Người viết tìm hiểu cụ thể qua các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên, đi vào phân tích ý nghĩa của các từ cũng như ý nghĩa biểu trưng của các sự vật, hiện tượng trong thiên nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV
Trang 23 Sự chuyển nghĩa của từ trong hệ thống
4 Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động
II Từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên
1 Khái niệm thiên nhiên – tự nhiên
2 Từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên
2.1 Từ chỉ các hiện tượng của đất trời
2.2 Từ chỉ thế giới thực vật
2.3 Từ chỉ thế giới động vật
Trang 3Chương 2:TỪ CHỈ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN,
TỰ NHIÊN TRONG CA DAO
2.1 Từ chỉ các cây nói chung
2.2 Từ chỉ các loài hoa nói chung
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thiên nhiên là một thế giới rộng lớn bao gồm những gì thuộc về vũ trụ và các sự vật hiện tượng trong tự nhiên Con người cũng là một sinh thể nhỏ bé trong thế giới đó Thiên nhiên phong phú và đa dạng các loài động vật, thực vật, các hiện tượng của vũ trụ đất trời Đời sống con người phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên và các sự vật, hiện tượng đó Thiên nhiên là nơi có nguồn lương thực, nguồn tài nguyên, nơi cư trú và là điều kiện tất yếu để con người tồn tại Tuy nhiên, thiên nhiên cũng là một thế giới kỳ bí mà con người không thể nào khám phá hết Đó là
vẻ đẹp của mỗi chiếc lá, bông hoa, đàn chim, hồ nước, là cái nắng, cơn mưa,…tất
cả các sự vật, hiện tượng được khái quát thành những tên gọi phù hợp với đặc điểm của chúng, con người thông qua đó có thể hiểu biết thêm về ngôi nhà chung của mình
Thông qua thiên nhiên con người bộc lộ quan niệm văn hóa của mình về vũ trụ, tình cảm, thái độ ứng xử trong giao tiếp Chính vì thế mà có thể nói rằng lịch
sử phát triển văn hóa xã hội của loài người từ xưa tới nay có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên
Có thể nói về thiên nhiên ở nhiều phương diện khác nhau Các nhà nghệ sĩ tìm hiểu thiên nhiên qua hội họa, điêu khắc, qua âm nhạc,…Tác giả dân gian lại có lối tư duy rất cụ thể, để diễn tả những điều muốn nói, họ thường tìm đến các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh mình Họ hướng về thiên nhiên như: mây, gió, trăng, hoa, núi, sông, các loài chim muông,…để bầu bạn, chia sẻ tâm sự Cho nên ta thấy trong ca dao mọi sự biểu hiện của tình cảm con người đều liên hệ mật thiết với những hình tượng thiên nhiên Thiên nhiên trong ca dao là là phương tiện nghệ thuật đặc biệt để con người có thể thể hiện tình cảm, tâm trạng của mình
Trang 6Người viết từ cái nhìn, sự cảm nhận của người dân lao động tiếp cận thiên nhiên thông qua ca dao Với các phương pháp phân tích văn học dân gian, đi từ góc độ ngôn ngữ, phân tích các từ chỉ sự vật hiện tượng thiên nhiên trong ca dao Tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, người viết hiểu được cái hay, nét đẹp và giá trị của ca dao Việt Nam, thấy được sự giàu đẹp phong phú của thiên nhiên, vai trò của thiên nhiên trong đời sống con người Người viết tìm hiểu cụ thể qua các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên, đi vào phân tích ý nghĩa của các từ cũng như ý nghĩa biểu trưng của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, phân tích giá trị sử dụng của từ được dùng để chỉ các sự vật hiện tượng thuộc về thiên nhiên - tự nhiên qua
ca dao
Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về ca dao ở nhiều phương diện: nội dung, hình ảnh biểu trưng, thi pháp, phương ngữ trong ca dao Nam Bộ, từ xưng
hô Tuy nhiên, ở góc độ ngôn ngữ đặc biệt là vấn đề đi vào phân tích các từ chỉ các
sự vật, hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao thì vẫn chưa có một tài liệu nghiên cứu nào thật sự có tính chất quy mô Người viết muốn đi sâu vào khai thác vấn đề này, tiếp cận ca dao từ góc độ ngôn ngữ Hệ thống các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao rất phong phú và đa dạng, là điều kiện
để người viết dễ dàng tìm hiểu và thực hiện đề tài một cách hiệu quả và khái quát được vấn đề
Ngoài ra, người viết cũng được kế thừa từ các công trình nghiên cứu ca dao trước đó, có nhiều tài liệu tham khảo để người viết có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
Trang 7biểu trưng của con vật nhưng chưa đi sâu vào giải thích ngữ nghĩa của nó bằng các đặc điểm của từ Chỉ dùng từ ngữ dân gian để kể tên hình ảnh của loài vật mà chưa phân tích rõ giá trị biểu trưng và ý nghĩa của từ nêu tên gọi hình ảnh đó
Hà Công Tài có bài: “ Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian” Tạp chí
văn hóa số 5 _ 1998 Trong bài viết tác giả chỉ đề cập tới một biểu tượng duy nhất trong thơ ca dân gian, đó là “ trăng” Hà Công Tài đã giải thích biểu tượng “trăng” trong ca dao Việt Nam Trong đó tác giả có nhắc đến biểu tượng “trăng” xuất hiện cùng những hình ảnh sóng đôi
Nguyễn Thị Ngọc Điệp: “ Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao”,
kỷ yếu khoa học năm 1999, khoa Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm TPHCM Bài viết thể hiện sự quan tâm nghiên cứu về nguồn gốc của các biểu tượng trong
ca dao Theo tác giả, có ba điểm xuất phát làm thành biểu tượng trong ca dao Điểm thứ nhất là do phong tục tập quán của người Việt Nam, từ quan niệm dân gian, tín ngưỡng dân gian Điểm thứ hai từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc Điểm thứ ba là từ sự quan sát trực tiếp hằng ngày của nhân dân
Tạp chí Ngôn Ngữ và Đời Sống số 1 – 1997, Hà Quang Năng đi vào phân tích hình ảnh “con trâu” trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tác giả đã lí giải nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về con vật tiêu biểu này Hơn nữa đã đưa được các giá trị biểu trưng ở hình ảnh “con trâu” Nhưng chỉ dừng lại ở nghĩa biểu trưng của hình ảnh và chỉ xét riêng về một con vật duy nhất là “con trâu” Chưa xét ở góc độ rộng hơn là các loài động vật nói chung tiêu biểu trong ca dao, chưa giải thích ý nghĩa của từ chỉ hình ảnh con vật này
