- Thực nghiệm khảo sát để đánh giá các chỉ số của bộ câu hỏi trắc nghiệm đã xây dựng.-Xây dựng quy trình sử dụng TN điền khuyết vào ôn tập củng cố trong dạy học sinhhọc ở trường THPT.. H
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua ngày 14tháng 6 năm 2005 đã khẳng định “phát triển giáo dục (GD) là quốc sách hàng đầu nhằmnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”(điều 9), điều này chứng tỏ vai tròcủa GD trong sự nghiệp phát triển đất nước ta trong thời kì hội nhập quốc tế Đồng thờiLuật giáo dục năm 2005 cũng yêu cầu: “phương pháp giáo dục trung học phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm và đem lại niềmhứng thú cho người học…”(điều 28, khoản 2)[36]
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 xác định mục tiêu, giải pháp và cácbước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, xây dựng mộtnền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưanền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 Để thực hiện thành công chiến lược phát triểngiáo dục năm 2001 - 2010, trong những năm qua nền giáo dục nước ta đã đổi mới về mụctiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK), đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)nhằm tăng tính chủ động và sáng tạo cho học sinh (HS), đổi mới hình thức kiểm tra đánhgiá (KTĐG) nhằm tăng tính khách quan trong KTĐG Trong thi tốt nghiệp trung học phổthông (THPT), cao đẳng (CĐ) và đại học (ĐH) đã áp dụng 100% câu hỏi trắc nghiệmkhách quan (CHTNKQ) dạng nhiều lựa chọn (MCQ: Multiple choice question) với bốnmôn: Vật lí, Hóa học, Sinh học và Tiếng Anh
Một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo dục phổ thông (PT) là đàotạo HS có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nôngnghiệp (vì nước ta thực hiện công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước dựa trênnền tảng là nông nghiệp) Kiến thức chương trình Sinh học phổ thông có khả năng ứngdụng vào thực tiễn đời sống rất cao
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao của phần kiến thức sinh học phổ thông thì việcxây dựng và sử dụng bộ CHTNKQ dạng điền khuyết đủ tiêu chuẩn phục vụ cho các mụctiêu khác nhau như: hình thành kiến thức mới, tự học, KTĐG, tự KTĐG là rất cần thiết.Đặc biệt, sử dụng CHTNKQ dạng điền khuyết trong dạy học ôn tập củng cố theo một quy
1
Trang 2trình thích hợp sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức, rèn luyện các kỹ năng tư duynhư: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũngnhư khả năng vận dụng kiến Sinh học phổ thông vào thực tiễn đời sống Qua khảo sát bướcđầu về việc sử dụng CHTNKQ trong DH Sinh học ở các trường THPT thuộc các tỉnh Nghệ
An cho thấy CHTNKQ đã được sử dụng phổ biến, đặc biệt là TNKQ dạng MCQ và chỉdừng lại ở khâu ôn tập, củng cố và KTĐG
Nghiên cứu cơ sở lý luận chúng tôi thấy TNKQ điền khuyết có ý nghĩa to lớn trongdạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng, nhưng thực tế cho thấy việc sử dụng loạitrắc nghiệm này trong dạy học chưa được quan tâm nhiều Xuất phát từ các lí do trên,
chúng tôi lựa chọn và tiến hành đề tài: Xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng điền
khuyết để dạy học chương “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12 nâng cao.
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi TN điền khuyết đủ tiêu chuẩn định tính và định lượngthuộc chương “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12 nâng cao và sử dụng vào mục tiêu
ôn tập, củng cố kiến thức
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi TN điền khuyếttrong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông ( THPT)
- Tìm hiểu tình hình sử dụng trắc nghiệm đặc biệt sử dụng TN điền khuyết trong dạyhọc sinh học ở trường THPT
- Xác định nguyên tắc, quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết trên cơ
sở đó xây dựng hệ thống câu hỏi TN điền khuyết đủ tiêu chuẩn về nội dung kiến thứcchương “Cơ chế di truyền và biến dị ” sinh học 12NC
- Thực nghiệm khảo sát để đánh giá các chỉ số của bộ câu hỏi trắc nghiệm đã xây dựng.-Xây dựng quy trình sử dụng TN điền khuyết vào ôn tập củng cố trong dạy học sinhhọc ở trường THPT
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của việc sử dụng TN điền khuyết vào ôntập củng cố kiến thức chương “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12 NC
4 Giả thuyết khoa học
Trang 3Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết và có biện pháp sửdụng hợp lý vào khâu ôn tập, củng cố kiến thức thì sẽ nâng cao chất lượng dạy và họcchương “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12 NC
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết để ôn tập, củng cốkiến thức chương “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12NC
5.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học sinh học 12 ở trường THPT Nghi Lộc I, trường THPT Hà HuyTập và trường THPT Lê Viết Thuật Thành phố Vinh Tỉnh Nghệ An
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu tài liệu, văn bản có liên quan đến giáo dục và đào tạo
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa, các tài liệu liên quan đến phần kiếnthức “Cơ chế di truyền và biến dị ” sinh học 12
- Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài để tổng quan tình hìnhnghiên cứu từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài
6.2 Phương pháp điều tra
Điều tra tìm hiểu thực trạng dạy học kiến thức chương “Cơ chế di truyền và biến dị”
ở trường THPT qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với GV để thu thập thông tin Kết quảthu được là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và sử dụng TN điền khuyết trong dạy họckiến thức chương “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12
6.3 Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm thăm dò, khảo sát ở trường THPT nhằm xác định chỉ số của từng câu hỏitrắc nghiệm điền khuyết, bài trắc nghiệm điền khuyết và tổng thể bộ câu hỏi TN điền khuyết
- Thực nghiệm để đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng câu hỏi dạng điền khuyết
để dạy học ôn tập, củng cố nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài
6.4 Phương pháp thống kê toán học
3
Trang 4Các số liệu thu được trong thực nghiệm khảo sát và thực nghiệm sư phạm được xử
lý bằng các tham số thống kê toán học trên phần mềm Microsoft Exel
7 Những đóng góp của luận văn
- Xác định quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
- Hệ thống các câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết về kiến thức chương “Cơ chế ditruyền và biến dị”đủ tiêu chuẩn để đưa vào ôn tập, củng cố
- Quy trình sử dụng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết vào khâu ôn tập, củng cố trong
dạy học chương I SH 12 THPT
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy học Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết về nội dung kiến thức
chương “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12 vào dạy học ôn tập, củng cố kiến thức
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG DẠY HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Từ thời cổ, người Ai Cập đã biết sử dụng các phương pháp đo lường và trắc nghiệm
để xây dựng các kim tự tháp, vận dụng vào sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày[7] nhưng phải đến thế kỷ XVII-XVIII thì một số nước châu Âu mới bắt đầu sử dụng trắcnghiệm trong nghiên cứu khoa học vật lí, tâm lí và sau đó đến động vật học Sang đầu thế
kỷ XIX, ở Đức và nhiều nước Châu Âu khác đã bắt đầu sử dụng trắc nghiệm trong cácphòng thí nghiệm SH [7]
Quentin Stodola cho rằng nguồn gốc của khoa học đo lường và trắc nghiệm tâm lý,
GD hiện đại có thể gắn liền với mối quan tâm về khoa học vật lý, tâm lý (psychophysics) ởcuối thế kỷ XIX [20].Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” (1859), Darwin đã sử dụng các
PP KT, so sánh để phát hiện sự khác biệt giữa các chủng loại, các loài Đến năm 1879phòng thí nghiệm tâm lí đầu tiên được Wichelm weent thiết lập tại Leipzig của Đức, ởphòng thí nghiệm này các nhà tâm lí đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm để tiến hành cácphép đo về thị giác, thính giác, tốc độ phản ứng của cơ thể Sau đó tiếp tục ứng dụng đểnghiên cứu thời gian nhận thức, tốc độ học tập của người học v.v
Cuối thế kỷ XIX, Francis Galton (người Anh) đã áp dụng những nguyên tắc KT, đolường của Darwin vào việc xác định trí thông minh bằng những trắc nghiệm về thời gianphản ứng và về sự phân biệt trong cảm giác Những thí nghiệm này đã mở ra một hướngmới để đi đến các trắc nghiệm về năng lực trí tuệ của cá nhân và sau đó là trắc nghiệm theonhóm Trắc nghiệm theo nhóm là hướng được phát triển mạnh và sau này nó phát triển trởthành các dạng TNKQ được sử dụng trong DH
