1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nguyên tắc hiệp vần trong truyện kiều

78 673 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 406 KB

Nội dung

Với Truyện Kiều, Nguyễn Du là ngời đa thểthơ lục bát đạt đến trình độ cổ điển trong dòng văn học bác học thời trung đại.Truyện Kiều với thể thơ lục bát đã trở thành hơi thở của ngời dân

Trang 1

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn .***.…….

Các nguyên tắc hiệp vần

trong truyện kiều

Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: ngôn ngữ

Người hướng dẫn: T.S.Nguyễn Hoài Nguyờn

Sinh viờn thực hiện: Đỗ Thị Phương Lờ

Trang 2

Nguyễn Hoài Nguyên, sự góp ý chân thành của các thầy cô trong khoa Ngữ văn và sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè.

Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hớng dẫn và xin gửi đến quí thầy cô giáo, gia đình và các bạn lời cảm ơn chân thành nhất

Tuy đã có nhiều cố gắng, song khoá luận không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Chúng tôi kính mong nhận đợc sự góp ý của quí thầy cô và các bạn

Vinh, tháng 05 năm 2010

Tác giả

Đỗ Thị Phơng Lê

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của khoá luận 6

6 Bố cục của khoá luận 6

Chơng 1: MộT Số VấN Đề LIÊN QUAN ĐếN Đề TàI 1.1 Vài nét về Nguyễn Du và truyện Kiều 7

1.1.1 Về tác giả Nguyễn Du 7

1.1.2 Vài nét về Truyện Kiều 9

1.2 Ngôn ngữ Truyện Kiều 11

1.2.1 Sức quyến rũ của nhạc điệu Truyện Kiều 11

1.2.2 Một số phơng tiện tạo nghĩa trong Truyện Kiều 16

1.2.3 Câu thơ Truyện Kiều 32

1.3 Vấn đề vần trong thơ 35

1.3.1 Vần và chức năng của vần trong thơ 35

1.3.2 Cách hiệp vần trong thơ 39

1.4 Tiểu kết 40

Chơng 2: CáC NGUYÊN TắC HIệP VầN TRONG TRUYệN KIềU 2.1 Dẫn nhập 41

2.2 Cách tổ chức hiệp vần trong Truyện Kiều 41

2.2.1 Thanh điệu hiệp vần trong Truyện Kiều 41

2.2.2 Âm cuối hiệp vần trong Truyện Kiều 47

2.2.3 Âm chính hiệp vần trong Truyện Kiều 52

2.3 Các loại vần trong Truyện Kiều 60

2.3.1 Dạ vào vị trí hiệp vần 61

2.3.2 Dựa vào sự hoà âm 61

2.2.3 Dựa vào cách kết thúc âm tiết 65

2.4 Đánh giá chung 65

2.5 Tiểu kết 67

Chơng 3: MốI QUAN Hệ GIữA VầN Và NHịP TRONG TRUYệN KIềU 3.1 Dẫn nhập 69

3.1.1 Khái niệm nhịp thơ 69

3.1.2 Vai trò của nhịp trong thơ 70

3.2 Cách tổ chức nhịp trong truyện Kiều 71

Trang 4

3.3.2 Tiểu dẫn 71

3.2.2 Nhịp ở câu lục 72

3.2.3 Nhịp ở câu bát 74

3.2.4 Nhịp trong cặp lục bát 78

3.3 Mối quan hệ giữa vần và nhịp 79

3.3.1 Vần chi phối nhịp 80

3.3.2 Nhịp tác động đối vơi vần 81

3.4 Tính nhạc trong Truỵên Kiều 82

3.5 Tiểu kết 84

KếT LUậN 85 Tài liệu tham khảo

Trang 5

Mở ĐầU

1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

1.1 Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu NguyễnTrãi với Quốc âm thi tập là ngời đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc

thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là ngời đặt nền móng cho ngôn ngữ vănhọc hiện đại của nớc ta Truyện Kiều kết tinh văn hoá tinh thần của đất nớc,phô bày vẻ đẹp của một thứ tiếng (tiếng Việt), biểu hiện tinh hoa của dân tộc

ta Truyện Kiều không những trở thành niềm đam mê và tự hào của dân tộc

mà còn là chiếc cầu nối đem đến bao nhiêu tình yêu và lòng kính trọng củamọi ngời dành cho nó Qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngônngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khảnăng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc trên mọi phơng diện về nội dung cũng nhhình thức Chúng ta may mắn có đợc Truyện Kiều, nhờ đó mà văn học ViệtNam thêm rạng rỡ, vẻ đẹp của tiếng Việt đựơc tôn vinh, tài năng ngời Việt đợckhẳng định Cái sự thật hiển nhiên đợc nhiều ngời thừa nhận ấy, cho đến naydẫu có nhiều công trình nghiên cứu công phu vẫn còn nhiều vấn đề cần làmsáng tỏ Từ khi ra đời đến nay, Truyện Kiều đã trở thành một bộ phận khôngthể tách rời của đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống vănhọc nói riêng

Nh chúng ta đều biết, các thể loại văn học luôn chịu sự thử thách củathời gian Có những thể loại rơi vào quên lãng nhng cũng có những thể loại lạikhông ngừng phát triển với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu Lục bát là mộtthể thơ thuộc loại nh vậy Truyện Kiều đợc coi là tác phẩm tiêu biểu cho thểthơ này Nhiều nhà nghiên cứu từ trớc đến nay đã đặt câu hỏi: Điều gì làm nên

sự trờng tồn của Truyện Kiều? Là vần, là nhịp hay là sự phối điệu? Đến nayvẫn cha có câu trả lời hoàn toàn chính xác và thật thuyết phục Đó cũng là mộttrong những lí do chúng tôi chọn đề tài khảo sát Các nguyên tắc hiệp vần trong Truyện Kiều, góp phần tìm hiểu về sự trờng tồn của Truyện Kiều So với

các thể thơ khác, thơ lục bát có những khác biệt về cách gieo vần, về cáchngắt nhịp, phối thanh…Đặc biệt, vần chiếm vị trí quan trọng tạo ra đặc trngriêng của thơ lục bát Nói đến thơ là nói đến vần - nhịp, đó là đặc trng cơ bảncủa thơ Sự hiện diện của vần - nhịp trong thơ là nhằm thể hiện ý đồ, tài năng,cảm xúc của nhà thơ

Đi sâu nghiên cứu các nguyên tắc hiệp vần trong Truyện Kiều sẽ góp

phần chỉ ra cách hiệp vần của Nguyễn Du cũng nh nhạc điệu trong TruyệnKiều nhờ cách ngắt nhịp mang lại Nhờ đó giúp ta thấy âm hởng, tính nhạc

Trang 6

riêng trong Truyện Kiều và thành tựu mà Truyện Kiều có đợc đối với nền thơ

ca dân tộc

Trong chơng trình ngữ văn ở trờng phổ thông, thơ chiếm tỉ lệ đáng kể.Trong đó, Truyện Kiều đợc trích giảng với số lợng không nhỏ Việc khảo sátvần và phần nào tìm hiểu về nhịp sẽ giúp cho việc hiểu sâu hơn về nghệ thuậtcủa Truyện Kiều cũng nh tài năng Nguyễn Du Đó chính là lí do mà chúng tôichọn đề tài này

1.2 Thể thơ lục bát có vai trò hết sức quan trọng trong thơ Việt Nam.Lục bát không những là thể thơ chủ yếu của ca dao mà còn là thể thơ của hàngtrăm tác phẩm truyện Nôm, đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều Với ca dao, đó là

sự phong phú về hình thức biểu hiện, thể lục bát đã làm cho ca dao mãi gầngũi và thân thuộc với ngời Việt Với Truyện Kiều, Nguyễn Du là ngời đa thểthơ lục bát đạt đến trình độ cổ điển trong dòng văn học bác học thời trung đại.Truyện Kiều với thể thơ lục bát đã trở thành hơi thở của ngời dân Việt Nam

Hiện tợng hiệp vần trong thơ nói chung, trong thơ lục bát nói riêng làmột trong hai yếu tố ngôn ngữ quan trọng nhất cùng với nhịp, tách loại hìnhnghệ thuật ngôn từ này ra khỏi văn xuôi Cho dù trong sáng tác, có nhà thơ tỏ

ra ít quan tâm đến vần (nh Chế Lan Viên) thì hiệp vần là một tiêu chí xem xétnhạc điệu không thể thiếu trong đánh giá thi ca của mọi thời đại Thơ lục bát

là thể thơ có kiểu hiệp vần ổn định nhất Từng cặp 6 – 8 móc xích nhau kéodài đến vô tận Độ hoà âm khởi phát từ sự thuận miệng sau đó là vì mục đích

dễ thuộc, dễ nhớ

Lục bát càng về sau, mức độ và cách thức hoà phối ngữ âm của vầncàng trở nên phong phú, đa dạng Nó thoát ra ngoài những động lực ra đời ban

đầu để đạt đến một trình độ biểu đạt toàn diện của kết cấu ngôn ngữ: ấn tợngcủa hình thức ngữ âm gắn liền với nội dung ý nghĩa ở mức độ ngày càng tinh

vi hơn Chính vì vậy, đối tợng tiếp nhận của thi ca hiện đại không dừng lại ởcấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng hay các phép tu từ mà đã vơn lên tầm cao củaviệc khám phá tính nhạc trong câu ca

2 Lịch sử vấn đề

Nh chúng ta đều biết, ngôn ngữ là hình thức của t duy, vì vậy, khi t duy

là t duy nghệ thuật thì ngôn ngữ đồng thời cũng là thứ chất liệu đặc trng củaloại hình nghệ thuật ấy Do đó, đối tợng chính của nghiên cứu tác phẩm vănhọc là nghệ thuật sử dụng ngôn từ Tiếp cận văn chơng từ góc độ ngôn ngữ là

đi vào các quan hệ nội tại và ngoại tại của chất liệu (là sản phẩm của quá trình

Trang 7

tạo lời phức tạp) Cách tiếp cận này dựa vào những căn cứ cụ thể sẽ thoát rakhỏi những cảm nhận nhiều khi đậm màu sắc chủ quan

Truyện Kiều, từ khi ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 200 năm Trongsuốt khoảng thời gian đó đã có biết bao nhiêu công trình nghiên cứu về tất cảmọi phơng diện của tác phẩm Mỗi công trình đều có một hớng khai thácriêng và đều có những phát hiện mới mẻ, độc đáo, đáng ghi nhận Không chỉgiới phê bình nghiên cứu văn học trong nớc mà còn có những độc giả văn họcnớc ngoài yêu thích Việt Nam, yêu thích nền văn hoá Việt và say mê TruyệnKiều, đã bỏ nhiều công sức và thời gian tìm hiểu Truyện Kiều Trong thơ nóichung, Truyện Kiều nói riêng, nhạc tính đợc tạo thành chủ yếu nhờ vào sự hoàphối: hiệp vần và hoà âm Do đó, vần thơ và sự hiệp vần trong thơ từ lâu đã đ -

ợc các nhà nghiên cứu tìm hiểu từ các góc độ: lí luận văn học, phê bình vănhọc, thi pháp học Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt

đầu tìm hiểu vần thơ và sự hiệp vần trong thơ từ góc độ ngôn ngữ học Tuynhiên, vấn đề vần thơ thuộc bộ môn lí luận văn học nhng vì thơ là một hìnhthức tổ chức ngôn từ đặc biệt, mang thuộc tính thẩm mĩ về ngữ âm nên chúng

ta không thể bỏ qua các yếu tố nằm trong sự vận dụng nghệ thuật hình thức

âm thanh của ngôn ngữ

Một số công trình nghiên cứu về vần thơ nh: Nguyễn Phan Cảnh (1987),

Ngôn ngữ thơ; Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dới ánh sáng ngôn ngữ học; Hữu Đạt (1998), Ngôn ngữ thơ Việt Nam; Hồ Hải (2008), Thơ lục bát Việt Nam hiện đại từ góc nhìn ngôn ngữ; … và đặc biệt phải kể đến GS.

