Thông tin chung về dự án 3 3 Tên dự án: Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Chủ đầu tư: ICASEA, EVNCPC, DECC Tư vấn trong nước: Viện kho
Trang 1HỘI THẢO CUỐI CÙNG
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI VÀO HỆ THỐNG
ĐIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2015
Trang 2
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CUỐI CÙNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI VÀO HỆ
THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Thời gian: 8.00am-12.00am ngày 21 tháng 04 năm 2015
Địa chỉ: Văn phòng EVNCPC, 393 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện
Ô Nguyễn Đình Quang
Tư vấn dự án - IES
điện hai chiều cho hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện
Ô Nguyễn Đình Quang
Tư vấn dự án - IES
đấu nối và Quy định trao đổi điện hai chiều cho hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện
Chủ trì: Ô Huỳnh Hồng Tấn Trưởng đại diện ICASEA tại Việt Nam
điều tiết điện lực (ERAV)
Ô Đinh Thế Phúc Phó Cục trưởng - ERAV
Phó tổng giám đốc - EVNCPC
Trang 3❶ Giới thiệu dự án
Ông Vũ Quang Đăng, ICASEA
HỘI THẢO CUỐI CÙNG
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2015
Trang 4Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ
thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc
gia Việt Nam
Thành phố Đà Nẵng, ngày 21 tháng 04 năm 2015
013
Vũ Quang Đăng – Hiệp hội Đồng quốc tế khu vực Đông Nam Á
Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang
Đăng
2
1 Giới thiệu dự án
Trang 5Thông tin chung về dự án
3
3
Tên dự án: Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt
trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia
Chủ đầu tư: ICASEA, EVNCPC, DECC
Tư vấn trong nước: Viện khoa học năng lượng Việt Nam
(IES)
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Quý 3 năm 2014 đến Quý
1 năm 2015
Cơ sở pháp lý: Công văn số 3458/EVN-KTSX+KHCNMT
ngày 4/9/2014 bởi EVN (nằm trong Chương trình lưới điện
thông minh quốc gia)
Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang Đăng
Thông tin chung về dự án
- Bản thảo quy định trao đổi điện năng hai chiều
Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang Đăng
Trang 6Thông tin chung về dự án
6
6 Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang Đăng
Hội thảo tư vấn lần 1
ngày 7 tháng 1 năm 2015
Hội thảo tư vấn lần 1 ngày 7 tháng 1 năm 2015
Trang 7❷ Kết quả nghiên cứu và Đề xuất Tiêu
chuẩn đấu nối và cơ chế trao đổi điện năng
hai chiều của điện mặt trời lắp mái vào hệ
thống điện
Ông Nguyễn Đình Quang (IES)
HỘI THẢO CUỐI CÙNG
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2015
Trang 8DỰ THẢO BÁO CÁO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI ĐIỆN MẶT TRỜI
& QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU
DỰ ÁN "DEVELOPMENT OF NATIONAL INTERCONNECTION
STANDARDS AND NET METERING FOR ROOFTOP SOLAR PV
IN VIETNAM"
TS Nguyễn Đình Quang: Đại diện nhóm tư vấn
NỘI DUNG
vTHÔNG TIN CHUNG
v PHẦN 1: DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI ĐIỆN MẶT
Trang 9THÔNG TIN CHUNG
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Viện KHNL, 2014)
THÔNG TIN CHUNG
Tình hình phát triển ĐMT nối lưới ở VN
Trang 10THÔNG TIN CHUNG
Hiện nay, công nghệ điện mặt trời nối lưới đang ngày càng được ứng
dụng nhiều tại Việt Nam Tuy nhiên để có thể có sự phát triển cao hơn
tương xứng với tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam, chính phủ
cần nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển điện mặt
trời nối lưới
Dự thảo “Tiêu chuẩn đấu nối điện mặt trời” và "Quy định trao đổi
điện năng hai chiều" này là tài liệu tham khảo nhằm mục đích đề
xuất giải pháp đấu nối và mua bán điện mặt trời quy mô vừa và nhỏ
vào lưới điện địa phương với chính sách phù hợp cho cả người tiêu
dùng và công ty điện lực.
PHẦN 1:
DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI ĐIỆN MẶT TRỜI
Trang 11GIỚI THIỆU CHUNG
- Yêu cầu kết nối HTĐMT sẽ bao gồm các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về thủ
tục cấp phép kết nối
- Yêu cầu kỹ thuật áp dụng đối với cả nhà đầu tư và tổ chức quản lý lưới điện.
- Sự cần thiết phải có Tiêu chuẩn kỹ thuật cho HTĐMT kết nối với lưới điện:
Sự tham gia của HTĐMT sẽ ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) đến chất
lượng điện áp, tần số, độ tin cậy và chế độ làm việc của lưới điện.
Sơ đồ nguyên lý kết nối HTĐMT với lưới điện
Thanh góp AC Hộp đấu nối
Trang 12Sơ đồ nguyên lý kết nối HTĐMT với lưới điện
Sơ đồ nguyên đặt vị trí công tơ
TIÊU CHÍ ĐẤU NỐI
SPV≤ 3 kVA Hạ thế 1 pha 230 V
Sổ tay kỹ thuật sẽ chỉ áp dụng cho các Hệ thống điện mặt trời có
công suất vừa và nhỏ (roof-top PV) kết nối với lưới điện phân phối
hạ thế
- Lưới hạ thế 1 pha: 230V
- Lưới hạ thế 3 pha: 380V
Công suất đấu nối & điện áp đấu nối
(*) Lấy thêm ràng buộc so với SPV≤ 30% STBA vì thông thường theo qui định TBA không
được phép vận hành non tải 30% Cần ý kiến hội nghị sẽ lấy giới hạn trên của HTĐMT ??