Năm 1977 Nxb Khoa học xã hội có quyển: “Tục ngữ ca dao Việt Nam” Trong lời giới thiệu, tác giả Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: “Nhân dân Việt Nam đã
đem hình ảnh con cò và con bống vào ca dao – dân ca là đưa một nhận thức đặc biệt về một khía cạnh của cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật
để tượng trưng vài nét đời sống của mình” (Lời giới thiệu)
Trang 8Cũng năm 1977, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp xuất bản quyển
“ Văn học dân gian” (tập 2) Trong đó, tác giả Chu Xuân Diên đã đề cập đến các
“đồ vật”, ông gọi đây là “thiên nhiên thứ hai – thứ thiên nhiên do con người tạo ra” Thiên nhiên không chỉ là vật “gợi hứng” mà còn là một kho tàng nguyên liệu
vô tận cho việc xây dựng hình tượng trong ca dao Việt Nam
Trên Tạp chí văn học số 1_ 1988 có đăng bài viết “Biểu tượng thơ ca” của Bùi Công Hùng Tác giả viết: “ Khi lần lại từng câu thơ, ca dao, tục ngữ, người ta
có thể phục hiện các biểu tượng gốc đầu tiên Biểu tượng thì rất nhiều vì sự liên quan đến khối lượng từ chỉ vật, chỉ thiên nhiên, chỉ con người,…khá nhiều” Ông
đã liệt kê nhiều biểu tượng Thiên nhiên, nhưng chỉ nói nhiều đến một biểu tượng trong vật thể nhân tạo là “thuyền”
Tác giả Hà Thị Quế Hương với bài viết “ Hàm ý biểu trưng của từ chỉ hoa
và tên hoa trong ca dao” trong Tạp chí Văn học dân gian số 3_2001 Trong bài
viết, tác giả tìm hiểu hàm nghĩa của từ chỉ hoa và các tổ hợp có tên các loài hoa, chưa đi vào phân tích cụ thể ý nghĩa và giá trị sử dụng của các từ chỉ tên hoa trong
ca dao một cách cụ thể
Tác giả Nguyễn Thị Phương Châm trong bài viết về “Hoa hồng trong ca
dao” Trong bài viết, tác giả đề cập đến hoa hồng, chỉ ra các nét nghĩa biểu tượng
của hoa hồng ở phương Tây cũng như phương Đông, đặc biệt trong ca dao Việt Nam Nhưng vẫn chưa đi vào tìm hiểu ở phạm vi rộng là các từ chỉ Thế giới các loài thực vật trong ca dao mà chỉ dừng lại ở một biểu tượng hoa hồng
Nguyễn Xuân Kính trong quyển “Thi pháp ca dao”, Nxb Đại học Quốc Gia
Hà Nội Tác giả dành nguyên một chương bảy (Từ trang 309 – 350) để nói về “
Một số biểu tượng hình ảnh” trong ca dao, trong đó ông nói đến các hình ảnh
trong thiên nhiên – tự nhiên và phân loại các từ chỉ các hiện tượng trong ca dao thành hai tiểu mục (1 Thế giới các hiện tượng tự nhiên bao gồm: các hiện tượng
tự nhiên, thế giới các loài thực vật, thế giới các loài động vật; 2 Thế giới các vật thể nhân tạo bao gồm: đồ dùng cá nhân, dụng cụ sinh hoạt gia đình, công cụ sản
Trang 9xuất, công trình kiến trúc Giá trị biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo
trong ca dao cổ truyền Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, H, số 3, tr 46 – 52
Nhìn chung, chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách toàn diện về các
từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao, mà phổ biến chỉ dừng ở một biểu tượng, hay một vài biểu tượng riêng lẻ Có người chỉ dừng lại ở các từ chỉ các vật thể nhân tạo, có người chỉ nghiên cứu vào các loài thực vật hoặc động vật Đó cũng là động lực thúc đẩy người viết đào sâu tìm hiểu, tự do khai thác nhiều điều mới về ca dao ở góc độ ngôn ngữ, đặc biệt ở giới hạn ở các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao
Tục ngữ và ca dao đều có những từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên gần như giống nhau, nhưng về các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao lại ít được nói đến và đi sâu nghiên cứu như tục ngữ Đó cũng
là động lực cho người viết hoàn thành tốt phần nghiên cứu đề tài này, góp phần nhỏ vào các công trình nghiên cứu trước đó và mở rộng tìm hiểu cụ thể nhiều vấn
đề mới từ ca dao Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu
Ca dao thể hiện nhiều vấn đề khác nhau của đời sống con người Tìm hiểu văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là việc làm nhiều ý nghĩa Thông qua việc phân tích các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao, người viết có thể hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán, nếp sống sinh hoạt của người lao động Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người trong đời sống thông qua ca dao là sự gắn bó vô cùng mật thiết
Bằng đặc điểm trữ tình tha thiết của ca dao, các từ chỉ các hiện tượng trong đời sống hằng ngày của con người trở nên sinh động và mang nhiều ý nghĩa, càng thể hiện được sự gần gũi gắn bó với con người Trong đề tài này, người viết đi vào phân tích các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với đời sống của người dân lao động Từ các hình ảnh quen thuộc đó, tìm hiểu ý
Trang 10nghĩa và giá trị của từ từ góc độ ngôn ngữ, làm nổi bật giá trị biểu trưng của các hình ảnh trong ca dao Phân tích để thấy được sự phong phú của hệ thống các từ chỉ các hiện tượng trong thiên nhiên – tự nhiên qua ca dao Tìm hiểu tính cách và nếp sống của người Việt Nam xưa và nay từ những câu lục bát thấm nhuần giá trị truyền thống dân tộc
Người viết đi vào cụ thể các câu ca dao có các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên, thống kê và khảo sát để đi vào ngữ nghĩa của từ chỉ các hiện tượng đó ở góc độ ngôn ngữ Ngữ liệu khảo sát của đề tài này là công trình
nghiên cứu “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Phan, Nxb
Thời Đại
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng một số phương pháp khoa học chung Người viết đã sử dụng phương pháp thống kê, khảo sát để xác định tần số xuất hiện của các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Để thấy được vai trò và giá trị biểu trưng của các từ và các hình ảnh trong ca dao, người viết dùng biện pháp so sánh, đối chiếu giữa các câu ca dao, giữa các hình ảnh biểu trưng Để làm sáng tỏ những luận điểm, ý kiến đưa ra thì biện pháp chứng minh giúp ích rất nhiều cho người viết thực hiện thao tác này
Trang 11Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp phân tích, tổng hợp, chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu nhất cũng góp phần quan trọng không kém Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp liên ngành : lịch sử, văn hóa, từ đó mổ xẻ, lí giải, phân tích những vấn đề một cách logic và chặt chẽ hơn
