn làm cầu nối để đưa các yếu tố tiếng Hán du nhập vào ngôn ngữ các nước láng giềng một cách dễ dàng Đó chính là tính phổ biến của chữ Hán

2.1.2.3 Tính “trường cửu” của chữ Hán:

Tính trường cửu của chữ Hán được biểu hiện ở hai phương diện: ngoại hình và

ý nghĩa

Về ngoại hình, chữ Hán tuy có thay đổi tự dạng qua nhiều lối viết khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn là loại chữ có nhiều dấu ấn của đồ họa từ thời nguyên thủy Về ý nghĩa, dù cho đến nay, ngữ nghĩa đã được mở rộng, nhưng ý nghĩa từ nguyên cơ bản vẫn được bảo lưu Dù cho âm đọc biến đổi ra sao mặc lòng, nghĩa cơ bản vẫn không hề thay đổi Người Hán hiện đại hay người Việt, người Nhật dù cho đọc thơ Đường theo mỗi lối riêng của mình, nhưng ý nghĩa, nội dung của bài thơ vẫn được hiểu như nhau Tính trường cửu này cũng không thể có đối với loại văn tự ghi âm, vì âm đọc thay đổi thì chữ cũng thay đổi theo

2.1.2.4 Tính “đặc trưng” khái quát:

Về hình dạng, tuy mỗi chữ Hán đều khuôn trong một ô vuông, song kỳ thực mỗi một ký tự lại có một hình dạng riêng Khi học thì khó viết khó nhớ, nhưng khi nhìn để nhận dạng thì lại dễ phân biệt hình thể của từng chữ Điều này phù hợp với quy luật nhận biết sự vật của thị giác con người Thực chất khi một người đọc sách, thông thường không ai đánh vần từng âm tiết, dù có đọc thành tiếng hay không thì người đọc cũng nhận biết mặt chữ qua thị giác với tổng thể hình dạng của từng chữ (âm tiết đối với ngôn ngữ đơn tiết tính, từ đối với ngôn ngữ biến đổi hình thái) mà thôi Điều này có thể ví như ta nhận biết người thân quen ở hình dạng cơ thể chứ không phải ở từng chi tiết

Cách nhận biết chữ Hán theo khuôn hình khái quát này, tạo cho người đọc chữ Hán, dù có cách phát âm khác nhau, đều có một cách đọc chung đó là đọc bằng mắt, không cần đọc bằng miệng Và nói chuyện với nhau bằng bút đàm thay cho cách hội thoại Đây cũng là một đặc trưng riêng của chữ Hán

Trang 26

2.1.2.5 Tính “huyền bí” của chữ Hán:

Có lẽ vì chữ Hán còn giữ nhiều dấu vết của hình vẽ và đậm ý nghĩa biểu tượng, mỗi ký tự Hán giống như một bức tranh tượng trưng thu nhỏ hoàn chỉnh, nên chữ Hán rất gây ấn tượng và gợi sự huyền bí trong ta

Mặt khác mỗi chữ Hán tuy hình dạng khác nhau, nhưng lại ở trong một khuôn vuông như nhau Điều này đã gây một ấn tượng cho người học khi nhìn vào một dòng chữ Hán, tưởng chừng như nhìn vào một tập hợp chỉnh tề của các sinh thể sống động

Vì thế gợi nên trong tâm thức người học cảm tưởng như những con chữ cũng có linh hồn Lại cũng phải nói thêm rằng: do chữ Hán mang tính ghi nghĩa, mỗi nghĩa mang một ký hiệu, kho chữ Hán trở nên quá nhiều, khiến cho không phải ai cũng biết hết được chữ Hán Để nhận biết và đọc thông chữ Hán không phải chỉ cần một số chữ cái hữu hạn như đối với các loại chữ ghi âm mà phải bỏ nhiều công phu, thậm chí cả đời người tưởng cũng chưa thuộc hết mặt các chữ Hán Phải chăng đây cũng thêm một lý

do nữa gây cho ta cảm giác choáng ngợp trước biển chữ Hán, khiến cho chữ Hán trở thành một thứ linh tự chứa đầy tính huyền bí tôn giáo mà bản thân văn tự vốn không

2.1.2.6 Tính “thẩm mỹ” của chữ Hán:

Chữ Hán có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 3.500 năm với những biến đổi lớn

về tự dạng Chữ Hán không chỉ là công cụ cố định tiếng Hán mà còn là một trong những phương tiện thẩm mỹ Người học phải nắm vững các nét chữ, các quy tắc viết chữ Hán thì mới có thể viết đúng và viết đẹp Chữ Hán thường được gọi là chữ khối vuông, mỗi một chữ được viết trong một khối vuông mặc dù số nét của từng chữ có thể khác nhau Trên bề mặt một văn bản, chữ Hán được sắp xếp bình quân về mặt không gian, tức là một chữ (字) bất kể nhiều nét hay ít nét đều chiếm một ô vuông Các chữ đơn giản như: 一, 人, 下, 上, tuy không chia ra thành các phần nhưng phải chú ý phân bố các nét tương đối đều đặn cân đối Các chữ phức tạp do các bộ và các chữ Hán đơn giản ghép thành thì khi viết phải chú ý sao cho các thành tố ấy được sắp xếp theo một tỷ lệ thỏa đáng để chữ không dài quá hoặc bè ra quá, thậm chí có thể nhầm với 2 hoặc 3 chữ

