+ Xác định thao tác: là chỉ ra những chiều cạnh của khái niệm từ đó xác định các chỉ báo làm căn cứ để tiến hành thu thập thông tin thực nghiệm từ đó có thể nghiên cứu, đo lường khái niệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN MÔN: THIẾT KẾ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
GIÁO VIÊN: PGS.TS NGUYỄN VĂN QUYẾT
CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
KHOÁ 2 - ĐLĐG 2009 - HCM
Tp Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2011
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 03
II KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM 03
1 Định nghĩa khái niệm 03
2 Cơ sở lý thuyết của việc thao tác hóa khái niệm 04
3 Quá trình thao tác hóa khái niệm 05
III XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ BÁO CỦA KHÁI NIỆM 06
1 Định nghĩa chỉ báo 06
2 Các loại chỉ báo 06
3 Các lưu ý khi xây dựng hệ thống chỉ báo 06
4 Ý nghĩa của thao tác hóa khái niệm và xây dựng hệ thống chỉ báo 07
IV VẬN DỤNG THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ BÁO TRONG ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 08
1 Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu 08
2 Câu hỏi nghiên cứu 09
3 Giả thuyết nghiên cứu 09
4 Các khái niệm và cơ sở lý thuyết 10
4.1 Khái niệm hoạt động 10
4.2 Khái niệm về hoạt động học tập 11
4.2.1 Định nghĩa hoạt động học tập 11
4.2.2 Bản chất của hoạt động học tập 12
4.2.3 Động cơ học tập 13
4.2.4 Mục đích học tập 14
4.2.5 Sự hình thành các hành động học tập 14
4.2.6 Đặc điểm chung của hoạt động học tập của SV 15
4.3 Khái niệm về nghiên cứu so sánh trong giáo dục 16
5 Khung lý thuyết của nghiên cứu 16
6 Các khái niệm được xác định và hệ thống chỉ báo trong đề tài 17
Trang
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
I MỞ ĐẦU
Trong nghiên cứu xã hội học, có những khái niệm cụ thể, đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng có những khái niệm mang tính trừu tượng hoặc có nội hàm quá rộng gây nhiều khó khăn trong việc hiểu đúng và đo lường nó Việc biến các khái niệm trừu tượng thành các khái niệm cụ thể mà ta có thể quan sát được
là hết sức quan trọng và cần thiết Nó có tác dụng quyết định khi gặp những khái niệm trừu tượng, không thể xuất hiện trực tiếp trong bảng hỏi Các khái niệm này nêu không được cụ thể hóa sẽ gây hiểu nhầm cho người được điều tra
và cả người tham gia điều tra Những cách hiểu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả
đo lường không chuẩn xác
Trong khoa học thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá, việc cụ thể hóa các khái niệm như đã nêu được gọi là thao tác khái niệm và xây dựng hệ thống chỉ báo điều tra Thao tác hóa khái niệm và xây dựng hệ thống chỉ báo là một nội dung quan trọng trong thiết kế công cụ đo lường và khảo sát cho các nghiên cứu xã hội học Cùng với việc xác định khái niệm, thao tác hóa khái niệm và xây dựng hệ thống chỉ báo là quá trình then chốt trong việc xây dựng các công cụ đo đạt và đánh giá
II KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM
1 Định nghĩa khái niệm
1.1 Khái niệm
Khái niệm là sự thể hiện những ý tưởng có tính khái quát về bản chất của các tình huống, các hành động riêng biệt tương tự nhau xảy ra trong cuộc sống hằng ngày Trong logic học, khái niệm là sự phản ánh những đặc tính chung, bản chất của một lớp đối tượng Trong lớp đó, các đối tượng là những cá thể
mà có những đặc tính chung, tồn tại một cách khách quan Nhờ có khái niệm
mà chúng ta phân biệt được lớp đối tượng này với lớp đối tượng khác
Về cấu trúc, khái niệm bao gồm hai bộ phận: nội hàm và ngoại diên Nội hàm của khái niệm là những hiểu biết về toàn thể thuộc tính bản chất được
Trang 4phản ánh trong khái niệm Ngoại diên của khái niệm là toàn thể những cá thể
mà chứa các thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm
1.2 Định nghĩa khái niệm
- Về mặt logic, định nghĩa một sự vật hoặc hiện tượng là sự tách ngoại diên của sự vật cần định nghĩa ra khỏi sự vật gần nó và chỉ rõ nội hàm Chỉ rõ hiện tượng cần định nghĩa và nêu được thuộc tính bản chất của nó, để theo đó phân biệt những hiện tượng khác
- Về ý nghĩa và các sử dụng định nghĩa khái niệm có thể chia ra 3 loại:+ Xác định thực: là chỉ ra bản chất của khái niệm hay đối tượng Thao tác này có thể thực hiện bằng việc tra từ điển, chép lại trong giáo trình, sách, các công trình, báo cáo khoa học đã công bố Tuy nhiên, cuối cùng phải chốt lại khái niệm đó trong nghiên cứu này đảm bảo phù hợp với thực tế về mục đích, khả năng, thời gian, kinh phí và các điều kiện khác liên quan
