1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình

124 705 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 873,65 KB

Nội dung

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các Lãnh đạo, nhân viên các phòng, banchuyên môn của: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện MinhHóa, Chi cục thuế, trưởng, phó phòng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH THỊ LAN DOANH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN MINH HÓA

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH THỊ LAN DOANH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN MINH HÓA

TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số : 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Trịnh Văn Sơn

HUẾ, 2018

Đại học kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan rằngmọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin tríchdẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Đinh Thị Lan Doanh

Đại học kinh tế Huế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất, tôi xingửi đến thầy PGS.TS.Trịnh Văn Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ Tôi tậntình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy cô giáo Trường Đại học Kinh

tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các Lãnh đạo, nhân viên các phòng, banchuyên môn của: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện MinhHóa, Chi cục thuế, trưởng, phó phòng ban đơn vị, cán bộ nhân viên liên quan đến côngtác quản lý chi thường xuyên ngân sách đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tư vấn giúp đỡtôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Và tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, động viên,giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thành công luậnvăn này

Luận văn là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lực cốgắng của bản thân Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏinhững khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô) vàđồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Minh Hóa, ngày … tháng … năm 2018

Tác giả

Định Thị Lan Doanh

Đại học kinh tế Huế

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: ĐINH THỊ LAN DOANH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng Mã số: 60 34 04 10Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH

1 Tính cấp thiết

Công tác quản lý chi thường NSNN tại huyện Minh Hóa trong thời gian qua đãđạt được những kết quả nhất định và đã có sự chuyển biến tích cực Tuy nhiên, bêncạnh kết quả đạt được, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN vẫn chưa hoàn thiện,chưa đạt được hiệu quả cao, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cơ bản cần phải được khắcphục như hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi còn dàn trải, thiếu tập trungdẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp, gây lãng phí, chi thường xuyên còn vượt dự toán Vìvậy, trong thời gian tới cần nghiên cứu thực trạng để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế,

từ đó để ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tạihuyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

2 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thuthập số liệu thứ cấp và sơ cấp; Phương pháp tổng hợp và phân tích

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản nhất vềquản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện

- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đánh giá được thực trạng, chỉ ra được những tồntại và nguyên nhân dẫn đến sự bất hợp lý trong quá trình thực hiện công tác quản lý chithường xuyên NSNN tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình Từ đó, tác giả đề ra địnhhướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyệnMinh Hóa tại tỉnh Quảng Bình

Đại học kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Minh Hóa 35

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Minh Hóa, năm 2014

Bảng 2.3 Tình hình Thu – chi ngân sách nhà nước huyện Minh Hóa 40

Bảng 2.4 Tổng hợp các khoản chi NSNN huyện Minh Hóa giai đoạn

Bảng 2.5 Qui mô và cơ cấu chi thường xuyên Ngân sách nhà nước theo

tổng và theo phân cấp ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình 43Bảng 2.6 Cơ cấu chi NSNN theo phân cấp tại Huyện Minh Hóa 45

Bảng 2.7

Bảng qui trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN huyện

Bảng 2.8 Bảng Dự toán và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN

Bảng 2.9 Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tào và dạy nghề huyện Minh Hóa 56

Bảng 2.10 Tổng hợp chi thường xuyên NSNN cho y tế, sự nghiệp kinh tế

Bảng 2.11 Chi thường xuyên cho quản lý hành chính Đảng, đoàn thể

Bảng 2.12 Tổng hợp chi thường xuyên NSNN tại huyện Minh Hóa giai

Bảng 2.13 Kết quả khảo sát về lập dự toán chi thường xuyên NSNN ở

Bảng 2.14 Kết quả khảo sát một số nội dung về lập dự toán chi thường

Đại học kinh tế Huế

Trang 8

Số hiệu Nội dung Trang

Bảng 2.15 Kết quả khảo sát nội dung thất thoát và lãng phí trong

Bảng 2.16

Kết quả khảo sát về sự hợp lý của việc bố trí, phân định cáckhoản chi thường xuyên cho các lĩnh vực khác nhau ở huyệnMinh Hóa

71

Bảng 2.17

Kết quả khảo sát về một số hiện tượng xảy ra khi tổ chức thựchiện chấp hành chi thường xuyên cho các lĩnh vực khác nhau ởhuyện Minh Hóa

71

Bảng 2.18 Kết quả khảo sát một số nội dung kế toán và quyết toán chi

Đại học kinh tế Huế

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

MỤC LỤC vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ 6

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 6

1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 6

1.1.1 Khái niệm và vai trò Ngân sách nhà nước cấp huyện 6

1.1.2 Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cấp huyện 8

1.2 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 11

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 11

1.2.2 Nội dung công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách cấp huyện 12

1.2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên 12

1.2.3 Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách cấp huyện 18

1.2.4 Tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 19

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách cấp huyện .21

1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN VÀ BÀI HỌC CHO HUYỆN MINH HÓA, QUẢNG BÌNH 24

Đại học kinh tế Huế

Trang 10

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chi thường Ngân sách nhà nước ở một số huyện ngoài và trong

nước 24

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Minh hóa, Quảng Bình 28

1.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH 34

2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN MINH HÓA, QUẢNG BÌNH 34

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Minh Hóa 34

2.1.2 Đặc điểm về xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng 35

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện 37

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN MINH HOÁ, QUẢNG BÌNH 39

2.2.1 Đánh giá tình hình chi thường xuyên Ngân sách ở huyện Minh Hóa 40

2.2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở huyện Minh Hóa, Quảng bình 45

2.2.2.2 Đánh giá công tác lập dự toán Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở huyện Minh Hóa 50

2.3 KẾT QỦA KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ TÀI CHÍNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN HUYỆN MINH HÓA, QUẢNG BÌNH 65

2.3.1 Mẫu khảo sát 65

2.3.2 Kết quả khảo sát 66

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN MINH HÓA, QUẢNG BÌNH 76

2.4.1 Kết quả đạt được 76

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84

Đại học kinh tế Huế

Trang 11

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 85

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 85

Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH 85

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN MINH HÓA 85

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa 85

3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Minh Hóa 87

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN Ở MINH HÓA, QUẢNG BÌNH 88

3.2.1 Hoàn thiện công tác Lập dự toán chi thường xuyên 88

3.2.2 Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán và tổ chức thực hiện chi thường xuyên Ngân sách huyện 90

3.2.3 Hoàn thiện công tác Quyết toán chi thường xuyên 91

3.2.4 Tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước của huyện 92

3.2.5 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính hoạt động chi thường xuyên 93

3.2.6 Nâng cao hiệu quả các khoản chi sự nghiệp 94

3.2.7 Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 101

1 Kết luận 101

2 Kiến nghị 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 108

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Đại học kinh tế Huế

Trang 12

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Đại học kinh tế Huế

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách nhà nước (NSNN) là một công cụ chính sách tài chính quan trọngcủa một quốc gia, là khâu chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thựchiện chức năng và nhiệm vụ của mình NSNN có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩycho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiệncác chính sách xã hội, là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ

mô nền kinh tế Thông qua NSNN, Nhà nước thực hiện huy động các nguồn lực trong

xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầucủa công cuộc đổi mới đất nước