Phan Ngọc: Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học và Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều ở cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tác giả tìm hiểu về vần và nhịp trong Truyện Kiều để tìm ra những nét khu bịêt về nội dung và hình thức mà chỉ một mình Nguyễn Du làm

đợc, nói khác đi, tác giả đi tìm những cống hiến nghệ thuật của riêng nhà thơ Nguyễn Du mà trớc đó không ai làm đợc và sau đó cũng khó có ai làm đợc

(Phan Ngọc) Trong nghiên cứu về vần, ở công trình này, phơng thức định ợng, định tính vẫn mới chỉ dừng lại ở mức độ khiêm tốn Do vậy, ở khoá luậnnày, chúng tôi mạnh dạn tiếp cận vần thơ lục bát Truyện Kiều dới góc độ ngônngữ học để tìm hiểu các nguyên tắc hiệp vần trong Truyện Kiều Bên cạnh đó,chúng tôi mở rộng phạm vi tìm hiểu mối quan hệ giữa vần và nhịp Bởi thơ làmột hình thức tổ chức độc đáo của ngôn ngữ mà vần và nhịp là hai yếu tốquan trọng làm nên đặc trng của thơ, hai yếu tố này có quan hệ qua lại chặtchẽ với nhau, chế định và tác động trở lại nhau, khiến câu thơ, dòng thơ, đoạn

Trang 8

l-thơ, bài thơ không những giàu âm hởng, nhạc điệu mà còn mang giá trị ýnghĩa

3 Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tợng nghiên cứu

Về mặt lí thuyết, vần thơ là đối tợng nghiên cứu của lí luận văn học vàthi pháp học chứ không thuộc ngôn ngữ học Nhng trong thực tế, việc sáng tạo

và thởng thức thơ ca từ góc độ vần thơ không thể tách rời khỏi cái nền vật chấtcủa ngôn ngữ và các yếu tố liên quan đến nó Việc đề ra những “khuôn”những tiêu chuẩn chặt chẽ cho hiệp vần trong thơ (nh vị trí hiệp vần, sự hoà

âm, cách kết thúc âm tiết, …) của các yếu tố tham gia hiệp vần đã khẳng định

điều này Do đó, đối tợng nghiên cứu của khoá luận là các đặc trng ngữ âmcủa các âm tiết hiệp vần trong Truyện Kiều: thanh điệu, âm chính, âm cuối.Ngoài ra, khoá luận tìm hiểu mối quan hệ giữa vần và nhịp, hai yếu tố này gópphần tạo nên tính nhạc trong Truyện Kiều

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi đặt ra các vấn đề giải quýêt trong khoá luận này là:

- Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về vần thơ nói chung, vần thơlục bát Truyện Kiều nói riêng, chúng tôi tiếp giải quyết vấn đề này ở góc độngôn ngữ học

- Khoá luận tập trung làm sáng rõ đặc trng ngữ âm của các yếu tố thamgia hiệp vần thơ Nguyễn Du nhằm chỉ ra các nguyên tắc hiệp vần trongTruyện Kiều

- Trong thơ, vần luôn gắn với nhịp Do đó, khoá luận bớc đầu tìm hiểumối quan hệ giữa vần và nhịp trong Truyện Kiều

4 Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn t liệu

Trong Truyện Kiều, chúng tôi tiến hành lập phiếu t liệu: khảo sát về âmchính, âm cuối, thanh điệu (mức độ hoà âm, vị trí hiệp vần, cách kết thúc âmtiết, …) Tài liệu mà chúng tôi sử dụng là văn bản Truyện Kiều trong cuốn Từ

điển Truyện Kiều – Đào Duy Anh (2009), Nxb GD Việt Nam, H

4.2 Phơng pháp nghiên cứu

Để xử lí đề tài, khoá luận sử dụng phơng pháp thống kê định lợng nhằmxác lập t liệu khảo sát Sau khi đã xác lập đợc t liệu khảo sát, chúng tôi sửdụng phơng pháp phân tích - tổng hợp để chỉ ra các đặc trng ngữ âm của các

âm tiết hiệp vần trong Truyện Kiều Nhận xét có đợc qua các bớc tiến hành,

đó là cơ sở để xác lập nguyên tắc hiệp vần của Nguyễn Du Ngoài ra, chúng

Trang 9

tôi sử dụng phơng pháp so sánh đối chiếu vần thơ trong các bài thơ lục bát đểchỉ ra nét độc đáo trong Truyện Kiều mà thiên tài Nguyễn Du đã làm đợc.

5 Đóng góp của khoá luận

Tìm hiểu vần thơ dới góc độ ngôn ngữ học, chú ý triệt để các đặc trngngữ âm của các âm tiết hiệp vần là một việc làm cần thiết để cho mỗi nhànghiên cứu hiểu hơn về cơ chế ngôn ngữ của hoạt động hiệp vần Giúp ngời

đọc có cơ sở đánh giá, cảm thụ, phát hiện cái hay, cái đẹp của cách sáng tạovần trong thơ và đánh giá hiệu quả giao tiếp của nó một cách chính xác

Nghiên cứu hiệp vần trong Truyện Kiều, góp phần tích cực vào việcgiảng dạy những trích đoạn của Truyện Kiều ở trờng phổ thông, giúp hiểu rõ

về mặt nội dung cũng nh là nổi bật ý nghĩa về mặt hình thức trong thơ lục bátTruyện Kiều

6 Bố cục của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo Nội dungkhoá luận triển khai trong 3 chơng:

Chơng 1: Một số vấn đề liên quan đến đề tài

Chơng 2: Các nguyên tắc hiệp vần trong Truyện Kiều

Chơng 3: Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong Truyện Kiều

Trang 10

Chơng 1

MộT Số VấN Đề LIÊN QUAN ĐếN Đề TàI

1.1 Vài nét về Nguyễn Du và truyện Kiều

1.1.1 Về tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765- 1820) sinh tại Thăng Long tên chữ là Tố Nh, hiệu làThanh Hiên Quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ông xuất thântrong một gia đình đại quý tộc thời Lê, có thế lực vào bậc nhất thời bấy giờ.Dòng họ Nguyễn Tiên Điền của ông là một dòng họ nổi tiếng về tớc vị và vănchơng Dân gian địa phơng thờng truyền tụng câu ca dao nói về dòng họ này:

Bao giờ Ngàn Hống hết cây

Sông Rum hết nớc họ này hết quan.

Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1755) từng làm quan đếnchức tể tớng, ông còn là ngời nghiên cứu sử học và rất sành văn thơ Nôm Mẹ

là Trần Thị Tần (1740 -1778) quê Bắc Ninh – nơi có những câu quan họ mợt

mà đằm thắm Vợ Nguyễn Du là con gái Đoàn Nguyễn Thục, quê ở QuỳnhCôi, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Thái Bình) Nguyễn Du may mắn đợc tiếpnhận truyền thống văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau Đó là một tiền đềthuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của Đại thi hào dân tộc

Nguyễn Du sớm mồ côi cha mẹ đến sống với anh cùng cha khác mẹ làNguyễn Khản (1734 -1786) Nguyễn Khản từng làm quan đến chức Thamtụng, nổi tiếng phong lu một thời Trong thời gian này Nguyễn Du có nhiều

điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lu,

xa hoa của giới quý tộc phong kiến Những điều đó đã để lại dấu ấn trongsáng tác văn học của ông sau này

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hơng đỗ Tam trờng (Tú tài) và đợc tập ấmnhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên Nhng cuộc đời yên ả không kéo dài

đợc bao lâu Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vàocuộc sống đầy khó khăn gian khổ hơn chục năm trớc khi ra làm quan cho nhàNguyễn Những trải nghiệm trong môi trờng quý tộc và cuộc sống phong trần

đem lại cho Nguyễn Du một vốn sống thực tế phong phú, đã thôi thúc ông suyngẫm nhiều về xã hội, về thân phận con ngời; tạo tiền đề quan trọng cho sựhình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chơng Hơn mời năm lăn lộn chậtvật ở các vùng nông thôn khác nhau cũng là dịp Nguyễn Du học hỏi, nắmvững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian thôn ca sơ học tang ma ngữ (tiếng hát nơi

thôn dã giúp ta biết ngôn ngữ trong nghề trồng dâu, trồng gai) Đây là vốn

Trang 11

hiểu biết rất cần thiết cho sự hình thành phong cách ngôn ngữ của các sáng tácbằng chữ Nôm, đặc biệt là Truyện Kiều.

Năm 1802, Nguyễn Du đã ra làm quan cho nhà Nguyễn Con đờng hoạn

lộ của Nguyễn Du khá thuận lợi Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tạihuyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hng Yên), sau đổi sang Tri phủ Th-ờng Tín (Hà Nội) Từ năm 1805 – 1809, Ông đợc thăng chức Đông các điệnhọc sĩ, năm 1809 đợc bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình Năm 1813, Ông đợcthăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc Sang TrungQuốc, Nguyễn Du trực tiếp tiếp xúc với một nền văn hoá mà từ nhỏ Ông đãquen thuộc qua nhiều sử sách và thơ văn Chuyến đi sứ để lại những dấu ấnsâu đậm trong thơ văn của Ông, đặc biệt góp phần nâng tầm khái quát của t t-ởng về xã hội và thân phận con ngời Năm 1820, Nguyễn Du lại đợc cử làmChánh sứ đi Trung Quốc nhng lần này cha kịp lên đờng thì Ông đã mất vàongày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức 18 - 9 - 1820)

Năm 1965, Hội đồng Hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du làDanh nhân văn hoá thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200năm năm sinh của Ông Sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Du không thật

đồ sộ về số lợng Tuy nhiên, khối lợng những công trình nghiên cứu, nhữnglời bình luận, đánh giá về nó thì hết sức lớn lao Nguyễn Du là nhà thơ nhân

đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại Ông có đóng góp tolớn đối với văn học dân tộc về nhiều phơng diện thể loại, xứng đáng là thiêntài văn học

Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, gồm cả thể loai thơ viết bằng chữHán và chữ Nôm

Văn tế thập loại chúng sinh (còn gọi là Văn chiêu hồn).

Thác lời trai phờng nón Tiên Điền gửi gái phờng vải Trờng Lu.

Sinh tế Trờng Lu nhị nữ (văn tế sống hai cô gái Trờng Lu).

Đoạn trờng tân thanh (Truyện Kiều).

Trang 12

Ngoài ra, Nguyễn Du còn viết một số câu đối, bài kí bằng chữ Hán vàchữ Nôm.

1.1.2 Vài nét về Truyện Kiều

Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du nguyên tên là Đoạn trờng tân thanh (nghĩa là tiếng kêu mới đứt ruột) đợc viết dựa theo tác phẩm chơng hồi

Trung Quốc là Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân Trong

văn học Trung đại Việt Nam, việc nhà văn sáng tác dựa vào tác phẩm sẵn cócủa văn học Trung Quốc là điều thờng thấy

Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề Nguyễn Du đã viết Truyện Kiềuvào thời gian nào Về sau, ý kiến của Đào Duy Anh đợc nhiều nhà nghiên cứuchấp nhận Theo ông, Nguyễn Du viết Truyện Kiều khi giữ chức quan Đôngcác, nghĩa là từ năm 1805 đến 1809

Từ khi Truyện Kiều ra đời đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìmhiểu về nội dung, t tởng và nghề thuật Truyên Kiều đợc tiếp cận từ nhiều góc

độ nh lý luận văn học, phê bình văn học, thi pháp học, phong cách học, ngônngữ học…Mỗi công trình đều có một hớng khai thác riêng, đều só những pháthiện mới mẻ, độc đáo và đáng ghi nhận

Truyện Kiều là một tác phẩm thơ dài 3254 câu thơ lục bát, viết theo thểlục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc Thể thơ đó qua thời gian có nhiềubiến đổi, đến Truyện Kiều của Nguyễn Du thì thơ lục bát đạt đợc những thànhtựu rực rỡ nhất Kiệt tác của Đại thi hào Nguyễn Du thực sự đã giữ vai tròquan trọng biết nhờng nào làm cho những con ngời Việt Nam chúng ta xíchlại gần nhau, sát cánh bên nhau, thông cảm và đồng cảm trong đời sống thờngnhật, trong lao động, đấu tranh để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu củamình Truyện Kiều, xét theo quan điểm văn học của chúng ta ngày nay cũng

nh tất cả các sáng tác vĩ đại trong lịch sử các dân tộc khác, sở dĩ có đợc sứcsống trong lòng mọi ngời từ bao thế hệ qua không phải vì nó có tính siêu giaicấp Trái lại, chính là vì tác giả đã vận dụng nghệ thuật trác tuyệt của dân tộc,những hình tợng đẹp đẽ để phản ánh đời sống xã hội Việt Nam trong một giai