Cấu trúc thẩm mỹ của chữ Hán quyết định ở nét bút và tính cân đối của nó Chính vì có một cấu trúc thẩm mỹ nên từ lâu đã có thuật viết chữ đẹp, tạo nên nghệ thuật thư pháp đặc sắc Nghệ thuật viết chữ Hán (nghệ thuật thư pháp) của người Trung Quốc và của những nơi dùng nó trở thành môn học cho bất kỳ ai đi học và viết chữ Hán trở thành đề tài cho sự sáng tạo nghệ thuật đối với những người khéo viết:

“Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay” để cho mọi người xung quanh phải “Tấm tắc ngợi khen tài”

Ứng dụng cấu trúc thẩm mỹ đó mà từ xưa đến nay không ít người đã dùng chữ Hán để trang trí vì nó vừa mang dáng dấp cổ điển lại vừa mang sắc thái văn hóa cao sang Chẳng hạn như: tên các bia ở Văn Miếu (tiêu đề của bia) thường được khắc bằng

chữ Triện, lòng bia thường được khắc bằng chữ Chân… Gần gũi hơn là những câu đối

Tết chữ Hán Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp ở rất nhiều đồ gỗ trang trí nội thất có chạm trổ chữ Hán, v.v…

Trang 27

Cấu trúc thẩm mĩ của chữ Hán tạo nên một sức hấp dẫn riêng gây hứng thú đối với người học Có thể nói, cấu trúc thẩm mỹ của chữ Hán là một nguồn sống nuôi dưỡng chữ Hán phát triển Bên cạnh đó thì tính thẩm mỹ, đặc trưng chuyên biệt của chữ Hán làm cho nó trở thành dấu hiệu cho sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước khác, giữa Đông Á – vùng đã và đang dùng chữ Hán với các phần còn lại của thế giới, tạo nên khu vực đồng văn Đông Á

2.1.2.7 Khi đã nhớ mặt chữ thì khó quên được ý nghĩa:

Học chữ Hán có một khó khăn rất lớn là khó nhớ mặt chữ Nhưng nếu cần cù, siêng năng và có phương pháp học tốt thì việc nhớ mặt chữ cũng không phải là khó khăn quá lớn không thể vượt qua Điều quan trọng là người học sau khi đã nhớ mặt chữ của một từ thì khó mà quên được ý nghĩa của nó

Như vậy, mỗi chữ Hán đều có tính chất sống động riêng Mỗi chữ dường như

có tính chất sống động hơn chữ của phương Tây Nếu đọc một bài thơ chữ Hán thì chúng ta sẽ cảm thấy có ý nghĩa hơn, thú vị hơn khi đọc cũng bài thơ đó phiên âm ra chữ quốc ngữ Và điều quan trọng đối với người học đó là việc khó quên ý nghĩa của chữ sẽ tạo nên sự cuốn hút trong việc học thêm nhiều chữ mới

2.1.3 Chữ Hán không hoàn toàn khó học:

Mọi người thường có quan niệm là chữ Hán rất khó học Thật ra thì không hoàn toàn đúng vì những lí do sau đây:

* Chữ Hán là công cụ hữu hiệu để phân biệt đồng âm ở dạng viết Chẳng hạn, nhờ có chữ Hán nên cùng âm “đông”, người ta nhận ra sự khác biệt giữa 東 đông – phương đông, 冬 đông – mùa đông…

* Nếu so sánh với việc học chữ Anh, thì chữ Hán có phần dễ học hơn Vì người học chữ Hán chỉ cần nhớ được khoảng 3 ngàn từ đơn là có thể đọc viết được các loại sách báo, tạp chí, trong khi người học chữ Anh thì cần phải nhớ đến 50 ngàn từ

* Trong đời sống hiện đại ngày nay với thông tin khoa học – kỹ thuật phát triển thì việc biên soạn và in ấn chữ Hán không còn khó khăn như xưa bởi sự trợ giúp của

Trang 28

máy vi tính Người thông thạo gõ chữ Hán có thể gõ được từ 60 ~ 200 chữ trong 1 phút Điều này đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho người dạy lẫn người học chữ Hán

* Rất nhiều người mới học tiếng Hoa đều cho rằng chữ Hán là khó khăn lớn nhất đối với họ Người học bước đầu hoàn toàn phải ghi nhớ máy móc từng chữ một nên cảm thấy chữ Hán sao mà khó viết, khó nhớ và dễ quên đến thế!