Chi NSNN bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thườngxuyên, trong đó chi thường xuyên thường chiếm một tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rấtquan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đất nước Trong những năm gầnđây, việc bố trí nguồn vốn chi thường xuyên còn dàn trải, tính bao cấp chưa được xoá

bỏ triệt để, hiệu quả còn thấp; tình hình chi ngân sách còn nhiều thất thoát, lãng phí; chitiêu hành chính và chi NSNN cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục chưa đáp ứngđược nhu cầu cần thiết Vì vậy, việc quản lý chi thường xuyên NSNN như thế nào đểđạt được hiệu quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, khắc phục tình trạng chi ngoài dự toán,chi vượt dự toán hoặc chi không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN đang

là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và quan tâm nhằm mục tiêu đápứng được yêu cầu sự phát triển trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế củađất nước

Minh Hóa là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, theoNghị quyết 30a/2008/NQ-CP là huyện nghèo, chủ yếu làm nông, nguồn thu ngân sách hạnchế trong khi đó nhu cầu chi cho phát triển kinh tế là rất lớn, thu ngân sách hàng nămkhông đủ chi, tỉnh trợ cấp cân đối nên vấn đề tăng cường quản lý chi thường xuyên cầnđược chú trọng sử dụng hợp lý các khoản chi nhằm thúc đẩy sản suất phát triển

Thực tế, công tác quản lý chi thường NSNN tại huyện Minh Hóa trong thời gianqua đã đạt được những kết quả nhất định và đã có sự chuyển biến tích cực Tuy nhiên,

Đại học kinh tế Huế

Trang 14

bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN vẫn chưa hoànthiện, chưa đạt được hiệu quả cao, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cơ bản cần phải đượckhắc phục như hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi còn dàn trải, thiếu tậptrung dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp, gây lãng phí, chi thường xuyên còn vượt dựtoán

Với ý nghĩa và tính cấp thiết đó, trong thời gian nghiên cứu luận văn cao học tôi

đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn hướng tới trả lời một số vấn đề như sau:

(1) Quản lý chi thường xuyên NSNN huyện gồm những nội dung gì?

(2) Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2014 - 2016 đã đạt được những kết quả gì?

(3) Có những hạn chế gì trong quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện MinhHóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016?

(4) Giải pháp nào giúp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyệnMinh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới?

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đại học kinh tế Huế

Trang 15

- Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhànước cấp huyện (huyện Minh Hóa, Quảng Bình).

- Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo huyện, Hội đồng Nhân dân, Lãnh đạo Sở Tàichính, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc huyện và một số đơn vị sử dụng(chi) Ngân sách trên địa bàn huyện

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi thường

xuyên NSNN huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Phạm vi không gian: Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Phạm vi thời gian: Số liệu thứu cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ

năm 2014 - 2016 và nguồn số liệu điều tra sơ cấp điều tra cuối năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp:

Nguồn số liệu, thông tin thứ cấp được thu thập từ Phòng Tài chính - Kế hoạch,Kho bạc, Chi cục thuế, Chi cục Thống kê, Phòng Tài nguyên Môi trường, Văn kiện Đạihội Đảng bộ huyện và một số tài liệu khác có liên quan để đánh giá thực trạng quản lýchi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn và công tác quản lý chi thườngxuyên ngân sách giai đoạn 2014 - 2016 (báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo quyết toán thuchi NSNN )

- Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi về các thông tin liên quannhững người có trách nhiệm đang công tác tại các cơ quan liên quan đến lĩnh vựcnghiên cứu (thu chi NSNN) như Lãnh đạo của phòng quản lý ngân sách - Sở Tài chínhQuảng Bình, lãnh đạo UBND và HĐND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện,Kho bạc Nhà nước (Trưởng phòng tài chính - kế hoạch, giám đốc kho bạc Nhà nước,trưởng, phó các phòng ban đơn vị cán bộ, nhân viên liên quan đến công tác quản lý chithường xuyên ngân sách của Phòng tài chính, các đơn vị liên quan…)

+ Xác định quy mô mẫu: Khảo sát 120 đối tượng;

+ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên

5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Đại học kinh tế Huế

Trang 16

- Nguồn số liệu, dữ liệu thu thập được tổng hợp và hệ thống hóa theo các nhómtiêu thức chỉ tiêu phù hợp với nội dung nghiên cứu;

- Số liệu tính toán, điều tra được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm thống kêthông dụng Excel và SPSS

5.3 Phương pháp phân tích

- Dùng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả để xác định xuhướng biến động của nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhằm phục vụ cho việcphân tích đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách;

- Sử dụng các phương pháp phân tích dãy dữ liệu thời gian, phương pháp phântích kinh tế để phân tích, đánh thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách trên cơ

sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp

- Sử dụng phương pháp phương pháp phân tích hồi qui để làm rõ công tác quản

lý chi thường xuyên NSNN của Huyện

5.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực quản lý chi thường xuyên đểtham khảo đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN và công tác quản lý chi

thường xuyên NSNN; Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyệnMinh Hóa, tỉnh Quảng Bình để đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạnchế Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chithường xuyên NSNN cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

- Đề tài cũng chỉ ra được những điểm yếu trong công tác quản lý cần khắc phục

về bộ máy tổ chức quản lý, công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tácphối hợp thanh, kiểm tra, kiểm toán,

- Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý điều hành NSNN, nghiên cứu địnhhướng phát triển kinh tế xã hội cho địa phương; dùng làm tài liệu nghiên cứu cho cácngành, các cấp và các đơn vị trong và ngoài huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

7 Kết cấu luận văn

Đại học kinh tế Huế

Trang 17

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương sau:Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi thường xuyênNgân sách nhà nước cấp huyện

Chương 2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyệnMinh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Chương 3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thườngxuyên NSNN huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Đại học kinh tế Huế

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.1.1 Khái niệm và vai trò Ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1.1 Khái niệm Ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngày 15/05/1978, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị quyết 108/CP xác định quyềnhạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp quận, huyện về quản lý tài chính,ngân sách nhằm xây dựng quận, huyện thành một cấp có cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh.Ngày 19/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 138/HĐBT về cải tiến phâncấp ngân sách địa phương nói rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm ngân sách quận,huyện [4, 13]

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước ta tiến hành chuyển đổi mô hình kinh

tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Cùng với thực hiện cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước nhà, Ngân sáchnhà nước (NSNN) huyện cũng được xác định lại về vai trò và nhiệm vụ của mình Vàongày 27/11/1989, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra Nghị quyết số 186/HĐBT vềphân cấp quản lý ngân sách địa phương trong đó có NSNN huyện Tiếp đến vào ngày16/02/1992, HĐBT ban hành Nghị quyết số 186/HĐBT sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số186/HĐBT ngày 27/11/1989 [4, 14]

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX khẳng định: Ngân sách quận, huyện là mộtcấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bànquận, huyện [4, 14]

Như vậy, NSNN cấp huyện mang bản chất của NSNN, đó chính là các mối quan

hệ giữa cấp ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quátrình phân bổ, sử dụng với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa

Tóm lại, NSNN huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằngcác nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện; Nó phản ảnh những mốiquan hệ một bên là chính quyền cấp huyện với một bên là các chủ thể khác thông qua

Đại học kinh tế Huế

Trang 19

sự vận động của các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa chính quyền huyện [4, 15]

1.1.1.2 Vai trò Ngân sách nhà nước cấp huyện

Từ khái niệm về NSNN huyện có thể thấy vai trò của NSNN trên địa bàn huyện

đó là đảm bảo chức năng nhà nước, an ninh, quốc phòng, thúc đẩy phát triển, ổn địnhkinh tế, bù đắp khiếm khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Điều

đó thể hiện trên ba khía cạnh sau:

Một là, Ngân sách cấp huyện đảm bảo thực hiện vai trò nhà nước, bảo vệ quốcphòng và an ninh trật tự cấp huyện Là một cấp chính quyền, nên Huyện cũng tổ chức

ra cho mình một hệ thống các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chứcnăng và quyền hạn nhà nước Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đóhoạt động được cần phải có một quỹ tài chính tập trung, tạo cho mình một vị thế nhấtđịnh nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng nhà nước ở địa phương Tùy theophạm vi địa lý, tình hình KT-XH trên từng huyện mà nhu cầu đảm bảo này là khácnhau Trong các chức năng, chức năng đảm bảo trật tự an ninh, quốc phòng đóng vaitrò đặc biệt quan trọng Để đảm bảo chức năng đặc biệt quan trọng này, Ngân sách cấphuyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý

Hai là, Ngân sách cấp huyện là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định KT-XH Để

thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp Trung ương, cấp tỉnh thì cấp huyệncần phải sử dụng các công cụ có sẵn của mình để điều tiết, định hướng Sẽ không cómột cơ cấu kinh tế ổn định và phát triển nếu không có ngân sách làm công cụ Cấphuyện phải căn cứ vào thế mạnh của địa phương mình để định hướng, hình thành cơcấu kinh tế, kích thích phát triển, đầu tư kinh phí, vốn, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tạo môi

trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động

Ba là, Ngân sách cấp huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường,đảm bảo công bằng xã hội Đây là vai trò không thể thiếu đối với ngân sách mỗi quốcgia, có tác dụng giải quyết các tình trạng bất hợp lý từ nền kinh tế thị trường như: thấtnghiệp, khoảng cách giàu nghèo, người già, trẻ em, người tàn tật, ô nhiểm môi

trường,… Chính quyền cấp huyện phải tham gia giải quyết các khiếm khuyết nói trêntrên cơ sở sử dụng có hiệu quả công cụ thu chi NSNN trên địa bàn huyện [4, 16-17]

Đại học kinh tế Huế

Trang 20

Bên cạnh việc quan tâm tới đời sống vật chất của người lao động, chính quyềncấp huyện phải thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân,cải tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ Các dịch vụ công cộng

như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao ai cũng được họchành, chăm sóc sức khỏe đầy đủ

1.1.2 Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách huyện

* Khái niệm:

- Chi thường xuyên NSNN: Là quá trình phân phối, sử dụng nguồn vốn NSNN

để đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lậppháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công khác mà Nhà nước phải cung ứng[13, 46]

- Theo quan điểm của tác giả: Chi th ường xuyên NSNN cấp huyện là quá trình

phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước cấp huyện nhằm đáp ứng nhữngnhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công tạihuyện đó, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên các hoạt động sự nghiệpkinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội… và các hoạt động sự nghiệp khác trênđịa bàn huyện

*Đặc điểm:

- Chi thường xuyên mang tính liên tục, ổn định: Nhìn chung, hầu hết các khoản

chi thường xuyên (CTX) từ NSNN đều mang tính ổn định và có tính chu kỳ trong mộtkhoảng thời gian nhất định trong một năm tài chính

- Các khoản CTX phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng: CTX nhằm trang trải cho

các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự

an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác Các hoạt động này mặc dù không trực tiếptạo ra lợi nhuận hay tạo ra sản phẩm vật chất, nhưng những khoản CTX này lại có tácdụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng, môi

trường kinh tế ổn định góp phần nâng cao chất lượng lao động thông

- Chi th ường xuyên NSNN huyện gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước

và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà n ước trong từng thời

Đại học kinh tế Huế

Trang 21

kỳ: Phần lớn các khoản CTX nhằm duy trì hoạt động, hiệu quả của bộ máy quản lý

Nhà nước, việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và cóhiệu quả Hiệu quả của CTX không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tưphát triển, hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổnđịnh chính trị, xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước

- Chi thường xuyên để đầu t ư vào nguồn lực con người trong quá trình phát triển KTXH: Bên cạnh đó, thông qua các khoản chi này thực hiện các chức năng văn

hóa, giáo dục, quản lý, an ninh - quốc phòng… Nguồn tài chính chi cho mục đích côngcộng này có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: từ nguồn NSNN; nguồn tựtạo của các đơn vị thông qua hoạt động sự nghiệp; nguồn tài chính của các tổ chức kinh

tế, các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội; nguồn huy động từ sự đóng góp của dân

cư theo chính sách hoặc tự nguyện, biếu tặng và nguồn từ nước ngoài thông qua hợptác trong hoạt động sự nghiệp…[1, 20-21]

Chi thường xuyên NSNN bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liềnvới chức năng quản lý xã hội của Nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộphận: Thứ nhất, Chi cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung và thứ hai, Chi để đápứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đếnthu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản

lý kinh tế xã hội

Bằng vào các khoản chi tiêu dùng thường xuyên, nhà nước thể hiện được sựquan tâm của mình đến nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế Đồng thờivới các khoản chi này, nhà nước thực hiện chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, anninh quốc phòng

1.1.2.2 Các khoản Chi thường xuyên Ngân sách cấp huyện

Nội dung các khoản chi thường xuyên ngân sách được phân thành các nhómchính như sau:

- Chi quản lý hành chính Nhà nước ở huyện: Là khoảng chi nhằm đảm bảo sự

hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp huyện Bao gồm 5 lĩnhvực cơ bản:

+ Chi về hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện

Đại học kinh tế Huế

Trang 22

+ Chi về hoạt động của hệ thống cơ quan pháp luật.

+ Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền KT-XH cho hệ thống các cơ quan quản lýKT-XH và chính quyền cấp huyện

+ Chi về hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp huyện.+ Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội

- Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội ở huyện: Là khoảng đặc biệtquan trọng, đảm bảo ổn định trật tự xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ

- Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: Là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã

hội, liên quan đến sự phát triển đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư, gắn với quátrình đầu tư phát triển nhân tố con người Bao gồm các khoản chi cho các hoạt động sựnghiệp như: sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa,nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình và các hoạtđộng khác

- Chi sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: Là khoảng chi để phục vụ cho hoạt

động của mỗi ngành và phục vụ chung cho cấp huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho cáchoạt động của các thành phần kinh tế

- Chi khác: Ngoài các khoản chi thường xuyên lớn thuộc 4 lĩnh vực trên còn có

các khoản chi khác cũng xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: chi trợ giá theo chínhsách của Nhà nước, chi trả tiền lãi do Chính phủ vay, chi hỗ trợ quỹ BHXH

1.1.2.3 Vai trò của chi thường xuyên Ngân sách huyện

- Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, CTX đã giúp cho

bộ máy nhà nước cấp huyện duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năngquản lý nhà nước cấp huyện từ đó đảm bảo an ninh, an toàn xã hội

- Thực hiện tốt nhiệm vụ CTX còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phânphối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan

hệ giữa tích lũy và tiêu dùng

- Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi chođầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vaitrò quản lý điều hành của Nhà nước

Tuy nhiên, quản lý CTX cũng là một hoạt động phức tạp trong quản lý NSNN

Đại học kinh tế Huế

Trang 23

Đối với Nhà nước, tăng cường hiệu quả hoạt động chi thường xuyên, tránh lãng phí,

có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý ngân sách Các nhân tố này

có thể là khách quan, chủ quan Đó là các yếu tố do tự nhiên mang lại, các loại rủi ro cóthể lường trước, không lường trước; là các yếu tố do con người mang lại như trình độchuyên môn của các nhà quản lý ngân sách, các điều chỉnh của các văn bản quy phạmpháp luật

