1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kỳ người việt

48 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Vì vậy khám phá yếu tố kì diệu trong cổ tích thần kì, đề tài muốn tìmhiểu một nhân tố đặc trng, tạo nên sự hấp dẫn của tiểu loại này.. Trớc tình hình trên, trong luận văn này, chúng tôi

Trang 1

khảo sát yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì ngời việt

Luận văn tốt nghiệp đại học

Ngời hớng dẫn: TS Nguyễn Xuân Đức Ngời thực hiện: Dơng Thị Ngà

Vinh 5-2004

Lời cảm ơn

Trang 2

Ngoài sự nỗ lực của bản thân, luận văn của chúng tôi đợc hoàn thành nhờ

sự hớng dẫn tận tình chu đáo của tiến sĩ Nguyễn Xuân Đức, cũng nh những góp

ý, chỉ bảo của thạc sĩ Hoàng Minh Đạo và các thầy cô giáo thuộc chuyên ngành văn học Việt Nam I khoa Ngữ Văn trờng Đại học Vinh.

Xin kính gửi tới các thầy cô giáo lời biết ơn chân thành và sâu sắc của chúng tôi.

mục lục

phần mở đầu trang

I Lý do, mục đích chọn đề tài ……… 5

II Lịch sử vấn đề ……… 6

III Đối tợng nghiên cứu ……… 9

IV Phơng pháp nghiên cứu ……… 11

V Cấu trúc luận văn ……… 12

Phần nội dung Ch ơng một: Nguồn gốc và đặc điểm của yếu tố kì diệu ……… 13

I Nguồn gốc của yếu tố kì diệu ……… 13

1 Nguồn gốc thần thoại ……… 14

2 Nguồn gốc tôn giáo ……… 16

Trang 3

3 Nguồn gốc tự nhiên ……… ……… 19

4 Nguồn gốc xã hội ……… ………… 20

II Dạng và tuyến tồn tại của yếu tố kì diệu ……… 22

A Các dạng tồn tại ……… ………… 22

1 Dạng hữu hình ……… ……… 22

2 Dạng vô hình ……… ……… 26

B Các tuyến tồn tại ……… ……… 27

1 Tuyến chính diện ……… 27

2 Tuyến phản diện ……… 29

3 Tuyến trung gian ……… 29

III Đặc điểm của yếu tố kì diệu ……… 30

Ch ơng hai: Vai trò của yếu tố kì diệu ……… … 35

I Vai trò đối với cốt truyện ……… 35

1 Vai trò tăng cờng sự kiện, chi tiết ……… 35

2 Vai trò đối với kết thúc có hậu ……… 37

II Vai trò của yếu tố kì diệu đối với nhân vật ……… 38

1 Vai trò của yếu tố kì diệu tuyến thiện ……… 38

2 Vai trò của yếu tố kì diệu tuyến ác ……… 44

3 Vai trò của yếu tố kì diệu tuyến trung gian ……… 48

III Vai trò tác động nghệ thuật của yếu tố kì diệu ……… 51

Phần kết luận ……… 54

Phụ lục ……… 55

Tài liệu tham khảo ……… 58

Trang 4

phần mở đầu

I Lý do, mục đích chọn đề tài

Truyện cổ tích là một thể loại chiếm số lợng nhiều nhất trong loại hình tự

sự văn học dân gian Truyện cổ tích nói lên cuộc sống lao động của nhân dân,cũng nh nguyện vọng và ý chí của họ trong cuộc sống đấu tranh chống lại cáixấu, cái ác, nhất là cái xấu cái ác của giai cấp thống trị Truyện cổ tích ra đời

đánh dấu một bớc phát triển mới của nghệ thuật, nó đã “dùng một thứ tởng tợng

và h cấu riêng (có thể gọi là “tởng tợng h cấu cổ tích”) kết hợp với các thủ phápnghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ớc của nhân dân, đáp ứngnhu cầu nhận thức, thấm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thờikì, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp”(1)

Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học thống nhất chia truyện cổ tích làm

ba tiểu loại: cổ tích thần kì, cổ tích loài vật và cổ tích sinh hoạt Tất cả cổ tích

đều dùng h cấu và tởng tợng để phản ánh hiện thực xã hội nhng tính chất và mức

độ của sự h cấu và tởng tợng ấy đều khác nhau ở truyện cổ tích sinh hoạt, mọi

h cấu và tởng tợng đều trên cơ sở của thực tại đời sống xã hội và xung đột đợcgiải quyết trong địa hạt đời sống Ngợc lại truyện cổ tích thần kì dựa trên hai cơ

sở thực tại và phi thực tại tức là cái có thực hoặc có thể có thực cùng với cái ảo t ởng, không có thực và không thể có thực Trong cổ tích thần kì mọi xung đột đều

-đợc giải quyết trong địa hạt của cái thần kì và nhờ cái thần kì Có thể nói, yếu tố

để phân biệt truyện cổ tích thần kì với các tiểu loại cổ tích khác là vai trò của yếu

tố thần kì đối với sự phát triển cốt truyện Nó đợc coi nh một biện pháp nghệthuật đặc thù của truyện cổ tích thần kì Không có yếu tố kì diệu, truyện cổ tíchthần kì không còn cơ sở để tồn tại và sẽ biến thành một loại truyện khác

1 Hoàng Tiến Tựu: Văn học dân gian Việt Nam, tập 2 Nxb giáo dục, 1990, tr

42

Trang 5

Nh vậy, khi nói đến truyện cổ tích không thể không nói đến tiểu loại cổtích thần kì Đây là bộ phận cơ bản và tiêu biểu nhất trong thể loại truyện cổ tích,

đồng thời là một trong những bộ phận quan trọng và tiêu biểu của nền văn họcdân gian mỗi dân tộc Nó mang đầy đủ đặc trng cũng nh giá trị nội dung nghệthuật của thể loại truyện cổ tích Hầu nh những truyện cổ tích hay nhất, có giá trịnhất đều thuộc tiểu loại cổ tích thần kì Trong cổ tích ngời Việt có những truyện

tiêu biểu, chiếm đợc sự yêu thích của đông đảo nhân dân lao động nh: Thạch

Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế, Bởi vậy qua việc nghiên cứu tiểu loại

truyện cổ tích thần kì chúng ta có thể hiểu đợc những giá trị cơ bản nhất của thểloại này Vì vậy khám phá yếu tố kì diệu trong cổ tích thần kì, đề tài muốn tìmhiểu một nhân tố đặc trng, tạo nên sự hấp dẫn của tiểu loại này

Mặt khác trong chơng trình văn học phổ thông, truyện cổ tích chiếm một

số lợng lớn, trong đó chủ yếu là truyện cổ tích thần kỳ Nghiên cứu yếu tố kì diệutrong truyện cổ tích thần kì, cũng là bớc chuẩn bị kiến thức cho bản thân khi sắpsửa đợc làm ngời giáo viên dạy văn

Với tất cả lý do và mục đích đó, chúng tôi chọn đề tài: Khảo sát yếu tố kì

diệu trong truyện cổ tích thần kì ngời Việt

II Lịch sử vấn đề

Truyện cổ tích thần kì đã kết tinh rực rỡ nhất những giá trị và tinh hoa củatruyện cổ tích Đây cũng là nhóm truyện mang tính chất tơng đồng giữa các dântộc rõ ràng hơn cả Do đó, từ lâu tiểu loại này đã trở thành đối tợng quan tâm củanhiều nhà khoa học Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có không ít công trình tầm

cỡ nghiên cứu bộ phận truyện cổ tích này và đã gặt hái đợc nhiều thành tựu:

1 Đầu tiên phải kể đến công trình của nhà bác học ngời Pháp: Giôdép

Bêdier nhan đề Truyện hoang đờng, xuất bản năm 1893 Khi nghiên cứu truyện

cổ tích thần kì, Giôdép Bêdier quan tâm nhiều đến cốt truyện, từ đó ông đã nhìnthấy một hệ thống các yếu tố bất biến bên cạnh các yếu tố biến đổi Ông chorằng những yếu tố bất biến sẽ tạo nên những đơn vị cơ sở của cốt truyện, tuynhiên thời đó ông cha xác định đợc những yếu tố ấy gồm những gì và số lợngchúng có bao nhiêu

Trang 6

2 Tiếp đó phải kể đến công trình nổi tiếng của nhà bác học Nga, Vlađimia

Iacôlêvich Prôp nhan đề Hình thái học truyện cổ tích, xuất bản tại Lêningrat năm

1928 (đợc dịch sang tiếng Việt năm 1982) Trong cuốn sách này, V.Ia Prôp đãtiếp tục ý tởng của Giôdép Bêdier, xác định đợc 31 chức năng hành động củanhân vật và theo ông cấu tạo của truyện cổ tích là chuỗi trình tự các chức năng

ấy Mặt khác V.Ia.Prôp đã chia nhân vật thành bảy nhóm gọi là Bảy nhóm nhân

vật hành động” Theo ông, mọi truyện cổ tích thần kì đều tuân theo sơ đồ bảy

nhóm nhân vật

3 Công trình thứ 3 phải kể đến cũng của V.Ia.Prôp là cuốn: Những căn rễ

lịch sử của truyện cổ tích thần kì, xuất bản tại Matxcơva năm 1946 (bản dịch

tiếng Việt năm 1991) Trong công trình này ông cố gắng chỉ ra nguồn gốc củacác típ, các môtip trong truyện cổ tích thần kì Nga

Có thể nói, một trong những đóng góp lớn của V.Ia.Prôp qua hai côngtrình trên là đã khám phá ra đợc những đăc điểm cấu trúc của tiểu loại truyện cổtích thần kì, từ đó giải thích cội nguồn lịch sử của thể loại theo phơng pháp loạihình lịch sử Tuy nhiên, do tính chất của công trình, cả Giôdép Bêdier lẫn V.Ia.Prôp

đều chỉ đề cập đến cấu trúc chứ cha quan tâm đến yếu tố kì diệu trong truyện cổ tíchthần kì

4 Một công trình đáng chú ý nữa là cuốn Sáng tác thơ ca dân gian Nga do

A.M.Novicôva chủ biên Cuốn sách đã bàn tơng đối sâu những đặc trng thi phápcủa từng tiểu loại cổ tích, trong đó có truyện cổ tích thần kì Tuy nhiên, do đặc

điểm của một giáo trình, khi đụng đến yếu tố kì diệu trong cổ tích thần kìA.M.Novicôva chỉ dừng lại ở một số nhận xét khái quát chứ cha đi sâu vào nhữngvấn đề chi tiết Tuy vậy có thể nói nhận xét của A.M Novicôva đã tạo những cơ

sở quan trọng cho chúng tôi trong việc lựa chọn và thực hiện đề tài này

5 ở Việt Nam, các giáo trình đại học nh: Văn học dân gian do Đinh Gia Khánh chủ biên (năm1998), Văn học dân gian Việt Nam do Hoàng Tiến Tựu viết

(năm 2000), cũng chỉ tập trung làm nổi bật nội dung cơ bản của từng tiểu loại

cổ tích và truyện cổ tích nói chung chứ cha quan tâm đến yếu tố kì diệu trongtruyện cổ tích thần kì một cách cụ thể và có hệ thống

6 Mô hình truyện cổ tích thần kì của V.Ia.Prôp đã đợc nhiều nhà nghiêncứu áp dụng Tiêu biểu là Trần Đức Ngôn với tiểu luận sau đại học, bảo vệ năm

Trang 7

1980 – 1981, nhan đề: Nghiên cứu kết cấu Truyện cổ tích thần kì viết theo lý

thuyết hình thái học của V.Ia.Prôp

7 Theo mô hình này và thực hiện một cách qui mô hơn phải kể đến luận

án tiến sĩ của Tăng Kim Ngân Cổ tích thần kì ngời việt - đặc điểm cấu tạo của

truyện (xuất bản thành sách năm 1996) Trong luận án của mình, Tăng Kim

Ngân đã khái quát mô hình cơ bản của V.Ia.Prôp, dựa vào mô hình đó khảo sát

50 truyện cổ tích thần kì ngời Việt và đi đến kết luận: mô hình 31 chức năng củaV.Ia.Prôp tìm ra đều đúng với cổ tích thần kì ngời Việt Nhng theo Tăng Kim Ngân

cổ tích thần kì ngời Việt còn có chức năng 32, “Sự biến hình”, nh là một đặc điểmriêng biệt

8 Cũng phải kể đến hai công trình nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Xuân

Đức ( đợc hai giải thởng nghiên cứu khoa học của Hội Văn nghệ dân gian Việt

Nam năm 1997 và 2003) Công trình thứ nhất là: Thi pháp truyện cổ tích thần kì

ngời Việt, đề tài khoa học cấp Bộ Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện về

thi pháp truyện cổ tích thần kì trên các mặt: nhân vật, cốt truyện, phong cáchngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả cũng đã đụng chạm đến vai tròcủa yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì cũng nh các dạng biểu hiện của nó

Tiếp đến là công trình Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, nhà xuất bản

Khoa học xã hội, Hà Nội 2003 Trong công trình này tác giả đã bàn về các vấn đềnh: cổ tích và nhại cổ tích, vấn đề trờng cổ tích, nhân vật chức năng trong cổ tíchthần kì v.v Có thể nói các công trình này đã gợi mở và định hớng cho chúng tôirất nhiều trong công việc nghiên cứu đề tài Tuy nhiên trong khuôn khổ một côngtrình lớn, bao quát mọi vấn đề, tác giả cha có dịp đi sâu riêng biệt vào vấn đề yếu

tố kì diệu trong cổ tích thần kì mà chỉ mới phác thảo những định hớng, những ýkhái quát

Trớc tình hình trên, trong luận văn này, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ là hệthống hoá các vấn đề, kế thừa các thành tựu đã đạt đợc của các công trình đã có

và đi sâu tìm hiểu những vấn đề cha đợc quan tâm đúng mức đối với vấn đề yếu

tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì ngời Việt

III Đối tợng nghiên cứu

ở Việt Nam, tuy về cơ bản các nhà nghiên cứu đều nhất trí chia truyện cổtích thành ba tiểu loại nhng ranh giới giữa các tiểu loại không phải lúc nào cũng

Trang 8

đợc nhận thức rành mạch, nhất là giữa cổ tích sinh hoạt và cổ tích thần kì Có ýkiến cho rằng hễ có yếu tố kì diệu thì xếp vào cổ tích thần kì còn không có thì sẽ

là cổ tích sinh hoạt Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có nhiều truyện cổ tích cóyếu tố kì diệu nhng trong đó “các xung đột xã hội lại không đợc giải quyết trong

địa hạt của cái thần kì và nhờ cái thần kì” nh xác định đúng đắn của A.M.Novicôva Trái lại có ngời lại cho rằng nên xếp bộ phận truyện ít yếu tố kì diệusang cổ tích sinh hoạt Nhng thật khó xác định đợc mức độ giữa “ít” và “nhiều”,vả lại có khi yếu tố kì diệu tuy ít nhng lại giữ vai trò quan trọng trong việc làm

thay đổi cốt truyện Có thể xem truyện Sự tích bánh chng bánh giầy là điển hình

cho bộ phận cổ tích này Toàn bộ yếu tố kì diệu trong truyện này chỉ là lời máchbảo của thần để Lang Liêu làm ra thứ bánh ngon Nh vậy điều quan trọng để xác

định một cổ tích thần kì chính là vai trò và tác dụng của các yếu tố kì diệu chứkhông phải là số lợng của chúng

Trong giáo trình Sáng tác thơ ca dân gian Nga, A.M Novicôva đã nêu lên

bốn đặc trng cơ bản của truyện cổ tích thần kì, trong đó đặc điểm hàng đầu là vaitrò của yếu tố kì diệu Theo bà “Xung đột trong truyện cổ tích thần kì bao giờcũng đợc giải quyết nhờ có sự giúp đỡ của lực lợng thần kì, của những trợ thủthần kì những vấn đề xã hội đợc giải quyết trong địa hạt cái thần kì, đó lànhững môtíp thần thoại, những môtíp này tạo thành cái nền tảng của truyện cổtích, các môtíp của xã hội tạo thành những đờng viền của cốt truyện Nền tảngcủa truyện cổ tích thì bất biến còn những môtíp xã hội thì tuỳ theo từng thời đại

mà có sự biến đổi”(2).PGS Hoàng Tiến Tựu cũng theo quan điểm này nhng phátbiểu một cách cụ thể hơn: “Khi nào yếu tố thần kì có vai trò quan trọng, quyết

định hoặc chi phối mạnh mẽ đối với sự phát triển và giải quyết xung đột, mâuthẫn trong truyện thì đó là cổ tích thần kì”(3)

Nh vậy, ý kiến của nhiều nhà khoa học là ở truyện cổ tích nào mà yếu tố kì diệu

đó không tham gia vào cốt truyện, không làm thay đổi cốt truyện thì không đợcxem là truyện cổ tích thần kì

2 A.M.Nôvicôva(Chủ biên) : Sáng tác thơ ca dân gian Nga, tập I Đỗ Hồng

Chung, Chu Xuân Diên dịch Nxb ĐH & THCN Hà nội, 1993, tr 295

3 Hoàng Tiến Tựu: Văn học dân gian Việt Nam, tập II Nxb giáo dục 1990, tr

62, 63

Trang 9

Với quan niệm nh trên về truyện cổ tích thần kì, chúng tôi cho rằng các

truyện nh: Sự tích trầu, cau và vôi; Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc, Sự tích

chim năm trâu sáu cột và bắt cô trói cột, Sự tích chim đa đa, Sự tích đá vọng phu không phải là cổ tích thần kì

Trên cơ sở quan niệm ấy , chúng tôi chọn ra những truyện tiêu biểu trong

bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do Nguyễn Đổng Chi su tầm, biên soạn,

bản in lần thứ 7, 1993, do Viện Văn học xuất bản để khảo sát (Danh mục cáctruyện sẽ đợc nêu ở phần mục lục) Các tài liệu tham khảo khác chỉ đợc sử dụnghạn hữu khi cần thiết Sở dĩ chúng tôi chọn công trình su tầm của Nguyễn ĐổngChi vì đây là bộ su tập khá đầy đủ và khoa học Nếu nh trong các tài liệu su tậpkhác không có dị bản thì tài liệu của Nguyễn Đổng Chi có thêm dị bản, rất thuậnlợi cho việc nghiên cứu Nh vậy đối tợng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tàinày sẽ là các yếu tố kì diệu trong những truyện cổ tích thần kì ngời Việt, văn bản

chủ yếu đợc chọn từ bộ su tập Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam

Về ý nghĩa của công trình, do cổ tích là sản phẩm mang tính nhân loại nênnhiều vấn đề lí thuyết đợc rút ra từ cổ tích ngời Việt cũng có thể đúng với cổ tíchhầu hết các dân tộc khác

IV Phơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện công trình này chúng tôi tiến hành các phơng pháp :

- Thống kê, phân loại

- Phân tích

- Tổng hợp

- So sánh đối chiếu

V Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này gồm 2 chơng :

Chơng I: Nguồn gốc và đặc điểm của yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì ngời Việt Chơng này thống kê, so sánh, phân tích phân loại các

Trang 10

dạng tồn tại cũng nh các tuyến tồn tại của yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thầnkì ,từ đó chỉ ra nguồn gốc và đặc điểm của chúng.

Chơng II: Vai trò của yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì ngời Việt Chơng này phân tích nhằm làm nổi rõ vai trò hết sức quan trọng nhng hữu

hạn của yếu tố kì diệu đối với cốt truyện và đối với từng tuyến nhân vật trong cổtích thần kì

Cuối cùng là phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo

I Nguồn gốc yếu tố kì diệu

Văn học phản ánh đời sống Văn học dân gian nói chung và truyện cổ tíchnói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó Nguồn gốc chính của truyện cổ tích

Trang 11

Việt Nam là cuộc sống xã hội Việt Nam ngày xa, là những sự việc diễn ra hàngngày trong cuộc sống của ngời Việt nam ngày xa(4)

Truyện cổ tích hớng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan

hệ và xung đột giữa con ngời với nhau và giữa các giai cấp trong xã hội ViệtNam xa, chủ yếu là thời kì Phong kiến."Truyện cổ tích dùng một kiểu tởng tợng

và h cấu riêng có thể gọi là tởng tợng và h cấu cổ tích kết hợp với các thủ phảpnghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhucầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân"(5) Đối với truyện

cổ tích thần kì đó là việc sử dụng yếu tố kì diệu nh một biện pháp nghệ thuật đểkhám phá đời sống

Để thấy đợc vai trò của yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì, trớc hếtchúng ta tìm hiểu nguồn gốc cũng nh cơ sở ra đời của nó Có thể qui về bốn nguồngốc sau:

1 Nguồn gốc thần thoại

V.Ia Prôp trong công trình nghiên cứu: Hình thái học truyện cổ tích đã

cho rằng: Mọi truyện cổ tích thần kì đều phát sinh từ một nguồn gốc chung, phátsinh từ thần thoại Thật vậy, các nhân vật nh Ngọc Hoàng, thần Ma, thần Sét,Diêm Vơng, Long Vơng trong truyện cổ tích thần kì vốn có nguồn gốc xa từthần thoại Thần thoại ra đời từ thời công xã nguyên thuỷ, khi trình độ về mọimặt của con ngời còn rất thấp, vốn hiểu biết nông cạn, ngời lao động đã giải thíchthế giới, cắt nghĩa các hiện tợng tự nhiên bằng sự xuất hiện của các vị thần Vớiquan niệm "vạn vật có linh hồn" ngời xa đã dùng tởng tợng để giải thích thế giới,coi tất cả mọi hiện tợng trong cuộc sống đều do các thần điều khiển Mác đã

khẳng định rằng "Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn các sức mạnh tự nhiên trong trí tởng tợng và bằng trí tởng tợng"(6) Nhân vật trung tâm

4 Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn: Văn học dân

gian Việt Nam Nxb Giáo dục, 1998, tr 301.

2 Hoàng Tiến Tựu: Văn học dân gian Việt Nam Nxb Giáo dục 2000, tr 63.

5

6 Mác - Ăng ghen: Về văn học và nghệ thuật Nxb sự thật Hà nội, 1952, tr 100.

Trang 12

của thần thoại là thần: thần Trụ trời, thần Ma, thần Gió, thần Mặt trời, Sơn Tinh,Thuỷ Tinh Thần trong thần thoại là lực lợng tự nhiên đợc đồ chiếu theo dạngngừơi, đợc xây dựng bằng biện pháp nhân hoá

Đến thời kì xã hội phân hoá giai cấp trong đó chia ra kẻ giàu, ngời nghèo,chia ra thống trị, bị trị thì những hình ảnh nh thần Sấm, thần Sét, Ngọc Hoàng,Diêm Vơng vốn là nhân vật trung tâm trong thần thoại, tuy vẫn tồn tại và chiếmmột số lợng đáng kể trong truyện cổ tích thần kì nhng không còn giữ vị trí trungtâm nữa Bởi lúc này cái đe doạ cuộc sống của ngời lao động không chỉ là nhữnghiện tợng thiên nhiên mà còn là cái ác, là giai cấp thống trị Sự áp bức bất công,cảnh đói khổ, bóc lột diễn ra xung quanh họ hàng ngày, hàng giờ mà họ khôngthắng nổi Vì thế họ mơ tởng về một sức mạnh nào đó để chiến thắng kẻ thù haichân và vậy là thế giới quan thần linh tiềm ẩn trong họ trỗi dậy Ngọc Hoàng vàcác thiên binh, thiên tớng trong truyện cổ tích chính là sự khái quát hoá và thầnthánh hoá các lực lợng xã hội Trong cổ tích Ngọc Hoàng thờng là ngời cầm cânnẩy mực tối cao thực hiện việc khuyến thiện trừng ác trong xã hội loài ngời

Sự xuất hiện các nhân vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì cho thấy mối

quan hệ sâu xa giữa cổ tích và thần thoại Trong truyện Thạch Sanh chúng ta thấy

có hai lớp bồi đắp lên nhau Lớp thần thoại là mô típ đứa bé sinh ra bởi ngời mẹtrần thế và ngời con là lực lợng siêu nhiên (Ngọc Hoàng cho thái tử xuống đầuthai) Đó là mô típ chàng tiều phu đợc thần linh dạy cho phép thuật nên có khảnăng và sức mạnh diệu kì mà ngời trần không thể có đợc để chiến thắng chằntinh, đại bàng, Còn lớp cổ tích là hình tợng Lý Thông - gã buôn rợu, là côngchúa chung tình, là hoàng tử của các nớc láng giềng đến cầu hôn Những mô típnày mới xuất hiện ở giai đoạn muộn của xã hội phong kiến Nh vậy có thể nói:

Thạch Sanh là sự phối hợp những mô típ thần thoại tối cổ với những mô típ cổ

tích sau này

Dĩ nhiên yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích có nguồn gốc từ thế giới quanthần thoại nhng không giống các nhân vật thần kì trong thần thoại Thần thoạisản sinh trong thời kì mà thế giới quan thần linh chủ nghĩa còn ngự trị trong ýthức con ngời thời cổ, trong thần thoại, thần linh là những nhân vật chính, conngời sống chung với thần linh Còn trong cổ tích ,trần thế của con ngời đã táchkhỏi thế giới thần linh nh thiên đình, thuỷ phủ, âm phủ Lúc này là lúc nhữngtàn tích của thế giới quan thần linh chủ nghĩa đã kết hợp với hiện thực cuộc sống

Trang 13

của xã hội có giai cấp và khát vọng chiến thắng cái ác hình thành nên quan niệmcõi trần là lui tới của thần tiên, ma quỷ Lực lợng thần kì không còn tính chất vô

t của thần nh trong thần thoại mà cũng chia ra thiện ác, cũng trải qua nhữngvinh, nhục, sớng, khổ của kiếp ngời, con ngời cũng có thể cảm thông đợc thầnthánh Một vũ trụ quan nh vậy đã tạo ra những yếu tố kì diệu khác nhau trongnhiều truyện cổ tích

A.M Nôvicôva có lý khi cho rằng: truyện cổ tích thần kì là một thứ truyện

kể trong đó hình nh có trình bày các giải pháp để con ngời chung sống đợc vớicác vị thần tiên tiêu biểu cho các lực lợng tự nhiên, những phơng pháp ma thuật

mà nếu sử dụng dờng nh có thể tác động đợc đến các thần linh và đấu tranh đợcvới các thần linh(7)

Rõ ràng yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì có nguồn gốc sâu xa từ thếgiới quan thần linh chủ nghĩa đã bị phá vỡ từ thần thoại chuyển sang

2 Nguồn gốc tôn giáo

Có thể nói các tôn giáo cũng có nguồn gốc từ thế giới quan “vạn vật hữulinh”, nhng đến khi cổ tích ra đời thì tôn giáo đã thịnh hành độc lập với thầnthoại Tôn giáo vốn có ảnh hởng sâu sắc đến đời sống tinh thần con ngời nên sẽ

để lại dấu ấn trong những sáng tạo của họ Tinh thần bình đẳng, t tởng từ bi bác

ái của đạo Phật phù hợp với lý tởng nhân văn của nhân dân lao động nên nó

nhanh chóng thâm nhập vào đời sống của quần chúng lao khổ "Đời Trần cũng

nh đời Lý, đạo Phật trở nên độc tôn, có khá nhiều truyện đề cao tăng lữ, thờng ờng là những nhà s có đạo đức hay có phép thần thông biến hoá cũng vào thờigian này còn xuất hiện một số tiên thoại, phật thoại hay nhại cổ tích nh nhữngluận đề nhằm chứng minh cho cứu cánh của tôn giáo”(8)

th-Các tôn giáo phát triển và lu truyền đã ít nhiều lan toả ảnh hởng của nó vàolinh hồn của truyện cổ tích Từ đó những ông Bụt, đức Phật, bà Tiên dần dầntrở thành hình tợng quen thuộc trong nhiều truyện cổ tích thần kì Ta có thể thấy

các yếu tố kì diệu này xuất hiện trong các truyện nh: Tấm Cám, Cây tre trăm

đốt, Sự tích con khỉ, Sự tích cây nêu ngày tết, Sự tích con muỗi Nhng khi đi vào

7 A.M Nôvicôva: Sáng tác thơ ca dân gian Nga, tập 1 Đỗ Hồng Chung, Chu

Xuân Diên dịch Nxb ĐH & THCN 1993, tr 282

8 Nguyễn Đổng Chi: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1 Nxb Viện văn học 1993, tr 119.

Trang 14

truyện cổ tích, những nhân vật loại này đã tách khỏi cái gốc yếm thế của tôn giáo

để hành xử tích cực cứu đời, thể hiện triết lý sống của nhân dân lao động: thiệnthắng ác, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo Các nhân vật thần kì nh ông Bụt, đứcPhật, bà Tiên chính là những lực lợng kì diệu nhằm thực hiện triết lý đó Trongtruyện cổ tích các nhân vật này thờng đứng về phía những ngời bất hạnh, thiệtthòi, những ngời lao động bị áp bức chà đạp Bụt giúp Tấm trở thành hoàng hậu,Bụt ban cho anh Khoai câu thần chú để ghép đợc cây tre trăm đốt, trừng trị đợc

kẻ ác và lấy đợc vợ, Phật giúp dân làng đuổi đợc quỷ, v.v

Tác giả Đinh Gia Khánh khẳng định: "ông Bụt trong truyện cổ tích đúng là

có nguồn gốc từ Đức Phật Nhng đó là Đức Phật đã dân gian hoá Tất cả mọi kháiniệm của giáo lý liên quan đến Đức Phật nhân dân chỉ giữ lại khái niệm đơn giảnnhất và có ý nghĩa nhất đối với mình: kẻ có sức mạnh vô biên và hay giúp đỡ ng-

ời đau khổ”(9)

Tác giả Nguyễn Đổng Chi cũng nhận xét: "Các nhân vật vốn là biểu tợng

của tôn giáo nh Bụt, Tiên thì đều đã đợc cái nhìn thực tiễn của dân gian- dântộc nhân cách hoá để trở thành những lực lợng cứu tinh đối với mọi ngời dâncùng khổ”(10)

Nh vậy những nhân vật Phật, Tiên, Bụt khi đi vào truyện cổ tích đã thực sự

đại diện cho sức mạnh chính nghĩa thắng gian tà, đó cũng là công lý dân gian chonên nếu đạo Phật chủ trơng không sát sinh, không trả thù thì Phật trong cổ tíchlại có thể dìm chết cả làng Nam Mẫu chỉ vì họ không thành tâm thờ Phật, chỉTrời Phật ngoài cửa miệng mà không chút từ tâm trớc những lời kêu cứu của một

con ngời già nua bệnh tật (Sự tích hồ ba bể) Phật còn bắt nhà s hoá làm loài nhái bởi nhà s đó đã không tránh đợc sức cám dỗ của thị dục (Sự tích con nhái).

Những trờng hợp này là hạn hữu, nó cũng chỉ là nhằm góp phần triệt tiêu cái xấulàm cho cuộc sống tốt đẹp hơn Bởi vậy những nhân vật Bụt, Phật, Tiên luôn phùhợp với cảm quan lành mạnh, lý tởng nhân đạo của nhân dân lao động, giúp họtin vào sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt đẹp đối với cái ác, cái xấu xa

9 Đinh Gia Khánh: Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện

Tấm Cám Nxb Văn học, H 1968, tr 39.

10 Nguyễn Đổng Chi: Nhận định tổng quát về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, trong cuốn "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, tập IV Nxb Viện Văn học 1993,

tr 2492

Trang 15

ở nớc ta, đạo Phật, đạo Thần Tiên cũng sáng tạo ra một hệ thống Phậtthoại, Tiên thoại để truyền bá những giáo lý của mình vào quần chúng nhân dân.Những truyện này kể về sự tích các vị Phật, Tiên, các tăng ni, đạo sĩ hoặc những

kẻ tu hành, mộ đạo Xét về bản chất bộ phận truyện này không phải là những cổtích đích thực mà chỉ là bộ phận “nhại cổ tích” Hệ thống Tiên thoại, Phật thoạinhằm chứng minh cho sức mạnh tôn giáo, khuyên con ngời “tu” theo tôn giáo màkhông cần đấu tranh, trái lại cổ tích hớng con ngời tới một cuộc đấu tranh mộtmất một còn với cái ác, với giai cấp thống trị Cho nên khi sáng tạo ra cổ tíchnhân dân lao động đã tiếp thu tôn giáo nhng nhào nặn lại theo ý tởng của mìnhcho phù hợp với ớc mơ, khát vọng của mình

Đó là lý do tại sao các nhân vật Bụt, Phật, Tiên lại có mặt nhiều trongtruyện cổ tích nhng không hoàn toàn là Phật, là Bụt nh trong tôn giáo Về vấn đề

này, tiến sĩ Nguyễn Xuân Đức đã có kết luận xác đáng rằng: " Tôn giáo có ảnh

hởng đến ngời dân, đến ngời sáng tạo ra cổ tích, khiến cho nhiều truyện cổ tích

có pha chút màu sắc tôn giáo, nhng nếu xét từ phơng diện ngời dân ở t cách ngờisáng tạo ra cổ tích chịu ảnh hởng của tôn giáo, chúng ta thấy xuất hiện một quan

hệ tiếp nhận - sáng tạo tích cực, chủ động Nghĩa là khi sáng tác truyện cổ tích,tác giả dân gian đã đóng vai một nghệ sĩ tiếp nhận sáng tạo chứ không đóng vaimột con chiên sáng tạo”(11)

3 Nguồn gốc tự nhiên

Trong truyện cổ tích thần kì ta thấy xuất hiện nhiều yếu tố kì diệu là convật nh đại bàng, quạ, trăn tinh, cá sấu Những nhân vật này có thể là hữu ích,

gần gũi với con ngời nh con chó và con mèo (truyện Con chó, con mèo và anh

chàng nghèo khổ) con chim (truyện Con chim khách màu nhiệm), nhng cũng có

khi là cái ác, hăm hại con ngời nh đại bàng (truyện Ba chàng thiện nghệ), mãng

xà (truyện Con chim khách màu nhiệm), quạ (truyện Ai mua hành tôi hay là lọ

n-ớc thần), Khi vào truyện cổ tích, một số nhân vật loại này có thể chuyển đổi

tuyến tuỳ thuộc vào yêu cầu của truyện Nghĩa là loài vật ác không nhất thiết ởtuyến phản diện mà có khi lại thuộc chiến chính diện: con tinh cho anh chàng

đốn củi ba bảo bối (truyện Chàng đốn củi và con tinh), cá sấu chở hai vợ chồng

11 Nguyễn Xuân Đức: Không nên đa truyện Chử Đồng Tử vào chơng trình phổ

thông Trong cuốn Văn hoá dân gian Thừa Thiên Huế Hội Liên hiệp Văn học

nghệ thuật Thừa Thiên Huế xuất bản 2003, tr 67

Trang 16

nhà nọ về quê hơng (truyện Sự tích con muỗi), cũng có khi là tuyến trung gian

nh: đại bàng (truyện Cây khế), con khỉ (truyện Hà rầm hà rạc),

Rõ ràng trong quan niệm của nhân dân thì các nhân vật này là xấu, là ác

đối với con ngời nhng trong truyện cổ tích thì chúng có thể là những con vật hữuích, có thể đem đến cho con ngời khả năng đạt đợc hạnh phúc Điều này hoàntoàn xuất phát từ cuộc sống thực tế của con ngời Trong quá trình lao động chinhphục sức mạnh của tự nhiên, con ngời đã trởng thành và đủ sức chinh phục đợcmột bộ phận những sức mạnh đó Nhiều loài thú vốn hung dữ đã quy phục đểsống với con ngời, giúp đỡ con ngời nh đại bàng, con tinh, cá sấu Thực tế đócộng với ớc mơ và khả năng tởng tợng bay bổng của ngời xa đã sáng tạo nênnhững yếu tố kì diệu là các con vật hoạt động ở cả 3 tuyến: thiện, ác và trunggian

Sự xuất hiện các yếu tố kì diệu là những con vật có nguồn gốc từ yếu tố tựnhiên làm cho thế giới nhân vật trong truyện cổ tích thần kì phong phú hơn, đadạng hơn, chứng tỏ khả năng sáng tạo nghệ thuật linh hoạt của tác giả dân gian

4 Nguồn gốc xã hội

Nguồn gốc sâu xa nhất của yếu tố kì diệu là những sức mạnh tự nhiên

Tr-ớc sự tàn phá ghê gớm của sức mạnh tự nhiên, con ngời trở nên bất lực, từ đó họ

đã tởng tợng ra những vị thần Tuy nhiên qua một quá trình phát triển, con ngời

đã dần dần chinh phục đợc một số sức mạnh tự nhiên Quá trình đó cũng đồngthời với việc con ngời phát hiện ra sức mạnh của chính mình, nhất là sức mạnhcộng đồng Đó là cơ sở để hình thành nên nhữg năng lực thần kì trong các nhân

vật cổ tích Những nhân vật này xuất hiện trong các truyện nh: Bốn anh tài;

Thạch sanh; Ngời thợ mộc Nam Hoa Những nhân vật này, ngời thì có phép lạ:

nghe đợc tiếng nói từ xa (Chàng thính tai), ngời có mình cao đặc biệt dìm xuốngnớc không ngập (Chàng cao), có ngời lại mang một tài năng tuyệt vời: chạm trổhoa văn trên gỗ nhanh và đẹp một cách kì lạ

Dĩ nhiên các nhân vật loại này đợc sáng tạo bởi sự kết hợp hài hoà giữa sứcmạnh con ngời với sức mạnh tự nhiên Thạch Sanh lại là ngời có nguồn gốc siêunhiên: là Thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai vào nhà họ Thạch, năm 13 tuổi đã đợctiên ông dạy cho các phép võ nghệ thần thông,

Trang 17

Công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên và áp bức của giai cấp thống trị

đang đặt ra một cách cấp bách và thờng xuyên trong cuộc sống hàng ngày củanhân dân lao động Đó là một quá trình đấu tranh đầy khó khăn và gian khổ

đồng thời cũng là cơ sở nảy sinh các nhân vật mang sức mạnh thần kì nh: cácchàng trai khoẻ, các chàng trai kì tài, các dũng sĩ diệt đại bàng, diệt yêu tinh cứu

ngời đẹp, cứu dân làng Những nhân vật này "Mang trong mình khí thế hào

hùng, kì vĩ của những nhân vật trong xã hội cộng đồng, đồng thời họ cũng thềhiện khát vọng dân chủ mãnh liệt của nhân dân trong xã hội phân hoá giai cấp,

bất chấp mọi tai hoạ do bọn phong kiến ác nghiệt gây nên"(12)

Trong truyện cổ tích những nhân vật loại này thờng khi có bề ngoài xấu xínhng ẩn chứa bên trong một con ngời rất đẹp Loại nhân vật có mặt trong các

truyện nh: Ngời lấy cóc, Lấy chồng dê, Ngời lấy ếch, Sọ Dừa,

"Yếu tố kì diệu này phản ánh quan niệm thẩm mĩ của nhân dân (về sự hài

hoà của cái đẹp) và lý tởng dân chủ: sự thắng thế của những con ngời xấu xí bịkhinh miệt dới xã hội cũ Phải chăng đó là sự dự báo sớm của quá trình chuyển

đổi từ kẻ quét lá đa với con vua mà sau này nhân vật đã đối thoại trực tiếp với

tầng lớp thống trị"(13) Nói cách khác: đó là sự phản ánh rõ nhất khát vọng, ớc mơcủa nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, cuộc sống mà ở đó những conngời xấu xí, dị hình có thể trở nên đẹp đẽ, bình đẳng thậm chí thắng thế trớc bấtkì thế lực nào

"Truyện cổ tích nêu rõ quan điểm của nhân dân về công lý xã hội Trong

hầu hết các truyện, kẻ có tội ác nhất định không tránh khỏi hình phạt đích đáng,

bất kể y thuộc vào tầng lớp nào" (14) Đối với các nhân vật phản diện, tác giả dângian không chỉ phản ánh, tố cáo, lên án sự tham lam ích kỉ, độc ác dã man củachúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng để những ngời lơng thiện đợcsống yên vui Vì thế hầu hết các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích đều cókết cục bi thảm và bị trừng phạt thích đáng Sự phản trắc, ác độc nham hiểm củachúng không cho chúng tồn tại với t cách là con ngời nữa, mà chúng phải hoáthân thành kiếp khác - kiếp của những con vật: Lý Thông bị trời đánh hoá thành

12 Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn: Văn học dân

gian Việt Nam Nxb Giáo dục, 1998, tr 621.

13 Lê Chí Quế (Chủ biên) Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian

Việt Nam Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001, tr 126.

14 Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên: Lịch sử văn học Việt Nam, văn

học dân gian Nxb ĐH & THCN, H 973, tr 123.

Trang 18

kiếp thành bọ hung, ngời vợ phụ bạc bị trừng phạt phải hoá thành con muỗi, gia

đình lão phú ông phải hoá thân thành loài khỉ, Thiện phải chiến thắng và đợcban thởng, ác phải thất bại và chịu hình phạt đó là kết cục của mỗi chuyện cổ tíchthần kì Đấy cũng là ớc mơ, là khát vọng mãnh liệt của nhân dân lao động Mơ ớc,khát vọng đó chính là cơ sở ra đời những yếu tố kì diệu

M.Gorki đã có nhận xét sâu sắc rằng: " Phía sau truyện cổ tích, dân ca,

tôi cảm thấy có một cái gì thần diệu nó sáng tạo ra tất cả các truyện cổ tích vàdân ca Và nói chung, truyện cổ tích mở ra trớc mắt tôi một cửa sổ trông vàomột cuộc sống trong ấy có một lực lợng tự do, không biết sợ sệt đang tồn tại vàhành động, mơ tởng đến một cuộc đời tốt đẹp hơn"(15)

II Dạng và tuyến tồn tại của yếu tố kì diệu

Yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì khá đa dạng cả về hình thứcbiểu hiện lẫn bản chất xã hội Chính vì lẽ đó muốn thấy vai trò của yếu tố kì diệu,chúng ta phải tiến hành phân loại, phân tuyến, nghĩa là chúng ta phải loại hìnhhoá thành các dạng tồn tại cũng nh tuyến tồn tại của nó, từ đó chỉ ra vai trò, chứcnăng của nó đối với nhân vật chính (cả chính diện và phản diện) cũng nh đối vớicốt truyện

Sau đây là bảng thống kê và phân loại hệ thống các yếu tố kì diệu có trongcác truyện cổ tích thần kì ngời Việt đợc chúng tôi chọn ra để khảo sát Để dễthấy một cách tổng quan vấn đề, các yếu tố kì diệu đợc chúng tôi trình bày theothứ tự số lần xuất hiện ở mỗi loại có ghi rõ ở những truyện nào Tuy nhiên đểtránh rờm rà chúng tôi chỉ dẫn ra số thứ tự của truyện đợc Nguyễn Đổng Chi quy

định trong bộ su tập của mình Tên truyện cụ thể ứng với mỗi số sẽ có từng phầnbảng phụ lục ở cuối công trình

A Các dạng tồn tại

1 Dạng hữu hình

1.1 Yếu tố kì diệu dạng ngời

1.1.1 Ngọc Hoàng và các thần ở cõi trời:

15 M.Gorki: Toàn tập, quyển 27, tr 400 - 4001

Trang 19

Nhân vật Ngọc Hoàng xuất hiện 6 lần trong các truyện số: 20, 29, 49, 68,

136, 182

Nhân vật thần (Nữ Thần, Thần Ma, Thiên Binh, thiên Lôi, ) xuất hiện 9lần trong các truyện số: 14, 31, 44, 68, 118, 124, 146, 165, 166 Riêng Thần Sétxuất hiện 5 lần trong các truyện số 29, 49, 68, 128, 183 Loại nhân vật này cónguồn gốc từ thần thoại nhng đã đợc cổ tích hoá Ngọc Hoàng và các thiên thầntrong cổ tích là sự khái quát hoá, hình tợng hoá và thần thánh hoá các lực lợng xãhội theo quan niệm và lý tởng của nhân dân Xã hội của các thần cũng đợc tổchức chặt chẽ nh xã hội trần gian

1.1.2 Diêm Vơng và các thần ở cõi âm

Diêm Vơng và các thần linh cõi âm bao gồm cả hồn ngời sau khi chết,xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 21, 184 Cõi âm đợc quan niệm là nơi trú ngụcủa hồn ngời và đợc ghi vào sổ Thiên tào.Trong cõi âm, Diêm Vơng là ngời đứng

đầu, chuyên xét xử những hồn ngời có tội khi sống trên trần thế Ngời có công

đức thì đợc lên cõi trời (hay cõi Tiên, cõi Phật), ngời có tội thì phải xuống địangục và bị hành hình theo tội trạng

1.1.3 Long Vơng và các thuỷ thần ở cõi nớc

Nhân vật vua Thuỷ Tề, Thái tử, Long Vơng xuất hiện 7 lần trong các

truyện số: 15, 29, 48, 68, 92, 105, 129 "Trong quan niệm truyền thống của ngời

Việt, cõi nớc (hay thuỷ phủ, Long cung) là vơng quốc của Long Vơng (hay vuaThuỷ Tề) và các Thuỷ Thần Cõi nớc nh là láng giềng của cõi trần, hai bên cónhiều quan hệ với nhau, ngời trần có khi lạc vào cõi nớc của Thuỷ Tề, các nhân

vật ở cõi nớc cũng có khi lạc vào cõi trần"(16)

1.1.4 Loại nhân vật là Phật, Bụt, Tiên, Đạo sĩ, Thánh, xuất hiện 25 lần trong các truyện số: 3, 6, 10, 11, 12, 15, 14, 22, 23, 44, 68, 105, 118, 122, 124,

125, 126, 139, 146, 151, 154, 155, 165, 182, 193 Các nhân vật này có khi hoáthân trong hình dạng một ngời già hoặc một ngời hành khất để thử lòng ngờingay, kẻ ác và ban tặng vật thần kì cho nhân vật chính-chính diện

1.1.5 Năng lực kì diệu trong nhân vật trung tâm chính diện

16 Hoàng Tiến Tựu: Văn học dân gian Việt Nam Nxb Giáo dục, 2000, tr 83.

Trang 20

- Nhân vật trung tâm chính diện có những phẩm chất, tài năng kì lạ Yếu tốnày xuất hiện 5 lần trong các truyện số: 66, 68, 105, 107, 183 Loại nhân vật này

có những tài năng phi thờng: họ có thể bắn rụng chiếc lá từ trên cây cao, họ cóthể lặn dới biển sâu để tìm một chiếc nhẫn, họ còn có thể cứu ngời chết sống lại

Đặc biệt họ có sức mạnh phi thờng, giết đợc cả trăn tinh, mãng xà, Ước mơ vềcuộc sống yên ấm, hạnh phúc không còn cái ác tồn tại là nguồn gốc của nhữngyếu tố kì diệu này

- Nhân vật trung tâm chính diện có thể lột bề ngoài xấu xí, dị hình thànhmột con ngời rất đẹp Yếu tố kì diệu này xuất hiện 3 lần trong các truyện số: 126,

128, 129 Ngoài ra yếu tố này còn xuất hiện trong môt số truyện cổ tích khác nh:

Sọ Dừa, Nàng tiên ốc (phần khảo dị) Đó là ớc mơ về sự thắng thế của những con

ngời thấp cổ bé họng, những con ngời có số phận hẩm hiu trong một xã hội đầyrẫy bất công, ngang trái của nhân dân lao động

1.1.6 Nhân vật Yêu tinh, mụ Chằng xuất hiện 2 lần trong các truyện số:

138, 166 Đây là nhân vật chuyên cản trở, gây khó khăn cho nhân vật trung tâmchính diện Nó là hiện thân của những cái ác trong xã hội lúc bấy giờ

1.2 Yếu tố kì diệu là các con vật

1.2.1 Nhân vật Đại bàng xuất hiện 3 lần trong các truyện số: 59, 68, 107.1.2.2 Nhân vật Mãng xà xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 124, 148.1.2.3 Nhân vật Quạ xuất hiện 7 lần trong các truyện số: 15, 92, 131, 132,

135, 150, 182

1.2.4 Nhân vật bầy Khỉ xuất hiện 1 lần trong truyện số: 152

1.2.6 Nhân vật Rắn xuất hiện 3 lần trong các truyện số: 15, 48, 92

1.2.7 Nhân vật là Ba ba chỉ xuất hiện 1 lần trong truyện số: 136

1.2.8 Nhân vật Trăn tinh xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 68, 155 1.2.9 Nhân vật Ngựa xuất hiện 1 lần trong các truyện số: 121

1.2.10 Nhân vật con Tinh xuất hiện 1 lần trong truyện số: 121

1.2.11 Nhân vật con Cá sấu xuất hiện 1 lần trong truyện: số 11

1.2.12 Nhân vật dới dạng loài chim Phợng Hoàng, chim Khách, chim Sẻxuất hiện 8 lần trong các truyện số: 1, 15, 118, 124, 135, 145, 154, 165

Trang 21

Yếu tố kì diệu là các con vật xuất hiện khá nhiều trong truyện cổ tích thầnkì của ngời Việt Nó làm cho thế giới nhân vật của truyện cổ tích đa dạng, phongphú hơn, nó phản ánh khả năng tởng tợng diệu kì, bay bổng của ngời xa.

1.3 Yếu tố kì diệu là đồ vật

1.3.1 Niêu cơm thần xuất hiện 1 lần trong truyện số: 68

1.3.2 Cung thần xuất hiện 1 lần trong truyện số: 68

1.3.3 Cây đàn thần xuất hiện 1 lần trong truyện số: 68

1.3.4 Gậy đầu sinh đầu tử xuất hiện 1 lần trong truyện số: 138

1.3.5 Viên ngọc thần xuất hiện 5 lần trong truyện số: 14, 15, 92, 136, 159.1.3.6 Cái mâm thần xuất hiện 1 lần trong truyện số: 121

1.3.7 Cái ống thần xuất hiện 1 lần trong truyện số: 121

1.3.8 Bông hoa thần xuất hiện 2 lần trong các truyên số: 11, 165

1.3.9 Lọ nớc thần xuất hiện 1 lần trong truyện số: 135

1.3.10 Cái túi thần xuất hiện 1 lần trong truyện số: 131

Yếu tố kì diệu là các đồ vật xuất hiện trong truyện cổ tích thần kì với tcách là những phơng tiện thần kì giúp nhân vật trung tâm chính diện đi đợc đếncái đích mà nhân vật nói riêng, nhân dân lao động nói chung mong muốn, ớc mơ.Cùng với các phơng tiện thần kì là các con vật hữu ích, kì diệu, các câu thần chú,các yếu tố kì diệu là đồ vật hợp thành một hệ thống các phơng tiện thần kì phongphú, đa dạng

2 Dạng vô hình

Yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích thần kì ngời Việt không chỉ tồn tại ởdạng hữu hình: dạng ngời, dạng đồ vật, dạng con vật mà nó còn tồn tại ở dạng vôhình

2.1 Câu thần chú xuất hiện 1 lần trong truyên số: 125

2.2 Sự biến hình của nhân vật phản diện khi chết với nhiều dạng khácnhau:

Trang 22

- Nhân vật phản diện chết biến hình thành con vật xuất hiện 7 lần trong cáctruyện số: 6, 10, 12, 13, 36, 68.

- Nhân vật phản diện chết và biến thành đồ vật xuất hiện 1 lần trong truyệnsố: 22

Coi sự chết và biến hình ở đây là sự trừng phạt kẻ xấu, kẻ ác, Tăng Kim Ngânchỉ rõ: sự biến hoá mang tính chất trừng phạt chỉ diễn ra với nhân vật phản diện

2.3 Sự hoá thân của nhân vật trung tâm chính diện:

- Nhân vật trung tâm trở nên xinh đẹp nhờ sự trợ giúp của lực l ợng thần kì.Yếu tố kì diệu này xuất hiện 3 lần trong các truyện số: 11, 132, 135

Đây là cái chết và sự hoá thân của nhân vật chính diện, khác với cái chết

và sự biến hoá mang tính chất trừng phạt của nhân vật phản diện ở đây nhân vậtchính diện trung tâm chết nhng lại đợc hoá thân thành dạng khác tốt đẹp hơn vàtiếp tục tồn tại

Trong công trình này chúng tôi vẫn xếp truyện Sự tích con dã tràng vào

cổ tích thần kì mặc dù nhân vật trung tâm chính diện chết và hoá thân, nghĩa làkết thúc bi kịch Bởi vì trong truyện này yếu tố kì diệu giữ vai trò quan trọngtrong sự phát triển và diễn biến của cốt truyện Trái lại ở các truyện cổ tích cũng

có sự chết và hoá thân của nhân vật chính-chính diện nh Sự tích trầu cau và Sự

tích đã vọng phu, Sự tích ba ông đầu rau, thì yếu tố kì diệu chỉ xuất hiện ở

phần kết thúc để gắn kết câu chuyện vào một sự vật, một hiện tợng nào đó của tựnhiên, xã hội trong hệ thống truyện “sự tích”, yếu tố kì diệu đã không tham giavào cốt truyện của loại truyện này và xung đột xã hội vẫn cha đợc giải quyết

B Các tuyến tồn tại

Nhân vật văn học là hiện tợng hết sức đa dạng, các nhân vật thành công ờng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên, trong các nhân vật, xét

th-về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tợng lặp lại, tạothành các loại nhân vật Để chiếm lĩnh thế giới nhân vật văn học đa dạng, cần tìmhiểu phơng tiện, loại hình của chúng

Nếu nh lý luận văn học viết chia nhân vật thành hai tuyến: tuyến chínhdiện và tuyến phản diện thì yếu tố kì diệu trong cổ tích ngoài các tuyến chính

Trang 23

diện và tuyến phản diện còn có tuyến trung gian Nh vậy có thể xem tuyến trung

gian là một sáng tạo độc đáo của tác giả dân gian trong truyện cổ tích thần kì

1.4 Diêm Vơng xuất hiện 1 lần trong truyện số: 21

1.5 Những nhân vật dới dạng loài chim (Phợng hoàng, chim khách, chim sẻ )xuất hiện 8 lần trong các truyện số: 1, 115, 118, 124, 135, 145, 154, 165

1.6 Nhân vật là con cá sấu xuất hiện 1 lần trong truyện số: 10

1.7 Nhân vật là rắn xuất hiện 4 lần trong các truyện số:15, 48, 92

1.8 Nhân vật là chuột xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 48, 92

1.9 Nhân vật là bà ba xuất hiện 1 lần trong truyện số: 136

1.10 Nhân vật là con tinh xuất hiện 1 lần trong truyện số: 121

Ngoài ra còn phải nhắc tới các yếu tố kì diệu là những trợ thủ thần kì dớidạng các đồ vật các câu thần chú đã can thiệp mạnh mẽ vào sự biến đổi và pháttriển của cốt truyện nh: Viên ngọc thần (5 lần) trong các truyện số: 15, 92, 136,

159, bông hoa thần, cây đèn thần, lọ nớc thần, gậy đầu tử, niêu cơm thần, cung đàn

Những yếu tố kì diệu tuyến thiện tồn tại với t cách là những yếu tố tíchcực, đó là những con ngời, những con vật mang trong mình phẩm chất, đức tínhtốt đẹp Chính những yếu tố này là "phơng tiện thần kì để hỗ trợ, giúp đỡ nhânvật trung tâm chính diện đạt đợc ớc mơ và khát vọng"(17)

2 Tuyến phản diện

17 Phơng Lựu (Chủ biên), Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Xuân Nam: Lý

luận văn học Nxb Giáo dục 1997, tr 285.

Trang 24

2.1 Nhân vật Yêu tinh, mụ Chằng và con gái chúng xuất hiện 2 lần trongcác truyện số: 138, 166.

2.2 Nhân vật Đại bàng xuất hiện 3 lần trong các truyện số: 59, 68, 107.2.3 Nhân vật Long vơng xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 15, 105.2.4 Nhân vật Mãng xà xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 124, 148.2.5 Nhân vật thần xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 31, 124

2.6 Nhân vật quạ xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 92, 135

2.7 Nhân vật trăn xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 68, 155

2.8 Nhân vật quỷ xuất hiện 2 lần trong các truyện số: 131, 150

2.9 Nhân vật Ngọc Hoàng xuất hiện 1 lần trong truyện số: 29

2.10 Nhân vật Thần sét xuất hiện 1 lần trong các truyện số: 29

2.11 Nhân vật rắn xuất hiện 1 lần trong các truyện số: 15

Những yếu tố kì diệu tuyến phản diện là một trong bảy nhóm hành động

mà V.Ia Prôp đã nêu ra trong công trình Hình thái học truyện cổ tích Những

yếu tố kì diệu tuyến phản diện có thể xếp vào nhóm hành động của kẻ đối thủbao gồm các hành động gây thiệt hại, trận giao chiến, sự truy nã Các nhân vậttrung tâm chính diện hành động để tiêu diệt, triệt tiêu các yếu tố kì diệu tuyếnphản diện này trên con đờng đạt tới chiến thắng cuối cùng của mình

3 Tuyến trung gian

3.1 Nhân vật Đức Phật xuất hiện 7 lần trong các truyện số: 6, 11, 12, 13,

22, 105

3.2 Nhân vật Đại bàng, Quạ xuất hiện 3 lần trong các truyện số: 15, 56,182

3.3 Nhân vật Long vơng xuất hiện 1 lần trong truyện số: 129

3.4 Nhân vật bầy khỉ xuất hiện 1 lần trong truyện số: 152

3.5 Nhân vật con ngựa xuất hiện 1 lần trong các truyện số: 121

3.6 Nhân vật quỷ xuất hiện 1 lần trong truyện số: 132

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đổng Chi: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, phần "Nghiên cứu truyện cổ tích nói riêng và truyện cổ tích Việt Nam". Nxb Viện Văn học 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu truyện cổ tích nói riêng và truyện cổ tích Việt Nam
Nhà XB: Nxb Viện Văn học 1993
2. Nguyễn Đổng Chi: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập V, phần "Nhận định tổng quát về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”. Nxb Viện Văn học 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận định tổng quát về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Nhà XB: Nxb Viện Văn học 1993
3.Chu Xuân Diên: Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian, tập II. Nxb ĐH&THCN Hà Nội 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian
Nhà XB: Nxb ĐH&THCN Hà Nội 1973
4. Chu Xuân Diên, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Huệ Chi...Từ điển văn học, tập II. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
5. Cao Huy Đỉnh: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
6. Nguyễn Xuân Đức: Những vấn đề thi pháp văn học dân gian. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp văn học dân gian
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
7. Nguyễn Xuân Đức: Thi pháp truyện cổ tích thần kì ngời Việt. Đề tài Khoa học cấp Bộ 1996, giải thởng nghiên cứu khoa học của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp truyện cổ tích thần kì ngời Việt
8. Hà Minh Đức (Chủ biên): Lí luận văn học. Nxb Giáo dục 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1997
9. M.Gorki: Bàn về văn học, tập I, Nxb Văn học, Hà Nội 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Nhà XB: Nxb Văn học
10. Lê Bá Hán (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb ĐHQG Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ "văn học
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội 1997
11. Đinh Gia Khánh: Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện "Tấm Cám". Nxb Văn học, Hà Nội 1968 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tấm Cám
Nhà XB: Nxb Văn học
12. Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Giáo dục 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1998
13. Phơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà...: Lý luận văn học. Nxb Giáo dục 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1997
14. Tăng Kim Ngân: Cổ tích thần kì ngời Việt - Đặc điểm cấu tạo cốt truyện. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổ tích thần kì ngời Việt - Đặc điểm cấu tạo cốt truyện
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
15. Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Hoàng Tiến Tựu, Lê Trí Viễn...: Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 1. Văn học dân gian, phần I.Nxb Giáo dục, Hà Nội 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Văn học Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên): Văn học Việt Nam - Văn học dân gian. Những công trình nghiên cứu. Nxb Giáo dục 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam - Văn học dân gian. Những công trình nghiên cứu
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1999
17. A.M.Nôvicôva (Chủ biên): Sáng tác thơ ca dân gian Nga, tập I. Đỗ Hồng Chung, Chu Xuân Diên dịch. Nxb Đại học trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tác thơ ca dân gian Nga
Nhà XB: Nxb Đại học trung học chuyên nghiệp
18. Lê Chí Quế (Chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian Việt Nam. Nxb ĐHQG Hà nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà nội 2001
19. Hoàng Tiến Tựu: Mấy vấn đề về phơng pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian. Nxb Giáo dục 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về phơng pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1997
20. Hoàng Tiến Tựu: Bình giảng truyện dân gian. Nxb Giáo dục 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng truyện dân gian
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w