Xuất chung:

Một phần của tài liệu Nhu cầu học tiếng việt của người nước ngoài tại TP HCM (Trang 26)

1. Đánh giá chung:

2.1. xuất chung:

Xét về tổng quát: Cần tăng cường phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội một cách hài hòa và bền vững.

Việc phát triển tiếng Việt và tăng cao nhu cầu sử dụng tiếng Việt của người nước ngoài phụ thuộc vào nhiều nhân tố không chỉ riêng về văn hóa mà còn các yếu tố về sức hút của nền kinh tế, giáo dục, chính trị, xã hội. Một đất nước có nền kinh tế tăng trưởng cao, có tiềm năng phát triển là một lợi thế để thu hút nhiều đối tác nước ngoài đến Việt Nam hợp tác và từ đó nhu cầu sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với các khách hàng, đối tác Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến sẽ góp phần thu hút nhiều sinh viên từ mọi miền trên thế giới đến để tham gia học tập, nghiên cứu về đất nước Việt Nam.

Muốn đạt được những điều đó, không chỉ chính sách tốt về giáo dục mà còn các chính sách phát triển về nhiều lĩnh vực khác (kinh tế, xã hội, …). Nếu có sự kết hợp hài hòa và đồng bộ các biện pháp chính sách trên, thì chắc chắn rằng tương lai không xa tiếng Việt sẽ tiến những bước thật gần, cùng hòa nhập vào thế giới.

Xét về chi tiết:

Đưa tiếng Việt trở nên phổ biến với người nước ngoài bằng những chương trình, chính sách, kế hoạch dành riêng cho họ. Bên cạnh đó, cũng cần khuyến khích

người dân Việt chung tay thực hiện. Mà cụ thể là:

- Mở nhiều hơn những Trung tâm dạy Việt ngữ trên nhiều địa phương, địa bàn có nhiều người nước ngoài sinh sống.

- Nên có nhiều hơn những “Hội người nói tiếng Việt” hay như game show “Cứ nói đi”, để kết nối những người nước ngoài dùng tiếng Việt một cách tự nhiên và thoải mái. - Có thể chọn một ngày trong tháng làm “Ngày nói tiếng Việt cùng người bản xứ”. - Xuất bản những tờ báo, kênh truyền hình dành riêng cho người nước ngoài, có kèm

thêm một mục dạy những từ, văn phạm đơn giản của tiếng Việt.

- Chính quyền của địa phương có nhiều người nước ngoài định cư nên tổ chức nhiều những hoạt động giao lưu, nói chuyện trao đổi với người bản xứ, tạo môi trường thoải mái để họ được tiếp xúc với tiếng Việt.

Do người nước ngoài khi đến Việt Nam, đặc biệt là TPHCM, với nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, nhóm cũng dựa vào đặc điểm này để đưa ra những đề xuất

Với đối tượng Travelling:

Họ chủ yếu đến TPHCM nhằm du lịch, thời gian cư trú khá ngắn nên việc phổ biến và quảng bá tiếng Việt cần gắn bó mật thiết với ngành du lịch.

• Các tour du lịch dành cho người nước ngoài nên tập trung nhiều hơn vào mảng nghệ thuật-văn hóa thay vì mảng lịch sử vốn đã được nhiều người biết đến. • Các buổi tham quan kết hợp nghe nhạc dân gian (cải lương, chèo, hát bội.. ),

nghe kể chuyện và xem phim cũng như thơ văn.

• Các tour du lịch nên kết hợp dạy tiếng Việt với những câu giao tiếp thông thường, trích dẫn, giới thiệu những điểm hay, điểm lạ trong việc sử dụng ngôn ngữ Việt.

• Tăng cường giao lưu, trao đổi giữa người bản xứ với khách du lịch bằng việc bố trí, sắp xếp và tạo điều kiện cho khách lưu trú tại chính những gia đình người Việt.

Qua đó, khách du lịch sẽ có thể hiểu hơn về văn hóa, truyền thống của đất nước Việt Nam, quan trọng là họ có cơ hội được tiếp xúc với tiếng Việt một cách tự nhiên nhất.

Với đối tượng Working:

- Công ty khuyến khích người lao động nước ngoài học tiếng Việt. - Mở các lớp học tiếng Việt cơ bản cho quản lí là người nước ngoài.

- Công ty, doanh nghiệp có người nước ngoài làm việc nên tổ chức những buổi giao lưu, trao đổi, các chuyến du lịch nội địa để gắn kết các nhân viên trong công ty, đồng thời tạo điều kiện cho họ có nhiều hơn cơ hội tiếp xúc với tiếng Việt.

Với đối tượng Studying:

- Tăng cường mở các thư quán, câu lạc bộ và hội những người nói tiếng Việt. - Tăng cường trao đổi, giao lưu về kinh nghiệm học tập và đời sống giữa sinh

viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài.

- Khuyến khích các sinh viên nước ngoài tham gia nghiên cứu những đề tài liên quan đến văn hóa-con người Việt Nam để họ có cơ hội trực tiếp trải nghiệm thực tế, hiểu và thực hành tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Nhu cầu học tiếng việt của người nước ngoài tại TP HCM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w