Sang đầu thế kỷ XX, khoa học trắc nghiệm phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trênthế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Hàn Quốc, Nhật Bản … Trong thời gian này ở Mỹngười ta đã dùng trắc nghiệm để phát hiện năng khiếu và tìm hiểu xu hướng học tập của
HS James Mckeen Cattell (Người Mỹ) sau một thời gian với Weent ở Đức và Galton ở
5
Trang 6Anh đã nghiên cứu thành công mối tương quan giữa các phản ứng cảm giác với thành quảhọc tập và cho rằng chức năng trí tuệ đo được bằng trắc nghiệm Năm 1916, Lewis Terman
ở Đại học Standford đã hoàn thiện và dịch bài trắc nghiệm của Biznet sang tiếng Anh, từ
đó trắc nghiệm trí thông minh được gọi là trắc nghiệm Standford -Biznet Mặc dầu khôngphải là các bài trắc nghiệm được dùng để đo lường thành quả học tập của HS phổ thôngnhưng trắc nghiệm của Biznet đã mở ra con đường và trở thành tiền đề để xây dựng trắcnghiệm theo nhóm dùng trong DH.Những năm sau đó Thorm Dike đã dùng TNKQ nhưmột phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ kiến thức của HS với môn
số học và một số loại kiến thức xã hội khác Các trắc nghiệm theo nhóm mang lại nhiều ưuđiểm như: dễ thực hiện, có tính khách quan, có độ tin cậy cao nên đã phát triển nhanhchóng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác, do vậy nên loại hình trắc nghiệm theo nhóm đượccác nhà GD hưởng ứng mạnh mẽ Vấn đề tiêu chuẩn hoá các bài trắc nghiệm được cácchuyên gia đặc biệt chú ý, đây chính là cơ sở của hàng loạt các công trình nghiên cứu vềtrắc nghiệm ở các nước phát triển vào những năm 30 của thế kỷ XX Năm 1940 thì các bộ
đề thi TNKQ dùng cho tuyển sinh đã ra đời và được các nước phát triển duy trì và mở rộngtrên nhiều lĩnh vực kiến thức
Ở Liên Xô, từ những năm 30 của thế kỷ XX tuy đã có những lạm dụng trắc nghiệm và
sử dụng phương pháp này một cách máy móc nên trắc nghiệm đã thất bại Đến giữa thập niên
60 của thế kỷ 20, Liên Xô và một số nước Phương Tây mới trở lại sử dụng phương pháp trắcnghiệm này [20], kể từ đó khoa học trắc nghiệm được phát triển mạnh mẽ và sâu rộng, hìnhthức trắc nghiệm được cải tiến và nâng cao dần Đi cùng với những bước tiến này là sự pháttriển mạnh của công nghệ thông tin nên nhiều tác giả đã xây dựng được phần mềm để xử lý sốliệu và kết quả trắc nghiệm Đại diện tiên phong trong lĩnh vực này là Ghecberic (năm 1964)
đã sử dụng máy tính để cài đặt chương trình xử lý kết quả thu được Với công nghệ này khôngchỉ tìm ra giá trị của một bài trắc nghiệm mà còn đánh giá chính xác KQHT và hiệu quả của
PP GD bởi độ tin cậy của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đạt được ở mức độ cao
Ngày nay thế giới đang sử dụng trắc nghiệm với nhiều mục đích và ở nhiều lĩnh vựckhác nhau như trong GD, y tế, kinh tế và đã thu được nhiều thành quả Ở các nước Âu Mỹ,TNKQ được sử dụng phổ biến trong trường học và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kĩthuật xây dựng câu hỏi TNKQ, nó đã nêu ra được các ưu và nhược điểm nên đã giúp người sử
Trang 7dụng biết cách hạn chế những nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của nó Nhiều côngtrình nghiên cứu về đo lường, đánh giá KQHT đã được công bố như: Hopkins K.D, ErwinT.D, Stanby, Các tác giả này đã đi sâu vào phương pháp đo lường từng lĩnh vực của mụctiêu giáo dục, phân biệt rõ từng loại trắc nghiệm, xác định nguyên tắc xây dựng và sử dụngtừng loại trắc nghiệm, Bên cạnh đó cũng đã có nhiều công trình về kĩ thuật xây dựng và sửdụng MCQ trong KTĐG, tự KTĐG, các công trình nghiên cứu quy trình xây dựng và lựa chọncách thức sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để đảm bảo việc đo lường và đánh giá đạt hiệu quả cao.
Ví dụ như bài trắc nghiệm mẫu mực của các tác giả Alexander L.G, Zolene Gear [16] đã được
cả thế giới sử dụng để KT trình độ tiếng Anh, công trình của Janice Finkelstein, Golder Wilson
về pre-test dùng cho sinh viên y khoa tự ôn tập về môn SH
1.1.2 Trong nước
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, ở Miền Nam phương pháp TNKQ được sử dụngsớm hơn so với miền Bắc và đã áp dụng rộng rãi trong các trường học Đó là những bàikhảo sát ngoại ngữ do các tổ chức quốc tế tài trợ Đến những năm 1956-1960, TNKQ đượccác trường học ở Miền Nam sử dụng rộng rãi trong KTĐG, trong thi tốt nghiệp, thi tuyểnsinh ở bậc THPT, trong đó sinh học là môn được áp dụng đầu tiên
Năm 1963, "Trắc nghiệm vạn vật lớp 12" của Lê Quang Nghĩa là tác phẩm viết vềtrắc nghiệm đầu tiên của người Việt được xuất bản, đến năm 1964 cuốn "Phương pháp học
và thi vạn vật lớp 12" của Phùng Văn Hướng được ra đời Năm 1969, GS Dương ThiệuTống đã đưa TNKQ vào giảng dạy cho các lớp cao học và Tiến sĩ giáo dục tại ĐHSP SàiGòn Đây là lần đầu tiên khoa học trắc nghiệm đước chính thức giảng dạy cho các thầygiáo ở nước ta và từ đó trắc nghiệm đã chính thức được đưa vào chương trình đào tạo GV.Trong giai đoạn này các nghiên cứu về TNKQ và việc sử dụng TNKQ phát triển khá mạnh
mẽ, nha khảo thí của Bộ GD nguỵ quyền là cơ quan chuyên phát hành các đề thi TNKQtrong các kỳ thi cho các trường trung học
Năm 1974, kỳ thi Tú tài bằng trắc nghiệm “tiêu chuẩn hoá” (standardized test) được tổchức lần đầu tiên ở Miền Nam có 235 trung tâm thi được phổ rộng ở 4 ban ( A, B, C, D) vớitổng số 130.916 thí sinh [25] Sau năm 1975 một số trường vẫn áp dụng TNKQ song ở thờiđiểm này có nhiều tranh luận nên đã ngừng áp dụng TNKQ trong thi cử, từ đó việc sử dụngTNKQ trong trường học bị gián đoạn
7
Trang 8Năm 1995, trường đại học Y, Dược, Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tiên phongtrong việc áp dụng tin học vào đánh giá thành quả học tập của sinh viên.
Ở Miền Bắc, giáo trình viết về trắc nghiệm lần đầu tiên được GS Trần Bá Hoànhcông bố vào năm 1971 với tác phẩm "Dùng phương pháp test để KT nhận thức của HS vềmột số khái niệm trong chương trình SH đại cương lớp 9" [25] Năm 1986, khoa Sinh -KTNN thuộc ĐHSP Hà Nội nhờ sự tài trợ của UNDP đã tổ chức hội thảo về "Phương phápxây dựng hệ thống câu hỏi lựa chọn đa phương án" do J.P Herath trình bày và hướng dẫn.Sau hội thảo này đã có nhiều giảng viên triển khai xây dựng và áp dụng trắc nghiệm vàoKTĐG như: Lê Đình Trung (1998): “Nghiên cứu quy trình và những kết quả bước đầu xâydựng câu hỏi dạng MCQ về một số nội dung kiến thức sinh học ở trường ĐHSP”; Lê ĐìnhTrung và Nguyễn Thị Kim Giang (1998) “Xây dựng câu hỏi dạng MCQ về nội dung vật chất
di truyền và biến đổi vật chất di truyền trong chương trình di truyền học ở trường ĐH sưphạm”; Đỗ Thị Lý (1998); Phạm Gia Ngân(1999)
Vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20, nền kinh tế của đất nước đã có những bướcphát triển nên đã thúc đẩy sự đổi mới về GD&ĐT, vấn đề đánh giá trong GD nói chung vàtrắc nghiệm thành quả học tập nói riêng được quan tâm đặc biệt Trong thời gian này BộGD&ĐT đã phối hợp với viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourne của Australia tổ chức cáccuộc hội thảo về "Kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ" tại 3 thành phố lớn là: Hà Nội, Huế,thành phố Hồ Chí Minh Hội thảo đã trang bị cho giảng viên các trường ĐH và cao đẳngcác cơ sở lý luận về TNKQ Năm 1993 trường ĐH Bách khoa Hà Nội có cuộc hội thảokhoa học "kĩ thuật test và ứng dụng ở bậc ĐH" (4/12/1993) của các tác giả Lâm QuangThiệp, Phan Hữu Tiết, Nguyễn Xuân Nùng Năm 1994 vụ ĐH cho in ấn "Những cơ sở của
kĩ thuật trắc nghiệm" (Tài liệu lưu hành nội bộ) của tác giả Lâm Quang Thiệp Năm 1995với sự tài trợ của UNESCO, trường ĐH khoa học tự nhiên thuộc ĐH quốc gia Hà Nội đã
mở các lớp tập huấn về phương pháp xây dựng TNKQ cho đội ngũ giảng viên của trường.Cũng trong thời điểm này nhiều tài liệu về xây dựng và sử dụng TNKQ trong việc KTĐG
và tự KTĐG KQHT đã được các tác giả Trần Bá Hoành, Lê Đình Trung, Nguyễn QuangQuyền, Lê Đức Ngọc, Nguyễn Phương Nga, Phạm Gia Ngân, Nguyễn Trọng Phúc,Nguyễn Viết Nhân, Lê Văn Trực xuất bản Một số tác giả đã mạnh dạn đề nghị sửdụng TNKQ trong kỳ thi tuyển sinh vào ĐH để đạt được độ giá trị và độ tin cậy cao
