Với kinh nghiệm bản thân trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia thời gian qua cho thấy, xây dựng được trường đạt chuẩn Quốc gia là một quá trình chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, phải
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai
Câu nói đó đã khẳng định vị trí xã hội của trẻ em trong tương lai, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước Để đảm bảo cho tương lai của đất nước chúng ta hãy quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em, giành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, để đạt được mục tiêu đó thì ta cần phải có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để hỗ trợ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
Chuẩn quốc gia về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động
và hiệu quả đạt được của các trường học, trên cơ sở đó góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với kinh nghiệm bản thân trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia thời gian qua cho thấy, xây dựng được trường đạt chuẩn Quốc gia là một quá trình chuẩn bị
kỹ càng về mọi mặt, phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành cùng với
sự hỗ trợ tích cực của toàn xã hội, bên cạnh là vai trò nòng cốt là tập thể cán bộ, giáo viên trường mầm non TT Thiên Tôn Chỉ tiêu xây dựng trường mầm non TT Thiên Tôn đạt chuẩn Quốc gia trong năm 2014 thật sự là một thách thức, nếu không có biện pháp, giải pháp tốt thì khó có khả năng đạt được
Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy nhanh tiến
độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ” với nội dung trình bày dưới đây,
mong được góp một phần nhỏ cho nhiệm vụ chung của ngành
Trang 22 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm đưa ra một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu và tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia
- Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non TT Thiên Tôn đạt chuẩn Quốc gia
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Trường mầm non TT Thiên Tôn - Huyện Hoa Lư- Tỉnh Ninh Bình
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, phân tích và tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Quan sát, so sánh, tổng hợp kết quả… từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận của đề tài:
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia Theo quy định chung, một trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: tổ chức quản lí; đội ngũ giáo viên và nhân viên; chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ; qui mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị; xã hội hóa giáo
Trang 3dục ; đây là điều kiện vững chắc để góp phần xây dựng một nền giáo dục phát triển trong tương lai
Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non trên địa bàn huyện Hoa Lư đã tập trung huy động các nguồn lực, tích cực xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định, để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển
sự nghiệp giáo dục, đồng thời là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa phương Yêu cầu đó phải được quán triệt cả về nhận thức và hành động từ cấp ủy Đảng, chính quyền, đến các đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân ở địa phương; phải đặt dưới sự lãnh đạo sâu sắc của Đảng
Việc đầu tư xây dựng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp gắn với thực tế của địa phương Các công trình xây dựng trong nhà trường phải được phân bổ hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, phù hợp với với các yêu cầu trong Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, vừa phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
2 Cơ sở thực tế của đề tài:
Trường mầm non TT Thiên Tôn, được thành lập theo Quyết định 605, ngày 13 tháng 8 năm 2008 của UBND huyện Hoa Lư, hiện nay có 1 điểm trường, 9 nhóm lớp, với tổng số 289 cháu, riêng 5 tuổi có 2 lớp với 61 cháu; Toàn trường có 25 cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên,trong đó: trong biên chế nhà nước: 22, hợp đồng ngắn hạn: 03 ( 1 giáo viên, 2 nhân viên); Trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn QG, chúng tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau:
2.1 Thuận lợi:
Trang 4Được sự quan tâm chỉ đạo Huyện uỷ- HĐND- UBND huyện Hoa lư, sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn nghiệp vụ của Sở GD&ĐT Ninh Bình, đặc biệt là của Phòng GD&ĐT Hoa Lư,
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TT rất quan tâm đến phong trào giáo dục, luôn
có sự đầu tư tích cực cho các nhà trường
Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, 100% có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn, trong đó có 90% trên chuẩn, luôn năng động sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất, có ý thức tổ chức có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
2.2 Khó khăn:
Nhận thức của một số cán bộ, nhân dân về việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia còn chưa đúng đắn, chưa tin tưởng vào địa phương cũng như nhà trường, do vậy họ chưa hợp tác, chưa tạo điều kiện cho địa phương cũng như nhà trường đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng trường
Năm học 2012- 2013, trường còn ở vị trí cũ với điều kiện cơ sở vật chất chật chội, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ
Là thị trấn nhưng nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân vẫn là nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, thu nhập bình quân trên đầu người không cao, đời sống còn gặp nhiều khó khăn do vậy cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1 Thực trạng:
Những năm học trước, trường mầm non TT Thiên Tôn là một trong những trường
có cơ sở vật chất kém trong huyện Hoa Lư, đứng trước đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục,
Trang 5Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực tham mưu với Đảng ủy- HĐND- UBND trong việc qui hoạch vị trí để xây dựng trường
Chủ trương xây dựng trường ra địa điểm mới được Đảng ủy- HĐND- UBND thị trấn Thiên Tôn xác định vào đầu năm 2012, Lãnh đạo địa phương đã giao cho nhà trường tham mưu trong việc quy hoạch và xây dựng trường lớp theo qui định của trường chuẩn Quốc gia, đảm bảo các yêu cầu về diện tích sử dụng, phòng học, phòng ngủ, phòng vệ sinh khép kín, có hệ thống nước sạch, bếp ăn đảm bảo đạt yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nên từ khi tham mưu xây dựng dự án thiết kế nhà trường đã bám sát vào các qui định trong Quyết định 36/2009/QĐ-BGD ĐT cũng như điều kiện thực tế của địa phương, tranh thủ sự hỗ trợ, tư vấn của Phòng mầm non- Sở GD&ĐT Ninh Bình, lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư
Tháng 6/ 2012 trường bắt đầu khởi công xây dựng, đến ngày 19/8/2013 nhà trường đã được đưa vào sử dụng Đến nay quy mô trường, lớp đã được hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng thuận tiện cho công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường chuẩn Quốc gia
2 Một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia:
* Biện pháp 1 Công tác tham mưu, tuyên truyền trong cộng đồng:
Như chúng ta đã biết “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”; chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia là chủ trương chung của cấp Ủy đảng, chính quyền, của các ban ngành, đoàn thể; của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội Thế nhưng, những năm học trước công tác tuyên truyền mới chỉ được thực hiện trong nhà trường trong nhà trường, thiếu sự tuyên truyền đến các tổ chức khác và nhân dân Điều đó, dẫn đến tính đồng thuận không cao giữa nhà trường và xã hội khi triển khai các biện pháp thực hiện chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia
Trang 6Nhận thức rõ điều này, trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1, bản thân tôi đã có ý thức tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn trong toàn xã hội, thông qua rất nhiều các diễn đàn: đăng kí phát biểu tham luận trong Đại hội Đảng bộ, Đại hội giáo dục của địa phương; phát biểu trong các lần họp Hội đồng nhân dân, họp Đảng bộ, hội nghị sơ tổng kết của UBND thị trấn, đặc biệt là trong phiên họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và toàn thể cha mẹ học sinh đầu năm và cuối năm
Kinh nghiệm cho thấy, trong tham luận hay phát biểu cần hạn chế kể lể dài dòng
về công việc đã làm hay báo cáo thành tích suông, mà việc cần phải cho cha mẹ học sinh
và toàn xã hội hiểu là: Vì sao phải xây dựng trường chuẩn quốc gia? Xây dựng được trường đạt chuẩn Quốc gia thì con em mình được hưởng lợi gì? hiện nay trường như thế nào? cần phải phấn đấu và đầu tư ra sao? và đề xuất một số biện pháp cần phối hợp để thực hiện về những vấn đề đã nêu Do vậy phụ huynh học sinh, nhân dân hiểu hơn và đồng thuận trong thực hiện