Thực ra, chữ Hán có mấy đặc điểm lớn về cấu tạo và hình thể như sau:

- Chữ Hán thường dùng chỉ có 2.500 chữ, trong đó gần 20 % là chữ đơn thể, trên 80 % là chữ hợp thể do hai hoặc trên hai chữ đơn thể hợp thành

- Chữ đơn thể tạo thành chữ hợp thể cơ bản tuân theo quy luật phối hợp biến đổi nhất định, điểm đáng chú ý nhất là chữ đơn thể làm hình bàng – còn gọi là bộ thủ - nói chung có một số vị trí cố định

- Hình thể chữ Hán tuy muôn hình muôn vẻ, nhưng nhìn chung là sự kết hợp của bảy nét cơ bản và một số nét biến thể theo các quy tắc bút thuận mà thành

Nếu học đúng phương pháp, người học sẽ dần dần nắm được những đặc điểm nói trên Chữ Hán sẽ không còn là khó khăn quá lớn

trọng hơn hết là do ở sự cố gắng của mỗi người học Danh ngôn chữ Hán có một câu

rất hay: “Học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thoái”- có nghĩa là sự học như

chiếc thuyền đi ngược nước, không tiến lên tức là lùi lại

學 如 逆 水 行 舟, 不 進 則 退

2.2 Khó khăn

Học bất cứ một ngôn ngữ nước ngoài nào cũng đều có những khó khăn nhất định, và học chữ Hán cũng không nằm ngoài quy luật đó Chúng ta đã biết chữ Hán là văn tự của người Trung Quốc, của dân tộc Hán Trong suốt cả nghìn năm, chữ Hán đã trở thành văn tự chính thức trong con đường cử nghiệp, công văn của nước ta Có thể nói, chữ Hán đã ăn sâu vào tinh thần người Việt qua nhiều thế hệ Nhưng việc học chữ Hán vẫn gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn ở một số mặt như sau:

2.2.1 Khó nhớ mặt chữ:

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, trong quá trình học nhớ chữ Hán, khi đã nhớ mặt chữ của một từ thì người học sẽ khó quên được ý nghĩa của nó Nhưng để nhớ được mặt chữ thì quả là một khó khăn bởi tổng số chữ Hán có được khoảng 85.000 chữ, nhưng trên thực tế thì có khoảng trên dưới 1.200 chữ thường dùng

Bên cạnh những chữ đơn giản, dễ nhớ, ít nét thì cũng còn những chữ gồm nhiều nét, rất phức tạp khiến người học khó nhớ

Ví dụ:

Chữ “minh” [鳴: hót] có 14 nét Chữ “thân” [親: gần gũi] có 16 nét Chữ “phức” [馥: thơm ngào ngạt] có 18 nét Chữ “diễm” [艷: tươi đẹp] có 24 nét

Chữ “uất”[ 鬱: hận tức kết tụ] có 29 nét

Trang 29

Đồng thời khi học chữ Hán, người học còn khó khăn là khó nhớ được mặt chữ đối với những chữ có tự dạng na ná giống nhau

Ví dụ:

“kỷ” [己], “dĩ” [已], “tị” [巳]

“mậu” [戊], “thú” [戍], “tuất” [戌], “nhung” [戎]

Điều này dễ gây cho người học sự nhầm lẫn trong việc nhớ mặt chữ

2.2.2 Khó hiểu nghĩa chữ:

Việc khó hiểu nghĩa chữ do những lí do sau:

* Chữ Hán có nhiều chữ cùng âm, khác nghĩa:

Trong kho văn tự Hán, từ đồng âm có số lượng rất đáng kể Dưới đây là một số

từ có cùng âm đọc nhưng hình thể và ý nghĩa rất khác nhau

Âm “cố” có các hình thể và ý nghĩa sau:

故 Cố: nguyên do // duyên cố; sự việc bất ngờ // sự cố; cũ // cố hương

固 Cố: bền chặt, vốn sẵn thế // cố chấp

顧 Cố: ngoảnh lại // tứ cố vô thân; lưu tâm // chiếu cố

雇 Cố: thuê, mướn // bần cố nông: nông dân không ruộng phải đi làm thuê kiếm sống

家 Gia: nhà nói chung // gia đình

亭 Đình: cái đình, nhà nghỉ chân tạm // trường đình

殿 Điện: nhà lớn, chỗ họp triều // cung điện

宮 Cung: nhà lớn, nơi thân quyến vua sống // cung phi

堂 Đường: nhà chính, nơi làm lễ hoặc thờ phụng // từ đường

臺 Đài: nhà cao, nơi quan sát // lâu đài

Trang 30

2.2.3 Khó viết:

Có thể nhận xét rằng, chữ Hán là một trong những loại chữ có cách viết khó nhất Vấn đề khó nhận được mặt chữ có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình viết chữ Hán

Vì khó nhận được mặt chữ nên lúc viết, ta hay bối rối không nhớ rõ phải viết như thế nào, dễ liên tưởng đến nhiều chữ khác và thậm chí là có thể quên hẳn, không biết phải hạ bút ra sao Chữ Hán lại phức tạp về nét chữ (đã đề cập ở phần trên) Có những chữ vì số nét quá nhiều nên người viết dễ bỏ sót nét, và khi viết thì dễ sai quy tắc viết