đoạn lịch sử nhất định, để nêu vấn đề và cố tìm một phơng hớng giải quyếtmột phần nào đó các nhu cầu của nhân dân trong tình thế xã hội đơng thời Cóthể nói, Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống, thời đại nhà thơ đangsống ở đó, Nguyễn Du muốn làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa quyền sốngcủa con ngời, nhất là ngời phụ nữ, với sự áp bức của chế độ phong kiến tronglúc suy tàn Có thể nói, một chủ nghĩa nhân đạo cao cả là nền tảng vững chãicho tác phẩm vĩ đại này

Trang 13

Nghệ thuật vô song của Truyện Kiều là sự kết hợp hài hoà, tinh hoagiữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ văn chơng bác học phơng Đông cổ điển,

là dấu ấn thiên tài của một hồn thơ trác Việt Truyện Kiều đợc coi là tác phẩm

u tú nhất trong kho tàng văn hoá dân tộc, không chỉ là kiệt tác của một thiêntài văn học mà đó là tập đại thành của văn học Trung đại văn học Việt Nam.Truyện Kiều của Nguyễn Du sống mãi cho đến ngày nay và chắc chắn sẽ sốngmãi với thời gian nh Phạm Quỳnh nói: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nớc ta còn… Cũng nh nhận định của nhà nghiên cứu ngời Pháp, ông

Georges trong bài Nguyễn Du và Đoạn trờng tân thanh: trên thế giới, ít nhà thơ tìm thấy đợc ngay giữa lòng nhân dân nớc mình một tiếng vang lớn nh nhà thơ Nguyễn Du Truyện của ông là cuốn sách kinh điển trong văn học Việt Nam, nhng là thứ kinh điển mà mọi ngời đều biết.

1.2 Ngôn ngữ Truyện Kiều

1.2.1 Sức quyến rũ của nhạc điệu Truyện Kiều

Điểm phân biệt đầu tiên và cơ bản nhất giữa thơ và văn xuôi là thuộctính âm thanh Âm luật của một thể thơ không phải do ngời sáng tác chế tạo ramột cách cơ học mà nó hình thành một cách khá tự nhiên Quá trình này bị chiphối của cảm xúc chủ thể và thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ

Trong thơ, nhiều khi ấn tợng ngữ nghĩa đợc tạo ra nhờ vào các đặc trngngữ âm nh cách ngắt nhịp, các phép liên kết âm thanh ( điệp , láy, hiệp vần…).Mỗi dòng thơ , câu thơ chứa đựng trong bản thân nó một loại ngữ điệu đặcbiệt, ngời ta gọi đó là nhạc thơ Nếu nhạc thơ ổn định và có tính khu biệt thìchúng trở thành âm luật của một thể thơ Nhìn một cách khái quát, nhạc thơ đ-

ợc tạo ra từ ba yếu tố chính: âm điệu, vần điệu, nhịp điệu Tuỳ thuộc vào mỗibài thơ và thể thơ cụ thể mà vai trò của một yếu tố nào đó nổi bật hơn yếu tốkia Trong Truyện Kiều, câu thơ lục bát có đợc tính chất độc đáo và sức cuốnhút một phần là nhờ vào tính nhạc điệu

1.2.1.1 Âm điệu thơ lục bát Truyện Kiều

Tính phân lập cao trong phát âm (đây là một biểu hiện của tính đơn lập)

đã đa lại vai trò trung tâm của âm tiết tiếng Việt trong quá trình tri giác và sảnsinh ngôn bản Vì vậy, chính những phẩm chất ngữ âm của âm tiết chứ khôngphải là một đơn vị nào khác đã tạo ra âm điệu trong thơ cách luật tiếng Việt.Phẩm chất ngữ âm của âm tiết là tổng hoà của các mặt nh cao độ, cờng độ, tr-ờng độ, âm sắc Trờng độ bị chi phối bởi cấu trúc âm tiết và ý thức của ngờiphát ngôn ấm tiết mở có khả năng kéo dài trờng độ hơn âm tiết khép Cao độchủ yếu bị thanh điệu chi phối, song khả năng xuất hiện của thanh điệu lại bị

Trang 14

quy định bởi kiểu cấu trúc của chính âm tiết (cách kết thúc) nên hai yếu tố này

luôn song hành cùng nhau Luân phiên 6 thanh làm nên giai điệu uyển chuyểntrong dòng phát ngôn

Âm điệu là sự hoà âm đợc tạo ra từ sự luân phiên xuất hiện của các đơn

vị âm thanh (tiếng) có những phẩm chất ngữ âm tơng đồng và dị biệt trên trụctuyến tính Những phẩm chất đó đợc thể hiện ở tỷ lệ phân bố bằng - trắc tổngthể và ở những vị trí có tính chất ổn định của mô hình âm luật Sự khác biệt về

âm hởng và giọng điệu đợc tạo ra từ cách thức bố trí thanh điệu bằng – trắctrong dòng thơ Qua thống kê, khảo sát và phân tích, các nhà nghiên cứu thi ca

đã thống nhất đa ra mô hình chi tiết phổ biến về bố trí thanh điệu thơ lục bát

điểm nhấn ngữ âm Điểm nhấn đó là âm tiết mang những thuộc tính ngữ âmnổi trội có khả năng tạo ra điệu tính cho ngữ lu Mô hình âm điệu có thể chỉgiữ lại tính cách luật ở những vị trí nhất định 1, 4, 6, 8 (7 vị trí bất luận và 7 vịtrí cố định) Mỗi vị trí bất luận sẽ có hai trờng hợp bằng hoặc trắc Chính nhịp

2 là yếu tố ngữ âm cơ bản vợt khỏi rào cản ngữ pháp để tạo ra ngữ đoạn trongthơ lục bát, vì vậy, vị trí bất luận là khinh âm

1.2.1.2 Vần điệu thơ lục bát Truyện Kiều

Vần điệu có thể hiểu là điệu tính của ngữ lu đợc tạo ra từ sự xuất hiệnluân phiên của các vần mang một thuộc tính ngữ âm nào đấy Cách thức vànăng lực biểu đạt của vần hết sức phức tạp Mỗi thể thơ, bài thơ, dòng thơ, sựhoạt động của vần điệu đều có nét đặc thù nhng nói chung chúng đều có vai

Trang 15

trò quan trọng trong cấu trúc ngữ âm của chính bài thơ đó Xét về mặt hìnhthức, vần liên kết các dòng thơ lại với nhau làm cho đọc thuận miệng, nghethuận tai, câu nói trở nên dễ thuộc, dễ nhớ.

Đối với thơ lục bát, vần đợc quan tâm trên các phơng diện nh vị trí hiệpvần, mức độ hoà âm và đặc điểm biến thiên cao độ của âm tiết mang vần.Phân xuất theo từng tiêu chí ta sẽ đợc các kết quả đặc thù: vần chân và vần lng(theo vị trí hiệp vần); vần chính và vần thông (theo mức độ hoà âm); vần trắc

và vần bằng (theo đặc điểm biến thiên cao độ của âm tiết mang vần) Trong 3mặt cấu thành vần điệu cơ bản nói trên, mỗi một khía cạnh đều có vai trò nhất

âm tiết thứ 6 dòng bát, trùng với âm tiết cuối cùng của dòng lục Sự vận độngnày phản ánh tâm lý sử dụng ngôn ngữ của ngời Việt lấy cái hài hoà, nhịpnhàng, cân đối và uyển chuyển làm nền tảng

Bên cạnh đó phải nói tới tính chất bắc cầu của vần lục bát khiến cho sựhiệp vần có thể kéo dài đến vô tận hoặc có thể thay thế các kiểu vần xét về độhoà âm mà không xảy ra sự đứt đoạn Mô hình đó đợc thể hiện nh sau:

Xuân nan thu cúc mặn mà cả hai

Ngời quốc sắc, kẻ thiên tài

Tình trong nh đã mặt ngoài còn e.(161 – 164)

Ta thấy, chữ xa ở câu lục hiệp vần với chữ mà ở vị trí thứ 6 của câu bát

và chữ hai ở câu bát hiệp vần với chữ tài ở câu lục tiếp theo, chữ tài hiệp vần

với chữ ngoài ở câu bát phía dới…

Trang 16

Vần của cặp thứ nhất xa mà– là vần mở (kết thúc bằng nguyên âm/a/), khác âm vực (cao – thấp); cặp vần thứ hai hai tài– là vần nửa mở (kếtthúc bằng hai bán âm /j/, cùng âm vực (thấp) Nh vậy, vần của cặp thứ nhất

đang là vần mở sang cặp tiếp theo có thể đã là vần nửa mở hoặc vần nửa khép(Truyện Kiều không có vần khép) Hơn nữa, giữa những bớc nhảy, các âm tiếthiệp vần với nhau cũng không yêu cầu khắt khe về mặt hoà âm Chính vì vậy,giữa vần ở tiếng thứ 8 với vần ở tiếng thứ 6 (dòng lục đi sau) thờng xảy rahiện tợng đột biến vần (hiệp vần thông khác thanh) Với những thuộc tính ngữ

âm khu biệt của loại vần này, ta có thể gọi nó là vần lỏng Loại vần này tạo ramột sự gián đoạn ngữ âm

Về mức độ hoà âm, cứ 3 vần liên tiếp nếu hiệp vần chính và không tính

đến thanh điệu thì vần thứ 2 có đến 21 sự lựa chọn và vần thứ 3 có đến 20 sựlựa chọn (do hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt có 22 đơn vị) Nếu tính cả vầnthông (hiệp vần là các nguyên âm cùng dòng) thì số lợng các vần tiềm năngtối thiểu có thêm khoảng 22 x 5 = 110 sự lựa chọn Nh vậy, hiệp vần khôngphải một sự cản trở quá lớn ngay cả đối với ngời là thơ lục bát bình thờng.Chẳng hạn:

Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Dới hoa, đã thấy có chàng đứng trông (Câu 379 – 380)

Chữ vàng hiệp vần với chữ chàng, cùng thanh huyền - bằng trầm và vần ang– độ vang Sự lặp lại thanh điệu của âm tiết mang vần tạo nên tính hoà

hợp rất cao về ngữ âm làm cho âm hởng của hai dòng thơ nhập lại thành mộtkhối thống nhất

Nh vậy, sau âm điệu, vần điệu là yếu tố ngữ âm thứ hai có vai trò quantrọng trong việc quyết định tính nhạc trong Truyện Kiều

1.2.1.3 Nhịp điệu thơ lục bát Truyện Kiều

Trang 17

Có thể hiểu nhịp điệu là điệu tính đợc tạo ra từ sự xuất hiện luân phiêncác ngữ đoạn trong ngữ lu Theo F de Saussure dòng âm thanh chỉ là một đ- ờng dài, một dải liên tục, trong đó thính giác không thấy có sự phân chia nào

đầu đủ và chính xác, muốn có sự phân chia nh vậy, phải viện đến ý nghĩa… Nhng khi đã biết cần phải gán cho mỗi bộ phận của chuỗi âm thanh một ý nghĩa gì và một vai trò gì, thì ta sẽ thấy những bộ phận đó tách ra, và cái dải vô hình thù kia sẽ phân ra thành từng đoạn [26, tr.9].