Trang 1390-110% 50.5 – 52
Hz
Khả năng vận hành trong 1’
HỆ SỐ CÔNG SUẤT
Công suất tác dụng: khuyến khích HTĐMT phát công suất tối đa cho
lưới điện
HTĐMT không phát công suất phản kháng vào lưới nhưng khuyến
cáo rằng HTĐMT phải có khả năng hoạt động thích ứng được trong
phạm vi hệ số công suất dao động
Trang 14Pst = 1 Plt = 0,8
Méo dạng điện áp riêng < 3%
Cân bằng pha: HTĐMT nối với lưới điện trong chế độ làm việc
bình thường không được phép gây nên lệch pha mà thành phần thứ
tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá 3% điện áp danh
định đối với các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải
Sự xâm nhập của dòng một chiều (DC) vào lưới điện xoay chiều
(AC): tại đầu ra của inverter nối với lưới điện chung, giới hạn
dòng DC xâm nhập không được vượt quá 0.5%
Nối đất:
- Đối với HTĐMT kết nối 1 pha với lưới điện chung sẽ tuân theo
phương thức nối đất trung tính của lưới hạ áp mà HTĐMT kết nối
- Đối với HTĐMT kết nối 3 pha với lưới điện chung sẽ tuân theo
phương thức nối đất trung tính của lưới hạ áp mà HTĐMT kết nối
Nếu có nối đất riêng tại điểm trung tính tại HTĐMT phải có sự
đồng ý của bên quản lý lưới điện
Trang 15Phương thức bảo vệ:
Yêu cầu chung :
a Bảo vệ các hệ thống điện phân phối hạ áp khi có những sự
cố bắt nguồn từ HTĐMT, nó bao gồm sự cố trong nội bộ các
phần tử thuộc HTĐMT
b Ngắt kết nối HTĐMT khi sự cố về phía hệ thống điện phân
phối
c Phối hợp bảo vệ hệ thống phân phối và HTĐMT khi xuất
hiện các trường hợp hoạt động bất thường từ 2 phía để hạn
chế thiệt hại và tăng hiệu quả sử dụng
d Tất cả các phương thức và sơ đồ bảo vệ các HTĐMT phải
hoàn toàn tách biệt với các sơ đồ bảo vệ phía lưới điện mà
HTĐMT kết nối
(chi tiết xem trong phần phụ lục)
Tự đóng lại:
Điều kiện tự đóng lại cần tuân thủ theo Điều 43 tại Thông tư 32 và
phải phối hợp với sơ đồ bảo vệ bên phía lưới phân phối hạ thế
Sự cố lặp lại:
Do sự cố trong lưới phân phối là tương đối thường xuyên, dự kiến
các HTĐMT phải có khả năng chịu được sự cố lặp lại bên phía lưới
điện kết nối
Chống sét lan truyền:
Vị trí của chống sét phải phù hợp với sơ đồ đấu nối Đối với
HTĐMT công suất vừa và nhỏ vị trí đặt chống sét lan truyền nên đặt
tại thanh góp (tủ) đấu nối với lưới điện về phía HTĐMT
Chống sét đánh trực tiếp:
Kết hợp chống sét đánh trực tiếp bằng thiết bị thu sét (kim thu sét)
và các varistors lắp tại các hộp đầu nối của tấm pin MT
Phương tiện ngắt kết nối:
Cần có trang bị đóng, ngắt kết nối với lưới điện phía bên phía lưới
điện kết nối nhằm phục vụ cho các trường hợp lắp đặt sửa chữa
HTĐMT và sửa chữa bên lưới điện
Trang 16Hệ thống hiển thị cảnh báo:
- Công suất (dòng điện) phát tại cửa ra inverter và điểm kết nối
- Điện áp tại đầu ra inverter, điện áp điểm kết nối
- Hệ số cos φ
- Trị số dòng trung tính (trường hợp kết nối 3 pha)
- Ngoài ra có hiển thị dòng điện và điện áp DC phía đầu vào
inverter
Thông tin liên lạc và giám sát vận hành:
Hệ thống thông tin liên lạc của HTĐMT thực hiện theo Điều 40 của
Thông tư 32
Theo yêu cầu của Điều 84 của Thông tư 32, HTĐMT và cơ sở
quản lý lưới điện sẽ đạt được một sự đồng thuận về chế độ trao
đổi thông tin phù hợp với các thoả thuận đấu nối
HTĐMT Đấu nối 3 pha
HTĐMT Đấu nối 3 pha
Trang 17Hồ sơ xin đấu nối của Hệ thống ĐMT
Xử lý đơn xin đấu nốiNghiên cứu đánh giá tác động lưới điện
Cung cấp đề nghịĐánh giá chi tiết hồ sơ đấu nối
Nghiệm thu và đấu nốiTrách nhiệm và chứng kiến các thí nghiệm nghiệm thu
Thông tin điểm đấu nối
THỦ TỤC ĐẤU NỐI
PHẦN 2:
DỰ THẢO QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU
Trang 18Trao đổi điện năng hai chiều
Khái niệm:
Trao đổi điện năng hai chiều là một quy định hướng tới người tiêu dùng
điện, theo đó điện năng được sản xuất từ hộ tiêu dùng đủ năng lực sản
xuất điện nối lưới và cung ứng cho các doanh nghiệp phân phối điện địa
phương để đáp ứng việc cung cấp điện đem lại lợi ích cho người tiêu
dùng trong thời gian áp dụng thanh toán
Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho các trạm điện mặt trời nối lưới công suất vừa và nhỏ lắp đặt
trên mái nhà tại Việt Nam
Dựa trên chỉ số Công tơ hai chiều hằng tháng, ta có cách tính toán như sau:
Giả sử:
Lượng điện năng tiêu thụ là A (kWh)
Lượng điện năng sản xuất là B (kWh)
Cân bằng điện năng C = A - B (kWh)
+ Nếu C<0 (sản xuất> tiêu thụ), hộ gia đình sẽ nhận được số tín chỉ năng lượng tương
ứng Số tín chỉ này sẽ được cộng dồn qua các tháng và sẽ được thanh toán vào tháng
cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng theo công thức sau:
Trong đó:
Tilà số tín chỉ năng lượng trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 12 của chu kỳ quy đổi.
