1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh vĩnh long

95 617 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Khái niệm về ngân sách Nhà nước Theo luật ngân sách nhà nước NSNN thì NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -

NGUYỄN HÀ LAM NGỌC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kinh tế học

Mã số ngành: D310101

Tháng 10 - Năm 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HÀ LAM NGỌC MSSV: 4104069

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kinh tế học

Mã số ngành: D310101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS.VÕ THÀNH DANH

Tháng 10 – Năm 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN



Trong suốt thời gian học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ, với sự dạy dỗ tận tình của quý Thầy Cô, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các Cô, Chú, Anh, Chị tại phòng QLNS của Sở Tài Chính tỉnh Vĩnh Long trong thời gian thực tập, đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu Điều đó không những giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, mà còn giúp em trưởng thành hơn, tự tin hơn khi bước vào đời

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Kinh tế

và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Cần Thơ, đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về chuyên ngành, giúp em có được nền tảng vững chắc

hỗ trợ đắc lực cho việc làm của em sau này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Võ Thành Danh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

em hoàn thành tốt quyển luận văn này

Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Sở Tài Chính tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận và hỗ trợ em hoàn thành tốt đợt thực tập Hơn hết là lời cảm ơn chân thành nhất đến các Anh, Chị tại Phòng Quản lý ngân sách, đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tế

vô cùng hữu ích

Lời cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, thầy Võ Thành Danh, cùng Ban lãnh đạo Sở Tài Chính, các Anh, các Chị Phòng Quản lý ngân sách luôn vui vẻ, dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

Người thực hiện

Nguyễn Hà Lam Ngọc

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Người thực hiện

Nguyễn Hà Lam Ngọc

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



Vĩnh Long, ngày……tháng…….năm ……

(Ký tên, đóng dấu)

Trang 6

MỤC LỤC



Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1.1 Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước 3

2.1.4 Cân đối ngân sách Nhà nước 8

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH VĨNH LONG 12

3.1 MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 12

3.1.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long 12

3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long 12

3.2 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI CHÍNH VĨNH LONG 14

3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 14

3.3 SƠ LƯỢC VỀ PHÒNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THUỘC SỞ TÀI CHÍNH VĨNH LONG 15

3.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý Ngân sách 15

3.3.2 Biên chế, phân công nhiệm vụ các chức danh 17

CHƯƠNG 4:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 21

4.1.TÌNH HÌNH THU -CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2012 .21

4.2.TÌNH HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010- 2012 .23

Trang 7

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI, QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH LONG 2010 – 2012 .28

4.3.1 Thực trạng chi thường xuyên phân theo lĩnh vực 28

4.3.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 40

4.4.PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .49

4.4.1 Trình độ phát triển kinh tế 49

4.4.2 Phân cấp ngân sách 53

4.4.3 Định hướng, chính sách nhà nước 57

4.4.4 Tổ chức bộ máy nhà nước 61

4.5 DỰ BÁO CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM 65

4.6 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 67

4.6.1 Trong công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước 67

4.6.2 Những tác động đến kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Long .68

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH LONG 77

5.1 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG NĂM TIẾP THEO 77

5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 78

5.2.1 Giải pháp chung 78

5.2.2 Giải pháp cụ thể 79

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

6.1 KẾT LUẬN 82

6.2 KIẾN NGHỊ 82

6.2.1 Kiến nghị đối với cấp Trung ương .83

6.2.2 Khuyến nghị đối với tỉnh Vĩnh Long 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 85

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 4.1:Tỷ trọng các nguồn thu trong GDP của Việt Nam 2010-2012(%) 22

Bảng 4.2:Tỷ trọng các khoản chi trong GDP của Việt Nam 2010-2012(%) 23

Bảng 4.3:Tình hình ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Long 2010-2012(%) 23

Bảng 4.4: Chi ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Long 2010-2012 25

Bảng 4.5: Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo lĩnh vực 29

Bảng 4.6: Chi ngân sách nhà nước về quản lý hành chính tỉnh Vĩnh Long 31

Bảng 4.7: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp kinh tế tỉnh Vĩnh Long 33

Bảng 4.8: Chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Vĩnh Long 34

Bảng 4.9: Kết quả thực hiện quyết định 08/2007/QĐ-UBND 36

Bảng 4.10: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp văn hóa-xã hội 37

Bảng 4.11: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp quốc phòng - an ninh 39

Bảng 4.12: Định mức phân bổ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục 42

Bảng 4.13: Định mức phân bổ ngân sách cho sự nghiệp đào tạo – dạy nghề 43 Bảng 4.14: Định mức phân bổ ngân sách cho lĩnh vực y tế 43

Bảng 4.15: Định mức phân bổ ngân sách cho quản lý hành chính 45

Bảng 4.16: Tổng hợp tiêu chuẩn đánh giá mô hình hồi qui 66

Bảng 4.17 Kết quả dự báo của hàm tăng trưởng mũ 66

Bảng 4.18: Các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Vĩnh Long năm 2012 69

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 4.1: Chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Long 26

Hình 4.2: Tỷ lệ chi NSĐP và NSTW trong tổng chi NSNN 54

Hình 4.3: Tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN các nước 54

Hình 4.4: Cầu về hàng hóa công của địa phương A và B 55

Hình 4.5: Diễn biến lạm phát của Việt Nam (2004-2012) 58

Hình 4.6: Mô hình LM-IS 59

Trang 10

NSTW : Ngân sách trung ương

NSĐP : Ngân sách địa phương

KBNN : Kho bạc Nhà nước

KT-XH : Kinh tế- xã hội

UBNN : Ủy ban nhân dân

HĐNN : Hội đồng nhân dân

UBMT : Ủy ban mặt trận

HCSN : Hành chính sự nghiệp

XSKT : Xổ số kiến thiết

Tiếng Anh

GDP : Gross Domestic Product

FDI : Foreign direct investment

ODA : Official Development Assistance

ISO : International Standards Organization

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế thế giới, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế Để làm được điều đó, ngoài những tiến bộ trong hoạt động kinh tế, thì hoạt động ngân sách nhà nước cũng đảm nhận vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thể hiện qua việc huy động, phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy nhanh việc phát triển kinh tế nhưng phải

ổn định và bền vững Qua đó, giúp Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển trở thành một nước công nghiệp và dịch vụ hiện đại Tuy nhiên, nguồn lực huy động phục vụ cho sự phát triển đất nước là có hạn, trong khi đó việc quản lý ngân sách vẫn còn nhiều hạn chế, gây thất thoát, lãng phí Vì thế, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết ở cả cấp trung ương cũng như địa phương