Trường hợp đọc chữ làu làu, nghĩa nhớ vanh vách, nhưng khi cầm bút thì không biết phải viết thế nào là một trường hợp rất thông thường Điều này thường xảy ra ở cả những người đã có một vốn kiến thức nhất định nào đó về chữ Hán chứ không riêng gì người mới học

2.2.4 Mất nhiều thời gian:

Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc – Lỗ Tấn đã từng nói về khó khăn khi học chữ

Hán như sau: “thứ văn tự ấy trước hết là một di sản đáng sợ mà tổ tiên lưu truyền lại Người ta phí bao nhiêu năm vẫn khó mà sử dụng được” [11, tr.129]

Một trong những bất lợi của việc học chữ Hán đó là thời gian học dài Người học chữ Hán phải có nhiều năm (2, 3 năm) mới nhớ được mặt chữ của ba bốn ngàn từ thường dùng (nếu dùng lối tượng thanh thì nhanh và đơn giản hơn)

Nếu ta đem so sánh việc học chữ Hán với việc học chữ Quốc ngữ thì rõ ràng

học chữ Quốc ngữ ít tốn thời gian hơn “Một đằng với chữ Hán thì mất mấy năm trời

đi học một thứ chữ khác hẳn tiếng mình mà vẫn không có công hiệu Một đằng với Quốc ngữ thì mất không tới sáu tháng mà học ngay được văn tự của tiếng mình” [11,

Vì chữ Hán là ngôn ngữ viết ngoại lai, không phải tiếng mẹ đẻ

+ Mặc dù “Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông”, sự tiếp xúc văn hóa – ngôn ngữ giữa hai nước đã diễn ra từ rất lâu đời và vô cùng sâu đậm Nhưng vì

là chữ của người Hán, mang tinh thần của nước Trung Hoa nên chữ Hán vẫn khó hòa nhập với Việt Nam ta

+ Chúng ta hoàn toàn có cơ sở khẳng định từ lâu ta đã có tiếng nói riêng và sinh hoạt theo phong tục, tập quán riêng Nhưng chỉ vì nước ta chưa có văn tự riêng nên phải vay mượn chữ Hán Vì thế nên chữ Hán khó lòng được người Việt sử dụng một

cách nhuần nhuyễn bằng tất cả sự phong phú như tiếng nói ta “Theo đà tiến hóa của

xã hội, người Việt sử dụng chữ Hán đôi khi cảm thấy lúng túng khi cần phải nói đến, phải ghi lại những điều gì đó riêng biệt của người Việt (đặc biệt tên người, tên đất, tên sông, tên núi, hoa cỏ cây trái…) mà ngôn ngữ Hán tỏ ra bất lực” [2, tr.4]

Trang 31

Chữ Hán thật sự là một rào cản khá lớn cho những người mới bắt đầu tiếp xúc Nhưng với lòng ham học hỏi, sự cố gắng, siêng năng và trải qua một quá trình học hỏi lâu dài, người Việt đã tự tìm cho mình những hướng đi, những con đường để đến với

sự thông hiểu chữ Hán Đó là những phương pháp học nhớ chữ Hán có hiệu quả mà cho đến nay vẫn còn có giá trị

2.3 Hai phương pháp học nhớ chữ Hán có hiệu quả:

Quá trình học chữ Hán không thể không gặp những khó khăn Và làm sao để khắc phục những khó khăn ấy? Việc khắc phục những khó khăn dựa trên 3 điểm lớn: khó nhớ, khó nhận mặt chữ và khó viết

- Về điểm khó nhớ:

Đây không phải là một khó khăn thực sự, vì với chí kiên nhẫn, với lòng ham học hỏi, với phương pháp tiệm tiến đi lần từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, ta có thể học được tất cả Huống chi, trong số mấy vạn chữ Hán, chỉ cần vài ngàn từ là ta đọc thông được sách vở Vấn đề đặt ra là phải biết học như thế nào để có thể nhớ được mặt chữ, đồng thời hiểu được cách sử dụng các chữ ấy

- Về điểm khó nhận mặt chữ:

Thực ra khó khăn này chỉ có đối với những ai chưa quen với chữ Hán, hay nói

rõ hơn là chưa nắm vững được 6 phép tạo chữ, tức Lục Thư Thật vậy, khi ta hiểu được cách cấu tạo của mỗi chữ, khi ta biết rằng mỗi chữ được xếp theo theo bộ tùy theo ý nghĩa của nó, khi ta nhìn ra được thành phần của mỗi chữ thì chúng ta sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc nhận tự dạng chữ Hán

học chữ Hán – khi nào ta biết chịu khó làm công việc ôn tập thường xuyên

Trên đây là phương pháp chủ quan mà tôi thiết nghĩ mỗi người học cần đặt ra

để rèn luyện cho chính bản thân mình Để học chữ Hán có hiệu quả tốt thì chúng ta cần

có những phương pháp khoa học hơn, mà phương pháp học nhớ chữ Hán theo cấu tạo chữ Tượng hình và phương pháp học nhớ chữ Hán theo đặc điểm chữ Hình thanh là hai phương pháp khá tiêu biểu

