TÓM LƯỢC Nghiên cứu này được thực hiện với 2 nội dung chính là khảo sát vòng đời và khảo sát mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong khoảng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC
KHẢO SÁT VÒNG ĐỜI VÀ MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
CỦA MỘT SỐ LOÀI GIUN ĐẤT PHỔ BIẾN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
MSSV: 3072338 HUỲNH NGỌC THẢO VI MSSV: 3072378
Lớp: SP Sinh – KTNN Khoá 33
Trang 2Các thầy cô trong Bộ môn Sư phạm Sinh học đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành đề tài này Đặc biệt thầy cố vấn Nguyễn Trọng Hồng Phúc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong việc viết, trình bày luận văn và chụp hình mẫu cho chúng tôi
Các bạn và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Đặc biệt, các bạn Trịnh Văn Nhì, Lương Văn Thông, Trần Trung Tú và Trần Huỳnh Như lớp Sư phạm Sinh khoá 34; đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thu mẫu, chuẩn bị thức ăn, đất nền và kiểm tra mức độ tăng trưởng hàng tháng
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 05 năm 2011
Người thực hiện
Lê Thị Lan và Huỳnh Ngọc Thảo Vi
Trang 3TÓM LƯỢC
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 nội dung chính là khảo sát vòng đời và khảo sát mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong khoảng thời gian từ tháng 09/2010 đến tháng 04/2011 tại phòng thí nghiệm Động vật, Bộ môn Sư phạm Sinh học
Vòng đời được khảo sát trên 7 dạng của 6 loài gồm giun quế và giun huyết (Perionyx excavatus), Pheretima elongata, Pontoscolex corethrurus, Pheretima posthuma, Pheretima campanulata và Pheretima bahli trong loại thức ăn phù hợp cho mỗi loài Kết quả cho thấy, thời gian từ giai đoạn kén đến trưởng thành của giun quế là ngắn nhất (khoảng 52 ngày), kế đến là giun huyết (khoảng 56 ngày), Pheretima elongata (khoảng 144 ngày), Pontoscolex corethrurus (khoảng 185 ngày) Các loài còn lại thì chưa xác định được do nhiều nguyên nhân khác nhau
Mức độ tăng trưởng được khảo sát ở 5 dạng của 4 loài giun quế và giun huyết (Perionyx excavatus), Pontoscolex corethrurus, Pheretima posthuma, Pheretima campanulata trên các loại thức ăn khác nhau phù hợp cho mỗi loài như: NT1 (30% phân bò hoai và 70% đất), NT2 (50% phân bò hoai và 50% phân bò tươi), NT3 (100% phân bò hoai) và NT4 (100% phân bò tươi) Kết quả cho thấy, giun quế và giun huyết phát triển tốt hơn các loài khác ở cả 4 nghiệm thức và tốt nhất trên NT4, nhưng giun quế phát triển tốt hơn giun huyết Pontoscolex corethrurus ở NT1 phát triển tốt hơn các nghiệm thức khác, Pheretima campanulata
và Pheretima posthuma không phát triển được trong môi trường nuôi
Trang 4MỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu đề tài 3
3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 3
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1 Tình hình nghiên cứu vòng đời và mức độ tăng trưởng của giun đất .4
1.1 Trên thế giới 4
1.2 Ở Việt Nam 5
2 Đặc điểm chẩn loại một số loài giun đất trong nghiên cứu 6
3 Đặc điểm sinh thái, sinh lý và sinh sản của giun đất 9
3.1 Đặc điểm sinh thái học 9
3.2 Đặc điểm sinh lý 11
3.3 Đặc điểm sinh sản 11
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương tiện 14
1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
1.2 Dụng cụ và mẫu vật 14
2 Phương pháp 14
2.1 Chuẩn bị thí nghiệm 14
2.2 Bố trí thí nghiệm 15
2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát vòng đời của một số loài giun đất 15
2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất 17
Trang 52.3 Phương pháp xử lý số liệu 17
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1 Vòng đời một số loài giun đất phổ biến ở ĐBSCL 18
1.1 Vòng đời của giun quế (Perionyx excavatus) 19
1.2 Vòng đời của giun huyết (Perionyx excavatus) 21
1.3 Vòng đời của Pontoscolex corethrurus 22
1.4 Vòng đời của Pheretima elongata 24
1.5 Vòng đời của Pheretima bahli, Pheretima campanulata và Pheretima posthuma 26
2 Mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất phổ biến ở ĐBSCL 28
2.1 Mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất trên các loại thức ăn khác nhau28 2.1.1 Mức độ tăng trưởng của giun quế 28
2.1.2 Mức độ tăng trưởng của giun huyết 30
2.1.3 Mức độ tăng trưởng của Pontoscolex corethrurus 32
2.1.4 Mức độ tăng trưởng của Pheretima campanulata, Pheretima posthuma 34
2.2 Mức độ tăng trưởng của các loài giun đất phổ biến ở ĐBSCL được khảo sát trên từng loại thức ăn 36
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận 39
2 Đề nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC i
Trang 6DANH SÁCH BẢNG
Trang Bảng 1: Đặc điểm phân biệt giữa 3 nhóm hình thái – sinh thái của giống Pheretima
11
Bảng 2: Số lượng mẫu nghiên cứu trong từng giai đoạn của mỗi loài ở thí nghiệm 18 Bảng 3: Kết quả nghiên cứu vòng đời một số loài trùn đất phổ biến ở ĐBSCL 27 Bảng 4: Mức độ tăng trưởng của giun quế trên các nghiệm thức khác nhau 29 Bảng 5: Mức độ tăng trưởng của giun huyết trên các nghiệm thức khác nhau 30
Bảng 6: Mức độ tăng trưởng của Pontoscolex corethrurus trên các loại thức ăn
khác nhau 34
Bảng 7: Mức độ tăng trưởng của Pheretima posthuma trên các loại thức ăn khác
nhau 35
Bảng 8: Mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất phổ biến ở ĐBSCL trên
từng loại thức ăn khác nhau 37
Trang 7DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Vùng nhận tinh của Perionyx excavatus (Perrier, 1872) 7