Tnămlà số tín chỉ năng lượng tích lũy trong suốt 12 tháng của chu kỳ quy đổi.
Để khuyến khích việc sử dụng điện mặt trời nối lưới cần có chính sách hỗ trợ giá bán
điện mặt trời đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư Trong trường hợp này, đơn giá quy đổi đề
xuất áp dụng luôn luôn bằng với đơn giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc cao nhất (là bậc 6
bằng 2.587 VNĐ/kWh ở thời điểm hiện tại).
Phương thức mua bán điện
Trang 19+ Nếu C > 0 (sản xuất<tiêu thụ), hộ gia đình sẽ mua điện từ phía công ty điện lực với
giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính dựa theo quyết định 28/2014/QĐ -TTg ngày
7/4/2014 ở thời điểm hiện tại (nhưng có thể sẽ được thay đổi theo giá điện mới khi có
quy định mới của Chính phủ)
+ Trong cả hai trường hợp nên có chính sách khuyến khích cho nhà đầu tư khi sản
lượng điện thu được từ HTĐMT lớn:
Ø C < 0: giá mua điện sẽ tăng khi sản điện mặt trời phát tăng (lũy tiến như giá bán của
EVN).
Ø C < 0: sẽ hỗ trợ giảm giá khi sản điện mặt trời phát tăng (có thể cũng hỗ trợ giảm gía
tính theo mức sản lượng điện mặt trời thu được.
Đây là một hình thức khuyến khích và hỗ trợ cho nhà đầu tư điện mặt trời Tăng tính
hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư (các hộ phụ tải) có điều kiện tham gia đầu tư phát triển
ĐMT.
Phương thức mua bán điện
1 Mẫu hóa đơn cho trường hợp tháng tiêu thụ nhiều hơn sản xuất
Mẫu hóa đơn tiền điện
Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)
Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn VNĐ) 587.234912
Ghi chú: Số tín chỉ tích lũy 56 là số giả định kết quả cộng dồn từ các tháng trước tháng ghi trong hóa đơn tính đến thời điểm
thanh toán
Trang 202 Mẫu hóa đơn cho trường hợp tháng sản xuất nhiều hơn tiêu thụ
Mẫu hóa đơn tiền điện
Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)
Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn VNĐ) 0
3 Mẫu hóa đơn cho trường hợp tháng cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng
Mẫu hóa đơn tiền điện
Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)
Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn VNĐ) -281.5947
Ghi chú: Tổng số tiền thanh toán âm "-" nghĩa là hộ tiêu dùng sẽ được nhận lại số tiền tương ứng từ công ty
điện lực địa phương Số tiền này sẽ được khấu trừ vào hóa đơn tiền điện tháng sau của khách hàng.
Trang 21Tóm tắt thủ tục áp dụng quy định trao đổi điện năng hai chiều
- Bước 1: Đánh giá khả năng ứng dụng trạm điện mặt trời nối lưới sử dụng quy định trao
đổi điện năng hai chiều.
Bạn cần quyết định công nghệ thân thiện môi trường nào là thích hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Hiện tại đã có một số đơn vị tư vấn như Sở Khoa học công nghệ, các công ty kinh doanh trong
lĩnh vực này sẽ giúp đỡ bạn trong việc tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, giá cả và lợi ích của từng
loại công nghệ mà bạn có thể áp dụng.
- Bước 2: Đăng ký lắp đặt
Bạn cần liên hệ với công ty điện lực địa phương để xin giấy phép kinh doanh, giấy phép mua bán
điện hai chiều và các quy định liên quan đến việc ứng dụng trạm điện mặt trời nối lưới sử dụng
công tơ hai chiều.
-Bước 3: Thương thảo hợp đồng với công ty điện lực địa phương
-Bước 4: Kí kết hợp đồng
-Bước 5: Mua sắm thiết bị
Bạn cần liên hệ với nhà cung cấp để mua sắm các thiết bị cần thiết cho hệ thống của bạn.