Trang 12B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ
1 Từ là gì?
Cho đến nay, vẫn chưa tìm được sự thống nhất trong cách định nghĩa về từ
Theo G.S Cao Xuân Hạo: “Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả
khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết
vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordssyllabe), đơn tiết (monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word) Thực ra nó chính là âm, hình vị, hoặc
từ và tất cả là đồng thời nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ thì
cơ cấu của Tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất,
âm tiết” [43;7]
Nguyễn Thiện Giáp: “ Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ba
nghĩa để tạo ra câu nói; nó có hình thức, có một âm tiết, một chữ viết rời” [17;72]
Theo quan niệm của Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê: “Từ là âm có
nghĩa, dùng trong ngôn ngữ để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được” [41;67]
Nguyễn Văn Tu cho rằng: “ Từ là đơn vị nhỏ nhất và đơn lập, có hình
thức vật chất (vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính biện chứng và lịch sử” [41;75]
Tác giả Nguyễn Kim Thản viết: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể
tách khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và một khối hoàn chỉnh về ngữ âm( từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [40;14]
Trang 13Hồ Lê nêu ý kiến: “ Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi
liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động có khả năng kết hợp tự
do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.”[35;8]
Lưu Văn Lãng cho rằng:” Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là
từ Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất và từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp Tiếng Việt” [41;8]
Đỗ Hữu Châu quan niệm: “ Từ của tiếng việt là một hoặc một số âm tiết
cố định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu” [5;139]
Qua các định nghĩa nêu trên, chúng tôi nhận thấy có thể khái quát về khái niệm từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa Từ mang tính sẵn
có, cố định và là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp tạo câu
2.1 Nghĩa biểu vật (denotative)
Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi
là nghĩa biểu vật của từ Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của
Trang 14các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất
Ví dụ: đất, trời, mây, mưa, nắng, nóng, lạnh, thánh, thần,…
Ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh trong
tự nhiên Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái có trong thực
tế theo cách nhận thức của từng dân tộc Ta có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ
* Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế sự vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát…
* Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cát hiện thực khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ
2.2 Nghĩa biểu niệm ( significative)
Sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm Hay nói cách khác, khái niệm là phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng
Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa Tập hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm Như vậy, nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ
Trang 15Các nét nghĩa bắt buộc từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế Mỗi dân tộc, tùy theo ngôn ngữ của mình, chọn một số thuộc tính cơ bản có tác dụng xác lập nghĩa của từ trong hệ thống
Nghĩa biểu niệm chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong từ vựng-ngữ học, Cần phải hiểu mối liên hệ mà chúng ta nói tới trong quan niệm về nghĩa của từ ở đây chính là mối liên hệ chỉ xuất, mối liên hệ phản ánh, cho nên nghĩa biểu hiện cũng có thể hiểu là sự phản ánh sự vật – biểu vật (đúng hơn là phản ánh các thuộc tính, các đặc trưng của chúng) trong ý thức con người, được tiến hành bằng từ
* Nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khía quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nét nghĩa có mối quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ Chính
vì nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm
Ví dụ: Nước biển, nước mắm, ngồi ghế, ngồi chồm hổm, cái bàn, quần áo,…
2.3 Nghĩa biểu thái (pragmatical meaning)
Nghĩa ngữ dụng còn gọi là nghĩa biểu thái, là mối liên hệ giữa từ với thái
độ chủ quan, cảm xúc của người nói
Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như: “to nhỏ”, “mạnh yếu”,…nhân tố cảm xúc như: “dễ chịu”, “khó chịu”, “sợ hãi”, …Nhân tố thái độ như: “trọng”, “khinh”, “yêu”, “ghét”,…mà từ gợi ra cho người nói và người nghe
3 Sự chuyển nghĩa của từ trong hệ thống
Sự chuyển nghĩa của từ xảy ra do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, bên trong và bên ngoài khác nhau như sự phát triển không ngừng của thực tế
Trang 16khách quan, nhận thức của con người thay đổi, hiện tượng kiêng cữ, sự phát triển
và biến đổi của hệ thống ngôn ngữ…Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất
chính là “nhu cầu giao tiếp của con người” Thay đổi nghĩa của một từ có sẵn,
thổi vào chúng một luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống động, giàu tính dân tộc, dễ dàng được sư chấp nhận của nhân dân, đáp ứng được kịp thời nhu cầu của giao tiếp
3.2 Các dạng chuyển nghĩa của từ
- Dạng móc xích
- Dạng tỏa ra
3.3 Phương thức chuyển nghĩa của từ
Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn
Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định
Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gồm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó
Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là ta xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn, và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào
Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của các từ, trong ngôn ngữ có nhiều phương thức Tuy nhiên, có hai phương thức quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn ngữ là: chuyển nghĩa ẩn dụ (metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy)
Trang 173.3.1 Phương thức ẩn dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b, c, d vì giữa a, b, c, d có điểm giống nhau Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào qui luật liên tưởng tương đồng
Ví dụ: Từ CÁNH trong tiếng Việt có nhiều nghĩa Khi định danh cho cánh chim, cánh chuồn chuồn, cánh bướm, nó có nghĩa là: Bộ phận dùng để bay của chim, dơi, côn trùng; có hình tấm, rộng bản, tạo thành đôi đối xứng ở hai bên thân và có thể khép vào, mở ra
Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác có hình dạng tương tự (hoặc người Việt liên tưởng và cho là chúng tương tự nhau), người ta đã đã chuyển CÁNH sang gọi tên cho những bộ phận giống hình cánh chim ở một vật: cánh máy bay, cánh quạt, cánh hoa; cánh chong chóng, cánh cửa, ngôi sao năm cánh; kề vai sát cánh đấu tranh, cánh tay, cánh buồn; cánh rừng, cánh đồng, cánh quân, (những tên gọi về sau này đã khác rất xa so với cánh chim)
* Có hai hình thức chuyển nghĩa:
- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)
- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng)
3.3.2 Phương thức hoán dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b, c, d vì giữa a, b, c, d tuy không giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau nào đó về không gian hay thời gian Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tiếp cận
Ví dụ: Vụng vá vai (áo) tài vá nách (áo)
Ở đây, tiếng Việt đã lấy bộ phận thân thể để gọi tên bộ phận trang phục có vị trí tương ứng
Trang 18* Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
a Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể Dạng chuyển nghĩa
này có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau:
Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn thể Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng của đối tượng gọi tên cho đối tượng
Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận
b Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật
e Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng
f Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái
tâm- sinh lí đi kèm
g Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm
hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại
Tóm lại, hiện tượng nhiều nghĩa một mặt phản ánh độ dày của ngôn ngữ, một mặt đáp ứng quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ; mặt khác phản ánh độ phong phú của tư duy, tình cảm, những kinh nghiệm sống của mỗi dân tộc Hiện tượng nhiều nghĩa còn giúp ta có thêm căn cứ để hiểu sâu sắc bản chất ý nghĩa của từ cũng như tính hệ thống của chúng
Trang 193 Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động
Trong hoạt động nhận thức và giao tiếp, từ có thể được chuyển nghĩa (chuyển tên gọi từ một đối tượng cũ sang một đối tượng mới) dựa trên mối quan
hệ nào đó giữa các đối tượng được gọi tên
Tác giả Cù Đình Tú nói đến sự chuyển nghĩa của từ trong quyển Phong
cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục,2001, theo quan niệm của
ông thì các cách tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng là trong một văn cảnh cụ thể, từ ngữ có hiện tượng lâm thời chuyển đổi nghĩa Ở đây, nghĩa của từ vốn biểu thị đối tượng này nay được lâm thời chuyển sang biểu thị đối tượng khác dựa trên một quan hệ liên tưởng nhất định (liên tưởng nét tương đồng và liên tưởng có tính logic khách quan) về mối quan hệ có thực xảy ra giữa hai đối tượng Tùy vào đặc trưng của từng đối tượng, tùy thuộc vào đặc trưng mối quan hệ liên tưởng giữa hai đối tượng mà chúng ta có những cách tu từ: ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ, tượng trưng
tu từ,…
3.1 Ẩn dụ tu từ
Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng [7;60]
Trang 203.2 Hoán dụ tu từ
Hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng loogic khách quan giữa hai đối tượng.[7;64]
Ví dụ: Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
Ví dụ: “Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác xưa”
(Ca dao)
“Cây đa”, “bến cũ”, con đò tượng trưng cho những người yêu nhau Nói
về sự đổi thay trong tình yêu
* Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng
- Ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng
tính hình ảnh, biểu cảm, chứ không có tác dụng tạo nghĩa mới làm giàu cho hệ
Trang 21thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc Ẩn dụ và và hoán dụ tu từ là sáng tạo của
cá nhân do đó nghĩa tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tách khỏi văn cảnh, nghĩa tu từ biến mất
- Ẩn dụ tu từ và hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ
thống từ vựng – ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa đó là sản phẩm của toàn dân, được cố định hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ điển như một nghĩa sẵn có, được tái dụng một cách tự do trong lời nói
II TỪ CHỈ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN – TỰ NHIÊN
1 Khái niệm thiên nhiên – tự nhiên
Theo quyển Từ điển Tiếng Việt Nxb Văn hóa thông tin (trang 1259), phần
tự nhiên: 1 Tự nhiên là tất cả những gì tồn tại mà không phải do có con người mới
có (Ví dụ: quy luật của tự nhiên ) 2 Thuộc về tự nhiên hoặc có tính chất của tự nhiên, không phải do có con người mới có, không có tác động hoặc sự can thiệp của con người 3 Sự việc xảy ra không có hoặc có lí do, tựa một hiện tượng thuần túy trong tự nhiên vậy
Thiên nhiên: là tự nhiên, những gì do trời sinh ra, không do có con người mới có