Trong những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều bước phát triển vượt bậc tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, cùng với đó là các dịch bệnh thiên tai nên đời sống của người dân vẫn còn gặp không ít khó khăn đặc biệt là công nhân viên chức, với mức lương còn quá thấp, khó lòng trang trải cho cuộc sống hàng ngày Do đó, việc tính toán, quản lý chi thường xuyên sao cho hiệu quả để vừa đảm bảo được đời sống cho người lao động vừa ổn định được hình kinh tế là mục tiêu hàng đầu của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng

Công tác quản lý ngân sách tỉnh Vĩnh Long dù đã có những bước tiến tích cực nhưng để đáp ứng được nhu cần xã hội ngày càng cao thì cần phải hoàn thiện liên tục công tác quản lý ngân sách nhà nước một cách tự chủ, công

khai và minh bạch Vì vậy, em muốn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản

lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 12

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình chi và công tác quản lý chi thường xuyên của tỉnh Vĩnh Long, từ đó tìm ra được những khó khăn, cũng như hạn chế nhằm hoàn thiện công tác chi và quản lý chi đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Long

- Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chi thường xuyên NSNN

- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN

- Số liệu trong đề tài được tổng hợp từ năm 2010 đến năm 2012

- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến 18/11/2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các báo cáo dự toán tổng hợp thu, chi 2010-2012

- Các báo cáo ước thực hiện chi 2012

- Báo cáo quyết toán 2010, 2011

- Các thông tư, quyết định liên quan

Trang 13

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước

2.1.1.1 Khái niệm về ngân sách Nhà nước

Theo luật ngân sách nhà nước (NSNN) thì NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

2.1.1.2 Bản chất của ngân sách Nhà nước

Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính Ngân sách thể hiện mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội Mọi hoạt động thu chi của ngân sách đều do nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước Về khía cạnh này cho thấy được quyền lực chính trị của nhà nước

Bản chất của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình huy động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước

2.1.1.3 Vai trò của ngân sách Nhà nước

Vai trò của ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặt sau:

- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước

Đây là vai trò truyền thống của ngân sách Nhà nước trong mọi mô hình kinh tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của mình Mối quan hệ hữa cơ giữa nhà nhước với ngân sách được Các Mác tổng kết như sau:” Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được quyết định bởi ngân sách và ngược lại”

- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô

Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường Vai trò này thể hiện trên các mặt sau:

Trang 14

+ Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền

+ Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát

- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội

Thông qua hoạt động ngân sách , dưới hình thức kết hợp thuế gián thu và thuế trực thu, Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí, tiết kiệm, đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động Mặt khác, thông qua hoạt động chi ngân sách dưới hình thức các khoản cấp phát, trợ cấp trong chính sách về dân số kế hoạt hóa gia đình, về bảo trợ xã hội, về việc làm,…Nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời sống của tầng lớp người nghèo trong xã hội

2.1.2 Thu ngân sách Nhà nước

2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa thu ngân sách Nhà nước

Theo khoản 1 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước thì thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật

Về bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của nhà nước

Về phương diện pháp lí, thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước

2.1.2.2 Phân loại

Căn cứ vào nội dung của các nguồn thu ta có:

- Thu trong nước bao gồm: thu thuế từ hoạt động kinh tế, thu thuế từ hoạt động sự nghiệp, thu dân cư (lệ phía, thuế, vay), thu khai (xổ số kiến thiết, bán

và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước,…)

- Thu ngoài nước bao gồm: thu viện trợ và vay từ các tổ chức phi chính phủ hay chính phủ nước ngoài

Căn cứ vào tính chất kinh tế của các khoản thu:

Trang 15

- Thu thuế và các khoản thu mang tính chất thuế: thuế trực thu, thuế gián thu, thu lệ phí có tính chất thuế

- Thu không mang tính chất thuế: bán và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, xổ số kiến thiết, vay qua phát hành công trái, viện trợ và vay nước ngoài

2.1.2.3 Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước

Theo pháp luật về Nhân sách Nhà nước hiện hành ở nước ta, thu Ngân sách Nhà nước bao gồm:

- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo qui định của pháp luật

- Phần nộp ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo qui định của pháp luật gồm: tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền vay của nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập thừ vốn góp của nhà nước vào các

cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các

tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của nhà nước theo qui định của Chính phủ

- Phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp

- Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản, tài sản công và đất công ích

- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật

- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước

- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo qui định tại khoản 3 điều 8 của luật ngân sách

- Phần nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản sở hữa Nhà nước

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức

cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định pháp luật

- Thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu kết dư ngân sách và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật gồm: các khoản di sản nhà nước được hưởng, phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu, thu hồi

Trang 16

dự trữ nhà nước, thu chênh lệch giá, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu chuyển nguồn ngân sách năm trước chuyển sang, các khoản thu khác

2.1.3 Chi ngân sách Nhà nước

2.1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa chi ngân sách Nhà nước

Theo một cách khái quát nhất, chi ngân sách là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi Chính phủ Như vậy về cơ bản chi ngân sách thể hiện các khoản chi của ngân sách Chính phủ hàng năm được Quốc hội thông qua Chi ngân sách phản ánh giá trị của các loại hàng hoá mà Chính phủ mua vào để qua đó cung cấp các loại hàng hoá công cộng cho xã hội nhằm mục tiêu thực hiện các chức năng của Nhà nước

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển thì hoạt động của Chính phủ là không mang lại lợi ích cho quốc gia về mặt kinh tế Cho nên chi ngân sách là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng Theo đó Chính phủ chỉ biết lấy đi của cải trong xã hội (dưới hình thức nộp thuế) chứ không trả lại cho xã hội, vì vậy cần phải hạn chế tối đa mọi khoản chi tiêu của Chính phủ để tránh lãng phí nguồn lực Tuy vậy sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy chi ngân sách hoàn toàn không mất đi mà ngược lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế Bằng việc chi ngân sách, Chính phủ đã trả lại cho xã hội những khoản thu nhập mà Chính phủ đã lấy đi từ các khoản nộp thuế bắt buộc bằng việc cung cấp những hàng hoá công cộng cần thiết mà khu vực tư nhân không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không có hiệu quả Với cơ chế này Chính phủ đã thực hiện tái phân phối thu nhập của xã hội công bằng hơn, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định

Chi ngân sách có quan hệ mật thiết với thu ngân sách vì thu nhân sách là nguồn vốn đảm bảo thực hiện chi ngân sách; ngược lại vốn ngân sách được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, nó là điều kiện để tăng thu ngân sách nhà nước