- Bước 6: Lắp đặt và kiểm nghiệm
Cần phải có đơn vị cung cấp đến lắp đặt hệ thống phát điện mặt trời cho bạn để đảm bảo rằng
chúng được lắp đặt hoàn toàn chính xác.
- Bước 7: Xin giấy phép hoạt động điện lực và kiểm duyệt từ công ty điện lực địa phương
- Bước 8: Kết hợp cùng đơn vị cung cấp, công ty điện lực địa phương đánh giá chất lượng
hệ thống điện mặt trời nối lưới đã lắp đặt
- Bước 9: Thanh toán
Công tơ hai chiều kiến nghị sử dụng
1 Công tơ điện xoay chiều 1 pha DT01P80 - RF
2 Công tơ điện xoay chiều 3 pha DT03P-RF
Trang 22Một số trạm điện mặt trời nối lưới tại Đà Nẵng
1 Trạm điện mặt trời nối lưới 1,5 kWp: Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng và Tư vấn
chuyển giao công nghệ Đà Nẵng - Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng
(Danang Energy Conservation and Technology Consultant Center)
Địa chỉ: Số 51A Lý Tự Trọng, Hải Châu, Đà Nẵng.
2 Trạm điện mặt trời nối lưới 0,88 kWp:
Xưởng sản xuất điện tử - Công ty Công nghệ
Thông tin Điện lực miền Trung
Địa chỉ: Đường số 5 KCN Hòa Cầm,
Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
3 Trạm điện mặt trời nối lưới 3,84 kWp:
Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
Đề xuất chính sách hỗ trợ lắp đặt HTĐMT
1 Chính sách hỗ trợ giá: Ví dụ trước mắt có thể áp dụng luôn giá điện mà EVN có
thể mua của HTĐMT khi có số điện năng dư phát lên lưới điện bằng với đơn giá
bán lẻ điện sinh hoạt bậc cao nhất của đơn giá bán lẻ điện của EVN: 2.587
VNĐ/kWh (tương ứng bậc 6 ở thời điểm hiện tại).
2 Xây dựng chương trình hỗ trợ giá cho người dân khi mua sản phẩm để đầu tư
điện mặt trời.
3 Chính sách thuế:
- Thuế nhập khẩu: được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá, thiết bị thuộc danh
mục các thiết bị phục vụ cho HTĐMT
- Giảm thuế VAT và thuế thu nhập khi có bán điện từ nguồn ĐMT
4 Ngoài ra, nên xem xét ban hành thêm các ưu đãi khác về hạ tầng đất đai cho các
dự án điện mặt trời nối lưới quy mô lớn trong tương lai:
+ Đơn giản hóa thủ tục xin phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho chủ đầu
tư HTĐMT.
+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các dự án điện mặt trời được theo
quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu
đãi đầu tư.
+ Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh có trách nhiệm ưu tiên phê duyệt và cấp diện tích đất để chủ đầu tư có thể thực
hiện dự án đầu tư
Trang 23CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Trang 24
BÁO CÁO CHỈNH SỬA TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐẤU NỐI VÀ QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI NỐI LƯỚI
TẠI VIỆT NAM
REVISED REPORT
"DEVELOPMENT OF NATIONAL INTERCONNECTION
STANDARDS AND NET METERING FOR ROOFTOP SOLAR
PV IN VIETNAM"
TS Nguyễn Thúy Nga
Hà Nội, 14/4/2015
Trang 25MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC HÌNH VẼ 5 PHẦN 1: DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI 7 CHƯƠNG 1 7 GIỚI THIỆU CHUNG 7
I CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT 7
II GIỚI THIỆU 12
2.1 Cơ sở pháp lý 122.2 Mục đích 122.3 Phạm vi 12
III PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI Ở VIỆT NAM 13 CHƯƠNG II 19 YÊU CẦU KẾT NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI VỚI LƯỚI ĐIỆN19
I YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI 20
1.1 Quy định chung 201.2 Cấp điện áp đấu nối 211.3 Quy định về công suất và phương thức đấu nối 22
II TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT YÊU CẦU ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI 22
2.1 Yêu cầu kỹ thuật chung 222.2 Yêu cầu kỹ thuật đấu nối Hệ thống ĐMT với lưới điện phân phối hạ thế (0,4 kV) 23
III THỦ TỤC ĐẤU NỐI 30
3.1 Hồ sơ xin đấu nối của Hệ thống ĐMT 303.2 Xử lý đơn xin đấu nối 303.3 Nghiên cứu đánh giá tác động lưới điện 303.4 Cung cấp đề nghị 31
Trang 263.5 Đánh giá chi tiết hồ sơ đấu nối 323.6 Nghiệm thu và đấu nối 323.7 Trách nhiệm và chứng kiến các thí nghiệm nghiệm thu 323.8 Thông tin điểm đấu nối 33
PHẦN 2: DỰ THẢO QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU 34
1 GIỚI THIỆU CHUNG 34
2 MẪU HÓA ĐƠN 35
2.1 Mua bán điện của khách hàng với công ty điện lực 352.2 Mẫu hóa đơn tiền điện 36