1.2 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện

1.2.1.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cấp huyện

Chi Ngân sách nhà nước là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phátsinh trong quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nướccấp huyện; quản lý các khoản thu, chi của huyện đã dự toán và được thực hiện trọngmột năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình

Quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện là quá trình thực hiện có hệ thốngcác biện pháp phân phối, sử dụng ngân sách cho mục đích chi tiêu nhằm duy trì sự tồntại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp huyện [4, 16]

Quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện là một nội dung trọng yếu của quản

lý chi ngân sách, quản lý tài chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung, được điềuhành bởi bộ máy cấp huyện và là một mắt xích quan trọng của quá trình quản lý kinh tế

- xã hội

1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện

* Quản lý theo dự toán:

Dự toán là khâu đầu của công tác quản lý chi NSNN, vì thế khi dự tóan phảicăn cứ vào cả lý luận và thực tiễn

Cơ cấu thu chi NSNN phụ thuộc vào sự phán quyết của cơ quan quyền lực nhànước, do vậy các khoản chi từ nguồn NSNN sẽ trở thành hiện thực khi có trong dự toán

đã được phê duyệt Đồng thời, phạm vi chi NSNN đa dạng và liên quan đến nhiều đốitượng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau và mức chi cho mỗi đối tượng hay lĩnh vựccũng lại phụ thuộc vào định mức riêng, tùy thuộc vào thực tế

* Thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả:

Đại học kinh tế Huế

Trang 24

Với đặc điểm của chi thường xuyên thực hiện trên nhiều đối tượng, nhiều lĩnhvực và trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, trong khi nguồn lực và kinh phí lại cóhạn Vì thế, trong quá trình phân bổ và sử dụng chi thường xuyên NSNN phải coi trọngnguyên tắc tiết kiệm và có hiệu quả Khi xây dựng dự toán, xây dựng định mức tiêuchuẩn phải phù hợp với thực tế và phù hợp với từng đối tượng; Sắp xếp có tính ưu tiêntheo từng đối tượng, công việc để đảm bảo các hoạt động

* Chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước:

Đây là nguyên tắc có sự tham gia của 3 bên: Đơn vị sử dụng NSNN, Kho bạc

NN và tổ chức hay cá nhân được nhận các khoản tiền (người được hưởng) Vì thế cáckhoản chi thường xuyên NSNN phải có trong dự toán được phê duyệt,các khoản chinày phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán Đồng thời, đòihỏi tất cả các đơn vị hay cá nhân sử dụng NSNN phải mở tài khoản tại Kho bạc NN,chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc NN

1.2.2 Nội dung công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách cấp huyện

1.2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên

Để quản lý công tác chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN cấphuyện nói riêng, đòi hỏi phải có Bộ máy tổ chức quản lý và điều hành Thông thườngcấp huyện được quản lý thông qua các bộ phân liên quan từ Hội đồng nhân dân(HĐND) đến Ủy ban nhân dân (UBND), Bộ phân quản lý chi trực tiếp được UBNDgiao trách nhiệm là Phòng Kế hoạch - Tài chính của huyện, kết hợp khâu quản lý là cácđơn vị liên quan như Cơ quan tài chính Kho bạc nhà nước (KBNN) và các đơn vị sửdụng kinh phí NSNN cấp huyện

- HĐNN: Quyết định dự toán, phân bổ và phê duyệt quyết toán Ngân sáchhuyện; quyết định điều chỉnh dự toán chi trong trường hợp cần thiết và giám sát việcthực hiện chi thường xuyên NS đã được HĐND huyện quyết định

- UBND: Phòng KHTC huyện là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện Lập dựtoán, phương án phân bổ chi ngân sách, dự toán điều chỉnh; Lập quyết toán trình HĐND

và cơ quan Tài chính cấp trên; Giao nhiệm vụ chi ngân sách cho từng đơn vị trực thuộc

và tổ chức thực hiện và lập báo cáo về NS và chi NS theo qui dịnh của Pháp luật

- Cơ quan tài chính: Cơ quan Tài chính là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham

Đại học kinh tế Huế

Trang 25

mưu cho UBND các cấp trong việc quản lý, điều hành công tác quản lý chi thườngxuyên NSNN.

- Kho bạc Nhà nước: Chi và đối chiếu các khoản chi so với dự toán đã phêduyệt, tiến hành kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ

1.2.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách huyện

Dự toán chi thường xuyên ngân sách là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong

dự toán ngân sách, nó là khâu mở đầu trong chu trình quản lý ngân sách Mục tiêu cơbản của việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN là nhằm tính toán đúng đắn khả năng

và nhu cầu ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và thực tiễn các chỉ tiêuthu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch

Lập dự toán chi thường xuyên NSNN thực chất là lập kế hoạch chi thườngxuyên ngân sách trong một năm ngân sách Kết quả của khâu này là dự toán ngân sáchđược các cấp thẩm quyền quyết định

Ý nghĩa của lập dự toán chi thường xuyên:

- Dự toán là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trìnhđiều hành, quản lý ngân sách, trong đó dự toán chi ngân sách là một mục quan trọngtrong dự toán ngân sách, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của dự toán cũng nhưhiệu quả của quá trình điều hành ngân sách

- Dự toán ngân sách còn là cơ sở, là cơ hội để kiểm tra lại tính đúng đắn hiệnthực và cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội

- Dự toán là công cụ điều chỉnh quá trình kinh tế - xã hội của Nhà nước; kiểmtra, đánh giá hiệu quả công việc của các bộ phận kế hoạch tài chính

Yêu cầu trong quá trình lập ngân sách cấp huyện phải đảm bảo:

- Dự toán ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển KT-XH và có tác độngtích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH Dự toán ngân sách chỉmang tính hiện thực khi nó bám sát kế hoạch phát triển, xã hội, có tác động tích cựcđến thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH

- Dự toán chi thường xuyên ngân sách phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúngđắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu củaLuật Ngân sách nhà nước

Đại học kinh tế Huế

Trang 26

- Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phải tính đến các kết quả phân tích,đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách của các năm trước, đặc biệt là củanăm báo cáo.

- Lập dự toán chi ngân sách phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩnđịnh mức chi cụ thể về tài chính nhà nước

Căn cứ lập dự toán NSNN:

- Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm trước và một số năm liền kề, ướcthực hiện ngân sách năm hiện hành

- Dự báo những xu hướng và những tác động đến ngân sách năm dự toán

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi

- Chế độ, chính sách, định mức phân bổ, định mức chi tiêu

Lập, quyết định, phân bổ dự toán:

Sau khi UBND cấp Tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hướng dẫn và giao dự toánngân sách cho cấp huyện, UBND cấp huyện sẽ tổ chức triển khai xây dựng dự toánngân sách và giao số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc

Các phòng ban, đoàn thể sẽ lập dự toán chi thường xuyên của mình rồi làm việccùng Phòng Tài chính - Kế hoạch về dự toán chi thường xuyên để tổng hợp và hoànchỉnh dự toán chi thường xuyên Sau khi UBND huyện thông qua dự toán sẽ trình lênthường trực HĐND cùng cấp xem xét và cho ý kiến, căn cứ vào ý kiến của thường trựcHĐND, UBND sẽ điều chỉnh lại dự toán và gửi Sở Tài chính - Kế hoạch Sau đó, SởTài chính - Kế hoạch sẽ làm việc với các đơn vị trực thuộc để điều chỉnh và tổng hợp

sự toán chi thường xuyên của NSNN cấp huyện

Sở Tài chính - Kế hoạch giao dự toán chính thức cho huyện, căn cứ vào đóUBND sẽ điều chỉnh lại ngân sách và gửi đại biểu HĐND huyện trước phiên họpHĐND về dự toán ngân sách để HĐND thảo luận, cho ý kiến và thông qua quyết toán.Sau đó, UBND huyện giao dự toán cho các ban ngành, đoàn thể, đơn vị trực thuộc vàthực hiện công khai dự toán ngân sách