Chi ngân sách gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị xã hội của nhà nước trong từng thời kì Điều này khẳng định chi ngân sách ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị xã hội của một quốc gia Từ đó cho thấy chi ngân sách có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhằm thực hiện các đường lối của đất nước, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng của xã hội được xây dựng và cải tạo

Trang 17

2.1.3.2 Phân loại

Chi ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các khoản chi thành những nhóm theo những tiêu chí nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý định hướng chi ngân sách, công tác nghiên cứu phân tích kinh tế

Căn cứ vào mục đích kinh tế xã hội: Bao gồm: Chi tích lũy như đầu tư

xây dựng cơ bản, chi dự trữ, cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước… và chi tiêu dùng như chi quản lý hành chính nhà nước, chi cho sự nghiệp, chi trợ giá, bù giá…

Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động:

- Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn ngắn như lương, học bổng, công tác phí, nghiệp vụ, chi trợ cấp, bù giá…

- Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, chi dự trữ cho nhà nước…

2.1.3.3 Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước

Theo pháp luật về ngân sách Nhà nước hiện hành ở nước ta, chi ngân sách Nhà nước bao gồm:

a) Chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn

- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo qui định của pháp luật

- Chi bổ sung dự trữ nhà nước

- Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo qui định của pháp luật

b) Chi đầu tư thường xuyên:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế

Trang 18

- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước

- Hoạt động Đảng cộng sản Việt Nam

- Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như: Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam

- Trợ giá theo chính sách của nhà nước

- Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước

- Hỗ trợ Qũy bảo hiểm xã hội

- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp

- Các khoản chi thường xuyên khác theo qui định của pháp luật

c) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền cho Chính phủ vay

d) Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổ chức ngoài nước

e) Chi cho vay của ngân sách trung ương

f) Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạn tầng thuộc ngân sách cấp tỉnh theo qui định

g) Chi bổ sung Qũy dự trữ tài chính theo qui định

h) Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

i) Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau

2.1.4 Cân đối ngân sách Nhà nước

Về nội dung các khoản thu và chi này có quan hệ hữu cơ với nhau và dựa trên nguyên tắc hai bộ phận này phải được cân đối

Khác với nguyên tắc trong cơ chế tập trung hóa là ưu tiên cho các khoản chi đầu tư phát triển sau đó mới dành cho chi tiêu dùng thường xuyên thì trong

cơ chế thị trường, mô hình quản lý ngân sách nhà nước được xây dựng trên mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng như sau:

Trang 19

- Các khoản thu thường xuyên, không hoàn trả từ thuế, phí lệ phí là các khoản thu trong cân đối ngân sách sẽ được sử dụng ưu tiên cho các khoản chi thường xuyên của Chính phủ, phần còn lại sẽ dành cho chi đầu tư phát triển

- Các khoản viện trợ và vay nợ của chính phủ dùng đề bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước do chênh lệch giữa tổng số chi và tổng số thu trong cân đối ngân sách để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

Cơ chế cân đối ngân sách nhà nước này tạo ra thế chủ động rất lớn cho Chính phủ, cho phép giải quyết trước hết các yêu cầu cấp bách để ổn định đời sống và trật tự xã hội, hơn nữa nó còn vạch ra một ranh giới rõ ràng về phạm

vi tiêu dùng nằm trong giới hạn các khoản thu nhập do nền kinh tế tạo ra Các khoản thu bù đắp thiếu hụt (vay) chỉ phục vụ cho chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cho Chính phủ

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Tài Chính Vĩnh Long, phòng Quản

Lý Ngân Sách của Sở Tài Chính tỉnh Vĩnh Long

- Các tài liệu liên quan do phòng QLNS cung cấp

- Số liệu cũng được thu thập từ sách báo, tạp chí, Internet,

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa

các khoản chi của các giai đoạn số liệu phân tích

Công thức: ∆y = y1 - yo

Trong đó: yo: khoản chi được chọn để so sánh

y1: khoản chi phân tích

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các khoản chi

Phương pháp này sử dụng để so sánh các khoản chi qua các năm xem có thay đổi hay không từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của các khoản chi thường xuyên

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa

các khoản chi trong cùng khoản mục tương ứng ở hai giai đoạn cần so sánh

Công thức: ∆y = * 100

0

0 1

Trang 20

y1: khoản chi phân tích

∆y: biểu hiện tốc độ thay đổi của các khoản chi

Phương pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của các khoản chi trong một khoảng thời gian nào đó So sánh tốc độ thay đổi của các khoản chi giữa các năm biểu hiện bằng số lần hoặc phần trăm để phản ánh được mức độ hiệu quả, trong khi số tuyệt đối không thể nói lên được hoặc chỉ phản ánh được kết quả

- Phương pháp dự báo bằng mô hình xu thế

Phương pháp này giúp ta đưa ra được những số chi dự toán trong tương lai dựa trên số liệu về giai đoạn trước

Hoặc có thể tính b0và b1theo các công thức sau đây:

1 2

t

y t y t b

Trang 21

Hàm xu thế parabol :

Hàm xu thế parabol được sử dụng trong trường hợp của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian Dạng tổng quát của hàm xu thế parabol như sau:

2

2 1 0

t b t b t b y t

Đồ thị biểu diễn phương trình đường bậc 2 ( 2

2 1 0

y t    ) có dạng:

- Phương pháp dự báo bằng mô hình hồi quy

Phương pháp dự báo này dựa trên mối liên hệ giữa tổng chi với giá trị GDP hàng năm Từ đó, thấy được mối liên kết chặt chẽ giữa chúng để tìm ra giải pháp thích hợp

Mô hình hồi quy: Yb0 b1X1 e i

Trang 22

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ SỞ

TÀI CHÍNH TỈNH VĨNH LONG 3.1 MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 3.1.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền và sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 136km về phía Đông Bắc và cách thành phố Cần Thơ 40km về phía Nam Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1475,19 km² chiếm 0,45% tổng điện tích tự nhiên của cả nước