Trang 32

2.3.1 Học nhớ chữ Hán theo cấu tạo chữ tượng hình:

Chữ Tượng hình là chữ vẽ theo vật thực Dựa vào đặc điểm của chữ Tượng hình mà chúng ta có được một phương pháp ghi nhớ chữ Hán có hiệu quả Người học chỉ cần quan sát, học theo hình thể của vật thực mà không đòi hỏi quá nhiều ở quá trình tư duy nên phương pháp này rất thích hợp đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu chữ Hán

2.3.2 Học nhớ chữ Hán theo đặc điểm chữ hình thanh:

Đây là một phương pháp khá hiệu quả để học chữ Hán bởi Hình thanh là biện pháp phổ biến nhất để tạo chữ Chữ Hình thanh cấu tạo bằng cách ghép hai bộ phận (hay hai chữ) lại để tạo thành chữ mới, trong đó một bộ phận biểu ý và bộ phận kia biểu âm Vị trí của hai bộ phận thay đổi tùy theo từng chữ Đây là phương pháp thông dụng nhất để tạo chữ Hán Hơn 80 % chữ Hán được cấu tạo theo phương thức này

Ví dụ:

+ Chữ “thị” [視: nhìn ngắm] có bộ “kỳ” [礻: thần đất] ở bên trái chỉ âm

và bên phải là bộ “kiến”[ 見: thấy] chỉ ý

+ Chữ “ san” [刊: chặt] có bộ “can” [干: phạm vào] ở bên trái chỉ âm và bên phải là bộ “đao” [刂: dao] chỉ ý

+ Chữ “cố” [固: vững bền] có chữ “cổ” [古: xưa] ở bên trong chỉ âm và

bộ “vi” [囗: bao quanh] ở bên ngoài chỉ ý

Trang 33

Phương pháp học nhớ chữ Hán theo đặc điểm chữ hình thanh được đa số mọi người sử dụng bởi tính khoa học và hệ thống của nó Học nhớ chữ Hán theo phương pháp này tuy cũng có những nhược điểm nhỏ (đã nói ở phần 1.2.2), nhưng nhìn chung, đây là một trong những phương pháp tốt mà người học chữ Hán cần nên tìm hiểu

Trang 34

Chương 3 CHIẾT TỰ-PHƯƠNG PHÁP HỌC, NHỚ CHỮ HÁN ĐỘC ĐÁO

3.1 Định nghĩa chiết tự:

Dạy chữ Hán truyền thống ở Việt Nam hay chú ý đến chiết tự Chiết tự nhằm giúp cho người học nhớ chữ Hán được tốt hơn Chiết tự được xây dựng trên cơ sở phân tích hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ hay phần của chữ Chiết tự được xem là cái “mẹo” để học và nhớ chữ Hán hiệu quả

Vậy chiết tự là gì?

Chiết 折 : gãy, phán đoán

Tự 字 : chữ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về chiết tự Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến một

số định nghĩa tiêu biểu nhất:

- Theo quyển “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên – Nxb Đà Nẵng –

Trung tâm từ điển học, 1996 thì chiết tự được định nghĩa như sau:

+ Chiết tự là “phân tích nét chữ (nói về chữ Hán) ra từng yếu tố, căn cứ vào nghĩa của các yếu tố mà đoán việc lành dữ, theo một thuật mê tín ngày xưa”

+ Chiết tự là “dựa theo nghĩa của các yếu tố cấu thành mà xác định nghĩa của cả chữ hoặc của cả từ” [18, tr.153]

- Theo ý kiến của ông Phạm Văn Khoái trích trong quyển “Giáo trình Hán

Nôm dành cho du lịch” thì ông cho rằng: Chiết tự là “bẻ chữ - đoán nghĩa trên cơ sở

nhìn nhận kết cấu và hình dáng một số chữ” [12, tr.36]

- Và theo ý kiến của PGS.TS Lê Trung Hoa – PGS Hồ Lê trong quyển “Thú

chơi chữ ” thì: “Chiết tự là tách các yếu tố tạo thành chữ trong chữ quốc ngữ hoặc thành chữ Hán Chiết tự được vận dụng trong câu đố, câu đối, câu thơ” [8, tr.269]

Tuy có nhiều định nghĩa về chiết tự khác nhau, nhưng tựu trung lại, các ý kiến trên đều giống nhau về cơ bản Chúng ta có thể hiểu đơn giản về phương pháp chiết tự

đó là cách phân tích chữ Hán làm nhiều thành phần, giải thích ý nghĩa của mỗi thành phần và sau đó giải thích ý nghĩa của toàn chữ