1.2.2.3 Chấp hành dự toán chi thường xuyên Ngân sách huyện

Thực hiện và chấp hành dự toán NSNN là khâu cốt yếu có ý nghĩa của công tác

Đại học kinh tế Huế

Trang 27

quản lý, có tính quyết định với một chu trình ngân sách Thời gian tổ chức thực hiện dựtoán NSNN ở nước ta được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 Mụctiêu của việc tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên là nhằm đảm bảo đầy đủ, kịpthời nguồn kinh phí của NSNN cho công tác hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà

nước một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

Ý nghĩa của tổ chức thực hiện dự toán:

- Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề cơ sở bảo đảm điều kiện để thực hiệncác khoản thu, chi đã đề ra trong kế hoạch nhằm phát triển KTXH của địa phương

- Tổ chức thực hiện dự toán NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lýNSNN Thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực bảo đảm thăng bằng thu - chi ngân sách

Yêu cầu của tổ chức chấp hành dự toán

- Việc phân phối nguồn vốn phải đảm bảo hợp lý, tập trung có trọng điểm trên

cơ sở dự toán chi đã xác định

- Công tác cấp phát kinh phí phải được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, tránh gâylãng phí thất thoát nguồn vốn của NSNN

- Tuân thủ nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua Kho bạc nhà nước

Chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện đã có trong dự toánngân sách được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quiđịnh; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyếtđịnh chi

Quản lý các khoản chi là hướng tới mục tiêu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệuquả, các cơ quan thẩm quyền và chuyên môn của địa phương phải luôn coi tiết kiệm

và hiệu quả là tiêu thức cơ bản khi xác lập các biện pháp quản lý, từ đó quản lý chặtchẽ từ các đối tượng sử dụng ngân sách, đối tượng thụ hưởng ngân sách, quản lý cóhiệu quả các khâu xây dựng dự toán, xây dựng tiêu chuẩn, định mức, chấp hành vàquyết toán ngân sách, thường xuyên phân tích đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên

cơ sở đó đổi mới cơ cấu chi, các biện pháp quản lý chi

1.2.2.4 Quyết toán chi thường xuyên Ngân sách huyện

Quyết toán chi thường xuyên NSNN huyện là công tác tổng kết quá trình thựchiện dự toán và đánh giá kết quả hoạt động của một năm tài chính, qua đó chỉ ra những

Đại học kinh tế Huế

Trang 28

điểm yếu, thiếu sót và rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý để nân cao hiệu quảcông tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách huyện trong những năm kế tiếp.

Ý nghĩa của quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện

- Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, xác định kết quả thựchiện các khoản chi thường xuyên đã thực hiện trong năm tài chính

- Kết quả của khâu quyết toán NSNN là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thựchiện các khoản chi thường xuyên đã thực hiện, qua đó rút ra được những bài học kinhnghiệm quản lý, điều hành NSNN trong những năm tiếp theo

Yêu cầu với quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện:

Trong quá trình quyết toán các khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nướcphải chú ý tới các yêu cầu cơ bản sau:

- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đócho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định: Việc xét duyệtquyết toán năm đối với những khoản chi thường xuyên phải được thực hiện theonguyên tắc sau:

+ Xét duyệt từng khoản phát sinh tại đơn vị

+ Các khoản chi phải đảm bảo đủ các điều kiện chi

+ Các khoản chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán, đúng mục lục ngânsách Nhà nước và đúng niên độ ngân sách

+ Các chứng từ chi phải hợp pháp: Sổ sách và báo cáo quyết toán phải khớp vớichứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc nhà nước

- Số liệu trong báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực: Nội dung các báocáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúngmục lục ngân sách đã quy định

- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của ngân sách cáccấp chính quyền trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, phải cóxác nhận của kho bạc đồng cấp và phải được cơ quan nhà nước kiểm toán

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạngquyết toán chi lớn hơn thu Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thìcông tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước mới được tiến hành thuận

Đại học kinh tế Huế

Trang 29

lợi Đồng thời, các yêu cầu này mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giáquá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan Chi thườngxuyên ngân sách Nhà nước sẽ được thực hiện tại các đơn vị cụ thể Do đó việc quyếttoán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thuộc về trách nhiệm của các đơn vị dựtoán và cơ quan tài chính.

Nội dung quyết toán chi NSNN:

Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm, sốliệu trên sổ sách của mỗi đơn vị phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu củaKho bạc cả về tổng số và chi tiết Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyếttoán năm để gửi xét duyệt Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán năm gửiđơn vị dự toán cấp trên Trong thời gian tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáoquyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới, đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xétduyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp

dưới Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dựtoán cấp trên, đơn vị dự toán cấp dưới không có ý kiến gì thì coi như đã chấp nhận đểthi hành

1.2.2.5 Công tác kiểm tra, giám sát về quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cấp huyện

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, kiểm toán chi thường xuyên làmột trong những nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lý ngân sách Nó đảmbảo cho việc thực hiện ngân sách đúng pháp luật, đảm bảo việc sử dụng nguồn lựcđóng góp của nhân dân theo đúng mục tiêu đề ra, tránh những hậu quả xấu đè nặng lênngười dân, người chịu thuế

Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chi ngân sách được thực hiện bởi nhiều

cơ quan Trong đó, chịu trách nhiệm chính và trước hết là Thủ trưởng các đơn vị dựtoán phải thường xuyên tự kiểm tra đối chiếu với chính sách chế độ về quản lý ngânsách để đảm bảo việc chi đúng chính sách, chế độ quy định Các Bộ, các đơn vị dự toáncấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ chi và quản lý chi ngânsách, quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị nàythực hiện việc kiểm tra trong đơn vị mình Cơ quan Tài chính, cơ quan Kho bạc nhà

Đại học kinh tế Huế

Trang 30

nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, định

kỳ đối với các đơn vị sử dụng ngân sách

Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lýngân sách, quản lý tài sản Nhà nước của các tổ chức và cá nhân

Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáoquyết toán ngân sách các cấp và các đơn vị dự toán Kết quả kiểm toán được báo cáotrước Chính phủ, Quốc hội và thực hiện trước khi Quốc hội, HĐND phê chuẩn quyếttoán ngân sách

Mục đích thực hiện thanh kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa, phát hiện và

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát hiện những

sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chứckinh tế và cá nhân Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Ngân sáchcác đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trung thực trong quản lý NSNN, ngăn ngừasai phạm, tiêu cực trong quản lý, điều hành và sử dụng NSNN góp phần đẩy mạnh pháttriển kinh tế địa phương một cách bền vững hơn [1, 26-27]

1.2.3 Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong hoạt động KTXH, an ninh,quốc phòng Hoạt động chi thường xuyên nhằm đảm bảo cho bộ máy các cơ quan quản

lý nhà nước cấp huyện hoạt động hiệu quả, cũng như đảm bảo quản lý, điều hành trêncác lĩnh vực kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng tại địa phương

Từ khi Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực thi thành, cùng với đó là hệ thống cácvăn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng trong việc quản lýNSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên nói riêng Tuy nhiên, khác với chi đầu

tư, chi thường xuyên thường liên quan đến rất nhiều các chính sách, chế độ, định mứcthuộc nhiều ngành, lĩnh vực, đối tượng áp dụng đa dạng phức tạp và cũng thườngxuyên thay đổi theo nhịp độ phát triển của tình hình chính trị - KTXH Trong khi đótrình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách ở cơ

sở còn chưa cập nhật kịp thời Cùng với đó là sự thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ

Đại học kinh tế Huế

Trang 31

tầng công nghệ thông tin cũng là nguyên nhân tạo ra sự bất cập Điều đó sẽ dẫn đến sựtùy tiện trong chi tiêu NSNN, thiếu kiểm tra giám sát, gây lãng phí, thất thoát tiền củacủa Nhà nước và nhân dân.