Trang 9Từ những năm 1997-2000 nhiều luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ đã tiến hànhnghiên cứu theo hướng xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong việc KTĐG và tự KTĐGKQHT của HS, sinh viên dưới sự hướng dẫn của TS Lê Đình Trung như: Nguyễn Thị KimGiang (1997); Đỗ Thị Lý (1998); Nguyễn Kỳ Loan (2000) Cũng trong thời gian nàymột nghiên cứu được nhiều người chú ý nhất là luận án Tiến sĩ của Trần Thị Tuyết Oanh vớinội dung:"Xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ và câu tự luận ngắn trong KTĐG kết quả họctập môn Giáo dục học" Trong luận án, tác giả đã đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng câuhỏi TNKQ trong KTĐG KQHT môn Giáo dục học, đây được xem là quy trình cơ bản trongviệc xây dựng câu hỏi TNKQ Trong lĩnh vực SH THPT, tác giả Trần Sỹ Luận đã hoànthành đề tài: "Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm để dạy học Sinh thái học THPT" dưới sự hướngdẫn của TS Nguyễn Đức Thành và TS Lê Nguyên Ngật
Tại Trường ĐH Vinh, một số khoá luận tốt nghiệp ĐH cũng được tiến hành nghiêncứu theo hướng xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ dưới sự hướng dẫn của TS NguyễnĐình Nhâm Năm 2005, Vũ Đình Luận đã bảo vệ luận án tiến sỹ "Xây dựng và sử dụng câuhỏi TNKQ MCQ để nâng cao chất lượng DH môn Di truyền ở trường CĐSP" Năm 2007,Phan Khắc Nghệ bảo vệ luận văn thạc sĩ “Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắcnghiệm khách quan dạng MCQ phần kiến thức sinh học tế bào thuộc chương trình sinh học
10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, Trần Thị Huệ, bảo vệ luận văn thạc sĩ “Xâydựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ phần kiến thức sinhhọc vi sinh vật thuộc chương trình sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học”.Đặc biệt trong những năm gần đây tác giả Nguyễn Thị Hiền với đề tài : Xây dựng và sửdụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ có phản hồi hướng dẫn để dạyhọc chương “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12 -THPT (năm 2009) dưới sự hướngdẫn của PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm
Như vậy đến năm 2009 các nghiên cứu chỉ mới đề cập đến việc sử dụng TNKQdạng MCQ trong KTĐG, tự KTĐG, trong dạy bài mới hoặc hơn nữa là Xây dựng và sửdụng hệ thống câu hỏi TNKQ dạng MCQ có phản hồi hướng dẫn nhưng vẫn chưa cónghiên cứu nào đề cập đến việc “Xây dựng và sử dụng TNKQ dạng điền khuyết trong dạyhọc bài mới, ôn tập, củng cố ở chương trình sinh học THPT’’ Hiện nay trong các cuốnsách soạn câu hỏi trắc nghiệm thì dạng điền khuyết chỉ một số câu, đại diện có Tác giả Cao
9
Trang 10Gia Nức (2008) đưa ra 9 dạng câu hỏi trắc nghiệm: Câu trả lời đúng nhất, câu hỏi chọnnhiều câu trả lời, lựa chọn câu đúng sai, điền từ và cụm từ phù hợp vào chỗ trống, điền từ
và cụm từ phù hợp vào bảng ,sơ đồ, tìm câu trả lời tương ứng, sắp xếp nội dung theo thứ
tự, trả lời ngắn và câu hỏi dạng hoàn thiện các sơ đồ nhằm giúp học sinh khái quát hóa, hệthống hóa toàn bộ kiến thức Và rải rác một số câu hỏi dạng điền khuyết chứ chưa trở thành
bộ câu hỏi điền khuyết đại diện như PGS TS Lê Đình Trung, TS.Nguyễn Viết Nhân,Huỳnh Quốc Thành
Hiện nay trong kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh, 4 môn thi trắc nghiệm sẽ được ápdụng trong đó khối A, khối B có tới 3 môn Vì thế, làm thế nào để “hóa giải” được một bàithi trắc nghiệm cũng chính là yếu tố quyết định để mở cánh cửa ĐH, CĐ Trong đó cũngcho biết các dạng trắc nghiệm và trong các kiểu câu trắc nghiệm đã nêu, kiểu câu đúng -sai và kiểu câu nhiều lựa chọn có cách trả lời đơn giản nhất Câu đúng - sai cũng chỉ làtrường hợp riêng của câu nhiều lựa chọn với 2 phương án trả lời Vì vậy trong các kiểu câutrắc nghiệm, kiểu câu nhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến hơn cả Thế nhưng tôi thiếtnghĩ khi HS đã quen với hình thức thi trắc nghiệm thì các dạng trắc nghiệm phải được mởrộng để học sinh không thể chỉ đánh nhào cũng làm xong bài thi
1.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH CỦA CÂU HỎI TNKQ DẠNG ĐIỀN KHUYẾT, BÀI TRẮC NGHIỆM DẠNG ĐIỀN KHUYẾT
1.2.1 Tiêu chuẩn định lượng
1.2.1.1 Xác định độ khó ( Fv) cho từng câu hỏi trắc nghiệm
Độ khó của câu hỏi là tỉ lệ thí sinh trả lời đúng trên tổng số thí sinh tham gia trả lờicâu hỏi Độ khó thường được ký hiệu là Fv Độ khó được tính như sau:
Fv = x 1100 (%) ( công thức 1.1)
Độ khó của câu hỏi là tiêu chí quan trọng để phân loại HS, vậy thì các câu hỏi nên có
độ khó ở mức nào là hợp lí? Nếu phần lớn các câu hỏi là quá dễ hay quá khó thì các điểm số
sẽ có xu hướng là rất cao hoặc rất thấp nên sẽ không phân loại được HS (độ phân tán thấp)
Do đó các câu hỏi nói chung đều có độ khó ở mức trung bình thì sẽ có độ phân biệt hoàn hảo
Số thí sinh làm đúngTổng số thí sinh dự thi
Trang 11(độ phân biệt được gọi là hoàn hảo nếu mọi người đạt điểm cao trả lời đúng, mọi người đạtđiểm thấp trả lời sai) [2].
Thang phân loại độ khó (hoặc độ dễ) được quy ước sơ bộ như sau[1]
- Câu dễ: 70% - 100% thí sinh trả lời đúng
- Câu tương đối khó: 30% - 70% thí sinh trả lời đúng
- Câu khó 0% - 30% thí sinh trả lời đúng
Theo Đinh Quang Báo, Lê Đình Trung, Vũ Đình Luận [ 3], [17], [29], cần phân biệt
độ khó chi tiết hơn và nên theo thang phân loại KQHT hiện hành:
- Câu dễ: 80% đến 100% thí sinh trả lời đúng
- Câu trung bình: 60% đến 79% thí sinh trả lời đúng
- Câu tương đối khó: 40% đến 59% thí sinh trả lời đúng
- Câu khó: 20% đến 39% thí sinh trả lời đúng
- Câu rất khó: dưới 20% thí sinh trả lời đúng
Trong KTĐG thường dùng các câu trắc nghiệm có độ khó từ 20% đến 80%, nhữngcâu có độ khó dưới 20% có thể khai thác để sử dụng với mục đích khác Hiện nay việc sửdụng trắc nghiệm thường đi đôi với chương trình cài đặt phần mềm vi tính, nên việc lựa chọncâu hỏi trở nên đơn giản hơn vì vậy việc phân loại 5 bậc theo thang phân loại kết quả học tập
sẽ hiệu dụng và độ chính xác cao hơn
1.2.1.2 Kiểm định độ phân biệt (DI) của các câu hỏi
Một câu hỏi có thể gọi là phân biệt được nếu những ai trả lời đúng thì có xu hướngđạt điểm cao theo một tiêu chí về điều mà bài trắc nghiệm có ý định đo lường so với nhữngngười trả lời sai [2] Trong bài trắc nghiệm về thành tích học tập thường là tổng số điểmbài trắc nghiệm có chứa nhiều câu hỏi, câu hỏi này sẽ được coi là có khả năng phân biệtnếu những người làm tốt toàn bộ bài trắc nghiệm cũng sẽ làm tốt câu hỏi đó hơn so vớinhững người làm kém [2] Theo patrick griffin [1] độ phân biệt của các câu hỏi dùng để đokhả năng phân biệt rõ kết quả làm bài của các nhóm thí sinh có năng lực khác nhau, tức làkhả năng phân biệt được nhóm HS giỏi và nhóm HS yếu
11
Trang 12Độ phân biệt (DI -index of discrimination) của các câu hỏi được tính theo công thứcsau [2]:
DI = (công thức 1.2)
Thang phân loại độ phân biệt được quy ước như sau:
- Tỉ lệ thí sinh khá và nhóm yếu làm đúng như nhau thì độ phân biệt bằng 0
- Tỉ lệ thí sinh nhóm khá làm đúng nhiều hơn nhóm yếu thì độ phân biệt là dương(DI nằm trong khoảng từ 0 đến 1)
- Tỉ lệ thí sinh nhóm khá làm đúng ít hơn nhóm yếu thì DI âm
Chỉ những câu hỏi có DI > 0,2 mới đạt yêu cầu sử dụng, loại bỏ những câu có độphân biệt âm
1.2.1.3 Xác định độ tin cậy tổng thể của bài trắc nghiệm.
Độ tin cậy là mức độ chính xác của phép đo [2] Về mặt lí thuyết, độ tin cậy có thểđược xem như là một số đo về sự sai khác giữa điểm số quan sát được và điểm số thực.Điểm số quan sát được là điểm số mà HS trên thực tế đã có được, còn điểm số thực là điểm
số lí thuyết mà HS đó sẽ phải có, nếu không mắc phải những chỉ số trong đo lường Nhưvậy, độ tin cậy của một bài trắc nghiệm là độ tương quan giữa hai hay nhiều bộ điểm sốcủa bài trắc nghiệm tương đương đối với cùng một nhóm người [2]
Trong kĩ thuật trắc nghiệm có nhiều PP xác định độ tin cậy như: tiến hành bài trắcnghiệm đó hai lần cách nhau một khoảng thời gian ngắn (PP trắc nghiệm - trắc nghiệm lại);hoặc bằng cách sử dụng các điểm số từ hai bài trắc nghiệm đã được xây dựng sao chochúng song trùng về nội dung (PP các dạng thức tương đương); hoặc bằng PP chia một bàitrắc nghiệm thành các phần tương đương để so sánh điểm số của một phần với các điểm sốcủa các phần khác (PP trắc nghiệm phân nhỏ hay PP phù hợp nội tại) [2] Mỗi PP đều cócông thức tính toán khác nhau và có những ưu, khuyết điểm riêng
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin chọn PP xác định độ tin cậy dựa vào mức
độ thuần nhất của câu hỏi và mối quan hệ nội tại của các câu hỏi trong bài TNKQ Côngthức này được hai tác giả Kuder và Richrdson đề nghị năm 1937 và được phổ biến rộng rãitrong các tài liệu viết về trắc nghiệm [26] Theo Patrick Griffin [1] đối với các bài trắc
Số thí sinh khá làm đúng (27%) - Số thí sinh yếu làm đúng (27%)
27% Tổng số thí sinh
Trang 13nghiệm thuần nhất về mặt nội dung thì có mối quan hệ toán học rất gần gũi giữa mức độkhó của câu hỏi với độ tin cậy của bài trắc nghiệm
Nếu bài trắc nghiệm gồm các chỗ trống có độ khó khác nhau thì độ tin cậy r(reliability) được tính theo công thức Kuder- Richrdson 20 (kr20):
1
σ
k i
K
K
2.