3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long

Mặc dù chịu tác động của những yếu tố bất lợi như: tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; giá cả một số nông thủy sản giảm thấp, khó tiêu thụ, gây bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp; nhiều ngành sản xuất kinh doanh khó khăn do sức mua giảm, tồn kho tăng cao kéo theo nợ xấu, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do chưa có phương án sản xuất kinh doanh tốt; … nhưng trong năm 2012, kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá và tăng đều ở tất cả các khu vực, đã thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường Nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tiếp tục phát triển; xây dựng cơ bản được quan tâm đầu tư, khối lượng thực hiện và giải ngân tăng so với cùng kỳ, xuất khẩu đạt chỉ tiêu đề ra Các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo, văn hoá, thể thao được đẩy mạnh; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội luôn được chú trọng và thực hiện tốt Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội giữ vững Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục thực hiện

có hiệu quả Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm và đạt được những kết quả tích cực Đặc biệt là công tác chuẩn bị và tổ chức thành công các ngày Lễ lớn như: Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Long, 37 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước và đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất; kỷ niệm 100 năm ngày sinh Cố Chủ ti ̣ch Hô ̣i đồng Bô ̣ trưởng Pha ̣m Hùng; kỷ niệm 90 năm ngày sinh Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chưa bền vững, còn 6/23 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra; thu ngân sách đạt chỉ tiêu nhưng cơ cấu thu nội địa không đạt do suy giảm kinh tế và thực hiện các chính sách giảm, giản nợ thuế theo

Trang 23

Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ, nợ xấu ngân hàng vẫn còn ở mức cao; sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tăng trưởng chậm; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, thị trường thu hẹp, số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động tăng cao làm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động

- Đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chưa có dự

án đầu tư sản xuất mới Dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây thiệt hại lớn, đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng trị triệt để Giá cả một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như heo, gà, cá tra bấp bênh gây khó khăn cho người chăn nuôi

- Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được tình trạng quá tải trong khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế; tình hình dịch bệnh tăng, diễn biến phức tạp, nhất là dịch bệnh chân - tay - miệng, sốt xuất huyết, công tác phòng chống và điều trị còn nhiều khó khăn

- Xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu đề ra, nguồn lực để xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, nguồn vốn nhà nước hỗ trợ còn ít, nông dân nhiều nơi không có điều kiện để đóng góp, năng lực của đội ngủ cán bộ hạn chế, nên việc triển khai thực hiện những nội dung của Chương trình xây dựng NTM chậm, có mặt còn lúng túng

- Hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa tốt, điển hình như trật tự đô thị, trật tự giao thông, quản lý quy hoạch v.v

- Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, ổn định, nhưng trên một số lĩnh vực vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, đáng chú ý là trên lĩnh vực an ninh nông thôn Tình hình trật tự an toàn xã hội, nhất là các vụ phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội tăng, đáng chú ý là các vụ giết người do nguyên nhân xã hội, trộm cắp tài sản… diễn biến phức tạp Tai nạn giao thông tuy có giảm so với năm 2011 nhưng chưa bền vững

Nguyên nhân hạn chế:

Ngoài những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh, những nguyên nhân chủ quan cần sớm khắc phục, đó là:

Sự phân công, phân cấp trên nhiều lĩnh vực tương đối rõ ràng, đầy đủ, nhưng sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện nhiệm vụ có lúc chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, kịp thời và quyết liệt Việc vận dụng các chính sách, quy định của trung ương ở một số ngành, địa phương còn hạn chế nên trong quá trình xử lý vụ việc cụ thể còn nhiều lúng túng, vướng mắc; việc tham mưu, đề xuất của một số cơ quan chuyên môn chưa đạt yêu cầu Trong

Trang 24

chỉ đạo điều hành từng lúc thiếu nhạy bén, thiếu quyết đoán; lúng túng trong lựa chọn những vấn đề đột phá, bức xúc trên từng lĩnh vực để tập trung chỉ đạo nhằm tạo sự chuyển biến nhanh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội

3.2 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI CHÍNH VĨNH LONG

- Địa chỉ: Số 4, Hưng Đạo Vương, Phường 1, Thành phố Vĩnh Long

- Cơ quan quản lý trực tiếp: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long

- Cơ quan chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ: Bộ Tài Chính

Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính

3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và phân công nhiệm vụ các chức danh

- Phòng Quản lý giá & Công sản

- Phòng Tài chính Doanh nghiệp

- Phòng Tin học Thống kê

- Phòng Thanh tra Tài chính

- Văn phòng Sở

Trang 25

3.3 SƠ LƯỢC VỀ PHÒNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THUỘC SỞ TÀI CHÍNH VĨNH LONG

3.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý Ngân sách

3.3.1.1 Chức năng

Phòng Quản lý Ngân sách là phòng nghiệp vụ của Sở Tài chính, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước cũng như điều hành về lĩnh vực tài chính ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được UBND tỉnh giao theo luật định

- Triển khai thực hiện và hướng dẫn các cơ quan ban, ngành tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới thực hiện các pháp luật chính sách, chế độ tài chính ngân sách, kế toán (chương trình TABMIS) và kiểm toán trên địa bàn

- Xây dựng các văn bản qui định việc thu phí, lệ phí, vay và trả nợ theo qui định của luật NSNN Việc huy động sự đóng góp của cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền của địa phương, trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành và

tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện theo qui định của pháp luật

- Tổng hợp dự toán, xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước và phương án phân bổ dự toán NS cho các ngành, các cấp; số bổ sung cho NS cấp dưới, trình cấp thẩm quyền xem xét phê chuẩn theo đúng các qui định của Luật NSNN

- Hướng dẫn các cơ quan HCSN cấp tỉnh và cơ quan Tài chính cấp dưới xây dựng dự toán NSNN hằng năm theo qui định Thực hiện tốt các nội dung

về phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán NS

- Hướng dẫn cơ quan tài chính cấp dưới tổng hợp số liệu thu chi NS trên địa bàn và thực hiện quyết toán đúng nội dung, thời gian theo qui định

- Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính

Trang 26

- Tham mưu Lãnh đạo sở dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh hoặc của Chủ tịch UBND tỉnh

về lĩnh vực Tài chính thuộc phòng mình phụ trách để trình UBND cấp tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh

- Tham mưu Lãnh đạo sở Dự thảo chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và 10 năm về lĩnh vực tài chính theo quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Tham mưu Lãnh đạo sở, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt thuộc lĩnh vực phòng mình phụ trách

- Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương, quản lý quỹ dự trữ tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

- Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương; giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật

- Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

- Kết hợp với Phòng Quản lý giá & Công sản tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao,

xử lý tài sản nhà nước

- Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương

uỷ thác cho các tổ chức nhận uỷ thác (các quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài chính nhà nước,…) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các mục tiêu đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định

- Tham mưu Lãnh đạo Sở trong việc thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực Tài chính theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Trang 27

3.3.2 Biên chế, phân công nhiệm vụ các chức danh

- Phụ trách chung về công tác xây dựng dự toán NSĐP hằng năm

- Phụ trách quản lý khối huyện, xã

- Xây dựng và phối hợp các bộ phận liên quan xây dựng chế độ chính sách về tài chính ngân sách thuộc thẩm quyền của HĐND địa phương

