PAL HOC OU CU GEA HÀ NÓI
TỦ CĐ HIẠEHIM KHIÁ HỌO XÃ HỘI VÃ NHAN VẬN
TRAN au BAL SING
KHAO SAT GIA TRI
VĂN BẠN TRUYỂN KỲ TÂN PHẢ
CUA DOAN THI FEM
LUAN VAN THAC Sy
Trang 2MUC LUC PHAN MO DAU 1 Li do chon dé tai 6 2 Mục đích của đề tài 7 3 Ý nghĩa của đề tài 7 4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
% Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 10
6 Phương pháp nghiên cứu 10
7 Kết cấu của luận văn 10
Chuong I DOAN THI DIEM VA TRUYEN KỲ TAN PHA
1.1 Doan Thi Điểm: 12 1.1.1 Cuộc đời 12 I.1.2 Sáng tác văn học 15 I.2 Tác phẩm Truyền kỳ tân phả: 17 I.2.1 Vấn đề về văn bản 17 1.2.2 Hoàn cảnh ra đời 17 1.2.3 Té6m tắt nội dung chính của tác phẩm 33 Tiểu kết 4]
ChươngII CÁC GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ
Trang 3PHAN MO DAU
1 Lý do chọn đề tài:
Truyền kỳ là một trong những thể loại tiêu biểu của văn học trung đại các nước Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng Văn học trung đại
Việt Nam có tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ được coi là “thiên cổ kỳ
bút” như trường hợp “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ
Nữ tác gia văn học trung đại Việt Nam - Đoàn Thị Điểm (1705 - 1746) không chỉ nổi tiếng với văn bản diễn nôm “Chỉnh phụ ngảm” mà người đời tương truyền là của bà mà còn nổi tiếng với tác phẩm “Truyền kỳ tdn pha”
Truyền kỳ tân pha la một tác phẩm văn học theo thể loại truyền ky
được viết bằng văn ngôn chữ Hán, được người đời truyền tụng với những truyện về những nhân vật kỳ ảo như: Bích Châu, Giáng Tiên, Liệt nữ An Ấp lại được diễn đạt bằng một lối hành văn tuyệt vời, từ ngữ mượt mà, hấp dẫn lôi cuốn người đọc Chính vì vậy, khi bà còn sống cũng như sau khi bà mất, người đời đua nhau truyền tụng tác phẩm của bà Nhà in Lạc thiện đường năm Gia Long thứ 10 (1811) đã cho ấn hành lưu truyền rộng rãi trong dân gian
Trong thời kỳ hiện đại, khi khoa cử từ chương bị phế bỏ, số người biết chữ Hán ít đi, Truyền kỳ tân phẩ lại được dịch sang tiếng Việt ghi bằng chữ quốc ngữ (chẳng hạn bản dịch Truyền ky tan phd do Ngô Lập Chi, Trần Văn Giáp phiên dịch và chú thích, Hoàng Hữu Yên hiệu đính và giới thiệu, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1962) Đồng thời giới nghiên cứu văn học, văn hoá, lịch sử lại đi sâu vào các phương diện cụ thể để nghiên cứu các vấn đề về ý nghĩa lịch sử - xã hội - văn hoá cũng như các tài năng nghệ thuật
của Hồng Hà Nữ sĩ
Các nghiên cứu đó phần nhiều dựa trên bản dịch tiếng Việt Các bản dịch Truyền kỳ tân phđ cũng có đề cập đến văn bản Hán văn nhưng do yêu
cầu dịch, người ta cũng chỉ giới thiệu ngắn gọn vắn tắt dịch và chú thích mà
Trang 4thôi Van dé van ban Han Van của Truyén ky tan phd van là một đề tài còn bỏ ngỏ Bởi vậy, khảo sát văn bản tác phẩm Hán văn này ở dạng nguyên tác của nó sẽ hứa hẹn nhiều điều thú vị, làm tăng thêm những hiểu biết của chúng ta về thực trạng văn bản tác phẩm Truyền kỳ tân phả viết bằng văn ngôn chữ Hán, nâng cao năng lực đọc văn bản Hán văn của những người làm công tác nghiên cứu Hán Nôm nói riêng, nghiên cứu ngữ văn trung đại
nói chung, làm sâu sắc thêm những hiểu biết của chúng ta về giá trị nhiều
mặt của tác phẩm Truyền kỳ tân phả Bởi vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề “Khảo sát giá trị văn bản Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ Hán Nôm của mình
2 Mục đích của đề tài:
Đề tài có những mục đích sau:
- Tìm hiểu và hệ thống hoá những thông tin về tác gia văn học trung
đại Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, làm cơ sở cho những nghiên cứu cụ thể văn bản tác phẩm Truyền kỳ tân phả của bà
- Hệ thống hố và mơ tả chỉ tiết hiện trạng của văn bản Truyền kỳ tân pha bang van ngôn chữ Hán đang được lưu trữ tại các thư viện và các trung
tâm nghiên cứu
- Tiến hành các thao tác văn bản học cần thiết để nêu ra những điểm
đáng lưu ý về tình hình văn bản Truyền kỳ tân phá
- Tìm cơ sở những nghiên cứu văn bản học bàn về văn bản Truyền kỳ tân phả, luận văn sẽ đi vào phân tích một số khía cạnh chủ yếu về giá trị của tác phẩm này từ góc độ ngữ văn cũng như góc độ văn bản sử
3 Ý nghĩa của đề tài:
- Luận văn đi vào mô tả và nghiên cứu kết cấu văn bản cho nên sẽ làm sáng rõ những vấn đề văn bản học của văn bản
- Từ những cơ sở văn bản học của văn bản sẽ làm sáng rõ giá trị của tác phẩm Truyền kỳ tân pha cing như văn tài Hán văn của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
4 Lịch sử vấn đề nghiên cứn:
Truyền kỳ tân phả từ khi ra đời cho đến bây giờ đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến theo nhiều góc nhìn
Trang 5Có thể liệt kê ra đây một danh sách không đầy đủ về những đề cập có
liên quan đến Truyền kỳ tân phẩ hoặc toàn bộ tác phẩm, hoặc là từng truyện
theo các hướng quan tâm rất khác nhau
Trước hết là nhóm những công trình, những ghi chép có đề cập đến Truyền kỳ tân pha va tac giả của nó có tính cách thư mục học hay những
ghi chép rất sớm về tác phẩm
Phan Huy Chú, Lich triéu Hiến chương loại chí, phần Truyện ký,
mục Văn tịch chí có ghi về kết cấu của truyện Truyền kỳ tân phđ, một tên
gọi khác của nó là Tuc truyén kỳ nhằm xác định cả tập gồm có 6 truyện Đoàn thị thực lục đo con rễ Đồn Dỗn Y (Đồn Dỗn Y là con trai
Đồn Dỗn Ln, cháu gọi Đồn Thị Điểm bằng cô) khi đề cập đến Truyền
kỳ tân phả cũng có đề cập đến vấn đề cấu trúc nội bộ của tác phẩm và xác định có 5 truyện
Phạm Đình Hổ Nguyễn Án - Tang thương ngẫu lục - Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1972 cũng có những điểm đề cập đến Truyền kỳ tân phả
Trần Văn Giáp (chủ biên), Lược truyện của tác giả Việt Nam, tập Ì Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1972 có giới thiệu về tác phẩm
Từ điển văn học (nhiều tác giả), 2 tập, Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1984 đã dành nhiều dòng cho Truyền kỳ tân phả
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (bộ mới), nhà xuất bản Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ VII, 2006 đều đề cập đến nữ danh
nhân Hồng Hà cũng như tác phẩm Truyền kỳ tân phđ của bà
Trịnh Khắc Mạnh, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, tái bản, có chỉnh lý và bổ sung, nhà xuất bản văn hóa thông tin năm 2007
đã đề cập đến tiểu truyện của bà Đoàn Thị Điểm
Trang 6Nhóm hai là những công trình thuộc vào phạm trù phiên dịch, chú giải như: - Truyền kỳ tân pha, Ngo Lap Chi, Tran Van Giáp phiên dịch và chú thích, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1962
- Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Trần Nghĩa chủ biên, nhà xuất bản thế giới, 1997
Nhóm ba là những công trình có tính tiểu truyện thuộc phạm trù các công trình sách danh nhân như:
Bùi Hạnh Cẩn, Bà Điểm họ Đoàn, Trung tâm hoạt động văn học khoa
học Văn Miếu —- Quốc Tử Giám, Thư viện Hà Nội
Đỗ Thị Hảo, Hồng Hà nữ sĩ, nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội năm 1986 Nhóm bốn là những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