Trong đó: - p là tỉ lệ các câu trả lời đúng, q là tỉ lệ các câu trả lời sai.
- k là số lượng câu hỏi trắc nghiệm
- µchnug là điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể
- σ2 là phương sai bài trắc nghiệm, là biến lượng điểm số các bài KT
Khi xác định độ tin cậy của các chỗ trống có độ khó khác nhau, tôi sử dụng côngthức kr20 tính r cho bài khảo sát, kr21 tính r cho tổng thể câu hỏi
1.2.1.4 Xác định độ tin cậy tổng thể của bộ câu hỏi
a Xác định điểm trung bình tổng thể từ các bài trắc nghiệm con(µchung)
Điểm trung bình của trắc nghiệm tổng thể từ một bài trắc nghiệm được tính theocông thức sau:
i
i i
Trong đó: - µi là điểm trung bình của trắc nghiệm tổng thể từ 1 bài trắc nghiệm con i
-k là số câu hỏi của bài trắc nghiệm tổng thể
13
Trang 14
-i
X là điểm trung bình của bài trắc nghiệm con i.
-ki là số câu hỏi của bài trắc nghiệm con i
b Xác định phương sai của điểm trắc nghiệm tổng thể từ các bài trắc nghiệm con (2
1 2
i
k
i i i
i
n k
k
V k
K S
K K
V
1
là tổng phương sai của từng câu hỏi trên bài trắc nghiệm con i
- k là số câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể
- ki là số câu hỏi trong bài trắc nghiệm con i
- ni là số thí sinh dự bài trắc nghiệm con i
Từ công thức 1.6 để xác định phương sai tổng thể từng bài trắc nghiệm nhỏ (si) tôi
ki i j ki
(công thức 1.8) [25]
Thang phân loại độ tin cậy như sau:
Trang 150 < kr20 < 0.6 độ tin cậy thấp.
0.6 < kr20 < 0.9 độ tin cậy trung bình
0.9 < kr20 < 1 độ tin cậy cao
1.2.2 Tiêu chuẩn định tính.
1.2.2.1 Phần nội dung
Mỗi câu hỏi là một khái niệm, cơ chế, quá trình hay một vấn đề đầy đủ Mỗi câu có
ít nhất một chỗ điền, nhưng không qúa nhiều chỗ phải điền
1.2.2.2 Phần cung cấp thông tin
Gồm những từ hoặc cụm từ cho trước, số từ (cụm từ) phải nhiều hơn số chỗ trốngcần điền để tăng sự cân nhắc của học sinh khi lựa chọn
Cũng có thể không có phần cung cấp thông tin Học sinh phải tự tìm từ hoặc cụm từthích hợp để điền vào chỗ trống và mỗi chỗ trống chỉ có một từ (cụm từ) được chọn là điềnđúng Dạng này khó hơn nên có thể dành cho học sinh khá, giỏi Tránh những câu hỏi mơ
hồ thiếu chính xác
1.2.2.3 Tiêu chuẩn một bài TN:
a Tiêu chuẩn về nội dung khoa học: Tiêu chuẩn vền nội dung khoa học được nhiềutác giả trong và ngoài nước xác định như sau:
- Tính giá trị: Đo lường và đánh giá được đúng điều cần đo, cần đánh giá
- Tính khả thi: Nghĩa là có thể thực thi trong dạy học và học ở trường phổ thông
- Tính định lượng: Kết quả phải đo được thể hiện bằng các số đo
- Tính lý giải: Phải giải thích được các kết quả thu được bằng các nhận định
- Tính công bằng: Toàn bộ thí sinh có cơ hội như nhau để tiếp cận với các kiến thứcđược trắc nghiệm
- Tính kinh tế: Triển khai ít tốn kém
b Tiêu chuẩn về mặt sư phạm: Một số tác giả khác đưa ra các tiêu chuẩn sau đây:
- Tính giáo dục: Bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho học sinh, gây được sự hào hứngtrong học tập, tăng cường khả năng tự học, tự kiểm tra đánh giá, tự nghiên cứu
15
Trang 16- Tính phù hợp: Phải có sự phù hợp về mặt tâm lý, trình độ nhận thức của đối tượngđược kiểm tra đánh giá.
- Tính đơn giản, dễ hiểu: Ngôn ngữ thuật ngữ, khái niệm trình bày phải đảm bảo rõràng, minh bạch, chỉ có một lối hiểu duy nhất là đúng
- Tính hệ thống, lô gic: Nội dung các câu hỏi phải nằm trong một hệ thống kiến thứcnhất định, bao phủ được khối lượng kiến thức đủ rộng trong mục tiêu KTĐG
- Tính linh hoạt, mềm dẻo: Bài kiểm tra có thể được gia công sư phạm để dùng vàomục đích khác nhau trong quá trình dạy học [22]
1.3 TRẮC NGHIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ MỘT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.3.1 Khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết ( Completion items)
Trong sinh học có nhiều hiện tượng, cơ chế định nghĩa mà khi trình bày trongnội dung sẽ có những cụm từ quan trọng Câu điền khuyết là loại câu mà người ta đề ranhững khoảng trống khi mô tả về hiện tượng hoặc cơ chế đó và đưa ra các phương án trảlời để các học sinh lựa chọn các nội dung thích hợp Có 3 dạng:
Dạng 1: những phương án đưa ra các nội dung cụ thể theo thứ tự từ đâù đến cuốicâu để các học sinh lựa chọn
Dạng thứ 2: những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống, thí sinh phải điềnvào bằng một từ hay một nhóm từ cần thiết để hoàn chỉnh mệnh đề, nhận xét, quy luật đó
Dạng thứ 3: Đó là những câu hỏi với giải đáp ngắn (short answer) Tuy nhiên dạngnày gần giống với câu trả lời ngắn,vì vậy dạng này chỗ điền không nên điền quá dài
1.3.2 Cấu trúc câu trắc nghiệm dạng điền khuyết
- Phần nội dung: Bao gồm những câu có chỗ để trống ( ) để học sinh điền từ thích hợp theoyêu cầu của bài (có thể phần điền khuyết là một số câu trả lời ngắn của một câu hỏi)
- Phần cung cấp thông tin :
+ Gồm những từ hoặc cụm từ cho trước, số từ (cụm từ) phải nhiều hơn số chỗ trốngcần điền để tăng sự cân nhắc của học sinh khi lựa chọn
Trang 17+ Cũng có thể không có phần cung cấp thông tin Học sinh phải tự tìm từ hoặc cụm
từ thích hợp để điền vào chỗ trống và mỗi chỗ trống chỉ có một từ (cụm từ) được chọn làduy nhất Dạng này khó hơn nên có thể dành cho học sinh khá, giỏi
