1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý công tác phòng chống tình trạng trẻ béo phì ở các trường mầm non quận bình thạnh, thành phố hồ

89 714 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Hiện nay tình trạng bệnh béo phì đang tăng lên với tốc độ đáng báođộng không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển.Tình trạng béo phì ở trẻ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay tình trạng bệnh béo phì đang tăng lên với tốc độ đáng báođộng không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển.Tình trạng béo phì ở trẻ lứa tuổi Mầm non là nguy cơ làm ảnh hưởng đến sựphát triển thể lực, tâm lý và khả năng sinh hoạt học tập của trẻ trong tương lai

Béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ởtuổi trưởng thành, hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rốiloạn tuần hoàn não, hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới Do vậy, đểđảm bảo cho trẻ mạnh khỏe và phát triển bình thường nhất thiết phải giảmmột cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ

Chính do nguy cơ, tác hại của bệnh béo phì cho nên Đảng, Nhà nước,các Ngành liên quan, nhất là Ngành giáo dục luôn quan tâm đến sự phát triển

và các hoạt động của trẻ như dinh dưỡng, thể chất, sức khỏe

Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu của Ngành giáo dục làđào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, nhanhnhẹn, có tác phong công nghiệp Tuy nhiên, càng ngày số trẻ béo phì trongđịa bàn thành phố càng gia tăng Béo phì là một bệnh có thể phòng ngừa đượcnhưng rất khó tiêu diệt, nó lại mang theo nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao, làmột trong tứ chứng nan y hiện nay ở nước ta Dưới góc độ giáo dục, nếu nhàtrường không có những biện pháp phòng chống, can thiệp kịp thời ngay từ khitrẻ còn ở trong độ tuổi mầm non thì sau này nó sẽ trở thành gánh nặng chotinh thần người mắc bệnh, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của gia đình và nguồnnhân lực của xã hội Vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì ở trẻ đãtrở thành một vấn đề thật sự quan trọng đối với những người làm công tácdinh dưỡng lẫn giáo dục

Bản thân là một cán bộ quản lý điều hành giám sát công tác chăm sóc,nuôi dưỡng các cháu tại trường Mầm non 27 - Quận Bình Thạnh, tôi cũng đã

Trang 2

cố gắng rất nhiều trong việc tìm biện pháp xây dựng kế hoạch và tổ chức thựchiện phòng chống béo phì tại đơn vị, tuy nhiên, số lượng trẻ béo phì tại lớp vàtrường đã không giảm, mà còn có chiều hướng tăng Nhận thức được tác hạicủa béo phì, từ đó tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp quản lý có tácdụng tốt nhằm hạn chế tình trạng béo phì, góp phần giúp trẻ phát triển toàndiện, tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động diễn ra xung quanh hàng ngày,cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong công tác quản lý chăm

sóc giáo dục trẻ mầm non.

Ngày 31/5/2010 tại Hà Nội, theo điều tra mới nhất về tình trạng dinhdưỡng trẻ em và bà mẹ do Bộ Y tế, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và Tổngcục thống kê phối hợp thực hiện cho thấy tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

và phụ nữ năm 2009 đều tăng so với năm 2000 Trong đó, thừa cân, béo phì ởtrẻ dưới 5 tuổi tăng 6,2 lần Thừa cân, béo phì ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổităng gần gấp đôi ( từ 3% lên 5,8% ) Thừa cân và béo phì của phụ nữ trong độtuổi sinh đẻ tăng từ 4,6% lên 7,9% Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻtùy thuộc mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng, làm ảnhhưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ

Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề: Một số giải pháp quản lý công

tác phòng chống tình trạng trẻ béo phì ở các trường mầm non Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằmhạn chế tình trạng trẻ béo phì ở các trường Mầm non Quận Bình Thạnh,TP.HCM

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý phòng chống béo phì cho trẻ tại trường mầm nonQuận Bình Thạnh, TP.HCM góp phần giúp cho cơ thể trẻ được phát triển mộtcách cân đối, hài hòa

Trang 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các giải pháp quản lý nhằm phòng chống béo phì cho trẻ tại trườngmầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý công tác phòng chống tìnhtrạng trẻ béo phì mang tính khoa học, khả thi và áp dụng phù hợp vào thựctiễn thì sẽ giảm bớt tình trạng trẻ béo phì, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theochuẩn chăm sóc nuôi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở cáctrường mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác quản lý phòng chống béo phì tạimột số trường Mầm non trên địa bàn Quận Bình Thạnh, TP.HCM

- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòngchống béo phì cho trẻ mầm non

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý công tácphòng chống tình trạng trẻ béo phì ở trường mầm non dưới sự chỉ đạo, điềuhành của lãnh đạo nhà trường

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý phòng chống béo phì ởtrẻ trong 2 năm học: 2010 - 2011 và 2011 – 2012

- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các trường Mầm non 27, Mầmnon 24B, Mầm non TT Ánh Sáng trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Thành phố

Hồ Chí Minh

Trang 4

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu có liênquan đến đề tài nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu các tư liệu và sản phẩm hoạt động (các kế hoạch, các báo cáo sơkết, tổng kết, các văn bản chỉ đạo, hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác quản

lý phòng chống béo phì ở trẻ mầm non)

- Điều tra bằng phiếu: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, cấp dưỡng cáctrường mầm non để tìm hiểu nhận thức, những thuận lợi, khó khăn và các giảipháp phòng chống bệnh béo phì ở trẻ mầm non

- Phương pháp quan sát: Quan sát cấp dưỡng chế biến thực đơn cho trẻ béophì để so sánh chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ béo phì và trẻ bình thường;quan sát giáo viên hướng dẫn trẻ hoạt động, quan sát giờ hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời của trẻ để nắm được mức độ tham gia, lượng hoạt động

và mối quan hệ của trẻ béo phì với các bạn bình thường khác

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáoviên, cấp dưỡng và phụ huynh để tìm hiểu nhận thức, những thuận lợi, khókhăn và các giải pháp trong phòng chống bệnh béo phì ở trẻ

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Thu thập số liệu trên máy vi tính để xử lý các thông tin trong phiếuđiều tra

7 Đóng góp của luận văn

- Về lý luận: Hệ thống cơ sở lý luận về bệnh béo phì, nguyên nhân, cách phát

hiện, tác hại, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì Qua đó nhấn mạnh tầmquan trọng của công tác quản lý phòng chống bệnh béo phì ở trẻ mầm non.Việc nghiên cứu phần lý luận đầy đủ, và có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sởkhoa học để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý công tác

Trang 5

phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở một số trường mầm non trên địa bànQuận Bình Thạnh, TP.HCM.

- Về thực tiễn: Luận văn đã khảo sát tình trạng phòng chống bệnh béo phì cho

trẻ ở một số trường mầm non; những thuận lợi, khó khăn trong công tácphòng chống trẻ béo phì Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về công tácphòng chống béo phì đến các bậc phụ huynh và xã hội trong việc chăm sócnuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non

- Xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý công tác phòng chống tình trạngtrẻ béo phì ở các trường mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM

- Đề xuất một số kiến nghị cần thiết đối với các cấp lãnh đạo, các ban ngành,

tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý công tác phòng chống tình trạngtrẻ béo phì ở các trường mầm non

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, kết quả nghiên cứu của đề tài đượctrình bày trong 3 chương

8.1 Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

8.2 Chương 2: Thực trạng công tác quản lý phòng chống tình trạng trẻ béophì ở các trường mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM

8.3 Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác quản lý phòng chống tìnhtrạng trẻ béo phì ở các trường mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM

8.4 Kết luận và kiến nghị

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Từ những năm đầu thế kỷ XX con người đã hiểu và quan tâm bệnh béophì và đã được quan tâm nghiên cứu trên toàn thế giới Năm 1900, VonNoorden đã đánh dấu một mốc quan trọng bởi sự ra đời của cuốn sách gâyảnh hưởng sâu xa đến ngày nay với tựa đề: “DieFettsucht” (nghĩa đen là tích

tụ mỡ) Von Noorden phân ra hai loại béo phì chính:

Loại 1: béo phì ngoại (Ovegenous) Loại này ám chỉ béo phì trong tìnhtrạng chuyển hóa thức ăn bình thường, nói cách khác chỉ bởi ăn quá nhiều mà

Ở Mỹ, năm 1994 bác sĩ Jeffrey Fridman (Đại học Rockefeller ở NewYork) khám phá ra một gien gọi là OB ở loài chuột béo phì Tại mô mỡ củaloài chuột này xuất hiện chất có tên là leptin, một protein gồm 146 acid aminđược gọi là hormon điều chỉnh cân nặng Leptin làm nhiệm vụ truyền lên nãothông tin về sự no, thiếu leptin con vật ăn mãi mà không có cảm giác no gây

ra béo phì Vài tháng sau đó, cũng nhóm nghiên cứu này đã tìm ra được gientương ứng ở người, cũng gọi là OB, nằm ở nhiễm sắc thể số 7

Thực tế, các nhà khoa học ước đoán có gần 200 gien liên quan đến béophì Các nhà khoa học Thụy Điển thuộc Đại học Goteborg đã phát hiện ở

Trang 7

chuột một gien giúp chúng ăn chất béo thoải mái mà vẫn có thân hình thonthả Gien này có tên là FOXC2 Họ hy vọng sẽ dùng gien này để điều trị béophì cho người.

Các nhà khoa học Anh, Mỹ, Australia đã tìm ra hormon peptide YY-36hay còn gọi là PYY nằm ở thành ruột có tác dụng chống cảm giác thèm ăn.Các nhà khoa học Thụy Điển thuộc Đại học Goteborg đã phát hiện ra mộtgien có tên là FOXC2 có tác dụng chống hấp thu chất béo và làm giảm sốlượng các tế bào mỡ Hướng nghiên cứu tác động vào gien gây béo phì vẫnđang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, trong những năm gần đây, vấn đề béo phì ở trẻ em đã đượcquan tâm, nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống của các ban ngành, đặc biệt lànhững người làm công tác dinh dưỡng và giáo dục Nhiều cuộc điều tra, nhiềubài viết và nhiều công trình nghiên cứu của một số tác giả về y học, tâm lý,giáo dục học được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau

Đề tài “Khảo sát khuynh hướng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ 4-5

tuổi tại các trường mầm non nội thành TP.HCM – Năm 2005” do Bác sĩ

Phạm Thị Ngân Hà làm chủ nhiệm đã đưa ra những kết luận khuynh hướngtrẻ bệnh béo phì ngày càng tăng do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, đặc biệt

là trẻ ở nội thành dễ bị béo phì hơn trẻ ở nông thôn

Đề tài “Kết quả lượng giá hồ sơ béo phì trẻ em tại phòng khám trung

tâm dinh dưỡng TPHCM năm 2005- 2006” tác giả Lê Thị Kim Qui – Giám

đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho rằng béo phì xảy ra với tần suất cao

ở trẻ của những gia đình khá giả tại các đô thị lớn, trình độ học vấn và nghềnghiệp của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ vàmuốn điều trị béo phì thành công đòi hỏi phải có sự quan tâm theo dõi, chămsóc liên tục của gia đình trẻ

Hội nghị khoa học “Thừa cân – béo phì, mối nguy cơ của các bệnh thời

đại” do Trung tâm dinh dưỡng và Viện Y học dân tộc TP.HCM tổ chức năm

Trang 8

2007, đã cho thấy bệnh béo phì có mối quan hệ chặt chẽ với một số bệnh nhưbệnh đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giớitính Ngoài ra bệnh béo phì dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ, làm tăng nguy cơ cácbệnh lý như viêm tụy, xương khớp.

Đề tài “Thừa cân – béo phì, gánh nặng của dinh dưỡng và sức khỏe

hiện nay” tác giả Lê Thị Kim Qui – Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng

TP.HCM đã nêu lên được những yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì, hậuquả, chiến lược, dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì

Đề tài “Béo phì – căn bệnh của thời đại, các hiểu biết mới và một số

nghiên cứu ở Huế” của tác giả Trần Hữu Dàng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại

học Y dược Huế cảnh báo nguy cơ bệnh tật do béo phì gây ra như bệnh lý timmạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và có thể một số loại ung thư

Đề tài “Béo phì và ung thư” của tác giả Quan Vân Hùng – Trưởng khoa

Nội II Viện Y học dân tộc đã đưa ra những nghiên cứu về số lượng người chết

vì ung thư có liên quan đến béo phì Tác giả cũng đưa ra kết luận rằng nhữngngười nặng cân có tỉ lệ tử vong do ung thư cao hơn so với người có cân nặngbình thường

Đề tài “Mười năm xây dựng phương pháp điều trị béo phì tại Viện Y

dược học dân tộc TP.HCM”, tác giả Lê Thúy Tươi đã cho thấy được qui trình

xây dựng phương pháp điều trị thừa cân, béo phì Qua đó cho thấy được cáinhìn tổng thể về việc điều trị béo phì hiện nay là nhu cầu của cộng đồng mà y

tế cần quan tâm giải quyết Đề tài cũng cho thấy số bệnh nhân bệnh béo phì ởnội thành TP.HCM chiếm hơn 50% trong tổng số bệnh nhân đến điều trị,trong đó phái nữ chiếm trên 80%

Hoặc đề tài “Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và tập

quán nuôi con tại TP.HCM” (1996 của tác giả Nguyễn Thị Kim Hưng,

Nguyễn Thị Ngọc Hương và cộng sự)

Các đề tài nghiên cứu béo phì để phục vụ cho việc tìm hiểu nguyên

nhân, tác hại béo phì đối với mọi lứa tuổi có “Béo phì, những điều cần biết”

Trang 9

Giáo sư Đặng Phương Kiệt; “Lại nói về béo phì ở trẻ em” Bác sĩ Đỗ Ngọc Đức; “Rối loạn dinh dưỡng và bệnh béo phì” của tác giả Vũ Quốc Trung.

Hoặc các nghiên cứu béo phì để phục vụ cho việc phòng chống, điều trị

có các bài viết: “Các phương pháp chống mập hiệu quả” Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng; “Bệnh mập phì, sụt cân và thèm ăn trị tận gốc” của tác giả Phạm

Cao Hoàn

Đặc biệt, một số tác giả đã nghiên cứu béo phì để phục vụ cho việc

phòng chống béo phì cho trẻ em ở các trường mầm non có: “Các hoạt động

phòng chống béo phì cho trẻ tại các trường mầm non Quận Gò Vấp” của cô

Nguyễn Thị Liên Mai; “Tổ chức hợp lý bữa ăn cho trẻ” cô Nguyễn Thị Thu

Huyền – Phó hiệu trưởng trường Mầm non bán công Sơn ca 10 – Quận Phú

Nhuận; “Các vấn đề cần quan tâm trong cách tiếp cận trẻ béo phì lứa tuổi

mẫu giáo – nhà trẻ” của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng; “Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Diễm Hằng

Nhìn chung các đề tài, các nghiên cứu về béo phì, nhất là tình trạngtăng cân, béo phì của trẻ đã được quan tâm và được các nhà khoa học tậptrung nghiên cứu từ những thập niên của thế kỷ XIX, XX Tuy nhiên, trongmột thế giới mở với tốc độ phát triển về khoa học kỹ thuật, các quốc gia hộinhập trong một xu thế “Thế giới ngôi nhà chung” và trong một không gianthời gian của những năm đầu thập niên thế kỷ XXI, từ nhiều nguyên nhân đãdẫn đến con người mắc bệnh béo phì do tác động của ăn uống, rèn luyện, thóiquen sinh hoạt, nhịp sống sinh học Các nghiên cứu trên đây ở mức độ nàyhay mức độ khác đã cho chúng ta thấy bức tranh thực trạng, các biện pháp,giải pháp để phòng, chống, hạn chế bệnh béo phì cải thiện cuộc sống tốt đẹpcủa con người trong sự phát triển chung của thế giới hiện đại Từ những minhchứng cụ thể trên đây, đề tài cũng sẽ góp phần hệ thống và xây dựng các giảipháp đi sâu vào công tác quản lý phòng chống béo phì cho trẻ ở các trườngmầm non tại một Quận của Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 10

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Trường mầm non

Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dụctrẻ em nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩnbị cho trẻ vào lớp một [2]

1.2.2 Quản lý giáo dục mầm non

Quản lý giáo dục mầm non là hệ thống những tác động có mục đích, cókhoa học của các cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục mầm non, nhằm tạo ranhững điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo: chăm sóc, nuôidưỡng và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non [16]

1.2.3 Các loại hình trường mầm non

+ Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhàtrẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập,dân lập và tư thục

+ Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nướcthành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụchi thường xuyên

+ Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập cộng đồng dân cư ở cơ

sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động vàđược chính quyền địa phương hỗ trợ

+ Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổchức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảmkinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước [2]

Trang 11

mức dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tật, tình trạng này xảy ra do sự tích lũy nănglượng không cân đối, năng lượng nhận vào cao hơn năng lượng tiêu hao kéodài [25,60]

Nguyên nhân của bệnh béo phì

Như chúng ta đã biết, cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạngthái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu haocho lao động và các hoạt động khác của cơ thể Cân nặng cơ thể tăng lên dochế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống, làm việc tĩnh tại, ít tiêuhao năng lượng

Khi hấp thụ vào cơ thể, các chất Protein, Lipit, Gluxid đều chuyểnthành chất béo dự trữ Vì vậy, không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gâybéo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo phì Tóm lại,có thể chia nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh béo phì như sau:

Do nuôi trẻ không đúng cách

Các nghiên cứu cho rằng, chỉ cần ăn dư 70 calo /ngày, số năng lượngdôi ra này được cơ thể tích lũy dưới dạng mô mỡ, mỗi ngày tích lũy một ít,dần dần sẽ dẫn tới tăng cân, thừa cân và từ đó dẫn đến tình trạng béo phì

Khi khẩu phần không cân đối, hợp lý, ăn quá mức nhu cầu cơ thể cũngnhư tỉ lệ mỡ và thức ăn béo nhiều là nguyên nhân gây bệnh béo phì Bởi vìnăng lượng đưa vào cơ thể qua thức ăn thức uống được hấp thu và được ôxyhóa để tạo thành nhiệt lượng, nhưng năng lượng quá nhiều so với nhu cầu sẽđược dự trữ dưới dạng mỡ

Thừa cân, béo phì thường gặp ở những trẻ “háu ăn”, hay ăn nhiều Trẻthường có thói quen thích ăn vặt bánh kẹo, thích ăn thức ăn giàu chất béo,những món ăn xào, rán, đường, mật, nước ngọt, không thích ăn rau và có thóiquen ăn nhiều vào buổi tối Bên cạnh việc cho trẻ ăn uống không hợp lý,thường những trẻ được nuôi bằng sữa bột, sữa đặc có đường dễ bị béo phì hơntrẻ được nuôi bằng sữa mẹ (do pha không đúng cách)

Trang 12

Do nếp sống ít hoạt động

Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì đi song song với sựgiảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại Nếp sống ít hoạt động làmtăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ em, người ta thấy tỉ lệ mỡ trong cơ thể bịảnh hưởng bởi mức độ hoạt động thể lực của trẻ Trong quá trình hoạt động,

mỡ trong cơ thể thường giảm, khối lượng cơ bắp tăng dần lên, trẻ ít vận độnglàm tăng tích lũy mỡ, hạn chế sự phát triển của cơ bắp

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, xem tivi nhiều là mộttrong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ thừa cân Trẻ em xem tivitrên 5 giờ/ ngày có khả năng bị thừa cân gấp 4 đến 6 lần so với trẻ xem tividưới 2 giờ/ ngày Ngày nay, do cuộc sống thành thị, trẻ sống trong môi trườngchật hẹp, thiếu khoảng trống để vui chơi, chạy nhảy, ít khoảng không giancho trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời, được giải trí sau những giờ học căngthẳng, mệt mỏi ở trường, đa số trẻ giải trí bằng cách xem tivi, xem truyềnhình, chơi games trên mạng Ngay cả những ngày nghỉ do áp lực công việc,

do việc mưu sinh, do cần nghỉ ngơi nên cũng hiếm các bậc cha mẹ dẫn con đichơi công viên, để trẻ được chạy nhảy, được hít thở không khí trong lành, đócũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ngày mộtgia tăng

Có hai vấn đề đối lập nhau thường tồn tại song song ở trẻ thừa cân, béophì, đó là nếp sống ít vận động và “háu đói”, “háu ăn” ở trẻ, trẻ nhanh đói, khiđói lười vận động nên việc tiêu hao năng lượng ở trẻ càng ít Mặt khác, do trẻ

ăn, uống nhiều hơn nên trẻ càng tăng cân, dẫn đến tăng nguy cơ thừa cân, béophì

Do yếu tố gia đình

Kiến thức hiểu biết nuôi dạy con của cha mẹ

Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con là một trong những yếu tố làmtăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ Kết quả nghiên cứu cho thấy 67,7% bốmẹ có con béo phì tỏ ra tự hào khi thấy con mình to béo vượt trội trong cộng

Trang 13

đồng; 75% phụ huynh có con thừa cân mà không biết; 9,7% cha mẹ có conbéo phì vẫn cho con ăn theo ý thích.

Một trong những vấn đề có liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ em bắtnguồn từ nhận thức chưa đúng của cha mẹ về tác hại của bệnh béo phì, đa sốcha mẹ chưa nhận thức được béo phì là một bệnh nguy hại, vẫn còn tâm lýthích con mình “mập mạp”, “bụ bẫm”, “sổ sữa” và cho rằng đấy mới đángyêu! Rất ít cha mẹ có ý thức đưa con đi khám thừa cân, béo phì và thường chỉ

đi khám khi béo phì đã gây bệnh cho trẻ

Trẻ béo phì thường là con một hoặc con út hoặc được sinh ra và nuôidưỡng trong gia đình có cha mẹ thiếu kiến thức Những đứa trẻ này thườngđược cha mẹ cưng chiều quá mức trong việc ăn uống Một số cha mẹ dùngthực phẩm không thích hợp để dỗ dành thể hiện sự quan tâm, tình yêu thươngcủa cha mẹ, khi trẻ nghịch ngợm, quấy khóc, hoặc dùng thức ăn mà trẻ thích(thường là thức ăn giàu năng lượng: kẹo, bánh, snack, sôcôla,…) làm phầnthưởng cho trẻ, trong khi đáng lẽ nên tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi với

đồ chơi, đồ vật, khám phá môi trường xung quanh Hậu quả là trẻ ít hoạtđộng, thiếu sáng tạo và thừa cân, béo phì

Do yếu tố di truyền

Trong gia đình nếu có cả cha mẹ béo phì, thì khả năng thừa cân, béophì ở trẻ cao hơn Nghiên cứu những cặp cha mẹ có cân nặng bình thường vànhững cặp cha mẹ béo phì cho thấy 9% trẻ béo phì là con của cha mẹ bìnhthường (không béo phì); 41% trẻ béo phì là con của cha hoặc mẹ bị béo phì;73% trẻ béo phì là con của cha và mẹ đều bị béo phì

Do các yếu tố về kinh tế xã hội

Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh đến trẻ em góp phần làmgia tăng tỉ lệ trẻ béo phì Khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, bữacơm gia đình cũng được cải thiện hơn, cha mẹ nào cũng muốn dành cho conmình những gì ngon nhất, tốt nhất, sợ con mình thua thiệt người khác Chính

vì vậy, trong nhà luôn có sẵn thức ăn bánh kẹo, phô mai, xúc xích, sữa, nước

Trang 14

ngọt các loại để thỏa mãn trẻ bất cứ lúc nào Đồng thời, do công việc bận rộn,

lo kiếm tiền, nên cha mẹ giao con mình cho người làm và không có dành thờigian nhiều để gần gũi với con, chăm sóc con và cùng chơi với con trẻ Ởnhững gia đình như vậy, trẻ thường muốn ăn gì thì ăn, thích xem tivi thoảimái thì xem, thích chơi games thì chơi Đặc biệt, là ở các đô thị lớn, trẻthường được đưa đón bằng xe máy, ở trường ngồi ì trong lớp, về nhà khôngcó khoảng trống để chơi Do vậy, trẻ bị “đói vận động”, trong khi điều kiện ănuống lại “dư thừa” dẫn đến “thừa cân, béo phì”

Do yếu tố trường mầm non

Hầu hết các trường mầm non, diện tích sân chơi dành cho trẻ chưa đápứng nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ, những trường nhỏ không phải làtrường chuẩn, trường mầm non tư thục, những nhóm trẻ gia đình chưa có đủsân chơi hoặc có sân chơi nhưng diện tích quá nhỏ không đủ để trẻ hoạt độngvận động, chơi các trò chơi vận động

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hiệnnay vẫn còn thiếu, trong khi đó sĩ số trẻ trong nhóm lớp quá đông, thời gianlàm việc liên tục từ sáng đến chiều, cường độ làm việc của giáo viên quánhiều Chính vì vậy, cũng ảnh hưởng phần nào trong việc chăm sóc và tổchức các hoạt động cho trẻ, nhất là tổ chức trò chơi vận động nhằm tăngcường vận động đối với trẻ béo phì

Đa số các giáo viên mầm non đều qua trường lớp đào tạo, tuy nhiên ởnhững nhóm trẻ gia đình, các trường mầm non tư thục, vẫn còn một số giáoviên chỉ mới qua lớp đào tạo trình độ sơ cấp nghiệp vụ cô nuôi dạy trẻ do đóvề kỹ năng, năng lực chăm sóc nuôi và dạy trẻ vẫn còn không ít hạn chế, khókhăn

Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em

Béo phì ở lứa tuổi càng nhỏ thì càng trầm trọng và khó điều trị hơn béophì ở lứa tuổi lớn Trẻ béo phì càng kéo dài càng có nhiều nguy cơ hơn và dễtrở thành người lớn béo phì hơn, ngay cả sau này khi trở thành người lớn

Trang 15

không còn béo phì thì nguy cơ bệnh tật vẫn cao hơn so với những người lúcnhỏ không bị béo phì.

Béo phì thường làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ Các bệnhthường gặp là: tăng lipit trong máu, bệnh xương khớp, bệnh về hô hấp, bệnhcao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ, khó thở khi ngủ Ngoài ra trẻcũng dễ có nguy cơ mắc một số các căn bệnh nguy hiểm khác như tim mạch,tiểu đường sau này

Béo phì ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành do nguy

cơ mắc bệnh tim mạch, đái đường, ung thư Một số nghiên cứu cho thấy 75%trường hợp béo phì ở trẻ em tồn tại đến khi trưởng thành

Trẻ béo phì trước tiên ảnh hưởng đến khả năng vận động của chúng.Trẻ phải mất nhiều thời gian và sức lực nhiều hơn để làm một công việc hoặcthực hiện một động tác, bài tập nào đó do trọng lượng cơ thể quá nặng nề Trẻsẽ khó khăn trong việc vận động đi lại cũng như tham gia các hoạt động thểthao ở trường

Ngay khi còn nhỏ trẻ béo phì đã chịu nhiều thiệt thòi do trẻ chậm chạphơn, vụng về hơn nên khó hòa nhập với các bạn cùng trang lứa Béo phì làmcho cuộc sống của trẻ không được thoải mái so với trẻ bình thường, hạn chếkhả năng thích ứng với môi trường xung quanh Khả năng chịu nóng của trẻkém, trẻ nhanh mệt khi vận động nhất là về mùa hè do lớp mỡ dày đã trởthành như một hệ thống cách nhiệt Trẻ béo phì thường có cảm giác mệt mỏitoàn thân hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân

Tuy nhiên, sức khỏe không phải là vấn đề duy nhất mà trẻ bị béo phìphải đối mặt, mà vấn đề khá quan trọng khác mà trẻ béo phì phải đối diện đó

là những vấn đề về tâm lý, những trẻ bị bệnh béo phì có sự phát triển tâm lýkhông bình thường như những trẻ em khác Trẻ thường bị các bạn học cùnglớp bắt nạt, trêu chọc về ngoại hình, điều này dẫn đến việc trẻ sẽ có tâm lýmặc cảm, thiếu tự tin về bản thân Đó chính là lý do vì sao mà những trẻ béophì ít bạn hơn so với những trẻ khác Sự mặc cảm, thiếu tự tin này nếu kéo dài

Trang 16

sẽ khiến cho trẻ thu mình, tự ti, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài Điều này sẽảnh hưởng không tốt đến việc học tập cũng như giao tiếp của trẻ khi lớn lên.

Cách phát hiện trẻ bị béo phì

Chúng ta có thể xác định trẻ bị béo phì như sau:

+ Quan sát qua biểu đồ tăng trưởng: Biểu đồ theo WHO – 2007 chuẩn phát

triển trẻ em (phần phụ lục)

Biểu đồ gồm có 2 màu: Màu hồng dùng cho trẻ nữ, màu xanh dươngdùng cho trẻ nam, mỗi biểu đồ có 2 mặt, một mặt là biểu đồ cân nặng theotuổi, một mặt là biểu đồ chiều dài/ chiều cao theo tuổi Trên biểu đồ được thể hiệnnhư sau:

Từ trên + 2 đến + 3 Thừa cân, béo phì

Từ dưới – 2 đến – 3 Suy dinh dưỡng

Ví dụ: Trẻ nữ sinh ngày 27 tháng 4 năm 2007, cân nặng 27kg (tính đến tháng3/2012), nhìn vào biểu đồ theo đường biểu diễn trẻ nằm trong khoảng từ + 2đến +3 như vậy trẻ đã bị thừa cân, béo phì

+ Dựa vào chỉ số BMI (thường dùng đối với người lớn)

BMI là chữ viết tắt của Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể) Chỉ sốnày thường dùng đối với người lớn, ở trẻ nhỏ ít dùng do cấu trúc cơ thể trẻchưa ổn định, còn thay đổi liên tục

Để chỉ số khối cơ thể (BMI), người ta dùng công thức sau: BMI= W/ H(W: cân nặng (kg); H: chiều cao2 (m)

+ Dựa vào bảng chỉ số nhân trắc (cân nặng và chiều cao)

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, để xác định trẻ có thừa cân, béo phì hay khôngcó nhiều biện pháp khác nhau, song tại cộng đồng, người ta chủ yếu dựa vàocân nặng và chiều cao

Trước hết cần đo chiều cao và cân nặng của trẻ

Trang 17

Sau đó, tra bảng chiều cao so với cân nặng (phần phụ lục) Điểm giaonhau của hai cột (chiều cao và cân nặng) sẽ xác định được cân nặng của trẻnằm trong khoảng nào.

Ví dụ: Một bé trai 5 tuổi (chiều cao: 118cm, cân nặng: 29kg) Tra bảng ta có:ứng với hàng chiều cao 118cm, cân nặng lý tưởng là 21,4kg Cân nặng của bé29kg, vượt quá cột +2SD Như vậy, trẻ đã bị thừa cân, béo phì

1.2.5 Trẻ béo phì

Trẻ béo phì là trẻ có sự tăng cân nặng cơ thể quá mức trung bình đángcó, trẻ có lượng mỡ tăng không bình thường, tập trung vào một vùng nào đóhay toàn bộ cơ thể [17]

Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (tình cảm, ý chí, phát triển thể chất, trí tuệ và các hoạt động vui chơi.)

+ Tuổi nhà trẻ (từ 1 đến 3 tuổi)

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là sự phát triển và hoàn chỉnh hóacác hệ cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh, song song với việc pháttriển và hoàn chỉnh hóa các hệ trong cơ thể, thì hệ cơ cũng phát triển khámạnh, kết quả phát triển của hệ thống cơ thần kinh là các động tác và sự phốihợp các động tác khá tốt, đã hình thành các tập tính có liên quan đến vậnđộng, đứa trẻ biết cách đứng đi Khi trẻ biết đi cũng có nghĩa là trẻ không cònphụ thuộc vào bầu sữa mẹ như trước kia

Đồng thời với việc chuyển giai đoạn trong cách dinh dưỡng đã xảy ra

sự thay đổi trong hoạt động của các cơ quan khác đặc biệt là trong hệ tiêuhóa, trẻ ở giai đoạn này được làm quen với nhiều loại thức ăn và nhiều đồ vậtkhác nhau của môi trường quanh, kết quả của sự tiếp xúc đa dạng này khôngchỉ xuất hiện những thay đổi về mặt hình thái mà cả sự phát triển trí tuệ cũngthay đổi

Sau khi trẻ đã biết đứng, biết đi, biết chạy, trẻ bước vào giai đoạn pháttriển tiếp theo cho đến 2,5 - 3 tuổi, trong giai đoạn này xảy ra việc hiện thực

Trang 18

hóa các động tác phối hợp trong môi trường (đi, chạy) liên quan đến việchoàn chỉnh hóa hoạt động của các cơ đối kháng, đặc điểm của giai đoạn này

là khi trẻ đi hay chạy các khớp gối và điểm tiếp xúc giữa đùi với xương chậuchưa co hoàn toàn, vì vậy, sự chuyển động chưa thuần thục, các chân thẳngthuỗn, cho đến 2 tuổi, khả năng phối hợp chuyển động vẫn chưa hoàn chỉnh.Những thay đổi về mặt sinh lý xuất hiện trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi đã ảnhhưởng đến hệ hô hấp và hoạt động tim mạch

Vào lúc 2 - 2,5 tuổi, tất cả răng sữa của trẻ đã mọc gần như đủ khoảng

20 cái Nhờ vậy, mà đứa trẻ có thể chuyển sang chế độ ăn tạp Việc chuyểnsang chế độ ăn tạp đã làm cho hệ tiêu hóa phát triển mạnh Chiều dài của ruộttăng lên đáng kể, đồng thời với những thay đổi trong nội tạng, chiều cao vàkhối lượng cơ thể cũng tăng Trung bình mỗi năm chiều cao tăng lên từ 8-10cm, còn khối lượng cơ thể tăng 4 - 6 kg, kết quả tỉ lệ giữa đầu và chiểu dàicủa thân giảm xuống chỉ còn bằng 1/5 Những bước đi đầu tiên đã mở rộngmôi trường hoạt động của đứa bé Nó đã làm cho khả năng giao tiếp của trẻvới mọi người xung quanh tăng lên Vì vậy, ở lứa tuổi này đứa trẻ hoạt độngtương đối tự do và độc lập

+ Tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi)

Đặc điểm trẻ ở giai đoạn này là chiều cao và khối lượng cơ thể tăng vớitốc độ chậm hơn so với giai đoạn trước, cụ thể, mỗi năm chiều cao tăng trungbình khoảng 6 - 7cm, còn khối lượng cơ thể tăng trung bình 1 - 2 kg Tốc độtăng vòng ngực, vòng đầu rất chậm Mỗi năm, vòng ngực tăng trung bìnhkhoảng 1 - 1,2cm và vòng đầu tăng trung bình khoảng 1,4 - 1,5cm

Đến 3 tuổi khối lượng não của trẻ đã tăng lên gấp 3 lần so với lúc sơsinh và bằng 80% so với não người trưởng thành, từ 3 tuổi trở đi khối lượngnão của trẻ em tăng rất ít nên kích thước của khoang sọ cũng tăng trưởng rất

ít, tỉ lệ giữa đầu và chiểu dài của thân giảm xuống chỉ còn bằng 1/6, toàn bộthời kỳ này có thể chia thành một số giai đoạn nhỏ Giai đoạn 2,5 - 3 tuổi làthời kỳ chuyển tiếp trong quá trình phát triển cá thể của đứa trẻ Nó chuyển

Trang 19

sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới về mặt bản chất kéo dài cho đếnlúc bắt đầu đi học Thời điểm xuất hiện giai đoạn chuyển tiếp có tầm quantrọng đặc biệt đối với các giai đoạn phát triển tiếp theo của đứa trẻ.

Theo Kraxnogoxki, từ 3 tuổi, ở trẻ bắt đầu xuất hiện câu hỏi “Cái gìđấy?” thể hiện mối quan hệ tích cực với môi trường xung quanh, nhờ có việcthực hiện các động tác tích cực để hoàn thành các nhiệm vụ của trò chơi mớitrong lớp mẫu giáo mà hệ cơ cũng phát triển đáng kể, cũng theo Kraxnogoxki,năm 2 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên khoảng 200 - 400 từ được hình thành trên

cơ sở bắt chước Vào năm 3 tuổi, ngôn ngữ trẻ phát triển tốt hơn và có liênquan đến phản xạ tìm tòi “Cái gì đấy?”, trẻ ở lứa tuổi này đã biết nói tươngđối đúng

Theo Konxova thì không chỉ có số lượng từ tăng lên mà trẻ 3 tuổi còncó khả năng hiểu được nghĩa của các từ, quá trình phát triển tiếng nói có liênquan mật thiết với việc hình thành hoạt động tự chủ của đứa trẻ

Theo Piaget, quá trình phát triển của trẻ em trong giai đoạn từ 2 đến 6tuổi có thể phân thành 3 pha:

1 Tư duy lặp lại (2- 4 tuổi)

2 Hình thành các khái niệm sơ đẳng (4 - 5,5 tuổi)

3 Hình thành các khái niệm phân lập (5,5 - 7 tuổi)

Chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ lứa tuổi mầm non là sinhtrưởng và phát triển, hình thức hoạt động và học tập thích hợp cho giai đoạnnày là các trò chơi dưới các dạng khác nhau về mặt nội dung và cách thể hiện

- Đối với trẻ nhà trẻ: Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ ba tháng

tuổi đến ba tuổi phát triển hài hòa về mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tìnhcảm xã hội và thẩm mỹ

+ Về thể chất

Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.Thực hiện được vận động cơ bảntheo độ tuổi

Trang 20

Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơthể).

Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay và làm được một sốviệc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân

+ Về ngôn ngữ

Nghe và hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói

Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ

Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu

Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói

và hồn nhiên trong giao tiếp

+ Về tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

Có khả năng ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt

Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc, thích vẽ, xé dán, xếp hình

Đối với trẻ mẫu giáo: Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ từ ba

tuổi đến sáu tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.+ Về thể chất

Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế

Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động qua đó biết vận động nhịpnhàng, biết định hướng trong không gian

Trang 21

Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sứckhỏe

Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo

sự an toàn của bản thân

+ Về nhận thức

Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủđịnh

Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khácnhau

Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (hành động, hìnhảnh, lời nói) với ngôn ngữ nói là chủ yếu

Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh vàmột số khái niệm sơ đẳng về toán

+ Về ngôn ngữ

Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày

Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ,điệu bộ)

Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày

Có khả năng nghe và kể lại sự việc biết kể lại truyện và cảm nhận vần điệu,nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi

Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết

+ Vể tình cảm và kỹ năng xã hội

Có ý thức về bản thân

Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượngxung quanh

Có một số phẩm chất cá nhân như mạnh dạn, tự tin, tự lực

Có một số kỹ năng sống tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ

Trang 22

Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớpmầm non, cộng đồng gần gũi.

+ Về thẩm mỹ

Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩmnghệ thuật

Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạohình

Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật

1.2.6 Phòng chống béo phì

Là những tác động nhằm giúp cơ thể giảm bớt cân nặng, giảm bớt sựtích tụ mỡ trong cơ thể, qua đó giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường, pháttriển một cách hài hòa, cân đối giữa chiều cao và cân nặng phù hợp với giớitính [6,7]

1.3 Công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non

1.3.1 Mục tiêu công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non.

Nhằm ngăn chận, giảm bớt tình trạng trẻ béo phì ngày một gia tăng ởcác trường mầm non, trên cơ sở đó giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, cânđối theo chuẩn chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

1.3.2 Nội dung công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non.

Để phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non, Ban Giám hiệu cáctrường thực hiện các nội dung sau: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện,kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch là việc làm quan trọng và cần thiếtcủa nhà quản lý Đồng thời, Ban Giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng kiến thứccho đội ngũ GV, cấp dưỡng trong trường Động viên cấp dưỡng xây dựngkhẩu phần ăn cho trẻ một cách khoa học, hợp lý Thường xuyên cải tiến vànâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ như cải tiến nộidung, phương pháp hoạt động cho phù hợp tâm sinh lý và đổi mới các hìnhthức hoạt động để trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia Ngoài ra, Ban Giám hiệuphải luôn có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, các lực lượng ngoài xã hội

Trang 23

1.3.3 Hình thức phương pháp phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non.

Ở hầu hết các trường mầm non khảo sát, nhà trường đã và đang từngbước cải tiến hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng ở trẻ em trong các bữa ăn, giấcngủ Giảm năng lượng đưa vào khẩu phần ăn từng bước một đặc biệt là giảmchất béo, đường ngọt, tăng chất xơ trong các bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo chotrẻ được ăn no, đủ chất vả khỏe mạnh thật sự

Đối với những trẻ béo phì rồi thì phải hạn chế dầu mỡ Vì dầu mỡngoài cung cấp năng lượng còn là dung môi hòa tan các loại vitamin tan trongdầu như Vitamin A phòng bệnh khô mắt giúp trẻ phát triển thể lực, Vitamin Dchống bệnh còi xương Vitamin K, E tham gia vào nhiều chức phận trong cơthể Khẩu phần ăn của những trẻ béo phì cần tăng cường thêm rau, củ, quả, ítngọt để đảm bảo các cháu vẫn có cảm giác no mà không thừa năng lượng.Thường xuyên thay đổi thực phẩm, kết hợp nhiều loại thực phẩm, món ăn hỗnhợp để trẻ ăn nhiều rau xanh, nhưng rất chú ý đến 10 cặp thực phẩm xungkhắc và thường xuyên đổi cách chế biến các món ăn thực đơn cho trẻ tránhbéo phì Thực đơn cho trẻ béo phì vẫn ăn đầy đủ chất đạm Vitamin và muốikhoáng Đảm bảo trong thực đơn của trẻ vẫn cân đối giữa đạm động vật vàđạm thực vật Cho trẻ ăn các loại thịt ít béo, mỡ, tăng cường sử dụng các thức

ăn ít béo có sẵn tại địa phương, rẻ tiền và chất lượng như cá, tôm tép, cua, đậuphộng, lạc vừng Chú ý thực đơn cho trẻ ở giai đoạn đầu chỉ thay đổi từ từ đểtrẻ quen dần và phân công cấp dưỡng chế biến những món ăn nhưng vẫn cảmthấy thích thú trong bữa ăn Chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý cho trẻ phảibao gồm đầy đủ các điều kiện như đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng vàdinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể, đảm bảo tỷ lệ cân đối và hợp lý các chất dinhdưỡng theo và cung cấp đủ năng lượng

1.4 Quản lý công tác phòng chống béo phì, các văn bản pháp lý của ngànhGD&ĐT về phòng chống béo phì

Trang 24

1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non.

Căn cứ vào mục tiêu chung “Quyết định 55” (ban hành bản quy định về

mục tiêu và kế hoạch đào tạo nhà trẻ - trường mẫu giáo) quy định mục tiêuchung của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bịcho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năngtâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sốngcần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năngtiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và cho việc học tập suốtđời

1.4.2 Nội dung quản lý công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non

Căn cứ vào Điều 24, chương III của “Điều lệ trường mầm non” (ban

hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ - BGD&ĐT ngày 07 tháng 4 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:

Về hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua cáchoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non Hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chămsóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn Việc nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thứckhoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các bậc phụ huynh vàcộng đồng

Về đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Kiểm tra định kỳ sức khỏe trẻ em hai lần trong một năm học Theo dõibiểu đồ tăng trưởng của trẻ em, trẻ dưới 24 tháng tuổi một tháng cân trẻ mộtlần, trẻ trên 24 tháng tuổi một quý cân trẻ một lần

Trang 25

Đánh giá sự phát triển của trẻ em căn cứ quy định về chuẩn phát triểntrẻ em theo độ tuổi do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quyết định số21/2001/QĐ - TTg ngày 22 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010

Văn bản số 1176/GDĐT- MN ngày 27 tháng 8 năm 2002 về kế hoạchtổng kết 2 năm thực hiện chuyên đề “phòng chống béo phì” (2000 – 2002),trong nội dung hoạt động, thực hiện thường xuyên và đồng bộ 4 nội dung cơbản sau: theo dõi tình trạng thừa cân và béo phì của trẻ bằng cách cân và đotrẻ hàng tháng Đồng thời, phối hợp với y tế địa phương khám sức khỏe định

kỳ cho trẻ Mặt khác, thực hiện cơ cấu khẩu phần dinh dưỡng: đạm, béo,đường, tăng lượng rau để có Calo đạt 100% nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổicho 1 trẻ/ngày Bên cạnh đó thực hiện chương trình tăng cường vận động chotrẻ

1.4.3 Nâng cao hiệu quả quản lý công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non.

Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non được thực hiện trongcác trường mầm non thông qua các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước vàcủa Ngành Đây là cơ sở pháp lý để hoạt động này thực hiện tốt và là cơ sở để

cơ quan quản lý cấp trên tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện của từngtrường mầm non Cụ thể các văn bản chỉ đạo như:

Nghị quyết TW2 khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáodục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Nghịquyết TW2 đề ra 6 mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những conngười và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc,có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức,khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hànhgiỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, lànhững người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”

Trang 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong quá trình phát triển của mỗi con người, đặc biệt là trẻ lứa tuổimầm non, sức khỏe có vị trí đặc biệt quan trọng Mọi nhận thức, tình cảm,hành vi và các mặt khác đều được phát triển trên nền tảng sức khỏe của trẻ,

bởi lẽ “Một tâm hồn minh mẫn có trong một cơ thể cường tráng”.

Phát triển thể lực là một trong những nội dung quan trọng trong mụctiêu giáo dục nhân cách toàn diện Nếu trẻ được chăm sóc với một chế độdinh dưỡng hợp lý, khoa học, được vận động và luyện tập thể dục thể thaothường xuyên, đúng cách sẽ là một nhân tố tích cực nhất, hiệu quả nhất đểtăng cường sức khỏe, thúc đẩy sự phát triển hài hòa, lành mạnh cả về thể chất

và tâm hồn

Trẻ mầm non là trẻ đang ở lứa tuổi phát triển rất nhanh về mọi mặt, cảvề thể chất lẫn trí tuệ, trẻ bắt đầu tiếp xúc, tìm hiểu thế giới xung quanh, kiếnthức và kỹ năng sống của trẻ bắt đầu được hình thành Do đó, chúng ta phảigiúp trẻ phát triển cơ thể một cách cân đối nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạngtrẻ béo phì ở trẻ em

Để làm tốt công tác này, CBQL cần thực hiện đầy đủ các chức năngquản lý giáo dục: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá Trong cácchức năng này thì xây dựng kế hoạch là việc làm quan trọng và cần thiết củanhà quản lý, là kim chỉ nam để giúp người quản lý giải quyết tốt vấn đề nhằmđạt được mục đích đề ra Từ đó, người CBQL tổ chức chỉ đạo thực hiện kếhoạch phòng chống béo phì cho trẻ mầm non như thực hiện chế độ dinhdưỡng hợp lý, khoa học (giảm chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây đối vớitrẻ béo phì) Có kế hoạch phân công, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, dụng

cụ, trang thiết bị để GVMN tăng cường tổ chức vận động cho trẻ béo phì(dưới nhiều hình thức đa dạng: thông qua trò chơi vận động, sinh hoạt tập thể,lao động trực nhật cùng với cô) Mặt khác cần tăng cường công tác tuyêntruyền kiến thức về dinh dưỡng cho phụ huynh, cần xác định đúng mục đích,đối tượng, nội dung và hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức đối với

Trang 27

phụ huynh về bệnh béo phì Song song với những việc làm trên, cần có sựphối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các tổ chức, lực lượng ngoài xã hội cùng thamgia công tác phòng chống béo phì cho trẻ thông qua các kênh truyền thông,báo, đài Đồng thời có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ đểkịp thời nắm bắt, theo dõi và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời nhằm thựchiện tốt công tác phòng chống béo phì cho trẻ tại trường mầm non

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG

TÌNH TRẠNG TRẺ BÉO PHÌ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

QUẬN BÌNH THẠNH, TP.HCM 2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục và GDMN ở Quận Bình Thạnh:

2.1.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế, xã hội Quận Bình Thạnh:

Sự hình thành và phát triển của Quận Bình Thạnh luôn gắn liền với lịch

sử hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh anh hùng Vùng đấtnày xưa kia được các bậc tiền nhân khai phá, khẩn hoang, lập ấp cho đến khiThống suất Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn vào Nam lập nênnhững đầu tiên (1698), từ đó dần dần xây dựng nên những thôn Phú Mỹ, BìnhQuới Tây, Thanh Đa, Bình Hòa, Thái Hòa (Bà Chiểu) Mặc dù đã trải qua baocuộc biến động của lịch sử, nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn khác nhau, nhưngcộng đồng dân cư nơi đây luôn giàu truyền thống yêu nước và tiếp tục pháttriển bền vững Là vùng đất mà các dân cư sớm có tinh thần yêu nước vàCách Mạng đã đổ bao mồ hôi, hy sinh cả xương máu trong công cuộc đấutranh cách mạng giải phóng dân tộc, chống thực dân Pháp, đánh đuổi đế quốcMỹ, giành lại độc lập, tự do cho Tổ Quốc Việt Nam mến yêu

Từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975) và từ khi Quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở sát nhập haiQuận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây (tháng 6/1976); 37 năm qua, nhân dânBình Thạnh đã cùng với Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, địa phương khắcphục những khó khăn ngay trong thời kỳ đầu của chính quyền còn non trẻ, vớinền kinh tế phụ thuộc, đời sống thấp kém, “chung vai gánh vác” vượt quanhững thách thức của thời kỳ đổi mới, xây dựng quê hương Bình Thạnh chođến ngày hôm nay

Quận BìnhThạnh là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

và là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 13, nơi có Bến xe Miền Đông,

Trang 29

là cửa ngõ của tuyến đường sắt Bắc và Nam vào thành phố Hồ Chí Minh.Bình Thạnh nằm ở hướng Đông của thành phố, phía Nam tiếp giáp với Quận1; phía Tây giáp các quận 3, Phú Nhuận, Gò Vấp; phía Đông giáp sông SàiGòn (bên kia sông là quận Thủ Đức) Với diện tích là 2.076 ha, cùng với sôngSài Gòn, các kênh rạch Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố tàu,Thủ Tắc,… đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông choxuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thôngthương với các địa phương khác Dân số là 451.526 người (01/4/2009) đa số

là người Kinh

Năm 1975, Quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa

và Thạnh Mỹ Tây của Quận Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Định, quận có 28 phườngđược đánh số từ 1 đến 28 Sau hai lần sát nhập phường (năm 1982 và năm1988) hiện Quận Bình Thạnh còn lại 20 phường

Kinh tế Quận liên tục tăng trưởng, sau năm 1975, trong quá trình khôiphục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấukinh tế Quận Bình Thạnh có sự chuyển dịch Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vịtrí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỉ trọng rất nhỏ Công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúcđẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa,

xã hội của quận trong hiện tại và tương lai

Những năm 90 của thế kỷ XX, bằng nhiều hình thức và bước đi thíchhợp, Quận Bình Thạnh đã khởi động sức sáng tạo của nhân dân trong sản xuất

và kinh doanh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế xã hội phát huy nộilực, kích thích kinh tế tăng trưởng

Trong giai đoạn 2001 – 2005, Bình Thạnh đã đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế trong đó, chú trọng phát triển thương mại và dịch vụ Từ năm

2006 đến nay, kinh tế Quận Bình Thạnh có những bước phát triển bền vững,trong đó lĩnh vực dịch vụ phát triển theo đúng định hướng, chuyển động khá

rõ nét, phát triển đa dạng, phong phú so với các giai đoạn trước

Trang 30

Thương mại và dịch vụ bình quân hàng năm tăng 37,74%, giá trị sảnxuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 78,26%, bình quân hàng nămtăng 13,9% Hiện nay, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tăng1,47%; tổng số vốn đầu tư tăng 5,22 lần so với 5 năm trước Trong đó, sốdoanh nghiệp ngành thương mại và dịch vụ chiếm 88,9%, với số vốn đầu tư là73%; chiếm 78% tổng thu ngân sách của Quận Bình Thạnh Quận cũng đã tậptrung lãnh đạo, thực hiện củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợptác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nâng cao sức cạnh tranh,doanh số bình quân hàng năm tăng 12,5%.

Tổng thu thuế hàng năm tăng bình quân là 27% tổng thu ngân sách củaquận, tăng bình quân hàng năm 23% Bảo đảm cân đối chi ngân sách thườngxuyên, đồng thời nâng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển, 30% chi cho sựnghiệp giáo dục và đào tạo; 30,66% chi sự nghiệp y tế, văn hóa, thể dục thểthao, xã hội 10,64%

2.1.2 Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo Quận Bình Thạnh:

Chất lượng giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực theohàng năm Toàn ngành giáo dục và đào tạo Quận Bình Thạnh quán triệt vàtriển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ 11; triển khai thực hiệnchương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo nhằmnâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Đồng thờiđẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí

Minh; đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo

đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Phòng GD & ĐT Quận Bình Thạnh tiếp tục rà soát, điều chỉnh nộidung dạy học và kiểm tra đánh giá ở giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải,phù hợp mục tiêu giáo dục Củng cố, mở rộng qui mô, mạng lưới cơ sở giáodục mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tăng tỉ lệ huy

Trang 31

động trẻ đến trường, đạt 25% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ độ tuổi mầm non.Thực hiện chủ đề của năm học 2011 - 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là

“Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo

- Số trường giáo dục chuyên biệt: 03

- Tổng số nhóm lớp mầm non, mẫu giáo tư thục, nhóm trẻ gia đình là: 73 (tăng 03 đơn vị)

- Tổng số trẻ nhà trẻ: 3700 trẻ - đạt tỉ lệ 39,4 % (tăng 55 so với cùng kỳnăm trước)

- Tổng số trẻ mẫu giáo : 13.280 trẻ - đạt tỉ lệ 98 % (tăng 103 trẻ)

- Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 4575 trẻ - đạt tỉ lệ 98 % (tăng 177 trẻ - tỉ lệ3,86% đạt trên chỉ tiêu kế hoạch đề ra)

Bảng 2.1: Số lượng trường, lớp và học sinh ở các bậc học

Công lập Tư thục Công lập Tư thục Công lập Tư thục

Trang 32

Đảng và Nhà nước, sự quan tâm, chỉ đạo của Quận ủy, Ủy ban Nhân dânQuận; sự tận tụy, yêu nghề, nỗ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn của đội ngũgiáo viên và của cả ngành giáo dục và đào tạo Quận Bình Thạnh Ngoài ra,còn thể hiện tinh thần hiếu học của tất cả học sinh trên địa bàn, nên chấtlượng giáo dục tăng lên rõ nét.

2.1.3 Khái quát tình hình phát triển giáo dục mầm non Quận Bình Thạnh

Về huy động và phát triển số lượng: Cấp học mầm non tiếp tục pháttriển mạnh cả về quy mô và chất lượng

Bảng 2.2: Quy mô trường, lớp mầm non và số lượng trẻ mầm non được huy động ra lớp

Năm học 2009- 2010

LOẠI

HÌNH

SỐ LƯỢNG

Trang 33

Về chất lượng giáo dục

Với chủ trương lấy chất lượng làm chính, không chạy theo thành tích,xây dựng uy tín với cộng đồng và xã hội, ngành giáo dục mầm non của QuậnBình Thạnh đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp để giữ vững và nâng cao chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm các nhu cầu dinh dưỡng, vệ sinh vàcác điều kiện về an toàn cho trẻ

Triển khai tập huấn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, xây dựng kếhoạch giáo dục, tăng cường quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ đến các cơ

sở giáo dục mầm non, tiếp tục đổi mới trang thiết bị giáo dục theo hướngkhuyến khích trẻ học tích cực và đa dạng Hướng dẫn thực hiện danh mụctrang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho giáo dục mầm non với đặc thù của thànhphố (chú trọng tính an toàn, vệ sinh và thẩm mỹ)

Thành lập và phát huy vai trò hoạt động Ban chất lượng chuyên mônQuận, nhân sự Ban chất lượng bao gồm 15 thành viên (03 hiệu trưởng, 08 phóhiệu trưởng, 1 giáo viên Bồi dưỡng giáo dục, 03 chuyên viên phòng giáo dục

và đào tạo) Phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban chất lượng theo cụmtrường trên địa bàn phường, nhằm hỗ trợ, tổ chức, bồi dưỡng thực hiệnchương trình giáo dục mầm non và tham gia thanh, kiểm tra hoạt động sưphạm giáo viên, đơn vị Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình triển khai và kếtquả hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non

Thường xuyên tổ chức tham quan, học tập, chia sẽ kinh nghiệm với cáctrường mầm non trong và ngoài quận trên địa bàn thành phố, giới thiệu trangWeb mầm non hữu dụng, khuyến khích giáo viên thường xuyên cập nhậtthông tin và tận dụng tài nguyên giáo dục trên Internet Phối hợp chuyên viênquản trị mạng Phòng Giáo dục tập huấn các đơn vị ngoài công lập về thựchiện báo cáo, nhận thông tin, tài liệu chuyên môn trên Internet

Mặt khác, thường xuyên củng cố các chuyên đề đã thực hiện Thực

hiện chuyên đề “Đánh giá giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi” và “Hướng

dẫn trẻ hoạt động nhóm” theo hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục Tổ chức

Trang 34

hoạt động ngoài trời, chăm sóc vườn cây của bé, xây dựng môi trường xanh,sạch, đẹp Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện chương trình.Thực hiện điểm việc ứng dụng chương trình Mind Manager vào việc lập kếhoạch giáo dục trên máy tính (thay cho sổ kế hoạch giáo dục và giáo án) vàkiểm soát tiến độ thực hiện chương trình.

Đồng thời xây dựng môi trường thân thiện để nâng cao chất lượng cuộcsống về vật chất và tinh thần của trẻ Xây dựng trường học an toàn, phòngchống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non theo thông tư số13/2010/TT - BGD &ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Duytrì thực hiện mọi chế độ và qui định về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh dịch.Tăng cường dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân theo yêu cầuchương trình Phấn đấu trong năm học không để xảy ra tai nạn gây tử vonghay bị thương tích nặng Cải tạo môi trường, kiểm tra, phát hiện và khắc phụccác nguy cơ gây thương tích; huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh vàcộng đồng

Tiếp tục xây dựng, cải tạo bếp ăn đạt qui trình bếp một chiều theo qui

định Thực hiện chuyên đề “Đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ” để nâng cao chất

lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở mầm non Sử dụngnguồn thực phẩm, nguồn nước vệ sinh, an toàn Đảm bảo tốt qui trình chếbiến, phân phối, vận chuyển thức ăn và tổ chức bàn ăn hợp vệ sinh Đảm bảoviệc thỏa thuận với phụ huynh về mức thu tiền ăn nhằm cung cấp từ 50 - 60%nhu cầu khấu phần và trẻ được uống sữa mỗi ngày, phát huy hiệu quả của banđại diện Hội Cha mẹ học sinh các trường, thực hiện tốt các công trình xã hộihóa giáo dục Thực hiện công khai chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáodục, công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, công khai thu chi tàichính, việc sử dụng ngân sách, sử dụng quỹ tiền ăn của trẻ do cha mẹ đónggóp qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, Ban đại diện cha mẹ học sinh, bảngcông khai tài chánh, bản tin trường theo định kỳ qui định

Trang 35

Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học xây dựng và triển khai

thực hiện kế hoạch “Phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học”.

Cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm y tế trường học được tập huấn về sơcứu, cấp cứu tai nạn, thương tích Giáo viên, nhân viên được cung cấp nhữngkiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ về cách phòng, chống tai nạn, thươngtích cho trẻ Trang bị tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo qui định Tiếptục phối hợp chặt chẽ với Phòng y tế; Trung tâm y tế dự phòng trong công tácphòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh môi trường và cá nhân theo qui định Ngoài

ra tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, hướng tới sử dụng tiết kiệm nước

và năng lượng, tái sử dụng nguyên liệu thải bỏ và các hoạt động với sách nhưmột phương tiện đổi mới làm quen chữ viết và giáo dục trẻ thích đọc sách

Làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tậtmầm non; chống phân biệt đối xử trẻ khuyết tật, kỳ thị đối với trẻ nhiễm HIVcho giáo viên, nhân viên nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng, phát huynhững kết quả đạt được trong hoạt động phối hợp với các tổ chức quốc tế.Tăng cường công tác quản lý giáo dục mầm non theo pháp luật, nghiêm túcthực hiện các qui chế chuyên môn, điều lệ trường mầm non trong các cơ sởgiáo dục mầm non

Thực hiện quản lý, đánh giá chất lượng giáo viên theo Chuẩn nghềnghiệp giáo viên mầm non (theo Quyết định 02/2008/QĐ - BGD&ĐT ngày22/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và đánh giá Hiệu trưởngtheo Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non (theo Thông tư 50/2011/TT- BGD-

ĐT ngày 14/4/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo)

Ngoài ra, Quận còn chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị tưtưởng, xây dựng bầu không khí thân thiện trong nhà trường (chú trọng trongmối quan hệ ứng xử giữa cán bộ quản lý với giáo viên và nhân viên; giữa giáoviên với trẻ) Tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng để tổchức thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức; phổ biến chủtrương, chính sách, quy định mới của ngành, phổ biến kiến thức khoa học về

Trang 36

nuôi dạy con cho các bậc phụ huynh, qua đó giúp phụ huynh và xã hội hiểuđúng về ngành và trân trọng công việc của giáo viên mầm non.

Nâng cao chất lượng các góc tuyên truyền tại các nhóm lớp đảm bảophong phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức, phù hợp với nhận thức của cácbậc phụ huynh, tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyêntruyền ở các trường lớp mầm non và đưa vào tiêu chí thi đua Thường xuyênbồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền Đầu tưkinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyềnvề giáo dục mầm non

Đầu năm 2010 – 2011, ngành giáo dục quận tổ chức các đoàn kiểm trachéo về an toàn cơ sở vật chất và vệ sinh, an toàn thực phẩm Các tiêu chí về

an toàn vệ sinh đối với trường, lớp, phòng ốc, đồ dùng đồ chơi, thiết bị, nhàbếp, thực phẩm, được các trường liệt kê và thực hiện đầy đủ Đây là giảipháp hiệu quả để nâng cao chất lượng ở các loại hình cơ sở mầm non Cáctrường có nhiều sáng tạo trong việc thực hiện chương trình mới, chủ động tìmtòi, học hỏi để có phương pháp giữ trẻ thích hợp

Tồn tại cơ bản của giáo dục mầm non hiện nay là trường lớp vẫn cònthiếu so với yêu cầu học tập của người dân và so với yêu cầu hiện đại hóa nhàtrường, hiện nay toàn Quận Bình Thạnh có một trường mầm non đạt chuẩnquốc gia, còn lại các trường khác do cơ sở vật chất chưa đảm bảo, phòng lớpnhỏ Phòng Giáo dục & Đào tạo đã và đang tiếp tục tham mưu thường trực

Ủy Ban Nhân dân Quận đầu tư, xây dựng các trường mầm non theo Nghịquyết Đại hội Đại biều Đảng bộ Quận Bình Thạnh lần thứ X đã đề ra

Tiếp tục triển khai thông tư 09 /2009/TT- BGD&ĐT ngày 07/5/2009của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối vớicác cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non đến bậcđại học, mặc dù kế hoạch quy hoạch trường lớp đã có và Quận cũng đã tậptrung thực hiện nhưng tiến độ xây dựng trường lớp vẫn chưa đáp ứng kịp vớitốc độ gia tăng dân số hiện nay

Trang 37

2.2 Thực trạng về bệnh béo phì của trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Bảng1: Số lượng trẻ béo phì ở một số trường mầm non

TÊN TRƯỜNG Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011- 2012

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

tỉ lệ 17,6%) và trường MNTT Ánh Sáng là 48/330 (chiếm tỉ lệ 14,5%) Tuynhiên, sang những năm gần đây số lượng trẻ béo phì ở tất cả các trường mầmnon ngày càng giảm dần về số lượng MN27 giảm từ 17,6% xuống 16,5%;

MN 24B giảm từ 5,1% còn 3,5%; MNTT Ánh Sáng giảm từ 14,5% xuống13,1% Điều này chứng tỏ đội ngũ CBQL và GV ở các trường mầm non đã có

sự quan tâm đến trẻ bệnh béo phì

2.2.1 Thực trạng đội ngũ CBQL, GVMN, nhân viên cấp dưỡng ở các trường mầm non tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM ảnh hưởng đến việc nuôi dạy trẻ béo phì.

2.2.2.1 Trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của đội ngũ

Bảng 2: Trình độ chuyên môn

Trình độ

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Trang 38

Trình độ CBQL ngày càng được nâng cao, 100% đạt chuẩn từ cao đẳngtrở lên, trong đó có 62,5% đạt trình độ đại học, và 12,5% CBQL đạt trình độsau đại học.

Trình độ GVMN, hầu hết các cô giáo mầm non ở trường được điều trađều được đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non Đặc biệt, có 90,4%GVMN đạt chuẩn từ cao đẳng trở lên, chỉ có 9,45% có trình độ trung cấp

Trình độ nhân viên cấp dưỡng, 100% đều qua trường lớp đào tạo, trongđó 50% có trình độ trung cấp, cao đẳng; 50% có trình độ sơ cấp

Qua số liệu trên cho thấy đây là một tín hiệu đáng mừng, một điều kiệnthuận lợi cho ngành mầm non vì trình độ tay nghề của đội ngũ ngày càngđược nâng cao Từ đó cho thấy chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ngàycàng đi vào chiều sâu, tạo được uy tín đối với phụ huynh và xã hội, đồng thời,lại một lần nữa minh chứng cho sự quan tâm sâu sát, sự chỉ đạo kịp thời củacác cấp lãnh đạo đối với bậc học mầm non

Bảng 3: Thâm niên công tác

Tỉ lệ(%)

Số lượng Tỉ lệ

(%)

Trang 39

Bảng 4: Thâm niên làm công tác quản lý

Số liệu thống kê cho thấy:

Về thâm niên công tác của CBQL: 100% CBQL có thâm niên công tác

từ 6 - 25 năm trở lên, trong đó 75% có thâm niên từ 16 - 25 năm; có 25%CBQL có thâm niên từ 6 - 15 năm Số thâm niên làm công tác quản lý từ 1- 5năm có 37,5%, từ 6 -15 năm có 50% và từ 16 - 25 năm có 12,5%

Điều này cho thấy, chủ trương “trẻ hóa đội ngũ” của Đảng và Nhà nước

ta trong cán bộ công chức, trong các cơ quan chính sách nhà nước đã và đangđược áp dụng trong ngành GDMN Lực lượng CBQL trong ngành mầm non,ngày càng được trẻ hóa nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về năng lực và trình độchuyên môn Bên cạnh đấy, ta thấy lực lượng quản lý bao gồm ba thế hệ: trẻ,trung niên, và lớn tuổi đây là yếu tố rất cần trong hệ thống quản lý Hệ thốngquản lý như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nắm bắt được nguyện vọng, nhucầu của từng thành viên trong trường Từ đó đưa ra những giải pháp tác động

sư phạm phù hợp với sự tương quan chung của tập thể, nhằm hoàn thànhđược mục tiêu kế hoạch đề ra

Về thâm niên công tác của GVMN: có 77% GV có thâm niên công tác

từ 15 năm trở xuống, 22,9% có số thâm niên từ 15 năm trở lên Qua đó chothấy đa phần GVMN đều còn trẻ rất tâm huyết với nghề Đây cũng là một

Trang 40

thuận lợi và là một đặc trưng của ngành GDMN Vì giáo viên trẻ sẽ dễ dàngtiếp thu những kiến thức mới, năng động và sáng tạo hơn trong quá trình tổchức hoạt động múa, hát, kể chuyện, đọc thơ, cùng học cùng vui chơi với trẻ.

Về thâm niên công tác của nhân viên cấp dưỡng: có 66,6% công tác từ

1 - 5 năm và 33,3% từ 6 - 15 năm Từ số liệu trên ta thấy, đa số nhân viên cấpdưỡng đều còn trẻ, có đầy đủ sức khỏe, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để cóthể đảm đương công việc chế biến thực phẩm, tạo ra những món ăn ngon chotrẻ

Nhìn chung, lực lượng CBQL, GVMN và nhân viên cấp dưỡng tại cáctrường mầm non trên địa bàn Quận Bình Thạnh đều qua trường lớp đào tạo,đạt yêu cầu về chuyên môn, có tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần cầu tiến

2.2.2 Thực trạng nhận thức của GV, phụ huynh, CBQL về bệnh béo phì ở trẻ.

Về phía GV:

Qua điều tra thực trạng cho thấy, đa số các GVMN đã xác định béo phì

là một dạng bệnh lý Ngoài ra, các GV còn xác định được mức độ nhận biếttrẻ béo phì Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì là do trẻ ăn quá nhiều thức ănngọt, hoạt động vận động ít

Về phía phụ huynh:

Khảo sát thực trạng cho thấy vẫn còn nhiều phụ huynh chưa có sự nhậnthức đúng đắn về bệnh béo phì, chưa hiểu hết những nguyên nhân và tác hạicủa bệnh béo phì Chính vì vậy, phụ huynh ít có sự quan tâm đến trẻ, hoặc đôikhi lại quan tâm quá mức, quá nuông chiều trẻ, đáp ứng hết mọi nguyện vọngcủa trẻ, chưa có sự hợp tác với GVMN, với nhà trường trong việc phòngchống béo phì cho trẻ

Về phía CBQL:

Hầu hết tất các CBQL được khảo sát đều nhận thức đúng về bệnh béophì là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng phòng chống nó lại vô cùngkhó khăn Vì vậy, việc phòng chống béo phì cho trẻ ở các trường mầm non làmột việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết Trên cơ sở đó, đòi hỏi người

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bồi dưỡng thường xuyên Chu kỳ II 2005- 2007, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng thường xuyên Chu kỳ II 2005- 2007
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Điều lệ trường mầm non, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường mầm non
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dinh dưỡng trẻ em, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng trẻ em
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Bùi Minh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, NXB ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm
5. Đào Thị Minh Tâm, Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, Đại học Sư Phạm TP.HCM, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dinh dưỡng trẻ em
6. Nguyễn Khắc Hùng, Phương pháp dạy và học dành cho giáo dục mầm non, NXB Văn hóa – Thông tin, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy và học dành cho giáo dục mầm non
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
7. Đinh Văn Vang, Một số vấn đề quản lý trường mầm non, ĐH Quốc gia Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề quản lý trường mầm non
8. Harol, Những vấn đề cốt yếu của quản lý , NXB Khoa học kỹ thuật, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
9. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
10.Hà Sĩ Hồ, Những bài giảng về quản lý trường học, tập 1, NXB Thống kê, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học
Nhà XB: NXB Thống kê
11.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, NXB Lý luận chính trị, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
12.Hồ Văn Liên, Bài giảng tổ chức quản lý giáo dục và trường học, ĐHSP. TP.HCM, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng tổ chức quản lý giáo dục và trường học
13.Hồng Thu – Đỗ Huy, Làm gì để phòng tránh thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì để phòng tránh thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
14.Ngô Đình Qua, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Đại học Sư Phạm TP.HCM, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
15.Nguyễn Thị Châu, Quản lý Giáo dục mầm non, Trường ĐHSP TW1, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo dục mầm non
16.Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản trị học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
17.Nguyễn Thị Doan, Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết quản lý
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
18.Nguyễn Văn Lê, Công tác quản lý trường học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác quản lý trường học
19.Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học về Quản lý Giáo dục, Trường CBQL GD & ĐT TW1, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học về Quản lý Giáo dục

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w