Phương pháp chiết tự thực chất chính là cách phân tích chữ viết nhằm giúp người học hiểu sâu hơn về chữ Hán và cũng để dễ ghi nhớ chữ Hán hơn

3.2 214 bộ thủ - Điều kiện quan trọng đi sâu vào chiết tự:

Ngày nay, các từ điển Tiếng Việt được xếp theo thứ tự a ă â b c… Các từ điển Anh, Pháp, Mĩ cũng xếp theo a, b, c

Trang 35

Ví dụ: Trong Tiếng Việt:

Am, ám, an, ang, áng… được xếp vào mục A

Âm, ấm, ân, ấng… được xếp vào mục Â

Ba, bà, ban, bàn, bang, bảng… được xếp vào mục B

Bắt đầu bằng chữ cái nào thì xếp vào chữ cái đó

Chữ Hán cũng có những chữ cái như thế, nhưng không gọi là chữ cái mà gọi là

bộ hay bộ thủ Chữ nào thuộc bộ nào thì xếp vào bộ đó Như vậy, có thể nói bộ là những chữ cái của chữ Hán

* Các bộ thủ bao gồm:

- Bộ 1 nét: nhất 一, cổn 丨, chủ 丶, phiệt , ất 乙, quyết 亅

- Bộ 2 nét: nhị 二, đầu 亠, nhân 人 儿, nhập 入, bát 八, quynh 冂, mịch 冖, băng 冫, kỉ

几, khảm 凵, đao 刀刂, lực 力, bao 勹, tỷ/chủy , phương 匚, hễ 匚, thập 十, bốc 卜, tiết卩, hán 厂, tư/khư 厶, hựu 又

- Bộ 3 nét: khẩu 口, vi 囗, thổ 土, sĩ 士, truy/tri 夂, tuy 夊, tịch 夕, đại 大, nữ 女, tử

子, miên , thốn 寸, tiểu 小, uông 尢 兀, thi 尸, triệt 屮, sơn 山, xuyên 川, công 工, kỉ

己, cân 巾, can 干, yêu 幺, nghiễm 广, dẫn 廴, củng 廾, dặc/dực 弋, cung 弓, kệ/kí 彐, sam 彡, xích/sách 彳

- Bộ 4 nét: tâm 心 忄 , qua 戈, hộ 戶, thủ 手 扌, chi 支, phác/phốc 攴 攵 , văn 文,

đẩu 斗, cân 斤, phương 方, vô 旡, nhật 日, viết 曰, nguyệt 月, mộc 木, khiếm 欠, chỉ

Trang 36

止, ngạt 歹, thù 殳, vô 毋, tỷ 比, mao 毛, thị 氏, khí 气, thủy 水 氵, hỏa 火 灬, trảo 爪, phụ 父, hào 爻, tường 爿, phiến 片, nha 牙, ngưu 牛 牜, khuyển 犬 犭

- Bộ 5 nét: huyền 玄, ngọc 玉, qua 瓜, ngoã 瓦, cam 甘, sinh 生, dụng 用, điền 田,

sơ/thất 疋, nạch 疒, bát 癶, bạch 白, bì 皮, mãnh 皿, mục 目, mâu/mưu 矛, thỉ 矢, thạch 石, kì/thị 示 礻, nhụ/nhữu 禸, hoà 禾, huyệt 穴, lập 立

- Bộ 6 nét: trúc 竹, mễ 米, mịch 糸, phũ/phẫu 缶, võng 网 冗, dương 羊, vũ 羽, lão 老,

nhi 而, lỗi 耒, nhĩ 耳, duật 聿, nhục 肉 月, thần 臣, tự 自, chí 至, cửu 臼, thiệt 舌, suyễn 舛, chu/châu 舟, cấn 艮, sắc 色, thảo 艸 艹, hô/hổ 虍, trùng 虫, huyết 血, hành

行, y 衣, á 襾 覀

- Bộ 7 nét: kiến 見, giác 角, ngôn 言, cốc 谷, đậu 豆, thỉ 豕, trĩ/trãi 豸, bối 貝, xích 赤,

tẩu 走, túc 足, thân 身, xa 車, tân 辛, thần/thìn 辰, xước/sước 辵 辶, ấp 邑 阝, dậu 酉, biện/thái 釆, lý 里

- Bộ 8 nét: kim 金, trường 長, môn 門, phụ 阜 阝, đãi 隶, chuy 隹, vũ 雨, thanh 青,

có một bộ làm trung tâm, bộ ấy chính là phần hình nêu lên ý nghĩa của chữ Nên nếu

Trang 37

xác định đúng bộ trong chữ sẽ giúp chúng ta nắm bắt ý nghĩa chữ ấy rất dễ dàng Phần còn lại (không phải bộ) là thanh, nêu âm đọc của chữ ấy