Mặc dù công tác kiểm tra, giám sát chi NSNN những năm qua cũng đã đượcquan tâm thực hiện đối với tất cả các đơn vị dự toán, song chưa thực sự có chất lượng,hiệu quả tốt Việc kiểm tra, thẩm định quyết toán nhiều khi chỉ mang tính thủ tục, hìnhthức, chưa phát hiện được nhiều sai sót, hoặc do hạn chế về chuyên môn nên cũng chưanắm bắt được hết các chế độ, chính sách, quy định trong chi thường xuyên, do vậycũng gây khó khăn trong quá trình quản lý

Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, cho thấy tính cấp bách và sự cần thiết phảihoàn thiện, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với chi NSNN nói chung và chi thườngxuyên ngân sách cấp huyện nói riêng, nhằm mục tiêu ổn định ngân sách, tiết kiệm,chống lãng phí, chống tiêu cực trong chi tiêu NSNN

1.2.4 Tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

a) Tiêu chí định tính

- Đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gâythất thoát, lãng phí Ngoài ra trong quản lý chi thường xuyên NSNN minh bạch, côngkhai, được thể hiện cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán chithường xuyên NSNN

- Mức độ chuẩn xác công tác lập dự toán: Dự toán NSNN là bản dự trù cáckhoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, được các cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện thu, chi ngân sách Dựtoán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tàichính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển KT-XH, đồng thời tạo căn

cứ cho việc điều hành chi thường xuyên ngân sách một cách khoa học và hợp lý Vìvậy, mức độ chuẩn xác của dự toán có vai trò vô cùng quan trọng đối với quản lý chithường xuyên NSNN và là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụngNSNN

- Chấp hành chi so với dự toán: Chấp hành dự toán là quá trình tổng hợp cácbiện pháp kinh tế - tài chính và hành chính để biến các chỉ tiêu chi NSNN đã được ghi

Đại học kinh tế Huế

Trang 32

trong dự toán trở thành hiện thực hướng tới đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đãđặt ra Do đó, mức độ bám sát của chấp hành chi so với dự toán sẽ phản ánh hiệu quảcủa việc sử dụng ngân sách để đạt được những mục tiêu chiến lược đã đặt ra cũng nhưphản hồi lại mức độ chuẩn xác của dự toán chi NSNN.

- Chấp hành định mức chi tiêu, mục đích chi tiêu và mức độ hoàn thành côngviệc: Trong quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách, các khoản chi đều được tuânthủ theo định mức đã được quy định của các cơ quan quản lý cấp trên, sự phù hợptrong định mức chi sẽ góp phần tác động trực tiếp đến hiệu quả chi ngân sách từ đóđánh giá được quản lý chi ngân sách theo định mức chi đã đặt ra có phù hợp hay khôngphù hợp, từ đó có sự điều chỉnh để công tác chi đạt hiệu quả cao

- Tác động tích cực từ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địabàn huyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là lâu dài và ổnđịnh, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách điều này được đánhgiá qua sự phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện.Không ảnh hưởng tiêu cực đến mội trường tự nhiên, sinh thái, xã hội

- Quản lý chi NSNN thường xuyên cấp huyện phù hợp đối với đường lối chủtrương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn tinh hìnhđặc thù của huyện nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH trên địabàn nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế

b) Tiêu chí định lượng

- Tỷ lệ hoàn thành dự toán chi thường xuyên NSNN:

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả chi thường xuyên NSNN trên địa bàn có đạt được

so với dự toán chi NSNN được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hay không

Tỷ lệ hoàn thành dự toánchi thường xuyênNSNN

= Số chi thường xuyênNSNNthực hiện x 100

Dự toán chi thường xuyênNSNN

Đây là chỉ tiêu thường được sử dụng trong thực tế quản lý NSNN trên địa bàn.Chỉ tiêu này là căn cứ để cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chi NSNN điều chỉnh dựtoán NSNN, tuy nhiên việc điều chỉnh dự toán phải được phân tích chi tiết các nguyênnhân dẫn đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi NSNN cao hay thấp

- Tỷ lệ tăng trưởng số chi ngân sách huyện

Đại học kinh tế Huế

Trang 33

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ tăng trưởng số chi NS huyện năm nay so với nămtrước Trong thực tế hoạt động quản lý chi NS huyện, chỉ tiêu này cho thấy nếu tỷ lệtăng trưởng số chi thường xuyên NSNN cao hơn đồng nghĩa với việc số chi thườngxuyên NSNN năm nay cao hơn so với cùng kỳ của năm trước.

Tỷ lệ tăng trưởng

số chi thườngxuyênNSNN

=

Số chi thường xuyên năn nay - Số chi NS thường xuyên

Dự toán chi NSX

- Cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo nội dung chi

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu của từng nội dung chi thường xuyên NSNN trongtổng số chi NSNN

Cơ cấu chi thường xuyênNSNNtheo nội dung chi =

Số chi thường xuyênNSNNtheo từng nội dung

x 100Tổng chi NSNN

Nội dung chi thường xuyên NSNN bao gồm: chi an ninh, chi quốc phòng, chigiáo dục, đào tạo, chi sự nghiệp Y tế, chi dân số và kế hoạch hóa gia đình, chi văn hóa,thể thao, chi sự nghiệp kinh tế

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách cấp huyện

1.2.5.1 Nhân tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên, văn hóa tập quán

Điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quyết định đến văn hóa, tập tục của mỗi địa

phương Điều kiện tự nhiên và văn hóa, tập quán tại bản địa có ảnh hưởng đến hầu hếtmọi hoạt động kinh tế - xã hội của một khu vực, địa phương Ở mỗi khu vực, mỗi vùngđiều kiện tự nhiên là khác nhau, yếu tố văn hóa cũng có những đặc điểm riêng biệt dovậy cần phải có những chính sách, thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên vàvăn hóa của dân cư trên địa bàn

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Tình trạng kinh tế của địa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nguồn lực tàichính và các nguồn lực tài chính cũng tác động ngược trở lại hiệu quả quá trình đầu tưphát triển và hiện đại hóa nền kinh tế Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bềnvững sẽ là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN giữ vị trí

Đại học kinh tế Huế

Trang 34

trung tâm, đòng vai trò trọng yếu trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính.

-Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Quản lý chi thường xuyên NSNN chịu ảnh hường lớn từ nhân tố mức thu nhậpdân cư trên địa bàn và trình độ phát triển KTXH Khi kinh tế địa phương phát triền đicùng với nó là mức thu nhập của người dân cũng tăng lên, điều đó tạo thuận lợi chocông việc huy động nguồn thu ngân sách và sử dụng ngân sách có hiệu quả, cùng với

đó là yêu cầu vẫn phải có các chính sách, chế độ, định mức tài chính thay đổi phù hợpvới sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân Thực tế, khi mức độ phát triểnkinh tế và thu nhập của dân cư trên địa bàn còn thấp thì sẽ rất dễ này sinh tư tưởng ỷlại, ảnh hưởng đến hiệu quả của các khoản chi NSNN đặc biệt là chi thường xuyên

-Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý chi NSNN

Trong kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước nhưhiện nay, pháp luật đã trở thành một bộ phận tối trọng yếu và không thể thiếu trongviệc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng Hệ thống pháp luật

có vai trò định hướng, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tếtrong xã hội hoạt động có qui luật, theo trật tự, đảm bảo sự công bằng, tính hiệu quả vàđồng bộ

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý thu, chi ngânsách nói chung cũng như riêng đối với chi thường xuyên NSNN Việc ban hành cácđịnh mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việcquản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả

-Điều kiện về nguồn lực tài chính công

Dự toán về chi thường xuyên NSNN được lập dựa vào căn cứ là những tínhtoán về nguồn lực tài chính công huy động được một cách khoa học, căn cứ vào thực tếkhả năng thu ngân sách năm kế hoạch, các năm trước cũng những dự báo biến độngcủa các khoản thu trong năm nay đề dự báo số thu trong năm dự toán Số chi NSNNkhông được vượt quá nguồn thu huy động được, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để lập dự toán chi Các địa phương có nguồnthu lớn sẽ chủ động hơn trong việc lập dự toán chi tiêu, quản lý chi thường xuyênNSNN và ngược lại

Đại học kinh tế Huế

Trang 35

1.2.5.2 Nhân tố chủ quan Năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong

bộ máy Tài chính công

Ở bất kỳ cấp nào, năng lực quản lý của người lãnh đạo và tổ chức bộ máy quản

lý có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công Nó quyết định sựhợp lý, phù hợp của các chiến lược phát triển KT-XH, tác động trực tiếp đến hiệu quảcủa việc quản lý các nguồn lực công Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyênmôn về quản lý tài chính là yếu tố quyết định đến hiệu quả thu, chi Ngân sách nóichung cũng như đối với chi thường xuyên nói riêng Việc sử dụng nguồn lực tài chínhcông đúng mục tiêu, đúng mức, đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao nhất là dokhả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ tài chính trong quá trình sử dụng nguồn lực

Tổ chức bộ máy cấp huyện về quản lý chi NSNN

Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN tại địa phương và việc vậndụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương có tác động rất lớn đến hiệuquả của hoạt động chi thường xuyên Tổ chức bộ máy cùng với quy trình quản lý, quitrình nghiệp vụ, quyền hạn trách nhiệm, mối quan hệ của từng bộ phận trong suốt quátrình từ lập, chấp hành đến quyết, kiểm toán chi thường xuyên có tác động rất lớn đếncông tác quản lý chi thường xuyên; sự phù hợp của bổ chức bộ máy quản lý với thực tế

sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý Quy trìnhquản lý khoa học, rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng các quyết định đối với quản

lý chi thường xuyên NSNN và nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trên địa phương

Công nghệ quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện

Ngày nay, công nghệ thông tin được xem như một phần không thể thiếu trongcuộc sống hàng ngày, nó có mặt ở hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống xã hội.Thực tế cho thấy, công nghệ thông tin giúp cho cuộc sống trở nên thuận lợi hơn, cácviệc xử lý các công việc cũng như đưa ra các quyết định hiệu quả và tiết kiệm thờigian hơn Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi thườngxuyên NSNN ở các địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảmbảo được tính chính xác, kịp thời và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo cơ sở cải tiến

phương pháp làm việc, qui trình nghiệp vụ ngày một có hiệu quả hơn Do đó ứng dụng

Đại học kinh tế Huế

Trang 36

công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi

thường xuyên

Sự phối hợp với Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng

Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc nhà nước (KBNN) là quản

lý quỹ NSNN Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặtchẽ mọi khoản chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên.KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế,bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của nhà nước chịu trách nhiệm

về tính hợp pháp, hợp lệ của việc sử dụng Công việc kiểm tra đó được KBNN thựchiện thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi thường xuyên NSNN trên các

phương diện như dự toán ngân sách được duyệt thẩm quyền chuẩn chi, chế độ, tiêuchuẩn định mức chi của nhà nước Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơquan, đơn vị sử dụng kinh phí được NSNN không đúng mục đích, không có hiệu quảhoặc không đúng chế độ, chính sách của Nhà nước thì KBNN từ chối cấp phát, thanhtoán Như vậy, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN, KBNN không thụ độngthực hiện theo các lệnh của cơ quan tài chính, hoặc đơn vị thụ hưởng ngân sách mộtcách đơn thuần mà hoạt động có tính độc lập tương đối, theo cơ chế tác động trở lại đốivới các cơ quan, đơn vị này Do đó, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị sử dụng ngânsách và KBNN sẽ góp phần đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và góp phần nâng cao chiệuquả công tác quản lý ngân sách

1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN VÀ BÀI HỌC CHO HUYỆN MINH HÓA, QUẢNG BÌNH

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chi thường Ngân sách nhà nước ở một số huyện ngoài và trong nước

1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Đông Hưng - Trung quốc

Ở Trung Quốc, NSNN không lồng ghép và được chia thành 5 cấp: Cấp trungương, Cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã Trước cải cách, việc lập dự toánngân sách ở Trung Quốc căn cứ chủ yếu vào tình hình thực hiện năm trước với quytrình đơn giản và không rõ ràng, không bắt buộc phải lập dự toán Các đơn vị sử dụng

Đại học kinh tế Huế

Trang 37

ngân sách rất thụ động trong việc đề xuất nhu cầu chi tiêu của mình Các đơn vị sựnghiệp có thu phí tự sử dụng kinh phí thu được và để ngoài ngân sách, Nhà nước khôngkiểm soát được Các đơn vị thực hiện chi tiêu ngân sách bằng hình thức rút kinh phítrực tiếp từ Ngân hàng nhân dân Trung Quốc.

Từ năm 2000 đến nay, quản lý chi thường xuyên NSNN ở huyện Đông Hưng Trung Quốc đã được cải cách mạnh mẽ trên 3 mặt: Cải cách khâu lập dự toán ngânsách, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý NSNN, cải cách công tác kho quỹ

-Đối với khâu lập dự toán và quyết định dự toán: Cơ quan quản lý NSNN giaocho các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán hàng năm, đồng thời lập kế hoạch tàichính ngân sách 3 - 5 năm để làm căn cứ ổn định ngân sách Dự toán phải thông quaHội đồng nhân dân cấp huyện Việc lập và quyết định dự toán ngân sách hàng nămtheo từng cấp

Quy trình lập dự toán được thực hiện theo hình thức 2 xuống 2 lên: Vào tháng 6hàng năm, cơ quan tài chính ban hành hướng dẫn lập dự toán năm sau, trên cơ sở đócác đơn vị dự toán lập khái toán gửi cho cơ quan tài chính lần thứ nhất Sau khi nhậnđược khái toán của đơn vị, khoảng tháng 9-10 hàng năm cơ quan tài chính có văn bảnyêu cầu đơn vị lập lại dự toán trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách Các đơn vị

dự toán tiến hành điều chỉnh lại khái toán và gửi lại cơ quan tài chính lần thứ hai trướcngày 15/12 hàng năm Sau đó cơ quan tài chính tổng hợp xin ý kiến UBND, cuối cùngtrình HĐND phê chuẩn dự toán Sau khi HĐND phê duyệt trong vòng 01 tháng cơquan tài chính phê chuẩn dự toán chính thức cho các đơn vị, giao số bổ sung cho ngânsách cấp dưới (cơ quan tài chính không tiến hành thảo luận, không làm việc trực tiếpvới đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới, không thẩm định dự toán phân bổ chi tiết)