hiện đại theo các chủ đề về tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa dân gian Số công
trình có để cập đến Truyền kỳ tân phẩ nhiều như thế chính là ở chỗ, trong Truyền kỳ tân phả có nhiều truyện có liên hệ đến các lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian Chẳng hạn Vân Cát thần nữ truyện được đề cập đến trong tất cả các công trình về tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng thờ mẫu Do vậy, thật khó có thể liệt kê hết các công trình đó được Ở đây, với tư cách như là những ví dụ, chúng tôi xin dẫn ra một số công trình có liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng như sau:
- Dinh Gia Khanh, Tuc thờ mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam, Tạp chí văn học, số 5, 1992
- Vũ Ngọc Khánh, Chúa Liễu qua nguồn thư tịch, Tạp chí văn học, số 5, 1992 - Trần Thị Băng Thanh, Bùi Thị Thiên Thai, Mối liên hệ giữa Truyền kỳ tân phả và lễ hội gian, Tham luận tại Hội thảo quốc tế năm 2006, viện văn học.org.vn
Trang 7hệ với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Có thể điểm ra ở đây với tư cách như là những ví dụ như:
Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam — truyện ngắn (tập 1), nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999 đã dịch 2 truyện của Truyền kỳ tân phá
Nguyễn Đăng Na, Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2007
Vũ Thanh, thể loại truyền kỳ ảo Việt Nam thời trung đại — quá trình
bảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm Văn học Việt Nam thế kỷ X — XIX —
Những vấn đề lí luận và lịch sử Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2007 Sự điểm công trình trên đây cho ta một cái nhìn toàn cảnh về những øì có liên quan đến lịch sử vấn đề nghiên cứu Qua đó chúng tôi cũng thấy vấn đề văn bản và mô tả văn bản Hán văn của Truyền kỳ tân phđ chưa được đề cập đến nhiều Vì vậy, luận văn này, ở những mức độ hạn chế, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về vấn đề văn bản học của Truyền ky tan pha van ngôn chữ Hán
$ Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài:
Từ sự mô tả lịch sử vấn đề nghiên cứu cũng như sự xác định mục đích của nghiên cứu, luận văn chỉ đi vào giới thiệu và mô tả cơ cấu văn bản Truyền kỳ tân phả từ góc nhìn văn bản học Từ đó, trên cơ sở những thu hoạch được từ thực tế phân tích văn bản để đi vào những vấn đề thuộc về
giá trị của tác phẩm
6 Phương pháp nghiêm cứu:
Luận văn sẽ vận dụng các thủ pháp và thao tác văn bản học Hán Nôm
và các thủ pháp và thao tác của ngữ văn học để khảo sát văn bản và phân tích các giá trị của văn bản
7 Kết cấu của Luận văn:
Trang 8Chương 2 với tiêu đề “Các giá trị nội dung và phong cách nghệ thuật của Truyền kỳ tân phđí” nhằm phân tích một số giá trị thuộc phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Trang 9CHUONG I
DOAN THI DIEM VA TRUYEN KY TAN PHA
Để nghiên cứu tác phẩm một cách có cơ sở và hệ thống, chúng ta phải hiểu được cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả Vì tác phâm văn học lúc nào cũng như tắm gương phản ánh những gì đang diễn ra, đang đến với cuộc đời tác giả Hiểu được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồng Hà nữ sĩ, và văn bản Truyền kỳ tân phả , chúng ta mới có thể hiểu được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chương 1 chính là nền tảng cho Luận văn với hai phần chính: phần 1: Hong Ha nit st Doan Thị Điểm, phần 2: Truyền kỳ tan pha
I.1 ĐOÀN THỊ ĐIỂM:
L.1.1 Cuộc đòi:
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), tên tự là Hồng Hà nữ sĩ, có sách ghi là Hồng Hà phu nhân, quê quán ở làng Hiến Phạm (còn gọi là Giai Phạm, tên nôm là làng Giữa), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên Bà chính họ là Đoàn, nhưng vì Bà lấy chồng họ Nguyễn (Nguyễn Kiều), nên có sách chép Bà là Nguyễn Thị Điểm Bà sinh năm Ất Dậu, thời nhà Lê Trung Hưng, đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh là Định Vương Trịnh Căn và chúa Nguyễn ở phương Nam là Nguyễn Phúc Chu
Theo gia pha ho Đoàn, Tăng tổ của Bà là ông Lê Công Nẳm, làm quan võ tới chức Thái Thường Thị Thiếu Khanh, được tước phong Thiêm
Hào Tử, Nội tơ là Ơng Lê Doãn Vi (có bản viết là Lê Công Vị), người có
tài văn học, làm quan đến chức Xã quan Thân phụ là ơng Lê Dỗn Nghị, từng theo học với các vị Tiến sĩ như Nguyễn Hanh (ở Hoa Cầu, huyện Văn Giang), Đoàn Tuấn Hoà (ở Cự Đồng huyện Siêu Loại), đậu Hương Cống
(Cử Nhân) năm 21 tuổi, nhưng rớt kỳ thi Hội ở Thăng Long, bèn kiếm chỗ dạy học ở kinh kỳ để dồi mài kinh sử chờ khố thi sau Ơng Lê Doãn Nghi
nằm mộng thấy một vị thần linh bảo hãy đổi sang họ Đoàn thì mới hiển đạt Do đó, ơng đổi tên là Đồn Doãn Nghĩ
Trang 10Năm Ông được 20 tuổi, lấy một người vợ họ Nguyễn ở quê nhà, sinh được một người con trai tên là Doan Doãn Sỹ, sau cũng thi đậu Hương Cống và làm tri huyện tại Châu Hoan (Nghệ An) Ở Thăng Long, ông có thêm một bà vợ lẽ là con gái quan Thái Lĩnh Bá họ Vũ, nhà ở phường Hà Khẩu, gần Hồ Hoàn Kiếm Bà sinh một con trai đầu lòng, đặt tên là Đồn Dỗn Ln, qua 2 năm sau, 1705 sinh thêm một cô con gái đặt tên là Đồn Thị Điểm Ơng Đồn Dỗn Nghi vì muốn xa lánh chốn quan trường nên từ chức về thôn Lạc Viên, huyện An Dương ngay thuộc Hải Dương mở lớp dạy học Năm 1729, ông bị bệnh qua đời Hai anh em Luân, Điểm đưa cha về an táng tại quê nhà Nhiều học trò của ông góp tiền làm một nhà thờ, dựng bia mộ cho thầy học
Hai anh em Luân và Điểm, từ bé được nuôi dưỡng ở gia đình ông bà ngoại là quan Thái Lĩnh Bá Quê của họ Vũ ở làng Vũ Điện, huyện Nam Sang (còn gọi là Nam Xương), nên ngay từ tắm bé, hai anh em thường nghe bà ngoại
kể chuyện Người thiếu phụ Nam Xương là Vũ Thị Thiết nỗi danh tiết liệt
Đồn Dỗn Ln thi đỗ Hương cống, lấy con gái bạn học của cha là cô Lê Thị Vy sinh được 2 người con một trai, một gái Được một thời gian Đồn Dỗn Ln đưa vợ con về ở luôn quê nhà là làng Hiến Phạm, sau đó chuyền qua làng Vô Ngại, mở trường dạy học Năm 1735, Doan Doan Luan bi bạo bệnh đột ngột qua đời, để lại 2 đứa con thơ chưa đầy 10 tuổi, một người vợ tật nguyễn, và mẹ già tóc bạc
Cô Điểm, mặc dầu là con gái nhưng rất được gia đình nâng niu, ngay từ thuở nhỏ được học chữ nghĩa giống hệt như anh, học đủ Ngũ Kinh và Tứ Thư Ngồi ra cơ cịn được mẹ dạy nữ công gia chánh làm gì cũng khéo léo như: mía được làm thành lầu cao gọi là Đài chín tầng, những trái hồng ngâm dùng làm hình các Cô tiên múa nón trong Đêm hội Long Trì, những vỏ trái bưởi được cắt xếp thành hình hoa quỳnh Hai anh em Luân và Điểm lớn lên khôi ngô tuần tú và xinh đẹp, tư chất thông minh và có văn tài đặc biệt Năm 16 tuổi, Đoàn Thị Điểm nỗi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi Quan Thượng thư Lê Anh Tuân, mên mộ tài văn chương và đức hạnh của cô nên
