Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ Hoàng Thành (Trang 39)

37 Bảng 2.13 Phân tích hàng tồn kho

2.4.2.7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của công ty tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong từng chu kỳ kinh doanh, vốn cố định tham gia toàn bộ giá trị và hoàn thành một vòng tuần hoàn vốn khi tài sản dài hạn hết thời gian sử dụng. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là phân tích các chỉ tiêu dưới đây:

Bảng 2.16 Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 ± ± Vốn chủ sở hữu 1742,3 10402,33 10558,31 8930,03 155,98 Vốn cố định 232,88 2241,39 6455,57 2008,51 4214,18 Chênh lệch 1239,42 8160,94 4102,74 6921,52 (4058,2)

(Nguồn: Phòng kế toán và Tính toán của tác giả)

Qua bảng phân tích trên, nguồn vốn cố định của công ty năm 2011 là 232,88 triệu đồng trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ là 1742,3 triệu đồng, cho thấy vốn cố định của công ty được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, công ty không đi vay dài hạn để tài trợ cho vốn cố định. Năm 2012, vốn cố định công ty tăng 862,46% đạt 2241,39 triệu đồng, đồng thời vốn chủ sở hữu đạt 10402,33 triệu đồng. Sang năm 2013, phần chệnh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn cố định chỉ còn 4102,74 triệu đồng. Điều này có nghĩa là trong năm 2013 công ty cũng đã có đủ khả năng tự tài trợ vốn cố định của công ty mà không cần vay nợ dài hạn.

Tóm lại phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định cho thấy vốn cố định của công ty luôn được tài trợ hoàn toàn từ vốn chủ sở hữu, giảm thiểu rủi ro trong việc vay nợ dài hạn cho công ty.

Bảng 2.17 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 ± ± 1.Hiệu suất sử dụng VCĐ (lần) (17) 42,93 6,8 3,6 (36,13) (3,2) 2.Hiệu quả sử dụng VCĐ (lần) (18) 0,46 0,07 0,02 (0,39) (0,05)

(Nguồn: Phòng kế toán và Tính toán của tác giả)

Qua bảng phân tích ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty giảm qua 3 năm. Nếu như năm 2011 cứ 1 triệu đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 42,93 triệu đồng doanh thu thuần nhưng sang năm 2012 thì giá trị này giảm xuống 6,8 triệu đồng đến năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty giảm 3,2 triệu đồng so với năm 2012, đạt 3,6 triệu đồng doanh thu thuần trên 1 triệu đồng vốn cố định. Sở dĩ như vậy là do doanh thu thuần của công ty tăng năm 2013 nhưng tốc độ tăng doanh thu thuần là 52,63% thấp hơn tốc độ tăng của VCĐ bình quân là 188%.

Đôi với hiệu quả sử dụng VCĐ ta thấy 1 triệu đồng bỏ ra thì thu lại được 0,46 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, các năm tiếp theo hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm 0,07 lần năm 2012 và 0,02 lần năm 2013, do năm 2012 và năm 2013 công ty đầu tư vào tài sản cố định mua sắm máy móc để phục vụ vào quá trình hoạt động và sản xuất vì thế hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa được tốt, nhìn chung tốc độ giảm năm 2013 so với năm 2012 đã ít hơn với năm 2011 điều này cho thấy tương lai hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ tăng lên.

Bảng 2.18 Hệ số hàm lượng vốn cố định và suất hao phí vốn cố định

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 ± ±

1. Hệ số hàm lượng VCĐ (19) (lần) 0,023 0,147 0,278 0,124 0,131

2. Suất hao phí VCĐ (20) (lần) 2,183 14,006 41,39 11,823 27,384

(Nguồn: Phòng kế toán và Tính toán của tác giả)

41

đồng vốn cố định để đảm bảo được 100 đồng doanh thu trong kỳ. Sang năm 2012 mức đảm nhận vốn cố định bàng với năm 2011 đến năm 2013 hệ sô hàm lượng vốn cố định tăng 0,278, vậy để vốn cố định có thể bảo toàn được 100 đồng doanh thu thuần ta cần tương ứng 0,278 đồng. Ta nhận thấy chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định của công ty thay đổi qua các năm, đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty biến chuyển theo hướng tích cực.

Theo bảng trên ta thấy được suất hao phí vốn cố định của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, suất hao phí vốn cố định là 2,183 nghĩa là cần có 2,183 đồng vốn cố định để đạt được 100 đồng lợi nhuận trong kỳ. Sang năm 2012 suất hao phí vốn cố định tăng 6,4 lần tương ứng đạt 14,006 . Năm 2013 với 41,39 cao hơn năm 2012 là 14,006, để đạt được 100 đồng lợi nhuận trong kỳ thì cần 41,39 đồng. Chỉ tiêu này luôn tăng cao từ năm 2011 đến năm 2013, do công ty đầu tư vào tài sản cố định làm tăng nguồn vốn cố định. Điều này nói lên, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty không được tốt, chưa đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong khi đó rót một nguồn vốn lớn đầu tư cho tài sản cố định qua các năm. Một phần nào đó do trình độ lao động của công ty chưa được đào tạo chuyên môn sâu, chưa tận dụng hết được công nghệ máy móc thiết bị mà công ty đã đầu tư.

Bảng 2.19: Hệ số hao mòn tài sản cố định

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 ± ±

1.Nguyên giá (triệu đồng) 568,98 2590,42 6695,38 2021,44 4104,96

2.Khấu hao (triệu đồng) 336,1 451,51 549,74 115,41 98,23

3.Giá trị còn lại (1-2)

(triệu đồng) 232,88 2138,9 6145,64 1906,02 4006,74

4.Hệ số hao mòn (21) (lần) 0,59 0,17 0,082 (0,42) (0,088)

(Nguồn: Phòng kế toán và Tính toán của tác giả)

Đặc trưng cơ bản của tài sản cố định trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần, đánh giá đúng mức độ hao mòn, xem xét tài sản còn mới hay cũ nhằm đưa ra những biện pháp nhằm để tái sản xuất. Từ bảng trên ta thấy, hệ số hao mòn của công ty tăng vào năm 2012 và giảm năm 2013 nguyên nhân là do năm 2012 công ty đã đầu tư mua thêm nhiều trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2012, giá trị khấu hao của tài sản cố định là 451,51 triệu đồng, tăng 34,34% trong khi nguyên giá của tài sản cố định là 2590,42 triệu đồng tăng gần 355,27% so với năm 2011. Tốc độ tăng của nguyên giá nhanh hơn của giá trị khấu hao lũy kế, điều này dẫn tới hệ số hao mòn tài sản cố định giảm xuống 0,17 triệu đồng tương ứng giảm 71,86%.

Năm 2013 khấu hao của tài sản cố định tăng 549,74 triệu đồng tương ứng tăng gần 25,56%, trong khi đó nguyên giá của tài sản cũng tăng 6695,38 triệu đồng tăng 158,47% so với năm 2012 cao hơn tốc độ tăng của gía trị khấu hao, điều này làm cho hệ số hao mòn năm 2013 của công ty giảm 0.088 triệu đồng tương ứng giảm 51,76%.

2.5. Kết luận

Phần này tập hợp lại những kết quả phân tích ở phía trên và tập trung vào các hạn chế để đưa ra các giải pháp cho công ty

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ Hoàng Thành (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)