Trong thơ, nhịp điệu mang tính đặc thù, nó là kết quả hoà phối âmthanh đợc tạo ra từ sự ngắt nhịp Nhịp thơ gắn kết với tình cảm, cảm xúc lànhững ngân vang trong tâm hồn nhà thơ Các trang thái cảm xúc này đều ảnhhởng đến việc lựa chọn và tổ chức nhịp của câu thơ, bài thơ Cho đến nay, ngắtnhịp trong thơ có thể phân thành hai loại: ngắt nhịp cú pháp và ngắt nhịp tâm

lí Hai loại nhịp này có khi hoà quyện vào nhau, có khi tách bạch tuỳ thuộcvào cấu trúc ngôn ngữ của dòng thơ, thể thơ và cảm hứng Nh vậy, nhịp thơ làcái đợc nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kì, cách quãng hoặcluân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng nghỉ, chỗ ngắt hơi trên những

đơn vị cơ bản nh câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ Một số thểthơ cách luật, ngắt nhịp bị chi phối bởi yếu tố tâm lí và cấu trúc âm điệu Đốivới thơ lục bát, sự ngắt nhịp trớc hết diễn ra dới áp lực của vần lng và xu hớngsong tiết hoá của tiếng Việt Vì vậy, thể thơ này lúc nào cũng chứa đựng mộtloại nhịp đặc thù: nhịp tâm lí, nhịp này xuất hiện khi bối cảnh không đủ sứccho nhịp lẻ nào đó tồn tại Nhịp tâm lí có nguồn gốc là một nhịp lẻ bị đồnghoá bởi tính nhịp nhàng của nhịp đôi trong từng dòng thơ và giữa các cặp 6 –

8 với nhau Nhịp chẵn 2/2/2 ở câu lục và 2/2/2/2 ở câu bát là tiết tấu nhịp đôivốn đã hình thành từ lâu và là nét đặc trng của thơ tiếng Việt Loại nhịp vày dễdàng trùng hợp với mỗi dòng thơ lục bát (vốn có số tiếng chẵn) Bên cạnh đó

là sự chi phối của nhịp cuối (2 âm tiết) trong dòng bát do tồn tại vần lng với tcách là một nốt nhấn trong dòng chảy nhạc điệu của câu thơ Chẳng hạn:

- Giật mình / mình lại thơng mình / xót xa

- Nghĩ lòng / lại xót xa lòng / đòi phen

Tuy nhiên, không loại trừ nhịp lẻ mặc dù loại nhịp này không có tính uthế do ngời Việt vốn a cân đối, hài hoà Vì vậy, nếu có nhịp lẻ thì cũng u tiênnhịp lẻ cân đối ( 3/ 3 ), sau đó mới đến các loại nhịp khác

Chẳng hạn:

- Mai cốt cách / tuyết tinh thần

- Làn thu thuỷ / nét xuân sơn

Trang 18

Nh vậy, thơ ca có hai loại nhịp là nhịp chẵn và nhịp lẻ Nhịp chẵn lànhịp điệu tự nhiên, lợi về sự nhịp nhàng nhng dễ tạo nên cảm giác đơn điệu,nhàm chán Còn nhịp lẻ là phá vỡ cái đều đặn, sự cân đối để tạo ra sự phối hợphài hoà với nhau Tuy nhiên, với sự ổn định của vần lng ở vị trí thứ 6 dòng bát,nhịp chẵn trong lục bát là nền móng tạo nên nhịp điệu của thể thơ này Nhịp làyếu tố cơ bản là xơng sống của bài thơ và là tiền đề cho hiện tợng gieo vần.

1.2.2 Một số phơng tiện tạo nghĩa trong Truyện Kiều

1.2.2.1 ẩn dụ

a Khái niệm ẩn dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ đợc định nghĩa nh sau: ẩn dụ là định danh thứ haimang ý nghĩa hình tợng, dựa trên sự tơng đồng hay giống nhau (có tính chấthiện thực hay tởng tợng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tợng, hoạt động, tínhchất) A đợc định danh với khách thể (hoặc hiện tợng, hoạt động, tính chất) B

có tên gọi đợc chuyển sang dùng cho A Ví dụ:

Giá đành trong nguyệt trên mây

Hoa sao hoa khéo giã giày bấy hoa (Câu 1067 - 68)

Trong câu thơ Truyện Kiều, hoa (B) mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ ngời phụ

nữ có nhan sắc (A)

Căn cứ vào từ loại và chức năng của ẩn dụ, có thể chia ẩn dụ thành cácloại sau: 1/ ẩn dụ định danh, là ẩn dụ có tính chất thuần tuý kĩ thuật, dùng đểcung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ Ví dụ: đầu làng,chân mây, cổ chai…là loại ẩn dụ xuất hiện do kết quả của việc thay thế mộttên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm Loại ẩn dụ này cóhiệu quả tu từ rất nhỏ 2/ ẩn dụ nhận thức, nảy sinh do kết quả của việc làmchuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩacủa chúng từ cụ thể đến trừu tợng Ví dụ: tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơnmởn, cuộc sống lênh đênh, dòng sông hiền hoà… 3/ ẩn dụ hình tợng, là nguồnsản sinh ra từ đồng nghĩa, ví dụ từ “hoa” có khi đợc dùng để chỉ ngời phụ nữ

đẹp (ví dụ trên); có khi lại đợc dùng để chỉ ngời tình nhân hào hoa phong nhã.Chẳng hạn:

Nàng rằng: khoảng vắng đêm trờng

Vì hoa nên phải đánh đờng tìm hoa

ẩn dụ có thể đợc xem là một trong những phơng thức chuyển nghĩa gắnliền với so sánh nghệ thuật

b ẩn dụ trong Truyện Kiều

Trang 19

Tryện Kiều là tác phẩm văn học cổ điển thời trung đại, ẩn dụ của nónằm trong quỹ đạo thi ca phơng Đông Truyện Kiều sử dụng rất nhiều ẩn dụ.Theo thống kê sơ bộ của Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều,

Truyện Kiều có khoảng 240 câu có ẩn dụ trong tổng số 3254 câu, chiếmkhoảng 7,2 % Chúng ta đều biết ngôn ngữ thơ thực chất là ngôn ngữ ẩn dụ,

do đó thành phần ẩn dụ gia tăng rõ ràng có tác dụng tạo nên chất thơ cho lờivăn, làm cho văn chơng Truyện Kiều thêm bóng bẩy, thấm thía Lê Trí Viễntừng nhận xét: Cách nói nhiều hình tợng trong Truyện Kiều là cách nói bằng

ẩn dụ, không có trang nào là không thấy một vài ẩn dụ (dẫn theo Thi pháp Truyện Kiều – Trần Đình Sử) Trong Truyện Kiều, ẩn dụ ít có giá trị nhận

thức, phát hiện mà nặng về giá trị biểu cảm ẩn dụ biểu cảm có loại thể hiệncảm xúc nhất thời, thoáng qua; có loại cảm xúc hằng thờng Chính vì nặng vềgiá trị biểu cảm hằng thờng mà ngời ta thờng sử dụng những ẩn dụ quen thuộc

nh là sáo ngữ Nguyễn Du có những ẩn dụ biểu cảm độc đáo, nhng vẫn có cộinguồn trong thơ văn Trung Quốc Chẳng hạn:

Dới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tờng lửa lựu lập loè đơm bông

Hình ảnh ngầm ví hoa lựu với lửa lập loè làm nhớ tới câu thơ của DĩuTín sơn hoa diệm hoả nhiên hay câu thơ sơn thanh hoa dục nhiên của Đỗ Phủ.

Song ở đây cũng nh hoa trong Truyện Kiều có xu hớng cụ thể hoá trong khi tảcảnh: lửa lựu, cũng nh hoa lê, hải đờng…hoa lửa từ tính chất chuyển thành

trạng thái, động tác Hay khi Từ Hải ra đi:

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi (Câu 2229 - 30)

Hoặc khi Kiều nhớ Từ Hải:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời

Đã mòn con mắt phơng trời đăm đăm (Câu 2247 – 48)

Hình ảnh đều rất đẹp khi thì khí phách khi thì mênh mang, tuy có vậndụng hình ảnh chim bằng của Trang Tử Đó là ẩn dụ tuy có cội nguồn ngoạilai nhng đều mang dấu ấn Nguyễn Du Nhìn chung, ẩn dụ trong Truyện Kiềuphần nhiều thuộc loại thay thế giản đơn một đối tợng muốn biểu hiện bằng

một đối tợng khác đẹp đẽ, cao quý, thi vị và đợc sử dụng nhiều lần Chẳnghạn, trong thơ cổ điển, dụ thể hoa thờng dùng để chỉ ngời đẹp nhng ở đây nhà

thơ dùng để chỉ Thuý Kiều trong mọi tình huống, khi đợc yêu, khi bị bán, bịhành hạ tủi nhục Hoa, liễu ở đây đã trở thành hình tợng con ngời, hoá thânthành ngời cho nên có ngời hiểu là nhân hoá Ví dụ:

Trang 20

- Nặng lòng xót liễu vì hoa

- Cành hoa đem bán vào phờng lái buôn

- Ba cây chập lại một cành mẫu đơn

- Đào hoen quen má, liễu tan tác mày…

Các ẩn dụ này có tác dụng gợi cảm xúc thơng yêu và đau xót Chúngkhông phải là ẩn dụ nhận thức mà là biểu trng cho nhân vật và đã trở thànhnhững ẩn dụ biểu cảm

Trong Truyện Kiều, ta bắt gặp các hình ảnh bọt bèo, bến nớc, nớc chảy hoa trôi, cỏ nội hoa hèn, rụng cải rơi kim hô ứng với các hình ảnh: một hạt m-

a rào, con ong cái kiến, nhện này tơ kia, thân lơn lấm đầu, kiến bò miệng chén,con tằm đến thác… đã tạo nên một cảm quan rất dân tộc Cùng với các

hình ảnh sáo ngữ trong thơ Đờng hoà trộn với hình ảnh của tục ngữ, thành ngữlàm nên chất liệu mới cho ngôn ngữ văn học tiếng Việt Các hình ảnh ẩn dụtrong Truyện Kiều cho thấy một đặc điểm là từ hàng loạt hình ảnh sáo mòn,Nguyễn Du đã tạo thành những hình ảnh gợi cảm Đó chính là cảm quan củaNguễn Du, là cá tính của ngời nghệ sĩ ẩn dụ đợc nói ra từ trong cảm nhận sâuthẳm từ tâm hồn ngời, cho nên mỗi ẩn dụ có một sức nặng tình cảm Văn ch-

Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong

Dù khi lá thắm chỉ hồng

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha

Hoặc:

Khen: tài nhả ngọc phun châu

Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này

Đó là những chỗ lời nói nhân vật cha đợc tự nhiên do mới tiếp xúc vớinhau buổi đầu, có tính chất xã giao, đa đẩy hoặc do nhà văn có vẻ tán tụngnhân vật của mình chứ cha sống vào tâm hồn nhân vật

Qua ẩn dụ trong Truyện Kiều, có thể thấy rằng Nguyễn Du cũng nh cácnhà thơ trung đại nói chung, không có dụng ý đi tìm ẩn dụ hoàn toàn mới mẻ

mà là dùng một cách mới, sáng tạo lại các ẩn dụ, so sánh… đã có trong thi văntruyền thống Nguyễn Du đã tiếp nhận kiểu ẩn dụ trong thơ Đờng và trong tục

Trang 21

ngữ, ca dao theo hớng ẩn dụ biểu hiện tính chất và biểu cảm, làm cho lời vănTruyện Kiều thêm thi vị và chứa chan tình cảm.

Trong ca dao, điệp (lặp từ) là chủ đạo nhằm nhấn mạnh vào ý muốn haykhông diễn đạt đợc tâm trạng của mình hoặc do cách nói mộc mạc, giản dịcủa quần chúng lao động:

- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?

- Cầu này cầu ái, cầu ân

Một trăm con gái rửa chân cầu này

a2 Điệp trong Truyện Kiều

Điệp từ ngữ: trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng biện pháp điệptrong nhiều câu khác nhau nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật riêng Chẳng hạn,

đoạn thơ từ câu 1233 – 1238:

Khi tỉnh rợu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thơng mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác nh hoa giữa đờng?

Mặt sao dày gió dạn sơng,

Thân sao bớm chán ong chờng bấy thân?

Ta thấy Nguyễn Du sử dụng biện pháp điệp trong nhiều câu và trongmột câu, để diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục và cô đơn của Kiềutrong hoàn cảnh một cô gái làng chơi Ba chữ mình trong một câu thơ cho ta

cảm giác rằng, tất cả tâm hồn nàng Kiều đã bị một nỗi buồn thâu hút và nàng

đã dồn tất cả ý nghĩ vào thế giới bên trong để xót xa cho thân thế mình Bốnchữ sao cùng với hai chữ thân đó là nỗi tức tối, uất hận của Kiều trong bớc lu

li

ở khóa luận này, chúng tôi không xét đến hiện tợng trùng lặp có trongnhiều câu lục bát khác nhau mà chỉ xét hiện tợng này trong một dòng lục haymột dòng bát Chẳng hạn:

Điệp 4 lần: Làm cho cho hại cho tàn cho cân (câu 1272)

Trang 22

Điệp 3 lần: Ngày xuân càng gió, càng ma, càng nồng (câu 1284)

Nỗi riêng, riêng chạnh tất riêng một mình (câu 242)

Giật mình mình lại thơng mình xót xa (câu 1234)

Điệp 2 lần: Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn (câu 222)

Một ngày nặng gánh tơng t một ngày (câu 568)

Điệp cấu trúc ngữ pháp:

So với điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp trong Truyện Kiều xuất hiện íthơn Điệp cấu trúc ngữ pháp tức là các câu thơ có mô hình giống nhau xuấthiện liên tiếp Chẳng hạn:

Khúc đâu Hán Sở chiến trờng

Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau?

Khúc đâu T Mã Phợng cầu

Nghe ra nh oán nh sầu phải chăng?(Câu 473 – 76)

Khi tựa gối, khi cúi đầu

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày (Câu 487 – 88)

Điệp trong Truyện Kiều không phải ngẫu nhiên mà là một biện phápnghệ thuật nhằm thể hiện cảm xúc, nhấn mạnh ý thơ, liên kết hình ảnh tạonhịp điệu cho câu thơ Khi sử dụng biện pháp điệp, dờng nh câu thơ TruyệnKiều có một sức nặng đặc biệt: có khi nhân vật trữ tình trực tiếp bộc lộ cảmxúc, có khi là sự cảm nhận của tác giả…

b Biện pháp đối

b1 Khái niệm

Đối hay còn gọi là đối ngẫu (đối: sóng đôi; ngẫu: chẵn, đôi), một phơngthức tổ chức lời văn bằng cách điệp cú pháp nhằm tạo ra hai vế, mỗi vế là mộtcâu tơng đối hoàn chỉnh, đợc viết thành hai dòng cân xứng, sóng đôi với nhau.Trờng hợp trong nội bộ một câu thơ, một dòng thơ có hai vế đối nhau thì gọi

là tiểu đối Thể thơ lục bát của Việt Nam rất thích hợp với hình thức tiểu đối

Ví dụ:

- Đôi ta là nghĩa tào khan

Xuống khe bắt ốc,lên ngàn hái rau

- Một thuyền một bến một dây,

Ngọt bùi ta hởng, đắng cay chịu cùng.

Tiểu đối là một biện pháp hết sức quan trọng để đem đến cho câu thơ vẻsúc tích, chặt chẽ, rất cần thiết cho ngôn ngữ thơ Vì thế cả ca dao và TruyệnKiều đều sử dụng biện pháp này nhng số là xuất hiện thì không giống nhau.Theo Nguyễn Phan Cảnh trong Truyện Kiều có 344 câu có hình thức tiểu đối

Trang 23

(10 câu lại gặp 1 tiểu đố), trong khi đó ở ca dao có 424/7386 câu tiểu đối (18câu có 1 tiểu đối)

Theo Phan Ngọc: Sự xuất hiện của hình thức tiểu đối không phải là hiện tợng bình thờng trong lục bát mà là kết quả của một quá trình phát triển Làm lục bát rất dễ nhng làm thơ lục bát có đối thì rất khó Đây là bớc chuyển của nghệ thuật đi từ tiếng nói mộc mạc sang lĩnh vực của cái đẹp có ý thức…

(Dẫn theo Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao)

Đối ngẫu trong Truyện Kiều trớc hết là đối ngẫu trong câu thơ, trongcâu lục, câu bát Nguyễn Du sử dụng đối ngẫu rất đa dạng, có thể là 3-3, 4-4hoặc 2-2 đối trong từng bộ phận của câu thơ Phan Ngọc đã chỉ ra 3 hình thức

đối của Truyện Kiều là đối chọi, đối cân và đối một phần trong câu (gồm cáckiểu sau: đối nửa đầu câu, đối nửa cuối câu, đối giữa câu) Qua khảo sátTruyện Kiều, chúng tôi cũng đi theo 3 hình thức đối trên

b2 Các kiểu đối

+ Đối chọi: khi nghĩa của từ và ý của hai vế đối tơng phản, trái ngợc vớinhau Đối chọi còn gọi là nghịch đối hay phản đối Trong Truyện Kiều,Nguyễn Du sử dụng hình thức đối chọi với một tỉ lệ vừa phái để tách câu thơthành hai vế cân nhau Vì nếu dùng quá nhiều câu đối theo lối đối chọi, tức là

đối đúng qui tắc trờng ốc, thì câu thơ sẽ quá kiểu cách, mất tính hồn nhiên.Truyện Kiều có 250 câu thơ theo hình thức này (theo thống kê của PhanNgọc) [22, tr.324] Chẳng hạn:

Mai cốt cách / tuyết tinh thần

Mỗi ngời một vẻ / mời phân vẹn mời (Câu 17 – 18)

Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang (Câu 20)

Làn thu thuỷ / nét xuân sơn (Câu 25)

Cung cầm trong nguyệt / nớc cờ dới hoa (Câu 1246)

+ Đối cân: Khi nghĩa cảu từ và hai vế ngang nhau, thuận chiều nhau

Đối cân còn gọi là chính đối hoặc thuận đối Truyện Kiều có 142 câu thơ theohình thức đối này, không có câu nào gân nh toàn chữ Hán Biện pháp này làmcho câu thơ bớt tính nôm na, nhng không khiến cho nó trở thành kiểu cách.Chẳng hạn:

Ngựa xe nh nớc / áo quần nh nen (Câu 48)

Có cổ thụ / có sơn hồ (Câu 1915)

Thịt nào chẳng nát / gan nào chẳng kinh? (Câu 1740)

Chẳng vỏ mà rối / chẳng dần mà đau (Câu 1252)

+ Đối một phần trong câu:

Trang 24

- Đối nửa đầu câu: có 94 câu thơ cân đối ở trớc Chẳng hạn:

Sè sè nấm đất / bên đờng

Rầu rầu ngọn cỏ / nửa vàng nửa xanh (Câu 57 - 58)

Nàng thì bằn bặt / giấc tiên

Mụ thì cầm cập / mặt nhìn hồn bay (Câu 989 – 990)

Bốn câu đầu của hai câu cân và đối với nhau, còn nửa sau không đôi, ờng sự cân đối này thu hẹp vào một câu:

th-Phong lu phú quý ai bì (Câu 3234)

Trong số 94 câu đối ở trớc, chỉ có 4 câu phần trớc toàn chữ Hán

Ví dụ:

Phong t / tài mạo tót vời (Câu 151)

Xuân lan / thu cúc mặn mà cả hai (Câu 162)

- Đối giữa câu: có 74 câu cân đối ở giữa Chẳng hạn:

Nghĩ ngời ăn gió nằm ma xót thầm (Câu 2554)

Trong 74 câu này, có 5 câu có 4 chữ ở giữa đối nhau bằng chữ Hán

Ví dụ:

Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thờng (Câu 20)

Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao (Câu 310)

- Đối nửa cuối câu: có 201 câu cân đối ở cuối, trong đó có 9 câu phầncuối toàn chữ Hán Chẳng hạn:

Trải bao thỏ lặn ác tà (Câu 79)

Âu đành quả kiếp nhân duyên (Câu 201)

Tài nghệ của Nguyễn Du là đã vận dụng thể thơ lục bát tài tình, điêuluyện, nhuần nhị, những câu không có đối vẫn tuyệt hay Nhng đối ngẫu với tcách là một cấu trúc đem lại cho tác phẩm một khả năng biểu hiện thích hợpvới nhận thức thẩm mĩ cuả thể loại Chẳng hạn, ngay ở đoạn đầu tác phẩm, khimiêu tả chân dung chị em Thuý Kiều trong 16 dòng với 11 câu có đối, ta thấymức độ cụ thể vào loại chi tiết biểu trng mà nhà thơ dùng thì diễn đạt bằng lối

đối ngẫu là hay nhất Nếu diễn đạt bằng văn xuôi thì nhạt mằ bằng lục bátkhông có đối thì khó diễn đạt đợc, bởi vì đối ngẫu đóng vai trò liệt kê mộtcách nghệ thuật gọn gàng:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang

Hoa cời / ngọc thốt đoan trang

Mây thua nớc tóc / tuyết nhờng màu da

Kiều càng sắc sảo / mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Trang 25

Làn thu thuỷ / nét xuân sơn

Hoa ghen thu thắm / liễu hờn kém xanh.

Có thể nói, đối ngẫu cùng điển cố, sóng đôi, ẩn dụ là những biện pháp

tu từ tiêu biểu cho phong cách học cổ điển của Nguyễn Du trong Truyện Kiều;trong đó, đối ngẫu đã góp phần làm cho nghệ thuật tự sự sắc nét hài hoà, giàunhạc tính, vừa tạo thành chất thơ đậm đà cho tác phẩm, vừa làm nên vẻ trauchuốt tơng xứng cho lời văn Nếu ẩn dụ, điển cố khiến cho ngôn ngữ TruyệnKiều trở thành ngôn ngữ của biểu tợng, nội tại thì đối ngẫu làm cho tác phẩmthấm nhuần chất nhạc, vừa giàu có chất hoạ, vừa nhiều tơng phản, tơng xứngnhịp nhàng, cân đối, đầy nhịp điệu Một tác phẩm không thể thiếu của mọingôn ngữ nghệ thuật đích thực

1.2.2.3 Dẫn ngữ trong Truyện Kiều

Ví dụ: Dẫn ngữ thành ngữ:

Sống gian khổ nh vậy, nhng lúc nào các anh cũng vui nh tết

( Hoài Thanh )

Dẫn ngữ tục ngữ:

Mỗi ngời phải ra sức góp công góp của, để xây dựng nớc nhà Chớ nên

ăn cỗ đi trớc lội, nớc theo sau (Hồ Chí Minh).

Truyện Kiều sử dụng nhiều dẫn ngữ: điển cố, thành ngữ, tục ngữ…trongphạm vi khóa luận chúng tôi xin nêu ra 2 dẫn ngữ Nguyễn Du sử dụng với sốlợng lớn và đem lại hiệu quả nghệ thuật cao

b Các loại dẫn ngữ trong Truyện Kiều

b1 Dẫn ngữ thành ngữ:

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đặc biệt thành công trong việc kế thừa

và phát huy các chất liệu dân gian nh ca dao, thành ngữ, tục ngữ Đặc biệtthành ngữ đã trở thành một loại chất liệu ngôn từ có hiệu quả nghệ thuật rấtlớn trong tác phẩm Thành ngữ là cụm từ có sẵn mang chức năng định danhhình tợng, có kết cấu cố định, bền vững, có ý nghĩa hoàn chỉnh và bóng bẩy đ-

ợc sử dụng tơng đơng nh từ Thành ngữ phù hợp với đặc trng hình tợng của

Trang 26

ngôn ngữ văn chơng, đặc biệt là ngôn ngữ thơ ở tính hàm súc, cô đọng, giàuhình ảnh, giàu nhạc điệu và có giá trị biểu cảm cao Chính vì vậy, thành ngữ

có giá trị nhiều mặt khi nó đợc vận dụng vào ngôn ngữ thơ ca một cách thíchhợp khác với việc dùng điển cố - một biện pháp nghệ thuật mang tính ớc lệ.đ-

ợc vận dụng từ rất sớm trong văn học trung đại Việt Nam

Nh ta đã biết, thành ngữ vốn là những tổ hợp chặt chẽ, cân đối, hài hoà

có vần và có nhịp điệu Chính đặc điểm này đã đợc Nguyễn Du khai thác có ýthức đa đến cho câu thơ Truyện Kiều sự kết hợp nhuần nhuyễn thành công luậttiểu đối Trong thơ, câu thơ có chứa thành ngữ với các câu thơ khác có sự ănnhập hài hoà đến tự nhiên:

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi ngời một vẻ mời phân vẹn mời

Một phơng diện khác, thành ngữ đã góp phần giúp Nguyễn Du xâydựng thành công thế giới nhân vật muôn hình muôn vẻ bằng cách “định danh”tính cách cho mỗi loại nhân vật, đa ra những nhận xét khái quát về bản châtcốt lõi của mỗi loại nhân vật và tạo ra cho nhân vật một đời sống nội tâm sâusắc Nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã dùng nhiều thành ngữ để ca ngợi sắc

đẹp, tài năng và phẩm chất của nàng

Một hai nghiêng nớc nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai (Câu 27 – 28)

Đã nên quốc sắc thiên hơng

Một cời này, hẳn nghìn vàng chẳng ngoa (Câu 825 – 826)

Hay nhân vật Từ Hải, một con ngời phóng khoáng tâm hồn, tự do trongphong cách, lỗi lạc về tài năng, xuất chúng ở kì tích chiến đấu cho công lí và

tự do Nhà thơ đã khéo chọn thành ngữ để xây dựng hình tợng nhân vật TừHải:

- Chọc trời khuấy nớc mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai ?

- Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn ngời Việt Đông.

Không những vậy, khi xây dựng nhân vật phụ, Nguyễn Du đã lột tả đợcnhững nét bản chất nhất trong từng nhân vật Mã Giám Sinh – một con buônlõi lọc, già đời nhng lại khoác một cái “lốt nho sĩ” thật lố bịch, nó đã bịNguyễn Du vạch trần chỉ qua một thành ngữ:

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá, vàng ngoài bốn trăm.

Trang 27

Bên cạnh thế lực xã hội, thế lực đồng tiền cũng góp phần đẩy ThuýKiều vào bi kịch của đời nàng, bằng thành ngữ đổi trắng thay đen Nguyễn Du

đã chỉ ra sức mạnh ghê gớm của đồng tiền:

Trong tay sẵn có đồng tiền

Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì

Đặc biệt trong tác phẩm có những đoạn thơ đợc tác giả sử dụng dồn dậpnhiều thành ngữ làm cho ý nghĩa của đoạn thơ có sắc thái khái quát nh là một

sự thực đã đợc khẳng định Chẳng hạn, lời của Thuý Vân trong màn đoànviên:

Gặp cơn bình địa ba đào

Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.

Cũng là phận cải duyên kim,

Cùng là máu chảy ruột mềm chớ sao ?

Những là rày ớc mai ao

Mời lăm năm ấy biết bao nhiêu tình! ( Câu 365 – 70 )

Nếu dùng văn xuôi thì đoạn thơ trên hẳn phải diễn tả dài dòng Nhng ở

đây, nhờ sử dụng thành ngữ nên nhân vật của Nguyễn Du đã nói rất dễ dàngnhững điều khó nói Nh vậy, bằng các dẫn ngữ thành ngữ, Nguyến Du đã giúpnhân vật của mình nói đợc những điều hết sức tế nhị mà hàm súc sâu xa

Thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ có sẵn của nhân dân nhng khi đợcNguyễn Du vận dụng vào Truyền Kiều nó không gây nên cảm giác khậpkhiễng, cứng nhắc mà ngợc lại, câu thơ rất đỗi tự nhiên, nhuần nhị, chặt chẽ

và giàu tính biểu cảm Điều đó chứng tỏ rằng, Nguyễn Du sử dụng thành ngữrất hợp phong cách và đạt đến trình độ nghệ thuật bậc thầy

b2 Dẫn ngữ điển cố

Truyện Kiều đợc Nguyễn Du sử dụng rất nhiều điển cố trong đó có từthuần Việt và từ Hán Việt Số lợng từ thuần Việt nhiều hơn từ Hán Việt:Thuần Việt là 126 từ, Hán Việt là 92 từ Điều này chứng tỏ Nguyễn Du đã việthoá điển cố Trung Quốc làm cho điển cố hoà nhập với câu thơ chữ Nôm và dovầy là cho ngời đọc dễ hiểu, dễ cảm Hơn nữa, Truyện Kiều là tác phẩm vănhọc vừa mang tính bác học lại vừa mang tính bình dân, cách dùng điển cốcũng có nét độc đáo riêng

Với số lợng điển cố nhiều, Nguyễn Du đã dùng điển thay lời, ít lời mànhiều nghĩa, cô đọng, súc tích mà không gò bó Khi đọc những điển cố ấy, tathấy phần nhiều Nguyễn Du dịch nguyên văn, nếu đọc nguyên văn thấy nónặng nề, khó chịu,chỉ khi chuyển sang câu thơ của Nguyễn Du thì nó nhẹnhàng, thanh thoát Chẳng hạn:

Trang 28

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ( Câu 3 - 4 )

Ta thấy chữ bể dâu nằm ở cuối câu thơ nh một vị từ, nó chỉ tình thái

nằm trong mạch thơ nhận xét của Nguyễn Du, khái quát toàn bộ sự biến đổitrong vũ trụ và trong cuộc đời mỗi con ngời Điển cố không chỉ khắc hoạ nhânvật mà nó còn tạo nên vẻ đẹp ngoại cảnh, bối cảnh cho những cuộc tiếp xúcgiữa các nhân vật Khung cảnh thiên nhiên của cuộc gặp gỡ giữa Thuý Kiều vàKim Trọng thật đẹp và nên thơ:

Dới cầu nớc chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thớt tha (Câu 169 – 170)

Câu thơ của Nguyễn Du tự nhiên nh không có điển cố, chỉ thấy đó làcâu tả cảnh có đầy đủ dòng nớc trong chảy dới cầu thơ mộng trong buổi chiềutà

Nguyễn Du sử dụng điển cố một cách linh hoạt và đa dạng, nhiều khimột điển cố đợc dùng đi dùng lại nhiều lần nhng mỗi lần một kiểu Chẳnghạn, điển đoạn trờng đựơc dùng với 18 lần, mỗi lần trong những hoàn cảnh

khác nhau và có giá trị riêng

Khi nói về nỗi nhớ của Kim Trọng từ khi gặp Thuý Kiều là nỗi nhớkhông nguôi:

Mây Tần khoá kín song the,

Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao (Câu 249 – 50)

Mây Tần đựơc dùng để chỉ nơi ở của nàng Kiều đã bị một bức màn

bằng lụa mỏng che kín và đám mây dày vô hình “bồi thêm” tạo sự ngăn cáchlớn trong lòng mỗi ngời

Điển cố dùng trong việc dẫn chuyện cũng là một nét nghệ thuật đặc sắccủa Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều Chẳng hạn, khi nói tới tình yêu đôi lứacủa Thuý Kiều và Kim Trọng, Nguyễn Du sử dụng điển ông tơ:

Ông tơ ghét bỏ chi nhau

Cha vui sum họp, đã sầu chia phôi (Câu 549 – 550)

Điển cố dùng trong lời than của Kiều khi gia đình gặp tai hoạ, nàngphải “chia tay” Kim Trọng, vì chữ hiếu quá nặng Khi Hồ Tôn Hiến ép Kiềulấy Thổ quan thì Nguyễn Du đã sử dụng điển ông tơ:

Ông tơ thật nhẽ đa đoan !

Xe tơ, sao khéo vơ quàng vơ xiên ? (Câu 2599 – 60)

Điển ông tơ chỉ kết duyên chồng vợ, sau điển là từ thật nhẽ nh là một

tiếng đệm có ý gợi sự oán trách về việc xem nhầm duyên số cho nàng Kiều

Trang 29

Trong truyện Kiều điển cố có khi đợc Nguyễn Du sử dụng vài ba chữ,

đủ gợi cho độc giả liên tởng đến chuyện xa, tích cũ mà thấu hiểu ý tình trongcâu thơ hay cũng có khi là cách dẫn chuyện rất nghệ thuật của tác giả Chẳnghạn khi cha mẹ đi vắng, Kiều sang nhà Kim Trọng trò chuyện với chàng, thấychàng Kim có vẻ lả lơi, Kiều khéo léo khuyên chàng:

Nàng rằng: Hồng diệp xích thằng

Một lời cũng đã tiếng rằng tơng tri” (Câu 459 – 60)

Hồng diệp là lá màu hồng, tích Vu Hựu lấy cung nhân Hà Thị, xích thằng là sợi dây màu đỏ, chỉ việc mai mối nhân duyên chàng Vi Cố (đời Đ-

ờng) Hai điển tích này đã đựơc Nguyễn Du chuyển dịch nhuần nhuyễn thành

lá thắm chỉ hồng trong câu:

Dầu khi lá thắm chỉ hồng

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (Câu 333 – 34)

Nguyễn Du mợn tích xa để nói đến sự ngăn cách trong tình yêu củaThuý Kiều và Kim Trọng:

Sông Tơng một dải nông sờ

Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia (Câu 365 – 66)

Sông Tơng là điển cố tác giả đã mợn chuyện nàng Lơng Y và chàng Y

Bình để nói tới tình cảm thơng nhớ, trông chờ, tha thiết nhng phải ly biệt, cách

xa của nàng Kiều và Kim Trọng

Dùng điển để miêu tả chân dung nhân vật, trớc hết là thể hiện chândung Từ Hải:

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mời thớc cao (Câu 2167 – 68)

Râu hùm dùng điển Ban Siêu có tớng mạo phi thờng, nhất định sẽ đợc

hiển quí Với cách dùng điển của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hìnhnhân vật có tác dụng khắc hoạ chân dung một cách ngắn gọn, rõ ràng Đángchú ý nữa là điển cố đợc Nguyễn Du dùng trong miêu tả tiếng đàn của ThuýKiều Đây là những diễn tả tiếng đàn của Kiều gẩy cho Kim Trọng nghe trongbuổi sơ ngộ:

Khúc đâu Hán sở chiến trờng

Nghe ra tiếng sắt,tiếng vàng chen nhau ?

Khúc đâu T Mã Phợng cầu

Nghe ra nh oán nh sầu phải chăng ?

Kê Khang này khúc Quảng Lăng

Một rằng lu thuỷ, hai rằng hành vân

Quá quan này khúc Chiêu Quân

Trang 30

Nửa phần luyến chúa, nửa phần t gia (Câu 473 – 80)

Mỗi khúc đàn gợi lên một tình huống, một số phận bi kịch nhằm thộ lộ

sự lo lắng của Kiều về cuộc đời bạc mệnh, để mong đợc sự đồng cảm của KimTrọng

Tóm lại, việc sử dụng điển cố trong văn chơng Trung đại là thủ phápquen thuộc Với Nguyễn Du, điển cố đợc vận dụng một cách sáng tạo, linhhoạt Đây là nét đặc sắc của Nguyễn Du, vừa làm tăng thêm chất thơ cổ đỉên,tao nhã, vừa tạo hiệu quả miêu tả tâm lý con ngời trong một mô hình tự sửmới Cùng với thành ngữ, điển cố tạo thành ngôn ngữ biểu tợng của Nguyễn

Du, một ngôn ngữ biểu tợng cao xa, thâm thuý

1.2.3 Câu thơ Truyện Kiều

Thơ lục bát Truyện Kiều gồm từng cặp 6 – 8 lặp đi lặp lại không thay

đổi về số chữ, trong đó câu lục chỉ có một vần ở chữ thứ 6, còn câu bát thì cóhai vần: một vần ở chữ thứ 6 hiệp với chữ thứ 6 của câu lục ở trên và một vần

ở chữ thứ 8 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu lục ở dới Tất cả đều là vần bằng,không có vần nào trắc, câu bát nh vậy là có hai vần khác nhau, đồng thời haivần này không thể cùng là phù bình hay trầm bình, nghĩa là chữ thứ 6 nếukhông có dấu thì chữ thứ 8 phải có dấu huyền, ngợc lại cũng vậy Ví dụ:

Trăm năm trong cõi ngời ta,

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau (Câu 1- 2)

Chữ thứ 6 là có dấu huyền thì chữ thứ 8 nhau có dấu không.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi ngời một vẻ, mời phân vẹn mời (Câu 17 – 18)

Chữ thứ 6 phân dấu không thì chữ thứ 8 mời dấu huyền.

