Tuy nhiên, chương trình giáo dục kĩ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp vào các môn học như Giáo dục công dân, Sinh hoạt ngoài giờ, Ngữ văn, Sinh học, Vật lý
Trang 1MỤC LỤC
Trang
3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7 3.1 Nội dung giáo dục kĩ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp 7 3.2 Đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp 8
Trang 2GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA
GIỜ SINH HOẠT LỚP
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài :
Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ,
vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay
Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ
từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,
Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì
kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan,
ít nói
Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game, mà quên đi và đánh mất những
cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội
Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học Tuy nhiên, chương trình giáo dục kĩ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp vào các môn học như Giáo dục công dân, Sinh hoạt ngoài giờ, Ngữ văn, Sinh học, Vật lý hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn chưa cao trong khi môn học kĩ năng sống vẫn chưa được đưa vào chương trình như một môn học chính khóa
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp” nhằm đóng góp một số kinh nghiệm rút ra được
thực tiễn mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp Nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội
2 Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan
trọng trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời kì hội nhập
Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho
Trang 3học sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững
Đề tài : “ Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp” nhằm:
Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường
trung học cơ sở theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội
ở địa phương, thực tế nhà trường
Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống
có hiệu quả trong nhà trường THPT
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh
Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong lứa tuổi THPT ở lứa tuổi này:
- Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu
- Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí
- Chịu áp lực lớn dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần
- Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình cần đưa ra quyết định đúng đắn
- Thích bộc lộ cái tôi…
4 Biện pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết
Thực nghiệm sư phạm
Điều tra
Tham khảo ý kiến các giáo viên
Chia sẻ kinh nghiệm
Thảo luận nhóm
Các hoạt động kích thích tưởng tượng và động não
Sắm vai
Phân tích tình huống
Trò chơi, bài hát, nghe nhạc
Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa
5 Thời gian nghiên cứu:
Bắt đầu: 15/9/2013
Kết thúc: 15/3/2014
Trang 4Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận:
1.1 Khái niệm kỹ năng sống:
Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả
(*) Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”
(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)
(*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại)
Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ
GD-ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh THPT vì:
Ở lứa tuổi này:
- Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu
- Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến các quan hệ không dúng mực trong quan hệ khác giới
- Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần
Trang 5- Các em cần lựa chọn nghề nghiêp phù hợp với năng lực của mình cần đưa ra quyết định đúng đắn
- Thích bộc lộ cái tôi…
Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ GD - ĐT đưa KNS vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình tức khác nhau Với
HS THPT thì cần rèn luyện kĩ năng gì?
1.2 Kỹ năng cần thiết cho học sinh THPT:
Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THPT là:
Kỹ năng tự phục vụ bản thân
Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
Kỹ năng đánh giá người khác
Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của
cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
2 Thực trạng của vấn đề:
Trường THPT số 1 Sa Pa là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn Tuy nhiên,
đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội
Trong nhiều năm liền, trường THPT số 1 Sa Pa là một trong những đơn
vị dẫn đầu của Ngành giáo dục , trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ
Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng đã có
sự quan tâm của nhà trường Thể hiện ở chỗ nhà trường cũng đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể: bảo
vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…
Trang 6Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh
tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với học sinh Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống Đây là vấn đề được nhà trường rất quan tâm , nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ hiện nay là một việc làm cần thiết
Trường THPT số 1 Sa Pa có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành Do đó ngay từ đầu năm học 2008-2009, khi Bộ giáo dục phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường tôi
đã áp dụng rộng rãi Công tác giáo dục kỹ năng sống được triển khai thông qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như:
Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Giáo dục công dân, Văn học, Sử học, Sinh học, Thể dục
Giáo dục chuyên đề thông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ như: Nói chuyện, thuyết trình, tham luận, thi tìm hiểu
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện tôi nhận ra rằng, việc giáo dục kỹ năng sống của nhà trường và việc rèn luyện kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế, đó là:
Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học vẫn chưa được làm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên đôi lúc ngại đưa chương trình kỹ năng sống vào
Ngay từ đầu năm học 2013-2014, trong nhiệm vụ năm học, Bộ giáo dục
và đào tạo đã chỉ rõ “ Triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống
Trang 7trong một số môn học và hoạt động giáo dục Phổ cập kỹ năng bơi an toàn và chống đuối nước cho học sinh Ngăn chặn các tác động tiêu cực của Internet, đặc biệt là trò chơi điện tử trực tuyến (game online) đối với học sinh Có các giải pháp phối hợp tích cực ngăn chặn hiện tượng học sinh đánh nhau Tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội trong nhà trường ” Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo
dục, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường Ngoài việc truyền tải giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học chính khóa thì hoạt động sinh hoạt lớp là hoạt động nòng cốt trong việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống nhằm thực hiện công tác giáo dục toàn diện của nhà trường
3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1 Nội dung giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp:
Việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông đã được đưa ra bàn bạc trước đây và theo như nội dung cuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học
sinh, sinh viên Bộ GD-ĐT và giới báo chí thì: "Bộ đã triển khai nhiều phong
trào vào trường học như sức khỏe, an toàn giao thông, kỹ năng sống đặc biệt, phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được các thầy
cô giáo, học sinh hưởng ứng tích cực đã giảm được phần nào tình trạng trên Năm học tới Bộ sẽ đưa kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy trong nhà trường."