3 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN 37 PHẦN 3: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 38
I ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI 38
II ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC PHẦN 1 44 PL.A Thông tin và dữ liệu 44 PL.B Định nghĩa sóng hài và nhấp nháy điện áp 46 PL.C Bảo vệ HTĐMT 46 PL.D Sơ đồ nối HTĐMT 51 PL.E Đo thông số hoạt động trạm điện mặt trời nối lưới Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng (Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP
Đà Nẵng) từ ngày 2/9/2014 đến ngày 4/9/2014 54 PHỤ LỤC PHẦN 2 55 PLA Cấu trúc trạm điện mặt trời sử dụng công tơ hai chiều 55 PLB Công tơ hai chiều 57 PLC Một số trạm điện mặt trời nối lưới tại Đà Nẵng 67 PLD Các trường hợp hóa đơn điện mặt trời nối lưới 72
Trang 27DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ứng dụng ĐMT nối lưới tính đến 11/2014 tại Việt Nam
Bảng 1.2: Các tiêu chí đấu nối
Bảng 1.3: Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng điện (Dao động điện áp, Nhấp nháy và Giới hạn sóng hài)
Bảng PL1C1: Điện áp hạ thế giới hạn cho phép khi có nhiễu loạn điện áp
Bảng 2.1: Đơn giá điện bậc thang áp dụng theo quyết định 2256/QĐ-BCT ngày 12/03/2015 của Bộ Công Thương
Bảng 2.2: Mẫu hóa đơn tiền điện
Bảng PL2D.1: Hóa đơn cho trường hợp tháng tiêu thụ nhiều hơn sản xuất
Bảng PL2D.2: Hóa đơn cho trường hợp tháng sản xuất nhiều hơn tiêu thụ
Bảng PL2D.3: Hóa đơn cho trường hợp tháng cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng Bảng 3.1: Kết quả tính toán kinh tế sơ bộ cho dự án ĐMT nối lưới 10 kWp
Trang 28DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Phát triển điện mặt trời nối lưới ở Việt Nam
Hình 1.2 Sản phẩm Pin mặt trời của Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ
Hình 1.3 Nhà máy sản xuất PMT của Công ty Cổ phần Năng lượng IREX
Hình 1.4 Nhà máy sản xuất PMT của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời Bo Viet
Hình 1.5 Ảnh hưởng điện áp của HTĐMT
Hình 1.6 Điện áp và tần số đề xuất của trạm điện mặt trời
Hình 1.7 Hệ số công suất
Hình PL1C1 HTĐMT được kết nối với hệ thống điện phân phối hạ thế
Hình PL1D1: Sơ đồ đấu nối HTĐMT
Hình PL1D3: Sơ đồ HTĐMT sử dụng inverter phân tán
Hình PL1D4: Đấu nối 1 pha HTĐMT
Hình PL1D5: Đấu nối 3 pha HTĐMT
Hình PL2A.1: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống
Hình PL2A.2: Các loại pin hiện có trên thị trường
Hình PL2A.3: Chi tiết giá đỡ hệ thống điện mặt trời lắp mái
Hình PL2B.1: Kiểu dáng và quyết định phê duyệt mẫu công tơ DT01P80 - RF
Hình PL2B.2: Sơ đồ đấu dây công tơ DT01P80 - RF
Hình PL2B.3: Đặc tính sai số của công tơ theo tải
Hình PL2B.4: Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến
Hình PL2B.5: Chi tiết kích thước lắp đặt thiết bị công tơ DT01P80 - RF
Hình PL2B.6: Kiểu dáng và quyết định phê duyệt mẫu DT03P-RF
Hình PL2B.7: Sơ đồ đấu dây công tơ DT03P-RF
Hình PL2B.8: Đặc tuyến sai số của công tơ theo tải
Hình PL2B.9: Chi tiết kích thước lắp đặt công tơ DT03P-RF
Hình PL2B.10: Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến
Hình PL2C.1: Một số hình ảnh của dự án điện mặt trời nối lưới 0,5 kWp
Hình PL2C.2: Sơ đồ nguyên lý làm việc
Trang 29Hình PL2C.3: Một số hình ảnh của dự án Trạm điện mặt trời nối lưới 0,88 kWp
Hình PL2C.4: Sơ đồ nguyên lý làm việc
Hình PL2C.5: Một số hình ảnh của dự án điện mặt trời nối lưới 3,84 kWp
Trang 30PHẦN 1: DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
I CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Cấp điện áp Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được
sử dụng trong hệ thống điện Bao gồm từ cấp hạ áp đến siêu cap
áp
Điện áp hạ áp Mức điện áp danh định dưới 1000V
Điện trung áp Mức điện áp danh định được áp dụng cho lưới phân phối từ 1 kV
đến 35 kV Công suất tác
Công suất khả
dụng
Công suất khả dụng của Hệ thống điện mặt trời là công suất phát cực đại thực tế của Hệ thống điện mặt trời có thể phát ổn định,
liên tục trong một khoảng thời gian xác định
Điện năng Điện năng được sản xuất, sinh ra hoặc được cung cấp bởi một
nguồn điện trong một khoảng thời gian Tích giữa công suất do nguồn điện sinh ra với thời gian được gọi là điện năng Điện năng được đo theo đơn vị watt-giờ (Wh) hoặc bội số 103