Trong Truyện Kiều, những điều này là nhất loạt không có ngoại lệ nào.Truyện Kiều, có một số lợng câu khá lớn có hình thức đối xứng

Làn thu thuỷ / nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm / liễu hờn kém xanh (Câu 25 – 26)

Trong ca dao dân ca, thì chắc chắn có thể nói phải hàng trăm câu mớigặp một câu có kiến trúc đối xứng 3-3 hay 4-4 đối nhau Đó là một loại kiếntrúc không có trong thi ca dân gian Khi ta gặp nó trong thi ca dân gian ta phảicảnh giác Đó không phải là ca dao mà là thơ thực sự của một vị túc nho, chỉ

có điều diễn đạt bằng thể lục bát mà thôi.(Phan Ngọc) Ví dụ:

Trang 31

Hiện tợng đối xứng trong ca dao, ở câu bát nếu có 4-4, chủ yếu chỉ cóhình thức cân đối thôi Mà đây là một điều rất quan trọng của nghệ thuật làmlục bát Nếu bài lục bát dài vài chục câu mà không có câu đối xứng 3-3 hay 4-

4 thì nghe nó sẽ nh vè, mất sắc thái thơ

Điều đáng chú ý, ở Truyện Kiều, có sự bố trí, khi cần, theo từng khổ với

tổ chức riêng Ví dụ:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nớc mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu? (Câu 1047 – 50)

Khi đi vào nội bộ cấu trúc thơ, chúng ta sẽ thấy rất nhiều kiểu khổ thơkhác nhau Nếu ta chấp nhận lục bát là một tổng thể lớn chứa đựng nhữngtổng thể con gồm 2 câu thơ: câu lục và câu bát, thì cũng phải chấp nhận rằngtrong cái tổng thể con này giá trị nghệ thuật của 2 câu thơ khác nhau Nếu nhthông báo gồm 2 câu thì câu lục thờng là nêu hoàn cảnh, câu bát mới chứa

đựng thông báo chính Ví dụ: Trăm năm trong cõi ngời ta là chỉ hoàn cảnh về

thời gian còn thông báo chính là ở câu Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Các câu khác trong Truyện Kiều cũng phần lớn nh vậy Câu lục thờng là để đa

đẩy, cho nên sự chú ý về nghệ thuật thờng tập trung ở câu bát Mặt khác, chứcnăng nghệ thuật các chữ trong câu thơ khác nhau tuỳ theo vị trí của chúng.Chữ quan trọng nhất trong câu thơ cố nhiên là chũ cuối, bởi vì chữ ấy chứa

đựng vần, sau khi đọc phải có một chỗ dừng trớc khi chuyển sang câu tiếptheo, vì thế mà nó đợc đọc lâu hơn Trong câu bát còn có chữ thứ 2 ở vị trí thứ

6 mang vần, cho nên cũng đợc chú ý Thơ lục bát, thờng những cữ đợc chú ýhơn là những chữ ở cuối từng nhịp, chữ thứ 2, thứ 4 trong câu lục và chữ thứ 2,thứ 4, thứ 6 trong câu bát Những chữ này cũng phải duy trì quan hệ về bằngtrắc, còn những chữ khác thì không cần Khi nhịp thay đổi, thì quan hệ giữacác chữ cũng thay đổi Trong Truyện Kiều, nhịp thơ đa dạng, cho nên sự phânbiệt độ dài của âm tiết có sự phức tạp hơn

Truyện Kiều còn có cách tạo khổ độc lập So với thể thơ thất ngôn, thơlục bát đã đa dạng hơn nhng trình độ đa dạng của nó bị hạn chế Cứ một câulục đi với một câu bát mãi, không khỏi gây nên một ấn tợng đơn điệu Để phá

vỡ tính đơn điệu ấy, bên cạnh cách đa vào những nhịp mới, còn phải tổ chứcbài thơ dài thành nhiều khổ khác nhau về số câu; mỗi khổ là một tổng thể trọnvẹn Để thực hiện biện pháp ấy, Nguyễn Du đã làm nhiều cách

Trang 32

Thứ nhất, sử dụng một hai chỗ láy đi láy lại với một khoảng cách khá

đều đặn để tạo nên tính thống nhất của toàn khổ Có làm nh vậy thì một bảntrờng ca dài 3254 câu nh Truyện Kiều mới có thể đọc không chán Chẳng hạn:Trong cảnh thanh minh, buổi chiều chị em Thuý Kiều ra về Ta có một khổ thơtách riêng ra, do chỗ Nguyễn Du sử dụng liên tục những từ lấy âm dồn dậptrong đoạn này: Câu 51 – 58, 8 câu ( trừ câu 53), cứ mỗi câu có một từ láy

âm: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu Đoạn 1047

– 1054 gồm 8 câu tả nỗi buồn của Thuý Kiều trên lầu Ngng Bích, tách rathành một khổ riêng do chỗ hai chữ buồn trông lặp lại 4 lần và mỗi làn đứng

đầu câu lục

Thứ hai, bên cạnh sử dụng yếu tố ngôn ngữ để xác lập những khổ riêng,Nguyên Du còn dùng một biện pháp khá độc đáo Cứ một đoạn tự sự, lại đếnmột đoạn phân tích nội tâm, sau một đoạn đối thoại, là một đoạn miêu tả thiênnhiên hoặc sự việc Do cách bố trí xen nhau nh vậy, cho nên bài thơ có tầng,lớp rõ ràng Nguyễn Du không kể hai chuyện liền nhau, trong đối thoại khôngngừng có sự phân tích nội tâm xen vào để tách đối thoại ra Nhờ áp dụng biệnpháp này cho nên tính đơn điệu của thể lục bát dờng nh mất đi Chẳng hạn:Kiều vừa khuyên Thúc Sinh về nhà thú thực với Hoạn Th chuyện tình duyênvụng trộm (trong đoạn 1477-1494) là tiếp ngay đến đoạn Thúc Sinh chuẩn bịlên đờng (đoạn 1495-1504), sau đó là đoạn nhắc đến lời căn dặn của Kiều(đoạn 1505 -1518), rồi chuyển sang đoạn miêu tả cảnh chia li và mong đợi(đoạn 1519-1526) Nguyễn Du sử dụng 4 yếu tố là sự việc và hành động, phântích nội tâm, đối thoại của các nhân vật, nhận xét của tác giả để tạo nên sựphân chia của bản trờng ca thành những đoạn lớn Không bao giờ có hai sựviệc liền nhau hay hai đoạn phân tích nội tâm liền nhau, bao giờ một đoạn nàycũng đợc tiếp theo bởi đoạn thuộc nhân tố khác Cách làm này đem đến chotác phẩm cái vẻ tầng, lớp rạch ròi, đồng thời tính đơn điệu của câu thơ đợc che

Trang 33

xu hớng này để theo một xu hớng khác, dân gian hơn, mộc mạc hơn Sự lựa chọn này chứng minh ông đã là con cá chép dám nhả hạt ngọc trong miệng ra

ra một định nghĩa mang tính phổ quát cho vần thơ của mọi dân tộc không phải

là điều dễ làm Riêng vần thơ tiếng Việt còn có nhiều định nghĩa khác nhau

Có thể dẫn ra hai nhóm ý kiến sau đây:

- Từ góc độ lí luận văn học, các tác giả đều xem vần là yếu tố quantrọng của hình thức thơ ca, là phơng tiện để chuyển tải nội dung t tởng, cảmxúc và thi hứng của nhà thơ; góp phần tạo nên âm hởng hài hoà và hiệu quảgiao tiếp của thơ Xét vần trong cấu trúc thơ, nhà nghiên cứu Dơng QuảngHàm định nghĩa: Vần là những thanh âm hoà hiệp đặt vào hai hoặc nhiều câu thơ để hởng ứng nhau [8, tr.111] Định nghĩa này tơng đối khái quát, chú ý đến

đặc điểm hoà âm của vần

Từ vai trò quan trọng của thanh điệu trong việc tạo nên sự hoà phối âmthanh tức là tạo nên vần thơ, tác giả Nguyễn Lơng Ngọc định nghĩa về vần: Sự lặp lại những thanh dọc theo một âm ở cuối hay quãng giữa dòng thơ để tăng cờng tiết tấu và sự biểu hiện của từ gọi là vần [24] ở sự hoà phối âm thanh

trong vần thơ trớc hết phải kể đến vai trò của thanh điệu Nhng nếu chỉ có vaitrò của thanh điệu không thôi thì cha đủ mà phải bao gồm cả những yếu tốkhác trong cấu trúc âm tiết khắc phục hạn chế của định nghĩa này, các tác giả

Từ điển thuật ngữ văn học đa ra định nghĩa vần thơ rõ ràng và bao quát hơn: Vần là sự lặp lại những khuôn âm giống nhau hoặc tơng tự ở giữa hay cuối dòng thơ để tăng sự liên tởng va sức gợi cảm của câu thơ [9, tr.277].

Trang 34

Các định nghĩa trên đã nêu đợc những đặc điểm cơ bản của vần nhngnhìn chung lại cha nêu đựơc tác dụng của vần trong việc liên kết các đơn vịtrong một bài thơ Một số tác giả trên cơ sở khảo sát hình thức và thể loại thơ

ca Việt Nam đã nêu cách hiểu về vần mặc dù không đa ra định nghĩa trực tiếpnhng lại nêu đợc những nét cơ bản của vần, đặc biệt là chức năng của vần:

Vần có chức năng là lặp lại ngữ âm để làm tăng sự nhịp nhàng của câu thơ và

để làm cho mạch thơ gắn chặt với nhau [24, tr.14] Về phơng diện ngữ âm có thể coi nh sự lặp lại các âm trong tổ hợp âm nối giữa hai dòng thơ và kéo dài

Nh vậy, tác giả đã từ góc độ ngôn ngữ học đã làm rõ cơ chế ngữ âm tạonên vần thơ Sau này, Mai Ngọc Chừ là ngời nghiên cứu vần thơ dới ánh sángngôn ngữ học đa ra một định nghĩa về vần thơ khá đầy đủ và chính xác: vần là

sự hoà âm, sự cộng hởng theo luật ngữ âm nhất định giữa hai loại âm tiết giữa hay ở cuối dòng thơ và thực hiện chức năng nhất định nh liên kết các dòng thơ, gợi tả và nhấn mạnh sự ngừng nhịp (Dẫn theo Nguyễn Thị Thuý Hằng,

tr.28)

Trên quan niệm ngôn ngữ học, có thể nói ngôn từ thơ ca đợc phân biệtvới ngôn từ văn xuôi trứơc hết là ở chỗ, nếu ngôn từ văn xuôi liền mạch, tựnhiên thì ngôn từ thơ ca đợc phân chia thành những vế tơng đơng chiếu ứnglên nhau ở những vị trí nhất định Một vế tơng đơng ấy là một nhịp Giữachúng có sự liên kết và chiếu ứng với nhau về mặt âm thanh Vần thơ sinh ra

là để đáp ứng nhu cầu liên kết giữa các vế tơng đơng Vì lẽ đó, dù cha có sựthống nhất trong định nghĩa về vần nhng trong khoá luận này, chúng tôi chọn

định nghĩa của Nguyễn Quang Hồng để tiện làm việc: Vần là hiên tợng hoà phối tơng ứng âm thanh giữa các đơn vị ngôn ngữ trên những vị trí nhất định nhằm liên kết gắn nối các vế tơng đơng trong ngôn từ thi ca [12, tr.34].