+ Xác định danh nghĩa: Chỉ rõ ý nghĩa và các thành phần cấu thành khái niệm hay đối tượng
+ Xác định thao tác: là chỉ ra những chiều cạnh của khái niệm từ đó xác định các chỉ báo làm căn cứ để tiến hành thu thập thông tin thực nghiệm từ đó
có thể nghiên cứu, đo lường khái niệm Đưa ra định nghĩa thao tác về khái niệm chính là quá trình thao tác hóa khái niệm
Một yêu cầu cơ bản của một đề tài nghiên cứu là tất cả các khái niệm nằm trong giả thuyết chính của đề tài phải được xác định Định nghĩa khái niệm giúp cho chúng ta hiểu đúng những thuộc tính bản chất của hiện tượng được nghiên cứu, phân biệt nó với các hiện tượng khác và thực hiện được việc nghiên cứu, đo lường khái niệm đó
2 Cơ sở lý thuyết của việc thao tác hóa khái niệm
Hiện tượng xã hội thường không thể đạt được sự quan sát trực tiếp Nhà nghiên cứu cần hướng đến việc khai thác các đặc tính của chúng như các biến
số hay chỉ báo cho phép chúng ta quan sát được qua đó có thể đo lường và nhận thức được chúng
Trang 5Trong nhận thức thực nghiệm xã hội học có hai mức độ nhận thức: 1- Thông tin cá biệt được ghi nhận từ những quan sát trực tiếp; 2- Thông tin tổng thể được coi là sự tổng hợp thống kê của các thông tin cá biệt.
Nhận thức lý thuyết xã hội học được xuất phát chính từ những thông tin thực nghiệm này Quá trình nhận thức lý thuyết có thể có nhiều mức độ khác nhau Mức độ thấp nhất của nhận thức lý thuyết gắn liền với những phân tích, đánh giá ít nhiều còn mang tính thực nghiệm Mức độ cao nhất của nhận thức
lý thuyết xã hội học là sự khái quát trừu tượng về cơ cấu, tính quy luật của đời sống xã hội Giữa mức độ thấp nhất và mức độ cao nhất của nhận thức lý thuyết xã hội còn tồn tại một số mức độ khác nhau của nhận thức lý thuyết Mỗi mức độ nhận thức của xã hội học cũng có hệ thống các khái niệm, phạm trù riêng phù hợp với tính trừu tượng ở mức độ đó
Trong nghiên cứu xã hội học thì mức độ cao nhất của nhận thức là những khái niệm cơ sở Mức độ thấp nhất là các thông tin cá biệt Một số nhất định các mức độ trung gian trong nhận thức xã hội học
Trên cơ sở các hệ thống khái niệm ở mức độ nhận thức nằm giữa mức độ
có chứa các khái niệm của đề tài với các mức độ nhận thức thực nghiệm, chúng
ta xác định được chính xác các chỉ báo trung gian và chỉ báo thực nghiệm Các chỉ báo trung gian và chỉ báo thực nghiệm giúp chuyển quá trình nhận thức từ các khái niệm cơ sở đến thông tin thực nghiệm và ngược lại
Định nghĩa danh nghĩa, định nghĩa thao tác chỉ ra được ý nghĩa và các thành phần tạo nên khái niệm Xác định được các đặc trưng hay chiều cạnh khác nhau của hiện tượng xã hội Trên cơ sở các chiều cạnh hẹp hơn của khái niệm chúng ta có thể quan sát và đo lường được chúng
3 Quá trình thao tác hóa khái niệm
Thao tác hóa khái niệm là quá trình xây dựng các hệ thống chỉ báo của khái niệm cơ sở, bao gồm chỉ báo trung gian và chỉ báo thực nghiệm Cũng chính là quá trình biến các khái niệm trừu tượng, phức tạp thành các khái niệm
cụ thể và đơn giản
Trang 6Quy trình thao tác hóa khái niệm gồm 4 bước: 1- Xác định khái niệm; 2- Chính xác hóa các khía cạnh của khái niệm; 3- Lựa chọn các chỉ báo quan sát được; 4- Tổng hợp các chỉ báo thành chỉ số
III XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ BÁO CỦA KHÁI NIỆM
1 Định nghĩa chỉ báo
Chỉ báo là những đặc tính của đối tượng nghiên cứu cho phép đạt được sự quan sát, sự đo lường Chỉ báo là thước đo để đo lường các biến số
2 Các loại chỉ báo
Gồm chỉ báo trung gian và chỉ báo thực nghiệm
+ Chỉ báo trung gian: Là những khái niệm ở các mức độ khác nhau Số lượng, mức độ của chỉ báo trung gian phụ thuộc vào tính trừu tượng của khái niệm cơ sở
Chỉ báo trung gian ở mức độ đầu tiên cần phải cụ thể hóa và làm rõ nghĩa, đầy đủ nghĩa cho khái niệm cơ sở, tức là phải chỉ ra được đầy đủ các chiều cạnh của khái niệm cơ sở
Mỗi chỉ báo trung gian là một khái niệm cần được chỉ ra các chiều cạnh, được cụ thể hóa, làm rõ nghĩa hơn bằng các chỉ báo của nó
Sự cụ thể hóa và đơn giản hóa khái niệm cơ sở được chuyển qua hàng loạt các mức độ của chỉ báo trung gian, để cuối cùng đạt đến những khái niệm mà
sự thể hiện của nó cho phép tiến hành quan sát và ghi chép thực nghiệm