của chúng, đó là:
1kWh = 103 Wh 1MWh = 106 Wh, 1GWh = 109 Wh, 1 TWh = 1012 Wh
IDC Dòng điện một chiều IDC, đơn vị đo ampe hoặc bội số
1000A=1kA, (ký hiệu DC, viết tắt tiếng Anh là direct current, được dùng như ký hiệu để chỉ 1 chiều)
IAC Dòng điện xoay chiều IAC, đơn vị đo ampe hoặc bội số
1000A=1kA, (ký hiệu AC, viết tắt tiếng Anh là anternating
Trang 31current, là ký hiệu để chỉ xoay chiều)
UDC Điện áp một chiều UDC, đơn vị đo điện thế: volt hoặc bội số
1000V=1kV,
UAC Điện áp xoay chiều UAC, đơn vị đo điện thế: volt hoặc bội số
1000V=1kV, Công suất phản
kháng
Công suất phản kháng dòng năng lượng trao đổi giữa các kho điện cảm (L) và điện dung (C) trong mạch điện có các phần tử điện cảm và điện dung Công suất phản kháng được tính bằng tích số của điện áp và dòng điện và sin của góc pha giữa chúng Ký hiệu:
Q, đơn vị đo VAr hoặc các bội số như kVAr hoặc MVAr Công suất biểu
kiến
Công suất quy ước được biểu diễn S = P + JQ Độ lớn tuyệt đối được tính bởi công thức S = √(P2 + Q2) Đơn vị công suất biểu kiến được thể hiện bằng các đơn vị Volt-amps (VA) hoặc các bội
số như kVA, MVA Dàn pin mặt trời
(hoặc PV)
Một hoặc nhiều tấm pin mặt trời được lắp đặt để chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời thành điện năng dưới dạng nguồn điện một chiều Chúng có thể được đấu nối tiếp hoặc song song để có thể
có được điện áp đầu ra phù hợp với sơ đồ thiết kế của hệ thống ĐMT
Phụ lục Một phụ lục kèm theo như một phần trong Sổ tay kỹ thuật
Tự đóng lại Đóng lại tự động của một thiết bị đóng cắt (thiết bị đóng cắt
không tiếp điểm hoặc có tiếp điểm) sau một thời gian định trước theo sau một sự cố
Thiết bị phụ trợ Các thiết bị phụ trợ cần thiết cho hoạt động của hệ thống điện mặt
trời vận hành
Thông tư 12 Thông tư 12/2010/TT-BCT do Bộ Công Thương Việt Nam ban
hành Thông tư 32 Thông tư 32/2010/TT-BCT do Bộ Công Thương Việt Nam ban
hành Điểm đấu nối Điểm nối trang thiết bị, lưới điện của khách hàng có đầu tư
Trang 32HTĐMT với lưới điện phân phối của đơn vị quản lý điện thông qua các thiết bị đóng cắt và đo đếm điện
Thỏa thuận đấu
Hệ thống bao gồm các đường dây và thiết bị chuyển mạch được
sở hữu và/hoặc hoạt động ở mức điện áp bằng hoặc thấp hơn điện
áp trung thế, bằng một giấy phép phân phối cho các mục đích phân phối điện từ một trạm biến áp lưới điện đến trạm biến áp khác, hoặc đến hoặc từ bất kỳ liên kết nào bên ngoài, hoặc để cung cấp cho khách hàng, bao gồm cả các nhà máy và thiết bị và đồng hồ đo được sở hữu hoặc sử dụng bởi người được cấp phép phân phối trong liên kết phân phối điện
Nối đất Một cách sử dụng dây hoặc các vật dẫn điện để kết nối giữa các
thiết bị hoặc một phần thiết bị của lưới điện hoặc trạm điện có yêu cầu nối đất phục vụ cho việc bảo vệ an toàn cho thiết bị và người
Dao động điện áp Dao động điện áp là sự biến đổi biên độ điện áp so với điện áp
danh định trong thời gian dài hơn một (01) phút
Tần số Số chu kỳ dòng xoay chiều mỗi giây (thể hiện bằng Hertz_Hz),
mà hệ thống điện truyền tải/phân phối đang vận hành
Sóng hài Điện áp và dòng hình sin có tần số là bội tích hợp của tần số cơ
bản
Cô lập Quá trình theo đó một hệ thống điện được tách thành hai hay
nhiều phần, với các máy phát điện cung cấp tải kết nối với một số các hệ thống riêng biệt
Thiết bị đo đếm Thiết bị bao gồm đồng hồ đo đếm, biến dòng, biến điện áp và
Trang 33thiết bị phụ trợ cho việc đo điện
Hệ thống đo đếm Thiết bị và mạch được cài đặt để đo lượng điện xuất/nhập thông
qua một điểm kết nối
Hệ số công suất Tỉ số giữa công suất tác dụng (kW) với công suất biểu kiến (kVA) Bảo vệ Quy định để phát hiện các điều kiện bất thường trên hệ thống và
bắt đầu giải phóng sự cố và kích hoạt các báo động và chỉ dẫn Lưới điện phân
phối hạ áp
Lưới điện phân phối hạ áp là phần lưới điện hạ áp cấp từ các trạm biến áp phân phối trung áp xuống cấp điện áp 0,4kV, có nối đất trung tính Bao gồm các đường dây hạ áp 3 pha và 1 dây trung tính
Dao động điện áp Thay đổi biên độ điện áp trên hoặc dưới giá trị danh định của điện
áp trong thời hạn quy định
Hệ thống điều
chỉnh điện áp
Hệ thống điều khiển tập trung tại một HTĐMT để điều chỉnh điện
áp bằng cách điều khiển các thiết bị phụ trợ để có thể thay đổi chế