Trang wed kiến thức Vi.wikipeadia.org có đăng bài nói về thiên nhiên và tự
nhiên như sau: “Tự nhiên cũng được gọi là thiên nhiên, thế giới vật chất và thế
giới tự nhiên Là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất
Tính về độ lớn “tự nhiên” bao gồm những thứ thật lớn như vũ trụ đến
những thứ thật nhỏ như hạt nguyên tử Tức là bao gồm tất cả các thú vật, thực vật, khoáng vật, tất cả tài nguyên, những quá trình liên quan vật chất vô sinh và hữu sinh
Trang 22Trang wed oldct.com cũng có phần từ điển định nghĩa về thiên nhiên như sau: Thiên nhiên (danh từ) : Toàn bộ những gì đang có xung quanh con người mà không phải do con người tạo nên Ví dụ: cảnh thiên nhiên tươi đẹp
Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, Nxb Tp HCM, 1998 định
nghĩa tự nhiên: “Tự nhiên là toàn thể những vật vốn có trong tự nhiên, không do
con người làm ra…” [26;352]
Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992 định
nghĩa: ‘Tự nhiên là tất cả nói chung những gì tồn tại mà không phải do con người
mới có, không có tác động hoặc sự can thiệp của con người”
Từ một số định nghĩa nên trên, ta thấy thiên nhiên và tự nhiên đều mang những đặc điểm chung đó là: là những gì thuộc về vũ trụ Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, không phải do con người mới có Vậy, các hiện tượng trong thiên nhiên và tư nhiên đều có sự tương đồng với nhau về nghĩa và không có sự phân biệt rõ rệt dù thiên nhiên và tự nhiên là hai từ riêng biệt Do vấn đề khảo sát là từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên nên chúng tôi chọn các từ thuộc từ loại danh từ cho khái niệm về thiên nhiên và tự nhiên
Tác giả Nguyễn Xuân Kính nhập chung các hiện tượng thiên nhiên và tự nhiên Trong quyển “Thi Pháp Ca Dao” [310;390], ông cho rằng các sự vật hiện tượng thuộc về thế giới của thiên nhiên và tự nhiên trong ca dao bao gồm: (các hiện tượng của đất trời, thế giới thực vật, thế giới động vật) Người viết theo quan điểm và sự phân loại này để thực hiện đề tài “ Từ chỉ các hiện hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao”
2 Từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên
2.1 Từ chỉ các hiện tượng của đất trời
Có rất nhiều từ chỉ các hiện tượng của đất trời Tất cả các hiện tượng như: mây, gió, trăng, sao, sông, suối, biển, mưa, bão, giông, lốc, sóng thần, thủy triều, núi, đồi,sa mạc, nước, đất, lạch, hồ,…đều vốn đã có sẵn trong vũ trụ không do con
Trang 23người mới có, con người cũng không thể nào ngăn các hiện tượng tự nhiên mà chỉ
có thể dự báo để đề phòng và khắc phục hậu quả
Trong phần nghiên cứu của mình, người viết đi vào bốn hiện tượng xuất hiện phổ biến trong ca dao : trăng, sông, mây gió
2.2 Từ chỉ thế giới thực vật
Từ chỉ thế giới các loài thực vật cũng vô cùng phong phú và đa dạng : Thực vật nói chung có muôn vàn chủng loài khác nhau (cây đa, cây tre, cây lúa, cây gạo, trầu, cau, ngô đồng, cây tùng, bách, cây liễu, cây bồ đề, cây trúc, cây nhãn, cây quýt, cam, hạnh, cây đào, cây mận, cây bưởi,…), các loài rau, củ, quả (ngò, khoai lang, hành, ớt, rau muống, cây cải,…), các loài hoa nói chung (hoa lan, hoa sen, hoa hồng, hoa đào, hoa cúc, hoa nhài, hoa bưởi, hoa mai, hoa mười giờ, hoa phượng,…) Tất cả các loài kể trên đều xuất hiện trong ca dao tục ngữ với nhiều ý nghĩa khác nhau, thể hiện nhiều nội dung khác nhau trong đời sống người lao động Người viết chỉ khái quát ở mức độ tương đối và tập trung vào các từ thường được dùng trong ca dao
Người viết đi vào các từ tiêu biểu nhất trong ca dao: trúc, mai, hoa nhài, hoa sen, trầu, cau, cây đa, cây tre
Trang 24chuồn, dế, kiến, khỉ, gián, ba ba, sâu, ruồi, cá sấu, dơi, đĩa, đom đóm, thỏ, nhện, cua, …
Người viết đi vào ba loài vật được sử dụng phổ biến và có giá trị biểu trưng trong ca dao : cò, chim quyên, trâu
Trang 25Chương 2 : TỪ CHỈ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN –
TỰ NHIÊN TRONG CA DAO
I Tổng quan
1 Từ chỉ các hiện tượng của đất trời
Khảo sát từ hơn 900 lời ca dao, từ chỉ các hiện tượng của đất trời xuất hiện 250 lời (27,7%) Người viết chọn 4 từ tiêu biểu nhất
Trang 26Bộ và Nam Bộ Sự hiện diện của thiên nhiên trong ca dao phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò thiên nhiên trong tư duy nghệ thuật cả những sáng tác dân gian
Sự hiện diện này không chỉ thể hiện lòng mến yêu quê hương đất nước của người dân, nét văn hóa đặc trưng từng vùng miền mà thông qua đó, thiên
Trang 27nhiên còn là phương tiện diễn tả tình cảm, thể hiện triết lí, quan niệm của con người về thế giới và cuộc sống
Sống trong nền văn minh lúa nước, thiên nhiên muôn hình muôn vẻ như bảo vệ chở che cho con người, cũng có lúc thiên nhiên khắc nghiệt, dữ tợn Nhưng
“ sau cơn mưa trời lại sáng”, con người gắn bó mật thiết với cuộc sống cùng thiên
nhiên Trong lao động sản xuất hằng ngày, con người lại tiếp xúc với thế giới động vật, thực vật đa dạng phong phú, rồi rất tự nhiên và bằng cảm xúc chân thành, con người đưa tất cả những điều đó vào ca dao, lưu truyền nó qua nhiều thế hệ nhưng vẫn giữ chung một bản sắc Đó là những điều bình dị nhất, thân thiết và gắn bó nhất không chỉ trong văn học mà còn trong đời sống của con người Việt Nam
Các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên bao gồm: các hiện tượng của đất trời, thế giới thực vật và thế giới các loài động vật Chúng tồn tại trong thiên nhiên
và gắn bó mật thiết với các hoạt động xã hội cũng như quá trình lao động của con người Từ những hình ảnh đó, con người đúc kết kinh nghiệm, vốn sống, thể hiện mọi cung bậc cảm xúc dựa theo tính chất và đặc điểm của chúng
