Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm kẹo cứng có nhân của các công ty cũng như cơ sở sản xuất bánh kẹo xuất hiện trên thị trường tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.. Các sản
Trang 1Trờng đại học bách khoa hà Nội
VIệN SAU ĐạI HọC
tiểu luận môn tiêu chuẩn hóa
Chuyờn đề:
Xõy dựng tiờu chuẩn sản phẩm kẹo cứng nhõn dứa
TS Cung Thị Tố Quỳnh
Lê Xuân Thuận
Hà Nội, thỏng 01/2013
Trang 2I.Mở đầu:
Kẹo cứng là sản phẩm được nấu từ đường, khi ăn dòn, không dính răng Ngày nay, nó đã trở thành sản phẩm phổ thông, giá bán thấp phù hợp với đại đa
số người tiêu dùng
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm kẹo cứng có nhân của các công ty cũng như cơ sở sản xuất bánh kẹo xuất hiện trên thị trường tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn Để hướng người tiêu dùng chon sản phẩm của mình, ngoài công việc quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng thì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng
Ngay từ khi thành lập vào năm 1992, Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki đã
có thế mạnh về sản phẩm kẹo cứng có nhân đa dạng về chủng loại, kích cỡ, bao
bì Các sản phẩm kẹo của công ty được mọi người biết đến như kẹo cứng nhân dứa, cam, xoài, dâu, kẹo cứng nhân sữa, nhân socola, nhân bạc hà, nhân gừng…
Để đạt được kết quả như vậy, việc đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm đã được công ty quan tâm, đặc biệt là công tác tiêu chuẩn hóa sản phẩm kẹo cứng có nhân
Việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm kẹo cứng có nhân đóng vai trò hết sức quan trong:
- Là cơ sở để kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhằm ổn định chất lượng
- Là cơ sở cho việc tuân thủ luật pháp của Việt Nam về sản phẩm thực phẩm
- Tạo sự tin cậy cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm
Trong bài tiểu luận này, do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tìm hiểu về công tác tiêu chuẩn hóa sản phẩm kẹo cứng trong công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki
II.Tổng quan về tiêu chuẩn hóa chất lượng thực phẩm:
II.1 Tìm hiểu về chất lượng thực phẩm:
Thực phẩm là sản phẩm rắn hoặc lỏng dùng để ăn, uống với mục đích dinh dưỡng và (hoặc) thị hiếu ngoài những sản phẩm mang mục đích chữa bệnh
Người tiêu dùng luôn quan tâm đến chất lượng, đó là một thuộc tính cơ bản của sản phẩm Chất lượng được tạo thành từ những yếu tố có liên quan đến quá trình sống của sản phẩm Nó được tạo thành ngay từ khâu thiết kế, nên phương án sản xuất, quá trình sản xuất, quá trình phân phối và sử dụng Như vậy, chất lượng sản phẩm có thể được định nghĩa như sau: Chất lượng sản phẩm
là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng trong những điều kiện, kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội nhất định
Trang 3Chất lượng sản phẩm là tổng hoà các yếu tố được kết tinh trong sản phẩm
mà người tiêu dùng chấp nhận Tuy nhiên chất lượng sản phẩm phải thoả mãn được 2 yếu tố cơ bản:
+ Chất lượng sản phẩm phải bao gồm những tính chất đặc trưng của sản phẩm Nó là những đặc tính khách quan thể hiện trong quá trình hình thành và
sử dụng Chất lượng sản phẩm chỉ gồm những tính chất làm cho sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng Như vậy, khi xem xét chất lượng chúng ta phải chú ý đến một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm chứ không căn cứ vào một vài chỉ tiêu nào đó
+ Chất lượng sản phẩm phải thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng Khi nói đến chất lượng sản phẩm người ta thường nói đạt hay không đạt tức là xem xét sản phẩm đó thoả mãn đến mức độ nào thể hiện trong các tiêu chuẩn và phản ứng củangười tiêu dùng
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện công nghệ, khoa học kỹ thuật, kinh tế và cả điều kiện xã hội Như vậy, yêu cầu về chất lượng ở các nhà máy, các vùng là không giống nhau
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu xã hội, điều kiện sản xuất, con người lao động…, nó biến đổi theo thời gian và không gian Xã hội luôn vận động kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi nên chất lượng sản phẩm luôn thay đổi, ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn
Chất lượng thực phẩm là tập hợp các yếu tố sau:
II.1.1 Chất lượng dinh dưỡng:
Là chất lượng tính đến hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm Về mức dinh dưỡng người ta chia ra hai phương diện:
-Phương diện số lượng là năng lượng tiềm tang dưới dạng các hợp chất hóa học chứa trong thực phẩm dùng cung cấp cho quá trình tiêu hóa Tùy theo nhu cầu, người tiêu dùng cần thực phẩm có năng lượng cao hoặc thực phẩm có năng lượng thấp
-Phương diện chất lượng là sự cân bằng về thành phần dinh dưỡng theo từng đối tượng tiêu thụ, về sự có mặt của các chất vi lượng hoặc sự có mặt của một số nhóm chất cần thiết hoặc sản phẩm ăn kiêng
Mức chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm là lượng hóa được và có thể được quy định theo tiêu chuẩn từng thành phần
II.1.2 Chất lượng vệ sinh:
Là tính không độc của sản phẩm Thực phẩm không được chưa bất kỳ độc
tố nào ở hàm lượng nguy hiểm cho người tiêu dùng, không có hiệu ứng tích tụ
về độc hại Nguyên nhân độc hại của thực phẩm có thể có bản chất hóa học hoặc
Trang 4Thực phẩm có thể bị nhiễm độc bởi sự nhiễm bẩn từ bên ngoài nhưng thông thường đó là kết quả của sự tích tụ từ bên trong các yếu tố độc hại, do quá trình chế biến lâu, do ngẫu nhiên trong quá trình bảo quản, hoặc do thao tác vận chuyển
Chế độ ăn uống không đúng cách cũng có thể biến thực phẩm không độc trở nên độc hại như dư thừa muối, dư thừa chất béo
Chất lượng về sinh có thể tiêu chuẩn hóa được, qui định về một ngưỡng giới hạn không vượt quá để dẫn đến độc hại Ngưỡng này phải có giá trị và được
sử dụng rộng rãi
II.1.3 Chất lượng cảm quan:
Là chất lượng được đánh giá bằng độ ưa thích của con người trên các tính chất cảm quan dựa trên các giác quan Chất lượng cảm quan rất quan trọng nhưng chủ quan và biến đổi theo thời gian, không gian và theo cá nhân
Như cảm giác về mùi, vị, những bộ phận như xúc giác, thị giác đôi khi thính giác xác định Các cảm giác này khó đo lường và định lượng
Về tâm lý, dựa trên phong tục tập quán tiêu dùng của từng người và trên quan hệ xã hội mà việc đánh giá chất lượng cảm quan liên quan đến tâm sinh lý người đánh giá
Chất lượng thị hiếu là tốt khi nó thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng ở một thời điểm xác định
II.1.4 Chất lượng sử dụng hoặc dịch vụ:
Là phương diện tạo điều kiện cho người tiêu thụ dễ dàng sử dụng bao gồm:
-Khả năng bảo quản: Đây là tính chất rất quan trọng để người mua lựa chọn sản phẩm với số lượng lớn
-Tính thuận tiện khi sử dụng sản phẩm: dễ bảo quản, dễ đóng mở bao gói,
dễ cất giữ…
-Phương diện kinh tế: giá bán buôn, giá bán lẻ
-Phương diện thương mại: sản phẩm luôn có sẵn, dễ đổi trả lại khi không đạt yêu cầu
-Phương diện pháp luật: nhãn phải chính xác, trên nhãn ghi đúng ngày sản xuất, hạn sử dụng, khối lượng tịnh, thành phần
II.1.5 Chất lượng công nghệ:
Là toàn bộ hoạt động công nghệ chế biến sản phẩm từ nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng Công nghệ tiên tiến sẽ đảm bảo cho sản phẩm có chất lượng
Trang 5tốt Ví dụ trong sản xuất kẹo cứng có nhân, máy móc hiện đại sẽ tạo viên kẹo có hàm lượng nhân nhiều và đồng đều hơn
II.2 Tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm:
II.2.1.Mục đích của tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm:
Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Đó là nhằm vào sản phẩm đã có để đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng ổn định ở mức quy định
Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm mới, hay sản phẩm
có chất lượng cao
II.2.2 Các căn cứ xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm kẹo cứng nhân dứa:
Công tác tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm trong nhà máy bánh kẹo phải tuân thủ theo luật Cụ thể gồm các luật sau:
1 Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 06 năm 2010
2 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 06 năm 2006
3 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007
4 Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa
5 Dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia
Do sản phẩm kẹo cứng nhân dứa chưa có quy chuẩn kỹ thuật nên công ty phải tự xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