Thực tế trong công tác tuyên truyền của nhà trường cho thấy nếu dân không hiểu, không tin tưởng thì không thể làm việc gì thành công được, trước khi xây dựng trường, việc qui hoạch lại vị trí xây dựng trường đã vấp phải sự không đồng thuận của một số cán bộ, nhân dân địa phương, đây là sự trăn trở rất lớn của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, làm thế nào để nhân dân ủng hộ chủ chương xây dựng trường ra vị trí mới, làm thế nào để xây dựng được một ngôi trường khang trang, hiện đại với đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác CSGD trẻ, xứng tầm với vị trí là trung tâm văn hoá, chính trị của huyện Những câu hỏi đó cứ thường xuyên hiện hữu trong mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên chúng tôi từ khi thành lập trường, đồng thời đứng trước đòi hỏi ngày một phát triển của sự nghiệp giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực tham mưu với Đảng ủy- HĐND- UBND thị trấn trong việc qui hoạch lại vị trí và kiên trì vận động, thuyết phục nhân dân trong việc giải phòng mặt bằng để xây dựng trường Đây cũng là công việc mất rất nhiều thời gian, để được qui hoạch tại vị trí hiện
Trang 7tại là một quá trình tham mưu, vận động, thuyết phục kiên trì, BGH nhà trường đã phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên đến từng hộ gia đình đó để phân tích, thuyết phục do vậy mới nhận được sự đồng tình
Nhờ sự tuyên truyền đó, mà nhận thức của nhân dân, các ban ngành, đoàn thể và cha mẹ học sinh về xây dựng trường chuẩn được nâng lên rõ rệt; việc tổ chức các biện pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 được đồng thuận cao
* Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương và Phòng
Giáo dục và Đào tạo
Trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, hiệu trưởng là thành viên trong Hội đồng giáo dục và Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia của địa phương, là cán bộ quản lí trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo; vì là người trực tiếp với thực tế nhà trường, nên trong lĩnh vực giáo dục về xây dựng trường chuẩn quốc gia, không ai hiểu và nắm rõ hơn nội dung xây dựng trường chuẩn của đơn vị mình như hiệu trưởng Cho nên, trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia, tôi luôn xem mình như là một cán bộ giúp việc của lãnh đạo địa phương và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo; phải có ý kiến, đề xuất để lãnh đạo địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định các vấn đề xây dựng trường chuẩn ngoài chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là vấn đề qui hoạch mạng lưới trường lớp, thiết kế các công trình cho phù hợp với việc sinh hoạt, học tập của học sinh cũng như thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dụctrẻ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tham mưu nên trước khi xây dựng dự
án thiết kế tôi đã chủ động mời lãnh đạo địa phương cùng nhà thầu xây dựng đi tham quan một số trường mầm non mới xây dựng trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình như trường mầm non Hoa Mai- TP Ninh Bình, trường mầm non Ttrung Sơn- TX Tam Điệp, trường mầm non Đồng Phong- Nho Quan…, sau khi đi tham quan về tôi tiếp tục tham mưu với Lãnh đạo địa phương tổ chức một hội nghị xây dựng dự án thiết kế xây dựng trường,
Trang 8thành phần hội nghị tôi tham mưu mời thêm các đồng chí lãnh đạo Phòng mầm non- Sở GD&ĐT Ninh Bình, lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hoa Lư về dự để tranh thủ sự tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn của các đồng chí lãnh đạo ngành Khi xây dựng dự toán thiết kế, tôi
đã bám sát các qui định trong Quyết định 36/2008/QĐ-BGD ĐT và thực tế công tác để kiên trì thuyết phục Lãnh đạo địa phương, nhà thầu xây dựng và công ty tư vấn xây dựng Ninh Bình cho phép được góp ý vào bản thiết kế cho phù hợp với các qui định cũng như thực tế sử dụng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Mặc dù dự án thiết kế đã được XD từ năm 2010, song đến tháng 6/ 2012 trường mới được khởi công xây dựng, trong quá trình xây dựng, bản thân tôi luôn bám sát công trình, kịp thời đề nghị khắc phục những hạng mục còn chưa đúng thiết kế và chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành học, đến nay các hạng mục công trình của trường chúng tôi vừa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng, vừa đáp ứng được đặc thù của bậc học mầm non cũng như yêu cầu sử dụng thực tế của nhà trường
Trải qua một năm xây dựng, ngày 19/8/2013 trường đã được đưa vào sử dụng với phương châm vừa sử dụng vừa tiếp tục hoàn thiện các công trình phụ trợ khác như bếp ăn, nhà VS chung, tường rào, cổng trường Đến nay quy mô trường, lớp đã được hoàn chỉnh giai đoạn I, thuận tiện cho công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường chuẩn Quốc gia
Tóm lại, trong triển khai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, nhiệm vụ tham mưu của hiệu trưởng là vô cùng quan trọng Việc tham mưu càng tích cực sẽ giúp cho lãnh đạo địa phương và ngành có sự quan tâm hơn, chỉ đạo càng sát sao hơn và trường có điều kiện thuận lợi hơn trong xây dựng trường chuẩn
* Biện pháp 3 Tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong nội bộ nhà trường.