độ tiêu thụ hoặc phát công suất phản kháng
Máy biến điện áp
(VT)
Một biến áp chuyên dụng thực hiện chức năng biến đổi điện áp cao thế bên sơ cấp xuống mức điện áp thứ cấp nhỏ hơn để có thể thực hiện các phép đo hoặc theo dõi giá trị điện áp bên cáo thế phục vụ cho việc đo đếm hoặc điều khiển hoặc bảo vệ
Biến dòng điện
(CT)
Biến dòng điện (CT) là thiết bị biến đổi dòng điện, mở rộng phạm
vi đo dòng điện và điện năng cho hệ thống đo đếm điện
Hệ thống phát
điện mặt trời nối
lưới (lắp trên mái
nhà)
Hệ thống điện mặt trời là tập hợp các khối thiết bị gồm các tấm PMT, bộ chuyển đổi nguồn điện một chiều DC thành điện xoay chiều AC, có thể bao gồm cả ắc quy và các dây cáp dẫn điện và các phụ kiện khác (thiết bị điều khiển, bảo vệ hoặc theo dõi, đo đếm điện năng…) được liên kết với nhau để có thể chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời thành nguồn điện cấp cho phụ tải tiêu thụ hoặc phát công suất vào lưới điện chung
Trang 34Điểm đấu nối
EVN Electricsity of Viêtnam Tập đoàn Điện lực Việt Nam
System
Quản lý hệ thống điện phân phối
DNO Distribution Network Owner Quản lý lưới phân phối
EMS Energy Management System Hệ thống quản lý năng lượng
Trang 35II GIỚI THIỆU
2.1 Cơ sở pháp lý
Thông tư 12/2010/TT-BCT [1] và Thông tư 32/2010/TT-BCT [2] (sau đây gọi tắt là "Thông tư 12" và "Thông tư 32") do Bộ Công Thương ban hành, xác định tiêu chí, hướng dẫn, quy tắc cơ bản, thủ tục, trách nhiệm, tiêu chuẩn và nghĩa vụ cho các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện thuộc Tập đoàn điện lực EVN và khách hàng tham gia sử dụng lưới điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gọi là EVN, là Tập đoàn do nhà nước sở hữu và điều hành các Tổng công ty điện lực lớn trên toàn quốc
Ngành điện Việt Nam sẽ được chuyển đổi cấu trúc dựa trên mô hình bán buôn năm 2014 và EVN dự kiến tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối các nguồn điện từ nguồn NLTT như năng lượng gió, năng lượng mặt trời do đó cần thiết phải bổ sung thêm các quy định kỹ thuật phù hợp, nhằm đảm bảo:
a Tích hợp tốt các hệ thống phát điện mặt trời (HTĐMT) vào các hệ thống điện phân phối
b Vận hành tin cậy và an toàn các HTĐMT
c Việc hoạt động của các HTĐMT sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định
d Việc vận hành liên tục của các hệ thống điện phân phối/truyền tải theo các tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống điện đã được quy định trong Thông tư 12 và Thông
tư 32, ngay cả sau khi đã tích hợp các HTĐMT
2.3 Phạm vi
Tiêu chuẩn kỹ thuật trong TCKTĐNĐMT được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
lý thuyết và căn cứ các các kết quả nghiên cứu các mô hình sẵn có với quy mô còn nhỏ tại Việt Nam, đồng thời có tham khảo các kết quả nghiên cứu của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước trong khu vực Đông Nam Á có những đặc điểm, điều kiện tương tự như Việt Nam Tuy vậy do các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình thực còn ít và đồng thời còn thiếu các nghiên cứu mô phỏng động chế độ làm việc của cả hệ thống điện khi có sự tích hợp điện mặt trời với quy mô rộng/tổng công suất tham gia lớn tại Việt Nam Ngoài ra do đặc thù của các HTĐMT thường có quy mô khác nhau,
Trang 36có tính ngẫu nhiên cao Cho đến nay đến nay tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu nhiều về các mô hình điện mặt trời nối lưới, nên TCKTĐNĐMT đề xuất sẽ còn có phần hạn chế
1 Đề xuất TCKTĐNĐMT trình bày các yêu cầu kỹ thuật cơ bản mà các HTĐMT khi có nối lưới điện phải tuân theo để HTĐMT phát huy tác dụng và đồng thời đảm bảo lưới điện phân phối vẫn làm việc bình thường
2 Trong phạm vi xây dựng TCKTĐNĐMT ở đây chỉ giới hạn cho các HTĐMT
có qui mô công suất vừa và nhỏ, lắp trên mái nhà (roof-top) Lưới điện kết nối là lưới diện hạ thế cấp điện áp 0,4 kV
3 Đề xuất TCKTĐNĐMT sẽ áp dụng cho các phụ tải (nhà đầu tư) có nhu cầu lắp đặt HTĐMT để tự cung cấp điện cho nhu cầu của chính phụ tải đó và có thể bán phần điện dư lên lưới điện quốc gia (lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) Đề xuất cũng áp dụng cho đơn vị quản lý lưới điện khi xem xét, cấp phép và giám sát việc lắp đặt cũng như hoạt động của HTĐMT khi kết nối
Các HTĐMT trời có quy mô lớn (solar power farm) và đặc biệt khi có kết nối với lưới trung thế sẽ được xem xét, nghiên cứu và áp dụng trong HDKTĐMT mở rộng
và sẽ đề cập trong tài liệu khác
Các hướng dẫn/yêu cầu kỹ thuật quy định ở đây sẽ phải được xem xét lại và sửa đổi nếu/ khi sự phát triển và thâm nhập điện mặt trời/công suất tổng các HTĐMT vượt quá giới hạn mà có thể gây khó khăn cho các nhà quản lý lưới điện chung (EVN) và gây khó khăn cho cả nhà đầu tư ĐMT Khi đó Sổ tay cần phải được bổ sung, sửa đổi
để sao cho phù hợp với sự phát triển của lưới truyền tải/phân phối khi có tham gia các nguồn phát điện mặt trời và phù hợp chung với các quy định, quy chuẩn chung của ngành điện trong hoàn cảnh mới
III PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI Ở VIỆT NAM
Theo thống kê của Vụ Năng lượng mới và tái tạo - Bộ Công thương, tổng công suất lắp đặt PMT trên toàn quốc hiện đạt khoảng 4 MWp [11] Khoảng hơn chục nghìn
hộ dân vùng sâu, vùng xa đã được điện khí hóa bằng các hệ điện mặt trời gia đình và được sử dụng ĐMT qua các trạm sạc ắc quy Hàng trăm làng ĐMT, trạm ĐMT nhà văn hóa, trạm thu vệ tinh, trạm thông tin viễn thông ĐMT ra đời Hàng nghìn đèn báo hàng hải, đường thủy, trạm hải đăng đã được khai thác và phục vụ hiệu quả nhờ ĐMT
Việc ứng dụng điện mặt trời nối lưới mới bước đầu phát triển ở Việt Nam những năm gần đây Từ năm 2000 - 2010, các mô hình điện mặt trời nối lưới chủ yếu mang tính chất trình diễn, việc nghiên cứu chế tạo inverter nối lưới ở Việt Nam cũng mới chỉ trong giai đoạn đầu phát triển, tổng công suất điện mặt trời nối lưới chỉ đạt khoảng 185 kWp Tuy nhiên đến nay, việc ứng dụng điện mặt trời nối lưới đã phát triển rất mạnh mẽ, tổng công suất điện mặt trời nối lưới đến năm 2014 đạt khoảng hơn 1MWp
Trang 37Hình 1.1 Phát triển điện mặt trời nối lưới ở Việt Nam [12]
Bảng 1.1 Ứng dụng ĐMT nối lưới tính đến 11/2014 tại Việt Nam [12]
TT Tên cơ quan, gia đình Địa điểm Công suất
(Wp) Đơn vị triển khai
Minh
Viện Vật lý Tp.Hồ Chí Minh
Công ty Cơ điện-Điện
tử Việt Linh – AST
Công ty Cơ điện-Điện
tử Việt Linh – AST
Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ
Viện Vật lý Tp.Hồ Chí Minh
Trang 38TT Tên cơ quan, gia đình Địa điểm Công suất
(Wp) Đơn vị triển khai
Quốc Gia TP HCM
11
Đại siêu thị Big C Dĩ An
và Trung tâm thương mại
Viện Khoa học năng lượng – VAST
Công ty Cơ điện-Điện
tử Việt Linh – AST
17
Trung tâm Tiết kiệm Năng
lượng và Tư vấn chuyển
giao công nghệ
Công ty ALTUS - Đức
& TTNLM-ĐHBKHN
Viện Khoa học năng lượng – VAST
Trang 39TT Tên cơ quan, gia đình Địa điểm Công suất
(Wp) Đơn vị triển khai
lượng – VAST
Công ty TNHH phát triển năng lượng SYSTECH
Một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiến hành thương mại hóa, bán sản phẩm
trên thị trường Việt Nam như:
- Khu vực miền Nam: Công ty SolarBK, Công ty Cơ điện - Điện tử Việt Linh -
AST, Tập đoàn công nghệ điện tử viễn thông quốc tế Đông Dương, Công ty TNHH
MTV Vũ Phong
- Khu vực miền Bắc: Công ty Cổ phần Việt Tân, Công ty TNHH Thương Mại
Và Kỹ Thuật Việt Trung, Công ty TNHH phát triển năng lượng SYSTECH
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản
xuất pin mặt trời nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài:
+ Nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam đã được khánh
thành năm 2009 tại cụm công nghiệp Đức Hòa Hạ (Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
Nhà máy do Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ đầu tư xây dựng
Giai đoạn I (2009 - 2010), nhà máy có thể cung cấp lượng sản phẩm lên đến
5MWp/năm với các tấm pin mặt trời (solar cells panels) có công suất từ 80Wp - 165
Wp
Giai đoạn II, nhà máy nâng công suất lên 25 MWp/năm, đồng thời sản xuất các
linh kiện lắp ráp pin từ nguyên liệu trong nước, sản xuất cells từ các thỏi silic
Trang 40Hình 1.2 Sản phẩm Pin mặt trời của Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ ++ Công ty Cổ phần Năng lượng IREX: là một công ty thành viên của SolarBK
và mới được thành lập năm 2013, công suất nhà máy đạt được từ 150MWp/năm đến 300MWp/năm Sản phẩm pin năng lượng mặt trời của công ty bao gồm cả dòng mono
và poly với công suất từ 35Wp đến trên 300Wp và sẵn sàng xuất sang thị trường châu