Như vậy, học bộ thủ chữ Hán có thể xem là một điều kiện tiên quyết để học văn

tự Hán và bộ thủ cũng là điều kiện quan trọng để đi sâu vào chiết tự Chúng ta đều biết, chiết tự là phương pháp phân tích chữ viết ra từng thành phần để tìm hiểu ý nghĩa của chữ Mà mỗi chữ Hán đều có bộ thủ Nếu người học không thông hiểu bộ thủ, hoặc không biết cách tìm chữ theo bộ thì rất khó dùng phương pháp chiết tự trong việc ghi nhớ chữ Hán

Ví dụ:

Cự 距: cựa – gồm bộ túc 足 (chân) ghép với chữ cự 巨 (to lớn)

Tôn 孫: cháu – gồm bộ tử 子 (con) ghép với chữ hệ 系 (nòi giống)

Tử 子: con – là một trong 214 bộ thủ, không cần phải chiết tự

 Tóm lại, trước khi đi sâu vào phương pháp chiết tự thì việc nắm vững 214 bộ thủ là một điều kiện cần thiết, bởi đó là những “chữ cái” bắt buộc phải nhớ trong quá trình học chữ Hán

3.3 Các phương pháp chiết tự:

Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các

bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy, mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn

Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình –

âm – nghĩa Và chiết tự chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này, để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác Chiết tự trong những chữ Hán không chỉ ở mặt hình thể chữ, mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa

Chính nhờ nét riêng độc đáo này mà phương pháp chiết tự chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại và phong phú hơn về mặt ngôn từ Đễ dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ Hán Những câu chiết tự kiểu như:

“Cô kia đội nón chờ ai Hay cô yên phận đứng hoài thế cô”

(chữ an 安)

đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ người học chữ Hán (đặc biệt thu hút đối với trẻ nhỏ) Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau Nhờ đó nên phương pháp chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán

học, và dần dần trở thành một thói quen khi học chữ

3.3.1 Chiết tự về mặt hình thể chữ:

Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân tích chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ Có thể nói, việc nhận biết và nhớ hình thể của chữ Hán luôn là yêu cầu đầu tiên đối với người học chữ Hán Chính vì thế mà phương pháp chiết tự về mặt

Trang 38

hình thể chữ phong phú hơn phương pháp chiết tự về mặt âm cũng như chiết tự về mặt nghĩa

Bằng cách chú ý đến hình thể, chiết tự sẽ giúp cho người mới học dễ dàng tưởng tượng và hình dung ra các chữ Hán cồng kềnh, nhiều nét mà họ đã học

Ví dụ:

* Một vại mà kê hai chân Con dao cái cuốc để gần một bên [6, tr.208]

→ Chữ 則 tắc: khuôn phép

Hình dáng của chữ “tắc” [則] được miêu tả với hai thành phần:

+ Phần đầu tiên rất giống một cái vại 目 với hai nét chấm bên dưới tựa như hai cái chân dùng để kê cái vại đó

+ Phần sau với hai nét: [ ] và [ ] được liên tưởng như hình dáng của một con

dao và một cái cuốc đặt gần nhau nên người xưa mới nói: “Con dao cái cuốc để gần một bên” Ghép hai phần lại với nhau, ta được chữ “tắc” [則]

* Hai thằng ngồi núp bên cây Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao [26, tr.169]

→ Chữ 來 Lai

Có một câu khác tương tự:

Lai hữu lưỡng nhân [12, tr.37]

Chiết tự chữ “lai” về mặt hình thể Chữ “lai” [來] có hình hai chữ “nhân” [人] ở hai bên, chữ “mộc” [木] ở giữa

Thực ra, hai chữ “nhân” [人] này vốn là tượng hình của hai cái gai “Lai” [來]

là tên một loại lúa có gai Về sau, chữ “lai” còn được dùng với một nét nghĩa mới là đến

Ví dụ:

* Con gái mà đứng éo le Chồng con chưa có kè kè mang thai [6, tr.208]

→ Chữ 始 Thủy Chữ “thủy” [始: mới, bắt đầu] thực chất vốn là một chữ hình thanh

Cấu tạo của chữ “thủy” [始] gồm có chữ “thai” [台] chỉ âm và ghép với chữ

“nữ” [女: con gái] để nói nghĩa

Những trường hợp chiết tự về mặt âm đọc xuất hiện với tầng số thấp Thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc phần ý nghĩa

Trang 39

3.3.3 Chiết tự về mặt nghĩa:

Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán Một chữ Hán bất

kỳ cũng gồm các nét hay các phần tạo nên Với chữ độc thể là các nét Và với chữ độc thể là các bộ phận hợp thành, phức tạp hơn về cấu trúc

Nếu như phương pháp chiết tự về mặt hình thể chiếm tầng số xuất hiện cao thì phương pháp chiết tự về mặt ý nghĩa cũng rất đa dạng Đứng sau phương pháp chiết tự

về hình thể nhưng phương pháp chiết tự này cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong việc phân tích chữ Hán

Ví dụ:

* Hỏi anh cắp sách đi thi

Ba xe chắp lại, chữ gì hỡi anh? [24, tr.145]

* Tây quốc hữu nhân danh viết Phật,

Đông môn vô thảo bất thành “lan” [34]