Hình 2: Vùng đực của Pheretima bahli Gates, 1945 7
Hình 3: Hình thái ngoài của Pheretima campanulata (Rosa, 1890) 8
Hình 4: Vùng đực của Pheretima elongata (Perrier, 1872) 8
Hình 5: Hình thái ngoài (A) và vùng đực (B) của Pheretima posthuma (Vaillant, 1869) 9
Hình 6: Vùng đai (A) và đuôi (B) của Pontoscolex corethrurus (Muller, 1857) 9
Hình 7: Quá trình sinh sản ở giun đất 12
Hình 8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát vòng đời ở mỗi loài giun đất 15
Hình 9: Kén (A) và con non (B) của giun quế (Perionyx excavatus) 21
Hình 10: Kén (A) và con non (B) của giun huyết (Perionyx excavatus) 22
Hình 11: Kén (A) và con non (B) của Pontoscolex corethrurus 24
Hình 12: Kén (A) và con trưởng thành (B) của Pheretima elongata 25
Hình 13: Kén của Pheretima bahli (A), Pheretima campanulata (B), và Pheretima posthuma (C) 26
Hình 14: Mức độ tăng trưởng của giun quế trên các loại thức ăn khác nhau 28
Hình 15: Mức độ tăng trưởng của giun huyết trên các loại thức ăn khác nhau 31
Hình 16: Mức độ tăng trưởng của Pontoscolex corethrurus trên các loại thức ăn khác nhau 33
Hình 17: Mức độ tăng trưởng của các loài giun đất trên từng loại thức ăn 38
Trang 9Đến năm 1881, ông xuất bản quyển sách “The Formation of Vegetable Mould
through the Action of Worms with Observations on their Habits” Quyển sách này
được xem như một bước ngoặc lịch sử trong nhận thức của con người nói chung và các nhà khoa học nói riêng về tầm quan trọng của giun đất (Drawin, 1881; Brown, 2003) Từ đó cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về hình thái học và sinh thái học của giun đất được thực hiện (Edwards, 2004) Từ kết quả của những nghiên cứu đó, con người đã biết sử dụng giun đất với nhiều mục đích khác nhau như nuôi để lấy đạm, chế biến rác thải có nguồn gốc hữu cơ, cải tạo đất, làm thuốc, yếu tố chỉ thị môi trường, (Thái Trần Bái, 1989)
Một trong những thành tựu lớn là các nghiên cứu ứng dụng trong y học của giun đất Năm 1920, một vài enzyme protease được ly trích từ giun đất, chúng có tác dụng phân hủy casein, gelatin và albumin (Keilin, 1920) Các nghiên cứu về
enzyme protease của giun đất được bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1980 Mihara et
al đã phân lập được nhóm enzyme protease có tác dụng thủy phân sợi fibrin (làm
tan các cục máu đông) từ Lumbricus rubellus (Mihara et al., 1983) Tiếp theo là
hàng loạt các nghiên cứu phát hiện thêm nhiều enzyme trong nhóm này từ các loài
giun đất khác nhau (Cho et al., 2004; Yang et al., 1998; Lu et al., 1988; Mihara et
al., 1983) Những kết quả nghiên cứu trên đã đặt nền móng cho nhiều nghiên cứu
ứng dụng trong lĩnh vực y học để sản xuất ra các loại thuốc trị bệnh tim mạch như
Lumbrokinase (Fibrenase III), Boluoke (Lumbrokinase),… (Titov et al., 2006) Ở
Việt Nam, Nguyễn Thị Ngọc Dao đã chiết suất enzyme fibrinolytic (thuộc nhóm
protease) từ giun quế (Perionyx excavatus), bước đầu thử nghiệm thành công trong
điều trị bệnh tai biến mạch máu não ở một số bệnh nhân Ngoài ra, Phan Thị Bích
Trang 10(Pheretima posthuma) trên cả 2 cơ chất casein và fibrin đều mạnh hơn so với enzyme này được chiết suất từ giun hổ (Pheretima alexandri), giun quế (Perionyx
excavatus) và giun cơm (Pontoscolex corethrurus) (Phan Thị Bích Trâm và ctv,
2007) Một số tác dụng chữa bệnh khác của giun đất cũng được nghiên cứu như:
kháng viêm và chống oxy hóa của Lampito mauritii (Balamurugan et al., 2008; Ismail et al., 1992), điều trị tăng huyết áp nguyên phát của Pheretima aspergilum
(Trần Thị Hồng Thúy và ctv, 2007) Công ty dược Domesco (Đồng Tháp) cũng cho
ra sản phẩm Doragon (từ Pheretima aspergilum) có tác dụng làm giảm nhanh cảm
giác ngứa, làm khô vết thương, tăng khả năng thích nghi của cơ thể trong những điều kiện làm việc gắng sức
Từ năm 1952, con người đã bắt đầu nuôi giun đất để bổ sung nguồn đạm cho chăn nuôi Chính vì thế, có nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát vòng đời và mức
độ tăng trưởng của một số loài giun đất với mục đích lựa chọn các đối tượng phù
hợp để nuôi Một số loài giun đất phổ biến được nuôi hiện nay như: Perionyx
excavatus, Eisenia fetida, Eisenia andrei, Pheretima asiatica,… (Thái Trần Bái,
1989; Titov et al., 2006) Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu giun quế (Perionyx excavatus) để làm thức ăn cho chăn nuôi (Đặng Vũ Bình và
ctv, 2008; Nguyễn Lân Hùng và ctv, 2000; Phan Thị Bích Trâm và ctv, 2009) Giun quế được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam với nhiều quy mô khác nhau Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều sản phẩm giun quế như: giun khô, bột giun, giun đông lạnh, dịch giun, phân giun,…
Với mong muốn tìm thêm những đối tượng giun đất mới để nuôi nhằm phục
vụ cho các nghiên cứu trong y học và cung cấp nguồn đạm cho chăn nuôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản của vài loài giun đất ở địa phương
thông qua đề tài: “Khảo sát vòng đời và mức độ tăng trưởng của một số loài giun
quan trọng giúp ích cho việc định hướng và lựa chọn các loài nuôi với mục đích nghiên cứu và thương mại
2 Mục tiêu đề tài
Đề tài này được thực hiện với 2 mục tiêu như sau:
Trang 111 Khảo sát vòng đời từ giai đoạn kén đến trưởng thành của một số loài giun đất phổ biến ở ĐBSCL
2 Khảo sát mức độ tăng trưởng của vài loài giun đất phổ biến ở ĐBSCL trên một số loại thức ăn khác nhau