Trang 11nhận làm con nuôi Kế từ đó, Đoàn Thị Điểm ở nhà dưỡng phụ tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long Đó là địp cô quen biết nhiều người có danh tước, đỗ đạt Cũng vì thế tiếng tăm về tài văn chương và hoa tay khoé léo của cô được đồn vang Trong thời gian ở nhà dưỡng phụ, nữ sĩ có dịp được đọc rất nhiều sách quý của quan Thượng Thư, nên kiến thức càng trở nên sâu rộng Dưỡng phụ muốn cô có dịp đem tài năng thi thố nên tiến cử cô vào dạy học tại cung Chúa Trịnh, song cô nhất quyết từ chối vì không muốn bị gò bó trong trốn triều đình Khi cha mất, Đoàn Thị Điểm xin với dưỡng phụ cho phép về quê nhà để chăm sóc mẹ già, giúp anh chị quán xuyến công việc, khi anh đau yếu nữ sĩ thường thay thế anh giảng dạy đám học trò Anh trai qua đời, gia cảnh bấy giờ rất hiu quạnh, nữ sĩ phải mở hiệu bắt mạch, bốc thuốc cho người dân quanh vùng Cô có tâm lại có tài nên người đến chữa rất đông, nhờ đó nuôi được mẹ già và lo cho 2 cháu cùng chị dâu được tươm tất Trong thời gian này, nhiều người đem lễ vật tới cầu hôn, nhưng cô từ chối Cô rất kén chồng vì muốn tìm người tài đức, không màng đến giàu sang chức tước Nhân dịp có người tiễn cử nữ sĩ vào phủ Chúa dạy học, cô nhận lời để tránh không phải đối phó với những kẻ không xứng đến cầu hôn Làm việc ở trong phủ chúa, cô chu cấp tiền nuôi mẹ già, chị dâu và hai cháu Sau một thời gian, cô chán nản cảnh quan lại xấu xa, triều đình thối nát nên xin về quê Giặc giã nỗi lên khắp nơi, nữ sĩ cùng mẹ, chị dâu và 2 cháu bỏ làng Vô Ngại, tan cu đến làng Chương, Dương bên bờ sông Nhị Hà, gần Hà Nội Cô quyết tâm mở trường dạy học, đào tạo nhân tài Trong số học trò của cô sau này có ơng Đồn Duy Dỗn người làng Chương Dương thi đậu tiến sĩ năm 1763
Ông Nguyễn Kiều, hiệu là Hạo Hiên, sinh năm 1695 tại làng Phú Xá, huyện Hoài Đức, thi dau tiến sĩ năm 21 tuổi, có tài văn thơ lỗi lạc đã nhiều lần đến xin cầu hôn, sau được nữ sĩ đồng ý kết hôn năm 1743 Sau khi về nhà chồng, hai người rất tâm đầu ý hợp, lúc rảnh rỗi thường xướng hoạ văn tho Chua day một tháng sau, quan thị lang Nguyễn Kiều được cử làm Chánh sứ sang triêu công nhà Thanh
Trang 12Trong 3 năm chồng đi sứ, ở nhà nữ sĩ vừa chăm sóc ba đứa con chồng vừa nuôi mẹ gia va hai chau Đúng thời gian chồng đi sứ, Đặng Trần Côn có gửi cho bà thi phẩm Chinh phụ ngâm viết bằng Hán văn Vì tác phẩm rất hay và hợp với nỗi lòng người vợ xa chồng nên bà đã dịch ra thơ Nom Tac phẩm đã đưa tên tuổi của bà trường tồn cùng thời gian, là một trong những tác phẩm đỉnh cao của nền văn học nước nhà Sau chuyến đi sứ thành công, Nguyễn Kiều trở về được đọc bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm và bức tâm thư bày tỏ niềm thương nỗi nhớ của người vợ xa chồng khiến ông vô cùng xúc động và cảm phục tài năng của vợ Ông được vua khen thưởng và thăng chức làm Tham Thị ở Nghệ An Đoàn Thị Điểm chưa muốn theo chồng vào miền Trung vì ở nhà còn mẹ già và hai cháu, linh tính báo trước cho bà có điều gì không lành trong chuyến đi, song Nguyễn Kiểu hết lời nài nỉ nên bà đành chiều chồng, xuống thuyền vào Nghệ An với nỗi lòng lo âu khôn xiết Thuyền xuôi dòng sông Nhị Hà, theo cửa Thần Phù để vào sông Chính Đại Lúc thuyền đến bến Đền Sòng, nơi thờ Công Chúa Liễu Hạnh, Đoàn Thị Điểm bị cảm rất nặng Biết mình không qua khỏi, bà trăn trỗi cùng chồng: “Chàng nên cố gắng lo tròn việc nước để trở về kinh sớm ngày nào tốt ngày đó, chớ nên ở lâu nơi chốn biên thuỷ này mà dấn thân vào nơi gió bụi hiểm nguy” Bà từ trần ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748), hưởng thọ 44 tuổi Nguyễn Kiều vô cùng thương tiếc người vợ tài ba lỗi lạc, ông quàn quan tài vợ tại Nghệ An, đến một tháng sau mới đưa linh cữu về quê nhà của bà an táng
I.1.2 Sang tac van hoc:
1.1.2.1 Thi pham:
Trang 13Hưng thu
Thu vẻ gió mát nhẹ mưa bay,
Muôn mảng thơm trong ắp chén đây, Trời biển chừng nhiêu đàn sáo nồi, Cuộc đời may có chuyến chơi nay Niễm vui dạo đêm
Sao nhỉ! Đêm xuân đốt đuốc choi,
Sáng như ngày hửng, quế thơm trời Cau Ngân bến Hán treo cao nhịp, Phách ngọc đâu thu toả nhá ngời Đông nội trước nay nhìn chả khác, Phần hoa vua chúa đất xưa thôi Hưng về chẳng quản sông hồ lạ, Một mái chèo thênh chuốc rượu mời
Thơ bả thường có tâm thái thư thả, phóng khoáng, hướng ra thiên nhiên với nỗi lòng hoài cổ Việc sưu tầm và tìm lại các thi phẩm này quả là khó khăn
Khi bà lập gia đình, trong thời gian Nguyễn Kiều đi sứ ba năm, bà ở nhà diễn Nôm tác phẩm Chỉnh phụ ngâm của Đặng Trần Côn Lời thơ đẹp đẽ, giàu âm điệu, diễn tả sinh động hình ảnh người chinh phụ nhớ chồng Khúc ngâm này có 412 câu song thất lục bát, là một trong những tác phẩm nỗi tiếng của văn học nước nhà
1.1.2.2 Van pham:
Sau khi than phu mat, Ba Doan Thi Diém vé quê nhà chăm sóc mẹ già Trong thời gian này, bà có viết tập sách Truyền kỳ tân phả hay Tục truyền kỳ bằng Hán văn, nối tiếp cuốn Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Tác phẩm này được biên soạn rất công phu, nội dung viết về những người
phụ nữ tài giỏi và tiết liệt Anh bà là Đồn Dỗn Ln, hiệu là Tuyết Am,
tự là Đạm Như Phủ viết lời bình
Trang 14Số lượng truyện trong tác phẩm 7uyền kỳ tân phả đang là đề tài tranh cãi, có thể tạm liệt kê những truyện cơ bản được coi là của Đoàn Thị Điềm gồm có:
- Hải khẩu linh từ Xÿ r1 # 7
- Van Cat than nt 2 BH 4
- An dp liét nit & 8 5ƒ
1.2 TAC PHAM TRUYEN KY TAN PHA:
1.2.1 Van dé vé van ban:
Các văn bản hiện còn lưu giữ tại Thư viện của Viện nghiên cứu Han Nom:
- Bản khắc in mang kí hiệu A.48: 182 tr, 27 x 16 em, gồm 6 truyện I
mục lục, in tai Lac Thién Dudng nam Gia Long 10 (1811)
- Van ban mang tén Tuc truyén ky VHv.2959: 84 tr, 24 x 16 cm, in tại Lạc Thiện Đường năm Gia Long (1811), gồm 3 truyện khắc in
- Bản chép tay gồm co VHv.1487: 158 tr, 27 x 15 cm, trang 8 dong, dòng xấp xỉ 23 chữ, 1 mục lục gồm 6 truyén va VHv.415-VHv.416, chép bằng bút sắt khổ 21x17 em, chỉ có một truyện 8íeh Câu kỳ ngộ
12.2 Hoàn cảnh ra đòi:
Cuộc chiến tranh phù Lê diệt Mạc chấm dứt cuối năm 1592 sau khi con cháu triều Mạc chạy lên ân náu tại Cao Bằng Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, cai trị toàn cõi Đàng Ngoài, đặt phủ chúa với hệ thống quan lại riêng, định chế độ cha truyền con nối, thu tóm moi quyền hành bên cạnh
triều đình vua Lê bù nhìn
Chúa Trịnh, một mặt phát động chiến tranh chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong (đánh lớn từ 1527 tới 1572) và đánh dẹp nhiều cuộc nổi dậy của nơng dân đàng ngồi, mặt khác ra sức ồn định tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và ngoại giao Những năm năm mươi của thế kỷ 1§ trở đi, cụ thê là sau khi Trịnh Giang năm quyên bính, thì quả là thảm hoạ