1.3.3 Phân loại câu trắc nghiệm dạng điền khuyết
1.3.3.1 Căn cứ vào mục đích của lý luận dạy học.
a Câu để hình thành kiến thức mới
Trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới GV có thể sử dụngcâu hỏi điền khuyết thông qua việc làm phiếu HT trả lời tại lớp Ở phiếu học tập có thể cóthêm những câu hỏi định hướng học sinh đọc SGK
b Câu để củng cố, hoàn thiện kiến thức
Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập củng cố GV có thể sử dụng hệ thống câuhỏi điền khuyết thông qua các phiếu HT hoặc tạo câu điền khuyết trong bài giảng điện tửbằng Microsoft PowerPoint 2003 trên các slide
c Câu để kiểm tra, đánh giá
Được dùng trong các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết , kiểm tra học kỳ Giúp học sinhkhắc sâu, hệ thống hóa lại kiến thức, giúp giáo viên nắm bắt được tình hình học tập của họcsinh để điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp
1.3.3.2 Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành câu trắc nghiệm
a Câu khai thác kênh chữ :
Thường dùng trong khâu dạy bài mới, ôn tập củng cố bằng soạn bài giảng điện tửbằng Microsoft PowerPoint 2003
b Câu khai thác kênh hình
Hệ thống tranh ảnh, hình vẽ được xem là một trong những phương tiện trực quantrong quá trình dạy học, có vai trò rất lớn trong việc truyền tải nội dung thông tin Việc chúthích hình vẽ, tranh ảnh được xem là tích cực với học sinh có thể sử dụng tất cả các khâutrong quá trình dạy học giúp học sinh phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, hiểu được nộidung kiến thức mà thông qua hình ảnh SGK muốn chuyển tải Đặc biệt là dùng trong ôntập củng cố bằng soạn bài giảng điện tử bằng Microsoft PowerPoint 2003
c Câu cả khai thác kênh chữ và kênh hình
17
Trang 18So với 2 dạng trên thì dạng này phổ biến hơn nhiều vì chương trình SGK đổi mớihiện nay có cả kênh hình và kênh chữ đi kèm với nhau Dạng này yêu cầu học sinh vừaquan sát hình vừa quan sát kênh chữ mới điền được nội dung cần điền
1.3.3.3 Căn cứ vào đặc điểm nội dung
a Loại câu hình thành kiến thức
Dạng này thường giúp học sinh nắm được một số công thức trong giải bài tập ngắnđiền đáp số vào chỗ còn trống của câu
b Loại câu phát triển năng lực nhận thức
* Câu phát triển kỹ năng so sánh: So sánh là một trong những kỹ năng rất quantrọng vì thông qua so sánh học sinh sẽ biết điểm cần so sánh đó là gì, từ đó học sinh có khảnăng phân biệt được sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác
* Câu phát triển kỹ năng phân tích: Phân tích là một kỹ năng rất quan trọng, vì thông quaphân tích học sinh mới hiểu được vấn đề, nắm chắc được vốn tri thức mà mình tiếp thu được.Thường thì phân tích của học sinh là ở ngoài ở đây học sinh chỉ trả lời kết quả vào giấy
* Câu phát triển kỹ năng tổng hợp:
Dạng này giúp các em hệ thông lại kiến thức đã học, nó có vai trò quan trọng saukhi học xong chương , bài đặc biệt trong ôn tập củng cố [33]
1.3.4.Chú ý khi soạn loại câu hỏi điền khuyết
- Bảo đảm mỗi chỗ trống chỉ điền được 1 hoặc cụm từ Không được trừ 2 chỗ trốnggần nhau
- Mỗi câu nên chỉ có 1 hoặc 2 chỗ trống, được bố trí ở giữa hay cuối câu Độ dài của cáckhoảng trống nên bằng nhau để học sinh không đoán được từ (cụm từ) phải điền là dài hay ngắn
- Tránh dùng những câu trích nguyên văn trong sách giáo khoa vì sẽ khuyến khíchhọc sinh thuộc lòng, "học vẹt", thiếu tư duy khi làm bài
- Một số sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ dạng điền khuyết
- Từ hoặc cụm từ cần điền không có ý nghĩa hoặc không liên hệ với câu hỏi
- Cụm từ cần điền quá dài
Hơn thế nữa chúng ta có thể lợi dụng hiện nay đã có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệmkhách quan các dạng khác nhau, chúng ta có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác Cụthể chuyển câu NLC sang câu dạng điền khuyết: Bằng cách chỉnh sửa câu dẫn và câu chọn
Trang 19đúng thành một mệnh đề hoàn chỉnh, xóa các từ quan trọng ở một số vị trí trong câu, từ đóđưa ra một số từ chọn trong đó có những từ vừa xóa và cả các từ có ý nghĩa tương đương,cũng như việc đưa ra càng nhiều từ thì độ khó càng tăng lên.
1.3.5.Ưu điểm câu hỏi TN điền khuyết
- Làm mất khả năng đoán mò của thí sinh, HS có cơ hội diễn đạt, trình bày những câu
hỏi khác
- Do đó phát huy được óc sáng tạo của HS và được thể hiện trên bài làm của học sinh
- Việc chấm điểm nhanh hơn
- Độ tin cậy cao hơn so với TNTL
- Việc soạn thảo câu hỏi dễ hơn so với các TNKQ khác - bởi chúng ta có thể chuyểncâu NLC thành dạng điền khuyết
-Dạng câu hỏi điền khuyết là tổ hợp của nhiều câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn trongtrường hợp mỗi ô trống có nhiều từ, cụm từ để chọn
Đặc biệt các câu hỏi điền khuyết thích hợp với các môn tự nhiên, có thể đánh giá mứchiểu biết về các nguyên lý, giải thích các sự kiện, diễn đạt ý tưởng và thái độ của mình đốivới vấn đề đặt ra
1.3.6 Nhược điểm câu hỏi TN điền khuyết
- GV thường có xu hướng trích nguyên văn tài liệu SGK, do đó tính sáng tạo ít, sốlượng câu hỏi ít
-Việc chấm bài mất nhiều thời gian và GV thường không đánh giá cao các câu trảlời sáng tạo tuy khác đáp án nhưng vẫn có lý
Các yếu tố như chữ viết, đánh vần sai cũng có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá câutrả lời Khi có nhiều chỗ trống trong một câu hỏi thì HS có thể bị rối trí hoặc dẫn đến hiệntượng điểm số thường có độ tương quan cao với mức độ thông minh
1.3.7 Sử dụng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết trong ôn tập, củng cố
Sử dụng TNKQ trong dạy học là một phương pháp mới đã có một số tác giả đề cậpnhưng hầu hết các tác giả đi sâu nghiên cứu việc sử dụng trắc nghiệm trong KTĐG vàtrong thi cử như: Tô Xuân Giáp (1998) trong chuyên khảo về phương tiện dạy học cũng chỉ
19
Trang 20đề cập đến trắc nghiệm dùng trong KTĐG Hoặc dùng TNKQ để dạy bài ôn tập (Tác giảNguyễn Bá Thuỷ) Cho đến nay cũng chưa có tài liệu nào chuyên viết về câu hỏi TNKQdạng điền khuyết để dạy học ôn tập củng cố.
Theo tôi, các câu hỏi phải đạt các tiêu chuẩn về độ tin cậy, độ khó (Fv) và độ phânbiệt (DI) Ngoài ra cũng nên sử dụng những câu hỏi có độ khó dưới 20% và những câu hỏi
có 0 < DI < 0.2 để sử dụng với mục đích khác Những câu hỏi có Fv thấp, tức những câuhỏi rất khó là những câu có tính suy luận cao, các mồi nhử "hấp dẫn" như nhau Đây lànhững câu cần cho sự thảo luận của HS, nó có tác dụng lớn trong việc nâng cao năng lực tưduy cho người học và củng cố, chuẩn hoá kiến thức
Sử dụng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết trong ôn tập, củng cố là một PP DH mới,
nó phát huy tính tích cực, chủ động của người học; bên cạnh đó giúp cho người học có thể
tự học trên cơ sở những chỗ điền của học sinh, người học có thể tìm ra được lý do sai củamình và nhớ và hiểu sâu hơn Với PP này thì HS đóng vai trò là trung tâm của hoạt động
DH, GV không còn đóng vai trò là người làm ra sản phẩm, phụ trách quản lí, điều chỉnhhoạt động (như là PP DH cổ truyền nữa) mà lúc này người GV đảm nhiệm 3 chức năng:hướng dẫn, tổ chức và trọng tài cố vấn [22]
Quy trình sử dụng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết trong ôn tập, củng cố sẽđược trình bày rõ ở chương 2
1.4 CƠ SỞ THỰC TIỀN CỦA VIỆC XD VÀ SD CÂU HỎI TNKQ DẠNG ĐIỀN KHUYẾT ĐỂ DẠY HỌC
1.4.1 Thực trạng XD và sử dụng câu điền khuyết trong dạy học của GV
Qua điều tra 25 giáo viên một số trường việc sử dụng trắc nghiệm điền khuyết còn ít Cụ thể việc sử dụng các phương pháp tronng dạy học hiện nay như sau:
Trang 21Bảng 1.1 Kết quả điều tra việc sử dụng các phương pháp dạy học
* Thực trạng và kỹ năng sử dụng câu hỏi điền khuyết trong dạy học phần kiến thức,
kỹ năng chương I-Di truyền học nói riêng và sinh học nói chung
Cũng qua điều tra 25 GV ở các khu vực lân cận Thành Phố Vinh, chúng tôi thuđược kết quả như sau:
- Việc xây dựng câu hỏi điền khuyết để dạy học
Thường xuyên: 5% Không thường xuyên : 95% Không bao giờ : 0%
-Việc sử dụng câu hỏi điền khuyết trong dạy học
Thường xuyên: 10% Không thường xuyên :18 %
Ít sử dụng :42% Không bao giờ : 30%
- Khi sử dụng câu hỏi điền khuyết có kết hợp cho HS thảo luận và sử dụng vốn kinh
nghiệm sẵn có của HS không ?
Trang 22- Tình hình sử dụng sử dụng câu hỏi điền khuyết trong kiểm tra đánh giá.
Thường xuyên: 20% Không thường xuyên :27 %
Ít sử dụng :33% Không bao giờ : 20%
- Tình hình sử dụng câu hỏi điền khuyết trong hướng dẫn HS tự học ở nhà
Thường xuyên: 40% Không thường xuyên :17 %
Ít sử dụng :23% Không bao giờ : 20%
Tóm lại: Phương pháp DH ở các trường THPT hiện nay vẫn chỉ là thuyết trình giảng
giải là chính Phương pháp dạy học tích cực đã được bắt đầu ứng dụng vào dạy học sinhhọc ở THPT, nhưng vì chưa có sự hiểu biết đầy đủ về cơ sở khoa học của các phương phápnên hiệu quả chưa cao
Nguyên nhân của những hạn chế đó là:
- Nội dung DTH đưa vào chương trình sinh học THPT khá nhiều nội dung, cónhiều thay đổi Vì vậy, một số giáo viên chưa nắm được bản chất của nội dung kiến thức.Điều này đã hạn chế trong việc soạn giáo án và tổ chức dạy học của giáo viên
- Việc thay đổi giáo dục, chuyển từ dạy học lấy GV làm trung tâm sang dạy học lấyhọc sinh làm trung tâm, đa phần giáo viên chưa thích ứng kịp
- Do đa phần giáo viên chưa nắm rõ quá trình XD và SD câu hỏi điền khuyết nêntrong dạy học, đặc biệt trong dạy học tự học nên hiệu quả chưa cao
1.4.2.Thực trạng của học sinh nhận thức tri thức thông qua câu hỏi điền khuyết
Qua điều tra cho thấy học sinh rất thích GV sử dụng câu hỏi điền khuyết để ôn tậpcủng cố kiến thức bài đã học, chương đã học Đồng thời hiện nay việc tự học của học sinhthông qua mạng internet khá phổ biến, trong phương pháp học này có sử dụng câu hỏi điềnkhuyết để tự học Đã đến lúc không những bộ môn Tiếng Anh có sử dụng loại câu hỏi nàydùng trong các khâu của quá trình dạy học như: Dạy kiến thức mới, ôn tập củng cố,KTĐG mà các bộ môn khác cũng phải như vậy Ở các cấp học, đặc biệt các em HS tiểuhọc rất thích thú với việc tự học qua mạng Iternet bộ môn Tiêng Anh, trong đó có sử dụngcâu hỏi TNKQ dạng điền khuyết này
Trang 23Chương2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TNKQ DẠNG ĐIỀN KHUYẾT VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ” SINH HỌC 12 NC
