1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cách xây dựng khái niệm số tự nhiên trong SGK Toán tiểu học

6 8,1K 117

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 15,47 MB

Nội dung

Sách giáo khoa Toán 1 đã trình bày khái niệm số tự nhiên theo cách hiểu là số phần tử của một tập hữu hạn. SGK chọn cách tiếp cận cho các số 1, 2, 3 là xuất phát từ việc hình thành lớp các tập hợp tương đương, thấy rằng các tập hợp này có điểm chung là có cùng số phần tử, dần dần hình thành số tự nhiên ứng với số phần tử của các tập hợp.

Trang 1

Cách xây dựng khái niệm số tự nhiên trong SGK Toán tiểu học :

1 Hình thành 10 chữ số cơ bản từ 0 đến 9 :

- Sách giáo khoa Toán 1 đã trình bày khái niệm số tự nhiên theo cách hiểu là số phần tử của một tập hữu hạn SGK chọn cách tiếp cận cho các số 1, 2, 3 là xuất phát từ việc hình thành lớp các tập hợp tương đương, thấy rằng các tập hợp này có điểm chung là có cùng số phần

tử, dần dần hình thành số tự nhiên ứng với số phần tử của các tập hợp

Ví dụ, khi hình thành số 1,2,3, sách Toán 1 sử dụng các mô hình biểu diễn đường cong khép kín (chỉ biểu đồ Ven minh họa cho 1 tập hợp), bên trong gồm 1,2 hoặc 3 đồ vật (giống nhau) gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh (chỉ phần tử của tập hợp đó) Tương tự đó hình thành số 4 và 5

- SGK hình thành số 6 dựa trên cách tiếp cận theo quan điểm thứ tự, theo quan hệ số liền sau bằng con đường đếm thêm 1 vào số 5 Trong tranh vẽ là năm bạn nhỏ đang chơi, có một bạn nhỏ đang đi đến

Tương tự đối với các số 7,8,9 và 10

Trang 2

- SGK chọn cách tiếp cận cho số 0 là bản số của tập hợp rỗng Khi

đó, số 0 sẽ lấy nghĩa “chỉ tập hợp có không phần tử” Từ một tập hợp (chậu nuôi cá) gồm 3 con cá, người ta vớt lần lượt ra mỗi lần một con

cá và sau cùng trong chậu không còn con cá nào Đây là cách tiếp cận ngầm ẩn theo hệ tiên đề Peano với quan hệ “số liền trước” bằng con đường bớt dần 1 từ 3

Trang 3

2 Hình thành các số tròn chục, tròn trăm :

- Bước đầu hình thành khái niệm về một chục : hình thành theo cách hiểu là một tập hợp gồm 10 phần tử ( VD : một chục que tính + 10 que tính), về một trăm : theo cách hiểu một tập hợp 100 phần tử ( 100 được xây dựng qua hình ảnh một tấm bìa gồm 100 ô vuông)

- Từ đó hình thành khái niệm các số tròn chục ( 2 chục que tính = 20 que tính, 3 chục que tính = 30 que tính… ), tròn trăm ( 200 bằng 2 tấm bìa 100 ô vuông , 300 bằng 3 tấm bìa 100 ô vuông,…) => sử dụng hình ảnh trực quan để xây dựng các số tròn chục như sau :

- Từ đó hình thành thêm các số tròn nghìn,…

3 Hình thành các số tự nhiên 2, 3 và nhiều chữ số :

* Hình thành số có 2 chữ số :

Trên cơ sở hình thành các số tròn chục, các số có 2 chữ số được xây dựng theo cách :

- Đếm thêm 1 ( hoặc 2, 3 4, 5, 6, 7, 8, 9) vào 10 và đọc là mười một ( 11 ), mười hai (12) , mười ba (13), mười bốn (14)…

Trang 4

- Đếm thêm 1 ( hoặc 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) vào sau số 20, 30, 40, …và đọc là (hai mươi ba, ba mươi sáu…)

=> Từ đó hình thành khái niệm ban đầu về hàng chục và hàng đơn vị

* Hình thành các số có 3 chữ số :

- Trong SGK toán lớp 2, phần 6 : Các số trong phạm vi 1000 ( trang 137), bài đầu tiên đã giới thiệu về đơn vị, chục, trăm, nghìn như sau :

Trang 5

- Trên cơ sở đó, SGK giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200, các

số từ 101 đến 110, các số từ 111 đến 200 ( để cho học sinh biết các sso đó gồm các trăm, các chục, các đơn vị nào và cách đọc các số đó

ra sao )  Từ đó, SGK mới hình thành cho học sinh khái niệm về số

có 3 chữ số

* Hình thành số có 4, 5 và nhiều chữ số :

- Bước đầu hình thành cho học sinh về cấu tạo của số có 4, 5 và nhiều chữ số : số có 4 chữ số gồm 4 hàng : hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị; số có 5 chữ số gồm 5 hàng : hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị ; ……

- Từ việc hình thành các hàng ( cấu tạo số ), SGK xây dựng nên số có

4, 5 và nhiều chữ số

4 Hình thành các khái niệm hàng và lớp của một số tự nhiên :

- Từ nhưng hiểu biết ban đầu của học sinh về hàng, SGK đưa ra các khái niệm về lớp : Bao gồm các lớp :

+ Lớp đơn vị gồm : hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị

+ Lớp nghìn gồm: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn

Trang 6

+ Lớp triệu gồm : hàng trăm triệu, hàng chục triệu, hàng triệu.

5 Dãy số tự nhiên :

- SGK Toán 4 trình bày về dãy số tự nhiên bằng cách sử dụng quan

hệ thứ tự, khái niệm số liền trước, số liền sau và khái niệm dãy số tự nhiên như sau: Các số 0; 1; 2; 3; …; 9; 10; …; 100; …; 1000; … là các số tự nhiên Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên

- Có thể biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số:

-Trong dãy số tự nhiên: thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó Vì vậy không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số

tự nhiên có thể kéo dài mãi; bớt 1 ở bất kì số nào (khác số 0) cũng được số tự nhiên liền trước số đó Không có số tự nhiên nào liền trước

số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất

- Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn kém nhau 1 đơn vị

Ngày đăng: 13/12/2015, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w