Thông thường ý nghĩa của các từ không được nói trực tiếp trên bề mặt ngôn ngữ, mà thông qua các hình ảnh từ sự vật, hiện tượng đó, con người bày tỏ tâm tư tình cảm, tư tưởng, cảm quan thẩm mỹ, những phê phán, nhận xét khen chê tinh tế, kín đáo Cũng có lúc lại mạnh mẽ đấu tranh bày tỏ quan điểm yêu ghét Người viết đi sâu vào khai thác các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên – tự nhiên, qua khảo sát, thống kê, dẫn chứng bằng những câu ca dao cụ thể, phân tích ý nghĩa biểu trưng cũng như giá trị sử dụng của các từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên
1 Từ chỉ các hiện tượng của đất trời
Với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam với hai mùa mưa nắng rõ rệt, những hình ảnh về các hiện tượng của đất trời khá phổ biến trong ca dao và xuất hiện với tần số cao Các hiện tượng như: mây, mưa, gió, trăng, sao, sông, suối, ao,
hồ, biển, trời,…
Trang 281.1 Từ “ trăng”
Trăng là một hình ảnh của các hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên khá tiêu biểu và có giá trị biểu trưng cao Trong 250 lời ca dao về các từ chỉ hiện tượng tự
nhiên, tần số xuất hiện của từ “trăng” là 48 lần ( 19,2%) Chiếm tỉ lệ cao nhất so
với các hiện tượng khác như: đất, trời, mây, mưa,…
Xét ở gốc độ tâm linh, trăng tròn luôn ghi nhận những sự kiện quan trọng:
xuất gia và nhập diệt vào trăng tròn tháng hai, thành đạo đêm trăng tròn tháng chạp,…
Về khía cạnh nghệ thuật, có thể nói ánh trăng là hình ảnh toàn vẹn biểu trưng cho cái đẹp và ý nghĩa hiện hữu Từ “trăng” được sử dụng nhiều để nói về cái đẹp hoàn hảo, nói về sự viên mãn, trọn vẹn Bao giờ trăng cũng gieo được cảm
hứng vô tận cho thi sĩ và các tác giả dân gian
Trăng thường được dùng để nói về người phụ nữ Trong trăng có chị Hằng, là biểu tượng cho cái đẹp, cho khát vọng và ước mơ hạnh phúc của con người phàm tục Luôn tin tưởng và hướng tới những điều tươi sáng tốt đẹp Người
ta vẫn thường ca ngợi nét đẹp của cô thiếu nữ tròn trăng, vẻ đẹp tinh khôi trong sáng tròn đầy Nguyễn Du cũng đã từng dùng ánh trăng để miểu tả vẻ đẹp tuyệt vời của Thúy Vân:
(Truyện Kiều_Nguyễn Du)
Trăng đẹp nhất là vào đêm rằm của tháng tám mùa thu, tất cả chúng ta ai cũng đã từng nhìn ngắm và mơ mộng với vầng trăng trên cao để tận hưởng một vẻ đẹp tinh anh, trong sạch mà thiên nhiên ban tặng
Nói đến trăng, người ta sẽ nghĩ ngay đến một vẻ đẹp viên mãn tròn trịa, một vẻ đẹp thanh cao thoát tục, trăng xuất hiện trong thiên nhiên, nhưng lại không
Trang 29là một hiện tượng vô tri vô giác mà lại hữu tình, chứa đựng biết bao nhiêu là cảm xúc
Trăng còn thể hiện cho sự thanh bình, yên tĩnh trong tâm hồn, trăng rót vào lòng từng giọt cô đơn, nghe sự đời trôi qua, trăng không chói chang như mặt trời, mà tỏa sáng khắp một vùng quê bằng một thứ ánh sáng nhàn nhạt, dễ chịu và nhẹ nhàng trải dài trong tâm hồn con người, mang đến một cảm giác bình yên kỳ
lạ
Trăng đến vào mỗi tháng, rồi lại đi Nhưng vẫn là người bạn đường thân thiết của con người, là một điểm tựa, một món quà tinh thần tuyệt đẹp, vô giá ngự trị trên cao Đi sâu vào một số phân tích để thấy giá trị cũng như ý nghĩa biểu trưng của ánh trăng trong ca dao, trong đời sống của con người, trong lao động sản xuất cũng như trong tâm hồn
Ánh trăng có thể xuất hiện từ lời của một mãnh tướng:
Trăng mười sáu tròn vành vạnh, viên mãn tròn đầy chẳng khác nào cô thiếu nữ mới lớn, đẹp làm sao với nụ cười duyên dáng, ngây thơ, vẫn còn lắm ngại
ngùng nên mới “chúm chím cười riêng” thật là dễ thương khiến người ta không
tránh khỏi những rung động trong lòng
Trang 30Trong tình yêu đôi lứa, trăng được xem như một biểu tượng để hẹn thề, trăng thanh cao, đẹp rạng ngời, trong sáng như tình yêu chân thành, trăng ngự trị trên cao, làm minh chứng cho tình yêu, cho những lời “ thề non hẹn biển” Tác giả dân gian mượn ánh trăng thể hiện nỗi nhớ nhung trong tình yêu:
Trăng thay cho lời than thở khi đôi lứa xa nhau, cảnh chia ly người đi kẻ
ở, hai nỗi buồn riêng không chung một hướng đời:
“ Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Trăng còn được dùng để chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động sản xuất:
Biểu tượng trăng và từ chỉ “trăng” được dùng rất phổ bến trong ca dao, thể hiện cái đẹp lãng mạn trong tình yêu, những lời thề trăng gió, những so sánh dí dỏm, thắm đượm nghĩa tình:
Trăng cũng là nơi để con người gởi gắm những tình cảm riêng tư, có cảm được hết vẻ đẹp nguyên sơ của vầng trăng trong ca dao – dân ca thì mới hiểu được hết những ý nghĩa của vầng trăng trong cổ thi Một biểu tượng cho cái đẹp và sự
thanh cao Những vầng trăng, ánh trăng luôn là một hình ảnh gắn bó quen thuộc
Trang 31trong cuộc sống lao động của người dân Việt Nam, là nguồn cảm hứng vô tận trong thi ca, các tác phẩm dân gian và nhiều thể loại nghệ thuật khác
1.2 Từ “ sông”
Đất nước ta đâu đâu cũng trải dài bởi các hình ảnh sông suối, ao, hồ
Trong sách“Gia Định thành công chí” khẳng định: Ở Gia Định, sông suối dọc
ngang chằng chịt Hình ảnh hai bờ sông dường như trở nên quen thuộc quá đỗi với người dân quê, bởi con sông gắn bó với con người như máu thịt Trong 250 lời ca dao về các hiện tượng tự nhiên, sông xuất hiện với tần số 42 lần (16,8%) chiếm
một tỉ lệ cũng tương đối cao, không chênh lệch nhiều so với hình ảnh về trăng
Sông có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa: là đường giao thông huyết mạch ở nông thôn, hình thành những khu Chợ Nổi giàu bản sắc dân tộc, sông chở nặng phù sa, mang về sự sống cho cây lúa tốt tươi, chứa nhiều sản vật Trở thành một nét đặc trưng của quê hương
Trong quyển “ Ca dao dân ca Nam Bộ” của Bảo Định Giang, Nguyễn
Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (Nxb TP.HCM _1994) Hình tượng sông
có tần số xuất hiện rất cao, 144 lần Sông trở thành một biểu tượng nghệ thuật khi
được sử dụng với nghĩa bóng không ổn định
Với sự xuất hiện nhiều như thế thì ngoài thuộc tính cơ bản là một hiện tượng trong thiên nhiên, là nơi chứa đựng những nguồn nước huyết mạch nuôi sống và phục vụ cho lao động sản xuất của con người, sông còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác Sông là một biểu tượng đặc trưng của quê hương, cho những vùng quê yêu dấu, là nơi ta được sinh ra, trưởng thành và lớn lên từng ngày bằng