3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của giun đất ở một số khu vực thuộc ĐBSCL (Nguyễn Thanh Tùng và Trần Thị Anh Thư, 2009; Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Thị Mỹ Hằng, 2010), chúng tôi đã chọn một số loài phổ biến để tiến hành khảo sát như sau:
Khảo sát vòng đời của các loài: Perionyx excavatus Perrier, 1872 (dạng nuôi
được gọi là giun quế và dạng tự nhiên gọi là giun huyết - gọi theo tên địa phương),
Pontoscolex corethrurus (Muller, 1856) (giun cơm), Pheretima posthuma
(Vaillant, 1869) (giun quắn), Pheretima campanulata (Rosa, 1890), Pheretima
bahli (Gate, 1945) và Pheretima elongata (Perrier, 1872)
Khảo sát mức độ tăng trưởng ở các loài: Perionyx excavatus (Perrier, 1872) (giun quế và giun huyết), Pontoscolex corethrurus (Muller, 1856), Pheretima
posthuma (Vaillant, 1869) và Pheretima campanulata (Rosa, 1890)
Căn cứ vào các đặc điểm của nhóm hình thái và sinh thái nhằm thiết kế các loại thức ăn khác nhau như sau: loại 1: 70% đất, 30% phân bò hoai; loại 2: 50% phân bò hoai, 50% phân bò tươi; loại 3: 100% phân bò hoai; loại 4: 100% phân bò tươi
Các điều kiện còn lại như: thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ (26 – 29,5oC), độ ẩm (40 – 80%),… được bố trí và thực hiện một cách đồng nhất ở các lô thí nghiệm và các nghiệm thức khác nhau
Trang 12CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1 Tình hình nghiên cứu vòng đời và mức độ tăng trưởng của giun đất
1.1 Trên thế giới
Năm 1997, Manna et al nghiên cứu ảnh hưởng của những loại thức ăn khác nhau lên sự phát triển và sinh sản của Perionyx excavatus trên 5 loại nguyên liệu
khác nhau: rác thải hữu cơ, phế phẩm từ ngô, phế phẩm từ đậu tương, phế phẩm từ
đậu mỏ két (Cicer arietinum) và rơm lúa mì Các nguyên liệu này được trộn với phân bò theo tỉ lệ 1:1 Kết quả cho thấy: Perionyx excavatus chết nhiều trong thức
ăn phân bò phối trộn đậu tương nhưng phát triển tốt ở thức ăn phân bò phối trộn
phế phẩm từ ngô (Manna et al., 1997)
Năm 1998, Edwards et al nghiên cứu tỉ lệ trưởng thành, sự sinh sản, sự phát triển của Perionyx excavatus trong nhiều loại thức ăn khác nhau: chất thải rắn
(cattle solids), phân heo, phân ngựa, phân gà và bùn đã phân hủy (aerobic sludge);
và nghiên cứu này được thực hiện trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau: 150C,
200C, 250C và 300C Kết quả cho thấy rằng: ở cả 4 loại nhiệt độ, giun nuôi trong thức ăn là phân gà và phân ngựa phát triển khá giới hạn, ở 3 loại thức ăn còn lại thì
có mức độ tăng trưởng gần như nhau Ở nhiệt độ 150C và 300C, tỉ lệ tăng trưởng
của giun trong thức ăn bùn đáy ao hơi thấp (Edwards et al., 1998)
Năm 1999, Biradar et al khảo sát những biến đổi theo mùa của quá trình tăng trưởng và sinh sản của Perionyx excavatus trong điều kiện nuôi bằng phân bò (Biradar et al., 1999)
Năm 2002, Bhattacharjee và Chaudhuri khảo sát khả năng sản xuất kén, hình thái học của kén và con non và khả năng sinh sản của 7 loài giun đất ở vùng
nhiệt đới (Perionyx excavatus, Lampito mauritii, Pheretima elongata, Pontoscolex
corethrurus, Eutyphoeus gammiei, Dichogaster modiglianii và Drawida nepalensis) Các loại môi trường dinh dưỡng để nuôi là: 100% phân bò, 50% phân
bò phối trộn 50% đất , và 100% đất Chọn riêng từng loại thức ăn phù hợp cho mỗi
loài Thức ăn dành riêng cho Perionyx excavatus là phân bò, cho Dichogaster
Trang 13modiglianii là 50% phân bò phối trộn 50% đất, những loài còn lại cho ăn hoàn toàn
là đất (Bhattacharjee và Chaudhuri, 2002)
Năm 2007, Bisht et al nghiên cứu tiềm năng sinh sản của Metaphire
posthuma trong những loại thức ăn khác nhau như: phân bò, phân gia cầm và đất
Kết quả cho thấy, chúng có khả năng phát triển tốt trong cả 3 loại thức ăn, nhưng tốt hơn cả là phân bò Mặt khác, những cái kén được thu thập trong những hộp nuôi
1 cá thể có khả năng nở thành con, con non sau khi trưởng thành có khả năng sinh
sản (Bisht et al., 2007)
Năm 2009, Chaudhuri và Bhattacharjee khảo sát sự sinh sản của 8 loài giun
nhiệt đới trong đồn điền cao su ở Tripura, Ấn Độ (Pontoscolex corethrurus,
Drawida assamensis, Drawida papillifer papillifer, Eutyphoeus comillahnus, Metaphire houlleti, Dichogaster affinis, Octochaetona beatrix và Lennogaster chittagongensis) Thức ăn chủ yếu là đất được lấy từ đồn điền cao su phối trộn với
phân bò Tỉ lệ phối trộn giữa đất với phân bò và khẩu phần cho ăn cũng khác nhau theo từng loài (Chaudhuri và Bhattacharjee, 2009)
Ngoài ra, còn có khá nhiều tác giả đã nghiên cứu về vòng đời và mức độ tăng trưởng của nhiều loài giun khác nhau: Reinecke (1988) khảo sát vòng đời của
loài Eisenia fetida; Hallat (1990) khảo sátsự ảnh hưởng của ẩm độ trong vòng đời
của Perionyx excavatus; Reinecke (1989) khảo sát sự phát triển và sản xuất kén
của Perionyx excavatus; Butt (1993) nghiên cứu sự sinh sản và tăng trưởng của 3 loài giun đất thuộc họ Lumbricidae ở tầng sâu trong điều kiện nuôi ở phòng thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng sinh sản của chúng cho sự phục hồi đất; Elvira
(1996) khảo sát sự phát triển, sinh sản của Eisenia andrei và Eisenia fetida trong
những loại môi trường dinh dưỡng khác nhau; Kaushal (1999) khảo sát sự tăng
trưởng và sản xuất kén của Metaphire houlleti trong các môi trường khác nhau;
Joshi và Dabral (2008) khảo sát vòng đời của Drawida nepalensis, Metaphire
houlleti và Perionyx excavatus dưới điều kiện trong phòng thí nghiệm;…
1.2 Ở Việt Nam
Năm 2002, Nguyễn Minh Đông khảo sát khả năng tạo sinh khối của giun
quế (Perionyx excavatus) trên 3 loại thức ăn: phân heo, phân trâu và phân dê Kết