2.1 Xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết để dạy học chương I DTH sinh học 12
2.1.1 Phân tích nội dung cấu trúc chương trình chương :''Cơ chế di truyền và biến dị'' SH 12NC.
2.1.1.1 Khái quát nội dung kiến thức chương I phần DTH
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị gồm 10 bài :
+Bài 1:Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN
+Bài 2: Phiên mã và dịch mã
+Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen
+Bài 4: Đột biến gen
+Bài 5: Nhiễm sắc thể
+Bài 6: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
+Bài 7: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
+Bài 8: Bài tập chương 1
+Bài 9: Thực hành: Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã +Bài 10: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêubản cố định hay tạm thời
Nội dung chính của chương I nói về:
- Cơ sở vật chất ở cấp độ phân tử, tế bào
- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, tế bào
- Cơ chế biến dị ở cấp độ phân tử, tế bào
Nội dung chủ yếu trình bày về cách thức tổ chức thông tin thành các đơn vị ditruyền: khái niệm về gen và mã di truyền, cách thức truyền đạt TTDT từ tế bào này sang tế
23
Trang 24bào khác (tự nhân đôi của ADN), từ ADN sang ARN (phiên mã ) và từ ARN sang prôtêin(dịch mã - tổng hợp prôtêin).
Vật chất di truyền đề cập đến gen ( ở cấp độ phân tử) và NST (ở cấp độ tế bào )
Cơ chế di truyền đề cập chủ yếu tới cơ chế DT ở cấp độ phân tử đó là mối quan hệ ADN,ARN, Prôtêin.Mối quan hệ đó thể hiện qua sơ đồ:
Bài tập ôn tâp chương: Hệ thông hóa kiến thức chương, đề cập đến một số dạng bàitập cơ bản ứng dụng những kiến thức lí thuyết đã học
Bài 9: Thực hành: Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã
Qua bài này học sinh có khả năng vận dụng kiến thức đã học để phân tích sơ đồ diễnbiến của quá trình nhân đôi, quá trình phiên mã, dịch mã Đồng thời rèn luyện cho học sinhkhả năng quan sát, tính sáng tạo trong các tình huống khác nhau
Bài 10: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản
cố định hay tạm thời
Qua bài này học sinh: Biết cách làm tiêu bản tạm thời và sử dụng kính hiển vi, phânbiệt các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định hay tiêu bản tạm thời, vẽ đượchình thái, số lượng NST đã quan sát được
Tóm lại nội dung kiến thức chương này có thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Các thành phần kiến thức chương I- Phần DTH sinh học 12
Trang 25Sự di
truyền và
biến dị
Vật chất ditruyền
Cấp phân tử Cấu trúc, chức năng các loại gen, mã di truyền
Cấp tế bào Cấu trúc NST, chức năng NST
Cơ chế ditruyền Cấp phân tử
ADN -ARN - Prrotein
Sự điều hòahoạt độngcủa gen
Nhân sơ Điều hòa hoạt động của operon Lac
Nhân thực NST tháo xoắn, phiên mã, biến đổi sau
phiên mã, dịc mã, biến đổi sau dịch mã Quá trình
biến đổi vậtchât ditruyền
Cấp phân tử ( ĐBG)
Các dạng đột biến điểm, Nguyên nhân, hậuquả và sự biểu hiện
Cấp tế bào(ĐBNST)
Các dạng đột biến NST, Nguyên nhân, hậuquả và sự biểu hiện
Như vậy, nội dung kiến thức của chương là những khái niệm, cơ chế, quá trình sinhhọc phức tạp, có tính trừu tượng Vì vậy, HS khó nắm vững kiến thức, khó thấy được tínhthống nhất trong sự vận động, biến đổi của vật chất di truyền
Do vậy, việc xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết sẽ giúp học sinh hiểu rõ bảnchất cấu trúc vật chất và cơ chế di truyền ở các cấp độ phân tử và tế bào Với loại trắcnghiệm này, các câu trắc nghiệm phải được xây dựng làm sao để tạo cơ hội cho HS phạmtất cả mọi sai lầm có thể có về môn học nếu chưa học kỹ Khi xây dựng câu hỏi cần xemxét các kiến thức nào (khái niệm, cơ chế, quá trình ) Tầm quan trọng của kiến thức đó vàyêu cầu nhận thức ở mức độ nào?
2.1.1.2 Thành phần kiến thức, kỹ năng chương I - Phần DTH :
Nội dung chương I chia 3 loại: Kiến thức khái niệm, kiến thức cơ chế, quá trình,
kiến thức ứng dụng:
a Kiến thức khái niệm:
+ Những khái niệm phản ánh cấu trúc sống gồm:
Khái niệm gen, Intron, exon, các loại gen, mARN, rARN,tARN mã di truyền, RBX,axit amin poliriboxom, operon, NST, thể lệch bội thể đa bội, tự đa bội, dị đa bội
25
Trang 26+ Những khái niệm cơ chế của các quá trình cơ bản của sự sống:
Quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ, nhân thực, phiên mã, dịch mã, quá trình điềuhòa hoạt động của gen ở nhân sơ, nhân thực, cơ chế hoạt động của operon Lac, quá trìnhđột biến gen, đột biến NST, cơ chế đột biến gen, đột biến NST, cơ chế quá trình phát sinhđột biến, cơ chế quá trình biểu hiện của đột biến gen, đột biến NST
+ Những khái niệm phản ánh các dấu hiệu đặc trưng, các hiện tượng cơ bản của sự
sống: Sự di truyền, sự điều hòa hoạt động của gen, sự đột biến.
b.Kiến thức cơ chế, quá trình:
Cơ chế tự sao, sao mã, giải mã, cơ chế hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, nhânthực, cơ chế đột biến gen (cơ chế đột biến điểm) cơ chế đột biến NST, cơ chế đột biến cấutrúc NST, cơ chế đột biến mất , lặp, đảo, chuyển đoạn NST, cơ chế đột biến số lượng NST,
cơ chế đột biến thể lệch bội, đa bội, tự đa bội, dị đa bội
c Kiến thức ứng dụng:
- Ứng dụng sự di truyền ở cấp độ phân tử tức ứng dụng mối quan hệ giữa ADN, ARN,
Protein
- Ứng dụng sự điều hòa hoạt động của gen nhằm điều khiển các sản phẩm của gen,
từ đó vận dụng tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ cho các hoạt động sống
- Ứng dụng của hiện tựng đột biến gen, NST trong chọn giống vật nuôi và cây trồng
- Ứng dụng kiến thức lý thuyết để giải một số bài tập liên quan đến hiện tượng ditruyền và biến dị của sinh vật
Như vậy, kiến thức ứng dụng phần này chủ yếu vận dụng lí thuyết để giải thích cáchiện tượng về di truyền trong cuộc sống, trong di truyền học người, trong chọn giống sẽ là
cơ sở cho những phần học tiếp theo Đây là những kiến thức trọng tâm là "giáo lí trungtâm'' làm nề tảng khoa học vững chắc cho các lĩnh vực khác như công nghê sinh học, ditruyền học người, giải thích sự tiến hóa của sinh vật
d Kỹ năng: Qua chương I rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Phân tích, so sánh, quansát, mô tả các hiện tượng sinh học, quy nạp khái quát hóa, suy luận giả thuyết, hệ thông hóa,vận dụng tri thức đã học, vận dụng thực tế, kỹ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, lậpbảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ )
Trang 27Đặc biệt kỹ năng thực hành thí nghiệm: Biết làm tiêu bản tạm thời NST, xem tiêubản cố định và nhận dạng một vài đột biến số lượng NST dưới kính hiển vi quang học
Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
2.1.2 Xây dựng bảng trọng số chung và bảng trọng số chi tiết cho nội dung cần trắc nghiệm dạng điền khuyết
2.1.2.1 Xây dựng bảng trọng số chung
Trên cơ sở dựa vào nội dung kiến thức sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian phân bố,
kế hoạch giảng dạy từng bài, từng chương và tầm quan trọng của phần kiến thức này, chúng
tôi đã xây dựng một bảng trọng số cho toàn bộ nội dung phần kiến thức Sinh học di tryền
học lớp 12 THPT cần trắc nghiệm Số lượng câu hỏi cho mỗi chương đều được dựa trên thời
lượng phân phân bố và mức độ yêu cầu kiến thức Kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng trọng số chung cho nội dung trắc nghiệm Chương Nội dung của chương Số tiếtLT Số câu dự kiến
2.1.2.2 Xây dựng bảng trọng số chi tiết cho từng nội dung trắc nghiệm
Căn cứ vào nội dung và kế hoạch giảng dạy từng bài của phần kiến thức Sinh học di
truyền học và mức độ nhận thức của HS, chúng tôi đã xây dựng bảng trọng số chi tiết cho
từng nội dung kiến thức Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi dựa trên ba mức độ nhậnthức để xây dựng bảng trọng số chi tiết cho phần kiến thức sinh học DTH - Cơ chế ditruyền và biến dị
Mức 1: Tái hiện: nghĩa là học sinh nhớ lại và nhận biết các sự kiện, hiện tượng, định
luật, quá trình nào đó thông qua việc trả lời cho câu hỏi là gì?
Mức 2: Hiểu và áp dụng: Học sinh phải hiểu được một vấn đề hoặc một sự kiện,
hiện tượng, định luật, quá trình và áp dụng kiến thức đó trong một điều kiện cụ thể, khả
năng này sẽ trả lời cho câu hỏi như thế nào?