kỷ niệm lội sông nô đùa nghịch nước, bằng những lúc đu đưa trên tàu dừa băng qua con kênh xanh, bằng những chiếc ghe con đưa lũ học trò trong mùa lũ đến trường,…Thật ngọt ngào những ký ức tuổi thơ bên dòng sông thân thiết Nhà thơ
Tế Hanh đã tái hiện tài tình những ký ức như thế của ông bằng một niềm tự hào
trong bài thơ “Nhớ Con Sông Quê Hương”:
Trang 32“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Hình tượng sông khơi dậy ý niệm một cái gì mênh mông bao la, gợi lên
sự xa cách, thử thách sự bền vững, về cái lớn lao, vô tận Từ những đặc điểm: dài, rộng, sâu, bao la, sông thể hiện được nhiều khía cạnh trong cuộc sống, dòng sông cũng như cuộc đời của con người luôn luôn thay đổi và không ngừng vận động, sông bồi đắp phù sa giống như con người rèn luyện và nếm trải cuộc đời, sóng vỗ
bờ như con người than khóc trước những khổ đau, sông cũng là một cuộc đời giống con người, có những thăng trầm biến đổi có những lúc thẳng tắp, lúc quanh
co Người ta hay dùng sông để nói về cuộc đời là như thế
Nhiều dòng sông gom chung thành bể, nhiều con người sẽ là một xã hội, luôn có sự phức tạp đông vui lẫn lộn, con người muốn đứng vững trong cuộc đời, phải có lúc dẻo mềm, uốn éo qua những khúc quanh như sông, có lúc phải mạnh
mẽ quét sạch mọi thứ như cơn lũ, cuốn trôi những thứ xấu xa cặn bã, thay vào đó
là thứ phù sa ngọt ngào vun đắp tốt tươi cho quê hương
Sông còn được dùng chung với các sự vật có mối tương quan để nói về thân phận, về cuộc đời trôi nổi, lênh đênh Sông nêu lên những cảnh đời, đa phần nói về những mảnh đời phiêu bạt, chịu nhiều gió sương:
Cánh bèo được gắn với dòng sông để nói về một cuộc đời trôi dạt, không biết đâu là phướng hướng bến bờ, không biết có được dừng lại một nơi êm ấm
Trang 33Tóm lại, sông có ý nghĩa biểu trưng cho cuộc đời Đời người và dòng sông có nhiều nét tương đồng, sông nói về cách trở xa xôi, về thử thách trong tình yêu và cuộc sống, sông còn là nơi để con người nói về những số phận nổi trôi phiêu bạt, nói về những khổ đau trong cuộc đời mà họ đã trải qua Một dòng sông với rất nhiều ý nghĩa văn học, ý nghĩa lịch sử và xã hội
Sông đại diện cho những điều hùng vĩ bao la, lớn lao vô tận, là thước đo của tình người, trong đó có công ơn mẹ cha sinh thành dưỡng dục:
Đứng trước những cái lớn lao, con người thấy mình nhỏ bé, sông càng lớn lao càng thể hiện cho sự bền vững:
“ Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn
Chiều dài của sông tạo nên cảm giác xa xôi cách trở:
Khi đã sang sông cũng là lúc có sự thay đổi:
“ Ai đem con sáo sang sông
Người dân còn mượn hình ảnh sông gợi lên những liên tưởng khác nhau
về thân phận con người:
Trang 34Có thể nói sông là một biểu tượng nghệ thuật có khả năng biểu trưng hóa rất cao Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa các ý nghĩa thẩm mỹ của sông và điều
đó được tạo nên sự thống nhất về mặt ngữ nghĩa của hình tượng trong quá trình biểu trưng hóa nghệ thuật
1.3 Từ “ mây”
Trong ca dao, từ chỉ “mây” cũng được sử dụng nhiều Con người mượn
“mây” để nói lên nhiều ý nghĩa khác nhau, nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc
sống Tần số xuất hiện của “mây” dù chiếm tỉ lệ không cao, nhưng cũng đa dạng
và phong phú bằng nhiều phương thức thể hiện tâm tư tình cảm của con người Từ
“mây” xuất hiện 22 lần (8,8%)
Mây ít được dùng riêng lẻ trong ca dao mà lại xuất hiện sóng đôi với các hình ảnh khác như núi và rồng, là một sự kết hợp tuyệt vời của lứa đôi, do những đặc điểm và tính chất cơ bản của mây là ở trên cao, tự do bay khắp bốn phương,
đi đến những miền trời xa lạ, mây ngự trị trên nền trời, tô điểm cho bầu trời những màu sắc riêng biệt: có lúc trắng tinh giữa ban trưa đầy nắng, có lúc lại rực hồng trong buổi hoàng hôn chiều nắng nhạt, và khi trời già dữ dội chuyển những cơn mưa, mây đen kịt, xám cả một vùng báo tin cho những người nông dân đang thu hoạch vụ mùa những dự báo về mưa bão
Trong tình yêu, mây và núi đại diện cho hai người yêu nhau, quấn quýt bên nhau không rời xa, vì mây ở tận trên cao nên đôi lúc cũng xa vời vợi, mây bay theo gió, núi bị động đợi chờ, tạo nên nhiều cách trở:
“Vì mây cho núi nên xa
Mây cao mù mịt, núi nhòa xanh xanh”
Mây và rồng là hai từ gắn liền với nhau bằng một mối quan hệ mật thiết
từ nghĩa đen bên ngoài, rồng bay lượn, uy nghi trên bầu trời là nhờ có mây, sự kết hợp này cũng từng được nói nhiều trong Thi ca cổ Trung Quốc Rồng và mây đại
diện cho một thế giới mầu nhiệm ở chốn “ bồng lai tiên cảnh”, là nơi con người
Trang 35mơ ước đến khi rời khỏi cuộc đời, là nơi các thần linh ngự trị, rồng cũng là một vật linh do con người tưởng tượng và tin tưởng, hình thành từ những khát vọng và
mơ ước đến được một thế giới bình yên, thoát khỏi những phiền muộn trần tục Các tác giả dân gian cũng mượn hình ảnh mây để nói về những khía cạnh bình thường trong cuộc sống: về tình yêu, về lao động,…
Mây được sóng đôi với rồng trong một nỗi nhớ:
“Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây”
Sự so sánh rất tài tình về một nỗi nhớ, không nỗi nhớ nào tha thiết, thân quen như vợ nhớ chồng, ngày ngày quạt nồng ấp lạnh, nỗi nhớ nào gắn bó như chim và tổ, gắn bó như một lẽ sống, và rồng nhớ mây lại là một nỗi nhớ dữ dội, lớn lao hơn, xa xôi và vô định trong không gian mây vô tận Tạo cho người đọc một cảm nhận sâu sắc khó tả, khó tìm được nỗi nhớ nào hơn thế nữa, điều đó chỉ xuất hiện và được thể hiện thành công nhất trong ca dao
Mây kết hợp với trời, tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, lứa đôi mượn mây – trời để trao lời dò hỏi:
“Ngó lên mây bạc trời hồng
Thương em hỏi thiệt có chồng hay chưa?”