Trang 14quả cho thấy giun quế tăng trưởng tốt hơn trong phân trâu và thấp nhất trong phân heo (Nguyễn Minh Đông, 2002)
Năm 2009, Trần Hoàng Nam thực hiện đề tài “Sản xuất giun quế thay thế thức ăn bổ sung protein trong khẩu phần nuôi vịt thịt ở Đồng Tháp” Ở nghiên cứu này, giun quế được nuôi trên 4 loại thức ăn là: phân heo, phân bò, phân heo phối trộn với lục bình và lục bình Kết quả cho thấy giun quế tăng trưởng tốt nhất trong phân bò (Trần Hoàng Nam, 2009)
Cùng năm 2009, Nguyễn Minh Phượng sử dụng lục bình kết hợp với phân
chuồng để nuôi giun huyết, giun quế (Perionyx excavatus) và giun cơm (Pontoscolex corethrurus) Thức ăn được sử dụng là: 100% rễ lục bình, 50% rễ lục
bình phối trộn 50% phân heo, 50% rễ lục bình phối trộn 50% phân bò, 50% rễ và thân lục bình phối trộn với 50% phân heo, 80% thân lục bình phối trộn với 20% phân heo và 100% thân lục bình Kết quả cho thấy rễ lục bình phối trộn với phân chuồng (heo, bò) để nuôi giun quế và giun huyết thì năng suất đạt khoảng 60 – 70%
so với thức ăn truyền thống là 100% phân bò; giun cơm hầu như không sinh trưởng hoặc biến mất trong môi trường nuôi; giun quế phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn so với giun huyết trên các loại thức ăn (Nguyễn Minh Phượng, 2009)
Năm 2010, Cao Minh Phụng và ctv thực hiện đề tài xử lý chất thải rắn bằng nuôi giun đất, bao gồm tiềm năng về thị trường và sản phẩm thu hồi phân giun và giun đất làm thức ăn cho cá, phân tích tài chính và lợi ích cho tiểu nông
Cho đến nay, ở nước ta có nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi giun quế Nguyễn Thị Huệ Thanh (2002): Kỹ thuật nuôi giun công nghiệp (tài liệu tập huấn khuyến nông); Nguyễn Văn Bảy (2004): Hướng dẫn kỹ thuật nuôi giun đất, nhà xuất bản Nông Nghiệp Nguyễn Lân Hùng (2004): Kỹ thuật nuôi giun đất làm thức
ăn cho vật nuôi, nhà xuất bản Nông Nghiệp Đặng Bửu Long (2007): Kỹ thuật nuôi giun quế, nhà xuất bản Nông Nghiệp
2 Đặc điểm chẩn loại một số loài giun đất trong nghiên cứu
Perionyx excavatus (Perrier, 1872): kích thước trung bình, nhỏ Cơ thể có
màu đỏ mận, mặt lưng thường sậm hơn mặt bụng Đai kín, chiếm 5 đốt, từ xiii – xii Môi kiểu epi Lỗ lưng đầu tiên 4/5 Có 2 đôi lỗ nhận tinh ở 7/8/9 Có tơ giao
Trang 15phối ở lỗ đực Dạ dày tiêu biến Tim cuối xii Ở ĐBSCL Perionyx excavatus được
chia thành dạng nuôi và dạng tự nhiên Chúng phân biệt dựa vào kích thước và nguồn gốc lấy mẫu, dạng tự nhiên thường lớn hơn
Hình 1: Vùng nhận tinh của Perionyx excavatus (Perrier, 1872)
(Theo Kosavititkul, 2005)
Pheretima bahli Gates, 1945: Kích thước trung bình Môi kiểu pro Có 3
đôi túi nhận tinh 6/7 – 8/9, lệch về phía bụng Holandric Hai đôi nhú phụ sinh dục
ở 17/18 và 18/19 Cả vùng đực (bao gồm đôi nhú đực và 2 đôi nhú phụ) đổ ra ngoài qua 3 đôi khe, thẳng hàng theo từng bên, tất cả chúng nằm trong một lõm sâu hình elip thành cơ thể nhô cao bao quanh Khoảng cách giữa các đôi nhú đực, nhú phụ
và các lỗ nhận tinh về phía bụng gần hơn so với Pheretima peguana Manh tràng
đơn giản, từ xxvii Vách 8/9/10 tiêu biến
Hình 2: Vùng đực của Pheretima bahli Gates, 1945
(Theo Somniyam, 2008)
Pheretima campanulata (Rosa, 1890): Môi kiểu epi Kích thước cơ thể
trung bình lớn Lỗ lưng đầu tiên 11/12 Có 3 đôi túi nhận tinh 6/7/8/9 Túi nhận tinh dạng hình nấm đặc trưng Đai kín, đủ Có buồng giao phối Không có nhú phụ
Lỗ đực
Lỗ nhận tinh Đai
Trang 16sinh dục, vùng đực và vùng túi nhận tinh Holandric Manh tràng đơn giản Vách 8/9/10 tiêu biến
Hình 3: Hình thái ngoài của Pheretima campanulata (Rosa, 1890)
(Theo Hồ Minh Thuấn, 2010)
Pheretima elongata (Perrier, 1872): Số lượng túi nhận tinh không ổn định
trên từng cá thể, có thể không có túi nhận tinh đến nhiều hơn 10 túi Có thể có nhiều đôi túi nhận tinh trên một đốt Nhú đực nằm trong buồng giao phối nông Nhú phụ sinh dục xếp thẳng hàng với nhú đực, bắt đầu từ đốt xix, mỗi đốt có 1 đôi (từ 1 đến 6 đôi) Không có manh tràng Khoảng cách tơ aa bằng nhau và thẳng hàng giữa các đốt sau đai
Hình 4: Vùng đực của Pheretima elongata (Perrier, 1872)
(Theo Somniyam, 2008)
Pheretima posthuma (Vaillant, 1869): Kích thước trung bình Môi kiểu
epi Đai kín, đủ Lỗ lưng đầu tiên 12/13 Có 4 đôi lỗ nhận tinh ở 5/6/7/8/9 Có buồng giao phối Có 2 đôi nhú phụ sinh dục trên vành tơ, dọc nhú đực ở xvii và xix Túi tinh hoàn đơn, dưới hầu Manh tràng đơn giản, từ xxvii Vách 8/9 dày, 9/10 tiêu biến
Lỗ đực Đai
Lỗ cái
Trang 17Hình 5: Hình thái ngoài (A) và vùng đực (B) của Pheretima posthuma (Vaillant, 1869)
(Theo Nguyễn Thanh Tùng, 2008)
Pontoscolex corethrurus (Muller, 1857): Có 3 đôi túi nhận tinh ở 6/7 – 8/9
Mỗi đốt có 4 đôi tơ, tơ phía trước đai hơi lệch về phía bụng, tơ sau đuôi dài và xếp xen kẽ giữa các đốt tạo nên vòng xoắn theo chiều dọc cơ thể Đai màu vàng cam, hình yên ngựa, từ xv đến xxi Hai đôi túi tinh hoàn ở đốt xv và xvii Lỗ cái ở 14/15,
lỗ đực ở 19/20 hoặc 20/21 Có 3 đôi tuyến canxi ở trước đai
Hình 6: Vùng đai (A) và đuôi (B) của Pontoscolex corethrurus (Muller, 1857)
(Theo Somniyam, 2008)
3 Đặc điểm sinh thái, sinh lý và sinh sản của giun đất
3.1 Đặc điểm sinh thái học
Kích thước của quần thể giun đất phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường như loại đất, pH, thành phần hóa học, khả năng giữ ẩm của đất, lượng mưa và nhiệt độ xung quanh nhưng quan trọng nhất là thành phần hữu cơ trong đất, đây là nguồn thức
ăn chính của chúng (Curry, 1998; Lavelle et al., 1999) Đặc điểm phân bố theo độ sâu
của giun đất phụ thuộc vào cả yếu tố vô sinh (độ ẩm và nhiệt độ) và hữu sinh (tập tính)
B
A
1 mm
Nhú phụ Nhú đực
Trang 18(Martin et al., 1992) Độ ẩm là yếu tố quan trọng nhất để xác định mức độ hoạt động
và vị trí sống của chúng trong đất vì giun đất hô hấp qua da (Lavelle, 1983)
Khi nghiên cứu khu hệ giun đất ở Việt Nam, Thái Trần Bái (1983) đã căn cứ vào đặc điểm hình thái và cấu tạo của cơ quan tiêu hóa (manh tràng, tấm lưng), cơ quan vận chuyển (tơ, cơ), tình trạng của vách đốt, màu sắc, của các loài giun đất trong giống Pheretima để phân chúng thành 3 nhóm hình thái – sinh thái (Thái Trần Bái, 1983) Được thể hiện cụ thể ở bảng 1
Bảng 1: Đặc điểm phân biệt giữa 3 nhóm hình thái – sinh thái của giống Pheretima (Thái Trần Bái, 1983)
Nhóm
Đặc điểm
và phía trước cơ thể Màu sẫm
Tơ
Nhiều, xếp đều quanh vành tơ trên đốt
Phân hóa phía lưng
và phía bụng, trước
và sau đai sinh dục
Phía lưng kém phát triển hoặc tiêu giảm, phía bụng phát triển
Tế bào cơ
Tương đối lớn, không xếp thành chùm hoặc chỉ xếp thành chùm nguyên sinh
Bắt đầu xếp thành chùm
Tương đối bé, xếp thành chùm thứ sinh hoặc lông chim
Vách ngăn
đốt Phía trước dày Phía trước dày
Phía trước không dày
Gờ lưng Phát triển Không phát triển Tiêu giảm
Manh tràng Đơn giản hoặc
trong đất Chưa có dẫn liệu
Vụn hữu cơ ở giai đoạn phát triển sớm
Trang 193.2 Đặc điểm sinh lý
Giun đất sống thích hợp ở nơi ấm áp, ẩm ướt, yên tĩnh, sợ ánh sáng Nhiệt
độ trên 35oC, sinh trưởng kém, nhiệt độ dưới 10oC thì trở nên chậm chạp, nhiệt độ dưới 5oC đi vào trạng thái “ngủ” Nhiệt độ thích hợp cho giun đất là 20 – 30oC Nếu đất trở nên quá khô hoặc quá lạnh thì chúng có thể phản ứng lại bằng cách cuộn tròn trong những cái hang rỗng trong đất ngủ một thời gian cho đến khi điều kiện môi trường thuận lợi trở lại (Pattana, 2008) Nhiệt độ thích hợp của giun quế nằm trong khoảng từ 22 – 28oC Trong môi trường nuôi có nhiệt độ khoảng 28oC
và độ ẩm 60 – 70% thì giun quế sinh trưởng, phát triển tốt và sinh sản rất nhanh
(Trần Hoàng Nam, 2009) Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, Pontoscolex
corethrurus thường sống ở tầng mặt và cho kén quanh năm Ở nhiệt độ là 28,5oC
thì tỉ lệ phát triển của Pontoscolex corethrurus tương đối cao, dưới 27oC tỉ lệ sản xuất kén giảm mạnh dù nó vẫn duy trì được sự sản xuất kén dưới 21oC
(Bhattacharjee và Chaudhuri, 2002)
Hầu hết các loại giun đất có khả năng chịu đựng độ pH trong phạm vi từ 5 –
8 (Edwards et al., 1998) Trong tự nhiên, giun đất thường sống ở nơi ẩm ướt có
nhiều chất hữu cơ thối rữa của phân động vật hay xác bả thực vật Giun quế cũng vậy, chúng thích sống ở nơi ẩm thấp gần cống rãnh, nơi có các đống phân động vật, các đống rác hoai mục và nơi ít ánh sáng, chúng rất ít hiện diện trên đồng ruộng canh tác, dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ (Đặng Bửu Long, 2007)
3.3 Đặc điểm sinh sản
Giun đất là loài lưỡng tính với túi tinh và buồng trứng giữ chức năng riêng biệt nhưng chúng cần giao phối với nhau để tạo kén (Edwards và Bohlen, 1996) Khi trưởng thành, cơ thể chúng hình thành đai sinh dục Đai sinh dục có nhiều hình dạng, màu sắc và chiếm nhiều đốt hay không tùy thuộc theo loài Khi giao phối, chúng quay chéo đầu, áp mặt bụng vào nhau, lỗ sinh dục đực của con này ép vào vùng nhận tinh của con kia và trao đổi tinh dịch Tinh trùng có thể được chuyển trực tiếp vào túi nhận tinh của đối phương dưới dạng tinh dịch, khối tinh hoặc bao tinh (Thái Trần Bái, 2009) Sau một thời gian, kịp cho noãn chín, kén giun hình thành Thường thì sự giao phối kéo dài 2 đến 3 giờ, sau đó hai con tách rời nhau Vài
Trang 20ba ngày sau, đai sinh dục dày dần, nhận một ít noãn rồi tuột về phía trước, lấy một ít tinh dịch khi qua túi nhận tinh, rồi tuột qua đầu ngoài, bít 2 đầu thành kén (hình 7)
Kén áo của giun quế có dạng thon dài, 2 đầu túm nhọn lại gần giống như hạt
bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanh nhạt rồi vàng nhạt Độ lớn của kén giun quế thường là 0,85 mm x 1,6 mm; theo Chaudhuri và
Bhattacharjee (2009) cho rằng kén của Pontoscolex corethrurus thì nửa trong suốt
và trắng đục, những mạch máu đầu tiên sẽ xuất hiện sau 20 ngày trong kén Tỉ lệ sản xuất kén của giun quế tại điều kiện phòng thí nghiệm (24oC – 32oC) được ghi nhận: 156 kén/giun trưởng thành/năm (Bhattacharjee và Chaudhuri, 2002), 1014
kén/giun trưởng thành/năm (Edwads et al., 1988) Đối với những loài ngoại lai như
Pontoscolex corethrurus tỉ lệ sản xuất kén là 68 kén/giun trưởng thành/năm
(Chaudhuri và Bhattacharlee, 2009) Điều đó có thể giải thích đối với những loài
sống ở tầng mặt (như Pontoscolex corethrurus, giun quế,…) phải chống chịu với
điều kiện bất lợi của môi trường nên phải sinh sản nhiều để đảm bảo sự sinh tồn (Senapati và Sahu, 1993) Satchell (1967) cũng cho rằng những loài sống ở tầng sâu trong đất ít bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh thì số kén sinh ra rất ít Ngoài ra, tỉ lệ
sản xuất kén của Pontoscolex corethrurus còn được ghi nhận ở sự dao động từ 10 –
68 kén/giun trưởng thành/năm (Lavelle et al., 1998)
Hình 7: Quá trình sinh sản ở giun đất (Theo Miller và Harley, 2002)
A: trao đổi chéo; B,C: tạo kén
Đai Trao đổi chéo
Đai dày lên
Nhận tinh dịch
kén
Lỗ đực
Trang 21Số lượng kén thay đổi tùy theo loài và tuổi trưởng thành Theo Senapati và Sahu (1993) giai đoạn ấp nhìn chung từ 3 – 30 tuần đối với loài ôn đới và 1 – 8
tuần đối những loài ở vùng nhiệt đới Giun quế và Pontoscolex corethrurus là một
trong những loài nhiệt đới Thời gian ấp kén của giun quế dao động từ 14 – 21
ngày; Pontoscolex corethrurus khoảng 33 ngày (Chaudhuri và Bhattacharjee, 2009);
điều này phù hợp với nhận định trên Ở hầu hết các loài giun, con non thường chui ra
từ đầu rộng của kén Con non mới nở thường rất ít sắc tố hoặc không có sắc tố ở da, sau đó da sậm màu dần dần sau vài ngày (Chaudhuri và Bhattacharjee, 2009)
Giai đoạn từ khi kén nở đến khi trưởng thành sinh dục khác nhau tùy theo loài và bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, loại thức ăn (Julka, 1988) Thường thì vào khoảng 90 - 120ngày sau khi kén nở, giun quế bắt đầu xuất hiện đai sinh dục, từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản
Trang 22CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương tiện
1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 09/2010 đến tháng 4/2011 tại phòng thí nghiệm Động vật, thuộc Bộ môn Sư phạm Sinh học, trường Đại học Cần Thơ
1.2 Dụng cụ và mẫu vật
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng một số thiết bị như: cân điện tử với
độ chính xác 0,01 g, kính lúp có trắc vi thị kính (đo kích thước kén) và các dụng cụ
để nuôi giun đất như: hộp, đĩa petri, bình xịt nước, kệ,…
Mẫu vật: Giun quế được mua ở Viện Lúa ĐBSCL, huyện Ô Môn Các loài còn lại thu tại vườn quả Khoa Nông Nghiệp và SHƯD của Trường Đại học Cần Thơ và một số khu vực lân cận Mẫu giun đất sau khi thu sẽ được phân thành từng loài, trữ cho ổn định ở từng hộp đựng mẫu, 24 giờ sau mới bắt đầu bố trí thí nghiệm Các mẫu sử dụng đều ở giai đoạn trưởng thành (có xuất hiện đai sinh dục)
2 Phương pháp
2.1 Chuẩn bị thí nghiệm
Đất nền và thức ăn được chuẩn bị trước khi bố trí thí nghiệm vài ngày Đất nền được lấy từ vườn quả Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, tán nhuyễn, phơi dưới nắng khoảng 12 giờ Sau đó, làm ẩm bằng nước, rồi ủ cho ổn định trong xô từ 3 đến 5 ngày Thức ăn sử dụng trong nghiên cứu này cũng được lấy từ khu chăn nuôi trong vườn quả của Khoa Nông Nghiệp và SHƯD Các loại thức ăn trong từng nghiệm thức được phối trộn theo công thức sau:
- Nghiệm thức 1: 70% đất và 30% phân bò hoai (phân bò đang phân hủy)
- Nghiệm thức 2: 50% phân bò hoai và 50% phân bò tươi
- Nghiệm thức 3: 100% phân bò hoai
- Nghiệm thức 4: 100% phân bò tươi
Trang 23Chuẩn bị nhiều loại hộp nuôi có kích thước khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn khác nhau ở các loài khác nhau trong thí nghiệm Yêu cầu cho từng hộp nuôi phải thoát nước tốt, đủ kín không cho giun bò ra ngoài và tạo được sự thông thoáng cho môi trường nuôi
2.2 Bố trí thí nghiệm
2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát vòng đời của một số loài giun đất
Hình 8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát vòng đời ở mỗi loài giun đất
Mỗi hộp nuôi chứa 6 cá thể trưởng thành
Giai đoạn 1: Nhặt kén
Mỗi đĩa ấp chứa các kén được đẻ cùng ngày
Mỗi hộp nuôi chứa các con non nở cùng ngày
Mỗi hộp nuôi chứa 1 cặp giun có cùng thời gian trưởng thành
Giai đoạn 3: Theo dõi thời gian trưởng thành
Giai đoạn 2: Theo dõi thời gian ấp kén
Giai đoạn 4: Theo dõi khả năng sản xuất kén
Trang 24Vòng đời được khảo sát trên 7 dạng của 6 loài gồm giun quế và giun huyết
(Perionyx excavatus), Pheretima elongata, Pontoscolex corethrurus, Pheretima posthuma, Pheretima campanulata và Pheretima bahli Căn cứ vào đặc điểm hình
thái và sinh thái để chọn thức ăn phù hợp cho từng đối tượng nghiên cứu Cụ thể,
giun quế và giun huyết (Perionyx excavatus) thuộc nhóm thảm mục nên được nuôi
trong 100% phân bò hoai, các loài còn lại thuộc nhóm đất - thảm mục nên được nuôi trong thức ăn 70% đất và 30% phân bò hoai Chế độ cho ăn của từng loài được ước lượng dựa trên tốc độ tiêu thụ thức ăn riêng của chúng Độ ẩm trung bình trong hộp nuôi được duy trì (tưới nước bằng bình tưới phun sương) tương đương với độ ẩm của đất ở nơi thu mẫu: giun quế và giun huyết dao động trong khoảng
70% - 80%, ở các loài còn lại khoảng 40% - 60% Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho từng
loài được thể hiện ở hình 8 Yêu cầu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 - Nhặt kén: sau một thời gian ổn định (từ 3 – 5 ngày) giun đất
có thể sinh sản Kén được nhặt hết trong từng hộp nuôi sau mỗi ngày Trong trường hợp, giun không sinh sản thì để hộp nuôi ổn định thêm một thời gian mới tiến hành nhặt kén Kén thu được sẽ được chụp hình, đo kích thước, và ghi nhận đặc điểm hình thái ngoài, sau đó chuyển sang đĩa petri để ấp Chỉ chọn những kén được xác định ngày đẻ chính xác để thực hiện giai đoạn 2 của thí nghiệm
- Giai đoạn 2 - Theo dõi thời gian ấp kén: để tiện cho việc theo dõi những
kén được đẻ cùng ngày ấp chung một đĩa petri Trong thời gian ấp cần theo dõi hàng ngày, đặc biệt là lúc gần nở để xác định thời gian chính xác Tỉ lệ nở của kén
và số con nở trên kén cũng được theo dõi ở cuối giai đoạn này
- Giai đoạn 3 - Theo dõi thời gian trưởng thành: các giun non nở cùng ngày
được nuôi trong 1 hộp Chúng được cung cấp thức ăn đầy và theo dõi đến khi xuất hiện đai sinh dục
- Giai đoạn 4 - Theo dõi khả năng sản xuất kén: các giun trưởng thành ở
hộp nuôi khác nhau của giai đoạn 3 được chọn để ghép 1 cặp Kiểm tra số lượng kén sinh ra sau mỗi tuần
Trang 252.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất
Mức độ tăng trưởng được khảo sát ở 5 dạng của 4 loài giun quế và giun
huyết (Perionyx excavatus), Pontoscolex corethrurus, Pheretima posthuma và
Pheretima campanulata Mức độ tăng trưởng của giun quế và giun huyết được
khảo sát trên 4 nghiệm thức thức ăn như đã trình bày ở phần trên, ở các loài còn lại chỉ khảo sát trên 3 nghiệm thức 1, 2 và 3
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần cho từng nghiệm thức thức ăn ở mỗi loài, được tiến hành như sau: chọn 20 cá thể trưởng thành đã xác định trọng lượng ban đầu; sau đó nuôi chúng trong từng hộp; theo dõi độ ẩm và bổ sung thức ăn theo nhu cầu của từng loài; đếm số lượng và cân trọng lượng của tất cả các cá thể trong hộp nuôi hàng tháng
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm cần lưu ý: Trước khi cho giun ăn, nên gạt lớp phân giun và thức ăn cũ sang một bên rồi mới để thức ăn vào Khối lượng thức ăn thì tùy theo sự phát triển và sự tiêu tốn thức ăn của giun trong mỗi nghiệm thức Dùng bình xịt nước phun sương để duy trì độ ẩm trong môi trường nuôi hàng ngày Giới hạn cho phép của giá trị độ ẩm ở mỗi loài được xác định dựa trên các dẫn liệu thư mục
Hệ số tăng trưởng được tính theo công thức của Đặng Vũ Bình và ctv (2008)
Hệ số tăng trưởng (HSTT) =
2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu trong nghiên cứu được xử lý phần mềm Microsoft Excel và phân tích kiểm định Ducan bằng ANOVA của chương trình thống kê Microsoft SPSS version 13.0
Khối lượng giun lúc sau (g)
Khối lượng giun ban đầu (g)
x 100 (%)
Trang 26CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Vòng đời một số loài giun đất phổ biến ở ĐBSCL
Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên số lượng mẫu nghiên cứu trong từng giai đoạn của thí nghiệm này ở mỗi loài không được đồng đều và đầy đủ Số lượng
cụ thể được trình bày ở bảng 2
Bảng 2: Số lượng mẫu nghiên cứu trong từng giai đoạn của mỗi loài ở thí nghiệm 1
Các chỉ tiêu theo dõi Giun quế Giun
-: chưa theo dõi được
Hầu hết các kết quả nghiên cứu về vòng đời ở loài Perionyx excavatus,
Pontoscolex corethrurus và Pheretima elongata gần giống với kết quả nghiên cứu
của Bhattacharjee và Chaudhuri (2002) Nguyên nhân do phương pháp thí nghiệm của chúng tôi đưa ra tham khảo chủ yếu trong bài viết của tác giả này Ngoài ra, các điều kiện thí nghiệm như nuôi dưỡng, chăm sóc, thức ăn, ẩm độ, nhiệt độ, pH được đưa ra căn cứ vào 2 yếu tố chính: điều kiện thực tế địa phương (khí hậu, phương tiện nghiên cứu, ẩm độ nơi thu mẫu,…) và điều kiện mà các bài báo trước thực hiện (chủ yếu là nghiên cứu của Bhattacharjee và Chaudhuri (2002)) Cho nên một số điều kiện trong thí nghiệm này có khác với điều kiện thí nghiệm của tác giả Chẳng hạn như: nhiệt độ: 26 – 29,5oC; ẩm độ: 60 – 80% (Perionyx excavatus), 40 – 60% (Pontoscolex corethrurus và Pheretima elongata) trong thí nghiệm của chúng
tôi so với điều kiện nghiên cứu của Bhattacharjee và Chaudhuri (2002): nhiệt độ:
28 – 32oC; ẩm độ: 60 – 80% (Perionyx excavatus), 25 – 35% (Pontoscolex
Trang 27corethrurus và Pheretima elongata) Điều này làm cho kết quả quan sát trên 3 loài
này gần giống với kết quả mà Bhattacharjee và Chaudhuri (2002) báo cáo nhưng có sai khác kết quả ở một số chỉ tiêu
1.1 Vòng đời của giun quế (Perionyx excavatus)
Giun quế thuộc loài Perionyx excavatus, nhỏ, di chuyển nhanh, chủ yếu
sống trong điều kiện nuôi dưỡng, nên dễ nuôi trong điều kiện thí nghiệm Thời gian sống của giun quế tương đối ngắn (ngắn nhất trong các loài được chọn nuôi)
và có khả năng sinh sản lớn nên quan sát được hầu hết các chỉ tiêu đã đề ra
Kén giun quế nhám xù xì, hình thoi, nhọn và có tơ cứng ở hai đầu, Tơ cứng này giúp kén bám chặt vào đất và chịu đựng một số tác động cơ học nhẹ trên mặt đất Kén mới tạo ra nhỏ, không trong suốt, màu vàng rơm nhạt, Sau khoảng 5 – 9 ngày, nếu quan sát kỹ có thể thấy kén trở nên hơi đỏ do có mạch máu xuất hiện bên trong (đối với những kén có khả năng nở) Con non thường chui ra ở điểm đầu của kén Hình thái kén của giun quế theo kết quả quan sát trong thí nghiệm tương
đối giống với báo cáo của Bhattacharjee và Chaudhuri (2002); Bisht et al (2007);
Chaudhuri và Bhattacharjee (2009)
Kén có chiều dài không đều nhau, trung bình 4,01 ± 0,06 mm, dao động từ 3,4 – 4,5 mm (n = 30) Kết quả này ngắn hơn so với báo cáo của Bhattacharjee và Chaudhuri (2002): 6,52 ± 0,44 mm (n = 40)
Thời gian từ khi kén được tạo thành đến khi kén nở trung bình 13,83 ± 0,43 ngày, dao động từ 11 - 18 ngày (n = 30) Khoảng thời gian này tương đương với kết quả 13 – 14 ngày (n = 21) mà Bhattacharjee và Chaudhuri (2002) báo cáo Tuy nhiên, nó sai lệch so với những báo cáo khác: khoảng 17,8 ngày ở 25oC và 15,3 ngày ở 25 – 37oC (Reinecke et al., 1992); khoảng 21,7, 19,6 và 16,1 ngày lần lượt
ở 20oC, 25oC và 30oC (Edwards et al., 1998) Nhưng hầu hết các kết quả đều nằm
trong khoảng dao động từ 11 – 18 ngày mà chúng tôi ghi nhận Còn kết quả 21,7 ngày ở 20oC Edwards et al (1998) báo cáo có khác biệt khá lớn và nằm ngoài
khoảng dao động (11 – 18 ngày), có thể một phần do nhiệt độ quá thấp so với khoảng nhiệt độ chúng tôi đo được trong thí nghiệm (26 – 29,5oC)
Trang 28Theo nghiên cứu, sau khoảng thời gian 38,17 ± 0,89 ngày, dao động từ 28 –
50 ngày (n = 30), giun quế sẽ trưởng thành (đai sinh dục xuất hiện rõ) Kết quả này
xấp xỉ bằng với báo cáo của Biradar et al (1999) là 35 – 42 ngày trong mùa gió
