Giải quyết hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ Hoàng Thành (Trang 45)

HOÀNG THÀNH

3.2.2. Giải quyết hàng tồn kho

Hàng tồn kho luôn luôn có hai mặt, ở mặt tích cực hàng tồn kho giúp cho Công ty tăng doanh số bán và giành thị phần khi hàng hóa luôn luôn sẵn sàng để bán. Tuy nhiên việc giữ hàng tồn kho nhiều cũng không phải là tốt vì sẽ là tiêu tốn nguồn lực tài chính của công ty khi công ty phải bỏ một phần lớn vốn để giữ hàng tồn kho. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế với tín dụng thắt chặt thì việc giữ tồn kho cần được công ty tính toán kỹ bằng các giá trị tài chính.

Phân tích, dự đoán nhu cầu:

 Tập hợp các số liệu (cả số lượng lẫn giá trị) về lượng hàng bán ra trong thực tế, lượng tồn kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết…

 Quan sát động thái thị trường, theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông tin phản hồi,

 Quan sát thị trường là một bước rất quan trọng, mọi tính toán của công ty đều có thể trở nên vô dụng nếu thị trường biến động bất ngờ. Chẳng hạn như với mặt hàng bia, rượu, điều hòa nhiệt độ, nhiều doanh nghiệp dự báo mùa hè năm nay nóng bức gia tăng nên nhập khẩu tăng, nhưng thực tế các tháng hè lại không nóng như dự báo nên bị tồn kho nhiều.

 Để tính toán tồn kho thực tế, công ty cần phân loại mặt hàng, đánh dấu ký tự, xem xét phiếu nhập kho cũng như tiến hành kiểm tra xem hàng nào còn tốt, hàng nào đã hao mòn hay hư hỏng.

 Để xác định giá trị hàng tồn kho, DN phải xác định giá vốn, giá thị trường, giá trị thực tế của hàng tồn và chi phí tồn kho.

Hoạch định cung ứng

Sau khi phân tích và dự đoán nhu cầu tiêu thụ, doanh nghiệp đánh giá công suất sản xuất, năng lực tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa (đầu vào) từ đối tác. Nếu các yếu tố trên đều theo hướng thuận lợi và doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường không nhiều biến động thì họ chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi thì việc tồn kho phải được tính toán kỹ.

Tính toán lƣợng đặt hàng

Trên cơ sở nắm bắt và dự đoán cung cầu hàng hóa, doanh nghiệp có thể tính toán lượng tồn kho cần thiết.

 Thời gian từ lúc đặt hàng đến nhận hàng: Nếu thời gian này kéo dài (do nhà cung cấp hoặc công ty vận chuyển chậm trễ), doanh nghiệp phải tính trước để không bị động. Nghĩa là doanh nghiệp cần dự trù lượng hàng sẽ bán được trong thời gian chờ đợi và cả hàng cần dự phòng trong trường hợp rủi ro (mức tồn kho tối thiểu).

 Nhu cầu nguyên vật liệu: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng luôn thay đổi từng ngày. Và nhu cầu của các bộ phận sản xuất cũng thay đổi theo lịch trình sản xuất. Do đó, nếu đặt hàng không đúng thời điểm, doanh nghiệp có thể rơi vào tình

47

Xác định mức tái đặt hàng:

Xác định hàng tồn kho còn đến mức nào thì doanh nghiệp cần phải đặt để bổ sung. Việc xác định điểm tái đặt hàng là nhằm hạn chế tối đa chi phí lưu kho và thiệt hại do thiếu hàng. Mức tái đặt hàng phụ thuộc vào ba yếu tố:

 Thời gian chờ đợi là số ngày tính từ ngày đặt hàng cho đến khi nhận được hàng đặt.

 Mức dự trữ an toàn là số lượng (hoặc giá trị) hàng tồn kho dự phòng cho các trường hợp hàng đặt đến trễ hoặc sử dụng nhiều hơn dự kiến.

 Mức sử dụng dự kiến hàng ngày là mức sử dụng bình quân của một trong kỳ 1 năm.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ Hoàng Thành (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)