Mức 3: Suy luận và sáng tạo: ở mức độ nhận thức này đòi hỏi học sinh phải có sự
hội tụ các thao tác: phân tích, tổng hợp, học sinh có khả năng suy luận và sáng tạo tri thức
27
Trang 28mới dựa trên nền tảng của tri thức cũ, điều này được thể hiện khi học sinh trả lời được câu
hỏi tại sao? vì sao?
Dựa vào nội dung kiến thức cần trắc nghiệm của từng mục, từng bài, chúng tôi xâydựng bảng trọng số chi tiết cho nội dung phần kiến chương “Cơ chế di truyền và biến dị”,Sinh học 12 THPT ở bảng 2.3:
Bảng 2.3: Bảng trọng số chi tiết cho từng nội dung cần trắc nghiệm
Nội dung cần trắc nghiệm
Dự kiến ở các mức độ nhận thức
Tổng sốTái hiện Hiểu,áp
dụng
Suy luận,sáng tạoBài1: Gen, mã di truyền và quá
2.1.3 Quy tắc soạn câu trắc nghiệm điền khuyết
- Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, thí sinh phải biết các chỗ trống phải điền và có thể lấythông tin từ đâu?
- Tránh viết các câu diễn tả mơ hồ hay các câu nguyên văn từ sách ra để khỏikhuyến khích HS học thuộc lòng
- Chỉ nên trừ các chữ quan trọng, tuy nhiên đừng nên chừa trống quá nhiều chữ trọng yếu
- Các khoảng cách nên có chiều dài bằng nhau cho người làm không đoán được câutrả lời cần thiết nên đánh số các chỗ điền
- Chỉ nên để một khoảng trống
- Phần điền khuyết nên là một từ hoặc cụm từ đơn nhất mang tính đặc trưng (người,vật, đia điểm, thời gian, khái nhiệm)
Trang 29- Cung cấp đủ thông tin để chọn từ hoặc cụm từ trả lời.
- Chỉ có một lựa chọn duy nhất đúng
2.1.4 Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
2.1.4.1 Quy trình chung xây dựng câu hỏi TNKQ
Theo GS Đinh Quang Báo, PGS.TS Lê Đình Trung, TS Vũ Đình Luận [17] vàmột số tác giả khác, để xây dựng các câu TNKQ nói chung và TNKQ dạng điền khuyết
nói riêng đủ tiêu chuẩn cần tuân thủ theo các bước sau:
Giai đoạn 1: Tiến hành xây dựng câu hỏi
Giai đoạn này gồm 3 bước: nghiên cứu chương trình môn học, xác định mục tiêunội dung và các giáo trình sử dụng, viết câu hỏi và lấy ý kiến của đồng nghiệp để hoànthiện câu hỏi theo tiêu chuẩn định tính
* Bước1 Nghiên cứu chương trình môn học và xác định rõ mục tiêu môn học Chương trình đào tạo là tiền đề cần thiết cho quá trình đào tạo phù hợp với mục tiêu,đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội “Chương trình chi tiết môn học - Công cụ đểđảm bảo chất lượng đào tạo” Đối với giáo viên căn cứ vào chương trình chi tiết để đề ralịch trình giảng dạy và kiểm tra theo đúng mục tiêu môn học đề ra Như vậy, trong dạy họckiến thức Sinh học chương 1 “Cơ chế di truyền và biến dị” phải được giáo viên nghiên cứu
kỹ nhằm xác định rõ mục tiêu của kiến thức trong chương 1, phần kiến thức di truyền học,môn sinh học thể hiện rõ mối quan hệ tương hỗ giữa nội dung, phương pháp, phương tiện,
hình thức tổ chức dạy học và KTĐG
*Bước 2 Phân tích các mục tiêu nội dung:
- Các mục tiêu nội dung đã được xây dựng khá chặt chẽ cho từng bài, từng tiểu mục.Trên cơ sở đó xây dựng bảng trọng số chung và trọng số chi tiết cho kiến thức chương “Cơchế di truyền và biến dị” Với mỗi bài (tiết) trong phân phối chương trình, chúng tôi dựkiến xây dựng khoảng 7 - 25 câu tuỳ vào nội dung, dung lượng kiến thức của từng bài
- Tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung chương “ Cơ sở di truyền vàbiến dị” để đem ra khảo sát trong các câu hỏi trắc nghiệm
- Phân loại hai dạng thông tin được trình bày trong chương:
+ Một là những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa
29
Trang 30+ Hai là những khái niệm quan trọng của chương: Lựa chọn những gì học sinh cần nhớ.
- Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụngnhững điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới
- Để có thể đưa ra các gợi ý, hướng dẫn học sinh tiếp tục suy nghĩ tìm đáp án đúng,cần nghiên cứu tìm ra các sai lầm học sinh thường gặp phải, từ đó suy nghĩ đặt ra cácphương án khác nhau để học sinh mắc phải sai lầm đó, từ đây xác định nội dung hướngdẫn, gợi ý học sinh phát hiện sai lầm và tiếp tục làm để điền nội dung đúng
- Cần phải suy nghĩ cách trình bày các câu dưới hình thức nào cho hiệu quả nhất vàmức độ khó dễ của bài trắc nghiệm đến đâu
*Bước 3 Xây dựng câu hỏi và lấy ý kiến của đồng nghiệp
Từ bảng trọng số chi tiết và nội dung của chương mục, chúng ta đặt các câuhỏi tự luận Các câu hỏi tự luận đặt càng nhiều càng tốt, từ các câu hỏi tự luận đóchia ra các câu trả lời ngắn mỗi câu trả lời ngắn chỉ nên hỏi một vấn đề Sau đó làkhâu chọn lựa các câu hỏi để có tỉ lệ thích đáng giữa các mức độ nhận thức phù hợpvới đối tượng dạy học (chủ thể của quá trình nhận thức = người học) và thoả mãn vớibảng trọng số, đây là khâu quan trọng thể hiện năng lực của GV Khi đã có hệ thốngcâu hỏi tự luận trả lời ngắn ưng ý, chúng ta tiến hành xây dựng các loại CH TNKQtuỳ mục đích sử dụng
Sau khi xây dựng xong các câu hỏi cho từng bộ phận kiến thức tiến hành lấy ý kiếncủa đồng nghiệp
Giai đoạn 2: Kiểm định chỉ số của từng câu: Có 2 bước
* Bước 1 Trắc nghiệm thử: Với mục đích kiểm định các chỉ tiêu định lượng bằngcác bài khảo sát Trong đề tài của mình, với đối tượng là HS ở trường THPT, nên mỗi bàikhảo sát chúng tôi sử dụng 10 câu trong thời gian 5-7 phút, được đảo thứ tự câu hỏi, để mỗi
HS không trùng đề với các HS xung quanh
* Bước 2 Xác định chỉ tiêu định lượng: Mỗi câu hỏi được thực nghiệm và xử lý vớikhoảng 45 HS tham gia khảo sát, chấm điểm bằng phương pháp thủ công, kết quả xử lýbằng phần mềm Excel để tính chỉ số về độ khó (Fv), độ phân biệt (DI) của từng câu và hệ
số tin cậy (r) của bài khảo sát
Trang 31Giai đoạn 3: Sử dụng vào các mục tiêu dạy học: có 2 bước
* Bước 1 Chọn câu đạt, loại bỏ hoặc sửa chữa câu không đạt Những câu đạt lànhững câu thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng
Chỗ điền chọn có ít nhất 3 - 5% thí sinh điền đúng, bởi vì một chỗ nào đó không cóhọc sinh nào điền đúng nội dung cần điền thì chỗ trừ đó chưa đạt yêu cầu.Tuỳ vào kết quảkiểm định của mỗi chỗ mà có thể loại bỏ hoặc sửa chữa những chỗ chưa đạt
* Bước 2 Sử dụng vào mục đích khác nhau Tuỳ từng câu đã đủ tiêu chuẩn kết hợp
với những chỗ trừ hợp lý để sử dụng vào các khâu trong hoạt động dạy học như: tự học, ôntập và củng cố, KTĐG và tự KTĐG Theo Vũ Đình Luận quy trình xây dựng TN nói chungphần kiến thức sinh học Di truyền học được sơ đồ hoá như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ nói chung và TNKQ dạngđiền khuyết nói riêng
Chọn câu đạt, loại bỏ hoặc sửa chữa câu không đạt
Sử dụng với mục đích khác nhau trong quá trình dạy học
Sửa chữa câukhông đạt
1 Xây dựng câu hỏi
Trang 322.1.4.2 Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy trên hai bình diện kiến thức và kỹ năng
Là bước xác định thành phần kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ của mạch kiến thức,
kỹ năng cần đạt được trong bài học và giữa các bài trong chương
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học về kiến thức và kỹ năng
Phải xác định rõ sau khi học xong bài này học sinh phải lĩnh hội được gì?Hay vậndụng như thế nào? Rèn luyện được thao tác tư duy nào?
Xác định câu hỏi được xây dựng với mục tiêu như thế nào? Truyền tải kiến thức gì?rèn luyện kỹ năng gì ? câu hỏi dùng trong khâu nào của quá trình dạy học?
Bước 3: Chuyển nội dung kiến thức, kỹ năng cần tiếp thu ở từng bài học dưới dạngcâu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Nội dung kiến thức cần phải chuyển thành câu hỏi dưới dạng khuyết thiếu nội dungchính.Tuy nhiên cũng phải có đủ thông tin đã cho hoặc đã biết để điền vào ô trống theo yêucầu của định hướng Định hướng đúng HS sẽ trả lời đúng theo hướng đó
Đây là khâu quan trọng vì nếu câu hỏi có từ, cụm từ quan trọng HS chưa biết nếuđiền sai ngay lập tức sẽ sai nội dung câu hỏi
Các cách xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết trên cơ sở có nội dung sẵn.+ Xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết thông qua câu trả lời của câu hỏi tự luận.+ Chuyển câu TNKQ dạng MCQ thành câu TNKQ dạng điền khuyết
+ Chuyển PHT, Grap thành câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Trang 33Bước 4: Hoàn thành và viết câu hỏi chính thức.