- Thực hiện và phân công công chức phòng thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các nội dung thu, chi thuộc kế hoạch NSNN hằng năm

- Xây dựng chương trình công tác của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao

- Tham dự các cuộc họp giao ban của cơ quan, chủ trì các cuộc họp phòng, xử lý công văn đi, công văn đến, xử lý và cho ý kiến xử lý các nội dung liên quan đến việc thực hiện kế hoạch ngân sách do các phó trưởng phòng phụ trách đề xuất

- Phối hợp tổ công đoàn kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng công chức trong phòng, kịp thời uốn nắn những tồn tại (nếu có) nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng công tác của từng cá nhân và tập thể

- Trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi sản phẩm (dịch vụ) đã đăng

ký thực hiện theo tiêu chuẩn ISO, phân công hồ sơ và kiểm tra quy trình thực hiện đăng ký ISO của phòng

- 01 cán bộ đang đi học thạc sĩ

 Phó Trưởng phòng: Giúp việc cho Trưởng phòng với các lĩnh vực,

công việc như sau:

- Tổng hợp báo cáo chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách tháng, quý theo quy định

- Phụ trách kế toán và quyết toán ngân sách địa phương

- Phụ trách khối cơ quan tỉnh Công an, Quân sự, Tỉnh uỷ…

Trang 28

- Kiểm tra, báo cáo với Trưởng phòng trước khi xử lý các nội dung về tài chính theo kế hoạch, theo chỉ đạo của lãnh đạo trong quá trình chấp hành ngân sách cấp tỉnh

- Xử lý công việc của phòng theo thẩm quyền trưởng phòng khi được uỷ quyền

- Tham gia công tác xây dựng dự toán hằng năm đối với lĩnh vực phụ trách

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng các nội dung thuộc lĩnh vực được phân công

3.3.2.2 Các chuyên viên

Gồm 08 người (07 chính thức; 01 tập sự)

 Chuyên viên phụ trách kế toán chi: (02 chuyên viên)

- Cập nhật, thống kê, tổng hợp tình hình chi ngân sách địa phương, báo cáo tháng và quyết toán năm

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán kế toán chi đối với KBNN, các huyện, thị, thành phố, xã, phường, trị trấn nhằm phát hiện và đề xuất phó phòng phụ trách xử lý các sai sót, khắc phục kịp thời các tồn tại trong quá trình tổng hợp

- Hướng dẫn nghiệp vụ chi ngân sách cho các đơn vị ban ngành, các cấp địa phương theo quy định hiện hành như việc sử dụng chương trình TABMIS

- Cung cấp và báo cáo kịp thời tình hình chấp hành dự toán chi khi có yêu cầu đột xuất của lãnh đạo phòng, Lãnh đạo sở cũng như phục vụ báo cáo định kỳ 15 ngày, tháng, quý, 6 tháng, năm

- Thường xuyên nghiên cứu, học tập, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công việc

 Chuyên viên phụ trách kế toán thu: (02 chuyên viên)

- Cập nhật, thống kê, tổng hợp tình hình thu ngân sách địa phương, báo cáo tháng và quyết toán năm

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán kế toán thu đối với KBNN, các huyện, thành phố, xã, phường nhằm phát hiện và đề xuất phó phòng phụ trách xử lý các sai sót, khắc phục kịp thời các tồn tại trong quá trình tổng hợp

- Hướng dẫn nghiệp vụ thu ngân sách cho các đơn vị ban ngành, các cấp địa phương theo quy định hiện hành

Trang 29

- Cung cấp và báo cáo kịp thời tình hình chấp hành dự toán thu khi có yêu cầu đột xuất của lãnh đạo phòng, Lãnh đạo sở cũng như phục vụ báo cáo định kỳ 15 ngày, tháng, quý, 6 tháng, năm

- Thường xuyên nghiên cứu, học tập, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công việc

 Chuyên viên thống kê, tổng hợp và theo dõi, cấp phát kinh phí khối tỉnh: (01 chuyên viên)

Thống kê, tổng hợp

- Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình thu, chi ngân sách địa phương

- Tham gia tổ phí, lệ phí; các buổi họp giao ban ngành và các buổi họp

do phòng tổ chức (trừ những cuộc họp có phân công chuyên viên phụ trách) theo chỉ đạo của Lãnh đạo sở

- Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ theo chuyên đề, báo cáo đánh giá, công khai quyết toán, dự toán ngân sách cấp tỉnh, các công việc do phòng

xử lý nhằm báo cáo Lãnh đạo

- Thực hiện công tác thống kê, in ấn các văn bản và thực hiện một số nội dung theo yêu cầu chung của phòng

- Phụ trách thực hiện, theo dõi, báo cáo quy trình thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký ISO của phòng

Theo dõi, cấp phát kinh phí khối tỉnh:

- Theo dõi kinh phí, cấp phát kinh phí khối công an, quân sự, Tỉnh uỷ theo dự toán được phê duyệt

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu kết quả thực hiện dự toán đối với các đơn vị trên

- Nghiên cứu, kiểm tra, đề xuất lãnh đạo phụ trách xem xét xử lý các phát sinh về tài chính, kế toán Nghiên cứu chính sách, chế độ liên quan đến quản lý tài chính các ngành trên, để tăng cường chất lượng quản lý, đảm bảo đúng luật, chính sách, chế độ

- Tham gia và hỗ trợ cho kế toán chi và thực hiện một số công việc đột xuất theo yêu cầu chung của phòng

 Chuyên viên theo dõi NS huyện, xã: (02 chuyên viên)

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình và kết quả thực hiện nhiệm

vụ kế hoạch của các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn

Trang 30

- Tổng hợp báo cáo kịp thời cho lãnh đạo các thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn

- Nghiên cứu, kiểm tra đề xuất Lãnh đạo phụ trách giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến ngân sách huyện, thị, thành phố như: chính sách cải cách tiền lương, tinh giản biên chế và các chế độ chính sách khác

- Trao đổi, hướng dẫn, hàng tin kịp thời cho các địa phương các yêu cầu, chế độ, chính sách cũng như kết quả xử lý các nội dung phát sinh đã được lãnh đạo giải quyết

- Tham mưu thảo luận dự toán hàng năm với các huyện, thị, thành phố; thẩm định dự toán, quyết toán ngân sách huyện, thị, thành phố

- Thực hiện một số nội dung theo yêu cầu chung của phòng

 Chuyên viên phụ trách kế toán ấn chỉ: (01 chuyên viên)