Định mức chi thường xuyên ngân sách được phân bổ theo từng ngành đặc thùkhác nhau và quy định khung mức để từng cấp chính quyền địa phương quyết định cụthể Việc phân cấp chi thường xuyên ngân sách được quy định rõ ràng, NS cấp huyện

có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi do cấp đó quản lý, ngoài ra còn thực hiệncác nhiệm vụ do ngân sách cấp trên giao

Các chính sách đầu tư được vận dụng theo từng lĩnh vực:

- Đối với chi giáo dục đào tạo: Luật giáo dục đã quy định không phải đóng học

Đại học kinh tế Huế

Trang 38

phí 9 năm giáo dục phổ thông bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9 Các trường dân lập, báncông tự thành lập và hoạt động, không phải nộp thuế và tiền thuê đất Các trường đạihọc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được phép vay vốn tín dụng để đầu tư trangthiết bị giảng dạy, đồng thời chủ động sử dụng nguồn thu học phí, thu từ tiền sử dụng

đồ dùng học tập để trả nợ khi đến hạn Các trường thuộc Bộ, ngành, đơn vị lập thì phải

tự lo kinh phí, Chính phủ xét thấy cần thiết thì hỗ trợ một phần Chính quyền thực hiệnkhoán chi cho tất cả các trường

- Đối với chi nông nghiệp: Sau khi có Luật nông nghiệp, các chính sách củachính phủ được ban hành theo hướng hỗ trợ nông dân, nâng cao nhận thức về nôngnghiệp đối với nông dân, tạo điều kiện đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giải quyếtnạn đói, nghèo ở nông thôn bằng cách tạo ra nhiều việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằmnâng cao đời sống, thúc đẩy văn hoá phát triển ở nông thôn Các chính sách tài chínhđược cụ thể hoá như miễn giảm thuế nông nghiệp, đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi,xây dựng vùng chuyên canh, cung cấp thông tin về nông nghiệp cho nông dân, hỗ trợnhà cho nông dân, cho vay ưu đãi đối với nông dân nghèo có thu nhập dưới 850 tệ đểphát triển sản xuất

1.3.1.2 Kinh nghiệm ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Việt Nam

Ở huyện Tiền Hải, Thái Bình, chi thường xuyên NSNN năm 2015 toàn huyệnđạt 817.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9% so với năm 2015 Tiền Hảitập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần198.000 triệu đồng Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do có nguyên nhân kháchquan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhưng yêu cầu chuyển thanhtoán sang niên độ tài chính năm 2016 Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xâydựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán

Từ kết quả chi thường xuyên nêu trên, huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán chiNSNN tỉnh giao, năm 2015 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớmhơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các

chương trình hành động Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cườngqua nhiều khâu Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, thườngxuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán

bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài

Đại học kinh tế Huế

Trang 39

chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách Ðặc biệt trong chi dự toánchú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi.

1.3.1.3 Kinh nghiệm ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam

Với Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địaphương và các đơn vị khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tụchành chính Huyện Sơn Dương, Tuyên Quang đã tổ chức thực hiện khá tốt công tácquản lý chi NSNN đáp ứng được các hoạt động phát triển KTXH, đã tăng cường cụ thểhóa các quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra,thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính đãđưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảotập trung, không dàn trải Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các phòngban chức năng, xã, thị trấn phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng Các đơn vịthụ hưởng ngân sách phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại LuậtNSNN và các khoản trợ cấp, đơn vị Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng cấphuyện sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồngthời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm,hiệu quả

Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Sơn Dương đãchỉ đạo chặt chẽ, sát sao, các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác hướng dẫn,kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nền việc chi tiêu NSNN được bám sát dự toán, bảođảm cân đối tích cực Việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơquan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về KTXH và đểđảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án sovới mục tiêu đã đề ra

Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu huyện sẽthực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệuquả, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài

xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử

Đại học kinh tế Huế

Trang 40

dụng NSNN.

Theo kinh nghiệm của huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang thì nếu kiểm soát tốtviệc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống đượctình trạng lãng phí kinh phí NSNN Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cườngtrách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để cáchành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giảipháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn kinh phí NSNN

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Minh hóa, Quảng Bình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải cách ngân sách của một số địa phương có thểrút ra một vài kinh nghiệm thiết thực làm bài học cho huyện Minh Hóa, Quảng Bìnhtrong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN như sau:

Một là, Huyện cần tuân thủ và thực hiện quản lý NSNN theo luật và các văn

bản hướng dẫn, ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mục tiêu, cách thứccũng như biện pháp thực hiện Việc quy định rõ, minh bạch các cơ chế, giải pháp, biệnpháp trong quản lý, sử dụng các nguồn lực sẽ làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của cácbiện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Hai là, Coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách gồm: Cải

cách chủ thể, cơ chế quản lý thu, chi cho phù hợp với tiến trình phát triển chung; cảitiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, khai thác cóhiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực trong dân và các tổ chức trong

và ngoài nước cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.Mỗi địa bàn khác nhau có đặc điểm KT-XH khác nhau, nhưng đều phải coi trọng cảicách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách

Ba là, Chính quyền cấp huyện cần coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo

kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đếnthu, chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH một cách toàn diện và vững chắc Vì NSNNliên quan đến nhiều tổ chức, đối tượng, chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng

Bốn là, Thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế, quản lý chi

ngân sách cho các cấp chính quyền ở huyện trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ.Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình ngân sách từ khâu

Đại học kinh tế Huế

Ngày đăng: 03/05/2018, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Bá Bình (2016), Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyệnViệt Yên, tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Cao Bá Bình
Năm: 2016
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ nội vụ (2009), Thông tư liên tịch của Bộ kế hoạch và đầu tư – Bộ Nội vụ số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 05/08/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch của Bộ kế hoạchvà đầu tư – Bộ Nội vụ số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 05/08/2009 hướng dẫn chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kếhoạch và đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ nội vụ
Năm: 2009
3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của BộTài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ-CP
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2003
4. Lê Hải Ngọc Châu (2016), Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả: Lê Hải Ngọc Châu
Năm: 2016
5. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN 2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật NSNN 2002
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
6. Vũ Sỹ C ư ờng (2013), Cải cách quản lý tài chính công áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn: Những thách thức với Việt Nam, Bài viết khoa học ,Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 3 -2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách quản lý tài chính công áp dụng khuôn khổ chitiêu trung hạn: Những thách thức với Việt Nam
Tác giả: Vũ Sỹ C ư ờng
Năm: 2013
7. Bùi Đại Dũng (2012), Chi tiêu công và phát triển bền vững, Bài viết khoa học, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh số 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi tiêu công và phát triển bền vững
Tác giả: Bùi Đại Dũng
Năm: 2012
8. Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình luật Ngân sách nhà nước, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Ngân sách nhà nước
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXBCông an nhân dân
Năm: 2014
9. Đảng ủy cơ quan UBND huyện Minh Hóa, Báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2010 -2015 trình đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020, Minh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của ban chấphành đảng bộ nhiệm kỳ 2010 -2015 trình đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020
10. Phạm Thị Đào (2014), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nướctại tỉnh Quảng Bình
Tác giả: Phạm Thị Đào
Năm: 2014
11. Nguyễn Quang Hán (2015), Tăng cường Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường Quản lý chi thường xuyên ngânsách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây
Tác giả: Nguyễn Quang Hán
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w