1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu học tiếng việt của người nước ngoài tại TP HCM

30 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 487,88 KB

Nội dung

Nhu cầu học tiếng việt của người nước ngoài tại TP HCM

Trang 1

tư nước ngoài, buôn bán quốc tế của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minhnói riêng cũng không ngừng tăng lên Hàng loạt các công ty, các tập đoàn kinh tế,công nghiệp, thương mại nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư vào thành phố năng độngnhất Việt Nam này Mặt khác, theo số lượng thống kê mới nhất của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội (tháng 5/2009), TP.HCM đang dẫn đầu về số lượng lao động

là người nước ngoài với ước tính là 320.000 người

Do vậy, số lượng người nước ngoài có nhu cầu học tập, nghiên cứu và sử dụngtiếng Việt cũng đang dần tăng lên một cách đáng kể Trong khi đó, việc dạy và họctiếng Việt lại chưa phát triển đúng như tiềm năng của nó, biểu hiện rõ ràng qua sốlượng trung tâm dạy và học tiếng Việt tại TP.HCM một cách bài bản vẫn còn quá ít

Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nhu cầu học tiếng Việtcủa người nước ngoài tại TP.HCM” để thực hiện cuộc khảo sát này

2 Mục đích:

Khi tiến hành và quyết định thực hiện làm khảo sát về đề tài này, chúng tôimong muốn đem lại một cái nhìn rõ ràng về nhu cầu học tiếng Việt cũng như thựctrạng học tiếng Việt của các đối tượng người nước ngoài khác nhau tại TP.HCM

Bên cạnh đó, thông qua bản câu hỏi khảo sát, chúng tôi cũng đồng thời mongmuốn tìm hiểu về sự quan tâm của người nước ngoài với một Trung tâm Việt-ngữ Để

từ đó có những phương án thích hợp nhằm phát triển, đẩy mạnh sự phổ biến của tiếngViệt nói chung và việc Dạy - học tiếng Việt cho người nước ngoài tại TP.HCM nóiriêng ngày càng trở nên rộng rãi

Trang 2

3 Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực hiện khảo sát:

từ nhiều quốc gia khác nhau

 Sự nhiệt tình, thân thiện của đa số các đối tượng khảo sát đã làm chất lượngcác bản khảo sát được đảm bảo và đồng thời làm tinh thần, tâm lý của các thành viêntrong nhóm giảm bớt sự dao động cũng như sự ngại ngùng lúc ban đầu

3.2 Khó khăn:

- Về bảng câu hỏi:

 Tuy là bản dịch song ngữ Anh – Việt nhưng với một số đáp viên không thôngthạo cả hai loại ngôn ngữ này thì việc khảo sát lại trở nên khó khăn: thời gian khảo sátkéo dài, đáp viên không hiểu rõ về ý nghĩa các câu hỏi…

 Bảng câu hỏi khá dài đã khiến đáp viên cảm thấy ngại ngùng khi được mờitham gia khảo sát

 Sự cố kĩ thuật (in không rõ chữ, sai lỗi chính tả…) đã khiến nhóm phải thay đổihình thức của bảng câu hỏi trong quá trình khảo sát và phần nào làm chậm tiến độthực hiện đề tài của nhóm

- Về địa điểm khảo sát:

 Công viên 23/9 và đường Bùi Viện: chủ yếu nơi đây là khách du lịch nên khikhảo sát, nhóm thường nhận được sự từ chối vì đề tài này không phù hợp với họ

 Kí túc xá sinh viên người Lào và kí túc xá 232 Võ Thị Sáu: nhóm không có sựchuẩn bị kịp thời về giấy giới thiệu hay đơn xin phép nên trong quá trình khảo sát gặpkhông ít khó khăn

 Nhóm gặp khó khăn trong việc khai thác nguồn người nước ngoài ở các công

ty, trung tâm Anh-ngữ lớn hay những người sinh sống lâu dài ở Việt Nam do khôngđược sự cho phép của những người quản lí ở những nơi trên

Trang 3

- Về mặt tài liệu khảo sát:

Do đề tài khá mới nên nhóm đã không tìm được số liệu của những năm trước

để so sánh và tham khảo

4 Tiến trình thực hiện khảo sát:

4.1 Đối tượng khảo sát:

Dữ liệu trong bảng báo cáo này dựa trên một khảo sát đại diện trong số 250người nước ngoài đang sống, làm việc, học tập, du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Nội dung khảo sát:

Bảng câu hỏi đưa ra cho các đáp viên bao gồm các câu hỏi thuộc nhiều hìnhthức khác nhau (chọn nhiều câu trả lời, câu hỏi mở, câu hỏi đánh giá… ) và tập trungvào 2 vấn đề chính:

- Mức độ phổ biến và thực trạng học tiếng Việt của những người nước ngoài

 Cảm nhận về tiếng Việt (khó, dễ, phức tạp, thú vị…)

 Trình độ về tiếng Việt (thông thạo, có biết qua, hoàn toàn không biết )

 Khó khăn khi học tiếng Việt (tìm nguồn tài liệu, không có người hướngdẫn, không có trung tâm giảng dạy )

 Hình thức học tiếng Việt (tự học, đến trung tâm, học thông qua bạn bè )

 Mục đích học tiếng Việt (phục vụ công việc, yêu thích )

- Sự quan tâm của người nước ngoài về Trung tâm Việt ngữ:

 Số lượng các trung tâm Việt ngữ

 Đánh giá các yếu tố quan tâm về trung tâm Việt ngữ (cơ sở vật chất, trình

độ giảng viên…)

 Hình thức giảng dạy, học phí, số lượng học viên, giáo viên

Trang 4

4.3 Thời gian khảo sát:

Khảo sát này được tiến hành trong khoảng thời gian từ 8/3/2011 đến23/3/2011, cụ thể như sau:

-Từ 8/3/2011 đến 16/3/2011: Nhóm tiến hành đi khảo sát ở các địa điểm đãđược sắp xếp và phân công

- 17/3/2011 và 18/3/2011: Tập trung lại các bảng khảo sát và tiến hành tổnghợp số liệu, thông tin

4.4.1 Số lượng mẫu khảo sát

Tổng cộng có 250 đáp viên được phỏng vấn trong bảng khảo sát này và chỉ tiếnhành tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh: n = 250

4.4.2 Phương thức chọn mẫu

Ở thành phố Hồ Chí Minh đã có 250 đáp viên được tuyển với tiêu chí đáp viên

đó là người nước ngoài Tổng cộng đã có 250 đáp viên được tiếp xúc, 250 bảng đượcphát ra trong đó có 239 bảng khảo sát hợp lệ và 11 bảng khảo sát không hợp lệ

4.4.3 Xử lí và tổng hợp số liệu

Các số liệu trong bảng khảo sát được tổng hợp và thống kê bằng Excel, phầnmềm SPSS

4.5 Địa điểm tiến hành khảo sát:

- Trường đại học KHXH&NV TPHCM (10-12 Đinh Tiên Hoàng)

- Công Viên 23/9

- Đường Bùi Viện, Đề Thám, Lê Thánh Tôn

- Kí túc xá sinh viên người Lào (122 CMT8)

- Kí túc xá sinh viên nước ngoài (232 Võ Thị Sáu)

- Đại học Kinh Tế TPHCM-cơ sở A (59C Nguyễn Đình Chiểu)

- Đại học Kinh Tế TPHCM-cơ sở H (1A Hoàng Diệu)

- Đại học quốc tế RMIT (702 Đại Lộ Nguyễn Văn Linh)

- Chợ Bến Thành

Trang 5

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

1 Đối tượng được khảo sát:

Nhóm đã tiến hành khảo sát 250 người nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.1 Tỷ lệ các đối tượng được khảo sát

Như đã nói ở trên, đối tượng khảo sát của nhóm chúng tôi được chia làm 3 nhóm :

Travelling (Khách du lịch), Working (Người làm việc), Studying (Người học tập nghiên cứu)

-Hình 1.Tỷ lệ các đối tượng được khảo sát

1.2 Tỷ lệ các đối tượng khảo sát theo giới tính

Trong số 250 đáp viên, có 176 đápviên là nam (chiếm 70.4%) và 74đáp viên là nữ (chiếm 29.6%)

Hình 2 Tỷ lệ các đối tượng theo giới tính

1.3 Tỷ lệ các đối tượng được khảo sát theo quốc tịch.

Hàn Quốc 16.74%

Trung Quốc 20.14%

Lào

Nhật 4.18%

Khác 29.97%

Hàn Quốc Trung Quốc Mỹ Anh Úc Lào Nhật Khác

70.40% 29.60%

Nam Nữ28.40%

33.20%

Travel-ling Working Studying

Trang 6

BÁO CÁO NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM

Hình 3.Tỷ lệ các đối tượng được khảo sát theo quốc tịch

Các đối tượng được khảo sát đến từ rất nhiều các quốc gia khác nhau Trong đóchủ yếu là:

Hàn Quốc (16.74%), Mỹ (10.04%), Trung Quốc (20.14%), Anh (5.86%), Lào (5.86%) Bên cạnh đó còn có các quốc gia khác như: Pakistan, Bỉ, Ba Lan, Sri Lanka cũng tham gia vào quá trình khảo sát

2 Mức độ phổ biến và thực trạng học tiếng Việt của người nước ngoài tại TP.HCM:

Cảm nhận về tiếng Việt:

Đối với người Việt Nam chúng ta, tiếng Việt là loại ngôn ngữ giàu và đẹp với

số lượng từ vô cùng phong phú, ý nghĩa dồi dào Tuy nhiên, so với các loại ngôn ngữkhác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt như yếu tố dấu và ngữ điệu lênxuống, qua đó gây không ít khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt

Trung Quốc 20.14%

Mỹ 10.04%

Anh 5.86%

Úc 7.11%

Lào 5.96%

Nhật 4.18%

Anh Úc Lào Nhật Khác

Trang 7

Hình 4 Cảm nhận của người nước ngoài về tiếng Việt

Khi đặt câu hỏi: “Cảm nhận của bạn về tiếng Việt như thế nào?” cho tất cả các

đối tượng, phần lớn đáp viên đều trả lời là cảm thấy tiếng Việt Khó và phức tạp

(61.69%) Trong khi đó 32.54% số đáp viên được hỏi đã cho ý kiến tiếng Việt là ngôn

ngữ Thú vị Một phần nhỏ cho rằng tiếng Việt Dễ (2.37%) Số đáp viên trả lời Không

ấn tượng chiếm phần rất nhỏ (0.34%), và những ý kiến khác chiếm 3.06%.

Đánh giá: Đa số các ý kiến đều cho rằng tiếng Việt Khó và Phức tạp vì rất

nhiều lí do, nhưng phần đông đều nhận thấy do yếu tố dấu và ngữ điệu lên xuống như

đã đề cập ở trên Tuy nhiên, vẫn có phần lớn ưu ái đánh giá ngôn ngữ của chúng ta là

Thú vị, điều đó nói lên nhu cầu tìm học tiếng Việt của người nước ngoài là hoàn toàn

có cơ sở

2.1 Mức độ hiểu biết về tiếng Việt:

Trong quá trình khảo sát, nhóm chúng tôi đã chia mức độ Hiểu biết tiếng Việt

ra làm 5 cấp bậc thuộc 2 nhóm:

Nhóm A: 1 Hoàn toàn thông thạo tất cả kĩ năng (nghe, nói đọc, viết)

2 Có thể nói chuyện lưu loát với người bản xứ

3 Có thể nghe - nói những câu giao tiếp thông thường

Nhóm B: 4 Có biết qua (nói được câu chào hỏi, cảm ơn…)

5 Hoàn toàn không biết

Trang 8

Chúng tôi tạm gọi Nhóm A: Có trình độ nhất định về tiếng Việt Còn Nhóm B: Hầu như không biết về tiếng Việt Và kết quả khảo sát cho thấy:

Hình 5 Mức độ hiểu biết tiếng Việt

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy:

Với đối tượng Travelling, trình độ tiếng Việt của họ hầu như là hoàn toàn

thuộc về nhóm B (chiếm 98.32%).Trong khi đó, những người thuộc nhóm A chỉchiếm 1.68%

Với những đáp viên thuộc đối tượng Working, sự phân hóa trình độ tiếng Việt

cũng tương tự, tuy nhiên con số và sự chênh lệch là không quá cách biệt Tiêu biểu làchỉ có 61.45% thuộc nhóm B, và có đến 38.55% thuộc nhóm A

Bên cạnh đó, xu hướng này lại hoàn toàn ngược lại với đối tượng là Studying.

Khi những đáp viên có trình độ nhất định về tiếng Việt đã chiếm đến 71.88% (gấp gần

1.2 lần so với đối tượng Working) Và chỉ có 28.12% là thuộc nhóm B 1

Đánh giá: Số liệu và sự khác nhau trên đã phản ánh đúng thực tế về thực trạng

học tiếng Việt của người nước ngoài

Có thể thấy đặc điểm nhìn chung của khách du lịch chính là việc họ không tiếpxúc lâu dài với tiếng Việt do đặc tính thường di chuyển, và chỉ ở lại Việt Nam trongthời gian ngắn

1 Ở đây nhóm chúng tôi sử dụng các từ tiếng Anh để đặt tên cho các nhóm đối tượng Cụ thể là Travelling – những người khách du lịch đến TP.HCM, Working – những người nước ngoài làm việc

ở TP.HCM và Studying – những người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.