- Theo dõi quản lý, cấp phát, quyết toán và thực hiện công tác kiểm kê ấn chỉ đúng quy định

- Thực hiện các thủ tục thu, chi theo kết quả xử lý của lãnh đạo cũng như cập nhật kịp thời các khoản chi hàng ngày

- Tham gia và hỗ trợ cho kế toán thu và thực hiện một số nội dung theo yêu cầu chung của phòng

Trang 31

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4.1.TÌNH HÌNH THU -CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2012

Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, tốc độ tăng trưởng chậm, các nước thường phải đối mặt với một tình thế khó khăn đó là nhu cầu chi từ ngân sách

để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao, trong khi nguồn thu ngân sách lại suy giảm

do khả năng đóng góp của các tác thành phần kinh tế trong xã hội giảm Điều

này đặc biệt đúng tại Việt Nam trong thời gian qua

Trong giai đoạn 2010-2012 tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) giảm liên tục từ 27,27% xuống còn 22,9% GDP Điều đáng nói ở đây là hầu như tất

cả các khoản thu thành phần đều trong xu thế giảm chỉ trừ dầu thô Thu từ khu vực ngoại gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng con số đóng góp vào ngân sách cũng đã giảm mạnh Điều này được giải thích là do kim ngạch nhập khẩu ở nước ta luôn có tỷ trọng cao hơn kim ngạch xuất khẩu, do đó, khi mà xuất khẩu vẫn chưa có nhiều bước đột phá, thì kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế lại có xu hướng giảm

Điển hình là trong năm 2012, một số mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao lại giảm mạnh như ô tô nguyên chiếc giảm 50% về lượng và giảm gần 40% về kim ngạch so với năm 2011, làm giảm thu ngân sách khoảng 13.370 tỉ đồng so với dự toán đề ra; xe máy nguyên chiếc giảm 43% về lượng và giảm 24,3% về kim ngạch so với năm 2011, giảm thu ngân sách khoảng 880 tỉ đồng

so với dự toán Tương tự, thì linh kiện và phụ tùng ô tô giảm 27% về kim ngạch, và giảm khoảng 5.070 tỉ đồng về thu ngân sách; linh kiện và phụ tùng

xe máy giảm 28% về kim ngạch, giảm thu khoảng 2.650 tỉ đồng so với dự toán, Thêm vào đó thì thuế suất đối với nhập khẩu xăng dầu thấp hơn 12%

so với dự toán đề ra là 20%, thuế suất xuất khẩu than cũng chỉ có 10% so với

dự toán là 20% để bình ổn sản xuất

Trang 32

Bảng 4.1:Tỷ trọng các nguồn thu trong GDP của Việt Nam 2010-2012(%)

Tổng

thu

Thu nội địa

DNNN FDI Thuế

thu nhập

Phí,

lệ phí

Thuế NQD

Xuất nhập khẩu

Dầu thô

Viện trợ

đó có một số khoản thu vượt khá, như thu từ dầu thô, thu thuế thu nhập cá nhân

Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, nhu cầu chi tăng nhưng do nguồn thu giảm mạnh (năm 2012 giảm 4,37 điểm phần trăm so với năm 2010) nên tổng chi cũng giảm Tuy nhiên, cắt giảm tổng chi là do cắt giảm mạnh chi đầu tư phát triển, trong khi các khoản chi khác như chi thường xuyên lại tiếp tục gia tăng (bảng 4.2) Điều này dường như mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế: khi suy giảm tăng trưởng cần tăng chi đầu tư phát triển để kích thích kinh tế chứ không phải cắt giảm đầu tư Nhưng rõ ràng, các khoản thu trong cân đối ngân sách có chiều hướng giảm được ưu tiên cho các khoản chi thường xuyên ngày

càng tăng, do đó phần còn lại dành cho đầu tư phát triển giảm là điều tất yếu

Trang 33

Bảng 4.2:Tỷ trọng các khoản chi trong GDP của Việt Nam 2010-2012(%)

Năm Tổng chi Chi đầu tư phát

triển

Chi thường xuyên

Trả nợ viện trợ

so với các nước trong khu vực Điều này cho thấy việc tăng thu thuế và phí sẽ chất thêm gánh nặng lên các doanh nghiệp và người dân Việt Nam, và có nguy

cơ làm giảm tiếp tốc độ tăng trưởng và hậu quả là nguồn thu ngân sách lại giảm

4.2.TÌNH HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010- 2012

Không nằm ngoài tình hình thu – chi ngân sách chung của cả nước, trong

ba năm vừa qua, tình hình thu và chi ngân sách của tỉnh cũng gặp không ít khó khăn, tăng trưởng kinh tế còn chậm dù tỉnh đã có nhiều cố gắng để hoàn thành các mục tiêu mà chính phủ giao cho Do đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong các năm qua chỉ tăng bình quân từ 3% đến 5%

Trang 34

Tuy tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua các năm vẫn vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao nhưng tổng thu qua từng năm lại có những sụt giảm rõ rệt Điển hình là tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm

2012 ước đạt 2.395 tỷ đồng, đạt 100,61% dự toán năm nhưng khi so sánh với tổng thu năm 2011 thì chỉ đạt 97,68% tức giảm 2,32% Trong đó, có các khoản thu vượt dự toán như thu xổ số kiến thiết 850 tỷ đồng, đạt 130,77%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 90 tỷ đồng, đạt 107,14% dự toán Riêng thu nội địa chỉ đạt 88,16% dự toán (giảm 196 tỷ đồng) Nguyên nhân chỉ yếu dẫn đến việc suy giảm này là do tình hình kinh tế trong tỉnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu khó đạt và đạt thấp, một số ngành nghề thế mạnh của địa phương luôn trong tình trạng thiếu vốn sản xuất, thiếu nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp ký hợp đồng trước thì rơi vào tình trạng lỗ vì nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi đó thì giá bán theo hợp đồng không tăng, cùng với đó là thực hiện các chính sách giảm, giản nợ thuế theo Nghị quyết 13/NQ-

CP của Chính phủ Ngoài những bất lợi chung của kinh tế thế giới và cả nước, thì tỉnh Vĩnh Long còn có những đặc thù riêng như:

- Về cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đa phần nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu nên tổng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng sản xuất của khu vực này không cao Còn về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước địa phương trên đà suy giảm nên khả năng đóng góp và ngân sách cũng giảm theo Các doanh nghiệp

tư nhân đa phần là vừa và nhỏ dễ bị tổn thương trước tình hình kinh tế biến động, đa phần các doanh nghiệp này có xu hướng thu hẹp quy mô nhằm bảo toàn vốn, một số mất khả năng thanh toán đang đứng bên bờ vực phá sản Cùng với đó là chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh liên tục sụt giảm, điều này

đã làm cho các nhà đầu tư có chiều hướng dè dặt, thận trọng khi quyết định đầu tư, do đó khả năng thu hút đầu tư có chiều hướng chựng lại

- Về tăng trưởng GDP của tỉnh cả năm 2012 chỉ đạt 7,82 trong khi đó chỉ tiêu tỉnh đề ra là 11,5% Trong đó, chỉ tiêu chủ yếu được kỳ vọng có tỷ lệ động viên vào ngân sách lớn như giá trị sản xuất công nghiệp cũng chỉ đạt 15,3% trên chỉ tiêu cả năm là 22%

Tuy nguồn thu ngân sách có dấu hiệu giảm, nhưng tổng chi ngân sách lại không ngừng tăng lên tương tự như tình hình thu – chi ngân sách chung của cả nước Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác thu ngân sách, song trong năm, tỉnh Vĩnh Long cũng đã cơ bản đảm bảo cân đối tốt cho chi thường xuyên Cùng với đó là thực hiện các nhiệm vụ cho chi đầu tư phát triển, qua

đó, tổng chi năm 2012 đạt 4.703 tỷ 432 triệu đồng

Trang 35

Bảng 4.4: Chi ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Long 2010-2012

Thực hiện

Tỷ trọng (%)

So với năm

2010

Thực hiện

Tỷ trọng (%)

So với năm

2011

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

2011 là 658.034 triệu đồng tức tăng 29,02% so với năm 2011 Nhìn chung mức tăng chi thường xuyên trong 3 năm (từ 2010 đến 2012) không có quá nhiều biến động và các khoản chi này phần nào đã phản ánh tình hình kinh tế-

xã hội qua từng giai đoạn

Như trong năm 2010, đây là năm mà bối cảnh kinh tế thế giới bước đầu phục hồi sau suy giảm Kinh tế trong nước và của tỉnh nhà cơ bản đã vượt qua suy giảm và tiếp tục tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện, các nguồn lực cho phát triển kinh tế được phát huy tích cực Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, một số vấn đề mới phát sinh trong thời kỳ hậu suy giảm kinh tế như Chính phủ không áp dụng các biện pháp kích cầu, lãi suất ngân hàng cho vay cao và không ổn định, nguy cơ tái lạm phát; thời tiết không thuận lợi, dịch heo tai xanh, thiếu điện ảnh hưởng đến sản xuất… chính

vì vậy, nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí giảm là điều khó tránh khỏi khi tình hình kinh tế không mấy lạc quan, song, các khoản chi không ngừng tăng lên do yêu

Trang 36

cầu quản lý đối với nền kinh tế Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ trước mắt là phải ổn định tình hình kinh tế- xã hội thì các khoản chi thường xuyên được kéo giảm tối đa, một mặt ổn định được tình hình lạm phát, mặt khác mang các khoản tiết kiệm từ chi thường xuyên bù đắp, hỗ trợ cho các vấn đề thiên tai, dịch bệnh trong năm…

Năm 2011 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015), bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã đặt ra nhiều mục tiêu kinh tế cần phấn đấu theo tinh thần chỉ đạo của chính phủ, nên tình hình chi thường xuyên trong năm này đã tăng hơn so với năm 2010 và vượt dự toán khoản 23% Và tiếp tục năm 2012, tình hình kinh tế với những diễn biến khó khăn, bên cạnh đó, việc đẩy mạnh thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ổn định kinh

tế vĩ mô của Chính phủ để kéo giảm lạm phát đã làm cho lãi suất cho vay tăng cao, mức tăng trưởng tín dụng thấp, ngoài ra, tình hình dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi và cả trên người, mưa lũ và triều cường dâng cao đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản chi trong năm 2012, do đó, năm 2012, số chi tiếp tục tăng cao hơn so với năm 2011 và vượt dự toán khoản 22,8% tức tăng thêm 543.257 triệu đồng so với dự toán năm 2012

Trang 37

Nhìn chung, trong 3 năm các khoản chi thường xuyên đều tăng và tăng hơn so với dự toán Riêng trong năm 2011, mức vượt dự toán lại thấp hơn so với năm 2010 và 2012 Nguyên nhân là do số dự toán của năm 2011 đã được tính toán khá kĩ lưỡng dựa vào các kết quả đạt được trong năm 2010 cùng với

đó là những yêu cầu cần thực được trong năm 2011 Bên cạnh đó, năm 2011 tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các công sở, cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết; nâng cao chất lượng hoạt động công tác phòng chống tham nhũng đã phần nào kéo giảm con số vượt dự toán chi của năm

2011 Sang năm 2012, dù đã dựa vào kết quả của năm 2011 nhưng con số vượt

dự toán lên đến 543.257 triệu đồng, nhưng nếu xét về tỷ lệ phần trăm vượt dự toán thì con số của năm 2012 tương đương với năm 2011 với mức vượt dự toán là 22,9% Và tất nhiên, đây chỉ là con số ước thực hiện, do đó, con số vượt dự toán sau khi có số quyết toán có thể sẽ cao hơn Nguyên nhân là trong năm 2012 ngoài các nhiệm vụ chi tăng lương, chi phụ cấp còn phải bổ sung kinh phí nâng cấp bệnh viện đa khoa Vĩnh Long để được công nhận là bệnh viện khu vực, hay kinh phí duy tu, sửa chữa các công trình, kinh phí hỗ trợ Người mù bên cạnh đó, trung ương còn bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán đầu năm để bổ sung vào 6 tháng cuối năm 2012 là 359.007 triệu đồng để chi cho các nhiệm vụ phát sinh đột xuất không có trong dự toán đầu năm là:

 Chương trình mục tiêu Quốc gia: 120.050 triệu đồng

 Bổ sung thực hiện NĐ 67/2007/NĐ-CP (năm 2010): 19.820 triệu đồng

 Kinh phí hỗ trợ chết giống do mưa to: 9.589 triệu đồng

 Bổ sung kinh phí bầu cử: 13.069 triệu đồng

 Kinh phí thực hiện NĐ 49: 10.011 triệu đồng

 Chế độ dân quân tự vệ( tạm tính các loại phụ cấp): 10.950 triệu đồng

 Phụ cấp công vụ 10%: 39.258 triệu đồng

 Phụ cấp 30% cho khối Đảng-Đoàn thể (hướng dẫn 05/HD/BTCTW ngày 01/07/2011): 11.843 triệu đồng