1.3.1.2 Các loại vần trong thơ

Về phân loại vần thơ, nhìn chung các tác giả đều thống nhất là dựa vào

ba tiêu chí cơ bản: Vị trí, thanh điệu và sự hoà âm Dựa vào tiêu chí vị trí củacác âm tiếu tham gia hiệp vần, ngời ta chia ra vần lng và vần chân (Trong vầnchân chia ra vần liền, vần cách, vần ôm, vần chéo, …) Dựa vào thanh điệu, ta

Trang 35

có vần bằng, vần trắc Dựa vào mức độ hoà âm, ta có vần chính, vần thông,vần ép Ngoài ra, nếu dựa vào cách kết thúc vần (Tức là cách kết thúc âm tiết),ngời ta chia ra vần mở (vần đơn), vần nửa mở, vần nửa khép, vần khép (ba loạisau gọi là phần phức)

1.3.1.3 Chức năng của vần thơ

Về chức năng của vần thơ, hầu hết các tác giả đều có một cách nhìn

t-ơng đối thống nhất Đó là: Vần là nhịp cầu nối liền các câu vào một bài thơ

[8], Là chất xi măng gắn liền các câu thơ, các ý thành một thể thống nhất hoàn chỉnh [9], Vần nhằm nối liền tiết điệu và âm của các dòng thơ, nhấn mạnh vào một số từ [23], Vần có tác dụng liên kết dòng thơ Vần giúp cho thơ

dễ nhớ, dễ thuộc (Nguyễn Nguyên Trứ, 1991) Theo Nguyễn Phan Cảnh, hiệp vần là hiện tợng tạo nên những tiếng vọng theo chu kì, đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị ngữ điệu [2] Nói cách khác với sự luân phiên nhất

định của các vần trong bài thơ, dòng thơ sẽ đợc tổ chức lại thành từng khổ,hay từng đoạn khác nhau Ngay cả những bài thơ tự do, vần vẫn phát huy vaitrò liên kết Nhờ vần mà các câu thơ đợc tổ chức, liên kết thành một chỉnh thểtheo những cấu trúc nhất định Vì thế, vần có vai trò quan trọng trong sự hìnhthành thể loại Trong quá trình vận động tạo vần, để thực hiện chức năng liênkết, vần có mối liên hệ chặt chẽ với nhịp, chúng tồn tại bên nhau và chế ớc lẫnnhau Vần nhấn mạnh và tạo cơ sở xác định nhịp và cùng với nhịp tạo nên sứcmạnh biểu cảm riêng cho ngôn từ thơ ca Có thể nói, vần thơ có những chứcnăng sau đây:

- Vần thơ có chức năng liên kết ở các khổ thơ, bài thơ có vần với chứcnăng tổ chức, vần nh sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau; do đó, giúpcho việc đọc đợc thuận miệng, nghe đựơc thuận tai và làm cho ngời đọc, ngờinghe dễ nhớ, dễ thuộc

- Chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp và mối quan hệ giữa vần vànhịp Vần liên kết các vế tơng đơng trong ngôn từ thi ca Vì vậy, ngắt nhịp làtiền đề của hiên tợng hiệp vần nhng ngựơc lại, chính vần cũng tác động trở lại

đối với nhịp Sự tác động này đựơc biểu hiện ở chỗ nhịp khi có sự hỗ trợ củavần thì chỗ ngừng nghỉ bao giờ cũng lâu hơn và đậm hơn

- Vần và sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của nó Trong một dòng thơ, âm tiếtmang vần luôn luôn đợc nhấn mạnh trở thành tiêu điểm của dòng thơ, chứasức nặng của cảm xúc thơ, nội dung t tởng của bài thơ Do đó, vần không chỉ

là hiện tợng ngữ âm thuần tuý mà trong nhiều trờng hợp có sức mạnh biểu đạt

ý nghĩa cho câu thơ, bài thơ

Trang 36

1.3.2 Cách hiệp vần trong thơ

Đơn vị hiệp vần trong thơ ca tiếng Việt là âm tiết Theo Mai Ngọc Chừ:

Tất cả các yếu tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt và hoà âm trong thơ Sự kết hợp chặt chẽ giữa âm đầu, âm chính,

âm cuối có vai trò quyết định đến sự hoà âm của các âm tiết hiệp vần với nhau Nh vậy, tất cả các yếu tố trong cấu trúc âm tiết đều tham gia hiệp vần

thơ, tạo âm hởng hài hoà cho thơ Nhng trong các yếu tố đó thì vai trò củathanh điệu, âm cuối và âm chính là quan trọng nhất và trở thành đối tợngchính trong khảo sát vần thơ nói chung, vần thơ Truỵên Kiều nói riêng

Trong thơ, từ hoặc âm tiết tham gia hiệp vần không đợc phép lặp lại nh

cũ Nói khác đi, hai tiếng hoặc hai âm tiết bắt vần với nhau vừa phải có phần

đồng nhất lại vừa phải có phần khác biệt, điều này tạo nên sự hoà âm cùnglàm nên vần thơ

Hiệp vần trong thể thơ lục bát:

Thể thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý của thơ tiếngViệt Đơn vị cơ bản của thể này gồm hai dòng thơ với số lợng cố định: Dòngsáu tiếng (câu lục) và dòng tám tiếng (câu bát) Số câu của bài thơ làm theothể này là không cố định, có thể chỉ gồm hai dòng thơ (ca dao), có thể hàngngàn câu thơ (truyện thơ Nôm và diễn ca lịch sử) Thể thơ lục bát vừa gieo vầnchân vừa gieo vần lng Trong đó, câu lục chỉ có một vần ở chữ thứ sáu, còncâu bát thì có hai vần (một vần ở chữ thứ sáu hiệp vần với chữ thứ sáu của câulục ở trên, và một phần ở chữ thứ tám hiệp vần với chữ thứ sáu ở dới) Tất cảcác vần đều là vần bằng, câu bát có hai vần bằng khác nhau, đồng thời hai vânnày không thể là phù bình hay trầm bình, nghĩa là chữ thứ sáu là thanh khôngthì chữ thứ tám là thanh huyền và ngợc lại Chẳng hạn:

Ngời thơng ơi hỡi ngời thơng

Đi đâu mà để buồng hơng lạnh lùng (Ca dao)

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi ngời một vẻ mời phân vẹn mời (Truyện Kiều)

Đây là nét đặc sắc của thơ lục bát không giống với các thể thơ khác.Chính cặp đối lập trầm bổng tạo ra cái “bản lề” để bắt vần ở dòng trớc và dòngsau làm cho cặp lục bát hoàn chỉnh

1.4 Tiểu kết

Trong chơng này, khoá luận tập trung tìm hiểu những vấn đề liên quan

đến đề tài nh: về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, Ngôn ngữ Truyện Kiều,Các phơng tiện tạo nghĩa và tìm hiểu vần thơ Ngôn ngữ Truyện Kiều đợc tạonên một phần nhờ vào sức quyến rũ của nhạc điệu, nhạc điệu đó đợc tạo nên

Trang 37

bởi ba đặc trng cơ bản về âm điệu, vần điệu và nhịp điệu Nhạc điệu có vai tròquan trọng khiến cho giai điệu êm tai, đọc thuận miệng Bên cạnh đó, Nguyễn

Du sử dụng các phơng tiện tạo nghĩa nh: ẩn dụ, điệp và đối, dẫn ngữ Song,một mình nó không thể kiến tạo nên một bài thơ cách luật có giá trị Ngữnghĩa và ngữ âm là hai mặt cơ bản cấu thành tác phẩm thi ca Do vậy, Nguyễn

Du đã kết hợp nhuần nhuyễn hai mặt cơ bản này Việc xem xét đặc trng về

ph-ơng tiện và phph-ơng thức tạo nghĩa không phải là việc phân tích nội dung biểu

đạt trong tác phẩm mà thông qua khảo sát một số phơng tiện, cách thức sửdụng ngôn ngữ độc đáo thuộc cấp độ từ vựng và những tiểu cấu trúc ngôn ngữ

có giá trị biểu đạt đặc biệt khác, nhằm làm rõ những đặc trng về cách thức lựachọn, sáng tạo ngôn từ trong Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã làm đựơc Ngônngữ Truyện Kiều có sự đa dạng về nhịp điệu, giàu âm hởng, có sức cuốn hútngời đọc

Trang 38

Thơ khác với các loại hình văn học khác chính là điểm hẹn vần - nhịp(có tổ chức) Sự tồn tại và phát triển của thơ chính là sự hoàn thiện dần cácyếu tố vẩn nhịp Ngời nghệ sĩ tạo ra đợc một áng thơ độc đáo, đó là mội quátrình khổ luyện và chắt lọc Qua quá trình khổ luyện và lựa chọn họ đã đa vàocuộc sống thơ ca với những công thức hoàn hảo có thể chuyển tải vào cuộcsống những thông điệp đầy ý nghĩa nhân văn Nguyễn Du là một nghệ sĩ nhvậy, và Truyện Kiều là thành quả cho sự vĩ đại đó.

Nh ta đã biết, cấu trúc âm tiết tiếng Việt bao gồm thanh điệu, phụ âm

đầu và phần vần (phần vần gồm âm đệm, âm chính và âm cuối) Vần trong âmtiết không phải vần trong thơ Nhng vần trong âm tiết lại là cơ sở tạo nên vầntrong thơ Các yếu tố trong cấu trúc âm tiết đều tham gia hiệp vần và có nhữngvai trò nhất định Nhng khi tìm hiều vần trong thơ nói chung và vần trongTruyện Kiều nói riêng, chúng tôi chú trọng khảo sát vai trò hoà phối âm thanhcủa các âm tiết tham gia hiệp vần trên các yếu tố: thanh điệu, âm cuối và âmchính Đây là ba yếu tố cơ bản nhất trong việc tạo vần, tạo âm hởng cho thơ

Khảo sát vần thơ từ góc độ ngôn ngữ học, để đảm bảo tính thống nhất

và khoa học, chúng tôi phải dùng kí hiệu phiên âm quốc tế (API) Trong quátrình khảo sát, chúng tôi sử dụng cách ghi âm âm vị học nh trong các sáchNgữ âm tiếng Việt ở bậc Đại học (chủ yếu dựa vào cách ghi của Đoàn ThiệnThuật, 1977)

2.2 Cách tổ chức hiệp vần trong Truyện Kiều

2.2.1 Thanh điệu hiệp vần trong Truyện Kiều

2.2.1.1 Vài nét về thanh điệu

a Khái niệm

Âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận độc lập: Thanh điệu, âm đầu và phầnvần Trong tiếng Việt, các âm tiết đợc đặc trng bằng những độ cao khác nhau.Yếu tố độ cao đó do thanh điệu đảm nhiệm Thanh điệu là một trong hai yếu

tố không thể vắng mặt trong âm tiết tiếng Việt

Trang 39

Để hiểu thêm về thanh điệu chúng tôi đa ra một số khái niệm của cácnhà nghiên cứu:

Theo Nguyễn Kim Thản: Thanh điệu gắn liền với âm tiết hay đúng hơn gắn liền với vần cái Nó chỉ là sự biến hoá phức tạp về cao độ của ngữ âm Cao độ này biến hoá theo kiểu lớt chứ không phải theo kiểu nhảy vọt [28,

tr.265]

Đoàn Thiện Thuật: Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói“ ”

trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị [25,

tr.59]

b Tiêu chí nhận diện thanh điệu

Tiếng Việt có sáu thanh điệu (thanh không, thanh huyền, thanh sắc,thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng), đựơc nhận diện và phân biệt theo hai tiêuchí: đờng nét và âm vực Theo đờng nét vận động hai theo âm điệu các thanh

Các thanh có đờng nét gãy (có đổi hớng): Thanh ngã, thanh hỏi

Các thanh có đờng nét không gãy (không đổi hớng): Thanh sắc, thanhnặng

Theo tiêu chí âm vực ta có:

- Các thanh có âm vực cao: Thanh không, thanh ngã, thanh sắc

- Các thanh có âm vực thấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã

Các tiêu chí về thanh điệu trên có thể tóm tắt theo bảng sau:

Âm điệu

TrắcGãy Không gãy

2.2.1.2 Thanh điệu hiệp vần trong Truyện Kiều

Trong các vần thơ, chức năng hoà âm của thanh đợc biểu hiện ở chỗ các

âm tiết tham hiệp vần với nhau bao giờ cũng mang trên mình nó hai thanhcùng âm điệu, hoặc là cùng bằng hoặc là cùng trắc Theo quan niệm truyềnthống, hai âm tiết có thể đồng nhất phần vần hoặc phần đoạn tính nhng nếuthanh điệu không phân bố theo quy luật trên thì chúng không trở thành yếu tốtham gia hiệp vần thơ, bởi nó sẽ phá vỡ sự hoà âm

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w