Cũng có khi mây lại nhẹ nhàng xuất hiện trong một cuộc hội ngộ tình cờ: “Tình cờ anh gặp mình đây
Trong một trường hợp khác, mây lại là nguyên nhân của sự cách trở trong tình yêu:
“Trăng lu vì bởi áng mây
Trang 36Mây ở trên cao, xa xôi và tinh khiết, gợi lên biết bao hy vọng, biết bao mơ ước của những con người bình thường bé nhỏ Người dân luôn ví mây như một hình ảnh thanh tao và đẹp đẽ nhất Mây thường không đứng riêng một mình mà được kết hợp với các hình ảnh có liên quan khác trong thiên nhiên, tạo nên sự sóng đôi hoàn hảo , có thể làm hình ảnh so sánh nhiều vấn đề trong cuộc sống của con người, đa phần là về đời sống tình cảm Mây xuất hiện với tần số tương đối trong
ca dao và cũng phát huy được những giá trị biểu trưng sâu sắc
1.4 Từ “gió”
Trong 340 lời ca dao thì từ “gió” có tần số xuất hiện là 32 lần (12,8%)
Gió thường được dùng như một biểu tượng của sự cách trở, thử thách, những khó
khăn đối với đời sống của nhân dân lao động nói chung và trong tình yêu đôi lứa nói riêng
Từ gió đưa trong ca dao như một hình ảnh quen thuộc, trở thành mô típ
để nói về những thay đổi khắc nghiệt, những hoàn cảnh éo le đưa đẩy của cuộc đời, tất cả như được định sẵn, được định mệnh an bày mà con người nhỏ bé thì không thể có quyền được chọn lựa hay quyết định số phận của mình Gió là
chuyển dịch của không khí, là một hiện tượng trong thế giới tự nhiên có một sức mạnh không thể nào lay chuyển được
Tác giả dân gian mượn gió để nói về thân phận của người phụ nữ đặc biệt
là trong thời kỳ phong kiến, người phụ nữ không có tiếng nói, không được làm chủ cuộc đời và hạnh phúc của bản thân họ, người phụ nữ như cánh bèo trôi sông, như chiếc lá trước gió, bị dòng đời đẩy đưa, không biết lạc về đâu, không biết trước được những khổ đau đang chờ đón, xã hội bất công, hoàn cảnh trái ngang không cho con người có lối thoát, gió cũng là một hoàn cảnh khắc nghiệt thử thách con người, được sắp đặt, được định sẵn cho con người vượt qua một cách đầy gian khổ
Trang 37Trong ca dao, gió cũng xuất hiện với những ý nghĩa trên, ngoài ra còn thể hiện nhiều khía cạnh trong cuộc sống mà cha ông ta truyền lại như: lòng hiếu thảo,
là những hẹn hò, tình bằng hữu, là những thói đời đen bạc, là những cách cư xử, là những thăng trầm, những thân phận hẩm hiu trong cuộc đời, những dòng đời bị xã
hội bị “gió” đẩy đưa, mỗi người mỗi cảnh, đa dạng và phong phú, những niềm
vui trong lao động và kinh nghiệm sản xuất, Người viết đi sâu vào phân tích một
số ý nghĩa trong các câu ca dao cụ thể để làm rõ vấn đề này
Trước tiên ta thấy gió cũng có thể là một tác động nhỏ mang đến những
điều tốt đẹp tuy nhỏ nhoi nhưng chứa nhiều ý nghĩa:
Như đã nói, gió dù có lúc vi vu bay lượn tự do phóng túng nhưng lại có sức mạnh thử thách rất lớn:
Mượn gió để nói về một cuộc đời bất hạnh, hy sinh chịu nhiều khổ đau, chỉ mong người mình yêu thương được sống sung sướng hạnh phúc:
“Gió đưa cây cải về trời
Người nông dân quanh năm lao động lúc nào cũng cầu mong cho “mưa
thuận gió hòa” Họ còn tích lũy những kinh nghiệm về gió để phục vụ cho lao
động sản xuất:
“Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa”
Gió cũng thay cho lời tỏ tình thật đáng yêu và tinh tế:
Trang 38“Đố ai quét sạch lá rừng
Một cách thể hiện tình yêu thật nồng nàn và mãnh liệt, yêu nhau nên dối
mẹ cha, chỉ mong trao cho người yêu chiếc áo để làm tin:
Không phải lúc nào gió cũng hung hăng càn quét mọi thứ, thổi bay mọi
thứ Khi gió lặng thì phong cảnh yên ả hữu tình, lứa đôi cũng thì thầm bày tỏ với
nhau:
Là một hiện tượng tự nhiên rất quen thuộc, gió luôn luôn gần gũi và từng
ngày hiện hữu cùng với đời sống con người, không những trong sinh hoạt, trong sản xuất mà còn trong đời sống văn học nghệ thuật
2 Từ chỉ thế giới thực vật
Ngoài các hiện tượng tự nhiên vốn đã có sẵn trong thiên nhiên như: mây, gió, trăng, sao, …Thế giới tự nhiên có rất nhiều hình ảnh gần gũi được con người dùng làm những hình ảnh biểu trưng, bày tỏ những suy nghĩ, lối sống của mình Riêng về thế giới thực vật, người viết khảo sát và thống kê từ 900 lời ca dao, từ chỉ thế giới thực vật có 290 lần xuất hiện (32%), tỷ lệ cao hơn các hiện tượng tự nhiên
và cũng rất phong phú về các từ như: cỏ, cây, hoa, lá,…
Trang 392.1 Từ chỉ các loài cây nói chung
Rất nhiều các loài cây khác nhau được sử dụng trong ca dao làm những hình ảnh biểu trưng tiêu biểu Từ chỉ các loài cây nói chung xuất hiện với tần số
128 lần trong 290 lời ca dao (40%), chiếm một số lượng khá lớn Người viết chọn lọc một số cây tiêu biểu để phân tích giá trị biểu trưng của chúng trong văn học dân gian cũng như trong đời sống của con người
Thế giới thực vật đa dạng phong phú, ngoài các loài rau củ quả thông thường, thì các loài cây như trúc, mai, liễu, tùng, bách, từ lâu đã đi vào văn thơ cổ Trung Quốc và Việt Nam như một công thức định sẵn để nói về các nhân vật anh hùng, những tao nhân mặc khách, những mỹ nhân liễu yếu đào tơ:
Trong thế giới các loài thực vật phong phú đó, trúc và mai là hai loài cây được sử dụng nhiều trong thi văn cổ cũng như trong ca dao dân ca làm các hình ảnh biểu trưng nghệ thuật
Từ “trúc” – “mai” thường xuất hiện sóng đôi:
“Đợi chờ trúc ở với mai
Trang 40
Từ chỉ “trúc”, “mai” không chỉ gắn bó mật thiết trong đời sống văn hóa của người dân mà còn là những hình ảnh biểu trưng được dùng rất phổ biến trong
ca dao
Trúc và mai là hai hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền theo phong tục chưng thờ tổ tiên của nhân dân ta Tác giả dân gian mượn hai hình ảnh này để thể hiện sự gắn bó của lứa đôi bền chặt, không chia lìa Trúc- mai được nhắc đến trong thơ ca và trong ca dao là nhằm để thể hiện con người
Trúc được xem như hình ảnh tượng trưng cho người con gái xinh xắn:
Hay:
Trúc, mai được nhắc đến như một biểu tượng của tình yêu lứa đôi bền chặt, vì đặc tính của hai loài cây này có thể chịu được cái lạnh băng giá mà không tàn úa, sức sống và vẻ đẹp vững bền với những khắc nghiệt của thiên nhiên và hoàn cảnh Tích về đôi uyên ương trời định Bá Trúc và Kỳ Mai cũng là một cơ sở
để nói về sự vững bền trong tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng cũng thề nguyện trúc mai, tình yêu vượt qua những thử thách của thời gian và hoàn cảnh Về sau, khi nói đến trúc- mai , người ta thường nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn
bó không chia lìa Tác giả dân gian lấy đó làm biểu tượng cho tình yêu lứa đôi vững bền, thủy chung son sắt
Trong tình yêu lứa đôi trúc, mai thể hiện sự mặn nồng thắm thiết: