Vòng đời của giun huyết (Perionyx excavatus)

Một phần của tài liệu Khảo sát vòng đời và mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất phổ biến ở đồng bằng sông cửu long (Trang 29 - 30)

2. Phương pháp

1.2. Vòng đời của giun huyết (Perionyx excavatus)

Giun quế và giun huyết là hai dạng sống của một loài (Perionyx excavatus). Giun quế là dạng sống trong môi trường nuôi dưỡng, còn giun huyết là dạng sống

ngoài tự nhiên.Tuy nhiên, giun huyết có kích cỡ lớn, di chuyển nhanh nhẹn,… hơn

so với giun quế. Giun quế quen sống trong điều kiện nuôi dưỡng nên dễ nuôi hơn

so với giun huyết khi tiến hành thí nghiệm. Kết quả quan sát các chỉ tiêu vòng đời

của giun huyết hầu hết lớn hơn so với kết quả có ghi nhận từ giun quế.

Kén của giun huyết có hình dạng giống với kén giun quế: hình thoi, màu

vàng rơm nhạt, nhọn và có tơ cứng ở hai đầu,… Nhưng nó lớn và dài hơn so với

kén giun quế. Chiều dài trung bình của nó khoảng 5,24 ± 0,13 mm, dao động từ

4,25 – 7 mm (n = 30) (giun quế: 4,01 ± 0,3 mm). 5 mm B A B 1 m m

Ở giun huyết, khoảng thời gian từ khi kén được tạo ra đến ngày kén nở gần

bằng giun quế. Nó kéo dài 15 ± 0,57 ngày (dao động từ 11 – 23 ngày, n = 30), còn

ở giun quế khoảng 13,83 ± 0,43 ngày (n = 30). Đối với khoảng thời gian trưởng

thành của con non, số liệu nghiên cứu ở 2 loài cũng khác biệt: 41 ± 0,78 ngày (dao

động từ 32 – 50 ngày, n = 30) và 38 ± 0,89 ngày lần lượt ở giun huyết và giun quế.

Từ kết quả cho thấy rằng sự chênh lệch về thời gian ấp và thời gian trưởng thành của con non không đáng kể giữa giun quế và giun huyết.

Trong 30 mẫu kén giun huyết mà chúng tôi quan sát có 3 kén nở 2 con/kén,

còn lại nở 1 con/kén và không có kén nào nở trên 2 con/kén. Đạt khoảng 1,1 ± 0,06 con/kén (n = 30) cao hơn không nhiều so với số con nở trên kén của giun quế (1,04

± 0,05 con/kén).

Còn thông số tỉ lệ nở thành công ở kén của giun huyết thì nhỏ hơn so với

giun quế. Tỉ lệ là 52,9% (n = 70) và 58,2% (n = 92) lần lượt ở giun huyết và giun quế. Nguyên nhân có thể do giun huyết chưa quen sống trong điều kiện nuôi như

giun quế hoặc do chênh lệch số lượng mẫu quan sát.

Giun huyết khó nuôi hơn trong điều kiện thí nghiệm, nhạy cảm với tác động

từ bên ngoài, chúng tôi phải tiến hành làm lại nhiều lần dẫn đến mất nhiều thời gian ở giai đoạn 1, 2 và 3. Cho nên, thời gian từ kén đến trưởng thành của giun quế (52

ngày) và giun huyết (56 ngày) gần bằng nhau nhưng giun quế thì theo dõi được chỉ

tiêu số kén tạo ra trên tuần còn giun huyết thì chưa.

Hình 10: Kén (A) và con non (B) của giun huyết (Perionyx excavatus)

Một phần của tài liệu Khảo sát vòng đời và mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất phổ biến ở đồng bằng sông cửu long (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)