Trang 9

Còn đối với hai đối tượng còn lại, mà đặc biệt là những đối tượng đến ViệtNam để học tập thì trình độ tiếng Việt nhất định là một yếu tố cần thiết và tất yếu do

họ tiếp xúc nhiều hơn với con người Việt Nam ở nhiều lĩnh vực cũng như họ sống ởđất nước này trong một thời gian nhất định Tuy nhiên, với những người làm việc tạiViệt Nam thì việc học tiếng Việt lại gặp nhiều cản trở hơn Vì phần lớn là họ vẫn sửdụng tiếng Anh trong môi trường làm việc Do đó, tỷ lệ ở nhóm A vẫn còn thấp so vớinhóm B

2.2 Ý định học tiếng Việt:

Câu hỏi này được tiến hành khảo sát trực tiếp cho những đối tượng thuộc nhóm B trên

cả 3 đối tượng lớn: Travelling, Working và Studying Câu hỏi được đặt ra với dạng

Có/Không nhằm khảo sát một cách trực diện ý định tham gia tìm hiểu - học tập tiếngViệt với những đối tượng chưa thật sự quan tâm

Dễ thấy rằng từng nhóm đối tượng khác nhau sẽ cho ra những xu hướng khác nhau

Cụ thể là đối với đối tượng Studying, có đến 80.95% số người được khảo sát có ý định

học tiếng Việt, chiếm tỷ lệ cao nhất Họ bao gồm những người ở độ tuổi khác nhau vàphần lớn là những sinh viên, du học sinh

Bên cạnh đó, những người đã và đang làm việc tại Việt Nam cũng có sự quan tâmnhất định đối với tiếng Việt, có khoảng 58.14% những người được khảo sát nói rằng

Trang 10

họ muốn học tiếng Việt Trong khi đó, nhóm những người du lịch tại Việt Nam thểhiện ý muốn học tiếng Việt chỉ khoảng 40.98%

2.3 Mục đích học tiếng Việt:

Với câu hỏi này, nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát cho cả 3 đối tượng

Travelling, Working, Studying Trong mỗi đối tượng, dù là thuộc nhóm A hay nhóm

B, chúng tôi vẫn đặt ra câu hỏi này với mong muốn được biết mục đích học tiếng Việt

ở trong hiện tại (đối với nhóm A) và mục đích học trong tương lai (đối với nhóm B)

để thấy được ý nghĩa của việc học tiếng Việt đối với những người được khảo sát

Tăng khả năng giao tiếp

Yêu thích Tìm hiểu văn hóa-con người Việt

Khác

Studying Working Travelling

Trang 11

Với đối tượng Travelling, họ học tiếng Việt nhằm 2 mục đích chính: “Tìm hiểu văn hóa con người Việt” chiếm 32 14%, đứng thứ hai là do “Yêu thích” chiếm 25% Đứng ở những vị trí tiếp theo lần lượt là “Tìm hiểu một ngôn ngữ mới” (chiếm 21.43%) và “Tăng khả năng giao tiếp” (chiếm 17.86%) Và chiếm tỷ lệ thấp nhất chính là “Phục vụ công việc” với 3.57%

Trái ngược với đối tượng Travelling, những người thuộc đối tượng Working lại chọn mục đích chủ yếu học tiếng Việt là “Phục vụ công việc” (28.57%) Tiếp theo là mục đích “Tăng khả năng giao tiếp” (26.2%) Tuy vậy, vẫn có phần lớn đối tượng Working học tiếng Việt nhằm để “Tìm hiểu văn hóa con người Việt” (19.05%) Còn học vì “Yêu thích” chỉ chiếm 14.26%

Trong khi đó, xét đối tượng Studying, mục đích quan trọng và đa số vẫn là

“Phục vụ công việc” (chiếm 25.03%), tiếp theo đó là “Tìm hiểu văn hóa - con người Việt” (chiếm 22.67%) Tuy nhiên, điểm đặc biệt của số liệu ở đối tượng này là sự tương đồng, các số liệu không có sự chênh lệch quá nhiều Điển hình là “Tăng khả năng giao tiếp” (chiếm 20%) và “Tìm hiểu một ngôn ngữ mới” (chiếm 21.43%)