II.2.2.1 Căn cứ theo thông tư hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở số: 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007, mục IV
có hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở như sau:
1 Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:
1.1 Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở:
1.1.1 Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành
1.1.2 Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học
và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở
1.2 Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ
sở Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn
cơ sở
2 Loại và phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:
Trang 62.1 Loại tiêu chuẩn cơ sở:
Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau:
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
- Tiêu chuẩn quá trình;
- Tiêu chuẩn dịch vụ;
- Tiêu chuẩn môi trường
Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ
sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình
2.2 Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:
Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học
và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành
3 Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở:
3.1 Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;
Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
Bước 8: Công bố TCCS;
Bước 9: In ấn TCCS
3.2 Công bố TCCS
Trang 7Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS Hồ sơ dự thảo TCCS được lưu trữ tại cơ sở
3.3 Thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn cơ sở:
3.3.1 Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCS;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo
Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006
3.3.2 Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:
- Mục lục;
- Phần thông tin mở đầu;
- Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);
- Phần thông tin bổ sung
Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia 3.3.3 Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa
3.3.4 Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn
Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa
3.4 Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở
* Việc xây dựng TCCS cho sản phẩm kẹo cứng nhân dứa ở công ty TNHH
Hải Hà-Kotobuki cũng thực hiện theo trình tự trên:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS: Được thực hiện bởi Trưởng phòng kỹ
thuật Trưởng phòng kỹ thuật giao cho kỹ thuật phụ trách dây chuyền kẹo thực hiện bước 2
Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS: do kỹ thuật phụ trách dây chuyền kẹo thực
hiện
Trang 8Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS: Trưởng phòng kỹ thuật họp
phòng lấy ý kiến về TCCS dự thảo
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS: Công ty không tổ chức
vì đây là sản phẩm dựa trên quy trình công nghệ đã có sẵn
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS: Trưởng phòng kỹ thuật xử
lý thông tin và yêu cầu kỹ thuật phụ trách dây chuyền kẹo sửa chữa
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS: Trưởng phòng kỹ thuật kiểm tra lần cuối và
yêu cầu kỹ thuật phụ trách dây chuyền kẹo thực hiện bước 6
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS: Trưởng phòng kỹ thuật trình Phó tổng giám
đốc kỹ thuật thẩm tra Trình Tổng giám đốc ký chính thức bản công bố TCCS
II.2.2.2.Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm kẹo cứng nhân dứa còn dựa vào TCVN 5908 : 2009 về kẹo cụ thể như sau:
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5908 : 2009
KẸO
Candy
Lời nói đầu
TCVN 5908 : 2009 thay thế TCVN 5908 : 1995;
TCVN 5908 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/P18 Đường, sản phẩm đường và mật ong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
KẸO
Candy
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại kẹo cứng có nhân, kẹo mềm và kẹo dẻo
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)
TCVN 4067 : 1985, Kẹo - Phương pháp lấy mẫu.
TCVN 4068 : 1985, Kẹo - Phương pháp xác định khối lượng tịnh, kích thước, các chỉ tiêu cảm quan và khối lượng nhân của sản phẩm.