"Để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy trong trường học, Bộ GD-ĐT đã
phải xác định, nếu đưa vào giảng dạy đại trà thì kỹ năng sống gồm những nội dung gì? Đưa vào như thế nào? Người dạy và thời gian như thế nào?.
Tuy nhiên, về vấn đề đưa như thế nào, trong 3 phương án, thứ 1, là lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà trường; thứ 2 đưa vào thành một môn và dạy giống các môn học khác; thứ 3, đưa vào tất cả các môn, môn nào cũng vận dụng Bộ đã chọn phương án thứ nhất
là lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà trường."
Vấn đề là chọn nội dung nào và lồng ghép ra sao thì có vẻ như còn nhiều lúng túng
Đối với Trường THPT bao gồm các nhóm kỹ năng sau :
Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân ( Tôi là ai?, Tôi có những điểm mạnh và điểm yếu gì?, Ước mơ của tôi?, Mục đích của cuộc đời tôi?, Người khác đánh giá về tôi như thế nào?, Tư duy tích cực )
Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử (cách giao tiếp trong môi trường học đường, với bố mẹ, người lớn tuổi)
Trang 8Kỹ năng hợp tác và chia sẻ (kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột trong học đường)
Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành vi dũng cảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục )
3.2 Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp:
Trong những năm học trước, việc thực hiện sinh hoạt chủ nhiệm thường theo một kịch bản cũ:
Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét qua các lỗi
vi phạm của học sinh, chấn chỉnh những sai phạm, cảnh cáo và ghi nhận những trường hợp tái phạm của học sinh
Sau đó là thông báo các hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân công học sinh thực hiện theo kế hoạch
Lớp trưởng đọc thông báo chung cho cả lớp và sau đó tổ chức văn nghệ hoặc các nội dung cần làm cho tuần sau
Phần thêm: GVCN kể hoặc đọc những câu chuyện mang tính giáo dục cho cả lớp nghe và từ đó học sinh rút ra được những kiến thức cần thiết Theo kịch bản như trên chỉ thích hợp với các lớp ngoan, ít vi phạm còn đối với các lớp thường xuyên có vi phạm thì giờ sinh hoạt lớp sẽ nhàm chán năng nề vì học sinh trong lớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong tuần qua và tâm lý chung sẽ là mắc cỡ, e ngại, riêng với những em thường xuyên vi phạm thì tình hình còn có thể bi đát hơn: tâm lý bất cần sẽ nảy sinh
GVCN sẽ mất cảm hứng để tiếp tục phần thêm khi lớp có nhiều học sinh vi phạm, Thầy cô sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy và chắc chắn sẽ kéo dài thời gian rầy la cả lớp một cách không có chủ đích rõ ràng
Trước tình hình đó, để lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp,cho tăng tính chủ động của học sinh nhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể lớp chứ không phải vai trò của giáo viên chủ nhiệm hay 1 lớp trưởng, đội trưởng
Về phân phối chương trình sinh hoạt, Ban giám hiệu đã quy định thời khóa biểu tiết sinh hoạt lớp vào tiết 5 tuần thứ 7 hàng tuần đánh giá công tác chủ nhiệm
Mục đích là biến giờ sinh hoạt lớp thành một buổi vui chơi với nhiều trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng tương ứng cho học sinh Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ yếu với cách làm sao cho tăng tính chủ động của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá nhân và nhấn mạnh trò của tập thể, để học sinh
Trang 9thấy được và luôn phát huy khả năng phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung, không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt
Có thể kể ra một số hoạt động, trò chơi được áp dụng trong giờ sinh hoạt của lớp :
Trò chơi 1 : Xếp hình
Trước buổi sinh hoạt, cắt và chọn ra một số các hình khác nhau, số hình này tương đương với 1/2 số học sinh Cắt những hình này ra làm đôi
Trong giờ sinh hoạt, phân phát một nửa của hình đó cho mỗi học sinh một cách ngẫu nhiên