Đánh giá: Các số liệu trên đã cho ta thấy mục đích của từng đối tượng với

từng đặc điểm khác nhau cũng khác nhau

Đối tượng Travelling học tiếng Việt chủ yếu nhằm mục đích thỏa mãn sự đam

mê hoặc yêu thích, và để tạo điều kiện tốt hơn cho việc khám phá những nơi họ đến

một cách tốt hơn Trong khi đó, đối tượng Working và Studying thì lại học vì những

mục đích rõ ràng hơn như cho công việc, học tập và nghiên cứu, yếu tố yêu thíchkhông hề nổi bật Và cho dù các số liệu của hai mục đích quan trọng nhất ở đối tượng

Studying không quá chênh lệch tuy nhiên nhìn chung đều hướng về mục đích chính

cho công việc và sinh sống Mặt khác, điểm đặc biệt của số liệu ở đối tượng này là sựtương đồng, các số liệu không có sự chênh lệch quá nhiều Điều đó có thể lí giải bởinguyên nhân là đa số đối tượng đến Việt Nam để học tập chủ yếu là sinh viên, nhữngngười trẻ tuổi Do đó, sự yêu thích và sự tìm hiểu tiếng Việt cũng xuất phát từ nhiềunguyên nhân Bên cạnh đó, học tập và nghiên cứu cần có sự hiểu biết chuyên sâu vềtiếng Việt, và chính vì vậy, sẽ không là lạ khi họ học tiếng Việt nhằm khá nhiều mụcđích

2.4 Khó khăn khi học tiếng Việt:

Câu hỏi này được đặt ra chỉ riêng cho những đối tượng thuộc nhóm A - nhữngngười đã học qua tiếng Việt Việc học tập luôn gặp khá nhiều khó khăn, nhưng ở đây,chúng tôi tiến hành khảo sát với một số khó khăn, ngoài yếu tố học thuật

Trang 12

Khó khăn tìm trung tâm Việt Ngữ

Thời gian biểu khó khăn Khó khăn tìm nguồn tài liệu

Không có người hướng dẫn

Không có người bản xứ để thực hành

Khác

Hình 8 Các khó khăn người nước ngoài gặp phải khi học tiếng Việt

Nhìn chung, khó khăn khi tiếp cận một ngôn ngữ mới của các đối tượng được

hỏi đều khá tương đồng với nhau Theo như bảng khảo sát, yếu tố Khác ở đây đa phần

là những người đã và đang học tiếng Việt đều không cảm thấy bất kì một khó khănnào ngoài khó khăn về yếu tố học thuật Và có đến 20.74% đối tượng chọn lựaphương án này Đơn giản vì các đối tượng này đang học, làm việc và sinh sống tạiViệt Nam nên hoàn cảnh học tập không mấy gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, vẫn

không ít người gặp phải một số khó khăn thường gặp như: không có người bản xứ để thực hành (15.56%), không có người hướng dẫn (11.85%), khó khăn tìm tài liệu (20%),…Một yếu tố đáng để lưu ý là có khoảng 14.07% gặp khó khăn khi tìm một Trung tâm Việt ngữ để học Điều đó cho thấy rằng số lượng Trung tâm Việt ngữ vẫn

còn khá ít cho người nước ngoài để họ có thể lựa chọn theo học

2.5 Đánh giá độ khó của các kỹ năng:

Câu hỏi này nhóm chúng tôi tiến hành khảo sát với những đối tượng thuộc

nhóm A của hai đối tượng Working và Studying để có cái nhìn chính xác nhất về độ

khó của các kỹ năng vì những đáp viên đã có thời gian tiếp xúc nhất định nên sẽ cónhận định khách quan hơn

Trang 13

Câu hỏi được khảo sát bằng hình thức cho điểm từ 1 đến 4, với Điểm 1 là Dễ nhất, còn Điểm 4 là Khó nhất

Biểu đồ sau biểu hiện số điểm trung bình mà những người được khảo sát đãđánh giá cho từng kĩ năng

- Còn đối với nhóm Studying, thứ tự có vài thay đổi Cụ thể là khó nhất là Listening (2.1), tiếp theo là Speaking (1.97), thứ ba là Writing (1.23) và cuối cùng là Reading (1.16)