Câu trên có thể dịch là: “Nước phương Tây có người tên là Phật” Phật Thích

Ca là người Tây Trúc (Ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ “Phật” được viết với chữ “nhân” [人] đứng cạnh chữ “tây” [西] trên chữ “quốc” [國] Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ Nguyên,

Từ Hải…) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam

Câu dưới có thể dịch nghĩa là: “Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan” Chữ “lan” [蘭: hoa lan] được viết: “thảo” [艸: cỏ] ở trên, ở dưới là chữ “lan” [闌: lan can] gồm chữ “môn” [門: cánh cửa] và bên trong có chữ “đông” [東: phương Đông] Trong cách viết chính quy phải thay “đông” [東] bằng “giản” [柬]

* Thiếp là con gái còn son Nếp hằng giữ vẹn ngặt con tựa kề [34]

→ Chữ 好 Hảo: tốt đẹp Chiết tự về mặt ý nghĩa của chữ “hảo” [好: tốt đẹp] Chữ “hảo” được kết hợp bởi “nữ” [女: phụ nữ] và “tử” [子: con trai] Ý nói người phụ nữ sinh con trai là một việc tốt đẹp

 Tóm lại:

Qua 3 phương pháp chiết tự chúng tôi vừa dẫn ra trên đây, có thể thấy các phương pháp này cũng như các câu đố chiết tự có ý nghĩa không nhỏ đối với việc học nhớ chữ Hán Dựa vào việc phân tích và mô tả cụ thể, sinh động hình thể chữ Hán, các câu đố chữ Hán đã giúp cho người giải đố có khả năng tái hiện lại những chữ đã học không mấy khó khăn Đồng thời, nó cũng giống như một bài kiểm tra định kỳ cho

Ngày đăng: 16/12/2015, 12:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nam Anh (sưu tập) – 282 câu đối - Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2005 2. Lê Thị Ngọc Bích - Giáo trình Hán Nôm - Đại Học Cần Thơ, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 282 câu đối" - Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2005 2. Lê Thị Ngọc Bích - "Giáo trình Hán Nôm
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình cách đọc Hán Việt - Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình cách đọc Hán Việt
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
4. Phong Châu – Câu đối Việt Nam – Nxb Văn học, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đối Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn học
5. Thiều Chửu – Hán Việt tự điển – Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt tự điển
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1999
6. Ninh Viết Giao (sưu tầm và biên soạn) – Câu đố Việt Nam – Nxb Khoa học xã hội (in lần thứ 4), 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đố Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội (in lần thứ 4)
7. Trương Văn Giới – Lê Khắc Triều Phục – Hướng dẫn tập viết chữ Hán - Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tập viết chữ Hán
Nhà XB: Nxb Thanh niên
8. PGS. TS Lê Trung Hoa – PGS Hồ Lê – Thú chơi chữ - Nxb Khoa học xã hội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú chơi chữ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
9. Vũ Ngọc Khánh – Giai thoại các vị đại khoa Việt Nam – Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai thoại các vị đại khoa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
10. Vũ Ngọc Khánh – Giai thoại ông Đồ - Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai thoại ông Đồ
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Niên
11. Phạm Văn Khoái – Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX - Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
12. Phạm Văn Khoái – Giáo trình Hán Nôm dành cho du lịch - Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hán Nôm dành cho du lịch
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
13. Huỳnh Văn Minh – Giáo trình Hán Nôm - Đại Học Cần Thơ, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hán Nôm
14. Nguyễn Văn Ngọc – Đại Lãn (hiệu đính) – Thú chơi câu đối – Nxb Văn hóa Thông tin, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú chơi câu đối
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
15. Triều Nguyên – Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt - Nxb Thuận Hóa, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
16. Lãng Nhân – Giai thoại làng Nho toàn tập – Nhà xuất bản văn học, 2001 17. Hoàng Ngọc Phách – Kiều Thu Hoạch (sưu tầm và biên soạn) – Giai thoạivăn học Việt Nam – Nxb Văn học, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai thoại làng Nho toàn tập" – Nhà xuất bản văn học, 2001 17. Hoàng Ngọc Phách – Kiều Thu Hoạch (sưu tầm và biên soạn) – "Giai thoại "văn học Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học
18. Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển Tiếng Việt – Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học
19. Phạm Đan Quế - Giai thoại và sấm ký trạng Trình – Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai thoại và sấm ký trạng Trình
Nhà XB: Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
20. Đạt Sĩ (biên dịch) – Tập viết chữ Hán, dùng kèm giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa – Nhà xuất bản Thanh niên, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập viết chữ Hán, dùng kèm giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
21. Hồ Anh Thái (biên soạn) – Câu đố Việt Nam – Nxb Hải Phòng, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đố Việt Nam
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
22. Nguyễn Khắc Thuần – Việt sử giai thoại, tập 6, 65 giai thoại thế kỷ XVI – XVII – Nhà xuất bản Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt sử giai thoại, tập 6, 65 giai thoại thế kỷ XVI – XVII
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w