Trang 9TCVN 4069 : 2009, Kẹo - Xác định độ ẩm.
TCVN 4071 : 2009, Kẹo - Xác định tro không tan trong axit clohydric.
TCVN 4074 : 2009, Kẹo - Xác định hàm lượng đường tổng số.
TCVN 4075 : 2009, Kẹo - Xác định hàm lượng đường khử.
TCVN 7087 : 2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
TCVN 7968 : 2008 (CODEX STAN 212-1999 With amendment 1-2001),
Đường.
3 Yêu cầu
3.1 Nguyên liệu
- đường: phù hợp với TCVN 7968 : 2008 (CODEX STAN 212-1999 With amendment 1-2001);
- các nguyên liệu khác như sữa bột, bột mì, bột cacao, dầu thực vật v.v : đáp ứng các yêu cầu để dùng làm thực phẩm theo các tiêu chuẩn tương ứng
3.2 Chỉ tiêu cảm quan, được quy định trong Bảng 1
Bảng 1 - Chỉ tiêu cảm quan
Tên chỉ
tiêu
Yêu cầu
1 Hình
dạng bên
ngoài
Viên kẹo có hình nguyên vẹn, không
bị biến dạng, nhân không bị chảy ra ngoài vỏ kẹo; trong cùng một gói, kích thước các viên kẹo tương đối đồng đều
Viên kẹo có hình nguyên vẹn không
bị biến dạng; trong cùng một gói, kích thước các viên kẹo tương đối đồng đều
Viên kẹo có hình nguyên vẹn không bị biến dạng, trên mỗi viên kẹo được tẩm đều bột áo; trong cùng một gói kích thước các viên kẹo tương đối đồng đều
2 Màu sắc Vỏ: trong, đặc trưng
cho sản phẩm Nhân: đặc trưng cho sản phẩm
Đặc trưng cho sản phẩm
Đặc trưng cho sản phẩm
3 Mùi vị Đặc trưng cho sản
phẩm
Đặc trưng cho sản phẩm
Đặc trưng cho sản phẩm
4 Trạng Vỏ: cứng, giòn Mềm, mịn Dẻo, mềm, hơi
Trang 10thái Nhân: đặc, sánh dai
5 Tạp chất
lạ
Không được có Không được có Không được có
3.3 Chỉ tiêu lý - hóa, được quy định trong Bảng 2
Bảng 2 - Chỉ tiêu lý - hóa
Tên chỉ tiêu
Mức Kẹo cứng có
nhân
Kẹo mềm
Kẹo dẻo
1 Độ ẩm, phần trăm khối lượng a)
2,0 đến 3,0 6,5 đến8,0 10 đến12
2 Hàm lượng đường khử, phần
trăm khối lượng, tính theo
glucoza
Vỏ: 15 đến 18 Nhân: 25 đến 30 18 đến 25
35 đến 45
3 Hàm lượng đường tổng số,
phần trăm khối lượng, tính theo
sacaroza, không nhỏ hơn
4 Hàm lượng tro không tan trong
dung dịch axit clohydric 10 %,
phần trăm khối lượng, không lớn
hơn
a) Đối với kẹo cứng có nhân, chỉ xác định độ ẩm ở vỏ
3.4 Chất nhiễm bẩn
Giới hạn tối đa các chất nhiễm bẩn như kim loại nặng, độc tố nấm mốc: theo quy định hiện hành
3.5 Chỉ tiêu vi sinh vật
Theo quy định hiện hành
3.6 Phụ gia thực phẩm
Sử dụng các loại phụ gia thực phẩm và các mức theo quy định hiện hành
4 Phương pháp thử
4.1 Lấy mẫu, theo TCVN 4067 : 1985.
4.2 Xác định khối lượng tịnh, kích thước, các chỉ tiêu cảm quan và khối lượng nhân của sản phẩm, theo TCVN 4068 : 1985.
4.3 Xác định độ ẩm, theo TCVN 4069 : 2009.
4.4 Xác định hàm lượng đường khử, theo TCVN 4075 : 2009.