+ Chỉ báo thực nghiệm là mức độ cụ thể nhất, đơn giản nhất và thấp nhất trong quá trình nhận thức Chỉ báo thực nghiệm là những khái niệm hoàn toàn thích hợp cho việc quan sát và ghi chép thực nghiệm Chúng đơn giản và dễ hiểu với mọi người khi tham gia nghiên cứu
Chỉ báo thực nghiệm thường được đặc trưng bởi hành vi, đặc điểm của người được nghiên cứu như giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân,
Mỗi chỉ báo thực nghiệm sẽ đưa ra câu hỏi trong bảng hỏi nhằm thu thập thông tin thực nghiệm
Trang 73 Các lưu ý khi xây dựng hệ thống chỉ báo
- Các chỉ báo ở cấp độ dưới phải phản ánh tối ưu nội hàm của chỉ báo được thao tác ở cấp độ trên
- Các chỉ báo không được trùng lặp nhau về nội dung
- Cần cố gắng đảm bảo tính một nghĩa cho các chỉ báo trung gian và chỉ báo thực nghiệm ở mức độ tốt nhất
- Các chỉ báo cùng một cấp độ phải có cùng một mức độ trừu tượng (hoặc
- Quá trình thao tác hoá chấm dứt khi đạt đến cấp độ chỉ báo thực nghiệm
4 Ý nghĩa của thao tác hóa khái niệm và xây dựng hệ thống chỉ báo
Hệ thống chỉ báo giúp chúng ta xác định một cách đầy đủ, chính xác cho khái niệm cơ sở, đo lường được ở mức độ nào đó các thông số của khái niệm
Khái niệm cần thao tác
Chỉ báo trung gian cấp độ i (1) gian cấp độ i (2)Chỉ báo trung Chỉ báo trung gian cấp độ i (n)
Trang 8cơ sở Đồng thời, nó cũng cho phép chỉ ra sự phù hợp lẫn nhau giữa khái niệm
cơ sở, mục tiêu nghiên cứu với các tài liệu thực nghiệm sẽ thu thập được Hệ thống chỉ báo là cơ sở phương pháp luận cho việc xây dựng bảng hỏi, là căn cứ không thể thiếu cho việc thu thập thông tin để có thể thu thập đầy đủ các tài liệu thực nghiệm làm luận cứ cho những ý tưởng được nêu trong mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu Tránh những thông tin thừa không cần thiết
IV VẬN DỤNG THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ BÁO TRONG ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Tê đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của SV năm
thứ nhất hệ chính quy (nghiên cứu so sánh tại Trường Đại học CSND và
Trường Đại học Luật TPHCM)”
1 Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu
1.1 Mục đích của nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là khảo sát và so sánh một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của SV năm thứ nhất hệ chính quy của Trường Đại học CSND và Trường Đại học Luật TPHCM, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các ảnh hưởng đó đối với sinh viên hai trường Từ đó, nghiên cứu sẽ rút ra một số yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên hai trường để có những kiến nghị đổi mới phương pháp dạy và học Trong nghiên cứu, hoạt động học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của SV sẽ được khảo sát qua điều tra thực hiện bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu với SV năm nhất của hai trường
1.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
+ Lý thuyết về hoạt động học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên;
+ Ảnh hưởng của động cơ, mục đích, việc thực hiện các hành động học tập và một số điều kiện khách quan đến hoạt động học tập của sinh viên từng trường;
Trang 9+ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được nghiên cứu đến hoạt động học tập giữa nhóm SV nam và nữ, nhóm SV ở thành thị và nông thôn;
+ So sánh, tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu đến hoạt động học tập của SV hai trường
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về phía hai trường đại học: Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ, mục đích học tập của sinh viên, việc thực hiện các hành động học tập và một số điều kiện khách quan, và mức độ ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của SV
Từ đó giúp trường cải tiến, đổi mới các điều kiện liên quan, đồng thời có những biện pháp thay đổi cách thức tổ chức hoạt động học tập của SV nhằm phát huy những yếu tố có tác động tích cực và hạn chế những yếu tố có tác động tiêu cực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
- Về phía SV: hiểu và nắm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của mình; phát huy các yếu tố tích cực và khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong học tập
2 Câu hỏi nghiên cứu
- Động cơ, mục đích học tập và mức độ thực hiện các hành động học tập ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động học tập của SV năm thứ nhất hệ chính quy tại Trường Đại học CSND và Trường Đại học Luật TPHCM?