Tóm lại: Để xây dựng được câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết tốt thực hiện theo quytrình sau:
Sơ đồ 2.2:Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Bước 1:Phân tích nội dung bài dạy trên hai bình diện kiến thức và kỹ năng
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học về kiến thức và kỹ năng
Bước 3: Chuyển nội dung kiến thức, kỹ năng cần tiếp thu ở từng bài học dưới
dạng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Bước 4: Hoàn thành và viết câu hỏi chính thức
Ví dụ quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết:
Ví dụ 1: Để xây đựng được câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết của các khái niệm về
gen ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy trên hai bình diện kiến thức và kỹ năng
Đối với bài này nội dung trọng tâm HS cần lĩnh hội đó là :
-Khái niệm về gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc
- Khái niệm và các đặc điểm của mã di truyền
- Quá trình nhân đôi ADN
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học về kiến thức và kỹ năng.
-Hiểu được khái niệm về gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền
-Từ mô hình nhân đôi ADN, nắm được các bước của quá trình nhân đôi ADN làm
cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST
- Phân biệt dược quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
- Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa, quan sát
33
Trang 34- Tích hợp nội dung giáo dục môi trường, bảo vệ thực vật quý hiếm.
- Vận dụng vào thực tiễn giải thích tính đa dạng của giới sinh vật
Bước 3: Chuyển nội dung kiến thức, kỹ năng cần tiếp thu ở từng bài học dưới dạng
câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Ở đây tôi chọn cách chuyển 1: Xây dựng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết thôngqua câu trả lời của câu hỏi tự luận
Cụ thể như sau :
Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (chuỗipolipeptit hay một phân tử ARN)
Đây là đáp án của câu hỏi tự luận Gen là gì ?
Bước 4: Hoàn thành và viết câu hỏi chính thức
Tiếp theo bằng cách xóa bỏ một số từ, cụm từ quan trọng ngay lập tức câu hỏi tựluận đã trở thành câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Gen là một đoạn của ADN mang thông tin cho chuỗi pôlipeptit hay một
phân tử ARN (Đáp án : mã hoá )
Hoặc là:Gen cấu trúc là một đoạn ADN mang thông tin cho một
(Đáp án : mã hóa , Chuỗi pôli pep tit hay sản phẩm xác định )
Hoặc là: Gen là một đoạn phân tử(1)… mang thông tin mã hóa cho một
sản phẩm nhất định Gen có nhiều loại như: gen cấu trúc,(2)… , gen vận hành, gen
Ví dụ 2: Để xây đựng được câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết của các khái niệm về
đột biến cấu NST ta tiến hành theo các bước tương tự như trên :
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy trên hai bình diện kiến thức và kỹ năng
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học về kiến thức và kỹ năng
Bước 3: Chuyển nội dung kiến thức , kỹ năng cần tiếp thu ở từng bài học dưới dạng
câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Ở đây tôi chọn cách chuyển 2: Dựa trên hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọnchuyển thành câu dạng điền khuyết
Trang 35Bằng cách sửa câu dẫn và câu chọn đúng thành một mệnh đề hoàn chỉnh, xóa những từquan trọng ở một số vị trí trong câu, từ đó đưa ra một số từ để chọn trong đó có cả từ vừa xóa.
Số từ chọn càng nhiều so với số chỗ trống (khuyết) cần điền, thì độ khó càng tăng lên
Bước 4: Hoàn thành và viết câu hỏi chính thức
Trên cơ sở câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn sau:
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ( NST) là :
A Làm thay đổi cấu trúc NST ở mức độ khác nhau
B làm thay đổi thành phần protein trong NST
C Phá vỡ mối liên kết giữa protein và ADN
D Thay đổi thành phần octamer trong NST
E Thay đổi cách sắp xếp của nucleeoxom trong NST
Câu đúng nhất được chấp nhận: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là thay đổicấu trúc NST ở mức độ khác nhau Những từ quan trọng được xóa (che) đi: Đột biến cấutrúc nhiễm sắc thể(NST)là thay đổi (1) NST ở (2) khác nhau Nếu bỏtrống ta có câu hỏi khó hơn vì định hướng các ý trả lời chưa được xác định, còn khi chocác cụm từ cho sẵn là các từ để chọn thì sẽ dễ dàng hơn
Các từ đưa ra: 1- Thành phần protein, cấu trúc, liên kết
2- Protein, mức độ , octamer
Lúc bấy giờ câu điền khuyết trở nên khó hơn và mỗi câu lại là một dạng nhiều lựachọn kiểu điền khuyết.[22]
2.1.4.3 Kết quả xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết
Dựa vào quy trình, nội dung kiến thức ở chương I và qua bảng trọng số chung tôi
đã xây dựng được 120 câu ( được trình bày cụ thể ở phần phụ lục 1)
2.1.5 Xác định các chỉ số của câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết.
Chúng tôi đã khảo sát kiểm định các câu trên cơ sở HS đã học xong nội dung cầntrắc nghiệm Việc xác định tiêu chuẩn định lượng các câu hỏi được tiến hành khảo sát ở 3trường: THPT Nghi Lộc I, trường THPT Hà Huy Tập và trường Lê Viết Thuật Thành phốVinh Tỉnh Nghệ An Ba trường này có các chỉ số tương đối gần nhau như: trình độ GV,
HS Mỗi bài khảo sát gồm 26 CH trong thời gian 40 phút, các CH được đảo vị trí thành 4
35
Trang 36đề sao cho các HS ngồi gần không trùng đề với nhau Bài khảo sát được chấm điểm, mỗibài xử lý bằng phần mềm excel khoảng 130 HS Trên cơ sở đó phân tích các chỉ số độ khó(Fv), độ phân biệt (DI) và các phương án trả lời bằng excel và thu được số liệu định lượngcủa 104 CH chương Cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12NC (được trình bày ở phầnphụ lục 1).
2.1.5.1 Xác định độ khó ( Fv) của bộ câu hỏi trắc nghiệm
Dựa vào số liệu xử lí và sử dụng công thức 2.1 ta có kết quả bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Phân tích độ khó (Fv) của bộ câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Trang 37Biểu đồ 1 Kết quả phân tích độ khó của bộ câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Qua biểu đồ cho thấy:
- Câu rất khó: Chiếm 0% có dưới 20% thí sinh trả lời đúng
- Câu khó: Chiếm 6.7%, có 20 đến 39% thí sinh trả lời đúng
- Câu tương đối khó: Chiếm 33.65%, có 40 đến 59% thí sinh trả lời đúng
- Câu trung bình: Chiếm 54.80% , có 60 - 79% thí sinh trả lời đúng
- Câu dễ: Chiếm 4.80% và có 80 đến 100% thí sinh trả lời đúng
Qua các chỉ số trên có thể thấy bộ câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết có tính hợp lý vàtính vừa sức với trình độ của HS THPT
37
Trang 382.1.5.2 Xác định độ phân biệt ( DI) của bộ câu hỏi trắc nghiệm
Dựa vào số liệu xử lí và sử dụng công thức 2.2 ta có kết quả bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Phân tích độ phân biệt của bộ câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Độ phân
biệt (DI) DI < 0,2 0,20≤DI≤0,39 0,40≤ DI ≤0,59 0,60 ≤ DI ≤ 0,79 DI ≥ 0,80
Căn cứ vào số liệu đã được xử lý ở bảng 2.5 ta xây dựng được biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2 Kết quả phân tích độ phân biệt của bộ câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Như vậy, biểu đồ 2.2 cho thấy bộ câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết có độ phân biệt DIdương và phân bố trong khoảng từ 0-1, điều này chứng tỏ rằng nhóm thí sinh đạt điểm cao
có xu hướng trả lời đúng các điền khuyết nhiều hơn so với nhóm thí sinh có điểm thấp.Như vậy bộ câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết này đạt tiêu chuẩn về tỉ lệ DI và cho phép sửdụng vào các khâu khác nhau trong quá trình dạy học
Trang 392.1.5.3 Xác định độ tin cậy của các bài trắc nghiệm và tổng thể các câu hỏi trắc nghiệm
a Xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm
Qua thực nghiệm 4 bài khảo sát cho các chỉ số như sau:
Bảng 2.6 Chỉ số của 4 bài kiểm tra khảo sát
b Xác định độ tin cậy tổng thể các câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
Căn cứ vào số liệu thu được từ 4 bài khảo sát với tổng số 104 câu hỏi TNKQ dạngđiền khuyết, áp dụng các công thức tính lần lượt là 1.5,1.6,1.7,1.8 ở phần phương phápnghiên cứu qua xử lý bằng các phép toán thống kê, ta có các số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.7 Điểm trung bình tổng thể câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết.
Trang 40Bảng 2.8.Phương sai tổng thể câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết
K
K
2.
1
δ
µ µ
Thay vào ta được :
r21= 104
103
91.655(104 91.655) 1
12 NC đạt yêu cầu cho phép đo có sự ổn định, có sai số nhưng trong phạm vi cho phép.Mặt khác công thức được áp dụng Kr21 là công thức tính toán độ tin cậy dựa trên mức độthuần nhất trong cách trả lời và mối quan hệ nội tại giữa các câu nội tại trong bài TN Điều
đó cho phép đưa các câu hỏi TN vào thực tế sử dụng để đánh giá kiến thức học tập của HStrong sinh học Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12NC
2.1.6 Một số ví dụ câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết đã xây dựng
2.1.6.1 Câu dùng để hình thành kiến thức mới.