Thực tế đã chứng minh: Đoàn kết là sức mạnh, ở đâu có sự đoàn kết thống nhất ở
đó có sự thành công ngoài mong đợi Sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ nhà trường vốn đã là sức mạnh của trường tôi ngay từ khi mới thành lập trường đến nay, nhưng việc
Trang 9xây dựng trường là một chủ trương lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trong cho sự phát triển của nhà trường, nếu giáo viên không có nhận thức đúng đắn thì sự vào cuộc chỉ mang tính chất hình thức, hời hợt dẫn đến kết quả không như mong đợi Nhận thức rõ điều này, ngay từ khi có chủ trương xây dựng trường ra vị trí mới, tôi cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường đã phổ biến, quán triệt chủ trương của lãnh đạo địa phương đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, phân tích rõ lợi ích của việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia, thảo luận các biện pháp thực hiện có hiệu quả… qua đó tập thể sư phạm nhà trường nhận thức rất sâu sắc và thể hiện rõ sự quyết tâm của mình bằng các hành động cụ thể như nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách, cùng với Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tham mưu tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục, lao động sửa sang quang cảnh trường lớp…
Nhờ tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong tập thể sư phạm nên khi giai đoạn xây dựng trường chuẩn đã ở những nấc thang cuối cùng, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chúng tôi đã dồn hết tâm sức của mình vào việc sủa sang quanh cảnh trường lớp, chúng tôi làm việc không kể ngày tháng, không có ngày nghỉ nhưng nét mặt ai cũng hiện lên niềm phấn khởi, không ai phàn nàn, mệt mỏi, cùng nhau
cố gắng hoàn thành tôt nhiệm vụ mà lãnh đạo địa phương và lãnh đạo ngành giao
* Biện pháp 4: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
Nhận thức được xã hội hoá giáo dục có tầm quan trọng thiết thực trong sự nghiệp phát triển giáo dục Muốn nhà trường phát triển cần có sự đóng góp, tác động từ nhiều phía đó là nhà trường, gia đình và xã hội hay nói cách khác là huy động gia đình và xã hội tham gia góp phần vào việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn
Đối với gia đình trẻ: nhà trường phân công cán bộ giáo viên phối hợp cùng chỉ đạo phổ cập thị trấn, điều tra trẻ trong độ tuổi kết hợp tuyên truyền vận động gia đình cho trẻ đến trường Vào năm học trong các cuộc họp phụ huynh nhà trường và giáo viên tổ chức
Trang 10tuyên truyền giúp cha mẹ hiểu được những kiến thức cơ bản để phối hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ Cũng thông qua hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh, từng năm bầu ra ban ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình có năng lực vận động, tuyên truyền những thông tin cần thiết của nhà trường đến từng gia đình, đồng thời kêu gọi vận động phụ huynh đóng góp công sức và vật chất để hoàn thành kế hoạch xây dựng, phát triển nhà trường
Đối với Các ban ngành, đoàn thể của địa phương: Tôi tranh thủ các kỳ họp Hội đồng nhân dân, các kỳ sinh hoạt Đảng bộ, các cuộc họp của các ban ngành, đoàn thể phát biểu, phân tích và đề nghị các đồng chí phụ trách từng đoàn thể cùng phối hợp với nhà trường thực hiện thành công chủ trương xây dựng trường chuẩn Quốc gia, với mỗi đoàn thể tôi dựa vào năng lực và điều kiện thực tế của các đoàn thể để huy động sự ủng
hộ, sau đây là một số cách làm của tôi:
- Với Hội cựu chiên binh, đây là một tổ chức hội rất mạnh cả về kinh tế lẫn nhân lực, tôi gặp gỡ, trao đổi với đồng chí chủ tịch hội, trước hết là huy động nhân lực để xây dựng kho chứa chất đốt (phụ huynh học sinh ủng hộ vật liệu); khi đến trường thấy được
sự nhiệt tình, trách nhiệm của tập thể sư phạm cũng như sự khó khăn về tài chính của nhà trường, đồng chí rất cảm động, lúc này tôi mới có ý kiến đề nghị đồng chí kêu gọi
sự đóng góp của các đồng chí hội viên để ủng hộ nhà trường, đồng chí đã hưởng ứng nhiệt tình và kết quả là tại phiên họp tổng kết công tác hội năm 2013 Hội cựu chiến binh thị trấn đã ủng hộ nhà trường được 10 triệu đồng
- Với Hội Phụ nữ: đây là tổ chức hội có rất nhiều hội viên nhưng chủ yếu làm làm nghề nông và buôn bán nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế còn khó khăn, do vậy tôi đề nghị đồng chí Hội trưởng huy động ngày công lao động của Hội viên giúp nhà trường dọn dẹp, sửa sang quanh cảnh trường, trồng hoa, cây cảnh xung quanh khu vực trường Kết quả Hội phụ nữ đã ủng hộ nhà trường 50 ngày công lao động, tương đương 6 triệu đồng