mùa (monsoon) (từ tháng 6 đến tháng 9; nhiệt độ: 25,92 – 27,71oC); và nó sai khác với kết quả trong mùa hè (từ tháng 2 đến tháng năm; nhiệt độ: 26,92 – 35,42oC) và mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 1; nhiệt độ: 22,71 – 27,28oC), thời gian trưởng thành lần lượt ở 2 mùa này: 49 – 56 ngày và 42 – 49 ngày Sự sai lệch có thể do khoảng nhiệt độ trong thí nghiệm của chúng tôi gần với nhiệt độ thí nghiệm của
Biradar et al (1999) trong mùa gió mùa hơn so với 2 mùa còn lại
Đa số kén của giun quế nở 1 con/kén, số ít nở 2 con/kén và không có kén nào nở trên 2 con Trung bình khoảng 1,04 ± 0,05 con/kén (n = 30) Số liệu này xấp xỉ so với số liệu 1,3 ± 0,11 con/kén (n = 21) trong nghiên cứu của Bhattacharjee và Chaudhuri (2002) Theo như kết quả của thí nghiệm có khoảng
6,6% số kén nở 2 con/kén cao hơn so với Edwards et al (1998) báo cáo là nhỏ hơn
5% Nguyên nhâncó thể do loại thức ăn và điều kiện nhiệt độ ở thí nghiệm của tác giả (thức ăn: chất thải rắn và bùn đã phân hủy; nhiệt độ: 15oC, 20oC, 25oC và 30oC)
so với thí nghiệm này (thức ăn: phân bò; nhiệt độ: 26 – 29,5oC)
Trong 92 kén theo dõi có 54 kén nở, đạt tỉ lệ 58,2% (n = 92) Theo như kết quả này, tỉ lệ nở thành công của giun quế không cao, đây cũng là một trong những nguyên nhân mà giun quế có khả năng sinh sản khá cao Tỉ lệ này gần bằng 52,5% (n = 21) mà Bhattacharjee và Chaudhuri (2002) báo cáo Nhưng nó nhỏ hơn so với các báo cáo khác: 72%, 48% lần lượt ở 25oC và 25 – 37oC (Reinecke et al (1992);
67%, 91% và 96% lần lượt ở 20oC, 25oC và 30oC (Edwards et al., 1998) Sự sai
khác về kết quả có được có thể do điều kiện nhiệt độ khác nhau ở thí nghiệm với các nghiên cứu trên
Khả năng tạo kén của giun quế được thể hiện trong bảng 6 (phụ lục) Trung bình 1 tuần 1 cặp giun trưởng thành có thể sản xuất 4,4 ± 0,63 kén/cặp/tuần, dao động từ 2,56 – 6,67 kén/cặp/tuần (n = 7) Nó nhỏ hơn so với số liệu Bhattacharjee
và Chaudhuri (2002) báo cáo: 156 kén/giun/năm – tương đương 6,07 kén/cặp/tuần (n = 5) nhưng kết quả này nằm trong khoảng dao động mà chúng tôi quan sát
Trang 29nhau Kết quả này có sai khác với kết quả báo cáo của những tác giả khác: 0,15 kén/giun/ngày - tương đương 2,1 kén/cặp/tuần - ở 30oC (Kale et al., 1982); 0,88
kén/giun/ngày - tương đương 11,48 kén/cặp/tuần và 0,29 kén/giun/ngày - tương đương 4,06 kén/cặp/tuần lần lượt ở 25oC và 30oC trong chất thải rắn (Edwards et
al., 1998) Sự khác biệt này có thể do sự sai khác về nhiệt độ thí nghiệm và loại
thức ăn chọn nuôi Theo báo cáo của Bhattacharjee và Chaudhuri (2002), cho rằng khả năng sinh sản của giun quế cao ở 25oC, trung bình 1 cặp giun trưởng thành có thể sản xuất 11,48 kén/cặp/tuần Cao hơn nữa, giun quế có thể tạo 1014 kén/năm - tương đương 19,7 kén/cặp/tuần - ở 25oC theo như báo cáo của Edwards et al (1998) Theo Edwards et al (1998) thì ở nhiệt độ 25oC là nhiệt độ tối hảo cho tăng
trưởng và sinh sản nhanh của Perionyx ecavatus
Hình 9: Kén (A) và con non (B) của giun quế (Perionyx excavatus)
1.2 Vòng đời của giun huyết (Perionyx excavatus)
Giun quế và giun huyết là hai dạng sống của một loài (Perionyx excavatus)
Giun quế là dạng sống trong môi trường nuôi dưỡng, còn giun huyết là dạng sống ngoài tự nhiên.Tuy nhiên, giun huyết có kích cỡ lớn, di chuyển nhanh nhẹn,… hơn
so với giun quế Giun quế quen sống trong điều kiện nuôi dưỡng nên dễ nuôi hơn
so với giun huyết khi tiến hành thí nghiệm Kết quả quan sát các chỉ tiêu vòng đời của giun huyết hầu hết lớn hơn so với kết quả có ghi nhận từ giun quế
Kén của giun huyết có hình dạng giống với kén giun quế: hình thoi, màu vàng rơm nhạt, nhọn và có tơ cứng ở hai đầu,… Nhưng nó lớn và dài hơn so với kén giun quế Chiều dài trung bình của nó khoảng 5,24 ± 0,13 mm, dao động từ 4,25 – 7 mm (n = 30) (giun quế: 4,01 ± 0,3 mm)
Trang 30Ở giun huyết, khoảng thời gian từ khi kén được tạo ra đến ngày kén nở gần bằng giun quế Nó kéo dài 15 ± 0,57 ngày (dao động từ 11 – 23 ngày, n = 30), còn
ở giun quế khoảng 13,83 ± 0,43 ngày (n = 30) Đối với khoảng thời gian trưởng thành của con non, số liệu nghiên cứu ở 2 loài cũng khác biệt: 41 ± 0,78 ngày (dao động từ 32 – 50 ngày, n = 30) và 38 ± 0,89 ngày lần lượt ở giun huyết và giun quế
Từ kết quả cho thấy rằng sự chênh lệch về thời gian ấp và thời gian trưởng thành của con non không đáng kể giữa giun quế và giun huyết
Trong 30 mẫu kén giun huyết mà chúng tôi quan sát có 3 kén nở 2 con/kén, còn lại nở 1 con/kén và không có kén nào nở trên 2 con/kén Đạt khoảng 1,1 ± 0,06 con/kén (n = 30) cao hơn không nhiều so với số con nở trên kén của giun quế (1,04
± 0,05 con/kén)
Còn thông số tỉ lệ nở thành công ở kén của giun huyết thì nhỏ hơn so với giun quế Tỉ lệ là 52,9% (n = 70) và 58,2% (n = 92) lần lượt ở giun huyết và giun quế Nguyên nhân có thể do giun huyết chưa quen sống trong điều kiện nuôi như giun quế hoặc do chênh lệch số lượng mẫu quan sát
Giun huyết khó nuôi hơn trong điều kiện thí nghiệm, nhạy cảm với tác động
từ bên ngoài, chúng tôi phải tiến hành làm lại nhiều lần dẫn đến mất nhiều thời gian
ở giai đoạn 1, 2 và 3 Cho nên, thời gian từ kén đến trưởng thành của giun quế (52 ngày) và giun huyết (56 ngày) gần bằng nhau nhưng giun quế thì theo dõi được chỉ tiêu số kén tạo ra trên tuần còn giun huyết thì chưa
Hình 10: Kén (A) và con non (B) của giun huyết (Perionyx excavatus)
1.3 Vòng đời của Pontoscolex corethrurus
Kết quả ghi nhận về vòng đời của Pontoscolex corethrurus gần bằng với kết
quả của Bhattacharjee và Chaudhuri (2002) báo cáo nhưng chênh lệch với kết quả nghiên cứu của Bhattacharjee và Chaudhuri (2009) Chênh lệch này có thể một
5 mm
1 mm