Trang 15Ngoài hãm hại những trung thần, cảng ngày bọn Quận Bảo, Quận Thực càng lũng đoạn Bọn chúng cho người đi cướp bóc của cải của nhân dân Vùng Đông Ngàn, Gia Lâm và quanh Hỗồ Tây thời ấy còn nhớ mãi chuyện chuyển một cây đa từ Kinh Bắc về phủ chúa (ở gần phố Bà Triệu Hà Nội hiện nay) Một cây đa rườm rà to cao gần chục mét, chỉ được chuyên bằng đòn gánh trên vai và khiêng tay đi bộ hàng chục kilômét, phải đưa qua sông Cái mông mênh sóng to gió lớn Qua đó, ta thấy sự cơ cực của dân chúng những vùng bị chúng huy động vào việc chuyển cây như thế nào Những phu khiêng cây hơi chậm trễ là chúng lấy roi, lấy gậy đánh vụt, thậm chí lấy cả gươm chém phạt Qua vụ chuyển cây này số người chết hàng trăm, còn người què cụt tật nguyễn thì không tính xuễ
Hồi còn sống, bố Trịnh Giang là Trịnh Cương tính chuyện cướp ngôi nhà Lê, nên đã cho xây dựng lâu đài Cổ Bi — Nhu Quỳnh là nơi quê ngoại Nhưng tới khi Trịnh Giang làm chúa thì hắn lại bắt rỡ những thứ đã xây dựng ở Cổ Bi - Như Quỳnh chuyên tới Mi Thự là quê mẹ của hắn đề xây dựng dinh thự mới và xây hành cung tại làng Quế Trạo, huyện Yên Phong là quê hoạn quan Hồng Cơng Phụ Kho tàng rỗng tuếch, lụt hạn liên miên, vơ vét bóc lột không đủ chi tiêu, chúng dùng tới cách bán tước mua quan Vị dụ người nào nộp 1.800 quan tiền thì được bổ tri huyện, kẻ nào nạp 2.800 quan tiền thì được lam tri phi Hương cống, sinh đồ cũng được đổi
bằng tiền bằng thóc Có anh đỗ tế, mới hôm trước còn đóng khố mô lợn ở
chợ, nhưng nhờ có tiền mua tri huyện, thế là hôm sau đã trở thành quan lớn là bậc “cha mẹ của dân”, mặc sức làm liều nói láo Chỉ khoảng trong, vòng hơn chục năm, sử sách còn ghi chép tới may chuc vu néi day cua dan cay cac noi Nao 1a Hoan chiém Hung Hoa, Bac chiém huyén Nam Chan, Tú Cao chiếm Thu Tri, Nguyễn Dền chiếm Sơn Tây, Đồ Tô giữ Phượng Nhãn Lừng lẫy nhất là Quận He từng vùng vẫy bao tỉnh miền Đông, Quận Hẻo từng hùng cứ suốt dãy Tam Đảo, Hồng Cơng Chất dọc ngang tới cả rừng núi Mường Thanh, xây thành Bản Phủ, quân Tây Bắc kéo về Đông Ngàn, Kim Hoa chở hang bẻ giông tre Đăng Ngà, tre gai .lên
Trang 16trồng làm rào luỹ Con cháu tiến sĩ Nguyễn Mại ở Hải Dương cũng bỏ quan tước kéo cao cờ nghĩa, anh em họ nhà vua như Lê Duy Mật cũng tìm cách đánh phá Thăng Long, lời hịch của Phạm Công Thế còn truyền tụng mãi, nhà chùa, đạo sĩ cũng nỗi trống tập hợp dân binh chống lại triều đình ngay dưới mái đền miếu Tình hình lắm lúc vô cùng nhiễu loạn, tới mức các tran phải đặt ra lệ đốt lửa báo động truyền đường dài suốt từ Bắc Lạng tới Hoa Diễn Trai tráng các làng luôn bị xua bắt vào lính Ca vè thời đó có câu:
Lính vua lính chúa lính làng
Vì chưng bắt lính cho chàng phải ra
Ví như bắt lính đàn bà
Đề em đi lính lấy và bốn năm
Tình trạng phụ nữ, nhất là các cô vợ trẻ luôn luôn sống trong lo âu sợ hãi Tuổi thanh xuân của Đoàn Thị Điểm đúng vào thời:
Thủa trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hông nhiễu nỗi truân chuyên
Đứng trước thảm hoạ chiến tranh, các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân chỉ còn một mong mỏi được sống trong xã hội ôn định Vì thế, họ vùng lên khởi nghĩa Hàng chục vạn nông dân đã nhiệt liệt hưởng ứng Chính quyền Lê Trịnh lung lay Phong trào nông dân khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ tuy chưa thành công nhưng đã giáng những đòn sắm sét đánh vào chế độ phong kiến thối nát, xô đây các tập đoàn thống trị mau sa xuống hồ diệt vong Trên cơ sở suy tàn của chế độ phong kiến, những thứ đạo đức luân lý lễ giáo Không - Mạnh cổ truyền dần dần mất hiệu lực Phong trào khởi nghĩa đem lại một cuộc sống tự do, thoải mái, lành mạnh thích hợp với yêu cầu của thời đại Văn học dân gian phát triển, văn học cổ điển đạt đến một
bước tiến bộ mới: giàu tính chất hiện thực, giàu tỉnh thần nhân đạo chủ
nghĩa và đậm đà phong vị dân tộc về mặt hình thức Cũng trong giai đoạn
lịch sử này, nền kinh tế hàng hoá phát triển hơn trước, các đô thị tập trung
và phôn vinh hơn trước, làm nảy sinh yêu tô thị dân trong cuộc sông xã hội
Trang 17Vi vay trong van hoc, tinh than chéng phong kién phat trién manh mẽ, có khi trở nên một trào lưu rất hấp dẫn Dù muốn hay không muốn, dù có ý thức hay không có ý thức các nhà sáng tác văn học nghệ thuật đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tiến triển mới của thời đại
Đoàn Thị Điểm thuộc tầng lớp nhà Nho nghèo Tuy cha anh có đỗ đạt nhưng vẫn là những ông đồ sống bên luỹ tre làng Nhờ vậy, rất gần gũi với nhân dân và dễ tiếp xúc với trào lưu mới của thời đại
Năm 1729, cha Đoàn Thị Điểm bị bệnh qua đời Nàng xin nghĩa phụ là quan thượng thư Lê Anh Tuấn về quê phụng dưỡng mẹ già, giúp anh trai day hoc Luc ay, nữ sĩ rất bất bình trước cảnh nước nhà giặc giã, trộm cướp liên miên, chia cắt, vua chúa tranh quyền đoạt vị Bà cảm nhận số phận của mình mỏng manh, ngắn ngủi như ráng đỏ chiêu hôm Để ghi nhớ nỗi buôn, nỗi thất vọng về thời thế, bà tự đặt cho mình hiệu là Hồng Hà Qua thời gian, vốn sống của bà ngày càng rộng, những kiến thức thu được từ sách vở cũng giúp bà mở mang tầm mat Ba suy nghi về việc nước, lo nước nhà thiếu một bậc minh quân Bà ấp ủ hoài bão xây dựng đất nước Bà nấy ra ý
định viết sách để gửi gắm tâm sự của mình Ý nghĩ ấy thôi thúc bà bắt tay
vào công việc
Như vậy, Truyền ky tan pha duoc Doan Thị Điểm viết trong thời gian còn là “Hồng Hà nữ tử” và đã được anh trai viết lời tựa Thời gian hoàn thành sách là khi cha đã mất, Đồn Dỗn Ln còn khoẻ mạnh và Đoàn Thị Điểm chưa trở thành phu nhân của tiến sĩ Nguyễn Kiều
Truyện của bà có mẫu người phụ nữ tài hoa biết lo cho vận nước, sẵn lòng hy sinh mạng sống vì nghĩa lớn như đi khẩu linh từ (Đền thiêng cửa
biển) kê về nàng Bích Châu, dám dâng lên vua Kê mình thập sách nói về
Trang 181.2.2.1 Van ban A.48:
Van ban A.48 gdm 182 trang, khé 25x15 em, do Lac Thién Duong tang ban, in vao nam Tan Muti, nién hiéu Gia Long thir 10 (1811), bia sach ghi: - Hồng Hà phu nhân trứ - Truyền kỳ tân phả - Lạc Thiện Đường tàng bản - Gia Long thập niên Mục lục ở trang 2, chia làm Š cột: Hải khẩu linh từ lục X# L1 # j8 #ấ Bích Câu kỳ ngộ lục ## XÃ #7? tã f#£ Van Cát thân nữ lục #' 8 ## < #§ Tùng bách thuyết thoại, Long hồ đấu kỳ tA 40 it ad, Af lễ Be PY ñJ
An Ap liét nit luc BB BW SR
Trong đó, Hải Khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ viết chữ
to ở cột l, cột 3 và cột 5; Bích Cháu kỳ ngộ chữ nhỏ hơn ở cột 4, Tùng bách thuyết thoại, Long hồ đấu kỳ ghi chung ở cột 2, chữ nhỏ nhất
Truyện thứ nhất /14¡ khẩu linh từ lục #8 ¬ BB ia) $% co ghi nha in Lạc Thiện đường, tác giả Hồng Hà nữ tử (từ trang 3 đến trang 25)
Truyện thứ hai Vân Cát thần nữ truyện & 8Ä † # l8 từ trang 25 đến trang 65, không ghi tác giả, nhà in
Truyện thứ ba 4n Ap liét nữ lục E3 #\ # $š từ trang 65 đến trang
86 Có ghi thêm tác giả Hồng Hà nữ tử và nhà in
Truyện thứ tư Bích Câu kỳ ngộ ký 38 3ã A AB šd từ trang 87 dén trang 139 Không ghi tên tác giá và tên nhà ¡n
2]
Trang 19Truyện thứ năm Từng Bách thuyết thoại PS #A 3 FE ter trang 140 đền trang 168 Không ghi tên tác gia và tên nha in
Truyện thứ sáu Phụ long hồ đấu kỳ ký AY BE Be Pl At ac từ trang 169 đến trang 182 Không ghi tên tác giả và tên nhà in