- Một số điều kiện khách quan (giáo trình, tài liệu dạy học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác quản lý sinh viên) ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động học tập của SV năm thứ nhất hệ chính quy tại Trường Đại học CSND và Trường Đại học Luật TPHCM?
- Có hay không sự khác biệt về sự ảnh hưởng của động cơ, mục đích học tập, mức độ thực hiện các hành động học tập và một số điều kiện khách quan đến hoạt động học tập giữa các nhóm SV nam/nữ, SV ở thành thị/nông thôn?
3 Giả thuyết nghiên cứu
Trang 10- Động cơ, mục đích học tập và mức độ thực hiện các hành động học tập ảnh hưởng theo chiều thuận đến hoạt động học tập của SV năm thứ nhất hệ chính quy tại Trường Đại học CSND và Trường Đại học Luật TPHCM.
- Một số điều kiện khách quan (giáo trình, tài liệu dạy học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác quản lý sinh viên) ảnh hưởng theo chiều thuận đến mức độ thực hiện các hành động học tập của SV năm thứ nhất hệ chính quy tại Trường Đại học CSND và Trường Đại học Luật TPHCM
- Có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt về sự ảnh hưởng của động cơ, mục đích, việc thực hiện các hành động học tập và một số điều kiện khách quan đến hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học CSND và Trường Đại học Luật TPHCM
- Có sự khác biệt về sự tác động của động cơ, mục đích, việc thực hiện các hành động học tập và một số điều kiện khách quan đến hoạt động học tập giữa các nhóm SV nam/nữ, SV ở thành thị/nông thôn
4 Các khái niệm và cơ sở lý thuyết
4.1 Khái niệm hoạt động
- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: hoạt động là một phương pháp đặc
thù của con người quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giói theo hướng phục vụ cuộc sống của mình [5, tr341]
- Theo Triết họcMác - Lênin: Hoạt động của con người bao gồm hoạt
động vật chất và hoạt động tinh thần Hoạt động vật chất (thực tiễn) là những hoạt động mà chủ thể sử dụng phương tiện vật chất tác động vào đối tượng vật chất nhất định nhằm cải tạo chúng theo nhu cầu của con người Kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn là những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của cá nhân và cộng đồng Có thể chia ra ba hình thức hoạt động
cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học “Trên cơ sở những hình thức thực tiễn cơ bản trên, một
số lĩnh vực của thực tiễn như hoạt động giáo dục, hoạt động nghệ thuật,… cũng được hình thành Nó cũng tác động vào quá trình tồn tại và phát triển của xã
Trang 11hội Đó là những hình thức thực tiễn phát sinh, hình thức đặc thù của thực tiễn” [15, tr358-361].
- Theo Tâm lý học: Theo Rubinstain, nhà Tâm lý học nổi tiếng của Liên
Xô thì “hoạt động được hiểu là một hệ thống thao tác hay hành vi ứng xử ít nhiều có ý thức Đặc trưng cho thao tác là có sự tham gia của ý thức vào điều chỉnh hành động, trong đó ý thức dùng để chỉ thái độ của chủ thể đối với khách thể mà hoạt động nhằm tới [1, tr303]
4.2 Khái niệm về hoạt động học tập
4.2.1 Định nghĩa hoạt động học tập
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập: theo N V
Cudomina (1996) coi học tập là nhận thức cơ bản của sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy Trong quá trình đó việc nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai [21]
Theo Thuyết tâm lý học hoạt động do Lev Semenovich Vygotshy, là nhà tâm lý học người Nga tiên phong khởi xướng vào giữa những năm 20 của thế
kỷ XX thì: Bất cứ hoạt động nào được gọi là học khi hiệu quả của nó - những tri thức, kỹ năng và thái độ mới hay những tri thức, kỹ năng, thái độ cũ có bản chất mới được hình thành ở người thực hiện hoạt động này Trong quá trình lên lớp, hoạt động được chia thành nhiều dạng khác nhau:
+ Hoạt động vào bài
+ Hoạt động giới thiệu bài mới
+ Hoạt động chiếm lĩnh bài mới