Cho các học sinh đi lại quanh phòng và ghép lại với người có nửa hình còn lại phù hợp
Khi mà một học sinh đã tìm ra được người có nửa hình còn lại của mình thì học sinh phải phỏng vấn nhanh người đó Tìm hiểu về người bạn của mình theo những yêu cầu mà giáo viên đã yêu cầu trước (những việc làm tốt và chưa tốt trong tuần qua)
Sau khoảng 10 phút, mỗi học sinh sẽ trình bày ngắn gọn về những hoạt động của người có một nửa hình ghép phù hợp với mình cho cả nhóm học sinh hoặc cả lớp
Trò chơi 2: “Mong muốn”- Hy vọng và mối quan tâm về môn học nào đó
Yêu cầu các học sinh lấy ra một mảnh giấy và trong một vài phút viết
ra những mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hy vọng sẽ đạt được, và cả những điều mà mình có quan tâm đến
Thu lại tất cả những mảnh giấy này để vào lẫn một hộp, sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn / hy vọng/ quan tâm cho cả nhóm học sinh nghe Thầy, Cô hoặc một học sinh xung phong viết ra những thông tin đó lên giấy khổ lớn.Hoặc
Chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 5), phân chia bảng thành các phần tương ứng cho các nhóm và yêu cầu các học sinh cùng nhau quyết định đưa ra những mong muốn, hy vọng và quan tâm đối trong thời gian tới Sau đó ghi lại những phản hồi của từng cá nhân lên bảng, hoặc là thu lại những mảnh giấy của nhóm nhỏ và dán lên cho mọi người trong phòng đều thấy được
Tổng hợp lại những mong muốn của các học sinh, nêu ra điểm giống nhau về suy nghĩ, mong muốn của học sinh trong lớp
Trang 10Thông báo cho học sinh biết được những nội dung cần làm trong tuần tới Nhấn mạnh những việc cần đạt được và học sinh phải được biết rằng mức độ yêu cầu đạt được của mỗi học sinh khác nhau do vậy yêu cầu các
em phải phấn đấu để đạt mức cao nhất
Trò chơi 3: Lắng nghe
Số lượng: từ 5 em trở lên, có thể chơi trong nhóm nhỏ trước và mở rộng cho cả lớp
Luật chơi: Mỗi bạn sẽ được phát 1 cây viết và 1 tờ giấy Trong vòng 1 phút, các bạn sẽ ghi lại tất cả những tiếng động xung quanh mình, ai ghi nhiều hơn, người đó sẽ thắng
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong những kĩ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tôn trọng hay xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên Khi chịu lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thông tin để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn
Trò chơi 4: 180 độ xoay!
Số lượng: Lý tưởng nhất là 6 - 8 bạn
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn, quay mặt ra ngoài, tay nắm tay Sau đó tìm cách đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt vào trong hình tròn mà không được chéo tay nhau (trong quá trình đổi vị trí không được buông tay ra)
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các em kĩ năng "giải quyết vấn đề" Lúc đầu, có thể những người tham gia trò chơi này sẽ "bó tay" và cho rằng đây là công việc không thể thực hiện được Nhưng khi được thảo luận, các bạn sẽ tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành công "Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người, chắc chắn sẽ tìm ra được giải pháp tốt"- một bạn học sinh đã nói về "công dụng" của trò chơi mà bạn học được
Trò chơi 5: Chuyền bóng
Số lượng: 10 bạn là tốt nhất
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn với yêu cầu là phải biết tên của nhau Lần lượt người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ) cho đến hết vòng tròn Khi chuyền bóng cho người nào, bạn phải gọi tên người đó Lúc đầu, chỉ cần 1 trái bóng, sau
đó tăng thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ chuyền Trò chơi sẽ kết thúc khi bóng chạm đất Trò chơi này có thể có 2 - 3 nhóm tham gia, nhóm nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng
Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, công việc của người chơi xem ra khá dễ dàng Nhưng khi có nhiều trái bóng thì tình hình sẽ khác Điều này cho thấy, với những vấn đề đơn giản, bạn có thể giải quyết một cách dễ dàng Nhưng