Có thể nhận xét thêm về vấn đề văn bản ở đây như sau: Sách có ghi “Giai huynh Tuyết Am Như Phủ phê bình” Tuy vậy, ngoài lời bình viết theo điệu từ Tạo la bào trước truyện 4ø Ấp liệt nữ và lời chú thích địa danh Bích Châu trong truyện Bích Châu kỳ ngộ, không thấy có lời bình nào được viết xen trong các truyện Đôi khi trên đầu trang sách có viết lời chú hoặc bình nhưng không chắc đó chính là của Đạm Như Phủ Hai truyện Bích Câu kỳ ngộ, Vân Cát thân nữ không có dòng ghi tên người viết và người bình, riêng Tùng bách thuyết thoại và Long hồ đấu kỳ có ghi chữ “phụ” (chép thêm) trước tên truyện
Như vậy có thể nêu ra vài nhận xét về văn bản A.48 Đây là văn bản đầy đủ vào bậc nhất so với các văn bản đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Với số truyện đầy đủ, phong cách khắc in logic, cần thận
L2.2.2 Văn bản VHv.2959:
Văn ban VHv 2959 có tổng số có 92 trang, bìa làm bằng giấy dầu, có 2 tờ giấy gió đóng chèn sau bìa Kích thức 24 em x l6 em In tại nha in Lạc Thiện Đường năm Gia Long 10 (1811) Chất liệu giấy mỏng, chữ chưa bị mờ, còn rõ nét Phần trên sách đã bị chuột gam khoang 0,5 dén 1,5 cm Cạnh trang sách phía đối diện với gáy sách có ghi từng truyện theo cách viết tắt để dễ theo dõi như: Truyện Vân Cát thân nữ (ghi Thần nữ), truyện
Hải khẩu linh từ (ghi Linh từ), truyện An ấp liệt nữ (ghi Liệt nữ); phía dưới
đề số tờ Sách được thư viện bảo quản trong hộp sách bìa cứng, mầu xanh
có kí hiệu sách rõ ràng dé thuận lợi cho việc tra cứu Có thể mô tả cu thé
như sau:
Trang 1: Cuối trang ghi VHv.2959 Trang 2: Nhàn ván đình (chữ viết tay) Trang 3: Chữ viết tay, đóng dấu thư viện
Trang 20Trang 4: Trang in tén sach Trang 5: Dé trong
Trang 6: Chữ viết tay mục lục sách Trang bìa ghi:
Hong Hà giả phu nhân trứ Tục truyền kỳ lục
Phương thượng Nhàn Vân đình tàng Gia Long thập niên tân
Bắt đầu từ trang 7 là nội dung từng truyện, được khắc in cho đến hết Nội dung sách không có lời bạt
Truyện thir nhat Hai khẩu linh từ lục #8 ¬ EB ital $&, tir trang 7 đến trang
29, chữ in Phần đầu truyện có ghi tên nhà in, tên tác giả Hồng Hà nữ tử Truyện thứ hai Vân Cát thánh nữ truyện 2 BE #z &, tr trang 29 đến trang 69 Phần bắt đầu của truyện không ghi tên tác giả, nhà In
Truyện thứ ba 4ø Áp /iệt nữ lục # B Bl A SR, tir trang 69 đến
Trang 22P85 68 2 36 69 37 70 | 38 71 4 39 72 | 40 75 ] 4l 76 4 42 78 | 43 85 4 44 86 | 45 87 1 Tổng số: 99 chữ bị sửa, thêm/45 trang, trung bình 2,2 chữ bị sửa, thêm/] trang
Có thể nhận xét khái quát về vấn đề văn bản VHv.2959, là văn bản
khắc in Số lượng truyện ít Các truyện có tính liền mạch, logic Song sự trình bày bắt đầu các truyện cũng có phần khác biệt, ví dụ như truyện Ván Cát thần nữ không ghi tên tác giả và nhà in, trong khi hai truyện Hải khẩu linh từ lục và An Ấp liệt nữ lục có ghi tên tác giả và nha in
1.2.2.3 Van ban VHy.1487:
Ban mang ký hiệu VHv.1487, chép tay, gồm 158 trang, khổ 27.15, có niên đại chép: Tháng trọng xuân (tháng Hai), năm Tự Duc thứ I7 (1864), trong văn bản kiêng húy chữ thoi, chtr hoa (VHv.2959 khong co hiện tượng này) Sách này có lẽ đã bị rách phải đóng lại nên không có tên và lẫn trật tự các truyện, Từng bách thuyết thoại đễ ngay đầu sách Sau truyện này mới đến trang ghi: Truyện kỳ tân phả, Tự Đúc thập thất niên trong xuan, Hong Hà Đoàn phu nhân tri Muc luc ghi: Hai Khẩu linh từ lục, Vân Cát thánh tích lục, Tùng bách thuyết thoại và Phụ ký An Ấp liệt nữ lục, Long hỗ đấu kỳ, Bích Câu kỳ ngộ Nội dụng các truyện giống những truyện có trong bản VHv 2959, thỉnh thoảng có khác một đôi chữ nhưng
Trang 23không ảnh hưởng quan trọng đến nội dung va diễn tiến truyện Về hình thức đây là văn bản chép tay, lại do nhiều người chép nên có đoạn chữ đẹp, sắc nét đễ đọc, có đoạn chữ viết thảo khó xem
Trang có thể được coi là trang thứ nhất hay trang bìa của tác phẩm nằm ở trang thứ 20, chữ viết tay ngay ngắn có thể miêu tả cụ thể hơn gồm có:
Tự Đức thập thất niên trọng xuân
Truyền kỳ tân phả, Hồng Hà phu nhân trứ
- Hải khẩu linh từ lục š# F1 8 j8 #§ - Vân Cát thánh tích lục 3 B 7# < #ã - Tùng bách thuyết thoại #4 49 & id, Phụ ký: - An Ấp liệt nữ lục #2 ö 5\ # BR - Long hồ đấu kỳ Mf Be BPI - Bích Châu kỳ ngộ lục #2 3Š Z7 tã RR An tập văn đường tàng bản
Truyện đầu là Từng Bách thuyết thoại JÀ ‡B ñ ñã, tên truyện ghi ngay Ở lề phải phía trên Trang đầu không có tên tác phẩm nhu: Truyén kỳ
tan pha 1% 2 3 a, hoac Tuc truyén ky luc 4 ( Bi Ÿ#X như các văn bản khác Phần trên có ghi ký hiệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm: VHv.1487 (viết tay)
ấm từ trang I đến
So
Truyén thir nhat Tùng Bách thuyết thoai #s 44 trang 26 Chữ viết thảo, không ghi tên tác giả, nha in
Truyện thứ hai Hải khẩu linh từ luc #8 1 BB TR $Š tiếp tục có ghi lại về nhà in Lạc Thiện đường, tác giả Hồng Hà nữ tử (từ trang 2§ đến
trang 51) Chtr viét chan
Trang 24Truyện thứ ba Vân Cát thánh tích S5 8 EE DF te trang 51 dén trang 90, chữ viết chân, không ghi tên tác giả và nhà in
Truyện thứ tư 4n ÁP liệt nữ lục #2 B RY % $3 từ trang 91 đến trang
110, chữ viết chân Có ghi thêm tác giả Hồng Hà nữ tử
Truyện thứ năm Bích Câu kỳ ngộ ký #3 ï8 3ã 38 ac ti trang 111 dén
trang 148, chữ viết chân Cuối truyện có ghi lại tên truyện Bích Câu kỳ ngộ khong phai la Bich Cau kỳ ngộ ký như ở trên, không ghi tên tác giả và nhà In
Truyện thứ sáu P long hồ đấu ky ky Mt 82 & FY 4 ac tir trang 149 dén trang 158, khong ghi tên tác giả và nha in
Năm truyện sau đều cùng một nét bút của người chép
Trang 26Vi
peo
Trang 281.2.2.4 So sanh cac Van ban:
Bang 1: So sanh cac van ban xuân -Truyén ky tan pha, - Hồng Hà phu nhân trứ - Hải khẩu linh từ lục -Vân Cát thánh tích lục -Tùng bách thuyết thoại Phụ ký: -An Ấp liệt nữ lục -Long hồ dau ky -Bích Châu kỳ ngộ lục -An tập Văn Đường tàng bản
| STT Tén Van bản tuyên | trang Số Số Mô tả trang bìa ^ v2 ` Tên truyện ˆ Ð
] A 48 06 182 | - Gia Long thap nién - Hai khau linh từ lục
- Hồng Hà phu nhân trứ - Bích Câu kỳ ngộ lục
- Truyền kỳ tân phả - Vân Cát thần nữ truyện
- Lạc Thiện Đường tàng bản | - Tùng bách thuyết thoại - Long hồ đầu kỳ
- An Ấp liệt nữ lục
2 VHv.2959 | 03 92 - Gia Long thap nién tan - Hai khau linh tir luc - Hồng Hà giả phu nhân trữ | - Vân Cát thần nữ lục - Tục truyền kỳ lục - An Áp liệt nữ lục - Phương thượng Nhàn Vân đình tàng 3 VHv.1487 | 06 158 -Tự Đức thập thất niên trọng | -Hải khâu linh từ lục -Vân Cát thánh tích lục -Tùng bách thuyết thoại -An Ấp liệt nữ lục -Long hồ đấu kỳ -Bích Châu kỳ ngộ lục Nhận xét bảng Ï:
Trong 3 văn bản, văn bản A.48 có số trang nhiều nhất (182 trang), văn bản VHv.2959 có số trang ít nhất (92 trang)
Trang 29Văn bản A.48 và VHv.2959 cùng thời gian khắc in (Năm Gia Long thứ 10), văn bản VHv.1487 chép tay theo bản In sau (Năm Tự Đức thứ 17) Về nhà in: Hai văn bản ¡in ghi 2 nhà in khác nhau, văn bản chép tay cũng theo nhà in khác Về tên truyện: Cả 3 văn bản thống nhất tên truyện Hải khẩu linh từ lục, An Ấp liệt nữ lục Riêng Vân Cót thân nữ lục hai văn bản A.48 đề Ván Cát thần nữ truyện, VHv.2959 đề Ván Cát thần nữ luc, văn ban VHv.1487 dé Van Cat thanh tich luc Con lai 03 tac pham hai van