 Diễn tập phòng thủ khu vực tỉnh: 6.400 triệu đồng

Nhìn chung, trong 3 năm qua, các khoản chi thường xuyên đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu KT-XH, đảm bảo đời sống cho công chức, viên chức Tuy nhiên các khoản chi này vẫn còn cao so với dự toán đề ra

Trang 38

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI, QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH LONG 2010 – 2012

4.3.1 Thực trạng chi thường xuyên phân theo lĩnh vực

Nếu phân theo lĩnh vực thì chi thường xuyên gồm các khoản cụ thể như chi sự nghiệp quốc phòng an ninh, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo, chi sự nghiệp kinh tế, chi quản lý hành chính đây là những khoản chi chiếm phần lớn trong tổng chi thường xuyên và có vai trò quan trọng trong việc duy trì mọi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước cũng như đảm bảo

ổn định KT-XH, đời sống tinh thần cho người dân

Trang 39

Bảng 4.5: Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo lĩnh vực

(Đơn vị: Triệu đồng)

Nội dung

Quyết toán

Tỷ trọng (%)

Quyết toán

Tỷ trọng (%)

So với năm

2010

ƯTH

Tỷ trọng (%)

So với năm

2011

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Chi thường xuyên 1.907.380 100 2.266.977 100 359.597 118,85 2.925.011 100 658.034 129,03 Chi SN giáo dục đào

tạo 764.884 40,1 928.337 40,95 163.453 121,37 1.169.759 39,99 241.422 126,01 Chi SN khoa học CN 13.720 0,72 14.662 0,65 942 106,87 24.197 0,83 9.535 165,03 Chi SN môi trường 16.632 0,87 36.904 1,63 20.272 221,89 45.318 1,55 8.414 122,8 Chi SN kinh tế 196.943 10,33 209.150 9,23 12.207 106,2 272.485 9,32 63.335 130,28 Chi SN y tế 180.890 9,48 221.009 9,75 40.119 122,18 388.623 13,29 167.614 175,84 Chi SN văn hóa- xã

hội 194.885 10,22 235.702 10,4 40.817 120,94 341.733 11,68 106.031 144,99 Chi SN quản lý hành

chính 382.691 20,06 473.554 20,89 90.863 123,74 517.926 17,71 44.372 109,37 Chi an ninh quốc

Trang 40

Khoản chi quản lý hành chính năm 2010 là 382.691 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,06% trong tổng chi thường xuyên, đến năm 2011 khoản chi này là

473.554 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 20,89% Như vậy trong năm 2011 chi cho quản lý hành chính đã tăng lên một khoản là 90.863 triệu đồng, đạt

123,74% so với năm 2010 Đến năm 2012, chi quản lý hành chính tăng thêm

44.372 triệu đồng so với năm 2011, tuy nhiên, xét về tỷ trọng trong tổng chi thường xuyên của năm 2012, thì khoản chi này chỉ đạt 17,17% của tổng chi thường xuyên

Khoản chi cho sự nghiệp kinh tế là khoản chi khá quan trọng đối với

ngân sách của toàn tỉnh Bên cạnh sự gia tăng của những khoản chi khác thì chi cho sự nghiệp kinh tế cũng có dấu hiệu gia tăng Từ năm 2010 đến năm

2011 khoản chi này đã tăng từ 196.943 triệu đồng lên 209.150 triệu đồng và đạt

272.485 triệu đồng trong năm 2012 Mặc khác, khi xét về tỷ trọng, thì khoản chi sự nghiệp kinh tế dường như ổn định hơn so với các khoản chi khác, chỉ dao động trong khoản từ 10,33% đến 9,33% trong tổng chi thường xuyên

Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo là khoản chi luôn chiếm tỷ trọng cao

nhất trong số các khoản chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Năm

2010 số chi cho giáo dục đào tạo là 764.884 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,10%, năm 2011 con số này là 928.337 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,95%, tức tăng thêm 163.453 triệu đồng và vượt 21,3% so với năm 2010 Đến năm 2012 khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đã là 1.169.759 triệu đồng, chiếm tỷ trọng

39,99%, tăng thêm 241.422 triệu đồng so với năm trước Tuy qua ba năm, số chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đều tăng , nhưng về tỷ trọng thì chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn ở mức ổn định ở mức 40%

Chi sự nghiệp y tế là khoản chi có tốc độ tăng mạnh nhất trong các khoản

chi thường xuyên, năm 2011 tăng 22,18% so với năm 2010 Từ 180.890 triệu đồng trong năm 2010 tăng lên 221.009 triệu đồng năm 2011 Cùng với việc tăng về số tuyệt đối thì tỷ trọng của chi cho sự nghiệp y tế trong chi thường xuyên cũng tăng từ 9,48% lên 9,75% trong 2 năm 2010, 2011 và tăng đến 13,29% trong năm 2012 tức đạt 388.623 triệu đồng tăng hơn năm 2011 là 167.614 triệu đồng

Ngoài ra các khoản chi khác như chi cho sự nghiệp văn hoá xã hội và chi

an ninh quốc phòng, chi cho sự nghiệp môi trường hay chi trợ giá hàng chính sách đều có sự gia tăng nhưng không gây ra tính đột phá lớn Chủ yếu tăng theo tình hình chung của xã hội, duy trì mức ổn định tỷ trọng trong tổng chi thường xuyên NSNN

Ngày đăng: 15/12/2015, 21:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lí thuyết tài chính-tiền tệ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí thuyết tài chính-tiền tệ
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
2. Lê Khương Ninh, 2003. Kinh tế Vĩ mô, lí thuyết tổng quát và thực tiễn Việt Nam. Đại học Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Vĩ mô, lí thuyết tổng quát và thực tiễn Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Phạm Lê Thông, 2012. Bài giảng “Dự báo kinh tế”, Khoa Kinh tế- QTKD, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng “Dự báo kinh tế”
4. Mai Đình Lâm, 2012. Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
5. Nguyễn Duy Hùng, 2009. Cải cách nền hành chính Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách nền hành chính Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
6. Vũ Đình Ánh, 2012. Những vấn đề về chính sách tài khóa:Vấn đề phân cấp ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính, Viện nghiên cứu Thị trường và Giá cả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về chính sách tài khóa:Vấn đề phân cấp ngân sách nhà nước
7. Hồ Bá Tình, 2011. Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2010, Phòng nghiên cứu Vietstock,<http://vietstock.vn/channelid/582/tin-tuc/176093-kinh-te-viet-nam-2010-mot-nam-nhin-lainbsp.aspx&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w