Đánh giá: Dù có sự khác nhau về mức độ khó nhất của các kĩ năng nhưng với

cả 2 đối tượng, đều là người nước ngoài ở TP.HCM, nên việc giao tiếp với người Việt

là tương đối nhiều Vì vậy, hai kĩ năng mà họ sử dụng nhiều nhất để phục vụ cho công

việc và học tập là Nói và Nghe Bản chất tiếng Việt có dấu và ngữ điệu lên giọng,

xuống giọng là trở ngại lớn đối với người nước ngoài khi học tiếng Việt Và do đó, họ

Trang 14

cảm thấy khó khăn nhiều trong việc giao tiếp và truyền đạt ý nghĩ tới người khác Nên

xu hướng mức độ khó của hai kĩ năng Nghe và Nói là điều dễ hiểu

Mặt khác, Đọc và Viết họ lại cảm thấy ít khó hơn Vì môi trường học tập, làm việc, nhu cầu sử dụng kỹ năng Đọc và Viết không lớn bằng Nghe và Nói Và vì bảng chữ

cái của tiếng Việt là bảng chữ cái la-tinh, gần giống với hệ thống chữ cái alphabetđược sử dụng phổ biến trên thế giới, chỉ khác ở việc thêm và bớt một vài chữ cái cũng

như hệ thống gồm 6 thanh, nên họ cảm thấy hai kỹ năng Đọc và Viết ít khó hơn, và ít

quan trọng hơn

2.6 Hình thức học tiếng Việt:

Với câu hỏi này, nhóm đã tiến hành khảo sát với mọi đối tượng Với nhữngngười thuộc nhóm A, đây là cách học mà họ đang theo học Còn đối với nhóm B, đây

là hình thức mà họ chọn cho nhu cầu học trong tương lai

Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng số liệu sau:

Travelling Working Studying

Trang 15

Trong nhóm đối tượng Working có các ý kiến đa dạng hơn, trong đó những người thuộc nhóm A, họ tập trung chủ yếu vào Học tại Trung tâm Việt ngữ và Học thông qua bạn bè, người thân (31,11%), còn những người thuộc nhóm B thì xu hướng này cũng tương tự với tỉ lệ Học qua bạn bè, người thân (chiếm 33,33%) và Học tại Trung tâm Việt ngữ (chiếm 25,93%)

Còn đối với nhóm đối tượng Studyding thì xu hướng cũng tương tự nhưng tỉ lệ

có độ phân hóa cao hơn cụ thể là: Những đáp viên thuộc nhóm A chọn Học tại Trung tâm Việt ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất là (43,81%), thấp nhất lại là Học theo nhóm có gia

sư (5.71%) và ý kiến khác là 2,86% Đáp viên thuộc nhóm B thì tỉ lệ cao nhất cũng là Học tại Trung tâm Việt ngữ Tuy nhiên, số liệu là nhỏ hơn (chiếm 36,36%) và thấp nhất là Học theo nhóm có gia sư nhưng số liệu cao hơn (chiếm 9,1%)

Đánh giá: Nhìn chung, các đối tượng tập trung chọn học tại Trung tâm và qua

bạn bè, người thân Với những đối tượng thuộc nhóm B, mức độ quan tâm tới việc học tiếng Việt một cách bài bản là khá thấp biểu hiện qua việc họ chọn học tại Trung tâm Việt ngữ hầu như khá thấp, họ chủ yếu muốn học thông qua bạn bè, người thân.

Còn những đối tượng thuộc nhóm A, đặc biệt là du học sinh ở Việt Nam học tập thìthông tin của họ về việc học tiếng Việt là khá tốt, đa số đều biết từ một đến hai trung

tâm tiếng Việt nên họ thường chọn học tại Trung tâm Vì họ cho rằng đó là cách tốt

nhất giúp họ nắm vững và chắc hơn nền tảng tiếng Việt, giúp họ phục vụ tốt hơn choviệc học và nghiên cứu chuyên sâu

3 Sự quan tâm của người nước ngoài về trung tâm Việt Ngữ:

3.1 Số lượng Trung tâm Việt Ngữ được biết đến:

Theo biểu đồ tròn, người nước ngoài ở TP.HCM không biết bất kì một Trung tâm dạytiếng Việt nào ở TP.HCM ( 36,14%), biết từ 1-2 Trung tâm (39,76%), biết từ 2 Trungtâm trở lên (24,10%)

36%

24%

Không Biết Từ 1-2 Lớn hơn 2

Ngày đăng: 11/12/2015, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w