ban A.48 va VHv.1487 théng nhất tên Bích Câu kỳ ngộ lục, Tùng bách
Trang 30Bang 2 So sanh cac truyén: Tên văn Số Ghi tên tác giả STT Tên truyện bản trang Có Không Hải khẩu linh từ lục A.48 22 x XJ L & ia VHv.2959 | 22 X VHv.l487| 23 X 2 Vân Cát thân nữ lục A.48 40 x # #8 th x ft VHv.2959 |} 40 X VHv.1487 | 39 X 3 An Áp liệt nữ lục A.48 21 X z E8 Zl # $B VHv.2959 | 21 X VHv.l487| 19 x 4 Bích Câu kỳ ngộ lục A.48 3 X 5a ye UB Ge VHv.2959 VHv.1487'| 37 X 5 Tùng bách thuyết A.48 28 X thoại VHv.2959 ‡⁄\ 4l ãR šấ VHv.l487| 25 x 6 | Phu long ho dau ky ky A.48 13 X MY aE RP ape | VHv.2959 VHv.1487 9 x Nhận xét bảng 2:
Về cơ bản hai văn bản A.48 và VHv.2959 giống nhau cả về số trang, cách trình bày văn bản, và cả việc khăng định tác giả, nhà in Văn bản việt tay VHv.148§7 cũng tuân thủ nghiêm ngặt việc khẳng định tác giả của văn bản mình chép
Trang 31Nói tóm lại từ những phân tích, so sánh văn bản chúng tôi đưa ra nhận xét cơ bản: Văn bản A.48 là văn bản tương đối hoàn chỉnh có thể dựa vào đó làm tư liệu nghiên cứu và biện dẫn
Từ góc độ nghiên cứu văn bản và các thư tịch có liên quan đến tác phẩm chúng ta có những kiến giải về số lượng truyện trong 7uyễn kỳ tân pha như sau:
Trong số 6 truyện của Truyền kỳ tân phả, chỉ có hai truyện Hải khẩu linh từ lục và An Ấp liệt nữ lục được ghi rõ tác giả là Đoàn Thị Điểm, 4 truyện còn lại không ghi tên tác giả (theo bảng so sánh số 2)
Theo PGS.TS Trần Thị Băng Thanh; Ths.Bùi Thị Thiên Thai trong
tham luận “Mối liên hệ giữa Truyên kỳ tân phả và lễ hội dân gian” khảo cứu như sau:
- Trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Truyện ký, mục Văn tịch chí, Phan Huy Chú ghi: “Tục truyền kỳ một quyển, nữ học sĩ Nguyễn Thị Điểm soạn, phi chép những cuộc hội ngộ linh dị gồm: Bích Câu kỳ ngộ, Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, Hoành Sơn tiêu cục, Án Ấp liệt nữ,
Nghĩa khuyến thập miễu, tất cả có 6 truyện”
- Nguyễn Kiều trong một bài văn tế vợ có nói đến 4 truyện: Hiển cựu Chế Thắng chỉ tích
Biéu tân trinh liệt chi danh
Ngụ chân tung vu Vân Cát thần nữ Thuật nhàn tình vu Đối thoại yến anh
(Làm tỏ chuyện Chế Thắng xưa, tức Hải khẩu linh từ Nêu cao danh trinh liệt mới, tức An Ấp liệt nữ
Ngụ dấu tiên trong Ván Cát thần nữ Thuật nhàn tình trong Đối thoại yến anh)
- Tang thương ngấu lục mục Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều (tức Đoàn Thị Điểm) cũng chỉ: “Bà có làm ra tập Tực truyền kỳ, trong có ba truyện
Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ còn lưu hành ở đời”®)
1.Pham Đình Hỏ, Nguyễn Án - Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch (1972): Tang thương ngẫu lục,
Nxb Văn học
Trang 32- Gia pha ho Doan — Doan thi thuc luc’ do con ré Doan Doan Y (Doãn Y là con trai Đồn Dỗn Ln, cháu gọi Đoàn Thị Điểm bang cô) soạn lại chỉ ghi 5 truyện: Vân Cát thần nữ, Hải Khẩu linh từ, An Ấp liệt nữ, Mai ảo và Yến anh đối thoại Sách này còn ghi chú: “Vân Cát, Hải Khẩu, An Ap sắp đem ra khắc bản nhưng không kịp, tuy trải qua binh lửa vẫn được lưu giữ; duy Yến anh đối thoại, Mai ảo sai lạc mất cả cho nên nhiều người không được đọc” Như vậy, theo Đoàn thị thực lục thì đương thời tác phẩm đã bị thất lạc, không còn nguyên vẹn nữa Đoàn thị thực lục cũng không cho biết sách có được thu thập lại hay không và cho đến nay cũng không biết ai đã làm việc ấy, chỉ biết đến năm Gia Long thứ 10 (1811) sách đã được Lạc Thiện Đường khắc in
Mặc dù có sự khảo sát văn bản, nhưng truyện Ván Cát thần nữ lục được xếp sau truyện Hải Khẩu linh từ lục, trước truyện An Ấp liệt nữ lục Hai truyện Hải khẩu linh từ, An Ấp liệt nữ lục đều được ghi tên tác giả rõ
ràng, nhưng Vân Cái thần nữ lại không được ghi, như vậy có thể trong thời điểm khắc in đã có nhiều ý kiến về tác giả của ẩn Cát thần nữ không phải
là của Đoàn Thị Điểm nên nhà in không ghi tên tác giả
So sánh 3 văn bản còn lại thì ba truyện Hải khẩu linh từ, An Ấp liệt nit, Van Cát thân nữ đều được khắc ïn hoặc ghi chép khá nhất quán với nhau Trong khi tìm hiểu về văn phong và nội dung nghệ thuật của tác 2hẩm ba truyện này có nhiều điểm tương đồng Chúng tôi cũng thống nhất với ý kiến của PGS.TS Trần Thị Băng Thanh; Ths Bùi Thị Thiên Thai về ác giả của ba truyện đó là của Đoàn Thị Điểm Quan điểm này sẽ làm cơ ở cho việc nghiên cứu giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung tác ›hâm ở phân sau
2 Theo tư liệu của cổ giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong Chỉnh phụ ngâm bị khảo và Nguyễn Kim
Lưng trong “Về một cuốn Hồng Hà phu nhân đi văn mới phát hiện được”, Tạp chí văn học số 1, 1978
Trang 331.2.3 Tom tặt Hội dung chính của tác phẩm:
1.2.3.1 :Hải khẩu linh từ XŠ F1 8® j5
Nguyễn cơ, cung phi triều Trần tiểu tự là Bích Châu, tính tình đứng đắn, dung nhan tươi tắn, có hiểu biết sâu rộng Vua Duệ Tông biết tiếng, ‹én vào cung Một hôm, đúng tiết trung thu vua mở tiệc Rồi nhân lúc rượu ông, nhà vua nảy ra thi hứng, ngẫu nhiên thành một về câu đối, trong các sung phi chi cd nang đối được vì thế vua yêu quý nàng hơn cả các cung shi Bấy giờ Nguyễn cơ thấy chính sự quốc gia tiếp thói tệ thời Hôn Đức rên ngày càng suy kém, bèn viết bài Kê minh thập sách dâng lên Vua vui tích quá, khen gợi tuy nhiên nhà vua vẫn không thi hành Năm đó khi bàn về việc đánh Chiêm Thành trên triều có nhiều ý kiến nhưng ý vua muốn cánh Nàng Bích Châu khuyên can nhưng vua không nghe Khi đi đánh tận nàng xin theo, đến đất Kỳ Hoa Các phụ lão nghe tin quân nhà vua đến ciao đón và tâu về ngôi miếu thiêng
Vua cản ơn các phụ lão, cho lui về, rồi hạ lệnh tạm đóng quân ở bên bíi Bạch Tân Lúc gần nửa đêm, Bích Châu ngửa mặt lên xem tượng trời, trầy một đám mây đen từ phương Đông lại, lấn vào ngôi sao Bắc cực thứ tu rất gấp Đó là điềm chẳng lành, bói một quẻ thì quả đúng như thế Ngay ham sau, nang muốn đến trước mặt vua có ý tâu bày quẻ bói nhưng việc quân cơ bận rộn, không thể gặp được ngài Cuối canh ba bỗng có một người nanh to râu xom, diện mạo hung ton di thang đến trước mặt vua thi
lễ xưng là đô đốc vùng Nam Hải, đòi thêm thê thiếp, nhà vua trong giấc
m: đã đồng ý
Sau đó, Vua liền cho vời phi tần đến, kể lại giấc mộng, không ai dám lên tiếng Bích Châu xin tự vẫn để làm vật tế bảo toản cho quân ra trận được an toàn Nhà vua can ngăn không được Sau khi nàng nhảy xuống
biê vua làm bài tế rất bi thiết Vua lập tức hạ lệnh lên đường, tiễn sâu vào
cử: động Ÿ Mang, trúng phải quỷ kế của Bà Ma, toàn quân và nhà vua bị han hai 6 trong động ây, khiên bụi trân dậy đât, cáo hô đây đường
Trang 34Đến triều Thánh Tông trị vì, khoảng niên hiệu Hồng Đức ngoài biên thuỳ lại có giặc ngoại xâm Vua nghe tin bảo tả hữu:
- Ngày nay, hôn chúa Chiêm Thành kiêu căng khinh mạn, đảo ngược luân thường tàn hại sinh dân, nếu không dem quan di tri tdi, thi sao cứu được dân lành?
Rồi hạ chiếu xuất quân Chưa đầy một tháng, thuỷ quân đã kéo đến cửa bể Kỳ Hoa Bỗng nhiên mưa gió mịt mù, sóng biển dâng trào Vua hạ lệnh cho các chiến thuyền theo thứ tự đóng lại Trông sang bên kia bờ, cây to rợp đất, khí uất ngang trời, vua bèn cho dời thuyền đến gần xem, thì ra đó là một toà miếu cổ Vua hỏi dân sở tại, biết rõ đầu đuôi chuyện trước, liên chỉ vào miếu truyền rằng:
- Đã lâu nay nghe tiếng nhà ngươi luôn luôn làm điều ngang ngược Nay quân của trầm đi qua đây, còn dám làm chuyện điên cuông như thé, dẫu âm dương cách biệt nhưng phép nước trong tay ta
Đêm khuya Vua băn khoăn không ngủ, ngồi xem sách Gần lúc gà gáy, vua tựa án rồng chợp mắt thiu thiu, nàng Bích Châu hiện về bày cho kế sách trị đô đốc Nam Minh và đưa.cho nhà vua một viên ngọc Minh Châu Nhờ đó, nhà vua nhờ Quảng Lợi Vương trị được Giao đô đốc
Bỗng chốc, sóng biếc lặng im, non xanh phơi bóng, hòn ngọc minh
châu lúc trước không biết hiện thân vào nơi nào, chỉ thấy pha lê nhấp
nhánh, thi hài nỗi lên, vẻ đẹp vẫn y nguyên, nhan sắc bình sinh không thay đổi Vua cho lấy lễ hoàng hậu mai táng, làm văn tế, dâng lên lễ điện rồi đề lên tường bên trái miêu ây bải thơ:
Một vị hiển phi của vua Trần Hy sinh vì nước quản chỉ thân Đào hoa chìm nồi cơn giông tổ Đỗ Nhược mơ màng giấc mộng xuân Dòng nước vô tình chôn Sở phụ
Trang 35Đề thơ xong, nhà vua chỉnh đốn quân lữ lên đường, thắng trận Khi trở về nàng Bích Châu hiện về mong vua sửa lại hai câu thơ cuối Sáng hôm sau vua cho quét vôi câu cũ và viết lại rằng:
Muôn thuở cương thường không hồ thẹn, Thư cưu vờn sóng dưới chân đền
Sau khi về đến kinh đô, nhà vua hạ chiếu cho lập đền thờ phu nhân, cấp ruộng tế và cắt người coi đền, lại sắc phong thần, trong đó có hai chữ Chế Thắng, mãi đến đời nay khói hương vẫn còn nghỉ ngút rất là linh ứng
1.2.3.2 Vân Cát thần nữ # 8Đ ## 4
Thơn An Thái, xã Vân Cát là một làng nổi tiếng ở huyện Thiên Bản, đất bằng phẳng, nước trong vắt, cây cối tươi tốt, phong tục chất phác
Trong làng ấy có Lê Thái Tông chăm làm điều thiện Năm 40 tuổi mới có
một con giai Khoảng năm Thiên Hựu, bả vợ có mang đã quá kỳ sinh nở, tự nhiên mắc bệnh nặng, cả ngày không ăn uống gì cả, chỉ thích hương hoa thơm mà thôi Một hôm gặp đêm Trung thu, ngoài cửa có một người khăn
áo chỉnh tễ nói có thuật làm cho bả chóng sinh Thái Công nghe nói, vội
vàng mời vào, xem trong tay áo ông khách chỉ thấy có một cáo bùa ngọc Vị đoạ nhân ấy xoã tóc bước lên dần, trong miệng doc thần chú, lấy tay ném bùa ngọc xuống đất, Thái Công liền bất tỉnh ngã thiếp đi Trong mộng, Công thấy mấy người lực sĩ dẫn ông đi, đi lên được một tầng, lại thấy cao thêm một tầng, sắc trời lờ mờ như bóng trăng nhạt Bỗng đến một nơi, thành vàng đứng sững, cửa ngọc mở toang người lực sĩ thay áo xong, cùng
với ông đi qua chín lần cửa rồi đứng ở dưới thêm, lúc ấy liếc trông lên đám
mây hồng, thấy có một vị vương gia đội mũ miện Bỗng thấy một vị nương tử mặc áo hồng nâng chén ngọc dâng thọ, nhỡ tay đánh rơi mẻ mất một góc Trong ban bên tả có một viên đứng ra, tay cầm quyền số ngọc, biên mấy chục chữ ý bị trích xuống trần gian, đó là Đệ nhị Tiên chủ Quỳnh Nương Khi ông dần dần hồi tỉnh thì bà vợ đã sinh một con gái rồi, bèn đặt tên con là "Giáng Tiên”
Trang 36Đến khi lớn, da trắng như sáp đọng, tóc sán như gương soI, lông mày cong như mặt trăng mới mọc, mat long lanh như sóng mùa thu, có thi tải lỗi lạc
Một hôm, Thái Công đi qua chiếc sân văng nghe tiếng đàn thanh tao nhưng đượm vẻ u buồn, ngỡ là duyên nợ chi đây Thái Công thuộc dòng dõi nhà Trần, về ở quê mẹ nên ngụ cư ở đó Cách tường có một nhà quan, tuổi đã muộn mà chưa có con, một hôm khi đi bách bộ thưởng trăng ở trong vườn hoa, bỗng gặp một cậu bé ở dưới cây đào, đem về nhà nuôi và nhân đó đặt tên là Đào Lang đến nay đã lớn vào tuổi trưởng thành Thấy người con gái Thái Công nói năng nết na, tư chất khác thường, Đào Lang có ý xin làm rẻ Hai ông cũng mừng là người đồng hương, bằng lòng gả cho nhau
Sau khi làm lễ cưới, Giáng Tiên về nhà chồng, thờ cha mẹ chồng có hiếu Năm sau sinh con trai, năm sau nữa sinh con gái Năm tháng thấm thoát đã ba năm Ngày mong ba tháng ba, tiên nữ tự nhiên không bệnh gì mà mất, xuân xanh mới 21 tuổi Thái Công, Trần Công và nhà Dao Lang rất thương buôn, tống táng cần thận
Từ khi về châầu trời, vì trần duyên chưa hết, tơ lòng còn vướng víu, Thượng Đề thương tình phong làm Liễu Hạnh Công chúa và trở xuống trần gian trở về làng cũ gặp bố mẹ, đến kinh đô gặp chồng con
Từ đó tung tích như mây nỗi lưng trời, không nhất định ở đâu cả Tất cả của của tiền bạc tơ lụa mà người ta dâng, đều mang về nhà cho cha mẹ dùng Ít lâu cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi kế tiếp mất, năm sau Đào Sinh cũng mất, con cái của Tiên chúa đều đến tuổi thành niên Trong lòng Tiên chúa không còn vướng vít gì, từ đó mới đi chu du thiên hạ, tìm nơi danh thắng, đem cảnh núi non làm cảnh tiên gia Đến đất Lạng Sơn, thấy bên núi có ngôi chùa phong cảnh hữu tình, Tiên chúa sau khi thăm chùa liền ngồi lên ghế đặt ở dưới ba cây thông gảy đàn cam Gặp Phùng Khắc Khoan và đối
đáp hết sức tài tình
Từ đó về sau, Tiên chúa tung hoành không định, đi ngao du thiên hạ Khi ây quan thị giảng họ Phùng đi sứ Bắc quôc mới vệ, giữ việc Bộ Lại
Trang 37Việc quan bận rộn, giấy tờ chồng chất, suốt ngày không được lúc nào thư thái Bỗng nhớ đến những nơi danh thăng bèn cùng bạn bè dạo chơi Tây Hồ và lại gặp Tiên Chúa ở đó đối đáp thơ văn
Lại nói về Tiên chúa khi đã dời Hồ Tây, lại đến làng Sóc ở Nghệ An Về bên đông làng Sóc có một dải rừng đảo, núi vòng phía nam, khe bọc phía bắc, có cảnh sơn thuỷ đẹp Bỗng thấy chân núi có một thư niên trẻ, tư cách thanh kỳ, nghi dung nhàn nhã, có vẻ học rộng biết nhiều đi sang thôn phía tây Người thư này nguyên là chồng trước của Tiên chúa, chỉ vì khi trước ôm sầu mà thác, nay lại thác sinh ở nơi này Ngày hôm ấy chàng đi học về, chợt gặp Tiên Chúa sau này tình cảm nảy nở hai người đã trở thành vợ chỗng
Sau đó một năm, Sinh được một con trai, rất thông minh Lại sang năm sau Sinh thi đỗ, được bổ nhiệm vào Viện Hàn lâm, công việc Ít, thường cùng Tiên Chúa xướng hoạ làm vui Khi Tiên chúa phải xa rời gia đình Sinh lòng đau khôn xiết, không thốt nên lời Vì chán chốn quan trường, Chàng bèn dâng thư xin cáo quan về làng, làm nhà nơi rừng đào cũ, suốt đời không lấy vợ, chỉ chăm việc dạy con, lúc nhàn hạ gửi hứng vào khói mây, thơ rượu mà thôi
Lại nói về Tiên chúa, sau khi lên Cung tiên, đã mạn hạn năm công cán Nàng lại nhớ đến duyên ước ba sinh, liền tâu với Thượng Dé rang:
- Xin được giáng sinh xuống cõi trần lần nữa, để thoả nguyện sinh hóa vô thường, ngao du tuy thích
Thượng Đề y cho lời tâu ấy Tiên chúa liền đem theo hai cô nương là Quề và Thị chẳng tới đất Phố Cát thuộc Thanh Hoá Tiên chúa thường hiển
linh, người lành được phúc, kẻ ác bị tai vạ Về đời Cảnh Trị, triều đình nghe tin đồn, tưởng là yêu quái, sai quân Vũ lâm cùng với Thuật sĩ đến nơi tiễu trừ Nào là voi ngựa thét vang, nào là chuông trống khua động Người bắn cung, kẻ bắn súng như sắm sét; người vứt ấn, kẻ đán bùa như gió như mưa Trong chốc lát, một toà đền đã biến thành mây khói! Ngo dau oai vua dau dang so, nhung phép tién lai than dién hon
Trang 38Sau đó ít lâu, cả vùng sinh bệnh dịch lây cả đến loài lục súc Nhân dân địa phương hoảng sợ, lập đàn cầu đảo Nhân dân theo như lời thần đã nói, cùng kéo nhau đến cửa khuyết kêu xin Triều đình cho là thiêng liêng và lạ lùng, lập tức hạ lệnh cho phép sửa sang làm lại đền mới ở trong núi Phó Cát, sắc phong cho thần "Mã Hồng Cơng Chúa" Nhân dân nơi ấy cầu phúc đều thấy báo ứng ngay
Về sau, quân nhà vua đi tiểu trừ giặc, Tiên Chúa thường có công giúp sức Triểu đình gia tặng là "Chế Thắng Hoà diệu Đại Vương" được ghi vào tự điển, cho đến nay mọi nhà khắc tượng, các nơi làm đền thờ phụng tôn nghiêm kính cân, khói hương nghỉ ngút ngàn thu
1.2.3.3 An Ấp liệt nữ # 8 #5J 4
Hoàng triều khoảng niên hiệu Vĩnh Thịnh, có một vị Tiến sĩ trẻ tên là
Định Hoàn, hiệu Mặc Trai, người làng An Ấp, Nghệ An Mẹ mất sớm, ít anh em, khi gần đến tuổi thành niên cưới vợ, nhưng sinh con gái, chưa có con trai Ông lại lấy con gái nhà quan người họ Nguyễn làm vợ thứ Bà vợ này nghi dung thanh nhã, cử chỉ đoan trang, thùa khâu vá rất khéo, lại giỏi văn thơ Khi về nhà chồng, tự sửa mình theo khuôn phép, lễ độ với chồng Ông vừa yêu vừa kính trọng Gặp lúc khi ở triều rảnh việc trở về, thường cùng với bà xướng hoạ văn thơ, ái mộ các vị trung thần liệt nữ Do sự khuyên can của vợ ông vắt tóc nhả cơm, ăn muộn day som, trong hang quan liêu nổi tiếng là người cần mẫn Đến năm Ất Mùi (1715) triều đình kén sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao, quần thần cử ông sung vào chức ấy Ông tạ ơn về nhà riêng, về nhà từ biệt vợ lên đường Khi ông đi, phu nhân làm thơ tiễn biệt Khi hoạ thơ xong, ông liền cởi áo la y, tặng phu nhân làm kỷ niệm Ngày hôm sau lên đường, cả nhà ngậm ngùi bái tiễn Phu nhân như tỉnh như say, các thị nữ đỡ nàng lên kiệu, về đến nhà còn chưa tỉnh, chị em phu nhân và thân thuộc nhà chồng đến đều khuyên giải, phu nhân mới miên cưỡng ăn uông, tìm cách tiêu sâu
Trang 39Sau khi Định Hoàn đã tiến qua cửa quan, cùng với người đồng sự trải qua đường thuỷ, đường bộ, qua các danh lam thắng tích không nơi nào là không đề vịnh thơ Thơ của ông đều có phảng phất hồn thơ Lý Bạch, Hạ Tri Chương, Mạn Giao, Giả Đảo Thơ ấy có chép ở /#oàng Hoa thi tập đến hơn 100 thiên Khi gót ngựa của ông di qua nơi nào thì các bậc danh nhân Viện hàn uyén, kế cả khách chốn sơn lâm đầu xướng hoá, xin văn thơ, không lúc nào ngớt Người ta cảm thấy văn tài của ông gần giống Thiếu Lăng, Vệ Giới, nên hình dung ra lời tán tụng
Khi ông gần đến Yên Kinh, lúc ấy gặp tiết mùa đông, gió bấc thôi mạnh, ông vốn sức yếu, đi đường vất vả, rét mướt, lên bị cảm hàn, các người đi theo nối tiếp ốm chết, lòng ông càng thêm thương cảm, cho nên bệnh tình lại nguy kịch hơn Người chủ quan có ý muốn lưu ông lại , nhưng ông sợ sứ mệnh quá kì hạn, nên phải đi ngay Khi đi qua một vùng rừng rậm thì mặt trời đã sắp lặn, sương khói thì phủ kín, ông định ý tìm nhà dịch trạm thì không kịp nữa, đành phải nằm ngủ ngoài trời một đêm, khi đến Yên Kinh, bệnh ông càng trầm trọng Hôm ấy là ngày 30 tháng chạp ông bảo một người đi theo rang:
- Ta nằm mộng thay trần nói Thượng Đề vời ta cho một cái bút lớn, bệnh ta chắc lại không khỏi Ta xuất thân khoa giáp, chết vì sử mệnh, chết sống đều không có hồi hận gì Nhưng không làm trọn vẹn được việc nước,
đó là diéu dang phan nan vay
Đêm ấy ông mắt ở Công quán Yên Kinh Các quan động sự và quan tiếp tân làm lễ khâm liệm chu tất Khang Hy Hoàng Đề ban lễ Thiếu la cử người tế ông Xong rồi cho đem linh cữu về nước Triều đình ta tỏ lòng yêu thương nhớ ông chết vì việc nước, truy tặng Hình bộ Tả thị lang
Phu nhân nhận được tin buồn mê man bất tỉnh, khi tỉnh muốn chết
theo Người nhà thấy khuyên giải không ăn thua gì, có ý đề phòng cẩn thận
Một hôm, phu nhân đốt đèn ngồi một mình, khi ấy là cuối thu, gió vàng hiu hắt, tiếng ve kêu sầu, phu nhân càng thêm ảm đạm, ngồi tựa ghế khóc thâm, mơ màng thây một người khăn vuong đai rộng từ xa đên gân, nhìn kỹ
Trang 40ra chính chồng mình Tâm sự một hồi, bỗng có trận gió, không biết ông biến đi đâu Phu nhân thương khóc chợt tỉnh dậy, sai thị nữ ra xem trời chỉ thay suong mu trang mo, dém da gan sáng Tư đó phu nhân lại càng co ý nghĩ chán đời, nhưng chưa có dịp Đến ngày lễ tiểu tường ông, người nhà bận việc, phu nhân ở trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cô chết Đến khi người nhà biết thì phu nhân đã tắt thở Cả nhà thương cảm, tống táng theo lễ Việc ấy tâu lên, triều đình cho lập đền thờ, có treo bảng khen trước cửa, trên khắc chữ:"7rinh liệt phu nhân từ", ban cấp ruộng
thờ, bốn mùa tế lễ, người làng câu đảo đều có linh ứng
Vài năm sau, có một người họ Hà cuối mùa thu đi lên tỉnh thành, nghỉ chân ở quán rượu thôn bên cạnh, thừa hứng cùng một tiểu đồng mang rượu đi dạo chơi xem phong cảnh Đi vài dặm gần đến ngoài đền, cây cỏ không um tùm lắm, nhưng cảnh trí u nhàn, cửa đỏ óng ánh, chữ vàng lung
linh Hà biết đó là đền liệt nữ, vén áo vào, dén ngdi dưới chân bia dựng ở
bên giải vũ, vừa uống rượu, vừa đọc bia, uống hết một bầu rượu, đọc hết
các hàng văn, mới biết rõ nguyên do, thi hứng đạt dào liền cầm bút đề một
bài ở tường rằng:
Lúc tuổi trẻ gặp dịp may mắn ra làm quan,
Văn chương chứa đầy trong bụng có thể phù vua giúp nước Cuỡi con ngựa trắng vâng mệnh nhà vua sang sứ đất Bắc, Để lại chiếc áo la cho vợ ở nhà làm vật kỷ niệm
Nơi đường trường gió tuyết lạnh lùng sứ quân bị ôm chết,
Chốn khuê phòng phấn hương phai nhạt, người vợ cũng chết theo Công danh của sứ quân lúc bình sinh thể hiện ở nơi nào?
Hồn trung vì có giai nhân mà cùng được thờ cúng
Hà đề thơ xong, thừa tửu hứng trở về chỗ trọ, lúc ay trời đã tối, mặc cả áo lên giường ngủ Trong mơ gặp phu nhân, dõng dạc nói:
- Bài thơ đề ở vách của tiên sinh từ điệu cũng không phải là tầm thường, mây câu trên diễn tả cũng hợp lý, duy câu kết "bình tích huân danh hà xứ khiên, trung hôn lạc đặc phôi giai nhân”